Tiểu luận pháp luật đại cương

39 0 0
Tiểu luận pháp luật đại cương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận về nhận hối lộ tại Việt Nam tập trung phân tích thực trạng, nguyên nhân và hậu quả của vấn đề này. Đồng thời, tiếp cận các giải pháp như cải cách pháp luật, tăng cường giám sát và giáo dục để đẩy lùi tham nhũng, từ đó tạo điều kiện cho sự phát triển bền vững và công bằng của xã hội.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCMKHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT

TIỂU LUẬN

MÔN HỌC: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

HÀNH VI NHẬN HỐI LỘ TẠI VIỆT NAM THỰC

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu 2

3.1 Mục đích 2

3.2 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Bộ cục nghiên cứu 3

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TỘI NHẬN HỘI LỐ 4

1.1 Khái niệm về tội nhận hối lộ 4

1.2 Đặc điểm pháp lý của tội nhận hối lộ 5

1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội nhận hối lộ 6

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ CÁC GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8

2.1 Tổng quan về tội nhận hối lộ trên thế giới 8

2.2 Thực trạng về tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay 9

2.3 Thực tiễn xét xử và những bất cập trong quá trình xử lý tội nhận hối lộ 14

2.3.1 Những bất cập trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ 17

2.3.2 Những bất cập trong thực hiện cơ chế kinh tế 20

2.3.3 Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ 21

2.3.4 Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát 21

2.3.5 Những bất cập trong quy định của pháp luật về tội nhận hối lộ 22

2.4 Các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định phát luật và đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay 23

2.4.1 Giải pháp trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ 23

2.4.2 Giải pháp trong việc thực hiện cơ chế quản lý kinh tế 25

Trang 3

MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài.

Hiện nay đất nước ta đang trong bối cảnh đổi mới, Đảng và Nhà nước đang từng bước đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh Đặc biệt Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, đây là cơ hội tốt cho nước ta tăng cường phát triển, hợp tác giao lưu với các nước trên thế giới Bên cạnh những thành quả đã đạt được, tình hình kinh tế - xã hội cũng đã bộc lộ những mặt hạn chế, tiêu cực, đặc biệt là vấn nạn tham nhũng đã trở thành nguy cơ lớn đe dọa và thách thức đến sự tồn vong của quốc gia Tham nhũng là một hiện tượng xã hội tiêu cực đã xuất hiện từ rất lâu, đang có xu hướng diễn ra ngày càng phức tạp và phổ biến Tình trạng tham nhũng đang trở thành hiện tượng đe dọa sự ổn định của nền chính trị và sự phát triển bền vững của tất cả các quốc gia trên thế giới không chỉ ở Việt Nam Đây là nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế, chính trị, gây mất đoàn kết nội bộ, làm giảm uy tín của Đảng và Nhà nước trước nhân dân, làm thoái hóa bản chất của một số cán bộ công chức

Nhận thức được tác hại và nguy cơ của nạn tham nhũng, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng và Nhà nước đã xác định tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đối với chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Nghị quyết Hội nghị đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã đánh giá:

Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm trọng Nạn tham nhũng kéo dài trong hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa đến sự sống còn của chế độ ta [6, tr 76]

Đồng thời Đảng và Nhà nước đã có những động thái thể hiện rõ quyết tâm chống tham những như: ngày 10 tháng 12 năm 2003 ký công ước chống tham nhũng của Liên hợp quốc, ngày 29 tháng 11 năm 2005 ban hành Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2012)… Bên cạnh đó, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành Quyết định số 30/2006/QĐ-TTg ngày 06/02/2006 về "Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Luật phòng, chống tham nhũng" Mục tiêu của chương trình nhằm khắc phục và đẩy lùi tình trạng

Trang 4

tham nhũng đang diễn ra trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội hiện nay, nâng cao ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị, các cán bộ, công chức và mỗi công dân về công tác phòng, chống tham nhũng Trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta cũng đã thể hiện quyết tâm cao trong cuộc đấu tranh với các hành vi tham nhũng, nhằm đẩy lùi và hạn chế đến mức thấp nhất các hậu quả xấu của tệ nạn tham nhũng

Trong số các tội về tham nhũng đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức thì tội phạm về hối lộ hết sức được chú ý Trong những năm gần đây, loại tội phạm này đang có những diễn biến rất phức tạp Một loạt những vụ án về hối lộ nghiêm trọng đã xảy ra trong thời gian qua liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội như: thương mại, đầu tư xây dựng cơ bản, bảo vệ pháp luật, thể thao, y tế… Mặt khác tội phạm này đã tạo điều kiện hoặc cơ hội phát sinh nhiều loại tội phạm khác như buôn lậu, đánh bạc, mua bán ma túy… Trong khi đó hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đấu tranh với loại tội phạm này vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc và chưa đạt được nhiều kết quả Một trong những nguyên nhân gây khó khăn cho hoạt động xử lý tội phạm về hối lộ là do sự thiếu rõ ràng và chưa hợp lý trong quy định của luật hình sự hiện hành về các tội phạm này

Vì những lý do trên, đấu tranh phòng chống tham nhũng, hối lộ đang là mục tiêu cấp thiết và cực kỳ quan trọng đối với Đảng và Nhà nước ta Việc tiếp tục nghiên cứu các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành về tội nhận hối lộ để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả của công tác đấu tranh phòng chống tệ nạn tham nhũng nói chung và hối lộ nói

riêng là lý do cho sự cần thiết để tôi lựa chọn đề tài “Hành vi nhận hối lộ tại Việt

Nam Thực trạng và giải pháp” làm bài tiểu luận cuối kì

2 Đối tượng nghiên cứu

Hành vi nhận hối lộ tại Việt Nam

3 Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu

3.1 Mục đích

Mục tiêu của bài tiểu luận là nghiên cứu các quy định của pháp luật về tội nhận hối lộ dưới khía cạnh lập pháp hình sự và áp dụng chúng trong thực tiễn xét xử, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm hoàn thiện các quy định về tội nhận hối lộ trong luật

Trang 5

hình sự Việt Nam, cũng như đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ

Xuất phát từ mục tiêu tổng quát nêu trên, nhiệm vụ cụ thể đặt ra là:  Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về tội nhận hối lộ

 Nêu lên thực trạng tội nhận hối lộ ở nước ta, thực tiễn xét xử và các giải pháp nhằm đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

Nhằm đạt được mục đích nghiên cứu đề tài sẽ sử dụng những phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, nghiên cứu luật pháp trong mối quan hệ với triết học - chính trị - xã hội học, phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp thống kê - so sánh, phương pháp quy nạp - diễn dịch… Trong các phương pháp trên thì phương pháp phân tích luật giữ vai trò quan trọng nhất trong tất cả các phương pháp.

4 Bộ cục nghiên cứu

Để triển khai nghiên cứu đề tài này, em chia nội dung bài Tiểu luận theo kết cấu gồm 2 phần như sau:

Chương 1 Lý luận về tội nhận hối lộ theo luật hình sự Việt Nam

Chương 2 Thực trạng, thực tiễn xét xử và các giải pháp đấu tranh phòng chống tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay.

Trang 6

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN VỀ TỘI NHẬN HỘI LỐ 1.1 Khái niệm về tội nhận hối lộ

Tham nhũng, hối lộ là căn bệnh mang tính phổ biến nhất của quyền lực Nó xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị, có mặt trong mọi lĩnh vực liên quan đến hoạt động quản lý xã hội Việt Nam coi tham nhũng hối lộ là quốc nạn, cần phải chủ động phòng ngừa và kiên quyết trừng trị bằng các biện pháp cứng rắn và mạnh mẽ Vì vậy đấu tranh chống lại tệ nạn tham nhũng hối lộ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Đảng và Nhà nước ta quy định từ rất sớm Ở nước ta khái niệm tham nhũng, hối lộ cũng xuất hiện từ rất lâu thông qua thuật ngữ "quan tham, lại nhũng" tức là quan lại có các quyền hành vơ vét của cải của nhân dân để làm của riêng Theo Từ điển tiếng Việt của Trung tâm Từ điển học thì: "tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân lấy của cải" [36, tr 56] Còn theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 có quy định: "tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi" [21] Như vậy có thể coi tham nhũng là việc những người có chức vụ, quyền hạn thực hiện hành vi tham ô, hối lộ vì động cơ vụ lợi Trong số những tội phạm về tham nhũng thì tội nhận hối lộ là một trong những loại tội phạm rất nguy hiểm, không chỉ gây thiệt hại về tài sản của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân mà còn làm mất uy tín của Đảng và Nhà nước Việt Nam coi hối lộ là "quốc nạn" cần phải chủ động phòng ngừa và trừng trị bằng các biện pháp mạnh mẽ Việc đấu tranh chống nạn tham nhũng là cuộc đấu tranh toàn diện trên mọi lĩnh vực, trong đó việc xử lý tội nhận hối lộ là một việc rất quan trọng Đây là cuộc đấu tranh lâu dài, gay go và quyết liệt đặc biệt trong tình hình kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay

Theo Đại Từ điển Tiếng Việt thì "hối lộ" được hiểu là: "Lén lút đưa tiền của để nhờ kẻ có quyền làm điều trái với pháp luật nhưng có lợi cho mình" [49, tr 736] Còn trong tiếng Anh, hối lộ có nghĩa là "một dạng tham nhũng, là hành vi đưa tiền hoặc quà nhằm thay đổi thái độ của người nhận" Dưới góc độ chính trị, "hối lộ là một trong những loại bổng lộc của quyền lực và là một hình thức trao đổi chung giữa quyền lực và sự giàu có" Hiện tượng hối lộ đang có xu hướng xảy ra nhiều nơi, đặc biệt là những nơi thiếu sự minh bạch, đồng thời hối lộ cũng hủy hoại đạo đức và trách nhiệm của những người thực thi công vụ, làm mất lòng tin của công chúng vào hoạt động

Trang 7

công vụ Như vậy, chúng ta có thể thấy một điểm đặc trưng là "hối lộ" luôn thể hiện bản chất của một hiện tượng tiêu cực và gây hậu quả nặng nề đến đời sống kinh tế - xã hội Tuy có các quan điểm tiếp cận khác nhau nhưng về cơ bản đều thống nhất chung về hối lộ với nội dung cơ bản như sau: Hối lộ là việc sử dụng một lợi ích nào đó tác động vào hành vi của người có chức vụ, quyền hạn để hành vi của người có chức vụ, quyền hạn diễn ra theo cách người đưa hối lộ mong muốn

Dưới góc độ khoa học luật hình sự ở nước ta, khái niệm "hối lộ" được hiểu bao gồm ba loại hành vi phạm tội tương ứng với ba tội hối lộ cụ thể: tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ và tội làm môi giới hối lộ Trong đó tội phạm nhận hối lộ là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định tại Điều 279 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: nhận hối lộ là hành vi "lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào… để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ" [20, tr 217]

Giống như tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ cũng được Nhà nước ta quy định từ rất sớm Tại Điều 1 Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 quy định: Công chức nhận hối lộ bị phạt tù từ 5 năm đến 20 năm và phạt bạc gấp đôi tang vật hối lộ Tang vật hối lộ bị tịch thu sung công, người phạm tội còn có thể bị tịch thu nhiều nhất là đến ba phần tư gia sản Tuy nhiên trong thời kỳ này tội nhận hối lộ diễn ra ở mức độ ít nghiêm trọng hơn so với giai đoạn hiện nay Ngay từ khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành và tiếp sau đó là Bộ luật hình sự năm 1999 thì các quy định về tội nhận hối lộ đã được sửa đổi bổ sung rất nhiều lần Tuy vậy những quy định của pháp luật hình sự vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của cuộc đấu tranh phòng chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay Vẫn còn rất nhiều trường hợp nhận hối lộ đặc biệt nghiêm trọng nhưng do các yếu tố chủ quan và khách quan nên đã không truy cứu trách nhiệm hình sự được, dẫn đến tình trạng bỏ lọt tội phạm.

