Bàn về phát biểu của gs cao huy thuần “một nhà nước mạnh không phải một nhà nước làm tấ cả mọi việc; đó là một nhà nuóc biết tin, biết chia sẻ việc cho xã hội, biết cư xử với xã hội như với một người lớn

30 0 0
Bàn về phát biểu của gs cao huy thuần “một nhà nước mạnh không phải một nhà nước làm tấ cả mọi việc; đó là một nhà nuóc biết tin, biết chia sẻ việc cho xã hội, biết cư xử với xã hội như với một người lớn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINHKHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAOHỌC PHẦNLÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚCĐỀ TÀI 1TÌM HIỂU HỆ THỐNG LƯỠNG VIỆN Ở CÁC QUỐC GIATRÊN THẾ GIỚI; LIÊN H

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍNH MINHKHOA CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG CAO

HỌC PHẦNLÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

ĐỀ TÀI 1

TÌM HIỂU HỆ THỐNG LƯỠNG VIỆN Ở CÁC QUỐC GIATRÊN THẾ GIỚI; LIÊN HỆ VIỆT NAM TRONG BỒI CẢNH

HIỆN NAYĐỀ TÀI 2

BÀN VỀ PHÁT BIỂU CỦA GS.CAO HUY THUẦN “MỘT NHÀ NƯỚC MẠNH KHÔNG PHẢI MỘT NHÀNƯỚC LÀM TẤ CẢ MỌI VIỆC; ĐÓ LÀ MỘT NHÀ NUÓCBIẾT TIN, BIẾT CHIA SẺ VIỆC CHO XÃ HỘI, BIẾT CƯ XỬ

VỚI XÃ HỘI NHƯ VỚI MỘT NGƯỜI LỚN”

GVHD: CÔ NGUYỄN THỊ NGỌC MAI

Trang 2

Mục lục

CHỦ ĐỀ 1: HỆ THỐNG LƯỠNG VIỆN 4

LỜI NÓI ĐẦU 4

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH LƯỠNG VIỆN .5I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỊ VIỆN 5

1 Khải niệm và vai trò của nghị viện 5

a Khái niệm 5

b Vai trò của Nghị viện 5

2 Chức năng của nghị viện 6

3 Cơ cấu của nghị viện 6

II LƯỠNG VIỆN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC 7

1 Thượng viện 7

2 Hạ viện 7

3 Một số đặc điểm của thượng viện khác với hạ viện 7

III THẨM QUYỀN CỦA NGHỊ VIỆN 7

1 Trong lĩnh vực lập pháp 7

2 Trong lĩnh vực tư pháp 8

3 Trong lĩnh vực ngân sách - tài chính 8

4 Trong lĩnh vực đối ngoại, phòng thủ quốc gia và trong lĩnh vực giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước 9

IV THỦ TỤC HOẠT ĐỘNG CỦA LƯỠNG VIỆN 9

1 Thủ tục tiến hành kỳ họp của Nghị viện (Session) 9

2 Thủ tục lập pháp 10

2.1 Sáng kiến luật 10

2.2 Thảo luận luật 10

2.3 Thông qua luật 10

2.4 Công bố luật 10

3 Thủ tục giám sát (Supervision) 11

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG LƯỠNG VIỆN CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐIỂN HÌNH 11

I NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ ANH 11

1 Quá trình hình thành lưỡng viện ở Anh 11

2 Cơ cấu tổ chức 12

3 Quy trình lập pháp 12

II NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA TỐNG THỐNG MỸ 13

1 Quá trình hình thành lưỡng viện ở Mỹ 13

2 Cơ cấu tổ chức 132

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 3

II LIÊN HỆ VIỆT NAM 14

1.Vấn đề hoàn thiện Quốc hội Việt Nam hiện nay 14

2 Quốc hội Việt Nam có phải chuyển sang mô hình lưỡng viện? 15

NHẬN XÉT CHUNG 16

CHỦ ĐỀ 2: BÀN VỀ PHÁT BIỂU CỦA GS.CAO HUY THUẦN 16

LỜI NÓI ĐẦU 16

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NHÀ NƯỚC 17

1.Nguồn gốc ra đời của nhà nước 17

2.Bản chất của nhà nước 17

3.Đặc trưng của nhà nước 18

4.Chức năng cơ bản của Nhà nước 19

CHƯƠNG II: NỘI DUNG 19

1.Nhà nước mạnh là gì? 19

2.Đặc điểm của nhà nước mạnh 20

2.1 Nhà nước mạnh không phải là nhà nước làm hết tất cả mọi việc: ôm đồm thì không đủ nguồn nhân lực, kinh tế để làm, không có thời gian lo cho những việc khác 20

2.2 Nhà nước mạnh phải biết tin, biết chia việc cho xã hội 21

2.3 Nhà nước mạnh biết đối xử với xã hội như mội người lớn 23

2.4 Ưu điểm khi nhà nước biết phân chia công việc 24

2.5 Nhược điểm khi nhà nước không biết phân chia, quản lí xã hội 25

CHƯƠNG III: LIÊN HỆ VỚI NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 25

1 Những “vấp ngã” để trường thành của Nhà nước trong công cuộc đổi mới 25

2 Những định hướng hiện nay để Việt Nam trở thành quốc gia thịnh vượng 26

NHẬN XÉT CHUNG 28

TÀI LIỆU THAM KHẢO 29

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 4

CHỦ ĐỀ 1: HỆ THỐNG LƯỠNG VIỆN

LỜI NÓI ĐẦU

Với sự hiểu thấu, nắm bắt được tình hình nhà nước của các vị lãnh đạo ở các quốc gia lớn nhỏ trên thế giới nói chụng và nhà nước Việt Nam nói riêng, ở các giai đoạn phùng hưng cũng như giai đoạn khó khăn đều có những giải pháp kịp thời nhằm phát huy những tìm năng vốn có và ngăn chặn khủng hoảng về các lĩnh vực như kinh tế, an ninh quốc phòng, Vì lẽ đó, việc hình thành các cơ quan quản lý đương nhiệm các nhiệm vụ chung của một nước là vô cùng cần thiết, hướng đến chủ trương xây dựng một quốc gia mạnh mẽ về các mặt đối nội trong nước và cả đối ngoại với quan hệ quốc tế.

Để có chỗ đứng trên thị trường hiện nay, các cơ quan lớn ở các nước phải có những đường lối thật sáng suốt và luôn đề cao tinh thần phải đối mặt trước các tình huống cấp bách bất cứ lúc nào Song, phải biết phân chia quyền lực một cách hợp lí để các cơ quan nhà nước kìm hãm lẫn nhau, tránh sự lạm quyền, đáp ứng đúng ý chí, nguyện vọng, tránh ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và nghĩa vụ của nhân dân Cùng với đó, nhân dân có trách thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình đối với nhà nước, cùng với nhà nước định hướng xây dựng một nhà nước vững mạnh, xã hội được công bằng, dân chủ, văn minh.

Với ý nghĩa đó, bài tiểu luận này sẽ khai thác về hai đề tài Đề tài thứ nhất “Tìm hiểu hệ thống lưỡng viện ở các quốc gia trên thế giới; liên hệ việt nam trong bồi cảnh hiện nay” sẽ đi vào tìm hiểu, khai thác những thắc mắc về tổ chức và hoạt động của "chế độ lưỡng viện" để hiểu rõ hơn về chế độ tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp Đến với đề tài thứ hai bàn về phát biểu của GS.Cao Huy Thuần: “Một nhà nước mạnh không phải một nhà nước làm tấ cả mọi việc; đó là một nhà nuóc biết tin, biết chia sẻ việc cho xã hội,

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 5

biết cư xử với xã hội như với một người lớn” Bài tiểu luận sẽ đi sâu tìm hiểu vai trò của nhà nước trong thực hiện công tác xã hội và quản lý nhà nước.

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MÔ HÌNH LƯỠNG VIỆN

I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ NGHỊ VIỆN

1 Khải niệm và vai trò của nghị viện a Khái niệm

Nghị viện (hội nghị) - một loại hình thái của cơ quan lập pháp, do số lượng đại biểu nhất định trong nhân dân bầu ra mà hợp thành nhằm nắm giữ quyền lập pháp; các vị đại biểu này gọi là nghị sĩ, có thể thông qua bầu cử trực tiếp hoặc bầu cử gián tiếp mà sản sinh, cũng có thể là do nhà nước uỷ nhiệm Nghị viện là hình thức thông qua đó người dân ủy quyền quản lý xã hội cho nhà nước Thông qua bầu cử, người dân hợp pháp hóa quyền lực nhà nước Nghị viện là cầu nối giữa người dân và chính quyền.

b Vai trò của Nghị viện

Vai trò cầu nối giữa Nhà nước và công chúng

Nghị viện là cầu nối giữa ý nguyện của công chúng với ý chí của cơ quan công quyền, đóng vai là cơ quan giám sát hoạt động và việc thực hiện trách nhiệm chính trị của các cơ quan công quyền

Vai trò định hướng phát triển quốc gia

Quyết định về tài chính quốc gia (đặt ra thuế, bảo đảm thu, chi) phục vụ lợi ích công cộng với tiêu chí minh bạch, hiệu quả, cũng như các vấn đề tổ chức nhà nước (bầu, bổ nhiệm, bãi nhiệm, miễn nhiệm), thành lập Chính phủ, cơ quan tư pháp; vấn đề quốc phòng, an ninh Nghị viện hoạt động dựa trên

HỆ THỐNG LƯỠNG VIỆN

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 6

những nguyên tắc dân chủ, là trung tâm giáo dục, quảng bá và là hình mẫu cho nền dân chủ của quốc gia.

2 Chức năng của nghị viện

Chức năng lập pháp

Đây là chức năng chủ yếu và quan trọng nhất Trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật, các nghị sĩ phải xem xét và đánh giá chính sách pháp luật đến đời sống, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của nhân dân Cơ quan này quan có thẩm quyền giám sát quá trình thu và sử dụng ngân sách của Nhà nước hằng năm, quản lý giám sát việc sử dụng nguồn tài chính công hiệu quả tránh lãng phí thất thoát tiền của của nhân dân.

3 Cơ cấu của nghị viện

Các viện của Nghị viện

Nghị viện của các Nhà nước đương đại có thể có một hoặc hai viện: Chế độ một viện tồn tại ở Hy Lạp, Phần Lan, Chế độ hai viện tồn tại ở Anh, Pháp,

Chế độ hai viện tồn tại ở các Nhà nước Liên bang Thượng Nghị viện thông thường là đại diện của các bang, các lãnh địa, không lấy theo tỷ lệ dân số Ví dụ, Hoa Kỳ có 50 bang thì mỗi bang có hai Thượng nghị sỹ không phụ thuộc vào bang lớn hay nhỏ.

Cơ quan lãnh đạo của Nghị viện

Việc lãnh đạo các viện có thể do một người hoặc do một tập thể ủy ban thường vụ thực hiện.

Các ủy ban của nghị viện

Các ủy ban chia làm hai loại là ủy ban thường trực và ủy ban đặc biệt, ủy ban thường trực là ủy ban hoạt động chuyên môn còn úy ban đặc biệt được thành lập vì những nhiệm vụ đặc biệt theo từng vụ việc

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 7

II LƯỠNG VIỆN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC

1 Thượng viện

Được định nghĩa là một hội đồng hoặc hội đồng của những người có quyền lực cao nhất hoặc lập pháp trong một đất nước Thượng viện với tư cách là một cơ quan nhà nước lập pháp lần đầu tiên xuất hiện ở La Mã cổ đại Về bản chất, thượng viện là một sự tiến hóa của Hội đồng trưởng lão Thượng viện đã có một tác động rất lớn đến chính sách công và tài chính, các quyết định của nó có hiệu lực của pháp luật.

2 Hạ viện

Hạ viện hay còn được gọi là Viện dân biểu, là một trong hai viện của Quốc hội ở tại các Quốc gia lưỡng viện, là đại diện cho các tầng lớp nhân dân Hạ viện có chức năng lập pháp, quyền lực của hạ viện so với thượng viện là khác nhau tùy theo hiến pháp Quốc hội tại những quốc gia có một viện được coi là tương đương với hạ viện.

3 Một số đặc điểm của thượng viện khác với hạ viện

Thượng viện và hạ viện đều có quyền lực riêng Điều này thay đổi tùy thuộc vào hiến pháp từng quốc gia sẽ quyết định quyền hạn của thượng viện Thượng viện có quyền đặt vấn đề với nhánh hành pháp, sau khi các nghị quyết được thông qua bởi hạ viện

Ở nhiều nước, các thành viên thượng viện thường không phải được bầu đại chúng mà quyền thành viên có thể do kế thừa hoặc do bổ nhiệm Nhiệm kỳ thành viên thượng viện thường dài hơn của hạ viện, thậm chí cả đời

III THẨM QUYỀN CỦA NGHỊ VIỆN

1 Trong lĩnh vực lập pháp

Thẩm quyền này có thể chia thành 2 giai đoạn:

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 8

Giai đoạn đầu của Chủ nghĩa tư bản khi chủ nghĩa Nghị viện đang hưng thịnh thì Nghị viện có thể ban hành bất cứ đạo luật nào mà Nghị viện thấy cần thiết để điều chỉnh các mối quan hệ xã hội

Giai đoạn thứ hai là giai đoạn từ chủ nghĩa tư bản độc quyền đến nay Ở giai đoạn này quyền hạn lập pháp của Nghị viện bị hạn chế Hiến pháp năm 1958 của Pháp hạn chế phạm vi các lĩnh vực mà Nghị viện ban hành luật tại Điều 34 Hiến pháp nhiều Nhà nước tư sản khác cũng quy định vấn đề tương tự.

Tuy nhiên có một số Nhà nước tư sản như Anh, Hy Lạp, Nhật Bản không hạn chế phạm vi lập pháp của Nghị viện.

2 Trong lĩnh vực tư pháp

Đa số các nhà nước tư sản Nghị viện có quyền luận tội và xét xử Tổng thống cũng như các quan chức cao cấp của bộ máy Nhà nước theo thủ tục gọi là đàn hạch (Impeachment) Hình phạt là sự cách chức đối với các quan chức phạm tội Còn các hình phạt khác theo Luật Hình sự, tòa án tuyên phạt theo thủ tục bình thường.

Một số nhà nước tư sản như Nhật, Pháp, Italia và các quốc gia mà Nghị viện chỉ có một viện thì việc khởi tố thuộc thẩm quyền của toàn Nghị viện Sau đó tòa án đặc biệt sẽ xét xử (Hy Lạp, Pháp, Đan Mạch, Nhật Bản) hoặc do Tòa án Hiến pháp hoặc Pháp viện tối cao xét xử.

3 Trong lĩnh vực ngân sách - tài chính

Thông qua ngân sách nhà nước là một việc làm quan trọng nhất, cổ điển nhất từ khi chế độ Nghị viện được xuất hiện Nghị viện có quyền:

Quy định về quản trị tài chính quốc gia Quyết định ngân sách nhà nước

Thực hiện quyền kiểm sát thanh tra việc thu và chi ngân sách Nhà nước

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 9

Quyết định việc lập và thu các loại thuế cũng như quyền lập pháp

4 Trong lĩnh vực đối ngoại, phòng thủ quốc gia và trong lĩnh vực giám sát hoạt động của bộ máy nhà nước

Theo nguyên tắc chủ quyền thuộc về nhân dân thì Nghị viện - cơ quan dân cử, cơ quan đại diện của nhân dân có quyền quyết định vấn đề chiến tranh và hòa bình Tuy nhiên trên thực tế Tổng thống hoặc Chính phủ có thể đặt Nghị viện trước một việc đã rồi để buộc Nghị viện phải phê chuẩn Để đánh giá vai trò của Nghị viện trong lĩnh vực quan hệ đối ngoại cần thiết phải xác định sự ảnh hưởng của Nghị viện đối với nội dung của các hiệp ước quốc tế.

Nhiều nhà nước khác cũng có những quy định tương tự như vậy Tuy nhiên ở Hoa Kỳ, Thượng nghị viện trong nghị quyết về phê chuẩn Hiệp ước quốc tế có thể sửa đổi hoặc bổ sung bất kỳ điều nào của Hiệp ước.

Tuy nhiên, sự phê chuẩn này chỉ mang tính hình thức Đó chỉ là cách để kiểm tra hoạt động đối ngoại của Chính phủ.

IV THỦ TỤC HOẠT ĐỘNG CỦA LƯỠNG VIỆN

1 Thủ tục tiến hành kỳ họp của Nghị viện (Session)

Có hai hình thức phổ biến là kỳ họp thường kỳ và kỳ họp bất thường: o Kỳ họp thường kỳ

Hoạt động chủ yếu của Nghị viện thể hiện qua các kỳ họp, thường sẽ được triệu tập từ 1 lần đến 4 lần trong một năm (Tùy vào quy định của Hiến pháp) Trong các kỳ họp các đại biểu thường sẽ cùng nhau giải quyết hay thảo luận về các dự luật, bày tỏ sự không hài lòng đối với chính sách do Chính phủ thực hiện và những vấn đề quan trọng mang tính ý nghĩa sâu sắc đối với xã hội.

o Kỳ họp bất thường

Mục đích chính tìm ra những phương hướng, các giải quyết để giúp đất nước thoát khỏi những tình trạng rối ren khi có mối đe dọa đến quốc gia trong trường hợp khẩn cấp Việc triệu tập kỳ họp bất thường được tiến hành theo

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 10

sáng kiến của chủ tịch Thượng viện hoặc chủ tịch Hạ viện, hay do người đứng đầu nhà nước, đứng đầu Chính phủ Nhưng phải đáp ứng được một số lượng nhất định nghị sĩ đồng ý thì mới mở kỳ họp bất thường, “Nhật Bản phải đáp ứng 1/4 tổng số nghị sĩ hay Italia thì 1/3 hay Pháp là trên 1/2”.1

2 Thủ tục lập pháp

Quá trình làm luật trải qua 4 giai đoạn: 2.1 Sáng kiến luật

Hiện nay, sáng kiến luật chủ yếu thuộc về Chính phủ Khoảng 90% các dự án luật trở thành luật là của Chính phủ hoặc của các Nghị sĩ do Chính phủ ủy nhiệm.

2.2 Thảo luận luật

Lần đọc đầu tiên thể hiện việc bắt đầu xem xét dự án luật bằng việc đọc tên và gọi các vấn đề cơ bản của dự luật Nếu không bị bác bỏ sau lần đọc đầu tiên dự án sẽ chuyển cho ủy ban thường trực phù hợp với chuyên ngành đã phân định

Lần đọc thứ hai ở giai đoạn này trước hết bắt đầu bằng việc đọc những nhận xét của Ủy ban thường trực và thảo luận ở Nghị trường, các dự án trong giai đoạn này cũng có thể bị bác bỏ.

Lần đọc thứ ba là giai đoạn nghe các ý kiến chống đối hoặc ủng hộ dự luật và biểu quyết thông qua.

2.3 Thông qua luật

Thông thường các dự luật được biểu quyết với đa số phiếu thuận sẽ trở thành luật

2.4 Công bố luật

Việc công bố luật thông thường do nguyên thủ quốc gia thực hiện trong vòng 10 hoặc 15 ngày sau khi luật đã thông qua.

1 Giáo trình Luật Hiến pháp nước ngoài, Trường Đại học Luật Hà Nội, NXB Công an nhân dân, 1999, trang 98.

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 11

Trong thời gian này một số Nhà nước tư sản, ví dụ như Hoa Kỳ cho phép Tổng thống có quyền phủ quyết luật Việc phủ quyết này của Tổng thống buộc Nghị viện phải thảo luận lại lần thứ hai Trong lần này luật chỉ có thể được thông qua nếu đủ từ 2/3 trở lên số phiếu thuận.

3 Thủ tục giám sát (Supervision)

Hoạt động giám sát các hoạt động của Chính phủ cugc không kém phần quan trọng Việc cơ quan hành pháp ngày càng tăng quyền lực và quyền hành đã dẫn đến việc cơ quan lập pháp phải mở rộng quyền kiểm tra và giám sát nhánh hành pháp của Chính phủ Dù sáng kiến luật bắt nguồn từ cơ quan hành pháp, nhưng cơ quan lập pháp có quyền không thông qua đạo luật Cơ quan lập pháp có quyền chỉ đạo hoạt động của Chính phủ để đảm bảo luật được thực hiện đúng đắn và hiệu quả.

CHƯƠNG II: HỆ THỐNG LƯỠNG VIỆN CỦA MỘT SỐ NƯỚC ĐIỂN HÌNH

I NHÀ NƯỚC QUÂN CHỦ ĐẠI NGHỊ ANH

1 Quá trình hình thành lưỡng viện ở Anh

Năm 1265, cuộc hội nghị được coi là sự hình thành Nghị viện Anh - triệu tập gồm tất cả các lãnh chúa, đại biểu kỵ sĩ, đại biểu thị dân Nhà vua phải tuyên bố thừa nhận Nghị viện là cơ quan đại biểu của lãnh chúa, kỵ sĩ và thị dân Từ đó trở đi, khi nào cần ban hành luật mới, nhà vua lại phải triệu tập Nghị viên để thông qua luật đó Thượng nghị viện gồm đại biểu của đại quý tộc và giáo hội.

Hạ nghị viện gồm đại biểu của kỵ sĩ và thị dân giàu có Theo chế độ bầu cử, chỉ có 80 thành phố được quyền tham gia Hạ nghị viện nhưng các chủ sở hữu tài sản phải có chứng chỉ hiệp sĩ, không phụ thuộc dòng dõi Các đại diện của thành phố tham gia vào Hạ nghị viện cũng hoàn toàn có thể do các quan chức, giới quý tộc lựa chọn mà không thông qua bầu cử Nghị viện Anh dù

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 12

mới hình thành nhưng cũng nắm kha khá quyền lực và chưa hoàn toàn nằm trong tay giai cấp tư sản.

2 Cơ cấu tổ chức

Thượng viện: là Thượng viện duy nhất trên thế giới có một số lượng đông

đảo và có cách thức thành lập không giống bất cứ Thượng viện của nước nào Số lượng thành viên của Thượng nghị viện không cố định mà thay đổi theo thời gian.

Bộ phận thư ký của Viện do Tổng thư ký phụ trách Tiêu chuẩn, cách thức thành lập, nhiệm kỳ của Tổng thư ký Thượng viện giống như Tổng thư ký Hạ viện.

Giúp việc cho mỗi uỷ ban là bộ phận thư ký Để phối hợp hoạt động của các uỷ ban thường trực, Thượng viện thành lập Uỷ ban tay lái.

Hạ viện: Viện Bình dân đóng vai trò đặc biệt quan trọng Bởi vậy, thuật

ngữ “Nghị viện” đôi khi được dùng chỉ để biểu thị cho viện này Nhiệm vụ cơ bản của Chủ tịch Viện là đại diện cho Viện Bình dân trong quan hệ với Nhà vua, Chính phủ và các thiết chế Nhà nước khác cũng như trong quan hệ đối ngoại của Viện; lãnh đạo hoạt động của Viện.

Viện có hai loại uỷ ban, Uỷ ban thường trực và Uỷ ban lâm thời Các uỷ ban thường trực lại được chia thành ba loại: Uỷ ban toàn viện, Uỷ ban chuyên môn và Uỷ ban không chuyên môn.

3 Quy trình lập pháp

Thông thường, thời gian xem xét dự luâ §t ở Ủy ban sẽ khoảng 6 tuần Hầu hết các luật do Quốc hội (Nghị viện) ban hành đều dựa trên đề xuất của Chính phủ Các bộ trưởng thường phải tiến hành tham vấn với những người quan trọng như các chuyên gia, các nhóm lợi ích và những người được cho là sẽ bị ảnh hưởng bởi chính sách được đề xuất Dự luật phải trải qua 5 bước.

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 13

II NHÀ NƯỚC CỘNG HÒA TỐNG THỐNG MỸ

1 Quá trình hình thành lưỡng viện ở Mỹ

Những năm 1760, chính quyền Anh quyết định thắt chặt sự kiểm soát của minh đối với các thuộc địa Các thuộc địa bắt đầu xây dựng chính quyền mới, soạn thảo Hiến pháp Tuy nhiên, họ không tạo ra sự phân quyền trong bộ máy chính quyền Chính quyền quốc gia cũng trong tình trạng tương tự.

Sau cách mạng giành độc lập, 13 thuộc địa đầu tiên tạo ra một chính quyền trung ương với quyền lực thấp kém Cho nên họ quyết định tiến hành việc tạo ra một chính quyền mới Hội nghị lập hiến được tiến hành dưới hình thức thảo luận lần lượt từng một hình chính quyền được đề xuất.

2 Cơ cấu tổ chức

Hạ viện: Theo khoản 2 Điều 1 Hiến pháp 1787, thành viên của Hạ nghị

viện do người dân của các bang bầu ra Người dân của mỗi bang sẽ trực tiếp bầu ra một Dân biểu đại diện cho bang của mình trên cơ sở đa số phiếu bầu Các Đại diện được bầu phải cư trú tại tiểu bang đã bầu họ Hạ viện có quyền đề xuất các dự luật mới hoặc sửa đổi luật và có các quyền hạn đặc biệt Chủ tịch Hạ viện do các Hạ nghị sĩ tiến hành bầu trong số các thành viên.

Thượng viện: gồm các Thượng nghị sĩ đại diện cho các bang Tiêu chuẩn

của các Thượng nghị sĩ đòi hỏi cao hơn các Hạ nghị sĩ Theo Hiến pháp thì các Thượng nghị sĩ sẽ do viện lập pháp của tiểu bang bầu chọn Mỗi bang sẽ có 2 Thượng nghị sĩ đại diện cho mình tại Thượng viện bất kể đó là bang lớn hay bang nhỏ.

Theo phương thức này thì cả hai Thượng nghị sĩ sẽ thường không ứng cử cùng một lúc Các Thượng nghị sĩ có nhiệm kỳ 6 năm, dài hơn nhiệm kỳ các Hạ nghị sĩ và có thể tái cử.

3 Quá trình lập pháp

Trước hết, các sáng kiến lập pháp của các nghị sĩ có thể bắt nguồn từ các cuộc tiếp xúc cử tri trong quá trình vận động bầu cử mà ở đó ứng cử viên hứa

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 14

hẹn nếu trúng cử sẽ trình để ban hành văn bản luật về một vấn đề cụ thể Loại văn bản thường được xem xét ở cả hai viện là dự luật Có hai loại dự luật: dự luật công và dự luật tư Tại Hạ viện, mọi đại biểu đều có quyền đưa ra sáng kiến về dự án luật vào thời điểm Nghị viện đang họp bằng cách bỏ dự thảo đó vào một chiếc hộp bằng gỗ để dùng riêng cho mục đích này được đặt ở bên cạnh bục phát biểu tại Hạ viện mà không cần xin phép để trình Đại biểu nêu sáng kiến về dự luật được gọi là người bảo trợ và pháp luật không hạn chế số đại biểu ủng hộ được gọi là người đồng bảo trợ cho một sáng kiến luật.

CHƯƠNG III: ƯU, NHƯỢC ĐIỂM CỦA HỆ THỐNG LƯỠNG VIỆN VÀ LIÊN HỆ VIỆT NAM

I ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM

1 Ưu điểm.

Làm tăng các hình thức đại diện Việc thực hiện quyền giám sát của Nghị viện đối với cơ quan hành pháp được thực hiện đầy đủ hơn VD: các quyết định về đối ngoại, quốc phòng, của cơ quan hành pháp Hoa Kỳ chịu sự xem xét khắt khe của Thượng viện.

2 Nhược điểm.

Quy trình lập pháp ở các nước theo mô hình lưỡng viện có nhiều điểm phức tạp hơn mô hình đơn viện Sự tham gia, kiểm tra của Thượng viện làm cho quy trình lập pháp tiến hành dài hơn với các thủ tục rườm rà, tương tự như ở Hạ viện.

Việc tổ chức hai viện cũng gây ra những tốn kém hơn về chi phí tổ chức và vận hành.

II LIÊN HỆ VIỆT NAM

1.Vấn đề hoàn thiện Quốc hội Việt Nam hiện nay.

Đổi mới và hoàn thiện luôn là một đòi hỏi có tính quy luật, được đặt ra với mọi sự vật, hiện tượng và đối với cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước cũng không là ngoại lệ Nhất là trong bối cảnh nước ta hiện nay, đang trong thời kì

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Trang 15

tích cực xây dựng và đảm bảo nhà nước pháp quyền nên rất quan tâm, mong muốn tìm được một mô hình tổ chức bộ máy nhà nước phù hợp Việc tham khảo kinh nghiệm các nước cùng với cái nhìn xuyên suốt lịch sử lập hiến và từ những kinh nghiệm của việc tổ chức và hoạt động của Quốc hội trước đó sẽ càng giúp cho chúng ta có cơ hội tìm ra phương án tối ưu nhất để có thể xây dựng được một cơ quan lập pháp thực sự hiệu quả.

Vì vậy, Quốc hội được Hiến pháp quy định tất cả quyền lực nhà nước tập trung tại cơ quan này.

2 Quốc hội Việt Nam có phải chuyển sang mô hình lưỡng viện?

Sự xuất hiện của Thượng viện cũng sẽ hạn chế quyền lực của Hạ viện Quy trình lập pháp ở các quốc gia theo mô hình lưỡng viện phức tạp hơn so với mô hình Nghị viện đơn viện Ở mỗi mô hình, vai trò lập pháp có những ưu nhược điểm khác nhau Không thể phân biệt rõ ràng mô hình nào thực hiện chức năng lập pháp vượt trội Trên thế giới có 194 quốc gia, trong đó có 3 quốc gia không có Quốc hội Có 83 nước chọn mô hình lưỡng viện và 108 nước chỉ có một viện trong bộ máy nhà nước Thống kê cho thấy, số quốc gia lựa chọn mô hình nghị viện một viện chiếm ưu thế hơn Lãnh thổ Việt Nam là một thể thống nhất, không có sự phân chia về hình thức nhà nước theo lãnh thổ nên có sự phân chia Thượng viện và Hạ viện Đại diện là không hoàn toàn cần thiết Việt Nam chỉ công nhận tính hợp pháp của một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam Nước ta không quá rộng để phải chia thành nhiều bang, nhiều vùng Chính thể là phương thức tổ chức các cơ quan tối cao của nhà nước Trên thế giới, chính thể của các nước được chia thành nhiều dạng Cơ chế lưỡng viện thường được lựa chọn vì những lợi thế mà nó mang lại cho quốc gia đó Vai trò của các đảng chính trị ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành Nghị viện kiểm soát các hoạt động của viện kia.

LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC

Ngày đăng: 15/04/2024, 19:06

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan