1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bài thu hoạch môn tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

20 8 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, cô giáo, các thầy cô trong Khoa Phát thanh - Truyền hình, đặc biệt là cô giáo đã giảng dạy tận tình, chi tiết và tâm huyết trong từng giờ lên lớp

Trang 1

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH

BÀI THU HOẠCH

MÔN TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Trang 2

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀNKHOA PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH

BÀI THU HOẠCH

MÔN TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

Giảng viên hướng dẫn: Sinh viên thực hiện:

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành bài tập này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện cơ sở vật chất và hệ thống thư viện hiện đại, đa dạng các loại sách, tài liệu để thuận lợi cho việc nghiên cứu, tìm kiếm thông tin Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến các Thầy, cô giáo, các thầy cô trong Khoa Phát thanh - Truyền hình, đặc biệt là cô giáo đã giảng dạy tận tình, chi tiết và tâm huyết trong từng giờ lên lớp để em có đủ kiến thức và vận dụng trong bài tập này.

Môn Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình là môn học đề cập đến những khía cạnh cơ bản liên quan đến quá trình sản xuất các chương trình truyền hình Từ đó rút ra được những bài học bổ ích và vận dụng những kiến thức đó vào thực tiễn và công việc làm báo sau này.

Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm bài thu hoạch cũng như những thiếu sót về kiến thức nên bài của em vẫn còn những hạn chế Rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý từ phía các thầy để bài thu hoạch của em được hoàn thiện hơn Cuối cùng, em xin kính chúc các thầy dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong sự nghiệp trồng người.

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 01

NỘI DUNG 03

A NHỮNG KIẾN THỨC THU ĐƯỢC Ở MÔN HỌC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN

2 Phân loại các chương trình truyền hình 03

3 Phân loại các chương trình truyền hình 04

II Phân loại các chương trình truyền hình 05

III Sản xuất chương trình truyền hình 08

1 Các dạng chương trình truyền hình 08

2 Các dạng chương trình truyền hình 08

3 Quy trình sản xuất chương trình truyền hình 11

4 Các chức danh cơ bản và nhiệm vụ trong quá trình sản xuất chương trình

Trang 5

NỘI DUNG

A.NHỮNG KIẾN THỨC THU ĐƯỢC Ở MÔN HỌC TỔ CHỨC SẢN XUẤT CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

I.Những kiến thức cơ bản về chương trình truyền hình

Báo truyền hình là một loại hình truyền thông đại chúng chuyển, tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát (đài truyền hình) và máy thu hình (tivi).

Chương trình truyền hình đề cập đến các vấn đề của đời sống xã hội không phải một cách ngẫu nhiên như vấn đề diễn ra mà còn thường truyền tải các thông tin từ ngày này qua ngày khác, nhằm phục vụ một đối tượng công chúng xác định Nội dung của chương trình truyền hình trực tiếp làm sâu sắc còn tư tưởng, các chủ đề, dần dần tạo nên trong ý thức công chúng thế giới quan hiện đại

1.Đặc điểm của chương trình truyền hình

- Tính nhất quán về phương thức thông tin (format ổn định) - Tính định kỳ:

+ Tạo địa chỉ theo dõi cho người xem.

+ Tạo lập sự phát triển của chương trình qua từng kỳ phát sóng - Có chức năng phản biện xã hội.

2.Phân loại các chương trình truyền hình

- Phân loại theo phương thức sản xuất:

+ Chương trình truyền hình phát trực tiếp: là những chương trình được lựa chọn hết sức kỹ càng Chúng được thực hiện khi có những sự kiện nổi bật, có sức ảnh hưởng rộng rãi và chi phối nhiều hoạt động khác nhau của đời sống xã hội

+ Chương trình truyền hình sản xuất được ghi và phát lại.

+ Chương trình truyền hình thực tế: sự kiện chính trị; các sự kiện văn hóa, thể thao; các sự kiện kinh tế; các sự kiện tự nhiên.