1.2 Đặc điểm pháp lý của tội nhận hối lộ

Về chủ thể: chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, là những người có chức vụ, quyền hạn trong bộ máy nhà nước, cơ quan Đảng và trong các tổ chức kinh tế Nhà nước Chủ thể của tội nhận hối lộ được thực hiện do người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng địa vị của mình để làm trái với nguyên tắc, trái với nội dung công việc được

Trang 8

giao để nhận tiền, tài sản, hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hoặc môi giới đưa hối lộ, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, của công dân và thiệt hại đến lợi ích chung của toàn xã hội

Về khách thể: tội nhận hối lộ xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước, làm cho cơ quan nhà nước bị suy yếu, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước

Về chủ quan: tội nhận hối lộ được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, tức là người nhận hối lộ thấy trước được hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi đó nhưng vẫn mong muốn và để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

Về khách quan: người nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà mình có để làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ và điều kiện để làm việc đó là sẽ nhận một khoản tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác từ người đưa hối lộ

Như vậy, nhận hối lộ là hành vi thu lợi bất chính cho bản thân, việc thu lợi này có thể trực tiếp hoặc thông qua trung gian để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác Giữa người nhận hối lộ với người đưa hối lộ hoặc người môi giới đưa hối lộ có sự thỏa thuận trước Thời điểm hoàn thành tội nhận hối lộ tính từ thời điểm người có chức vụ, quyền hạn đã thỏa thuận và đồng ý sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.

1.3 Ý nghĩa của việc nghiên cứu tội nhận hối lộ

Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng trong công cuộc đổi mới, kinh tế - xã hội không ngừng phát triển, trật tự an ninh xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân từng bước được nâng cao Tuy nhiên, chúng ta vẫn đang đứng trước những nguy cơ và thách thức lớn Tình hình tham nhũng nói chung và tệ nạn nhận hối lộ nói riêng diễn ra rất phức tạp ở nhiều lĩnh vực, các vụ án được phát hiện và đưa ra xử lý ngày càng tăng với tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện ở số lượng tài sản của Nhà nước bị chiếm đoạt, thất thoát, số lượng đối tượng vi phạm pháp luật ngày càng nhiều Trong đó có nhiều cán bộ lãnh đạo đã lợi dụng chức quyền của mình để nhận tiền, tài sản… nhằm bao che cho kẻ phạm tội, làm thất thoát tài sản của Nhà nước, của tổ chức xã hội, của cá nhân, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của các cơ quan, tổ chức, gây mất uy tín của Đảng và Nhà nước đối với quần chúng nhân dân.

Trang 9

Nếu như trước đây các vụ án tham nhũng, hối lộ thường xảy ra với quy mô nhỏ thì hiện nay tội phạm này đã xảy ra ở những địa bàn rộng lớn, mang tính tổ chức và có sự liên kết chặt chẽ Thủ đoạn phạm tội ngày càng đa dạng và tinh vi Bọn tội phạm đều lợi dụng những sơ hở trong chính sách pháp luật để phạm tội, gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước, của các tổ chức và cá nhân, ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước Nhận thức được sự nguy hiểm của tội nhận hối lộ Đảng, Nhà nước cùng toàn thể nhân dân đã có nhiều cố gắng trong việc phát hiện, đấu tranh phòng ngừa tội nhận hối lộ Nhưng tình hình thực tế cho thấy việc xử lý các trường hợp phạm tội nhận hối lộ chưa được nhiều, vẫn mang tính nhỏ lẽ, chưa thật sự là cuộc đấu tranh tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm này Do vậy, việc nghiên cứu tội nhận hối lộ có ý nghĩa to lớn nhằm đưa ra những giải pháp phòng ngừa một cách toàn diện để từ đó đấu tranh có hiệu quả đối với loại tội phạm này, góp phần đẩy lùi và hạn chế đến mức thấp nhất các tội phạm về tham nhũng, hối lộ.

Trang 10

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ VÀ CÁC GIẢI PHÁPĐẤU TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI NHẬN HỐI LỘ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY2.1 Tổng quan về tội nhận hối lộ trên thế giới

Tham nhũng, hối lộ đã gây nên những hậu quả vô cùng to lớn cho nền kinh tế của các nước trên thế giới Tham nhũng, hối lộ làm cho sự phát triển kinh tế xã hội chậm lại, làm giảm lòng tin của nhân dân vào Nhà nước, đến một chừng mực nào đó gây mất ổn định tình hình kinh tế - chính trị, trật tự xã hội Tác hại của nó không chỉ dừng lại ở một quốc gia nhất định mà nó còn diễn ra ở hầu hết các quốc gia, các châu lục, không phân biệt giàu nghèo, thể chế chính trị Đặc biệt trong những năm gần đây thì tình hình tham nhũng, hối lộ ngày càng tăng và mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn, và tham nhũng hối lộ đang trở thành quốc nạn đối với tất cả các quốc gia trên thế giới

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng thế giới (World Bank) hàng năm trên thế giới có khoảng 1.000 tỷ USD bị tham nhũng dưới dạng đưa hối lộ Điều này cho thấy một thực trạng đáng báo động và rất đáng để chúng ta suy ngẫm: rõ ràng cuộc chiến chống tham nhũng, hối lộ thời gian qua chưa đạt kết quả cao Theo bà Rosa Inés Ospina Roblede - Phó chủ tịch Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) cho rằng, các nhà tài trợ quốc tế cũng như Chính phủ phải minh bạch hóa các khoản tài chính, công khai các dự án công cộng nhằm hạn chế tình trạng tham nhũng, nhận hối lộ Đồng thời đẩy mạnh quá trình tự do dân chủ và nhất là cần có thái độ không khoan nhượng đối với vấn nạn này từ những người đang đứng đầu Chính phủ Ông Peter Eighen - Chủ tịch của tổ chức Minh bạch quốc tế đã đưa ra quan điểm: "Tham nhũng, hối lộ chính là nguyên nhân của sự nghèo đói, khóa chặt người dân trong vùng nghèo khổ" [33] Điều này cũng chính xác hơn khi các nước nghèo cũng chính là những nước có tình trạng tham nhũng, hối lộ nhiều nhất Theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế, chỉ riêng Châu Phi hàng năm có khoảng 148 tỷ USD đã bị mất hay thất thoát do tệ nạn tham nhũng, hối lộ gây ra, tương đương với ½ khoản nợ nước ngoài của lục địa này (theo con số nợ nước ngoài của Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF) châu Phi nợ nước ngoài khoảng 248 tỷ USD) Và theo nghiên cứu mới nhất của của tổ chức này thì các hộ gia đình tại các nước như: Cameroon, Ghana và Nigeria phải dùng đến 20% tổng sản phẩm nội địa để hối lộ mỗi năm, có khoảng 31% đến 45% hộ gia đình tại Cameroon, Paraguay, Campuchia và Mehico thừa nhận có hối lộ trong năm 2003 [33, tr 4]

Trang 11

Châu Á là khu vực rất năng động và có nhiều tiềm năng phát triển với những dự án hàng chục triệu đô la Và đây cũng là miếng mồi ngon cho tham nhũng, hối lộ Trong thời gian qua, các quốc gia đã có nhiều nỗ lực trong cuộc chiến chống tham nhũng, hối lộ Điển hình như Trung Quốc, ít nhất có 25 cán bộ lãnh đạo trong đó có những cán bộ lãnh đạo cấp cao như: Phó chủ tịch Quốc hội, Thứ trưởng Bộ công an, Bí thư tỉnh ủy, thành ủy, tỉnh trưởng… đã lãnh án tử hình, chung thân và tù có thời hạn vì tội nhận hối lộ Trong kế hoạch chống tham nhũng Trung Quốc đưa chống tham nhũng vào giáo dục cho thế hệ trẻ bắt đầu từ học sinh tiểu học Gần đây, Brunei đã đưa vào chương trình giáo dục tiểu học và trung học môn chống tham nhũng là bắt buộc Trong cuộc họp tại Liên hợp quốc về chống tham nhũng, các quốc gia đều thống nhất cho rằng sự minh bạch là một biện pháp chống tham nhũng hữu hiệu nhất [33, tr.7] Công cụ chống tham nhũng hối lộ là sự minh bạch khiếu nại của công chúng cùng với sự minh bạch trong ngân sách, tài chính, minh bạch mua sắm

Hiến chương của Liên hợp quốc có hiệu lực từ tháng 12/2005 đã tạo ra một khuôn khổ pháp lý quốc tế trong việc chống lại tham nhũng, hối lộ, thu hồi lại những khoản tiền bị tham nhũng, thúc đẩy ngân hàng và các tổ chức tài chính có những hành động chống rửa tiền, cho phép các quốc gia thanh tra các công ty nước ngoài và cá nhân có dính dáng đến tham nhũng tại nước của mình Cấm việc đưa hối lộ cho các quan chức nước ngoài Loại bỏ tham nhũng, hối lộ và cải cách trong việc nhận tiền tài trợ là những điều quan trọng để các khoản hỗ trợ tài chính, tài trợ có hiệu quả hơn và để mục tiêu phát triển kinh tế của thế giới được thành công Ông David Nussbaum, giám đốc điều hành Tổ chức Minh bạch Quốc tế nói: “Tham nhũng, tham ô không phải là một thảm họa tự nhiên Đó là những khoản ăn cắp cơ hội được tính toán từ những kẻ tham lam Các nhà lãnh đạo phải cải thiện cách làm việc, thông thoáng và tin cậy hơn thay vì chỉ hứa suông” [33, tr 10].

2.2 Thực trạng về tội nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay

Hàng năm, Tổ chức Minh bạch Quốc tế đều công bố chỉ số cảm nhận tham nhũng (CPI) xếp hạng các quốc gia và vùng lãnh thổ trên cơ sở cảm nhận về tham nhũng trong khu vực công tại các quốc gia và vùng lãnh thổ đó CPI là chỉ số về tham nhũng được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới Đây là một chỉ số tổng hợp - kết hợp kết quả của các cuộc thăm dò ý kiến và đánh giá tham nhũng do các tổ chức có uy tín

Trang 12

thu thập Tham nhũng nói chung bao gồm các hoạt động bất hợp pháp, được cố tình che giấu và chỉ được đưa ra ánh sáng khi có các vụ bê bối, điều tra hay truy tố Vì vậy, rất khó có thể đánh giá mức độ tuyệt đối của tham nhũng tại các quốc gia hay vùng lãnh thổ trên cơ sở các dữ liệu "cứng" mang tính thực chứng Những nỗ lực nhằm đánh giá tham nhũng như: so sánh các vụ hối lộ được báo cáo, số lượng các vụ truy tố hay nghiên cứu các vụ xét xử ở tòa án liên quan trực tiếp đến tham nhũng đều không thể coi là những chỉ số chính xác thể hiện mức độ tham nhũng Những số liệu này, đúng hơn, chỉ thể hiện hiệu quả hoạt động của các công tố viên, của tòa án hay giới truyền thông trong việc điều tra và phát hiện tham nhũng Vì vậy, xem xét cảm nhận về tham nhũng của những người ở vị trí có thể đưa ra đánh giá về tham nhũng trong khu vực công là phương pháp đáng tin cậy nhất để so sánh mức độ tham nhũng một cách tương đối giữa các quốc gia

Ngày 3 tháng 12 năm 2014, Tổ chức Minh bạch Quốc tế (TI) công bố Chỉ số Cảm nhận Tham nhũng năm 2014 (CPI 2014), xếp hạng 175 quốc gia và vùng lãnh thổ dựa trên cảm nhận của các doanh nhân và các chuyên gia trong nước về tham nhũng trong khu vực công ở mỗi quốc gia và vùng lãnh thổ Năm 2014, Việt Nam đạt 31/100 điểm, đứng thứ 119 trên bảng xếp hạng toàn cầu và thứ 18 trên tổng số 28 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương

Một điều đáng chú ý là điểm số CPI của Việt Nam không thay đổi trong ba (03) năm liên tiếp (2012 - 2014) và tham nhũng trong khu vực công vẫn là một vấn đề nghiêm trọng của quốc gia Trong khi Việt Nam không có thay đổi về điểm số, các quốc gia láng giềng lại đang cải thiện kết quả CPI của họ Trong số 9 quốc gia Đông Nam Á được đánh giá năm nay, Việt Nam đứng thứ 6, chỉ xếp hạng trên Lào, Campuchia và Myanmar Đa số các quốc gia trong khu vực đều có cải thiện về mặt điểm số (tăng từ 1 đến 3 điểm), ngoại trừ Myanmar là nước cũng không có thay đổi nào về điểm số, Lào (giảm 1 điểm) và Singapore (giảm 2 điểm) [34] Nhận xét chung về khu vực châu Á - Thái Bình Dương, CPI 2014 chỉ ra: bất chấp rất nhiều tuyên bố và cam kết mạnh mẽ, cuộc chiến chống tham nhũng vẫn chưa chuyển biến Hầu hết các nước trong khu vực này đều có điểm số thấp hơn trung bình Điểm số thấp là dấu hiệu cho thấy hối lộ đã tràn lan, thiếu các chế tài trừng phạt tham nhũng cũng như các cơ quan nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu của công dân.

Trang 13

Đảng và Nhà nước đã khẳng định tham nhũng hối lộ là một trong bốn nguy cơ đối với đất nước và chế độ Nạn tham nhũng hối lộ khéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong các tổ chức kinh tế là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ Đảng tiếp tục khẳng định phải tăng cường tổ chức và cơ chế, tiếp tục đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng trong bộ máy nhà nước và toàn thể hệ thống chính trị, ở các cấp, các ngành từ trung ương đến cơ sở Gắn chống tham nhũng với chống lãng phí, quan liêu, buôn lậu đặc biệt chống các hành vi lợi dụng chức quyền để làm giàu bất chính Có thể thấy trong nhiều năm qua Đảng và Nhà nước ta đã nỗ lực thể hiện quan điểm phòng, chống tham nhũng, hối lộ nhưng tình hình thực tế hiện tượng tham nhũng, hối lộ vẫn diễn ra hết sức phức tạp và có chiều hướng gia tăng

Trong số những vụ việc liên quan đến tham nhũng, hối lộ được phát hiện và xử lý có nhiều vụ có quy mô lớn và tính chất nghiêm trọng như: Vụ vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai ở Đồ Sơn (Hải Phòng), vụ Công ty Pjico trong lĩnh vực quản lý tài chính, vụ rút ruột khu chung cư tại Kim Giang (Hà Nội) Mức độ nghiêm trọng của các vụ án tham nhũng, nhận hối lộ đang có xu hướng gia tăng qua từng năm Theo số liệu của Bộ công an, nếu như năm 1993 tổng thiệt hại do tham nhũng gây ra ước chừng hơn 300 tỷ thì đến năm 2004 đã tăng lên 112.700 tỷ Bộ Công an đã đưa ra danh sách 10 vụ tham nhũng hối lộ lớn được xem là điển hình ở nước ta trong những năm qua Đó là vụ: đường dây 500 KV Bắc Nam, vụ công ty dệt Nam Định, vụ khách sạn

Bàn Cờ, vụ Tamexco, vụ trạm kiểm soát liên hợp Đồng Bàng - Lạng Sơn, vụ Công ty Pin ắc quy Vĩnh Phú, vụ Lã Thị Kim Oanh, vụ án Bùi Tiến Dũng ở Bộ Giao thông vận tải, vụ xí nghiệp xây dựng công trình giao thông, vụ xí nghiệp xây dựng số 2 và vụ xã Thuận Hưng

Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác ngành kiểm sát nhân dân tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XI ngày 19 tháng 9 năm 2005 thì trong năm 2005 đã phát hiện, khởi tố 242 vụ tham nhũng, hối lộ tăng 57 vụ so với năm 2004 Theo số liệu chưa đầy đủ, từ năm 2001 đến năm 2005, Tòa án nhân dân các cấp đã giải quyết, xét xử theo thủ tục sơ thẩm hơn 600 vụ án hình sự với hơn 1.500 bị cáo phạm các tội về chức vụ Trong đó số vụ nhận hối lộ được đưa ra truy tố hầu hết là các vụ án có tính chất nghiêm trọng trở lên, các bị cáo đều đã bị Tòa án xử phạt tù

Trang 14

Tình hình tội phạm nhận hối lộ ở Việt Nam đã được phản ánh một phần thông qua các cuộc nghiên cứu khảo sát Vào cuối năm 2005, Ban Nội chính Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (gọi tắt là Ban Nội chính Trung ương) với sự tài trợ của Cơ quan Hợp tác phát triển quốc tế Thụy Điển (SIDA) đã thực hiện báo cáo kết quả điều tra tham nhũng ở Việt Nam Mục đích của báo cáo là để nhận diện các hình thức phổ biến và nguyên nhân của tham nhũng cũng như nguyên nhân hạn chế hiệu quả hoạt động chống tham nhũng ở Việt Nam Báo cáo này dựa trên kết quả các nghiên cứu khảo sát trong 7 tỉnh (Sơn La, Hải Dương, Hà Nội, Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Tháp) Kết quả được nêu ra trong báo cáo này đã báo động về thực trạng tham nhũng nói chung và nhận hối lộ ở Việt Nam hiện nay Gần một phần ba số người được hỏi coi tham nhũng là vấn nạn mà Việt Nam đang phải đối mặt Cũng theo Báo cáo này, có tới 47% số cán bộ và công chức được hỏi trả lời họ sẽ nhận nếu được hối lộ hoặc lưỡng lự không muốn từ chối Về hậu quả của tham nhũng, nghiên cứu khảo sát này cho thấy các thiệt hại như: suy giảm uy tín của cán bộ nhà nước trong nhân dân, lạm phát tăng giá hàng hóa, thiếu tin tưởng của các nhà đầu tư Theo kết quả khảo sát trong nghiên cứu nêu trên, trong số 10 cơ quan được bình chọn là nơi hành vi tham nhũng xảy ra phổ biến nhất thì đứng đầu là cơ quan địa chính nhà đất, tiếp theo đó là cơ quan hải quan, cảnh sát giao thông đứng ở vị trí thứ ba, sau đó lần lượt là cơ quan tài chính và thuế vụ, cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành xây dựng, cơ quan cấp phép xây dựng, y tế, cơ quan kế hoạch và đầu tư, cơ quan quản lý và các đơn vị trong ngành giao thông và cuối cùng là công an kinh tế [1]

Hiện nay, việc đưa và nhận hối lộ đã xảy ra ở hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như quản lý đất đai, xây dựng cơ bản, tài chính ngân hàng, giáo dục, y tế… Hối lộ trong lĩnh vực xây dựng đang là hiện tượng diễn ra khá phổ biến ở Việt Nam Cụ thể đó là tình trạng “chạy thầu” các công trình trong lĩnh vực xây dựng cơ bản Theo một cán bộ trong ngành công an, quá trình điều tra, truy tố và xét xử các vụ án về tham nhũng trong lĩnh vực này cho thấy “hầu hết các bị can, bị cáo có khai báo hoặc qua khám xét thu giữ các tài liệu ghi chép thể hiện việc sử dụng tiền, vật chất làm quà biếu xén cho một số cán bộ có chức vụ, quyền hạn trong việc xét duyệt, cấp giấy phép, đấu thầu, thẩm định, cho rút vốn, giám sát, nghiệm thu, thanh quyết toán công trình… với

Trang 15

số lượng nhiều tỷ đồng” [26, tr 40] Thậm chí hiện tượng hối lộ đã xâm nhập cả vào những lĩnh vực mà vấn đề đạo đức và tính c hính trực vốn là niềm tự hào và cũng rất được coi trọng như lĩnh vực y tế, đã có không ít hiện tượng đưa và nhận hối lộ để được bác sĩ khám chữa bệnh, mổ xẻ, kê đơn, làm hồ sơ bệnh án giả Từ những thực tế trên đã phản ánh một thực trạng đáng báo động là hiện tượng hối lộ đang trở nên lan rộng và phổ biến Theo khảo sát của Ban Nội chính Trung ương, hành vi nhận hối lộ trực tiếp nằm trong nhóm những hành vi tham nhũng phổ biến nhất hiện nay với tỷ lệ hơn 1/3 số cán bộ, công chức được hỏi trả lời họ đã gặp các dạng hành vi nhận hối lộ trong một năm qua Mức độ phổ biến đã khiến cho tệ nạn nhận hối lộ đang dần được chấp nhận như một thứ “văn hóa” của nhiều bộ phận cán bộ, công chức và người dân, tới mức độ việc thực hiện hành vi hối lộ ở một số nơi đã được coi như không thể thiếu: “Thậm chí, trong một số lĩnh vực, ở một số cơ quan và một bộ phận cán bộ, công chức, việc tham ô, hối lộ được coi là chuyện đương nhiên, là “luật bất thành văn”” [28, tr 18].

Thủ đoạn phạm tội nhận hối lộ ngày càng tinh vi, xảo quyệt Hành vi đưa và nhận hối lộ đang được "biến tướng" dưới những hình thức như quà biếu, quà cảm ơn và các khoản thưởng [16, tr 80] Hay được che đậy bằng các hình thức tinh vi như: thỏa thuận tăng giá trị hợp đồng để nhận tiền "lại quả", cố tình tạo lý do để các cá nhân, đơn vị dưới quyền phải biếu tiền hoặc tặng quà… Đồng thời, tội phạm nhận hối lộ thực hiện dưới hình thức đồng phạm cũng đang có xu hướng gia tăng Từ thực tế đó đã cho thấy tình trạng tham nhũng, hối lộ ở nước ta không có khuynh hướng giảm mà ngày càng gia tăng Do đó cần đưa ra những biện pháp kịp thời để ngăn chặn nạn tham nhũng hối lộ đang hoành hành ở nước ta Thực tiễn đấu tranh phòng chống tội phạm tham nhũng hối lộ trong những năm qua cho thấy các tội phạm nhận hối lộ thường diễn ra trong các lĩnh vực: kinh tế, ngân hàng, xuất nhập khẩu, xây dựng… Đối tượng tham gia thường là những cán bộ có chức vụ, quyền hạn thậm chí cả những cán bộ lãnh đạo ở cơ quan trung ương cũng câu kết với cán bộ lãnh đạo địa phương để nhận hối lộ, rút ruột các khoản tiền mà Nhà nước đầu tư vào các dự án ở các vùng kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, lạc hậu Ví dụ như vụ án đưa và nhận hối lộ liên quan đến dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu Dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội huyện Mường Tè là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm

Trang 16

từng bước nâng cấp hạ tầng cơ sở điện - đường - trường - trạm cho bà con dân tộc trong huyện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đồng ý chấp nhận đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh Lai Châu xây dựng nâng cấp tuyến đường Nậm Pục - Pắc Ma có độ dài 47 km từ đường nông thôn lên đường cấp 6 miền núi với tổng mức đầu tư khoảng 92 tỷ đồng Công ty Hoa Ban (nay gọi là Công ty xây dựng phát triển dân tộc và miền núi) được Ủy ban nhân dân huyện Mường Tè chọn làm đơn vị thi công Trong quá trình thi công Lê Minh Thiết là Giám đốc một doanh nghiệp tư nhân đã dùng hơn 1,2 tỷ đồng để hối lộ nhiều cán bộ trong một số ngành ở tỉnh Lai Châu và ở Trung ương Trong đó Lý Văn Phong - phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Mường Tè kiêm trưởng ban quản lý công trình đã nhận hối lộ 34 triệu, Trương Tiến Mạnh - phó trưởng ban quản lý công trình nhận hối lộ 12 triệu đồng… Theo lời khai của Trần Hùng Sơn và Nguyễn Văn Minh thì Sơn và Minh đã đưa hối lộ cho một số cán bộ ở tỉnh và Trung ương số tiền hàng tỷ đồng Tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm đã tuyên phạt Trần Hùng Sơn tù chung thân, Nguyễn Văn Minh 20 năm tù, các bị cáo khác bị phạt từ 3 đến 15 năm tù tùy tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội Đây là vụ án hối lộ có liên quan đến nhiều cơ quan, nhiều cán bộ từ Trung ương đến địa phương, việc xác định hành vi phạm tội của các bị cáo cũng còn nhiều ý kiến trái chiều

Có thể thấy một điểm chung của các tội phạm về nhận hối lộ đó là đều rất khó để phát hiện, do chủ thể của tội phạm này là những người có chức vụ quyền hạn, có trình độ chuyên môn cao, thực hiện hành vi rất tinh vi và xảo quyệt Khi bị phát hiện thì dùng những thủ đoạn đưa hối lộ, lợi dụng sự quen biết hoặc nhờ những người có thế lực giúp đỡ Xuất phát từ yêu cầu thực tế đó Đảng và Nhà nước đã đề ra công tác phòng chống tội nhận hối lộ có hiệu quả hơn, Tòa án nhân dân tối cao đã phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Bộ Công an chỉ đạo các cơ quan tiến hành tố tụng đề cao tinh thần trách nhiệm để phát hiện và xử lý sớm, nghiêm minh các đối tượng có hành vi nhận hối lộ Bên cạnh đó, Tòa án còn tích cực áp dụng các hình phạt bổ sung và các biện pháp nhằm thu hồi số tiền, tài sản đã nhận hối lộ để khắc phục hậu quả do loại tội phạm này gây ra.

2.3 Thực tiễn xét xử và những bất cập trong quá trình xử lý tội nhận hối lộ

Tội phạm nhận hối lộ là tội có tính chất phức tạp, chính vì vậy, việc phát hiện và xử lý tội phạm này bằng pháp luật hình sự trên thực tế thường gặp nhiều khó khăn.

Trang 17

Mức độ áp dụng luật hình sự xử lý tội phạm nhận hối lộ ở Việt Nam còn rất thấp nếu so sánh với mức độ tội phạm xảy ra

Qua nghiên cứu thực tiễn xét xử tội nhận hối lộ trong thời gian qua có thể thấy, nhìn chung việc xử lý tội phạm đã được thực hiện đúng pháp luật Tuy gặp rất nhiều khó khăn nhưng các cơ quan tố tụng đã thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ do pháp luật quy định trong việc phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử các tội phạm về hối lộ, đã bảo đảm việc xác định đúng người, đúng tội Tòa án nhân dân cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan bảo vệ pháp luật khác đã nỗ lực trong việc xét xử công minh và áp dụng hình phạt tương xứng đối với những người phạm tội nhận hối lộ Trong nhiều vụ án, Toà án đã trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát yêu cầu điều tra bổ sung hoặc Tòa án cấp phúc thẩm đã hủy bản án cấp sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát điều tra lại để bảo đảm việc chứng minh tội phạm cũng như xác định đúng người, đúng tội Với những vụ án phức tạp, Tòa án đã phải tiến hành xét xử nhiều lần Điển hình như vụ án đưa hối lộ của các bị cáo Lương Đức Tuấn và Lê Hồng Giang tại Thái Bình năm 2006 do Tòa án nhân dân tỉnh Thái Bình xét xử sơ thẩm, khi xét xử phúc thẩm Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao nhận thấy những chứng cứ kết tội các bị cáo chưa đủ sức thuyết phục nên đã quyết định hủy bản án sơ thẩm, chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình điều tra lại theo thủ tục chung, sau đó lại xét xử phúc thẩm vụ án một lần nữa theo kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình Thực tế trên phản ánh tính phức tạp của hoạt động áp dụng pháp luật đối với các tội phạm về hối lộ, đồng thời cho thấy tinh thần trách nhiệm và ý thức tuân thủ pháp luật của các cơ quan tố tụng trong hoạt động này Hoạt động chứng minh tội phạm đã có tính thuyết phục, bảo đảm sự phù hợp giữa các tình tiết của vụ án với những dấu hiệu pháp lý cấu thành các tội phạm về hối lộ Điều đó cho thấy công tác áp dụng luật hình sự để điều tra, truy tố và xét xử loại tội phạm nguy hiểm và phức tạp này đã có những tiến bộ rõ rệt Việc áp dụng luật hình sự đối với tội phạm nhận hối lộ đã được thực hiện khá thận trọng, tỉ mỉ, vì đây là loại tội phạm khó chứng minh, lại thường liên quan đến các đối tượng phạm tội là người có chức vụ Các vụ án về nhận hối lộ đã bị truy tố nhìn chung được xét xử nghiêm minh và bị áp dụng hình phạt tương đối nghiêm khắc Mức hình phạt các bị cáo bị áp dụng đã phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm của tội phạm mà họ thực hiện

Trang 18

Những vụ án với chủ thể của tội phạm là người có chức vụ cao hoặc của hối lộ có giá trị lớn hoặc có một số tình tiết tăng nặng đã được xử lý nghiêm khắc với nhiều mức hình phạt cao được áp dụng Ví dụ: trong vụ án đưa và nhận hối lộ để chạy hạn ngạch hàng dệt may sang Hoa Kì, các bị cáo phạm tội nhận hối lộ như Mai Văn Dâu (nguyên Thứ trưởng Thường trực Bộ Thương mại) đã bị xử phạt 12 năm tù, Lê Văn

Thắng (nguyên Phó vụ trưởng Vụ xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại bị xử 17 năm tù;vụ án tham nhũng liên quan đến đất đai tại quận Gò Vấp - Thành phố Hồ Chí Minh đã

được xét xử nghiêm minh với mức án dành cho bị cáo Trần Kim Long nguyên Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận là 11 năm tù về tội đưa hối lộ và 3 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; vào tháng 10 năm

2010 bị cáo Huỳnh Ngọc Sĩ - nguyên giám đốc Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây

Thành phố Hồ Chí Minh với hành vi nhận hối lộ của một số viên chức Nhật Bản đã bị xét xử sơ thẩm với mức án rất nghiêm khắc là tù chung thân Việc xử phạt nghiêm minh vụ án này đã góp phần không nhỏ vào công tác xử lý và phòng ngừa tội phạm về hối lộ

Cùng với việc áp dụng các hình phạt chính, một hình phạt bổ sung có tác dụng phù hợp với tính chất của các tội phạm về hối lộ là phạt tiền cũng đã được Tòa án áp dụng nhằm tăng cường tác dụng của hình phạt Ví dụ: trong vụ án xử Bùi Tiến Dũng nguyên tổng giám đốc PMU 18 thuộc Bộ giao thông vận tải về hành vi đưa hối lộ, Tòa án đã quyết định phạt tiền bị cáo bằng một lần giá trị của đưa hối lộ là 1.168.657.000 đồng Việc áp dụng các biện pháp tư pháp cũng đã được thực hiện trong các vụ án phạm tội về hối lộ Tòa án đã áp dụng triệt để biện pháp tư pháp tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm theo quy định tại Điều 41 Bộ luật hình sự năm 1999 trong hầu hết các vụ án Ví dụ như tịch thu tiền là phương tiện dùng để đưa hối lộ, tịch thu

điện thoại di động những người phạm tội dùng để liên lạc với nhau v.v….

Những bản án như vậy đã thể hiện được sự nghiêm minh và công bằng Việc áp dụng luật hình sự đối với tội nhận hối lộ trong những vụ án như thế này đã là một thành công của các cơ quan bảo vệ pháp luật Bên cạnh những thành công của công tác áp dụng pháp luật hình sự xử lý các tội phạm về hối lộ, một số hạn chế vẫn còn tồn tại.

Chúng ta điều biết, đặc trưng cơ bản của tham nhũng hối lộ chỉ xảy ra ở đối tượng có chức, có quyền Nhưng trong quá trình chống tham nhũng, hối lộ chúng ta

Trang 19

mới mạnh về hô hào chứ chưa mạnh về biện pháp, bước đi, cách làm cụ thể Thậm chí, còn có trình trạng áp dụng đấu tranh không đúng đối tượng, khiến dư luận xã hội cho rằng việc chống tham nhũng chỉ là hình thức Ví dụ trong luật phòng chống tham nhũng có quy định về việc buộc các Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp phường, xã phải kê khai tài sản Hãy thử nhìn vào cơ cấu của cơ quan quyền lực ở địa phương thì đa số trong số họ là những cán bộ đã nghĩ hưu, tham gia công tác địa phương, vậy thì làm gì nảy sinh quyền lực mà tham nhũng, hối lộ để phải áp dụng biện pháp kê khai tài sản Khi nói về cuộc đấu tranh chống tham nhũng, nhiều cán bộ lão thành cách mạng đã đặt lại câu hỏi: “Chống tham nhũng - ai sẽ chống ai?” Cán bộ địa phương hô hào chống tham nhũng; cán bộ tỉnh, thành phố cũng kêu gọi chống tham nhũng; cán bộ Trung ương cũng vậy! Nhưng cụ thể ai là người “chống”, ai là đối tượng phải tập trung “chống” và ai phải chịu trách nhiệm về trình trạng chống tham nhũng ở ngành mình, cấp mình? Tham nhũng xảy ra ở đối tượng có chức, có quyền, nếu không có cơ chế giám sát minh bạch thì chính những cán bộ hô hào ấy lại “chống” chính mình hay sao? Thực trạng tham nhũng, hối lộ ngày càng gia tăng về số lượng, nghiêm trọng về tính chất, hàng loạt những vụ án bị bỏ sót, những dự án bị xà xẻo, một phần lớn tiền của nhân dân đang chảy vào túi một bộ phận người có địa vị quan trọng trong xã hội Tham nhũng, hối lộ xảy ra mọi lúc, mọi nơi, người ta tìm mọi cách để tham nhũng, hối lộ Trước tình hình đó, việc tìm ra những bất cập trong công tác phát hiện và xử lý loại tội phạm này để từ đó tìm ra giải pháp đấu tranh sao cho có hiệu quả là điều hết sức cần thiết

Nhìn chung, hiện nay việc đấu tranh phòng chống tội phạm về tham nhũng ở nước ta còn gặp phải một số bất cập sau:

 Những bất cập trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ;  Những bất cập trong việc thực hiện cơ chế kinh tế;

 Những bất cập trong công tác tổ chức cán bộ;  Những bất cập trong công tác thanh tra, giám sát;

 Những bất cập trong pháp luật hình sự về tội nhận hối lộ.

2.3.1 Những bất cập trong công tác phát hiện và xử lý tội nhận hối lộ

Trong những năm qua, công tác phát hiện và xử lý tội phạm nhận hối lộ còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém Vai trò của các cơ quan thanh tra, điều tra, kiểm tra… của

Ngày đăng: 14/04/2024, 21:36

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan