Lâm Quang Huyên cho biết: “Văn hóa kinh doanh hay còn gọi là kinh doanh có văn hóa có nghĩa là hoạt động kinh tế có hiệu quả, đạt năng suất sản lượng, giá trị cao, giá thành thấp, sản ph
Trang 1TỔNG LIÊN ĐOÀN LAO ĐỘNG VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-BÁO CÁO CUỐI KỲ
MÔN: ĐẠO ĐỨC VÀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI
GVGD: THS PHẠM THÁI SƠN NHÓM SINH VIÊN THỰC HIỆN:
TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
I Cơ sở lý luận về Văn hóa kinh doanh
1.1 Khái niệm
1.2 Lịch sử hình thành
1.3 Vai trò văn hóa kinh doanh trong du lịch
II Thực trạng về Văn hóa kinh doanh trong ngành công nghiệp du lịch 2.1 Trên thế giới
2.2 Tại Việt Nam
III Đề xuất hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp 3.1 Đối với người lao động
3.2 Đối với khách hàng
3.3 Đối với môi trường
3.4 Đối với cộng đồng
IV Bài học thực tiễn 4.1 Giới thiệu về doanh nghiệp
4.2 Những hoạt động CSR tiêu biểu
4.3 Bài học kinh nghiệm Phụ lục: Hình ảnh minh họa
Tài liệu tham khảo
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
THỰC HIỆN
ĐÁNH GIÁ (%)
GHI CHÚ
Nhóm trưởng
Trang 3Yêu cầu:
+ Hình thức Báo cáo: Cỡ chữ 13, Time New Roman, cách dòng 1.15; lề trái 3 cm; lề phải,trên, dưới 2 cm, Canh đều trái phải
+ Nội dung báo cáo:
- Nội dung mang tính khoa học, có tính thực tế
- Không giới hạn số trang tối đa, hoặc tối thiểu
- Nội dung chắt lọc, không viết lan mang, dài dòng, đặc biệt là không copy rồi paste từcác bài khác
- Phải có tài liệu tham khảo Bài viết không có tài liệu tham khảo sẽ bị trừ 2 điểm
- Hình ảnh (nếu có) chỉ đưa vào mục Phụ lục, không đưa vào bài viết
- KHÔNG ĐẠO VĂN – KHÔNG CHÉP/CHO CHÉP BÀI LẪN NHAU Nếu tỉ lệ đạo văn trên 20%, hoặc có từ 2 bài giống nhau từ 90% trở lên, đều bị 0 điểm.
+ Nhóm trưởng phải đánh giá kỹ việc thực hiện Báo cáo của thành viên, tránh trường hợpđánh giá kiểu cào bằng (ai cũng 100%), đánh giá kiểu có lệ (bạn 100%, bạn 99% ).Riêng nhóm trưởng không tự đánh giá, mà sẽ do GV đánh giá dựa trên bài
+ Thời hạn nộp bài: trước 17 giờ ngày 14/05/2023 nộp tại E-learning Sau thời hạn này,thầy sẽ không nhận bài dưới bất kỳ lý do bất khả kháng nào
(Trước khi nộp bài,vui lòng xóa các hướng dẫn này)
I Cơ sở lý luận về Văn hóa kinh doanh
1.Khái niệm văn hóa kinh doanh
Thuật ngữ "kinh doanh" (Business culture) xuất hiện trong văn hoá doanh nghiệp từ khoảng thập kỷ 90 của thế kỷ trước Tuy nhiên, cho đến nay vẫn tồn tại sự nhầm lẫn giữa thuật ngữ văn hoá kinh doanh với văn hoá doanh nghiệp, thậm chí ngay cả với đạo đức kinh doanh Sự nhầm lẫn này bắt nguồn từ sự không phân định rõ giữa khái niệm văn hoá kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp
Theo cách hiểu của các nhà nhân học Hoa Kỳ, văn hoá kinh doanh là một kiểu văn hoá và là thành tố văn hoá trong nền văn hoá dân tộc lớn Tiếp cận theo góc độ hiệu quả kinh tế PGS.TS Lâm Quang Huyên cho biết: “Văn hóa kinh doanh (hay còn gọi là kinh doanh có văn hóa) có nghĩa là hoạt động kinh tế có hiệu quả, đạt năng suất sản lượng, giá trị cao, giá thành thấp, sản phẩm chất lượng cao, tiêu thụ được sản phẩm trong nước và nước ngoài, làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước.”
Theo Giáo sư Đỗ Minh Cương “Văn hóa kinh doanh là việc sử dụng các nhân tố văn hóa trong hoạt động kinh doanh của chủ thể, cái văn hóa mà các chủ thể kinh doanh tạo ratrong quá trình kinh doanh, hình thành nên những kiểu kinh doanh và đặc thù của họ” Giáo sư đã nêu hai phương diện trong cấu trúc văn hoá kinh doanh Đó là yếu tố văn hoá trong quá trình kinh doanh và yếu tố văn hoá do chủ thể tạo ra trong hoạt động kinh
Trang 4doanh Văn hoá kinh doanh không đơn giản là các thành tố văn hoá rời rạc, có tính phương tiện mà trở thành hệ thống giá trị văn hoá Có thể nói quan điểm của Giáo sư Đỗ Minh Cương chỉ ra đặc trưng và bản chất của văn hoá kinh doanh.
Tóm lại, văn hóa kinh doanh là toàn bộ các hoạt động kinh doanh do con người tạo
ra, trở thành thói quen, mô hình, kiến thức, chuẩn mực xã hội, được xã hội thừa nhận và
có tính lịch sử.Theo cách hiểu phổ biến hiện nay, văn hóa kinh doanh được xác định là một lĩnh vực của văn hóa gồm những gì do con người tạo ra trong hoạt động kinh doanh,
là một thực thể văn hóa bao gồm tất cả các nguyên tắc và tiêu chí do con người tạo ra trong đời sống kinh doanh Văn hóa kinh doanh có hai bộ phận:
1) Những thực thể văn hóa được sử dụng trong kinh doanh du lịch, chỉ những lĩnh vực văn hóa được khai thác, sử dụng trong kinh doanh,
2) Những thực thể văn hóa được hình thành trong kinh doanh, chỉ những mô hình, kiến thức, phẩm chất, giá trị có tính phù hợp và chuẩn mực được hình thành trong kinh doanh Văn hóa kinh doanh còn là quan điểm, trình độ kiến thức của con người trong kinhdoanh, làm sao đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế và tránh được nguy cơ tiềm ẩn trong nền kinh tế thị trường, cụ thể là vấn đề khai thác tài nguyên, ô nhiễm môi trường hay những cái bẫy kinh tế
2.Lịch sử hình hành văn hóa kinh doanh
Văn hoá kinh doanh hiện đại được hình thành và phát triển từ thế kỷ 20 trở đi.Vào thời kỳ Cách mạng Công nghiệp, công nghiệp hóa và sự phát triển của các doanhnghiệp lớn đã dẫn đến sự xuất hiện của các khối kinh tế quy mô lớn Với sự gia tăng của các doanh nghiệp này, các quy trình sản xuất và hoạt động kinh doanh đã được tối ưu hóa
để tăng năng suất và lợi nhuận Tuy nhiên, chính những chính sách phát triển, cải cách đó
đã góp phần đẩy mạnh sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp và tạo ra nhiều vấn đề đạo đức trên thương trường kinh
doanh
Vào thời đại hiện đại, văn hoá kinh doanh dần được coi là một yếu tố quan trọng trong kinh doanh Điều này bao gồm cách thức các doanh nghiệp tương tác với khách hàng, cách quản lý và lãnh đạo, cách thức phát triển sản phẩm và dịch vụ, và cách thức quản lý nhân viên Văn hoá kinh doanh là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng các giá trị và tạo ra sự khác biệt giữa các doanh nghiệp
Ngày nay, trong thời kỳ bình thường hóa xã hội, thời kỳ phát triển kinh tế hội nhập, văn hóa kinh doanh đang trở thành một thực thể có tính xã hội, phản ánh đời sống xã hội,
có tác động trực tiếp, nhiều mặt đến nền sản xuất, kinh doanh Văn hoá kinh doanh trở thành một chủ đề được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết, khi các doanh nghiệp cố gắng tạo
Trang 5ra môi trường làm việc tích cực và đưa ra các giá trị độc đáo để thu hút và giữ chân kháchhàng, cũng như tạo ra mối quan hệ tốt với cộng đồng và môi trường.
