Qua quá trình học, nghiên cứu và tìm hiểu về các loại hình nhà hàng, khách sạn từ lớn đến nhỏ tại đất nước Việt Nam, em nhận ra khách sạn Vinpearl Phú Quốc là nơi phù hợp để em bắt đầu c
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
NGÀNH QUẢN TRỊ NHÀ HÀNG – KHÁCH SẠN
BÁO CÁO HỌC PHẦN NGHỀ NGHIỆP
THỰC TẬP TẠI DOANH NGHIỆP
Trang 2TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO CUỐI KỲ 50%
MÔN HỌC: CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP NHKS
ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN BẢN THÂN TẠI BỘ PHẬN ẨM THỰC TRONG KHÁCH SẠN VINPEARL RESORT & SPA TẠI
PHÚ QUỐCGiảng viên hướng dẫn :
SV thực hiện:
Lớp:
Trang 3ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
PHIẾU CHẤM BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP NHKS 50%
HỌC KỲ 1 NĂM HỌC 2023 – 2024
Tên đề tài: … Sinh viên thực hiện: ………Mã số SV:………
- Không lỗi chính tả, lỗi đánh máy, lỗi trích dẫn tài liệu
tham khảo Văn phong trong sáng
0.5 0.5
Chương 2: Giới thiệu bộ phận sẽ chọn làm việc
- Giới thiệu tổng quan về bộ phận sẽ làm việc (1.0)
- Mô tả các vị trí các công việc trong bộ phận (1.0)
Trang 4MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỜI MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VINPEARL RESORT & SPA PHÚ QUỐC 3
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3
1.2 Các lĩnh vực hoạt động 5
1.3 Cơ cấu tổ chức của Vinpearl Resort & Spa Phú Quốc 7
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ BỘ PHẬN ẨM THỰC 10
2.1 Giới thiệu tổng quan và vai trò của bộ phận Ẩm thực 10
2.2 Mô tả các vị trí trong bộ phận Ẩm thực và lựa chọn 1 vị trí mong muốn 11
2.3 Phân tích ưu điểm, nhược điểm, cơ hội và thách thức khi làm việc tại bộ phận Ẩm thực (SWOT) 13
CHƯƠNG 3: KẾ HOẠCH ĐẠT ĐƯỢC VỊ TRÍ CÔNG VIỆC MONG MUỐN 16
3.1 Kiến thức 16
3.2 Kỹ năng 17
3.3 Kinh nghiệm 18
3.4 Tố chất 19
KẾT LUẬN 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, thực trạng sinh viên mới ra trường dù có bằng tốt nghiệp loại Giỏinhưng vẫn không thể chọn cho mình một công việc phù hợp với ngành học, đangdần tăng cao ở mức báo động Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy là do hầu hết cácbạn sinh viên đã không lập kế hoạch cho bản thân trong tương lai và không nghiêncứu kỹ cơ hội việc làm của ngành học sau khi ra trường Đứng trước thực trạng ấy,
là một sinh viên năm nhất đại học, em đã trang bị cho mình kế hoạch phát triển bản thân trong quá trình học đại học và 5 năm từ khi ra trường sẽ làm việc tại
bộ phận Ẩm thực trong Vinpearl Resort & Spa Phú Quốc.
Để có một công việc phù hợp với năng lực bản thân mình và có thể gắn bó lâudài với công việc ấy trong tương lai, việc lập ra kế hoạch phát triển bản thân trongquá trình học đại học đóng vai trò vô cùng quan trọng Nhận thức được sự cần thiếtcủa việc lập kế hoạch để định hướng bản thân sau khi ra trường có thể làm đúngngành học và nhờ vào những bài giảng, những lời chia sẻ đầy kinh nghiệm củagiảng viên trên giảng đường của trường Đại học Tôn Đức Thắng, em đã tìm hiểuđiểm mạnh, điểm yếu của bản thân nhờ đó em thấy mình thích hợp với công việc tại
bộ phận Ẩm thực Qua quá trình học, nghiên cứu và tìm hiểu về các loại hình nhàhàng, khách sạn từ lớn đến nhỏ tại đất nước Việt Nam, em nhận ra khách sạnVinpearl Phú Quốc là nơi phù hợp để em bắt đầu cho công việc sau khi tốt nghiệp
và cũng là nơi mà em sẽ được học hỏi nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên môn tốtnhất
Bài báo cáo dưới đây của em có nội dung chính gồm 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về khách sạn Vinpearl Resort & Spa Phú Quốc Chương 2: Giới thiệu về bộ phận Ẩm thực của Vinpearl Resort & Spa Phú
Quốc
Chương 3: Kế hoạch để đạt được vị trí công việc mong muốn.
Em xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Cô Vũ Nguyễn Trâm Anh vì những bàigiảng và những lời chia sẻ bổ ích của Cô trên giảng đường đã giúp em có thêmnhiều kiến thức để hoàn thành bài báo cáo này
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ VINPEARL RESORT & SPA PHÚ QUỐC 1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
- Ngày thành lập: dự án được khai trương vào 01/11/2014
- Vị trí: Khu Bãi Dài, Xã Gành Dầu, Thành phố Phú Quốc, Tỉnh Kiên Giang
- Chủ đầu tư: Tập đoàn Vingroup
- Giới thiệu:
Vinpearl là một thương hiệu dịch vụ du lịch – giải trí – nghỉ dưỡng trực thuộc tập đoàn Vingroup với tiền thân là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Du lịch – Thương mại và Dịch vụ Hòn Tre, được thành lập ngày 25/7/2001 tại Nha Trang Lịch sử hình thành của Vingroup khá đặc biệt, tiền thân của Vingroup là công ty Technocom - là công ty chuyên sản xuất mì gói được thành lập từ năm 1993 Đến năm 2000, tập đoàn Technocom đầu tư vào các lĩnh vực như khách sạn, bất động sản và thương mại tài chính… tại Việt Nam thông qua 2 công ty cổ phần là Vincom
và Vinpearl
Tháng 1/2012, sáp nhập Công ty CP Vinpearl và Công ty CP Vincom, từ đó nâng số vốn điều lệ lên 5.500 tỷ đồng Đến nay, tập đoàn đã phát triển mạnh mẽ và hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, góp phần rất lớn vào quá trình phát triển đất nước
- Quy mô:
Vinpearl Resort & Spa Phú Quốc mang đậm kiến trúc Á Đông với thiết kế mái ngói đỏ nổi bật giữa quần thể Vinpearl Phú Quốc gồm 02 tòa nhà Coral và Ocean với tổng 605 phòng khách sạn, 20 căn biệt thự từ 3-4 phòng ngủ có sức chứa lên tới
8 người và 01 căn biệt thự tổng thống
Trang 7
Đây cũng là một trong những khu nghỉ dưỡng sở hữu các chòi spa trên mặt hồ độc đáo, có thể kết nối với nhiều tiện ích lân cận như sân golf 18 hố đạt tiêu chuẩn quốc tế, khu vui chơi giải trí VinWonders, công viên bảo tồn động vật hoang dã đầutiên và lớn nhất Việt Nam – Safari
Ngoài ra khi nghỉ dưỡng tại đây, khách hàng còn được trải nghiệm những dịch
vụ tiêu chuẩn khác như: bể bơi chung, sân tennis, phòng tập Gym, khu vui chơi dành cho trẻ em và các nhà hàng bên bãi biển
Vinpearl Resort & Spa Phú Quốc hướng đến nhóm du khách hoặc những gia đình nhỏ, nhóm du khách thương gia cả trong và ngoài nước đáp ứng tiêu chuẩn 5 sao Thương hiệu luôn hướng đến sự tiện nghi và linh hoạt Du khách sẽ có không gian nghỉ ngơi thoải mái, sang trọng, tiện nghi khi lựa chọn Vinpearl Resort & Spa Phú Quốc
- Thông tin liên hệ:
Email: res.VPRSPQ@vinpearl.com
Tel: (+84) 297 3550 550
Trang 8- Nhà hàng Nemo: nhà hàng lớn có sức chứa lên đến 393 người, chủ yếu phục vụ
những món ăn truyền thống của Việt Nam và một số món ăn nước ngoài theo thực đơn tự chọn
-Nhà hàng Pepper: với sức chứa lên đến 398 khách, nhà hàng chủ yếu phục vụ cácmón hải sản và đồ nướng Đặc biệt, có vị trí vô cùng đắc địa, nằm ngay bên cạnh toà nhà Ocean tráng lệ và biển Bãi Dài
-Sim Bar: Bar nằm ngay gần hồ bơi chính và bãi biển nên du khách có thể đến đây
để hóng gió, nhâm nhi những ly coctail đầy màu sắc và thư giãn trong không gian lãng mạn của Sim Bar khi ở Vinpearl Resort and Spa Phú Quốc sau khi thưởng thứcnhững món ăn ngon ở nhà hàng
-Seaview Café:có view biển siêu đẹp, nằm ngay tầng 1 của Coral và có thể chứa tối đa 100 khách Du khách có thể đến đây để thưởng thức những ly cà phê thơm phức, nhâm nhi các loại bánh ngọt, tận hưởng làn gió mát lạnh và ngắm nhìn biển trời xanh ngát
Trang 9Với mong muốn đáp ứng tốt nhất những nhu cầu của khách hàng và mang đến những trải nghiệm hoàn hảo nhất nên khu nghỉ dưỡng đã xây dựng những phòng gym được trang bị đầy đủ trang thiết bị để du khách có thể đến tập luyện thỏa mãn đam mê
Hồ bơi
Không chỉ có hồ bơi riêng tại các villa mà Resort còn có một hồ bơi siêu khổng
lồ tại ngay chính giữa khu nghỉ dưỡng Cả khu nghỉ dưỡng ôm trọn lấy hồ bơi và hướng ra biển lớn Đây chính là một trong những điểm nổi bật của Vinpearl Resort
& Spa Phú Quốc mà còn là cả quần thể Vinpearl Bởi tất cả các hồ bơi đều được xây dựng rất hiện đại, ngoài trời với view nhìn ra biển Bãi Dài cực đẹp và nên thơ
Trang 101.3 Cơ cấu tổ chức của Vinpearl Resort & Spa Phú Quốc
Sơ đồ cơ cấu tổ chức:
Chức năng của các vị trí:
Tổng giám đốc điều hành: là người có chức năng cao nhất về quản lí khách sạn,
có chức năng bao quát chung toàn bộ hoạt động của khách sạn, chịu trách nhiệm về mọi kết quả kinh doanh trước hội đồng quản trị và trước toàn thể cán bộ nhân viên trong khách sạn
Giám đốc bộ phận Lưu trú: là cấp trên của trưởng bộ phận buồng phòng và
trưởng bộ phận tiền sảnh Đây là người đứng đầu chỉ đạo, phân công công việc,
giải quyết các mâu thuẫn của nhân viên ở 2 bộ phận buồng phòng và tiền sảnh, đem lại chất lượng dịch vụ cao nhất cho khách sạn
Hội nghị
Tạp vụ
Giám đốc Hành chính
Trưởng phòng kinh doanh
Marketing và bán hàng
Trưởng phòng nhân sự Trưởng phòng tài chính Kế toán trưởng
Trưởng phòng bảo trì Trưởng bộ phận giải trí
Bảo vệ
Trang 11- Trưởng bộ phận buồng phòng: chịu trách nhiệm lập kế hoạch, chỉ đạo,
kiểm soát và phối hợp tất cả các hoạt động của bộ phận buồng phòng Đảm bảo làm tốt công tác vệ sinh, bảo dưỡng, các yêu cầu của phòng khách, nhà hàng, phòng tiệc, khu vực công cộng
- Trưởng bộ phận tiền sảnh:đảm nhiệm công việc điều hành, phân phối và giám sát toàn bộ hoạt động diễn ra tại khu vực tiền sảnh nhằm đem đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất tại khách sạn, khu resort
Giám đốc bộ phận Ẩm thực: là người chịu trách nhiệm và điều hành toàn bộ các
hoạt động dịch vụ liên quan đến ẩm thực Mọi hoạt động liên quan đến ẩm thực trong nhà hàng, khách sạn cần phải được thông qua sự quản lý của Giám đốc bộ phận Ẩm thực
- Trưởng bộ phận nhà hàng: là người phối hợp với Giám đốc bộ phận Ẩm
thực để thực hiện các chế độ quản lý: quản lý về lao động, kỹ thuật, tài sản và vật tưhàng hoá, vệ sinh,… đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt phục vụ khách hàng
Giám đốc Hành chính: là người xử lý các công việc hàng ngày của doanh
nghiệp, các quan hệ giao tiếp trong và ngoài doanh nghiệp, đồng thời thông qua kế hoạch, tổ chức, kiểm soát và lãnh đạo thực hiện quản lý và giám soát các công việc hành chính của doanh nghiệp Do công việc tiếp xúc rộng rãi nên yêu cầu rất cao về kiến thức, khả năng lãnh đạo đối với giám đốc hành chính
- Trưởng phòng kinh doanh: là người đứng đầu và chịu trách nhiệm quản
lý toàn bộ hoạt động kinh doanh của một phòng kinh doanh trong một tổ chức,doanh nghiệp Họ chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động như tìm kiếm kháchhàng, tiêu thụ sản phẩm, đạt được mục tiêu doanh số và lợi nhuận của công ty.Ngoài ra còn có trách nhiệm quản lý, hỗ trợ đội ngũ nhân viên kinh doanh, bán hàngcủa công ty
- Trưởng phòng nhân sự: là người giám sát, lãnh đạo các công việc của bộ
phận nhân sự bao gồm: quản lý hành chính các nhân viên trong bộ phận, tuyển dụng
và phỏng vấn nhân sự, quản lý lương cũng như phúc lợi, chế độ nghỉ việc và thực thi các chính sách nội bộ của doanh nghiệp
Trang 12- Trưởng phòng tài chính: là một người có trách nhiệm tham mưu và hỗ trợ
giám đốc tài chính (nếu có) và giám đốc điều hành trong việc quản lý hoạt động tài chính trong doanh nghiệp Trưởng phòng tài chính có chức năng chính là quản lý hoạt động của phòng tài chính, tiếp nhận các báo cáo và ý kiến từ nhân viên cấp dưới, chủ động xây dựng cũng như phát triển các chiến lược ngân sách để đảm bảo tình hình tài chính doanh nghiệp Ngoài ra, trưởng phòng tài chính còn phải đảm nhiệm chức năng đào tạo và giám sát nhân sự phòng tài chính để đảm bảo họ làm việc hiệu quả cùng nhiều vai trò quan trọng khác
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu bộ phận kế toán, phụ trách điều hành,
định hướng công tác chiến lược tài chính cho doanh nghiệp Họ định hướng và thammưu cho ban lãnh đạo trong việc đưa ra các chiến lược, kế hoạch tài chính, báo cáo tình hình kinh tế của doanh nghiệp
- Trưởng phòng bảo trì: có trách nhiệm phân công công việc cho nhân viên
bộ phận bảo trì, quản lý và giám sát quá trình thực hiện việc sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị Đồng thời phải đảm bảo nhân viên trong bộ phận tuân thủ đúng các quy định, quy trình kỹ thuật và hoàn thành công việc đúng tiến độ đã đặt ra
- Trưởng bộ phận dịch vụ giải trí: là người có nhiệm vụ quản lý quy trình
hoạt động của spa, phòng gym, hồ bơi và các dịch vụ giải trí khác để triển khai, đáp ứng tốt nhu cầu trải nghiệm của khách hàng trong thời gian lưu trú Đồng thời, khi
có sự cố xảy ra trong bất kỳ hoạt động giải trí nào, họ sẽ là người chỉ đạo để giải quyết sự cố, hạn chế gây thiệt hại
Quản lý bộ phận An ninh: là người quản lý đội ngũ bảo vệ và an ninh Họ phân chia công việc cho bộ phận bảo vệ tuần tra, canh gác để hỗ trợ khách hàng khi có sự
cố xảy ra
Trang 13CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ BỘ PHẬN ẨM THỰC
2.1 Giới thiệu tổng quan và vai trò của bộ phận Ẩm thực
Giới thiệu:
- Bộ phận Ẩm thực là bộ phận gồm có nhà hàng và quầy uống ngay ở VinpearlResort & Spa Phú Quốc Đây là bộ phận chịu trách nhiệm chính trong việc cung cấpthức ăn và đồ uống cho thực khách và cả đội ngũ nhân viên làm việc tại đây(thường chỉ có ở khách sạn 4 – 5 sao) Đồng thời bộ phận Ẩm thực cũng cung ứngcác dịch vụ tổ chức tiệc sinh nhật, tiệc cưới, buffet cho hội nghị, liên hoan cuốinăm,…
Vai trò:
Đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách hàng
Ăn uống là nhu cầu không thể thiếu của khách du lịch Bất kỳ du khách nào đi dulịch cũng muốn trải nghiệm dịch vụ ẩm thực tốt nhất, do đó các khách sạn và resort
5 sao không thể thiếu đi bộ phận Ẩm thực Bộ phận này không chỉ giúp nâng caochất lượng dịch vụ, làm tăng vị thế khách sạn mà còn góp phần thúc đẩy doanh thu
Gia tăng doanh thu
Theo như các thống kê, báo cáo của nhiều khách sạn, bộ phận Ẩm thực mang vềnguồn lợi nhuận cao thứ hai chỉ sau dịch vụ buồng phòng Bên cạnh thuê phòng đểnghỉ ngơi thì khách hàng chắc chắn sẽ bỏ tiền ra để ăn uống trong khách sạn, khôngnhiều thì ít Có thể sẽ là một buổi tối buffet thịnh soạn, hoặc có thể đơn giản là lycocktail tại quầy bar
Tăng nhận diện thương hiệu
Một bữa ăn ngon, nhân viên phục vụ niềm nở, không gian sang trọng, giá cả hợp
lý là những yếu tố chắc chắn sẽ khiến khách hài lòng và quay trở lại, đồng thời “lôikéo” thêm bạn bè, người thân trong lần đến tiếp theo Khách sạn cung cấp dịch vụ
ẩm thực tốt sẽ nhận được feedback, review tích cực, giúp trở thành lựa chọn số 1trong mắt khách, góp phần đưa thương hiệu của khách sạn khắc sâu vào tâm tríkhách hàng
Trang 142.2 Mô tả các vị trí trong bộ phận Ẩm thực và lựa chọn 1 vị trí mong muốn a) Giám đốc bộ phận Ẩm thực: Nhiệm vụ của vị trí này tương đối áp lực khi phải
chịu trách nhiệm về việc thực hiện các chính sách, quy định và đáp ứng các mụctiêu của khách sạn đồng thời phải đảm bảo đạt được số dư lợi nhuận đối với mỗikhu vực phục vụ ăn uống trong phạm vi quản lý
Công việc chính:
- Tìm hiểu xu hướng và nhu cầu của khách hàng để cập nhật và lên danh sáchcác món ăn, rượu vang cho nhà hàng
- Làm việc với đầu bếp từng khu vực để lên thực đơn cho từng khu vực ẩm thực
- Làm việc với nhà cung cấp thực phẩm, so sánh và có chính sách giá để đảmbảo chất lượng và số lượng
- Định giá suất/món ăn hợp lý sao cho vừa có lợi nhuận, vừa làm khách hàilòng,
- Đào tạo/đề bạt/tuyển dụng/sa thải nhân viên để đảm bảo chất lượng nhân sự
- Quản lý hoạt động chung của nhà hàng, đảm bảo tiến độ và có sự phối hợphoạt động giữa các bộ phận với nhau để điều chỉnh kịp thời những mâu thuẫn, saisót trong nội bộ nhà hàng
b) Trưởng bộ phận nhà hàng: So với giám đốc bộ phận thì công việc của trưởng
bộ phận nhà hàng với các bộ phận, khu vực ăn uống sẽ sát sao hơn Trưởng bộ phậnnhà hàng chịu trách nhiệm theo dõi chặt chẽ các khu vực bao gồm phòng chờ đạisảnh, các tầng, các quầy tự phục vụ và có thể cả một số phòng tiệc riêng biệt Công việc chính:
- Theo dõi chặt chẽ các khu vực gồm phòng chờ đại sảnh, các tầng, các quầybuffet, phòng tiệc riêng biệt
- Đặt ra các tiêu chuẩn phục vụ và chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác đào tạonhân viên kể cả huấn luyện tại chỗ hay các khóa đào tạo riêng
- Lên lịch làm việc, lịch ngày nghỉ, sắp xếp các ca làm việc phù hợp để cho các