Đề ôn thi Kinh tế chính trị Mác Lê nin là tài liệu được soạn bởi giáo viên có kinh nghiệm, tổng hợp kiến thức từ tất cả các chương trong chương trình. Đây là tài liệu hữu ích giúp học sinh ôn tập hiệu quả và bám sát đề thi.
Trang 1ÔN TẬP MÔN KTCT
1. Hàng hóa là? => Sản phẩm của lao động, thoả mãn nhu cầu con người, được mua bán và trao đổi trên thị trường
2. Thế nào là lao động giản đơn? => Không cần qua đào tạo
3. Lao động phức tạp là gì? => Phải qua đào tạo
4. Cường độ lao động là gì? => Mức độ khẩn trương trong lao động
5. Cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1.0) khởi phát ở nước Anh, bắt đầu từ khi nào? => Giữa thế kỉ XVIII – giữa thế kỉ XIX
6. Tiền tệ có mấy chức năng? => 5 (Phương tiện thanh toán, lưu thông, cất trữ, thước đo giá trị, tiền tệ thế giới
7. Tư bản là gì? => Giá trị mang lại giá trị thặng dư qua việc bóc lột sức lao động của công nhân
8. Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị hàng hoá sức lao động trong nền sản xuất tư bản chủ nghĩa được gọi là gì? => Giá trị thặng dư.
9. Sức lao động trở thành hàng hoá khi có điều kiện gì? => Tự do
về thân thể và không có tư liệu sản xuất
10. Công nghiệp hóa là gì? => Chuyển từ lao động thủ công sang lao động máy móc để tạo ra năng suất lao động cao
11. Tư bản cố định là gì? => Giá trị được chuyển dần vào sản phẩm mới
12. Tư bản lưu động là bộ phận tư bản như thế nào khi tham gia vào quá trình sản xuất? => Chuyển giá trị trong 1 lần vào sản phẩm mới
13. Nguồn gốc chủ yếu của tích lũy tư bản là gì? => Giá trị thặng dư
Trang 214. Chủ nghĩa tư bản độc quyền là gì? => Giai đoạn phát triển cao của chủ nghĩa tư bản
15. Hai hình thức cơ bản của tiền công trong chủ nghĩa tư bản là
gì? => Tiền công tính theo thời gian và tiền công tính theo sản phẩm
16. Sản xuất hàng hóa là gì? => Sản xuất ra để trao đổi mua bán trên thị trường
17. Thước đo lượng giá trị xã hội của hàng hoá được tính bằng yếu
tố nào? => Thời gian lao động xã hội cần thiết
18. Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất hàng hóa, tiền tệ có những hình thái giá trị nào? => 4 (Hình thái giá trị giản đơn, mở rộng, chung, tiền tệ)
19. Độc quyền là gì? => Liên minh giữa các doanh nghiệp lớn nhằm thu lợi nhuận độc quyền cao
20. Lưu thông hàng hoá giản đơn nhằm mục đích gì? => Giá trị sử dụng
21. Đâu là công thức chung của tư bản? => T H T‘
22. Lưu thông tư bản nhằm mục đích gì? => Giá trị và giá trị thặng dư
23. Biểu hiện của tiền công trong xã hội tư bản là gì? => Giá cả của hàng hoá sức lao động
24. Tiền công tính theo thời gian là gì? => Trả theo thời gian làm việc
25. Tiền công thực tế là gì? => Hàng hoá và dịch vụ mua được
bằng tiền công danh nghĩa.
26. Giá cả độc quyền là gì? => Giá cả do các tổ chức độc quyền áp đặt trong mua và bán hàng hóa
Trang 327. Nguồn gốc của lợi nhuận tư bản thương nghiệp là từ đâu? => Một phần giá trị thặng dư được tạo ra từ sản xuất mà nhà tư bản công nghiệp nhượng lại cho nhà tư bản thương nghiệp
28. Tốc độ chu chuyển của tư bản là gì? => Là khái niệm dùng để chỉ sự vận động nhanh hay chậm, của tư bản ứng trước
29. Bộ phận tư bản biểu hiện dưới hình thái giá trị gồm: máy móc, thiết bị, nhà xưởng… giá trị chuyển từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất là loại tư bản nào? => Tư bản cố định
30. Bộ phận tư bản sản xuất: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu phu, sức lao đông… giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm trong quá trình sản xuất khi hàng hóa bán xong là bộ phận tư bản nào? => Tư bản lưu động
31. Nền kinh tế thị trường là gì? => Là nền kinh tế hàng hóa phát triển ở trình độ cao
32. Địa tô của tư bản là gì? => Phần giá trị thặng dư ngoài lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho chủ đất
33. Yếu tố nào quyết định vật phẩm trở thành hàng hóa? => Do lao động tạo ra, có công dụng nhất định, thông qua mua bán
34. Giá trị sử dụng của hàng hóa là gì? => Là công dụng của sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu nào đó của con người
35. Giá trị của hàng hóa là gì? => Là giá trị của lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa, được tính bằng thời gian lao động
xã hội cần thiết
36. Các hàng hóa trao đổi được với nhau là dựa trên cơ sở nào? =>
Cơ sở giá trị của hàng hoá (thời gian lao động và công sức lao động)
37. Tư bản cố định khi tham gia vào quá trình sản xuất được chuyển hóa như thế nào? => Giá trị của nó không chuyển hết
Trang 4một lần mà chuyển dần từng phần vào sản phẩm trong quá trình sản xuất
38. Thực chất giá trị thặng dư là gì? => Phần giá trị dôi ra ngoài giá trị sức lao động, do công nhân làm thuê tạo ra và bị nhà tư bản chiếm không
39. Giá trị thặng dư được tạo ra từ đâu? => Sức lao động của công nhân làm thuê
40. Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là gì? => Là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung
41. Hai điều kiện để sản xuất hàng hóa ra đời là gì? => Có sự phân công lao động xã hội và sự tách biệt tương đối về mặt kinh
tế của những người sản xuất
42. Đơn vị nào đo lượng giá trị hàng hóa? => Lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hoá đó
43. Quy luật giá trị giữ vị trí như thế nào trong nền kinh tế hàng hóa? => Là quy luật cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hóa
44. Một trong các yêu cầu của quy luật giá trị là gì? => Sản xuất và trao đổi hàng hóa phải dựa trên cơ sở hao phí sức lao động xã hội cần thiết
45. Tác dụng của quy luật giá trị là gì? => Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hóa, cải tiến kĩ thuật, tăng năng suất lao động và phân hoá những người sản xuất
46. Sự tác động của quy luật cung và cầu làm cho mối quan hệ giữa giá cả và giá trị như thế nào? => Nếu cung lớn hơn cầu thì giá cả thấp hơn giá trị, cung nhỏ hơn cầu thì giá cả cao hơn giá trị, cung bằng cầu thì giá cả bằng giá trị
47. Giá cả bằng giá trị khi nào? => Cung bằng cầu
Trang 548. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là nền kinh tế như thế nào? => Là nền kinh tế nhiều thành phần, trong đó khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, với mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội
49. Tính tất yếu khách quan của việc phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, xuất phát
từ những lý do nào? => Phù hợp với quy luật phát triển kinh tế
khách quan; có rất nhiều ưu việt là động lực quan trọng của việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước; phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân mong muốn xã hội dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
50. Giá trị sử dụng của hàng hóa sức lao động, khi sử dụng sẽ như thế nào? => Không những giá trị của nó được bảo tồn mà còn tạo ra giá trị lớn hơn
51. Lao động cụ thể tạo ra thuộc tính nào của hàng hóa? => Giá trị sử dụng của hàng hoá
52. Lao động trừu tượng tạo ra thuộc tính nào của hàng hóa? => Giá trị hàng hóa
53. Tư bản bất biến (c) là gì? => Là bộ phận tư bản dùng để mua
tư liệu sản xuất và giá trị được bảo toàn và chuyển vào sản phẩm.
54. Tốc độ chu chuyển của tư bản tăng lên thì tỉ suất lợi nhuận sẽ như thế nào? => Tăng lên
55. Giá trị hàng hóa sức lao động gồm những yếu tố nào? => Vật chất tinh thần công nhân và gia đình công nhân và phí tổn đào tạo
56. Đại hội lần thứ mấy của Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: công nghiệp hóa – hiện đại hóa gắn với kinh tế tri thức? => Đại hội lần thứ X
Trang 657. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đó là gì? => Lao động cụ thể và lao động trừu tượng
58. Giá trị cá biệt của hàng hóa do yếu tố nào quy định? => Hao phí lao động cá biệt của chính nhà sản xuất quyết định
59. Vai trò của máy móc trong quá trình sản xuất giá trị thặng dư là gì? => Tiền đề vật chất để tạo ra giá trị thặng dư
60. Tiền lương danh nghĩa là gì? => Tiền lương cơ bản phải trả cho người lao động
61. Sự giống nhau giữa lợi nhuận và giá trị thặng dư là gì? => Là lao động không công của công nhân tạo ra
62. Khi nào tiền tệ mang hình thái tư bản? => Khi sức lao động trở thành hàng hóa
63. Giá trị thặng dư siêu ngạch là gì? => Hình thái biến tướng của giá trị thặng dư tương đối
64. Sản xuất hàng hóa ra đời và tồn tại trong điều kiện nào? =>
Phân công lao động xã hội và sự tách biệt về sở hữu
65. Thời gian lưu thông hàng hóa bằng tổng thời gian của những công đoạn nào? => Thời gian mua + thời gian bán hàng hóa
66. Đâu không phải là ưu thế của sản xuất hàng hóa? => (tự tìm)
67. Giá trị trao đổi của hàng hóa là gì? => Tỉ lệ so sánh về lượng giữa 2 hàng hóa
68. Yếu tố nào được xác định là thực thể của giá trị hàng hóa? => Lao động trừu tượng
69. Giá trị hàng hóa được tạo ra từ công đoạn nào? => Từ sản xuất hàng hóa
70. Yếu tố nào quyết định giá trị xã hội của hàng hóa? => Lap động hao phí để sản xuất ra hàng hóa
Trang 771. Giá cả hàng hóa là gì? => Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hóa.
