Môn học xe chuyên dùng đề tài xe nâng điện

17 3 0
Môn học xe chuyên dùng đề tài  xe nâng điện

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Việc Việt Nam gia nhập WTO, chính phủ cho phép nhập khẩu phụ tùng từ nước ngoài, cũng như mở cửa hợp tác mạnh mẽ với các quốc gia có nền công nghiệp ô tô phát triển hàng đầu thế giới như

Trang 1

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG

Người hướng dẫn: Nguyễn Đỗ Thị Đan Thanh Sinh viên thực hiện: Nguyễn Phước Vinh MSSV: 20019097

Lớp: ĐH.KT.CKĐL 2020 Khóa: K45

Trang 2

Vĩnh Long, ngày 20 tháng 10 năm 2022

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

Vĩnh Long, ngày …… tháng… năm 2020

GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Nguyễn Đỗ Thị Đan Thanh

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ VÀ DANH SÁCH THÀNH VIÊN

STTTÊN THÀNH VIÊNMSSVNHIỆM VỤ

1 Nguyễn Phước Vinh 20019097 Tìm tài liệu, thiết kế PowerPoint, thiết kế Worl, thuyết trình 2 Nguyễn Thành Đô 20019020 Tìm tài liệu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Sau khi học xong môn họcXE CHUYÊN DÙNG tại trường Đại học Sưphạm Kỹ thuật Vĩnh Long dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận tình của Cô

NGUYỄN ĐỖ THỊ ĐAN THANH em đã tiếp thu được một lượng kiến thức để

nâng cao trình độ, cũng như những kinh nghiệm bổ ích, giúp tôi hoàn thiện bản thân để có thể học và làm việc tốt hơn.

Xin gửi đến quý Thầy Cô của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long

lòng kính trọng và sự biết ơn sâu sắc Đặc biệt là Cô NGUYỄN ĐỖ THỊ ĐAN

THANH và quý thầy Khoa Cơ khí Động lực đã tận tình chỉ dẫn, trực tiếp giúp

đỡ và tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt cho em hoàn thành chuyên đề này Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Phước Vinh

Trang 4

4 Ý nghĩa của đề tài

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG ĐIỆN I.Khái niệm

1.1Nhiệm vụ 1.2 Phân loại

CHƯƠNG II: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XE NÂNG ĐIỆN 2.1Cấu tạo xe nâng điện

A.Bộ phận nâng hạ 1 Càng nâng hạ (Fork): 2 Giá nâng (Fork Carriage) 3 Khung nâng (Mast)

4 Xi lanh khung nâng (Lifting Cylinder Mast) 5 Xi lanh nghiêng (Tilt Cylinder)

Trang 5

2.2 Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện 2.3 Ưu điểm của xe nâng điện

2.4Nhược điểm của xe nâng điện

CHƯƠNG III: : QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG ĐIỆN 3.1 Kiểm tra trước khi vận hành

3.2 Nguyên tắc an toàn khi vận hành 3.3 An toàn khi nạp nhiên liệu CHƯƠNG IV: HƯ HỎNG SỬA CHỬA 4.1 Gãy nĩa và chênh lệch nĩa 4.2 Ty đầy bị trầy xước 4.3 Lỗi hư hỏng hộp số

CHƯƠNG V: BẢO DƯỠNG XE NÂNG ĐIỆN KẾT LUẬN

Trang 6

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây nền công nghiệp ô tô đã có sự phát triển mạnh mẽ, hòa nhịp với sự phát triển không ngừng của ngành công nghiệp ô tô thế giới Việc Việt Nam gia nhập WTO, chính phủ cho phép nhập khẩu phụ tùng từ nước ngoài, cũng như mở cửa hợp tác mạnh mẽ với các quốc gia có nền công nghiệp ô tô phát triển hàng đầu thế giới như Đức, Mỹ, Nhật Bản,…đã tạo điều kiện cho nền công nghiệp ô tô Việt Nam phát triển với việc tiếp thu các dây chuyền công nghệ, ứng dụng các phát minh thiết kế vào sản xuất, lắp ráp cũng như giải quyết hầu hết các vấn đề về sữa chữa bảo dưỡng nâng cấp…ô tô tại Việt Nam, đóng góp không nhỏ vào thu nhập quốc dân của đất nước.

Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Vĩnh Long là mô št trong những người kỹ thuật có thế mạnh về ngành Công Nghệ Kỹ Thuật Ô Tô ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và dần dần phát triển rô šng hơn Trong trình học môn Xe Chuyên Dùng em đã được học và tìm hiểu rất nhiều loại xe Trong các loại xe chuyên dùng thì Xe Nâng Điện là một trong những loại xe chuyên dùng có ưu điểm vượt trội trong ngành công nghiệp nâng hạ Được thiết kế theo công nghệ tiên tiến và sử dụng nhiên liệu điện không có khí thải giúp việc vận hành rất ổn định và giữ môi trường sạch sẽ hơn, do đó tuổi thọ của xe sẽ dài hơn Với các lý do như vậy em đã quyết định chọn Xe Nâng Điện để tìm hiểu và nghiên cứu khi làm bài tiểu luận môn học Xe Chuyên Dùng.

Trong quá trình thực hiện đề tài tuy có nhiều khó khăn nhưng em vẫn được sự hướng dẫn rất tận tình của cô Nguyễn Đỗ Thị Đan Thanh và mô št số hướng dẫn của các thầy trong khoa chuyên môn Mă šc dù em đã cố gắng để hoàn thành tốt đề tài nhưng không thể tránh khỏi những sai sót do kiến thức của bản thân còn hạn chế, em kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của cô để em có thể bổ sung lượng kiến thức và hoàn thiện bản thân được tốt hơn.

Qua đây, cho phép em gửi lời cảm ơn chân thành đển cô Nguyễn Đỗ Thị Đan Thanh và các thầy trong khoa chuyên môn đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài này Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 7

TỔNG QUAN1 Lý do chọn đề tài

Hiện nay ô tô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách và vận chuyển hàng hóa cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời đã trở thành phương tiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển Ở nước ta, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng xe nâng ngày càng nhiều cùng với sự tăng trường kinh tế Để phục vụ tối ưu cho ngành công nghiệp nâng hạ nước ta thì Xe Nâng Điện là một loại xe chuyên dùng vượt trội, cho ra hoạt động không gây ra tiếng ồn, khí thải và đặc biệt an toàn với mọi môi trường nhất là môi trường yêu cầu cao về độ sạch và môi trường đông lạnh.

Không thể nói là xe nâng điện không sử dụng nhiên liệu để chạy, mà chi phí nhiên liệu cho việc đầu tư thấp hơn rất nhiều so với các xe nâng hàng khác.

Khi bạn sử dụng xe nâng điện trong một khoảng thời gian dài bạn sẽ nhận thấy chi phí nhiên liệu bạn bỏ ra để sử dụng vô cùng thấp, do đó trong suốt thời gian hoạt động thì bạn tiết kiệm được là một con số vô cùng lớn.

Không chỉ vậy, bạn cũng sẽ tiết kiệm được việc gây ô nhiễm cho môi trường Không khí thải có nghĩa là chúng cực kỳ thân thiện với môi trường và bạn sẽ không vi phạm bất kỳ luật môi trường nào khi sử dụng xe nâng của bạn Đó cũng là lý do em chọn đề tài Xe Nâng Điện Để tìm hiểu rõ hơn trước hết ta cần phải tìm hiểu nguyên lý hoạt đô šng, kết cấu các chi tiết, quy tắc an toàn khi sử dụng, hư hỏng sửa chửa và bảo dưỡng.

2 Nô Ri dung nghiên cSu

- Nghiên cứu tổng quan về Xe Nâng Điện.

- Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của Xe Nâng Điện - Quy tắc an toàn khi sử dụng Xe Nâng Điện - Những hư hỏng sửa chữa của Xe Nâng Điện - Bảo dưỡng Xe Nâng Điện.

3 Phạm vi nghiên cSu

Đề tài được hoàn thành em đã kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu Trong đó đă šc biệt là phương pháp tham khảo tài liệu, thu thập các thông tin liên quan, học hỏi kinh

Trang 8

nghiệm của thầy cô, bạn bè và các anh chị khóa trước,…từ đó hình thành những ý tưởng để hoàn thành bài tiểu luận môn học Xe Chuyên Dùng.

Trang 9

4 Ý nghĩa đề tài

Xe Nâng Điện là một trong những loại xe chuyên dùng rất quan trọng trong ngành công nghiệp nâng hạ hiện nay Phù hợp với tiêu chí bảo vệ môi trường, Xe Nâng Điện hoàn toàn không có khí thải Đây là một lợi ích lớn nếu bạn dự định sử dụng xe trong kho Mặc dù sử dụng các loại nhiên liệu khác vẫn có thể được vận hành trong kho và có những ưu điểm nổi bật nhất định, nhưng môi trường đó cần phải có sự thông thoáng tốt Do đó, các xe sử dụng nhiên liệu như dầu hay gas hầu như rất ít được sử dụng Ngoài ra cũng không cần phải tốn diện tích, kế hoạch lưu trữ nhiên liệu, do đó chi phí vận hành sẽ rẻ hơn và tiết kiệm diện tích kho dành cho việc lưu trữ nhiên liệu.

Trang 10

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ XE NÂNG ĐIỆNI.Khái niệm

Xe Nâng Điện là xe nâng sử dụng năng lượng điện, thay vì sử dụng động cơ chạy bằng dầu diesel , gas thì xe này dùng động cơ motor chạy bằng điện Tuỳ theo công suất và tải trọng của xe mà công suất motor điện cũng sẽ khác nhau , tương ứng với số bình ắc quy khác nhau.

I.1 Nhiệm vụ

Xe Nâng Điện nói riêng và xe nâng nói chung đều dùng để nâng hạ, di chuyền hàng hoá Đây là dòng xe có vai trò quan trọng trong quá trình di chuyển, nâng hạ hàng hóa tại các nhà xưởng, kho bãi Khi mà quá trình phát triển kinh tế ngày càng nhanh chóng, nhu cầu sử dụng xe nâng điện cũng theo đó mà gia tăng Trong các nhà máy dược phẩm, thực phẩm xe nâng điện là yêu cầu bắt buộc Ngoài ra do nhận thức về môi trường của các chủ doanh nghiệp, tiêu chuẩn môi trường trong thời kỳ này được nâng lên cũng góp phần vào việc ưu tiên xe nâng điện.

1.2 Phân loại

Xe nâng điện có thể được chia thành: xe nâng điện bốn chiều, xe nâng điện pallet, xe nâng điện đẩy tay, xe nâng điện ba điểm, xe nâng đối trọng bốn điểm, nâng điện mini 3 bánh, xe nâng điện cho kho lạnh, xe nâng chống cháy nổ, máy kéo điện,… và hàng loạt khác phân loại vật liệu trang thiết bị xử lý.

CHƯƠNG II: CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA XENÂNG ĐIỆN

I.2 Cấu tạo xe nâng điện

Xe nâng điện gồm 3 bộ phận chính là: bộ phận nâng hạ, bộ phận duy chuyển bộ phận đối trọng và buồng lái.

A Bộ phận nâng hạ1 Càng nâng hạ (Fork):

Có hình dáng chữ L được vát mép gọi là nĩa dài và mô št phần được gắn vào giá nâng (forkcarriage)

Càng xe được quy định về kích thước và chiều dài tiêu chuẩn, được quy định rất rõ về kích thước, khoảng cách, vát mép bao nhiêu độ,…

Trang 11

Chiều dài nĩa nâng thường dùng ở các kích thước như 1020mm, 1070mm, 1120mm,….Đô š dài này có thể chênh lê šch mô št chút đối với các hãng xe khác nhau.

2 Giá nâng (Fork Carriage)

Đây là bô š phâ šn trung gian giữa khung nâng (mast) và càng nâng (fork), mặt ngoài được làm theo tiêu chuẩn Class tương ứng với càng nâng

Phía bên ngoài giá nâng sẽ có 1 khung nâng để bảo vệ hàng hóa khi nâng hâ šn không bị xô đổ và đồng thời làm điểm tựa khi khung nâng nghiêng hoă šc khi xe nâng di chuyển

Phần giá nâng sẽ được gắn cố định vào xích nâng (chạy dọc theo khung nâng) để có thể điều khiển phần này lên xuống theo ý muốn

3 Khung nâng (Mast)

Bao gồm các khung hình chữ H được chế tạo bằng thép có đô š cứng cao, có thể chịu được tải trọng lớn được lồng vào nhau, có thể 2 hoặc 3 khung chữ H.

Những khung này sẽ giúp tăng hoặc giảm chiều cao bằng cách trượt thẳng trên mặt phẳng với nhau

Đầu khung nâng đều có gắn vòng bi để giảm thiểu lực ma sát và giúp khung nâng vận hành êm và bền bỉ.

4 Xi lanh khung nâng (Lifting Cylinder Mast)

Có hình ống đường kính ngoài từ 70mm – 300mm tùy theo tải trọng nâng của xe, chiều dài từ 1500mm – 4000mm tùy theo chiều cao nâng hạ

Phần xi lanh có cấu tạo rỗng bên trong, ngoài ra còn có một trụ đặc (gọi là ti xi lanh) có phần đầu gắn gioăng phớt (piston), hoạt đô šng theo có chế thủy lực ra vào

Đầu Piston được gắn gioăng phớt, chia khoang xi lanh làm 2 phần riêng biệt, có 2 đường thủy lực (1 đường vào – 1 đường ra)

5 Xi lanh nghiêng (Tilt Cylinder)

Có cấu tạo tương tự như xi lanh trụ nâng, mô št đầu được gắn cố định vào khung xe, mô št đầu được gắn cố định vào khung nâng, khi hoạt đô šng sẽ có tác dụng giúp khung nâng quay xung quanh 1 chốt đỡ đầu dưới,

Đô š nghiêng vào trong và ra ngoài thông thường vào khoản khoảng 15 độ – 20 độ.

Trang 12

Đây là bô š phâ šn giúp cho khung nâng hoạt động linh hoạt, dễ dàng bốc xếp hàng hóa và di chuyển an toàn trên đường.

6 Motor nâng

Ứng dụng chính của hệ thống bơm điện thủy lực là giúp đưa dầu (nhớt) từ bình chứa vào ben nâng Đầu bơm mô tơ DC thường sẽ lắp cho mọi thiết bị nâng hạ

• Bình điện thường có công suất 48V – Dung lượng Ah tùy thuộc vào vào mẫu xe, tải trọng xe cũng như công suất làm viê šc mà có thể đạ từ 200Ah – hơn 1500Ah • Đa phần đều là bình ắc quy axit có cấu tạo bên ngoài là vỏ bình bằng thép, bên trong là các Cell riêng biệt (mỗi Cell có cấu tạo như một bộ ắc quy nhỏ), những Cell này được mắc nối tiếp hoặc song song để bộ bình ắc quy đạt công suất yêu cầu • Phần vỏ Cell thường được làm từ các loại nhựa Ebonit, Axphantopec, giúp tăng độ bền và khả năng chịu axit, ngoài ra bên trong từng Cell còn được ép một lớp lót chịu axit dày 0.6mm bằng Poluctovinlim

2 Bánh láy

Gồm 2 bánh phía sau có nhiệm vụ điều chỉnh hướng di chuyển của xe và di chuyển qua lại Bánh lái được gắn vào trục điều khiển

3 Bánh tải trọng

Trang 13

Nằm ở phía trước có vai trò như đối trọng với bánh sau, dạng như kiểu một đòn bẩy 4 Motor di chuyển

Chức năng chính là chuyển điện năng thành động năng để xe nâng điện có thể di chuyển theo chiều nhất định.

C Bộ phận đối trọng

1 Đối trọng (Counter Balance)

Được làm từ thép hoă šc bê tông tùy theo thiết kế của từng hãng, phần này dùng để gắn phía sau cùng xe nâng hàng có tác dụng giữ thăng bằng cho xe, giúp xe không bị đổ, bị nghiêng khi nâng hàng hóa

Đối trọng xe nâng và hàng hóa nâng phía trước được cân bằng và liên kết với nhau thông qua nguyên lý cánh tay đòn (mô men lực)

D Buồng lái

1 Tay lái ( Vô lăng)

Được gắn vào một máy bơm không khí điện ở chân xe nâng Khi tay cầm được nhấn, nó sẽ kích hoạt máy bơm không khí hút không khí bên ngoài qua một bộ lọc và ép nó vào một ống dẫn tới các xi lanh thủy lực.

2 Ghế lái

Được thiết kế đơn bằng chất liệu da giúp người lái thoải mái nhất khi điều khiển.

Trang 14

2.2 Nguyên lý hoạt động của xe nâng điện

- Khi xe nâng đưa càng nâng vào trong vị trí pallet để nâng hàng Bộ phận bơm dầu thủy lực sẽ đẩy dầu nhiều hơn vào trong xi lanh nâng Khi đó khung nâng được đẩy lên cao Các tầng kim loại sẽ trượt trên ray thông qua các con lăn dẫn hướng và mỡ chịu nhiệt để đi lên.

- Hệ thống bánh đà khiến cho dây xích chạy, con lăn trên giá nâng di chuyển trong ray để kéo càng nâng và hàng bên dưới lên cao

- Khi ngừng nâng dầu trong xylanh sẽ chạy ngược trở lại thùng xylanh sẽ bắt đầu hạ xuống xích trên puly chạy ngược vòng để càng nâng và giá nâng trở về vị trí thấp nhất Xylanh nâng hạ và xylanh nghiêng củng được xả hết dầu về thùng chứa nhiên liệu để xe trở lại trạng thái bình thường như lúc đầu.

2.3 Ưu điểm của xe nâng điện

1 Khí thải

Một trong những ưu điểm đầu tiên của Xe Nâng Điện chính là khí thải Khác với các loại xe sử dụng nhiên liệu khác, Xe Nâng Điện hoàn toàn không có khí thải Đây là một lợi ích lớn nếu bạn dự định sử dụng xe trong kho Mặc dù sử dụng các loại nhiên liệu khác vẫn có thể được vận hành trong kho và có những ưu điểm nổi bật nhất định, nhưng môi trường đó cần phải có sự thông thoáng tốt Do đó, các xe sử dụng nhiên liệu như dầu hay gas hầu như rất ít được sử dụng.

2 Nhiên liệu

Một ưu điểm khác của Xe Nâng Điện chính là nhiên liệu Các dòng xe điện sử dụng nhiên liệu điện rẻ hơn rất nhiều so với các loại khác như dầu, gas Ngoài ra cũng không cần phải tốn diện tích, kế hoạch lưu trữ nhiên liệu, do đó chi phí vận hành sẽ rẻ hơn và tiết kiệm diện tích kho dành cho việc lưu trữ nhiên liệu.

3 Tuổi thọ

Tuổi thọ cũng là một ưu điểm nổi bật của Xe Nâng Điện Được thiết kế theo công nghệ tiên tiến và sử dụng nhiên liệu điện không có khí thải giúp việc vận hành rất ổn định và giữ môi trường sạch sẽ hơn, do đó tuổi thọ của xe sẽ dài hơn.

4 Bảo dưỡng

Sử dụng khí đốt yêu cầu việc bảo dưỡng phải thường xuyên do cơ chế hoạt động tạo nhiều tác động tiêu cực đến xe như nhiệt độ cao, rò rỉ nhiên liệu Còn đối với Xe

Trang 15

Nâng Điện như đã đề cập ở trên, được trang bị động cơ điện với công nghệ tiên tiến nên việc bảo dưỡng không yêu cầu thường xuyên như xe dầu.

5 Tiếng Ồn

Ưu điểm lớn cuối cùng đó là việc tạo ra tiếng ồn ở mức thấp khi vận hành Điều này giúp người điều khiển và mọi người xung quanh cảm thấy dễ chịu hơn và làm việc hiệu quả hơn.

2.4 Nhược điểm của xe nâng điện

Xe sẽ mau bị hỏng nếu sử dụng thường xuyên trong môi trường ẩm ướt, nhiều bụi Phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của bình ắc quy Loại xe nâng này không làm việc được trong thời gian dài, nên khi cần một loại xe nâng phục vụ nâng hàng trong suốt 24h liên tục không nên sử dụng xe nâng điện.

CHƯƠNG III: QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG XE NÂNG ĐIỆN3.1 Kiểm tra trước khi vận hành

Kiểm tra thắng, đèn và còi trước khi sử dụng xe Đảm bảo thắt lưng an toàn vẫn còn tốt.

Đảm bảo biết rõ sức nâng của xe Và không sử dụng xe nếu thiếu hoặc chưa hiểu rõ Biểu đồ tương quan sức nâng và cao độ (Load capacity chart).

Đảm bảo rằng càng nâng nằm ở giữa trục nâng.

Kiểm tra bánh xe: không vận hành xe trong trường hợp bánh xe thiếu hơi (bánh hơi) hoặc có dấu hiệu bong tróc lớp PU (bánh PU)

Không sử dụng xe khi thiết bị báo lỗi Thông báo ngay lập tức đến bộ phận liên quan để khắc phục lỗi.

Nên trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ: giày, quần áo, kính chống chói… Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành

Kiểm tra xe nâng trước khi vận hành

3.2 Nguyên tắc an toàn khi vận hành

Không sử dụng xe xăng, dầu trong môi trường không thông thoáng Luôn quan sát người đi bộ trong quá trình vận hành.

Không để bất cứ người nào đứng/leo lên càng nâng.

Đảm bảo càng nâng khi xúc pallet đúng cách, và khối hàng nằm vững trên pallet trước khi nâng và di chuyển.

Cần chú ý trần khi nâng cao khung.

Ngày đăng: 15/04/2024, 18:52

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan