Bộ đáp án bài tập cao học điểm cao là tài liệu cực kỳ hữu ích cho những sinh viên đang học tập ở trình độ cao hơn trong hệ thống giáo dục. Tài liệu này cung cấp các đáp án chính xác và chi tiết cho các bài tập, giúp sinh viên hiểu rõ và tự tin hơn khi tiếp cận với nội dung học phức tạp. Những bộ đáp án này thường được thiết kế để giúp sinh viên nắm vững kiến thức và nâng cao
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LƯƠNG THẾ VINH KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
HỌC VIÊN: VŨ MINH THUẬN
LỚP: QTKD1 – K9
BÀI KIỂM TRA KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ
BÌNH PHƯỚC, THÁNG 9 NĂM 2021
Trang 2KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
- -BÀI KIỂM TRA THAY THẾ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN
MÔN KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ
HỌC VIÊN: VŨ MINH THUẬN
LỚP: QTKD1 – K9 GIẢNG VIÊN: PGS.TS NGUYỄN NHƯ BÌNH
BÌNH PHƯỚC, THÁNG 9 NĂM 2021
Trang 3PHẦN 1: KINH TẾ VI MÔ
Câu 1:
a.
Cân bằng thị trường trong tiếng Anh là Market Equilibrium Cân bằng
thị trường là một trạng thái kinh tế khi đường cung và đường cầu giao nhau và nhà
cung cấp sản xuất chính xác lượng hàng hóa và dịch vụ mà người tiêu dùng sẵn sàng và có thể tiêu thụ
Các thuật ngữ liên quan
Cầu là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người mua sẵn sàng mua và có khả năng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định
Cung là số lượng hàng hóa hay dịch vụ mà người bán có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau trong một khoảng thời gian nhất định
Đặc trưng
- Trạng thái cân bằng thị trường là trạng thái mà ở đó lượng hàng hóa và
dịch vụ mà người mua sẵn sàng và có khả năng mua đúng bằng lượng hàng hóa mà người bán sẵn sàng bán và có khả năng bán
- Tại cân bằng thị trường xác định được mức giá cân bằng
Giá cân bằng cũng có thể được gọi là giá làm cân bằng cung cầu vì tại mức giá này, mọi người trên thị trường đều thỏa mãn
Người mua đã mua được những thứ họ muốn mua, còn người bán cũng đã bán được tất cả những thứ họ muốn bán
Ví dụ
Tại thị trường bia hơi được nghiên cứu (hình 2.7), ta thấy được mối quan hệ cung và cầu bia hơi ở các mức giá khác nhau Tại mức giá 2.000 đồng lượng cầu là
75 cốc và lượng cung cũng là 75 cốc
Ta gọi 2.000 đồng là mức giá cân bằng và 75 cốc là lượng cân bằng Điểm
mà đường cung và đường cầu cắt nhau được gọi là điểm cân bằng thị trường hay trạng thái cân bằng cung cầu
Trang 4Trạng thái cân bằng cung cầu được xác định khi đường cung và đường cầu cắt nhau Tại mức giá cân bằng lượng cung bằng lượng cầu Trong trường hợp này giá cân bằng là 2.000 đồng và lượng cân bằng là 75 cốc bia
Mức giá cân bằng trên thị trường không được xác định bởi từng cá nhân riêng lẻ mà nó được hình thành bởi cung cầu của toàn bộ người mua và người bán
b
Các nhân tố ảnh hưởng đến cầu
Có một số yếu tố chính ảnh hưởng đến nhu cầu trong kinh tế vi mô Bên cạnh giá cả, nhu cầu đối với một hàng hóa tăng hoặc giảm do một số yếu tố dưới đây
- Thu nhập
Nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ cũng phụ thuộc vào thu nhập của người dân Thu nhập càng cao, nhu cầu sẽ càng lớn Tuy nhiên, ảnh hưởng của thu nhập tới nhu cầu phụ thuộc vào bản chất của hàng hóa đang được xem xét Nếu một hàng hóa cụ thể là một hàng hóa bình thường, thì sự gia tăng thu nhập sẽ dẫn đến tăng nhu cầu của nó, trong khi thu nhập giảm sẽ làm giảm cầu Nhưng đối với hàng hóa thuộc mức kém, thu nhập tăng sẽ làm giảm nhu cầu và ngược lại giảm thu nhập dẫn đến tăng cầu
Ví dụ, giữa sữa chưa qua chế biến - một sản phẩm kém chất lượng và sữa đặc - một loại hàng hóa bình thường Nếu giá tăng, nhu cầu về sữa chưa qua chế
Trang 5biến sẽ giảm trong khi đó nhu cầu cho sữa đặc sẽ tăng Điều này xảy ra bởi vì người tiêu dùng hiện có thu nhập cao hơn và có xu hướng chọn một sản phẩm hoặc
dịch vụ tốt hơn để sử dụng
- Giá hàng hoá thay thế và hàng hóa bổ sung
Sản phẩm hoặc hàng hóa thay thế trong kinh tế là một sản phẩm hoặc dịch
vụ mà người tiêu dùng thấy giống hoặc tương tự với sản phẩm khác Việc tăng giá với sản phẩm thay thế sẽ dẫn đến sự gia tăng nhu cầu đối với một mặt hàng nhất định và ngược lại Ví dụ, nếu tăng giá của một mặt hàng thay thế như trà, thì nhu cầu về một mặt hàng như cà phê sẽ tăng vì cà phê sẽ tương đối rẻ hơn trà Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa nhất định bị ảnh hưởng trực tiếp bởi sự thay đổi giá của hàng hóa thay thế
Hàng hoá bổ sung là một loại hàng hóa hoặc dịch vụ được sử dụng cùng với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác Thông thường, hàng hóa bổ sung có ít hoặc không
có giá trị khi được tiêu thụ một mình, nhưng khi kết hợp với một hàng hóa hoặc dịch vụ khác, nó làm tăng thêm giá trị chung của sản phẩm Việc tăng giá hàng hóa
bổ sung dẫn đến giảm nhu cầu đối với hàng hóa nhất định và ngược lại Ví dụ, nếu giá của một hàng hóa bổ sung như sữa đặc tăng, thì nhu cầu đối với cà phê sẽ giảm nhẹ vì sẽ tương đối tốn kém khi sử dụng cả hai hàng hóa với nhau Vì vậy, nhu cầu đối với một hàng hóa có thể bị ảnh hưởng ngược bởi sự thay đổi giá của hàng hóa
bổ sung
- Số lượng người tiêu dùng
Nhu cầu hàng hóa trên thị trường bị ảnh hưởng khi nhu cầu cá nhân tăng lên
ở hiện tại, hoặc khi người tiêu dùng tiềm năng có thể chi trả nhiều mức giá khác nhau cho hàng hoá, dịch vụ Số lượng người tiêu dùng hàng hóa càng cao, nhu cầu thị trường của nó càng lớn Sự gia tăng của người tiêu dùng có thể xảy ra khi ngày càng có nhiều hàng hóa thay thế được ưa chuộng hơn một mặt hàng cụ thể Từ đó,
số lượng người mua hàng hoá thay thế sẽ tăng lên Khi người bán mở rộng sang một thị trường mới để phân phối hàng hóa, hoặc khi có sự tăng trưởng trong dân số, nhu cầu về một số hàng hóa cũng có thể leo thang
- Thị hiếu của người tiêu dùng
Trang 6Thị hiếu và sở thích của người tiêu dùng có ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu về một mặt hàng Điều này có thể được áp dụng cho các sản phẩm thời trang, những sản phẩm có tính phân hoá cao, v.v Ví dụ, nếu một mặt hàng thời trang nổi tiếng có và được người tiêu dùng ưa thích, nhu cầu mua hàng chắc chắn sẽ tăng lên Mặt khác, nhu cầu đối sẽ giảm, nếu người tiêu dùng không có sở thích hoặc ưu tiên
cho mặt hàng đó
- Kỳ vọng của người tiêu dùng
Một yếu tố khác ảnh hưởng đến nhu cầu hàng hóa là kỳ vọng của người tiêu dùng về giá cả hàng hóa trong tương lai Nếu giá của một mặt hàng nào đó dự kiến
sẽ tăng trong tương lai gần, người tiêu dùng sẽ mua nhiều hàng hóa đó hơn so với thường ngày Trong tình huống đó, họ sẽ tránh phải trả tiền cao hơn trong tương lai Nếu giá xăng dự kiến sẽ tăng trong vài ngày tới, mọi người sẽ vội vã đi đổ xăng Tương tự, khi người tiêu dùng kỳ vọng rằng trong tương lai giá hàng hóa sẽ giảm, thì ở hiện tại họ sẽ tạm hoãn một phần tiêu thụ hàng hóa, khiến nhu cầu hàng hóa hiện tại của họ sẽ giảm
Câu 2:
Phân biệt sự vận động và dịch chuyển đường cung
Vận động phản ánh thay đổi của lượng cung do giá của hàng hóa đang xét thay đổi ( cá yếu tốc khác giữ nguyên ) Khi đó có sự vận động dọc theo đường cung S cố định từ điểm A đến điêm C hoặc xuống điểm B trên 1 đường cung ban đầu ( hình 2.5)
Trang 7Dịch chuyển phản ánh sự thay đổi trong cung do một trong các yếu tố ảnh hưởng đến cung thay đổi ( giá của chính hàng hóa đó không đổi ) khi đó có sự dịch chuyển của đường cung ban đầu sang một đường cung mới về bên phải hoặc bên trái ( hình 2.6)
Trang 8Theo đồ thị trên giả sử đường cung ban đầu là S tại mức giá P, lượng cung ban đầu là Q Khi chính phủ đánh thuế hàng hóa bán ra, cung giảm đi và tại mức giá ban đầu là P, lượng cung mới sẽ giảm đi còn Q’’ Như vậy, tác động của thuế hình thanh mối quan hệ mới giữa giá và lượng cung, do đó gây ra sự giảm cung Đường cung mới S’’ sẽ nằm ở bên trái đường cung ban đầu Tương tự nếu có trợ cấp của chính phủ đường cung S’ là đường cung mới sẽ nằm ở bên phải đường cung ban đầu sau khi có sự tăng cung
Phân biệt giữa vận động và dịch chuyển rất quan trọng trong phân tích kinh tế vì nó cho biết nguyên nhân và kết quả của những sự thay đổi trên thị trường tác động như thế nào đến giá và lượng cung, từ đó giúp chúng ta có được sự hiểu biết đúng đắn về hoạt động của thị trường cũng như các quyết định lựa chọn đúng đắn và hiệu quả
Câu 3:
PD = 300 – 0,2 QD (1)
PS = 40 + 0,2 QS (2)
a Tính giá và lượng cân bằng
Từ (1) ta có: QD = 1.500 – 5 PD
Trang 9Từ (2) ta có: QS = -200 – 5 PS
Cân bằng QD = QS Khi đó: P = 170
Thay P = 170 vào (1) ta có: Q = 650
Như vậy giá và lượng cân bằng lần lượt là P = 170, Q = 650
b Tính lượng dư thừa và thiếu hụt tại P = 150, P = 180
Tại P = 150:
Thay vào (1) ta có: Cầu QD = 750
Thay vào (2) ta có: Cung QS = 550
Vì vậy, lượng thiếu hụt = QD – QS = 200
Tại P = 180:
Thay vào (1) ta có: Cầu QD = 600
Thay vào (2) ta có: Cung QS = 700
Vì vậy, lượng thiếu hụt = QS – QD = 100
PHẦN II: KINH TẾ VĨ MÔ
Câu 1:
a.
Lạm phát là sự tăng mức giá chung một cách liên tục của hàng hóa và dịch
vụ theo một khoảng thời gian nhất định, làm cho đồng tiền bị mất giá trị hơn so với trước
Lạm phát ảnh hưởng đến các nền kinh tế theo nhiều cách tích cực và tiêu cực khác nhau Trong đó:
– Tác động tiêu cực của lạm phát là tạo ra sự gia tăng chi phí cơ hội của
việc tích trữ tiền Sự không chắc chắn về tình hình lạm phát trong tương lai có thể ngăn cản quyết định đầu tư và tiết kiệm
Nếu lạm phát tăng trưởng đủ nhanh, sự khan hiếm của hàng hóa sẽ khiến người tiêu dùng bắt đầu lo lắng về việc giá cả sẽ tăng cao trong thời gian tới
– Tác động tích cực trong một vài trường hợp có thể làm giảm thiểu tỷ lệ
thất nghiệp dựa trên giá cả cứng nhắc
Trang 10Nhưng tác động tích cực không nhiều mà chủ yếu là tác động tiêu cực Vì vậy mà các chính phủ của các nước luôn tìm cách để khắc phục lạm phát ở mức độ cho phép
b.
Lạm phát do chi phí đẩy (cost-push inflation) là sự gia tăng liên tục của mức giá chung do có sự gia tăng tự sinh trong các loại chi phí sản xuất và cung ứng hàng hoá Điều này có thể xảy ra do công nhân đòi tiền lương, cao hơn, giới chủ tìm cách tăng lợi nhuận, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng, thời tiết bất thường làm cho sản lượng giảm (chi phí cho mỗi đơn vị sản lượng tăng) hay việc chính phủ tăng thuế và vận dụng những chính sách khác làm cho chi phí sản xuất tăng lên Những hiện tượng này làm cho đường tổng cung (AS) trong mô hình AD-AS dịch chuyển lên phía trên bên trái, dẫn tới giá cả cao hơn Các nhà tiền tệ cho rằng những hiện tượng như vậy chỉ gây ra lạm phát khi đồng thời có sự gia tăng của cung ứng tiền tệ, tức ngân hàng trung ương thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, làm cho đường tổng cầu dịch chuyển lên phía trên bên phải Họ lập luận rằng nếu không có chính sách tiền tệ mở rộng, hiện tượng chi phí đẩy sẽ dẫn tới sự giảm phát (giá cả giảm) Những người theo trường phái Keynes cực đoan phủ nhận ảnh hưởng này, còn những người theo Keynes ôn hoà hơn cho rằng trong trường hợp này, chính sách tiền tệ chỉ đóng vai trò thụ động và chính phủ buộc phải mở rộng cung ứng tiền tệ để làm giảm nhẹ những áp lực do hiện tượng chi phí đẩy tạo ra
Câu 2:
Đáp án: B
Giải thích:
Thu nhập khả dụng là phần thu nhập có thể sử dụng được tức là thu nhập
quốc dân trừ thuế cá nhân
YD= Y – T
Trong đó:
YD là thu nhập khả dụng
Y là thu nhập quốc dân
T là thuế cá nhân
Câu 3:
Trang 11GDP danh nghĩa (GDPn)
2017:
GDPn = 18 * 2.000 + 11 *8 = 36.088
2018:
GDPn = 20 * 2.150 + 11,2 *8,2= 43.091,84
2019:
GDPn = 21 * 2.300 + 11,5 *8,3 = 48.395,45
GDP thực tế (GDPr)
2017:
GDPr = 18 * 2.000 + 11 *8 = 36.088
2018:
GDPr = 18 * 2.150 + 11 *8,2= 38.790,2
2019:
GDPr = 18 * 2.300 + 11 *8,3 = 41.491,3
b.
Chỉ số điều chỉnh GDP = GDP danh nghĩa/ GDP thực tế Năm 2017
DGDP =36.088/36.088 = 1
Năm 2018
DGDP =43.091,84/38.790,2 = 1,1109
Năm 2019:
DGDP =48.395,45/41.491,3 = 1,1664