Trang 63.Vai trò văn hóa kinh doanh trong du lịch
Văn hóa kinh doanh là thực tế văn hóa được tạo ra trong hoạt động kinh doanh du lịch Du lịch là một ngành kinh tế Mục đích chính của kinh tế du lịch là đem lại lợi nhuậncho nhà đầu tư và lợi ích cho xã hội Kinh doanh bất kỳ lĩnh vực nào, ngành nghề nào cũng đòi hỏi phải có văn hóa kinh doanh Vì vậy vai trò của văn hóa kinh doanh trong du lịch là một nội dung vô cùng quan trọng
Văn hóa kinh doanh là động lực cho việc phát triển du lịch Vì có văn hóa kinh doanh thì du lịch sẽ phát triển thuận lợi hơn, có các điều kiện giao lưu, hợp tác quốc tế và khu vực Một văn hóa kinh doanh tích cực và chất lượng có thể giúp tăng cường lòng tin
và tình cảm của khách hàng đối với các hoạt động kinh doanh du lịch đó Tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng mối quan hệ lâu dài giữa doanh nghiệp và khách hàng Đồng thời văn hóa kinh doanh tích cực cũng tăng cường việc bảo tồn nhiều di sản văn hóa, tăng cường sự đoàn kết và tinh thần làm việc của nhân viên trong hoạt động kinh doanh du lịch
để cùng tạo nên những sản phẩm du lịch chất lượng Nó nằm ở hành vi ứng xử, thái độ văn minh của cộng đồng địa phương, doanh nghiệp du lịch, cơ quan quản lý du lịch, những cảm nhận doanh nghiệp để lại cho khách hàng sẽ để lại dấu ấn khó phai trong lòng
du khách
Thương hiệu điểm đến được hiểu là tập hợp những cảm nhận của du khách dựa trên trải nghiệm thực tế, nghe kể lại, hoặc tiềm thức của họ về điểm đến và giá trị mà nó mang lại Văn hóa kinh doanh tác động tới thái độ và cảm xúc của du khách Như vậy, hình ảnh điểm đến có tốt đẹp đối với khách hay không phần lớn phụ thuộc vào những giá trị văn hóa trong kinh doanh mà du khách cảm nhận hoặc nghe kể lại Văn hóa kinh doanh trong
du lịch luôn xem trọng cách ứng xử của cộng đồng địa phương, lao động trong du lịch Thương hiệu điểm đến du lịch càng mạnh thì khả năng cạnh tranh và sức thu hút khách dulịch càng lớn và bền vững, phát triển theo thời gian
Văn hóa kinh doanh trong du lịch còn góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm củacác doanh nghiệp, xây dựng môi trường du lịch văn minh, đảm bảo du lịch phát triển bền vững
Tuy nhiên, nếu văn hóa kinh doanh không được kiểm soát và quản lý đúng cách, có thể gây ra các vấn đề đạo đức kinh doanh, gây tổn hại đến uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh các ngành dịch vụ như du lịch Vì lợi ích kinh tế trước mắt, một số tổ chức, cá nhân đã tác động tiêu cực đến môi trường, tài nguyên và văn hóa bản địa Không hiếm gặp công trình trái phép ngang nhiên được xây dựng; cơ sở kinh doanh lưu trú, ăn uống tùy tiện, xả thải trực tiếp ra môi trường không qua quy trình xử lý rác; khách du lịch thiếu ý thức, gây lãng phí tài nguyên năng lượng; cộng đồng tham gia du lịch thiếu kỹ năng phục vụ du khách, sự cung cấp hàng hóa, dịch
Trang 7vụ kém chất lượng; sự cạnh tranh thiếu lành mạnh giữa các doanh nghiệp…Do đó, vai trò của văn hóa kinh doanh là rất quan trọng đối với sự phát triển của du lịch hiện nay Muốn thay đổi thực trạng, trước hết cần thay đổi nhận thức của những người tham gia hoạt động du lịch Xây dựng và phát huy các giá trị văn hóa kinh doanh trong du lịch
sẽ góp phần nâng cao nhận thức và đổi mới tư duy, để mỗi doanh nghiệp nhận thấy nhữnggiá trị tích cực cần phát huy và những yếu tố tiêu cực cần loại bỏ; từ đó, có hành động thiết thực xây dựng môi trường kinh doanh du lịch văn minh phát triển bền vững Dựa trên những lợi ích từ văn hóa kinh doanh trong du lịch và những tích cực từ việchành động xây dựng môi trường kinh doanh văn minh, TP Sầm Sơn đón được 7.019.800 lượt khách, gấp 4,5 lần so với năm 2021, bằng 200,6% KH Phục vụ 14.201.420 ngày khách, gấp 4,04% năm 2021, bằng 172,1% KH Tổng thu từ khách du lịch ước đạt: 14.134,2 tỷ đồng, gấp 5,22 lần so với năm 2021, bằng 182,4% kế hoạch năm 2022 Kết quả đó đến từ việc các đối tượng kinh doanh của lãnh đạo TP Tổ chức ký cam kết chấp hành nghiêm các quy định của nhà nước và thành phố cho trên 1.900 sơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch… Nâng cao một bước về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, nhân dân và người kinh doanh đối với cộng đồng, với TP Sầm Sơn; nâng cao văn hóa ứng xử trong giao tiếp và nâng cao văn hóa kinh doanh du lịch theo hướng văn minh, thân thiện, trung thực; "vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi"
II Thực trạng về Văn hóa kinh doanh trong ngành công nghiệp du lịch
_ Kinh doanh có văn hóa là kinh doanh bằng tính trung thực, chữ tín, bằng việc đặt lợi ích cá nhân, doanh nghiệp trong lợi ích cộng đồng và xã hội…
_ Lợi ích kinh tế gắn bó với những giá trị nhân văn là hướng đi tất yếu của các doanh nghiệp nếu muốn tồn tại và phát triển lâu dài
_ Hiệu quả của ngành Du lịch thường được đánh giá qua các chỉ số chính như: tốc độ tăng trưởng khách, độ dài lưu trú bình quân của khách, chi tiêu bình quân của khách, đónggóp của du lịch vào cơ cấu GDP
2.1 Trên thế giới
_ Năm 2020, ngành du lịch toàn cầu đã phải chịu cú sốc lớn khi đại dịch Covid-19 bùng phát khiến các chính phủ phải triển khai các biện pháp phong tỏa và hạn chế đi lại kéo dài nhằm kiềm soát dịch bệnh Tới nửa sau năm 2021, khi tỷ lệ tiêm vaccine tăng lên
và các nước nới lỏng dần các hạn chế đi lại, ngành du lịch toàn cầu đã có sự phục hồi nhẹ.Năm 2021, tốc độ phục hồi của ngành du lịch toàn cầu còn thấp và không đồng đều ở các khu vực
_ Nhiều nước trong khu vực và trên thế giới cũng đã thực hiện chính sách visa thông thoáng, cởi mở, thuận lợi, là giải pháp hiệu quả để thu hút khách quốc tế
Trang 8_ Đặt ra một số luật riêng của khu vực buộc khách du lịch đảm bảo tuân thủVd: Du lịch Dubai khá hạn chế việc chụp ảnh tại sân bay, bến tàu, các tòa nhà của chính phủ, các khu quân sự và công nghiệp thậm chí đường phố, bạn chỉ có thể chụp ảnh tại các khu vực có thông báo Trường hợp bạn muốn chụp hình người bản địa tại đây, bạn cần xin phép và có sự đồng ý trước Đặc biệt bạn không được chụp ảnh phụ nữ Hồi giáo.
_ Văn hóa kinh doanh du lịch trên thế giới cũng yêu cầu sự uy tín, trung thực và năng lực của doanh nghiệp
2.2 Tại Việt Nam
_ Những năm gần đây cho thấy, yếu tố thành công của du lịch Việt Nam có được là
do đã và đang khai thác hiệu quả các giá trị đặc sắc của văn hóa dân tộc đưa vào trong kinh doanh du lịch
_ Phát triển du lịch đang trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP
_ Phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, có trọng tâm, trọng điểm_ Chú trọng phát triển theo chiều sâu đảm bảo chất lượng và hiệu quả, khẳng định thương hiệu và khả năng cạnh tranh
_ Đẩy mạnh quảng bá hình ảnh du lịch quốc gia : Hệ thống di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới của Việt Nam được UNESCO công nhận ngày càng phong phú; Nhiều điểm du lịch được các tổ chức uy tín bình chọn là địa chỉ yêu thích của đông đảo du kháchquốc tế
_ Một số cái tên tiêu biểu như: Vịnh Hạ Long được trang web BuzzFeed của Mỹ bìnhchọn là 1 trong 25 địa danh có vẻ đẹp khó tin nhất trên thế giới; Hà Nội được TripAdvisorbình chọn là 1 trong 10 thành phố thu hút khách du lịch hàng đầu trên thế giới năm 2014; Việt Nam được Tạp chí du lịch Travel & Leisure của Mỹ bình chọn đứng thứ 6 trong số
20 điểm đến tốt nhất dựa trên độ an toàn và thân thiện của người dân dành cho khách du lịch lẻ; Hang Sơn Đoòng được Tạp chí du lịch Business Insider của Mỹ bình chọn là 1 trong 12 hang động ấn tượng nhất thế giới và Tạp chí National Geographic phiên bản tiếng Nga bình chọn là tour du lịch mạo hiểm đẳng cấp nhất thế giới của năm 2014_ Vẫn còn nhiều vấn đề bất cập cần được giải quyết:
+ Tình trạng sao chép tour, làm giả hình ảnh và phóng đại quảng cáo
+ Thái độ không tốt với “thượng đế” trong các tour du lịch
+ Làm lậu đưa khách du lịch nội địa ra nước ngoài
Dẫn chứng: đoàn du khách của Travel Life bị bỏ rơi ngay tại trung tâm hội nghị vì công ty tổ chức tour và đối tác bên Thái Lan từ chối tiếp tục phục vụ;
Trang 9+ Cạnh tranh không lành mạnh trong bối cảnh kinh tế khó khăn, du lịch ế ẩm, những tour giá rẻ đã và đang đẩy du khách vào những "ma trận" không biết đâu mà lần… Nói chung là có rất nhiều hoạt động "không bình thường" của các công ty du lịch
Tài liệu tham khảo
https://vietnamtourism.gov.vn/post/23031
https://vietnamtourism.gov.vn/post/15994?fbclid=IwAR36595w19Ye-FFeDfTww12r7UKkNOeFLK0_9Z2v9ZMNWYzpzChNfeIBeok
http://hanoimoi.com.vn/ban-in/Suy-ngam/594962/du-lich-va-van-hoa-kinh-doanh
III Đề xuất hoạt động thực tiễn của doanh nghiệp
Có thể nói nền văn hóa kinh doanh là nền văn hóa nhằm đạt tới mục đích xây dựng
cơ chế, mô hình kinh doanh có văn hóa, tức là kinh doanh đạt tới chuẩn mực xã hội về chân-thiện-mĩ, đạt tới việc tôn trọng và tôn vinh con người Có lẽ mà vì thế chúng ta sẽ bắt gặp ở các doanh nghiệp có các chính sách, các hoạt động thực tiễn nhằm tạo một môi trường cũng như là sự phát triển bền vững Đặc biệt là ở lĩnh vực du lịch nơi mà có nhữngtác động qua lại giữa người lao động, khách hàng, môi trường và cộng đồng Vậy doanh nghiệp cần làm gì đối với các đối tượng đó để tạo nên một môi trường du lịch phát triển bền vững
3.1 Đối với người lao động
Mỗi một doanh nghiệp muốn duy trì và phát triển thì không thể nào thiếu sự góp mặtcủa nhân viên hay là người lao động, họ là một phần không thể thiếu của doanh nghiệp tạo nên sự phát triển cũng như mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp Vì thế mà doanh nghiệp cần phải quan tâm đến người lao động, cần có những hoạt động thực tiễn về lao động mà có thể giữ chân được người lao động Người ta còn hay nhắc đến với cái khái niệm “thực hành lao động”
“Thực hành lao động” rất quan trọng đối với người lao động, nó là bao trùm tất cả các chính sách và thực tiễn liên quan đến công việc trong phạm vi tổ chức do tổ chức hay đại diện của tổ chức thực hiện bao gồm: Tuyển dụng và đề bạt người lao động; Các quy trình kỷ luật và khiếu nại; Điều động và luân chuyển người lao động; chấm dứt công việc;Đào tạo và phát triển kỹ năng; Sức khỏe, an toàn và vệ sinh công nghiệp và mọi chính sách hoặc thực tiễn ảnh hưởng đến điều kiện làm việc, đặc biệt là thời gian làm việc và trảcông
Trang 10Những hoạt động thực tiễn mà doanh nghiệp cần làm với người lao động cần liên quan đến các chủ thể : Quan hệ lao động, việc làm; Đối thoại xã hội; Điều kiện làm việc
và bảo trợ xã hội; An toàn sức khỏe nghề nghiệp; Đào tạo và phát triển
Đối với chủ thể quan hệ lao động, việc làm Mỗi quốc gia có một khuôn khổ pháp
lý quy định mối quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động do đó, việc người lao động đòi hỏi được bảo vệ thêm được thừa nhận rộng rãi và hình thành cơ sở choluật lao động
Vì thế mỗi doanh nghiệp cần có một sự rõ ràng công bằng minh bạch giữa người lao động và người sử dụng lao động để quyền lợi của người lao động được đảm bảo tuyệt đối.Một ví dụ cụ thể là hiện nay luôn có một bản hợp đồng lao động, ở đó thể hiện rõ tất cả những quyền lợi, những qui định được ghi rõ và được sự thỏa thuận của cả hai bên Một điều quan trọng mà doanh nghiệp cần phải làm là tạo một môi trường làm việc công bằng cho người lao động, đặc biệt là bình đẳng giới Đảm bảo rằng mọi công việc được thực hiện bởi nam giới và phụ nữ Đảm bảo cơ hội bình đẳng cho mọi người lao động, không phân biệt đối xử trực tiếp hay gián tiếp trong bất kỳ thực hành lao động nào
Để thực hiện được sự công bằng đó thì mỗi doanh nghiệp cần có những lãnh đạo giảiquyết mọi chuyện một cách công bằng, không thiên vị hay vị lợi luôn đặt lợi ích tập thể trên hết Doanh nghiệp cũng cần tăng cường giám sát cấp quản lý để kịp thời xử lý những trường hợp sai trái, gây mất công bằng với người lao động
Một ví dụ điển hình ở các doanh nghiệp du lịch đã làm là tạo sự công bằng đảm bảo công việc cho cả nam giới và nữ giới khi mà người ta hay bảo hướng dẫn viên du lịch cần sức khỏe thì nam giới sẽ phù hợp hơn Thế nhưng các doanh nghiệp luôn cần tạo sự công bằng khi tuyển dụng hướng dẫn viên ở cả nam và nữ Bởi lẽ phụ nữ làm công việc đó cũng rất tốt và còn được rất nhiều khách du lịch thích thú Là phụ nữ khi làm hướng dẫn viên đã phải chịu nhiều bất công về ánh nhìn bên ngoài nên các doanh nghiệp cũng cần chú trọng bảo vệ quyền lợi cũng như an toàn của nhân viên khi là phụ nữ làm hướng dẫn viên du lịch để họ có thể hoàn thành công việc một cách tốt nhất
Doanh nghiệp cũng cần phải loại trừ các thực tiễn buộc thôi việc tùy tiện hoặc phân biệt đối xử; bảo vệ dữ liệu cá nhân và sự riêng tư của người lao động; thực hiện các biện pháp nhằm đảm bảo công việc; không thu lợi từ các thực hành lao động không công bằng,bóc lột hoặc lạm dụng; khi hoạt động ở cấp quốc tế, cố gắng tăng cường việc làm, phát triển nghề nghiệp, xúc tiến và thúc đẩy công dân của nước chủ nhà
Đối thoại xã hội cũng là một cái quan trọng không thể thiếu của doanh nghiệp đối với người lao động Đối thoại cần được diễn ra giữa người sử dụng lao động và đại diện người lao động Vì thế mà mỗi doanh nghiệp cần có một tổ chức mà người ta hay gọi là công đoàn, nơi mà đại diện các ý kiến của người lao động, giúp cho người lao động có thểtiến gần hơn với cấp trên, khi mà hiểu rõ nhau thì công việc cũng diễn ra một cách tốt hơn
Trang 11Luôn tôn trọng quyền của người lao động trong việc thành lập hoặc tham gia tổ chức; không cản trở người lao động trong việc thành lập hoặc tham gia tổ chức riêng; cầnđưa ra thông báo hợp lý cho các cơ quan có thẩm quyền thích hợp và các đại diện người lao động.
Một số hoạt động mà doanh nghiệp có thể làm để đảm bảo điều kiện việc làm và bảo trợ xã hội cho người lao động:
- Cho phép tuân thủ truyền thống và phong tục quốc gia hoặc tôn giáo Là một doanh nghiệp du lịch thì các truyền thống và phong tục quốc gia hay tôn giáo luôn cần được đảm bảo Vì thế nó là một thứ cần thiết mà doanh nghiệp cần làm với người lao động
- Tạo điều kiện làm việc cho tất cả những người lao động để họ có thể cân bằng công việc-đời sống
- Trả lương và các dạng thưởng khác theo luật Việc trả lương thỏa đáng cho nhân viên cũng được chú trọng để đảm bảo quyền lợi cũng như là giữ chân nhân viên
- Chi trả công bằng cho công việc có giá trị như nhau Nó là một sự công bằng mà doanh nghiệp cần làm cho người lao động để ai cũng được hưởng mức lương tốt nhất
- Trả lương trực tiếp cho người lao động liên quan
- Tuân thủ mọi nghĩa vụ liên quan đến quy định về bảo trợ xã hội đối với người lao động ở quốc gia hoạt động Những người ở các quốc gia khác khi đã là người lao động của doanh nghiệp thì cũng cần có những đãi ngộ bảo trợ xã hội nhưnhững người khác
- Tôn trọng quyền của người lao động gắn với giờ làm việc
- Tôn trọng trách nhiệm gia đình của người lao động
- Đền bù cho người lao động làm việc ngoài giờ theo luật
- Một cái rất quan trọng với chúng ta mà không chỉ riêng người lao động đó
là sức khỏe Vì thế doanh nghiệp cần phải có chính sách để đảm bảo an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động
Người lao động sẽ được tự do tìm hiểu và được tư vấn về tất cả các khía cạnh sức khỏe và an toàn; từ chối công việc được xem là có nguy cơ hoặc nguy hiểm nghiêm trọng;tìm kiếm tư vấn bên ngoài của các tổ chức; báo cáo các vấn đề an toàn và sức khỏe cho cơquan chức năng thích hợp; tham gia vào các quyết định và hoạt động sức khỏe và an toàn,bao gồm cả việc điều tra các sự cố và tai nạn; không bị đe dọa trả thù khi làm những việc này Doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định về an toàn lao động và bảo vệ sức khỏe củanhân viên, bao gồm cung cấp trang thiết bị bảo hộ và giám sát môi trường làm việc
Là một doanh nghiệp du lịch thì việc chú trọng an toàn của nhân viên rất được chú ý bởi đây là ngành nghề mà nhân viên có thể sẽ đi rất nhiều, mức độ công việc cũng cao và
áp lực cũng rất nhiều Doanh nghiệp nên đảm bảo việc khám sức khỏe cho nhân viên mỗi
Trang 12năm một đến hai lần để đảm bảo sức khỏe cho công việc Doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống quản lý sức khỏe, an toàn và môi trường của tổ chức; cung cấp thông tin kịp thời, đầy đủ và chính xác về các rủi ro sức khỏe và an toàn.
Đảm bảo cho người lao động về mọi thứ thì cũng cần cho họ có một môi trường để phát triển bản thân cũng như kĩ năng làm việc Tạo cho những người lao động tiếp cận vớiviệc phát triển kỹ năng, đào tạo và học nghề, cũng như cơ hội phát triển nghề nghiệp, trên
cơ sở bình đẳng và không phân biệt đối xử ở tất cả các giai đoạn trong kinh nghiệm làm việc của họ
Nhân viên của các doanh nghiệp du lịch cần được trải nghiệm các điểm du lịch nhiềuhơn để có thể phát triển doanh nghiệp du lịch một cách tối ưu nhất Doanh nghiệp nên khuyến khích cũng như tài trợ nhân viên đi học nâng cao kiến thức bản thân, chuyên môn làm việc, đó cũng là môt cái lợi cho doanh nghiệp khi có những nhân viên tài giỏi và cànggiữ chân được nhân viên
Starbucks: Starbucks là một trong những chuỗi cửa hàng cà phê lớn nhất trên thế giới Họ có chương trình “College Achievement Plan” giúp cho nhân viên của họ đăng ký các khoá học ở trường Đại học Arizona State miễn phí Họ cũng có chương trình "Bean Stock" giúp nhân viên sở hữu cổ phiếu của công ty và cung cấp cho nhân viên một loạt các khoản lợi ích khác, bao gồm bảo hiểm y tế và chăm sóc cho gia đình
Costco: Costco là một chuỗi siêu thị toàn cầu Họ đã được công nhận vì chiến lược bán hàng theo số lượng lớn và chi phí thấp Theo Business Insider, nhân viên của Costco
có mức lương trung bình cao hơn so với các nhân viên của các chuỗi siêu thị khác Họ cũng được cung cấp bảo hiểm y tế và có cơ hội tăng lương định kỳ
- Cung cấp giáo dục và thông tin chính xác
- Sử dụng thông tin marketing lành mạnh, minh bạch, hữu ích
- Các quy trình hợp đồng, thúc đẩy tiêu dùng bền vững
- Thiết kế sản phẩm và dịch vụ dùng được cho mọi đối tượng và khi thích hợp, có thể phục vụ cho những người bị thiệt thòi và dễ bị tổn thương
Một số vấn đề mà doanh nghiệp cần làm đối với khách hàng-Tổ chức hoặc cá nhân trong cộng đồng mua tài sản, sản phẩm hoặc dịch vụ vì mục đích thương mại, cá nhân hoặc mục đích công
Trang 131 Thực hành marketing công bằng, xác thực
2 Bảo vệ sức khỏe và an toàn của khách hàng
3 Tiêu dùng bền vững
4 Dịch vụ, hỗ trợ khách hàng và giải quyết khiếu nại
5 Bảo vệ dữ liệu và sự riêng tư của khách hàng
6 Quyền sử dụng các dịch vụ thiết yếu
7 Giáo dục và nhận thức
Doanh nghiệp phải thực hành Marketing công bằng, thông tin xác thực, không định kiến và hợp đồng công bằng Cung cấp thông tin về sản phẩm và dịch vụ sao cho người tiêu dùng có thể hiểu được Cho phép người tiêu dùng đưa ra các quyết định có hiểu biết
về việc tiêu dùng và mua sắm cũng như so sánh các đặc điểm của các sản phẩm và dịch
vụ khác nhau Đối với doanh nghiệp du lịch hiện nay thì việc marketing giới thiệu các sảnphẩm du lịch không còn xa lạ vì thế mà doanh nghiệp du lịch phải marketing một cách chính xác những cái mà sản phẩm của doanh nghiệp có chứ không nên phóng đại lên quá nhiều gây mẫu thuẫn sau này với khách hàng Hạn chế mua sản phẩm và dịch vụ không đáp ứng nhu cầu của khách hàng, gây lãng phí tiền bạc, nguồn lực và thời gian và thậm chí có nguy hại cho người tiêu dùng hoặc môi trường
Để bảo vệ sức khỏe và an toàn khách hàng thì doanh nghiệp cũng cần cung cấp các sản phẩm và dịch vụ an toàn trong những điều kiện sử dụng thông thường và có thể dự đoán trước một cách hợp lý; giảm thiểu các rủi ro trong thiết kế sản phẩm; xác định (các) nhóm người sử dụng; ước lượng và đánh giá rủi ro cho từng đối tượng; Sử dụng thứ tự ưutiên sau: thiết kế an toàn vốn có, thiết bị bảo vệ và thông tin cho người sử dụng; tránh sử dụng hóa chất nguy hại; truyền đạt thông tin về an toàn thiết yếu; chỉ dẫn cho người tiêu dùng sử dụng đúng; chấp nhận các biện pháp ngăn ngừa sản phẩm trở nên không an toàn
Là một doanh nghiệp du lịch khi tổ chức các tour cho khách thì việc đảm bảo an toàn
là trên hết Đặc biệt là với những đoàn khách có tuổi thì doanh nghiệp cũng cần chú trọng đến các rủi ro có thể xảy ra để xử lý một cách tốt nhất
Tiêu dùng bền vững cũng cần được chú trọng bởi tiêu dùng bền vững là tiêu dùng sản phẩm và nguồn lực ở mức độ phù hợp với sự phát triển bền vững
Để đóng góp vào việc tiêu dùng bền vững, khi thích hợp, tổ chức cần:
- Thúc đẩy giáo dục có hiệu quả
- Cung cấp cho người tiêu dùng các sản phẩm và dịch vụ có lợi về mặt xã hội
và môi trường: loại bỏ, khi có thể, hoặc giảm thiểu mọi tác động tiêu cực
- Thiết kế sản phẩm và bao gói sao cho có thể dễ dàng sử dụng, tái sử dụng
- Ưu tiên các nguồn cung cấp