- Phân loại theo chức năng:

+ Khối chương trình tin tức, thời sự, chuyên đề (VTV1) VD: Thời sự 19h,

Trang 6

Chào buổi sáng, Chuyển động 24h,

+ Khối chương trình khoa học, giáo dục, phổ biến kiến thức (VTV2 và VTV7) VD: Ô cửa khoa học, Khám phá khoa học - Những thí nghiệm khổng lồ,

+ Khối chương trình giải trí (VTV3) VD: Ký ức vui vẻ, Ơn giời cậu đây rồi!, Giọng ải giọng ai,

- Phân loại theo phong cách.

- Phân loại theo đối tượng khán giả: độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, dân tộc,

3.Các tiêu chí đánh giá chương trình truyền hình* Chức năng xã hội của một chương trình truyền hình

- Là một sản phẩm báo chí - truyền thông đại chúng - Là một sản phẩm văn hóa.

* Các yếu tố cấu thành một chương trình truyền hình

Chương trình truyền hình là chương trình tổng hợp của nhiều loại chương trình đề cập đến các vấn đề chính trị – kinh tế – văn hóa – xã hội Bởi vậy việc xây dựng chương trình phải có khoa học, có kế hoạch mới đảm bảo sự thống nhất trong quá trình truyền thông truyền hình.

Nếu xét về mức độ cơ cấu thì nội dung chương trình truyền hình trước tiên phải hướng tới tư tưởng, chủ đề Có thể nói tư tưởng là điểm xuất phát để xác định cách thức và khuynh hướng của chương trình Làm sao để chương trình hay và có tác dụng thiết thực, hiệu quả là vấn đề cần được chú ý Sự tác động về mặt tư tưởng được biêu hiện trong toàn bộ những yếu tố cơ cấu của chương trình từ thông tin, lựa chọn, bố cục sự kiện, thông qua sự phân tích đánh giá về mặt tư tưởng đến tất cả các thể loại, từ thông báo tin tức đến phân tích, tổng hợp, đánh giá,…

Mục tiêu tư tưởng của chương trình là hình thành được thế giới quan khoa học, tập hợp và thống nhất các thành viên của xã hội, được thể hiện một cách trực tiếp mang tính hệ thống trong các chương trình truyền hình.

Yếu tố chính trị tồn tại năng động, dựa trên tư tưởng, thể hiện một cách trực tiếp, trong ý thức và trong sự cụ thể của những mục tiêu và nhiệm vụ xây dựng

Trang 7

và bảo vệ Tổ quốc trong từng giai đoạn cụ thể Khi xây dựng chương trình truyền hình phải bám sát những mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch phát triển đất nước và chức năng, nhiệm vụ của truyền hình phải làm sao hoàn thành những công việc đó.

II.Lao động tổ chức chương trình truyền hình

Tổ chức sản xuất chương trình truyền hình gồm nhiều công đoạn hoạt động thực tế của một tập thể nhân sự trong ngành truyền hình nhằm sáng tạo ra một chương trình truyền hình.

Những công việc chính trong quá trình tổ chức sản xuất chương trình

- Thiết lập format (tìm kiếm, mua, xây dựng, khai thác, ) - Lập kế hoạch sản xuất (nhân lực, kỹ thuật, tài chính, nội dung) - Xây dựng nội dung từng kỳ phát sóng.

- Thiết lập mạng lưới

Các yếu tố cấu thành hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

- Tổ chức sản xuất nội dung thông tin - Tổ chức nhân sự.

- Tổ chức hệ thống máy móc, thiết bị.

Đặc điểm hoạt động tổ chức sản xuất chương trình

- Nhóm sản xuất là sự kết hợp nhiều kỹ năng chuyên môn khác nhau tham gia sản xuất chương trình: báo chí, nghệ thuật, kỹ thuật công nghệ, tài chính, PR, truyền thông,

- Tiến trình thực hiện tổ chức sản xuất chương trình truyền hình liên tục phát sinh nhiều tình huống ngoài kế hoạch.

- Có sức ép rõ rệt về mặt thời gian, đó là thời lượng phát sóng.

- Có yêu cầu về kỷ luật và phối hợp làm việc rất chặt chẽ, nhất là chương trình truyền hình trực tiếp.

Format định dạng chương trình truyền hình

Là tập hợp những mô tả về nội dung, hình thức, cấu trúc, phong cách và những yếu tố cố định khác được nhắc đi nhắc lại trong các kỳ phát sóng tạo cho chương trình đặc điểm riêng.

Trang 8

Các bước xây dựng format

- Xác định ý tưởng cốt lõi - Phát triển ý tưởng -

Nhân lực

- Nhân lực của các Đài Truyền hình - Các công ty chuyên sản xuất format - Công chúng.

=> Yêu cầu được sự sáng tạo.

Các yêu cầu sản xuất format

Các yếu tố của format: nội dung khai thác, loại chương trình, đối tượng khán

giả, phong cách, thời lượng, khung giờ phát sóng, tên chương trình, slogan, trailer, cấu trúc, bộ nhận diện, thiết kế sân khấu và người dẫn chương trình.

Kỹ năng xây dựng format

- Mảng đề tài, lĩnh vực phản ánh - Khán giả mục tiêu:

+ Đặc thù.

+ Nhóm công chúng rộng, hẹp.

+ Đối tượng chung chung, đối tượng đặc biệt + Phong cách của nhóm khán giả.

- Phong cách chủ đạo:

+ Là hệ thống những đặc điểm riêng có trong nội dung và hình thức tạo cho chương trình, dáng vẻ riêng, dễ nhận diện, được miêu tả ngắn gọn trong các tính từ.

+ Phong cách chương trình cần nhất quán.

Trang 9

- Thời lượng phát sóng: Các khung thời lượng phổ biến như 15 phút, 30 phút, 45 phút, 60 phút, 90 phút, 120 phút,

- Khung giờ phát sóng:

+ Tính toán có chủ đích, phù hợp với đối tượng khán giả.

+ Tạo ra được các yếu tố thuận lợi để chương trình tạo ra sự thu hút - Tên chương trình, slogan, trailer: => Tên chương trình phải “đúng” Câu khẩu hiệu (slogan):

+ Là một mệnh đề, phần bổ sung, mở rộng, phụ trợ cho tên và làm rõ hơn về chương trình.

+ Cũng cần phải đạt đến yêu cầu “đúng” và “hay” như tên hiệu, vì 2 thành tố này thường được đặt cạnh nhau.

Đoạn quảng cáo (trailer)

+ Có vai trò quyết định đến người xem + Cần tạo ấn tượng, hấp dẫn cho chương trình + Thời lượng từ 15 - 45 giây.

Cấu trúc của các tiểu mục

- Ngắt chương trình thành các đoạn 5 - 7 phút cho người xem dễ theo dõi - Một số cấu trúc tiểu mục: theo thể loại, theo góc nhìn, nối tiếp thành một câu chuyện, cấu trúc đan xen.

Bộ vỏ: gồm hình hiệu, hình cắt, kiểu chữ đặc trưng,

Trang 10

III.Sản xuất chương trình truyền hình

Chương trình truyền hình là một đơn vị nội dung được phát sóng trên truyền hình Là phương thức giao tiếp của truyền hình với khán giả Các Tivi show này còn là sự kết hợp, sắp xếp, bố trí các nội dung về giáo dục, giải trí, thông tin… trong một khung giờ nhất định và tuân thủ quy định về chủ đề và phạm vi nội dung.

1.Các dạng chương trình truyền hình

- Dựa theo thể loại: Talk show, Gameshow, Bản tin, Phim truyện, Phim sitcom, Trong đó, gameshow và truyền hình trực tiếp là một trong những chương trình truyền hình phổ biến và thu hút tại Việt Nam.

- Dựa theo phương thức sản xuất:

+ Chương trình sản xuất theo phương thức điện ảnh.

+ Chương trình truyền hình sản xuất theo phương thức trường quay - Dựa theo thời điểm phát sóng:

+ Chương trình phát sóng trực tiếp + Chương trình phát sóng có hậu kỳ.

2.Hoạt động tổ chức sản xuất chương trình truyền hình

Tổ chức nhân lực

- Là khâu quan trọng trong bất kỳ lĩnh vực nào Cán bộ có năng lực luôn là điều kiện đầu tiên để giải quyết các nhiệm vụ chuyên môn.

- Việc tổ chức, bố trí nhân lực hết sức quan trọng trong sản xuất chương trình truyền hình nói riêng và trong hoạt động của các cơ quan báo chí nói chung.

- Tổ chức nhân sự gắn liền với việc tổ chức, bất kỳ cơ quan, doanh nghiệp nào hình thành và hoạt động đều phải có kế hoạch tổ chức nhân sự, mức độ phức tạp tùy thuộc vào loại hình công việc.

- Nhân sự của một ekip thực hiện chương trình truyền hình có nhiều bộ phận: bộ phận kỹ thuật (âm thanh, ánh sáng, thiết kế, ), bộ phận sản xuất (nhà sản xuất, quản lý sản xuất, đạo diễn, quay phim, biên kịch,…).

- Gồm các nội dung cơ bản sau: + Phân tích công việc.

Trang 11

+ Tuyển dụng nhân sự.

+ Đào tạo và nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân sự.

+ Nâng cao hiệu quả sư dụng lao động thông qua việc sử dụng hệ thống kích thích vật chất, tinh thần đối với nhân sự.

Tổ chức hệ thống máy móc, trang thiết bị kỹ thuật

- Thể loại báo chí, truyền hình có độ phụ thuộc vào máy móc trang thiết bị lớn nhất.

- Khâu chuẩn bị sản xuất, người tổ chức phải có kế hoạch cụ thể về kỹ thuật, công nghệ, tổ chức thực hiện, nguồn kinh tế, tính khả thi trong việc sử dụng các máy móc trang thiết bị

- Tổ chức sản xuất hệ thống máy móc trang thiết bị một cách hiệu quả còn có tác dụng trong việc tối ưu hóa lợi ích kinh tế, tiết kiệm thời gian và tạo ra môi trường làm việc thuận lợi, thoải mái, hiệu suất cao.

- Sử dụng máy móc trang thiết bị là sự áp dụng kỹ thuật và công nghệ trong quá trình sản xuất chương trình truyền hình.

- Hệ thống truyền hình gồm rất nhiều trang thiết bị máy móc có chức năng khác nhau như: tạo tín hiệu hình, gia công xử lý tín hiệu, tạo các dạng kỹ xảo truyền hình, phát sóng, ghi, thu tín hiệu hình Ngoài ra, còn có cả các thiết bị âm thanh, ánh sáng, trường quay.

Khảo sát hiện trường

* Khảo sát chương trình sản xuất tại phim trường.

- Không cần chuẩn bị quá nhiều về khâu khảo sát hiện trường hoặc đầu tư đạo cụ, thiết bị quay dựng Hầu hết các thiết bị cần thiết để ghi hình đã được trang bị sẵn sàng.

- Quan trọng còn lại là trang trí, bố cục phim trường hoặc sân khấu sao cho phù hợp với nội dung kịch bản Công đoạn này không mất quá nhiều thời gian cũng như không cần quá nhiều nhân lực.

* Khảo sát chương trình truyền hình thực tế.

- Các chương trình truyền hình thực tế với phương thức sản xuất có hậu kỳ lại phải “vất vả” để có thể bắt đầu bấm máy.

- Sau khi đã xác định nội dung đề tài, đội ngũ sản xuất chương trình truyền

Trang 12

hình sẽ tiến hành đi thực tế để khảo sát hiện trường

- Đây là một bước vô cùng quan trọng để công việc lên hình được thuận lợi Khảo sát thực tế là yêu cầu có nguyên tắc giúp ekip có thể xác định tốt góc tiếp cận cũng như khả năng thực hiện chương trình truyền hình.

- Khảo sát thực tế và nghiên cứu hiện trường, liên hệ cơ sở có thể giúp đoàn sản xuất chương trình kiểm tra được những yêu cầu cũng như kế hoạch đặt ra cho chủ đề đã lên Khi khảo sát, ê kíp cần có óc tư duy, liên tưởng về góc máy cũng như hình ảnh khi lên hình cũng như những phát sinh như vấn đề âm thanh, ánh sáng và cách nhân vật xuất hiện.

Xây dựng kịch bản và kết cấu

- Kịch bản chương trình là kim chỉ nam để hoạt động của ê kíp và người chỉ đạo sản xuất tiến hành một cách thống nhất và theo một quy trình logic.

- Thông thường, kịch bản chương trình truyền hình chỉ mang tính dự kiến chứ không ổn định Đây chính là sự sắp xếp các hình ảnh theo một trật tự hợp lí các chuỗi hành động và tâm trạng.

- Kết cấu là sự ghép nối các yếu tố trong tác phẩm truyền hình theo một trật tự nhất định Quy trình này cần có sự thống nhất giữa tính đơn giản, dễ hiểu và hiệu quả truyền đạt.

Ghi hình

- Là khâu quay lại các cảnh sẽ xuất hiện trong kịch bản Ở khâu này đòi hỏi các đạo diễn quay phim có thể chọn được góc quay chuẩn, bắt trọn những khoảnh khắc của đối tượng Không chỉ có máy chính mà còn cần sự phối hợp của nhiều máy phụ và cả flycam

- Kỹ thuật ghi hình:

+ Đặt góc máy ở nhiều vị trí giúp cảnh quay sinh động Khi tiến hành quay hình, cần chú ý cỡ cảnh ghi lại Chọn cỡ cảnh phù hợp giúp khâu dựng tiến hành tốt hơn.

+ Động tác máy cần chuẩn, dứt khoát và chuyển động nhẹ, chú ý không để rung máy Nếu động tác quay không chuẩn có thể làm hỏng các thương phim.

+ Chỉnh bố cục khung hình hợp lý, canh chỉnh phù hợp để hình ảnh lên phim đẹp.

Trang 13

3.Quy trình sản xuất chương trình truyền hình

Để có được một chương trình truyền hình hấp dẫn, ấn tượng và thu hút người xem cần có sự đóng góp của nhiều yếu tố không thể thiếu trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình: Biên tập, đạo diễn; Duyệt kịch bản; Điều độ sản xuất; Sản xuất tiền kỳ; Sản xuất hậu kỳ; Duyệt, kiểm tra nội dung; Phát sóng.

- Biên tập, đạo diễn: Là những người đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng ra các chương trình truyền hình, là những người sáng tác hoặc dựa theo một kịch bản đã có sẵn để chuyển thể thành một kịch bản truyền hình

- Duyệt kịch bản:

+ Kịch bản là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ, có hai dạng kịch bản là: Kịch bản quay và Kịch bản dựng.

+Kịch bản quay là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người quay có thể hiểu và thể hiện được ý tưởng của đạo diễn.

+ Kịch bản dựng là một văn bản thể hiện một chương trình bằng từ ngữ giúp người dựng khi xem kịch bản biết được nội dung từng cảnh, thời lượng của mỗi cảnh.

+ Kịch bản được biên kịch soạn thảo, sẽ được kiểm duyệt chỉnh sửa lại, để đảm bảo chất lượng của chương trình truyền hình định sản xuất Đây là một công đoạn cực kì quan trọng trong quy trình sản xuất chương trình truyền hình

Bên cạnh đó, khâu duyệt kịch bản nhằm kiểm tra nội dung chương trình có phù hợp hay không thì mới cho sản xuất để tránh lãng phí.

- Điều độ sản xuất: Điều độ sản xuất hay còn gọi là khâu bố trí nhân lực, phương tiện sản xuất, sắp xếp địa điểm, thời gian thực hiện các khâu tiền kỳ, hậu kỳ, phát sóng Được thực hiê •n ngay sau khi kịch bản được duyê •t cho phép sản xuất.

- Sản xuất tiền kỳ:

+ Sau khi phóng viên, biên tập đã có kịch bản hoàn chỉnh, chương trình sẽ được tiến hành quay và ghi hình bằng thiết bị gọn nhẹ trên xe truyền hình lưu động, hay tại studio truyền hình theo ý tưởng và nội dung do biên tập viên hoặc đạo diễn chỉ đạo.

Ngày đăng: 20/04/2024, 09:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w