72. Yếu tố bên trong quyết định giá cả hàng hóa là gì? => Giá trị của hàng hoá
73. Bản chất của tiền tệ là gì ? => Là hàng hóa đặc biệt, vật ngang giá cho các hàng hoá khác; thể hiện lao động xã hội kết tinh trong hàng hoá; phản ánh quan hệ kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa
74. Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủa nghĩa ở Việt Nam thành phần kinh tế nào giữ vai trò chủ đạo? => Kinh
tế nhà nước
75. Cơ chế thị trường là gì ? => Hệ thống các quan hệ kinh tế
mang tính tự điều chỉnh tuân theo yêu cầu của các quy luật kinh tế
76. Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là gì?
=> Là thể chế kinh tế thị trường trong đó các thiết chế, công cụ
và nguyên tắc vận hành được tự giác tạo lập và sử dụng để phát triển lực lượng sản xuất cải thiện đời sống nhân dân vì mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh
77. Sức lao động là gì? => Năng lực thể chất và tinh thần của con người được vận dụng vào quá trình sản xuất
78. Quy luật kinh tế chủ yếu của thị trường là những quy luật nào?
=> Quy luật giá trị, cung cầu, cạnh tranh, lưu thông tiền tệ
79. Một trong những hệ quả của tích lũy tư bản là gì? => Làm tăng cấu tạo hữu cơ tư bản, tăng tích tụ & tập trung tư bản, bần cùng hóa giai cấp vô sản, đk sống của người lao động tệ đi & tích lũy giàu có về giai cấp tư sản
80. Quy luật cung - cầu có vai trò gì? => Là căn cứ để quyết định
mở rộng hay thu hẹp quy mô sản xuất
Trang 881. Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động là gì? => Giá trị và
giá trị sử dụng.
82. Những nhân tố nào góp phần làm tăng quy mô tích lũy tư bản?
=> Trình độ bóc lột sức lao động; trình độ năng suất lao
động; sự chênh lệch ngày càng tăng giữa tư bản sử dụng &
tư bản đã tiêu dùng; quy mô của tư bản ứng trước.
83. Thực chất của tư bản là gì? => Là quan hệ bóc lột trong đó giai cấp tư sản đã chiếm đoạt giá trị thặng dư do giai cấp công nhân sáng tạo ra
84. Tư bản khả biến (v) là gì? => Bộ phận trực tiếp tạo ra giá trị
thặng dư.
85. Khối lượng giá trị thặng dư là gì? => Là tích số giữa tỉ suất giá trị thặng dư và tổng tư bản khả biến đã được sử dụng (M = m’.V)
86. Vai trò của cách mạng công nghiệp đối với phát triển là gì? => Thúc đẩy sự phát triển lực lượng sản xuất, hoàn thiện quan hệ sản xuất và đổi mới phương thức quản trị phát triển
87. Thế nào là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối? =>
Rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, kéo dài thời gian lao động thặng dư, độ dài ngày lao động không đổi hoặc rút ngắn
88. Thế nào là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối? => Kéo dài thời gian lao động thặng dư, còn giá trị sức lao động và thời gian lao động cần thiết không thay đổi
89.Điểm giống nhau giữa phương pháp giá trị thặng dư tuyệt đối và phương pháp giá trị thặng dư tương đối là gì? => Đều làm tăng tỉ suất giá trị thặng dư
90.Thực chất giá trị thặng dư siêu ngạch là gì? => Là giá trị thặng
dư thu được do tăng năng suất lao động cá biệt, làm cho giá trị
Trang 9cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá thị trường (Một hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối)
91.Trong nền kinh tế thị trường, xét về vai trò kinh tế, nhà nước thực hiện chức năng gì? => Quản lí nhà nước về kinh tế đồng thời thực hiện những biện pháp để khắc phục những khuyết tật của thị trường
92.Thực chất, nguồn gốc duy nhất của tư bản tích lũy là gì? => Giá trị thặng dư
93.Tư bản thương nghiệp trong chủ nghĩa tư bản là gì? => Một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra phục vụ quá trình lưu thông hàng hóa
94.Lợi tức là gì? => Một phần lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản
đi vay phải trả cho nhà tư bản cho vay căn cứ vào lượng tư bản tiền tệ
95.Lợi nhuận bình quân được hình thành là do yếu tố nào? => Cạnh tranh giữa các ngành
96.Xuất khẩu tư bản là đặc điểm cơ bản của giai đoạn nào trong
chủ nghĩa tư bản? => Chủ nghĩa tư bản độc quyền
97.Khi năng suất lao động tăng lên, giá trị 1 đơn vị sản phẩm sẽ thế nào? => gtsp giảm , giá trị 1 đơn vị thơì gian sẽ tăng
98.Khi năng suất lao động tăng thì thời gian hao phí lao động cần
thiết trong một đơn vị hàng hóa sẽ như thế nào? => Năng suất
lao động sẽ làm giảm hao phí lao động trong một đơn vị sản phẩm.
99.Khối lượng giá trị thặng dư (M) phản ánh điều gì? => Quy mô của sự bóc lột , tỷ lệ giá trị thặng dư sẽ phản ánh trình độ bóc lột
100. Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) là cuộc cách
mạng như thế nào? => Là sự kết hợp của công nghệ trong các
Trang 10lĩnh vực vật lý, công nghệ số và sinh học, tạo ra những khả năng sản xuất hoàn toàn mới và có tác động sâu sắc đến đời sống kinh
tế, chính trị, xã hội của thế giới
101. Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế như thế nào? => Nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo
102. Giá trị sử dụng hàng hoá sức lao động là để thoả mãn nhu cầu của ai? => Thoả mãn nhu cầu của người mua
103. Các nhân tố ảnh hưởng tới tỷ suất lợi nhuận là gì? => Tỉ suất giá trị thặng dư, cấu tạo hữu cơ tư bản, tốc độ trung chuyển
tư bản, tiết kiệm tư bản bất biến
104. Tiền công trong chủ nghĩa tư bản là gì? => Là biểu hiện
bằng tiền của giá trị hàng hóa sức lao động, là giá cả của hàng hoá sức lao động
105. Xuất khẩu tư bản nhằm mục đích gì? => Tìm kiếm giá trị thặng dư ở những nước nhập khẩu tư bản
106. Quan điểm về công nghiệp hóa, hiện đại ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư? => Chuẩn bị các điều kiện cần thiết, giải phóng mọi nguồn lực, thực hiện các biện pháp đồng bộ, phát huy tinh thần sáng tạo
107. Cạnh tranh trong nội bộ ngành nhằm mục đích gì? => Thu
về lợi nhuận siêu ngạch cao
108. Cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gì? => Hình thành tỉ suất lợi nhuận bình quân
109. Tác động của nhân tố nào làm thay đổi lượng giá trị của một đơn vị sản phẩm? => Năng suất lao động
110. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau ở điểm nào? => Đều làm tăng sản phẩm trong một đơn
vị thời gian.
Trang 11111. Trong mối quan hệ giữa giá cả và giá trị của hàng hóa thì yếu tố nào là cơ sở? => Giá trị là cơ sở của giá cả
nhập kinh tế quốc tế trong phát triển ở Việt Nam là gì? => (Xem trong zalo)
113. Chức năng nào của tiền tệ không đòi hỏi phải là tiền vàng?
=> Chức năng phương tiện lưu thông và phương tiện thanh toán
114. Thời gian lao động thặng dư là thời gian người lao động có được trả công không? => Không
115. Nhân tố nào trong quá trình sản xuất chủ yếu tạo ra giá trị thặng dư? => Tư bản khả biến
116. Căn cứ vào đâu để chia tư bản thành tư bản bất biến và tư bản khả biến? => Dựa vào vai trò của từng bộ phận tư bản trong quá trình sản xuất ra giá trị thặng dư
117. Tỷ suất giá trị thặng dư là gì? => Tỉ lệ phần trăm giữa lượng giá trị thặng dư và tư bản khả biến
118. Với phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối thì thời gian lao động thặng dư có thay đổi không? => Kéo dài thời gian lao động thặng dư
119. Nhà tư bản áp dụng phương pháp sản xuất giá trị thặng dư
tương đối bằng cách nào? =>Rút ngắn thời gian lao động tất yếu
bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động nhờ đó tăng thời gian lao động thặng dư lên trong điều kiện ngày lao động và cường độ lao động không đổi
=> Chuẩn bị các điều kiện để hội nhập thành công; thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế
121. Giá cả độc quyền do những yếu tố nào quyết định? => Chi
phí sản xuất và lợi nhuận độc quyền