Khái niệm - Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia, lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, tập trung ở quyền lực nhà nước.- Chính
Trang 1HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
Trang 2Câu 1 Chính trị là gì? Trình bày đối tượng, chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu của Chính trị học? Phân tích luận điểm “Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật”
Bài làm
1 Khái niệm
- Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, dân tộc, quốc gia, lực lượng xã hội trong việc giành, giữ và thực thi quyền lực chính trị, tập trung ở quyền lực nhà nước.
- Chính trị học là khoa học nghiên cứu đời sống chính trị như một chỉnh thể, lấy quyền lực chính trị là phạm trù trung tâm nhằm nhận thức và vận dụng những quy luật và tính quy luật chung nhất chi phối sự vận động và biến đổi của lĩnh vực chính trị
2 Đối tượng, chức năng và nhiệm vụ của chính trị họca Đối tượng của chính trị học
- Quy luật, tính quy luật chung nhất của đời sống chính trị xã hội - Cơ chế vận dụng, cơ chế tác động của những quy luật đó vào thực tiễn.
- Trang bị cho những nhà lãnh đạo chính trị những tri thức, những kinh nghiệm cần thiết giúp cho hoạt động của họ phù hợp với quy luật khách quan, tránh được những sai lầm như: giáo điều, chủ quan, duy ý chí - Trang bị cho mỗi công dân những cơ sở khoa học để họ có thể nhận thức
về các sự kiện chính trị, trên cơ sở đó xây dựng thái độ, động cơ đúng đắn phù hợp với khả năng trong sự phát triển chung mà mỗi công dân tham gia như một chủ thể.
- Góp phần hình thành cơ sở khoa học cho các chương trình chính trị,cho việc hoạch định chiến lược với những mục tiêu đối nội, đối ngoại cùng với các phương pháp, phương tiện, những thủ thuật chính trị nhằm đạt mục tiêu chính trị đã đề ra.
- Phân tích các thể chế chính trị và mối quan hệ, tác động qua lại giữa chúng, xây dựng học thuyết, lý luận chính trị, làm rõ sự phát triển của nền dân chủ.
3 Phân tích luận điểm “Chính trị vừa là khoa học, vừa là nghệ thuật”a Chính trị vừa là khoa học
Trang 3- Chính trị là một hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người, xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nước, gắn liền với quyền lực, với đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.
- Chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội, có logic phát triển nội tại, có quy luật phát triển khách quan.
- Chính trị là một hệ thống tri thức, từ những tri thức kinh nghiệm đến tri thức lý luận hoàn chỉnh, phản ánh quy luật vận động khách quan của chính trị.
- Do hạn chế lịch sử và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp, nên chính trị trở thành đặc quyền của giai cấp thống trị Nó chỉ trở thành khoa học dịch thực khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời.
- Ngày nay, chính trị thực sự trở thành một khoa học với đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng.
- Chính trị là một khoa học, nên phải đối xử với nó như một khoa học - Cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập cũng như trong xây dựng CNXH luôn xác định chính trị (đường lối, chính sách và tổ chức thực tiễn) là một khoa học.
b Chính trị là nghệ thuật
- Chính trị là hoạt động của con người liên quan đến tranh giành quyền lực, quyết liệt một mất một còn, nên các chủ thể chính trị (trước hết là giai cấp) không thể không sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn để đạt mục tiêu chính trị.
- Hoạt động chính trị luôn sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất.
- Chính trị là phạm vi hoạt động hấp dẫn, nhưng phức tạp, "giống đại số hơn số học" Nó đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, đòi hỏi tâm trí tuệ tương ứng của các nhà chính trị
- Chính trị là nghệ thuật của những bước đi (biết tiến, biết lùi đúng lúc), những giải pháp, thỏa hiệp trong những thời điểm lịch sử quan trọng - Đó là nghệ thuật vận dụng tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để
xử lý các tình huống chính trị phức tạp, vận dụng đúng đần phép biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong hoạt động, đấu tranh chính trị - Chính trị là nghệ thuật của các khả năng: khả năng nắm bắt sự vận động
của xã hội, dự báo chính xác tỉnh thể và thời cơ cách mạng
- Chính trị là nghệ thuật tổ chức lực lượng, sử dụng con người, nghệ thuật vận động quần chúng, nghệ thuật tiến hành chiến tranh cách mạng - Chính trị là "Dĩ bất biến, ứng vạn biến".
c Mối quan hệ biện chứng
- Bản thân chính trị là một khoa học cũng đã phản ảnh tỉnh nghệ thuật của nó bởi khoa học và nghệ thuật luôn gắn bó hữu cơ.
- Là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến vận mệnh của con người, của hàng triệu người, chính trị, hoạt động chính trị đòi hỏi sự chuẩn xác gần với thực tiễn, tuân theo quy luật khách quan, tránh chủ quan, duy ý chỉ, đồng
Trang 4thời nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tình tể, miru lược đạt trình độ nghệ thuật cao.
- Trong hoạt động chính trị thực tiễn, tính khoa học và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau Nếu tuyệt đối hóa tỉnh khoa học của chính trị dễ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc, nều tuyệt đối hỏa tình nghệ thuật không tuân theo khoa học thì chính trị chỉ còn lại là những mánh khóe, lừa đảo, mị dân, sớm muộn cũng bị vạch trần.
Câu 2: Phân tích nội dung tư tưởng chính trị của Pháp gia? Ảnh hưởng củatư tưởng đó đến đời sống chính trị Việt Nam hiện nay?
Bài làm
1 Nội dung chính trị của Pháp gia:
- Người hoàn thiện và phát triển học thuyết chính trị của phái Pháp gia là Hàn Phi tử Theo ông con người làm theo lợi ích cá nhân bao giờ cũng mưu mô, tính toán để kiếm lợi cho mình Cho nên không thể cai trị bằng nhân, lễ, nghĩa được Ông kiên quyết phủ nhận lý luận chính trị thần quyền Đối với ông “người cai trị mà mê tín quỷ thần thì tất nhiên mất nước” Từ đó ông tập trung vào 3 nguyên lý trong chính trị đó là Pháp, Thế, Thuật Pháp là trung tâm và thật, thế là điều kiện tất yếu để thực hành pháp.
- Trọng pháp: Pháp là những quy định, những luật lệ, là nội dung của
chính sách cai trị do của quan ban ra, mọi người đều phải tuân theo ● Ông khẳng định tầm quan trọng của pháp luật và cho rằng, pháp
luật phải công khai, ai cũng phải biết và không ai được tự ý thay đổi Việc làm cho pháp luật không bị hỏng nát là tiền đề và mục đích tối cao của chính trị.
● Pháp ví như tấm gương sáng có thể soi thấu tà gian; pháp ví như cán cân tiêu biểu cho lẽ công bằng.
- Trọng thuật: Thuật là thủ đoạn, phương pháp, cách thức, mưu lược của “
người làm vua"
● Thuật là cái nằm kín đáo trong bụng, để so sánh các đầu mối của sự việc và ngẫm ngẫm cai trị các bể tô.
● Dùng thuật để làm cho kẻ thân yêu gần gũi cũng không ai biết được.
● Dùng thuật để thấy rõ tính trung hay gian của bể tôi do đó mà điều khiển được bề tôi.
- Trọng thế: Thế là vị thế, quyền uy, thế lực của người cai trị Nó là cái
đặc biệt cần thiết đối với người cầm quyền.
Trang 5● Ông cho rằng chỉ có pháp và thuật mà thiếu quyền lực để cưỡng bức người thì dẫu người có làm vua có thuật điều khiển các bầy tôi cũng không thể đảm bảo cho các bầy tôi phục tùng sự cai trị của vua Do vậy theo ông Thế là một thứ quyền lực đặt ra cho phù hợp với yêu cầu của pháp luật chứ không phải thứ quyền lực nảy sinh một cách tự nhiên trong chủ nghĩa nhân trị
- Quan hệ giữa pháp, thuật, và thế: Nếu thế nằm trong tay người kém cỏi
cũng có thể gây hại và làm rối loạn đất nước Nên quyền lực được đặt cho những người trung bình Pháp và thế không tách rời nhau, biết giữ gìn pháp và thế thì đất nước yên trị Nếu trái pháp bỏ thế thì nước nổi loạn Pháp là trung tâm, thuật và thế là điều kiện tất yếu để thực hành pháp Ông cho rằng thưởng phạt là công cụ để chấp hành pháp luật Do vậy, ông chủ chương phạt nặng và thưởng hậu để chấp hành pháp Theo ông hình phạt nghiêm khắc sẽ loại bỏ được sáu loại người: bọn hàng giặc chạy dài, sợ chết: bọn tự cao học đại, tự lập ra các học thuyết và bọn lìa xã pháp luật; bọn ăn chơi xa xỉ; bọn bạo ngược, ngạo mạn; bọn dung thứ lũ giặc, giấu giếm kẻ gian:bọn nói khéo dối trá Dùng hình phạt để khuyến khích sau loài người: những người lăn mình vào chốn hiểm nghèo, hy sinh thành thực: những người ít nghe lời bậy, tuân theo pháp luật: những người dốc hết sức mà làm ăn, làm lợi cho đời; những người trung hậu thật thà, ngay thẳng; những người trọng mạng mình; những người giết giặc trừ gian.
