Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh .... Thống kê, mô tả ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động ngôn ngữ t
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ LY NA
CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG
THÔNG BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP
CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
NGHỆ AN - 2020
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
TRẦN THỊ LY NA
CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG
THÔNG BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP
CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH
Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 92 22 01 02
LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN
Người hướng dẫn khoa học:
1 GS TS ĐỖ THỊ KIM LIÊN
2 PGS TS HOÀNG TRỌNG CANH
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu nêu trong luận án là trung thực Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác
Tác giả luận án
Trần Thị Ly Na
Trang 4MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN i
BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ vi
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do lựa chọn đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng nghiên cứu 3
4 Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3
5 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 4
6 Đóng góp của luận án 5
7 Cấu trúc của luận án 5
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 6
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về hành động ngôn ngữ 6
1.1.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nước 6
1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước 9
1.2 Cơ sở lí thuyết của đề tài 13
1.2.1 Lí thuyết hội thoại 13
1.2.2 Lí thuyết về hành động ngôn ngữ 19
1.2.3 Hành động ngôn ngữ thông báo 29
1.2.4 Khái quát về Nghệ Tĩnh và phương ngữ Nghệ Tĩnh 34
1.3 Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2 CẤU TẠO CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH 40
2.1 Cấu tạo của cặp thoại và tham thoại 40
2.1.1 Cấu tạo của cặp thoại 40
2.1.2 Cấu tạo của tham thoại 42
2.2 Thống kê và mô tả cấu tạo cặp thoại thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh 44
Trang 52.2.1 Cấu tạo của tham thoại trao chứa hành động thông báo 44
2.2.2 Cấu tạo của tham thoại hồi đáp cho tham thoại trao chứa hành động thông báo 62
2.3 Tiểu kết chương 2 73
CHƯƠNG 3 NGỮ NGHĨA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG BÁO - HỒI ĐÁP TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH 75
3.1 Khái niệm ngữ nghĩa trong ngôn ngữ 75
3.1.1 Ý kiến của các tác giả đi trước 75
3.1.2 Phân biệt nghĩa, ý nghĩa, ngữ nghĩa 78
3.2 Các nhân tố chi phối ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh 80
3.2.1 Quan hệ liên cá nhân 81
3.2.2 Trạng thái tâm lí tích cực hoặc tiêu cực của người thông báo và người nhận thông báo 92
3.2.3 Ngữ cảnh 93
3.3 Thống kê, mô tả ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động ngôn ngữ thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh 95
3.3.1 Thống kê định lượng các tiểu nhóm ngữ nghĩa của tham thoại trao thông báo và tham thoại hồi đáp 95
3.3.2 Mô tả các tiểu nhóm ngữ nghĩa của cặp tương tác trao - đáp chứa hành động thông báo - hồi đáp 99
3.4 Tiểu kết chương 3 113
CHƯƠNG 4 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NGÔN TỪ CỦA NGƯỜI NGHỆ TĨNH QUA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG THÔNG BÁO - HỒI ĐÁP 115
4.1 Khái quát về văn hóa và ngôn ngữ 115
4.1.1 Khái niệm văn hóa 115
4.1.2 Quan hệ giữa ngôn ngữ với tư duy, văn hóa 117
4.2 Những nét đặc trưng văn hóa của người Nghệ Tĩnh qua cặp thoại thông báo - hồi đáp 119
Trang 64.2.1 Người Nghệ Tĩnh ưa cách nói trực tiếp, đi thẳng vào vấn đề 119
4.2.2 Người Nghệ Tĩnh ưa cách nói gần gũi, xích gần quan hệ 123
4.2.3 Người Nghệ Tĩnh ưa cách nói bộc lộ tình cảm, gây sự chú ý tới người nghe 134
4.2.4 Người Nghệ Tĩnh thường sử dụng các từ ngữ còn lưu giữ sắc thái địa phương cổ 141
4.3 Tiểu kết chương 4 144
KẾT LUẬN 145
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO 150
Trang 7BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT
(nằm ngoài người nói và người nghe)
V : Thành phần biểu thị nội dung thông báo
Trang 8DANH MỤC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ
Trang Bảng 2.1 Thống kê số lượng các dạng tham thoại chứa hành động thông báo
trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh 45 Bảng 2.2 Thống kê số lượng các dạng tham thoại có thành phần phụ đi kèm
biểu thức ngữ vi thông báo 54 Bảng 2.3 Dạng tham thoại hồi đáp trong cặp thoại chứa tham thoại dẫn nhập
thông báo 63 Bảng 2.4 Dạng tham thoại hồi đáp trong quan hệ tương tác với tham thoại trao
chưa hành động thông báo 63 Bảng 2.5 Các dạng tham thoại hồi đáp nhiều hành động trong quan hệ tương
tác với tham thoại trao thông báo 68 Bảng 3.1 Thống kê các mối quan hệ thân cận giữa vai thông báo và vai nhận
thông báo 82 Bảng 3.2 Thống kê số lượng hành động thông báo của nam và nữ trong giao
tiếp của người Nghệ Tĩnh 86 Bảng 3.3 Thống kê số lượng hành động thông báo xét theo quan hệ vị thế trong
giao tiếp của người Nghệ Tĩnh 89 Bảng 3.4 Các nhóm ngữ nghĩa của tham thoại trao chứa hành động thông báo 96 Bảng 3.5 Các tiểu nhóm ngữ nghĩa của tham thoại đáp 97 Bảng 3.6 Những thông tin hành chính công vụ xuất hiện trong cặp thoại thông
báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh 105 Bảng 3.7 Những thông tin hành chính công vụ liên quan đến tập thể 105 Bảng 3.8 Những thông tin về đời sống thường nhật xuất hiện trong cặp thoại
thông báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh 110 Bảng 4.1 Tiểu từ tình thái thuộc phương ngữ 131
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài
Nghiên cứu ngôn ngữ trong hoạt động hành chức là xu hướng chủ đạo của ngôn ngữ học hiện đại Chúng tôi chọn đối tượng nghiên cứu cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp là vì những lí do sau:
1.1 Cặp thoại là “đơn vị có cấu trúc quan trọng bậc nhất trong tổng thể hệ thống cấu trúc hội thoại” [86, 1], có khả năng biểu hiện đầy đủ và tập trung các đặc trưng cơ bản của quan hệ tương tác Do đó, lựa chọn đối tượng nghiên cứu là hành động thông báo và hồi đáp trong sự tương tác ở các cặp thoại đối ứng là một hướng nghiên cứu có
ý nghĩa khoa học Và những kết luận có hệ thống rút ra từ đó sẽ có sức thuyết phục hơn so với khảo sát từng hành động độc lập trong chuỗi lời nói
1.2 Cặp hành động thông báo - hồi đáp là một trong những cặp hành động lời nói phổ biến trên thế giới và cả trong tiếng Việt Theo J R Searle (1976), hành động thông báo nằm trong tiểu nhóm hành động lời nói tái hiện, có đích ngôn trung là miêu tả lại sự tình đang được nói đến Như vậy, mục đích của người nói khi tạo ra các phát ngôn thông báo là cung cấp cho người nghe một thông tin nhất định mà người nói biết để người nghe cũng nắm được thông tin này và từ đó nhận được sự hồi đáp từ phía người nghe đối với các phát ngôn thông báo đó Tuỳ vào hoàn cảnh giao tiếp, vai giao tiếp, nội dung giao tiếp, mục đích giao tiếp cũng như văn hoá ứng xử mà cặp thoại chứa hành động ngôn ngữ thông báo - hồi đáp cũng có nhiều cách thức khác nhau, với những biểu hiện hết sức phong phú Do đó, việc nghiên cứu bản chất của hành động thông báo - hồi đáp; các phương tiện thể hiện chúng; ngữ nghĩa và tác nhân quyết định hiệu quả của hành động thông báo - hồi đáp… là những vấn đề có quan hệ chặt chẽ và hết sức cần thiết Tuy vậy, cho đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu những vấn đề nói trên về cặp thoại thông báo - hồi đáp một cách hệ thống và toàn diện
1.3 Trong thực tế đời sống, người dân ở ba miền Bắc, Trung, Nam khi giao tiếp với nhau, không phải ai cũng dùng tiếng Việt toàn dân như một thứ ngôn ngữ văn hóa chung, mà có hiện tượng người dân ở mỗi vùng nói thứ ngôn ngữ mang màu sắc địa phương của vùng đó Chính cách thức giao tiếp của con người góp phần tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền và đồng thời, văn hóa vùng miền lại chi phối sâu sắc tới cách
Trang 10thức giao tiếp của con người trong từng trường hợp cụ thể Cũng là hành động thông báo - hồi đáp, nhưng người ở vùng phương ngữ Nghệ Tĩnh có cách thức thực hiện không hoàn toàn giống với người ở các vùng phương ngữ Nam Bộ, Bắc Bộ Vì vậy, qua cách hiện thực hoá hành động thông báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh (cách thức thể hiện, phương tiện thể hiện, ngữ nghĩa), chúng ta sẽ nhận thấy những nét đặc trưng văn hóa riêng Nghệ Tĩnh
1.4 Trong bức tranh Việt ngữ, phương ngữ Nghệ Tĩnh có một vị trí riêng, màu sắc riêng không thể lẫn lộn Điều này được thể hiện qua các yếu tố ngữ âm, hệ thống
từ vựng, cú pháp, cách thức nói năng, văn hóa ứng xử trong giao tiếp Đã có nhiều công trình nghiên cứu các bình diện của phương ngữ Nghệ Tĩnh rất có giá trị, có đóng góp thiết thực, và nhờ vậy, bản sắc văn hóa của con người xứ Nghệ ngày càng được nhận thức rõ nét hơn Vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh, chúng tôi không chỉ nhằm làm sáng tỏ cách thức thể hiện, các phương tiện thể hiện chúng; ngữ nghĩa và tác nhân quyết định hiệu quả của hành động thông báo - hồi đáp trên bình diện dụng học, mà còn làm sáng tỏ những nét văn hóa trong giao tiếp của con người ở vùng đất này
Chính những lí do trên thôi thúc chúng tôi chọn đề tài để đi sâu nghiên cứu là
“Cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh”
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
- Làm sáng tỏ một số đặc điểm của cặp thoại thông báo hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh trên phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa
- Đồng thời hướng đến việc chỉ ra một số đặc trưng văn hóa ứng xử của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá cặp thoại này Từ đó, định hướng việc sử dụng hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp một cách có cơ sở lý thuyết và thực tiễn
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án thực hiện các nhiệm vụ:
- Điểm lại lịch sử vấn đề, hệ thống hoá những vấn đề lí thuyết có liên quan đến
đề tài, đó là những vấn đề lí luận làm cơ sở phù hợp cho việc đi sâu phân tích các chương chính 2, 3, 4
- Phân tích, miêu tả để chỉ ra cấu tạo, ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh
Trang 11- Rút ra những đặc trưng văn hóa - ngôn ngữ của người Nghệ Tĩnh qua cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh mà chúng tôi thống kê được
4 Phạm vi nghiên cứu và nguồn ngữ liệu
4.1 Phạm vi nghiên cứu
- Hành động thông báo có thể được thực hiện trực tiếp hoặc gián tiếp Theo khảo sát của chúng tôi, hành động thông báo trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh chủ yếu được thực hiện trực tiếp, ít xuất hiện hình thức gián tiếp Do đó, luận án chỉ tập trung xem xét cách thực hiện hành động thông báo trực tiếp tức hành động thông báo
có những dấu hiệu tường minh
- Nội hàm khái niệm thông báo rất rộng, có thể do nhiều động từ ngữ vi biểu thị Những động từ ngữ vi được sử dụng phổ biến nhất để thực hiện hành động thông báo
là: thông báo, thông cáo, thông tin, báo Nhưng trong luận án này, hành động thông
báo được chúng tôi xem xét với tư cách là một hành động ngôn trung giúp người nói thực hiện được ý đồ, ý định cung cấp thông tin tới người nghe và hành động thông báo
do động từ “thông báo” gọi tên Những sự tình do động từ “thông báo” biểu thị là những sự tình chưa xảy ra nhưng chắc chắn sẽ xảy ra trong tương lai gần
- Luận án chỉ xem xét cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh trên hai phương diện cấu tạo và ngữ nghĩa Từ đó, chúng tôi hướng đến chỉ ra một số đặc trưng văn hoá - ngôn ngữ của người Nghệ Tĩnh khi hiện thực hoá cặp thoại này Vấn đề so sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh với cặp thoại này khi được thực hiện ở các vùng miền khác cần được thực hiện bằng một công trình khác có quy mô lớn hơn
4.2 Nguồn ngữ liệu
- Luận án sử dụng 1210 cặp thoại tương ứng với 2420 lời thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp Địa điểm mà chúng tôi tiến hành khảo sát, thu thập ngữ liệu là hai địa bàn Nghệ An và Hà Tĩnh Tuy nhiên, chúng tôi chỉ tiến hành khảo sát tư liệu ở ba vùng: thành phố, nông thôn và miền biển Cụ thể, ở Nghệ An, chúng tôi khảo sát 8 huyện: Hưng Nguyên, Nam Đàn, Thanh Chương, Nghi Lộc, Cửa Lò, Diễn Châu, Quỳnh Lưu và thành
Trang 12phố Vinh; ở Hà Tĩnh, chúng tôi khảo sát 8 huyện: Nghi Xuân, Thị xã Hồng Lĩnh, Đức Thọ, Can Lộc, Lộc Hà, Thạch Hà, Cẩm Xuyên và Thành phố Hà Tĩnh
- Cách thu thập ngữ liệu: Bằng cách ghi âm, ghi chép trực tiếp trong suốt thời
gian thực hiện đề tài, chúng tôi thu được 1210 cặp thoại tương ứng với 2420 lời thoại
chứa hành động thông báo - hồi đáp Sau đó, tất cả các cặp thoại được chuyển thành văn bản Word Trong từng chương của luận án, tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà chúng tôi lựa chọn ngữ liệu phù hợp với những vấn đề liên quan
5 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng đồng thời các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
5.1 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp điều tra điền dã
Chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu bằng hai cách: ghi âm và ghi chép trực tiếp các cuộc thoại trong cuộc sống hàng ngày của những đối tượng được khoanh vùng nghiên cứu là người Nghệ Tĩnh; phân biệt đối tượng theo những tiêu chí sau:
a Giới tính: nam - nữ
b Quan hệ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, người mua kẻ bán…
c Độ tuổi: từ 17, 18 tuổi trở lên
d Hoàn cảnh phát ngôn: các cuộc giao tiếp tự nhiên diễn ra trong gia đình và ngoài xã hội
đ Nội dung phát ngôn: là những nội dung diễn ra trong cuộc sống như tình cảm gia đình, bạn bè, công việc…
b Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được vận dụng để miêu tả từ ngữ liệu đã thống kê được, sau
đó phân tích cấu trúc, cách thức, sự tương tác của các cặp thoại có hành động thông báo - hồi đáp của người Nghệ Tĩnh, đồng thời tổng hợp lại quá trình nghiên cứu để từ
đó đưa ra những kết luận mang giá trị thực tiễn phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án
c Phương pháp phân tích diễn ngôn
Phương pháp này được chúng tôi luôn gắn việc phân tích những tham thoại cụ thể với những nhân tố liên quan như: không gian, thời gian, nhân vật giao tiếp đặt trong các tình huống, ngữ cảnh khác nhau, từ đó nhận ra đúng nội dung ngữ nghĩa mà vai giao
Trang 13tiếp hướng tới, qua đó rút ra vai trò của hành động thông báo - hồi đáp trong hành chức
Bên cạnh các phương pháp nêu trên, trong luận án chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp sau:
5.2 Thủ pháp nghiên cứu
a Thủ pháp thống kê, phân loại
Thủ pháp này được sử dụng để thống kê các dạng cấu tạo, ngữ nghĩa của cặp thoại thông báo - hồi đáp, sau đó phân loại thành các nhóm nhỏ phục vụ cho từng mục đích nghiên cứu cụ thể
b Thủ pháp mô hình hoá
Chúng tôi sử dụng thủ pháp này để cụ thể hoá các mô hình cấu tạo của tham
thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao tiếp của người Nghệ Tĩnh
6 Đóng góp của luận án
Khác với những tác giả khác chỉ nghiên cứu về hành động thông báo được sử dụng độc lập, do một vai giao tiếp - vai trao - sử dụng, còn với đề tài của chúng tôi, có thể xem đây là công trình đầu tiên đi sâu nghiên cứu cặp tham thoại chứa hành động thông báo trao - hồi đáp do hai vai (cả vai trao và vai đáp riêng) sử dụng gắn với ngữ cảnh, đặt trong quan hệ tương tác khi giao tiếp của người Nghệ Tĩnh trên tư liệu điều tra điền dã
7 Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được triển khai thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết của đề tài
Chương 2: Cấu tạo cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao
tiếp của người Nghệ Tĩnh Chương 3: Ngữ nghĩa cặp thoại chứa hành động thông báo - hồi đáp trong giao
tiếp của người Nghệ Tĩnh Chương 4: Một số đặc trưng văn hoá ngôn từ của người Nghệ Tĩnh qua cặp thoại
chứa hành động thông báo - hồi đáp