→ Có thể nói rằng: Tuy còn mang tính sơ khai, nhưng các trường phái chính trị của Trung Quốc cổ đại đã đặt nền móng cho luồng tư tưởng sau này Việc kế thừa có chọn lọc những tri thức đó là cần thiết cho thực tiễn chính trị hôm nay.
2 Ảnh hưởng của tư tưởng đó đến đời sống chính trị Việt Nam hiện nay
a Sự du nhập của Pháp gia vào Việt Nam:
- Thời phong kiến: các vua chúa đã biết đề ra các quy tắc, chuẩn mực xã hội buộc mọi người phải tuân theo Tư tưởng cai trị bằng pháp luật xuất hiện ở Việt Nam từ thời nhà Lý (luật hình thư), thời Trần và đến thời Lê đã được đề cao Bộ luật Hồng Đức là điển hình của tư tưởng pháp quyền của nhà nước phong kiến ở nước ta.
- Thời hiện đại: Trước hết đó là việc xây dựng hệ thống pháp luật để quản lý và duy trì sự phát triển bền vững của đất nước.
Trang 6- Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta giành được độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ đạo sự ra đời của Hiến Pháp đầu tiên năm 1946, đánh dấu sự tồn tại và phát triển của một quốc gia độc lập Hiến pháp năm 1946 dần dần được sửa đổi và hoàn thiện để ngày càng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Cho đến hôm nay, nhờ sự có mặt của luật pháp mà nước ta đã duy trì được chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, duy trì được sự ổn định chính trị tạo đà cho kinh tế phát triển
b Ảnh hưởng tích cực:
- Củng cố pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
● Tư tưởng Pháp trị của Pháp gia đề cao vai trò của luật pháp trong việc cai trị đất nước Điều này đã góp phần thúc đẩy Việt Nam xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, hướng đến xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
● Pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện, bao hàm nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo tính công bằng, minh bạch và phù hợp với thực tiễn.
● Việc thực thi pháp luật được chú trọng, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
- Tăng cường vai trò của nhà nước:
● Tư tưởng Pháp gia cho rằng nhà nước cần có một bộ máy cai trị mạnh mẽ, hiệu quả để thực thi luật pháp Điều này phù hợp với điều kiện của Việt Nam, một đất nước đang trong quá trình phát triển, cần có sự tập trung cao độ để thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
● Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam được khẳng định, đảm bảo sự thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo của nhà nước ● Nhà nước Việt Nam đang tập trung cải cách bộ máy nhà nước,
nâng cao hiệu quả hoạt động, hướng đến một nhà nước liêm chính, phục vụ nhân dân.
- Chú trọng thực tiễn:
● Tư tưởng thực tiễn của Pháp gia giúp cho Việt Nam có thể linh hoạt trong việc xây dựng chính sách, pháp luật phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước.
Trang 7● Việt Nam luôn coi trọng việc nghiên cứu, đánh giá thực tiễn để làm cơ sở cho việc xây dựng và điều chỉnh các chính sách, pháp luật ● Các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước được đề ra sát
với thực tiễn, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của nhân dân.
c Ảnh hưởng tiêu cực:
- Nguy cơ lạm quyền của các cơ quan nhà nước:
● Tư tưởng đề cao quyền lực của nhà nước có thể dẫn đến việc các cơ quan nhà nước lạm quyền, vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
● Một số cán bộ, đảng viên thiếu gương mẫu, sa vào chủ nghĩa cá nhân, lợi ích nhóm, tham nhũng, lãng phí.
● Việc phòng chống tham nhũng, tiêu cực còn nhiều bất cập, cần được tăng cường hơn nữa.
- Nguy cơ sử dụng các thủ đoạn phi pháp để cai trị đất nước:
● Tư tưởng dùng thuật trị có thể dẫn đến việc sử dụng các thủ đoạn phi pháp, trái đạo đức để cai trị đất nước, gây ảnh hưởng đến sự ổn định xã hội.
● Một số trường hợp vi phạm pháp luật chưa được xử lý nghiêm minh, tạo tâm lý bất bình trong nhân dân.
● Cần tăng cường giáo dục đạo đức, pháp luật cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.
- Nguy cơ ảnh hưởng đến đạo đức xã hội:
● Tư tưởng coi con người là động vật ích kỷ có thể ảnh hưởng đến đạo đức xã hội, làm suy giảm các giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
● Một số biểu hiện suy thoái đạo đức, lối sống ích kỷ, thực dụng đang xuất hiện trong xã hội.
● Cần đẩy mạnh công tác giáo dục đạo đức, lối sống, xây dựng nếp sống văn hóa, văn minh trong cộng đồng.
→ Tư tưởng Pháp gia là một trong những học thuyết chính trị quan trọng trong lịch sử Trung Quốc Tư tưởng này đã có ảnh hưởng nhất định đến đời sống chính trị Việt Nam hiện nay Cần tiếp thu một cách có chọn lọc những tư tưởng phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam, đồng thời hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tư tưởng này.
Trang 8Câu 3: Trình bày nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về chính trị? Chứng minh những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong việc vận dụng học thuyết chính trị Mác-Lênin và điều kiện Việt Nam.
Bài làm
1 Trình bày tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chính trị? a Điều kiện kinh tế-xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX:
- Pháp tăng cường khai thác thuộc địa và bóc lột xã hội nặng nề - Đời sống nhân dân cực khổ.
- Phong trào yêu nước ở Việt Nam đã phát triển và thoái trào - Hàng loạt các cuộc khởi nghĩa bị dìm trong bể máu
b Nguồn gốc ra đời tư tưởng chính trị Hồ Chí Minh
- Nhu cầu giải phóng dân tộc: Nhu cầu cấp bách của đất nước và nhân dân - Ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin: Cung cấp lý luận khoa học cho
cách mạng.
- Quá trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh: Qua nhiều năm bôn ba, nghiên cứu, tìm tòi.
→ Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người.
c Tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về chính trị
- Độc lập dân tộc, theo Chủ tịch Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung: ● Dân tộc đó phải thoát khỏi nô lệ (dưới mọi hình thức) bằng con
đường cách mạng do chính dân tộc đó tiến hành.
● Dân tộc đó phải có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, phải có quyền tự quyết định sự phát triển của dân tộc mình.
● Độc lập dân tộc phải là nền độc lập thật sự chứ không phải giả hiệu, phải thực hiện các giá trị như tự do, dân chủ, công bằng, bình đẳng đối với nhân dân chứ không phải chỉ là những lời tuyên bố hoa mỹ.
● Độc lập về chính trị phải gắn liền với sự phồn thịnh về mọi mặt: kinh tế, văn hóa, xã hội.
● Phải tự giành lấy con đường cách mạng, tự lực tự cường và tự trọng Người cho rằng, một dân tộc không có khả năng ý thức độc lập, tự lực tự cường thì dân tộc đó không xứng đáng được hưởng độc lập.
Trang 9- Mối quan hệ ĐLDT và CNXH:
Trong thời đại ngày nay, độc lập dân tộc phải thực sự gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trong đó độc lập là tiền đề, là điều kiện để đi đến chủ nghĩa xã hội, còn chủ nghĩa xã hội là bảo đảm chắc chắn nhất, thực chất nhất cho độc lập dân tộc Điều này bắt nguồn từ bản chất của sự vận động lịch sử mà sau những tìm tòi công phu cùng sự nếm trải thân phận của một người dân mất nước, Hồ Chí Minh đã nhận thức được Người chỉ rõ rằng, giai cấp phong kiến và giai cấp tư sản cũng giành độc lập, nhưng sau đó nó quay lại thống trị dân tộc, áp bức nhân dân Chỉ có giai cấp công nhân sau khi giành độc lập dân tộc thì không chỉ giải phóng mình mà còn giải phóng toàn xã hội
- Ý nghĩa của tư tưởng:
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trở thành xu hướng mang tính cách mạng phổ biến của cách mạng thế giới, mang tính quy luật của thời đại Người khẳng định: “Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc, cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và cách mạng thế giới” Đó là con đường đúng đắn nhất để giải phóng dân tộc ta và các dân tộc bị phụ thuộc Tư tưởng cách mạng đó của Người đã đặt nền tảng vững chắc cho đường lối xuyên suốt toàn bộ quá trình cách mạng Việt Nam.
Câu 4: Khái niệm quyền lực chính trị? Trình bày quá trình hình thành quyền lực chính trị và sự chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước? Tại sao nói: Ở Việt Nam, quyền lực chính trị thuộc về nhân dân?
Bài làm
1 Khái niệm Quyền lực chính trị.
- Quyền lực chính trị là một dạng quyền lực trong xã hội có giai cấp Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin quan niệm rằng quyền lực chính trị là bạo lực có tổ chức của giai cấp để đàn áp một giai cấp khác Như vậy, quyền lực chính trị luôn gắn liền với quyền lực nhà nước, phản ánh mức độ giành, giữ và sử dụng quyền lực nhà nước của những tập đoàn người trong xã hội để bảo vệ lợi ích của mình, chi phối các tập đoàn khác Nói cách khác, quyền lực chính trị phản ánh mức độ thực hiện lợi ích của một giai cấp, một nhóm người nhất định trong mối quan hệ với các giai cấp hay nhóm người khác thông qua mức độ chi phối quyền lực nhà nước.
Trang 10- Là một bộ phận của quyền lực trong xã hội có giai cấp, quyền lực chính trị có những đặc điểm chủ yếu sau:
● Quyền lực chính trị bao giờ cũng mang tính giai cấp, phản ánh lợi ích của giai cấp thông qua tổ chức đại diện của mình là đảng chính trị của giai cấp thống trị.
● Quyền lực chính trị tồn tại trong mối liên hệ lợi ích khi đặt nó trong quan hệ với giai cấp khác Tùy thuộc vào tương quan, so sánh lực lượng mà các giai cấp ở vào vị thế khác nhau trong quan hệ với việc sử dụng quyền lực chính trị.
● Quyền lực chính trị của giai cấp thống trị được thực hiện trong xã hội thông qua phương tiện chủ yếu là nhà nước Nhà nước là bộ máy quyền lực đặc biệt nằm trong tay giai cấp thống trị để hiện thực hóa các lợi ích của giai cấp này trong xã hội trong mối tương quan với các giai cấp khác.
● Quyền lực chính trị và quyền lực nhà nước có mối quan hệ qua lại chặt chẽ.
2 Quá trình hình thành.
Quá trình hình thành quyền lực chính trị là một quá trình phức tạp và lâu dài, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử Dưới đây là một số giai đoạn chính:
a Giai đoạn nguyên thủy:
- Con người sống thành bầy đàn, chưa có nhà nước.
- Quyền lực thuộc về người có sức mạnh và khả năng bảo vệ bầy đàn - Quyền lực được thực hiện thông qua các tập tục, luật tục.
b Giai đoạn nhà nước cổ đại:
- Nhà nước ra đời, đánh dấu sự phân chia giai cấp.
- Quyền lực thuộc về giai cấp thống trị, được thực hiện thông qua bộ máy nhà nước.
- Các hình thức nhà nước cổ đại phổ biến: ● Chuyên chế
● Cộng hòa
c Giai đoạn phong kiến:
- Quyền lực thuộc về vua, được củng cố bởi hệ thống luật pháp và quân
Trang 11d Giai đoạn tư bản chủ nghĩa:
- Cách mạng tư sản nổ ra, lật đổ chế độ phong kiến.
- Quyền lực thuộc về giai cấp tư sản, được thể hiện qua hệ thống chính trị dân chủ.
- Các hình thức nhà nước tư bản chủ nghĩa phổ biến: ● Cộng hòa đại nghị
● Quân chủ lập hiến
e Giai đoạn hiện đại:
- Xuất hiện các nhà nước xã hội chủ nghĩa.
- Quyền lực thuộc về giai cấp công nhân, được thực hiện thông qua nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
- Các hình thức nhà nước xã hội chủ nghĩa phổ biến: ● Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
3 Quá trình chuyển hóa quyền lực chính trị thành quyền lực nhà nước
- Khái niệm quyền lực nhà nước: Quyền lực được thể hiện qua các cơ
quan nhà nước và được sử dụng để ban hành luật pháp, sử dụng vũ lực và thực thi chính sách.
- Quá trình chuyển hóa:
● Hình thành quyền lực chính trị: Quyền lực chính trị xuất hiện từ các nhóm lợi ích, giai cấp, hoặc cá nhân có khả năng ảnh hưởng đến xã hội.
● Chuyển hóa thành quyền lực nhà nước: Quyền lực chính trị được thể chế hóa thông qua các cơ quan nhà nước, luật pháp, hệ thống
● Hệ thống tổ chức nhà nước bao gồm các cơ quan nhà nước như Quốc hội, Chính phủ, Tòa án.
- Ý thức hệ:
● Ý thức hệ là hệ thống quan điểm, lý tưởng chi phối xã hội ● Giai cấp thống trị thường sử dụng ý thức hệ để giáo dục và tuyên
truyền cho người dân, nhằm củng cố quyền lực của mình.
- Sự đồng thuận: