1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đặc điểm sinh học và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (sewellia spp ) phân bố tại thừa thiên huế

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tuy là những loài rất được ưa chuộng trong nuôi cảnh nhưng hiện nay các nghiên cứu về giống cá này còn rất ít.. Với mục đích góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học

Trang 1

LỜI CẢM TẠ

Trong quá trình học tập và thực hiện luận án tôi đã nhận được sự giúp đỡ, động viên của nhiều tổ chức, cá nhân, qua đây cho tôi gửi lời chân thành cám ơn tới tất cả sự giúp đỡ và động viên quý báu đó

Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ts Trần Văn Việt và PGs.Ts Trần Đắc Định đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm cùng quý thầy cô Khoa Thủy sản và Khoa Sau đại học - Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án

Tôi xin chân thành cám ơn PGs.Ts Trương Quốc Phú, PGs.Ts Phạm Thanh Liêm đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành tốt các chuyên đề Nhân đây, tôi xin gửi lời cám ơn đến quý thầy cô đã tham gia các Hội đồng đề cương, Hội đồng chuyên đề, Hội đồng kiểm tra, tư vấn giữa kỳ và quý thầy cô tham gia giảng dạy cho tôi trong suốt quá trình học tập tại Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ

Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban chủ nhiệm Khoa Thủy Sản, Ban Giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế và quý thầy cô Bộ môn Cơ sở thủy sản, Khoa Thuỷ sản, Trường Đại học Nông Lâm, Đại học Huế đã tạo điều kiện, ủng hộ cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành luận án Nhân đây, tôi cũng xin cám ơn các sinh viên ngành Nuôi trồng thủy sản Khóa 47 và Khóa 48 đã nhiệt tình hỗ trợ tôi thu thập số liệu trong quá trình thực hiện luận án

Tôi xin cám ơn Dự án VLIR Network Vietnam và PGs.Ts Vũ Ngọc Út đã hỗ trợ về kinh phí và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi tham gia các khóa tập huấn, hội thảo trong quá trình học tập và thực hiện luận án

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, hỗ trợ để cho tôi hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh và luận án này

Võ Điều

Trang 2

TÓM TẮT

Tỳ bà bướm là giống cá phân bố nhiều ở một số tỉnh miền Trung và Tây nguyên Việt Nam như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tom, Thừa Thiên Huế Tuy là những loài rất được ưa chuộng trong nuôi cảnh nhưng hiện nay các nghiên cứu về giống cá này còn rất ít Với mục đích góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về đặc điểm sinh học cũng như xây dựng quy trình sinh sản, nuôi các loài cá thuộc giống này, đề tài nghiên cứu “Đặc điểm sinh ho ̣c và

nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố ta ̣i Thừa Thiên Huế” đã được

thực hiện Đề tài thực hiện từ tháng 01/2016 đến tháng 12/2018 tại tỉnh Thừa

Thiên Huế gồm 2 nội dung chính: (i) Nghiên cứ u đă ̣c điểm sinh ho ̣c hai loài cá

tỳ bà bướm (Sewellia spp.): xác định thành phần loài, đă ̣c điểm hình thái, đặc

điểm di truyền (DNA mã vạch), đă ̣c điểm phân bố và môi trường sống tự nhiên,

đă ̣c điểm dinh dưỡng, sinh trưởng và đặc điểm sinh sản; (ii) Thử nghiệm sinh

sản và nuôi dưỡng tỳ bà bướm hổ và tỳ bà bướm đốm: thử nghiệm sinh sản và thử nghiệm nuôi dưỡng

Kết quả đề tài đã xác định được hai loài thuộc giống tỳ bà bướm phân bố

ở địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế là cá tỳ bà bướm hổ (Sewellia lineolata) và cá tỳ bà bướm đốm (Sewellia albisuera) Cả hai loài cá nghiên cứu đều có kiểu

miệng dưới hình vòng cung, không có răng, môi tạo thành viền sừng, lược mang thưa và mềm, thực quản ngắn và mỏng, dạ dày rõ ràng, ruột cuộn thành nhiều vòng và dài hơn chiều dài thân Tỷ lệ chiều dài ruột:thân trung bình của cá tỳ bà bướm hổ bằng 1,95±0,36 và cá tỳ bà bướm đốm bằng 2,28±0,38 Tỷ lệ này có xu hướng tăng theo chiều dài thân Độ no và hệ số sinh trắc dạ dày của hai loài cá nghiên cứu đều có sự biến động theo nhóm kích thước và thời gian Độ no bậc 3, 4 của cả hai loài đều đạt tỷ lệ cao vào thời điểm đầu buổi sáng và cuối buổi chiều Thành phần thức ăn chủ yếu trong ống tiêu hóa của cá tỳ bà bướm đốm và cá tỳ bà bướm hổ là các loài vi tảo, trong đó ngành tảo silic chiếm ưu thế

Tỷ lệ cá cái trung bình trong quần đàn cao hơn cá đực ở cả hai loài cá nghiên cứu Độ béo Fulton và Clark có sự biến động qua các tháng trong năm Mức độ thành thục của cá tỳ bà bướm đốm đạt cao nhất từ tháng 2-3 và cá tỳ bà bướm hổ cao nhất từ tháng 4-6 ở cả cá đực và cá cái Sức sinh sản tuyệt đối ở cá tỳ bà bướm hổ trung bình đạt 311,21±149,41 trứng (cá có khối lượng trung bình 3,03±0,92 g) và cá tỳ bà bướm đốm đạt 655,13±431,48 trứng (cá có khối lượng trung bình 5,48±2,27); sức sinh sản tương đối cá tỳ bà bướm hổ đạt 102,97±36,24 trứng/g và tỳ bà bướm đốm đạt 116,90±44,48 trứng/g Hệ số thành thục của cá tỳ bà bướm hổ cái đạt cao nhất vào tháng 5 (7,18%) và thấp nhất vào tháng 8 (2,25%); cá tỳ bà bướm đốm đạt cao nhất vào tháng 2

Trang 3

(6,63%) và thấp nhất vào tháng 10 (3,00%) Kích thước sinh sản lần đầu của cá tỳ bà bướm hổ đực là 45,04 mm và cá cái là 44,39 mm; tỳ bà bướm đốm đực là 55,88 mm và cá tỳ bà bướm đốm cái là 54,78mm

Cá tỳ bà bướm hổ và cá tỳ bà bướm đốm có tập tính đẻ trứng bám đá Trứng nở sau 36 giờ (tính từ thời điểm đẻ trứng) và cá bột hết noãn hoàng sau khoảng 52 giờ (tính từ lúc trứng nở) LH-RHA3 (liều tiêm 100, 150 và 200 µg/kg cá) kết hợp với 10mg DOM và sốc nhiệt có tác dụng kích thích cá tỳ bà bướm hổ sinh sản LH-RHA3 cũng có tác dụng kích thích cá tỳ bà bướm đốm sinh sản ở liều tiêm 150 µg/kg cá và 200 µg/kg cá

Cá tỳ bà bướm đốm tăng nhanh về chiều dài trong giai đoạn 10-20 ngày tuổi và tăng nhanh về khối lượng trong giai đoạn 30-60 ngày tuổi Cá tỳ bà bướm hổ tăng nhanh về cả chiều dài và khối lượng trong giai đoạn 20-30 ngày tuổi Cả cá tỳ bà bướm hổ và cá tỳ bà bướm đốm đều thích nghi tốt với thức ăn

công nghiệp và tảo Spirulina khô Cá thích nghi tốt với môi trường bể nuôi có

dòng chảy và lọc nước, nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 29 oC

Từ khóa: Tỳ bà bướm hổ, tỳ bà bướm đốm, Sewellia lineolata, Sewellia albisuera, đặc điểm sinh học cá, sinh sản cá

Trang 4

ABSTRACT

Hillstream loaches are distributed with large number in central and highland region as Binh Dinh, Quang Ngai, Quang Nam, Kon Tum, Thua Thien Hue and they take an important role in aquarium industry Despite such importance, there is very few studies conducted on these species To take a part to build the scientific database on biology of hillstream loaches as well as tend to build the breeding and culturing process of these fish species, the

project “Biological characteristics and culturing of hillstream loachs (Sewellia spp.) distributed in Thua Thien Hue province” was carried out from January

2016 to December 2018 This project included: (i) Examining the biological

characteristics of hillstream loaches (Sewellia spp.): Determine the species

composition, characteristics of body, classification, genetic characteristics (DNA barcodes), distribution, natural environment, feeding, growth and reproduction; (ii) Breeding and culturing these two hillstream loaches

(Sewellia spp.): The trials in breeding, nursing and culturing these species

The results of the classification showed that two species of hillstream

loach distributed in Thua Thien Hue were tiger hillstream loach (Sewellia lineolata) and spotted butterfly loach (Sewellia albisuera) that belong to the genus Sewellia The analysis of the digestive system structure showed that

both species have a horseshoe-shaped mouth without teeth, lips forming keratin rims, soft and thin gill rakers, thin and short esophagus, clearly defined stomach, intestine rolling into many rings and being longer than the length of

the body The relative gut length was 1.95±0.36 for Tiger hillstream loach and

2.28±0.38 for Spotted butterfly loach These values tended to increase with the body length increment The fullness of gut and gastro-somatic index (GSI) of

these two fish species appeared to vary throughout ontogenetic stages and

times ¾ full stomachs and completely full stomachs were observed with high ratios in early morning and late afternoon The main food composition of these fish was micro-algae, of which the phylum Bacilariophyta dominated in number

The average ratio of female fish in population was higher than that of male fish in both species Fulton and Clark indexes varied during months of the year The highest maturation peak of both male and female fish were identified in February and March for Spotted butterfly loach and in April and June for Tiger hillstream loach The average absolute fecundity was 311.21±149.41 eggs for Tiger hillstream loach (average fish weight 3.03±0.92 g) and 655.13±431.48 eggs for Spotted butterfly loach (average fish weight 5.48±2.27 g) The average

Trang 5

relative fecundity was 102.97±36.24 eggs/gram of body weight for Tiger hillstream loach and 116.90±44.48 eggs/gram of body weight for Spotted butterfly loach The GSI of female Tiger hillstream loach was highest in May (7.18%) and lowest in August (2.25%) while this of Spotted butterfly loach was highest in February (6.63%) and lowest in October (3.00%) The length at first maturation of Tiger hillstream loach was 45.04 mm for male and 44.39 mm for female while this of Spotted butterfly loach for male and female was 55.88 mm and 54.78 mm, respectively

Tiger hillstream loach and Spotted butterfly loach usually spawned eggs sticky on rocks (shelter in the bottom) It spent 36 hours for hatching and york was completely absorbed within 52 hours after hatching LH-RHA3 (100, 150 and 200 µg/kg body weight of fish) and heat shock can be applied to stimulate spawning of Tiger hillstream loach Similarly, LH-RHA3 with dosage of 150 and 200 µg/kg body weight can be used for Spotted butterfly loach

Spotted butterfly loach strongly increased their length in the stage of the first 10-20 days old, but their body weight increased in the stage of 30-60 days old Tiger hillstream loach performed strong growth in both length and weight in the stage of 20-30 days old Industrial feed can be used to feed tiger hillstream loach and spotted butterfly loach in aquarium rearing Both studied fish species can be cultured in tanks with water current, filter and temperature ≤ 29 ºC

Key word: Tiger hillstream loach, Spotted butterfly loach, Sewellia lineolata, Sewellia albisuera, biology characteristics of fish, breeding of fish.

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu “Đă ̣c điểm sinh ho ̣c và nuôi

dưỡng cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) phân bố ta ̣i Thừa Thiên Huế” là công

trình nghiên cứu khoa học của bản thân Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án này là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trước đây

Ngày 16 tháng 6 năm 2020 Người hướng dẫn Tác giả luận án

TS Trần Văn Việt Võ Điều

Trang 7

MỤC LỤC

Tóm tắt ii

Abstract iv

Lời cam đoan vi

Danh mục các từ viết tắt xiv

Chương 1 Giới thiê ̣u 1

1.1 Đă ̣t vấn đề 1

1.2 Mục tiêu và pha ̣m vi nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu 2

1.2.2 Pha ̣m vi nghiên cứu 2

1.3 Nội dung nghiên cứu 2

1.3.1 Nghiên cứu đă ̣c điểm sinh học hai loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) 2

1.3.2 Thử nghiệm sinh sản và nuôi dưỡng hai loài cá tỳ bà bướm (Sewellia spp.) 2

1.4 Thời gian thực hiện 2

1.5 Ý nghĩa luận án 2

1.6 Điểm mới của luận án 3

Chương 2 Tổng quan tài liệu 4

2.1 Một số đặc điểm giống cá tỳ bà bướm 4

2.1.1 Vi ̣ trí phân loa ̣i 4

2.1.2 Thành phần loài, phân bố và môi trường sống 4

2.2 Lược khảo một số phương pháp phân loại cá 6

2.3 Đặc điểm dinh dưỡng 7

2.3.1 Hệ tiêu hóa 7

2.3.2 Các phương pháp phân tích thức ăn trong ruột cá 14

2.3.3 Một số chỉ số thường sử dụng trong nghiên cứu tập tính dinh dưỡng 18

2.3.4 Mô ̣t số nghiên cứu xác đi ̣nh tâ ̣p tính dinh dưỡng của cá 20

2.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và biến động quần thể 21

2.4.1 Đặc điểm sinh trưởng 21

2.4.2 Biến động quần thể 22

2.5 Đặc điểm sinh sản cá 23

2.6 Tình hình nghiên cứu sinh sản và nuôi thuần dưỡng cá nước ngọt 26

2.6.1 Nghiên cứu sinh sản cá nước ngọt những năm gần đây (2010-2019) 26

2.6.2 Nuôi thuần dưỡng cá cảnh nước ngọt 27

2.7 Sơ lược điều kiện tự nhiên và sinh vật tỉnh Thừa Thiên Huế 28

2.7.1 Vị trí địa lý và địa hình 28

2.7.2 Đơn vị hành chính 29

2.7.3 Chế độ thủy văn, khí hậu 29

2.8 Tiềm năng đa dạng cá nước ngọt ở tỉnh Thừa Thiên Huế 29

Trang 8

Chương 3 Vâ ̣t liê ̣u và phương pháp nghiên cứu 31

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 31

3.2 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 32

3.2.1 Xác định thành phần loài, phân bố và môi trường sống các loài thuộc giống cá tỳ bà bướm phân bố ở tỉnh Thừa Thiên Huế 32

3.2.2 Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng 36

3.2.3 Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng và biến động quần thể 39

3.2.4 Nghiên cứu đặc điểm sinh sản 40

3.2.5 Nghiên cứu thử nghiệm sinh sản 45

3.2.6 Nghiên cứu nuôi dưỡng 48

3.3 Khung nghiên cứu và phương pháp xử lý số liê ̣u 52

3.3.1 Khung nghiên cứu 52

3.3.2 Phương pháp xử lý số liệu 53

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận 54

4.1 Xác định thành phần loài, đặc điểm phân loại, phân bố và môi trường sống các loài cá tỳ bà bướm tại tỉnh Thừa Thiên Huế 54

4.1.1 Thành phần loài thuộc giống cá tỳ bà bướm phân bố tại Thừa Thiên Huế 54

4.1.2 Đặc điểm hình thái phân loại hai loài cá tỳ bà bướm phân bố ở Thừa Thiên Huế 55

4.1.3 Định danh loài bằng DNA mã vạch 59

4.1.4 Môi trường sống và phân bố 63

4.2 Đặc điểm dinh dưỡng 65

4.2.1 Đặc điểm cấu trúc hệ tiêu hóa 65

4.2.2 Tương quan chiều dài ruột và chiều dài thân (RLG) 68

4.2.3 Độ no 69

4.2.4 Hệ số sinh trắc dạ dày (Gastro-somatic index - Ga.SI) 73

4.3 Sinh trưởng và biến động quần thể 76

4.3.1 Biến động kích thước và mùa vụ xuất hiện 76

4.3.2 Mức chết tổng (Z) của quần đàn và kích thước cá khai thác đầu tiên tại khu vực nghiên cứu 78

4.3.3 Khả năng phục hồi quần đàn tại khu vực nghiên cứu 79

4.3.4 Tương quan chiều dài và khối lượng 80

4.4 Đặc điểm sinh sản 82

4.4.1 Phân biệt giới tính và tỷ lệ đực:cái 82

4.4.2 Độ béo 85

4.4.3 Đặc điểm các giai đoạn phát triển của tuyến sinh dục 87

4.4.4 Biến động các giai đoạn tuyến sinh dục theo thời gian 94

4.4.5 Sức sinh sản 97

4.4.6 Hệ số thành thục sinh dục 98

4.4.7 Kích thước thành thục (Lm) 99

Trang 9

4.4.8 Mùa vụ sinh sản 100

4.5 Thử nghiệm sinh sản 101

4.5.1 Kích thích sinh sản bằng LH-RHA3 + DOM (10 mg) 101

4.5.2 Kích thích sinh sản bằng kích thích nhiệt độ 103

4.5.3 Đặc điểm phát triển phôi cá tỳ bà bướm hổ 104

4.5.4 Thử nghiệm nuôi cá con từ 10-60 ngày tuổi 106

4.6 Thử nghiệm nuôi dưỡng 108

4.6.1 Thử nghiệm ảnh hưởng của thức ăn 108

4.6.2 Thử nghiệm ảnh hưởng nhiệt độ 109

Trang 10

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đă ̣t vấn đề

Việt Nam là một trong những quốc gia nằm ở khu vực Đông Nam Á có nhiều tiềm năng về phát triển cá cảnh như khí hậu thuận lợi, nguồn lợi thủy sinh vật tự nhiên phong phú,… Nhiều loài cá phân bố ở Việt Nam đang được

ưa chuộng trong nuôi cảnh như cá thanh ngọc (Ctenops pumilus), cá lòng tong (Rasbora spp.), cá chọi hay cá xiêm (Betta splendens),… trong đó nổi bật là các loài cá tỳ bà bướm Sewellia (giống cá đép/tỳ bà bướm)

Các loài cá tỳ bà bướm (Sewellia) là tên gọi địa phương của giống cá

nước ngọt có kích thước nhỏ, phân bố nhiều ở một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam như Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Kon Tum và Thừa Thiên Huế Ở Thừa Thiên Huế, các loài thuộc giống cá này phân bố ở các khe suối đầu nguồn thuộc các huyện Nam Đông, Phú Lộc, Hương Trà, A Lưới,… Đến nay, các loài cá tỳ bà bướm ở Việt Nam nói chung và tỉnh Thừa Thiên Huế nói riêng đang được khai thác từ tự nhiên để phục vụ nhu cầu nuôi cảnh trong nước và xuất khẩu (Vũ Cẩm Lương, 2008) Nhu cầu tiêu thụ của nhóm cá này khá lớn, chủ yếu phục vụ xuất khẩu, nhưng số lượng cá khai thác hàng năm cung cấp cho thị trường rất hạn chế Có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự suy giảm này như địa bàn khai thác khó khăn, số lượng cá tự nhiên giảm do các tác động của khai thác và sản xuất nông lâm nghiệp,… đặc biệt là tỷ lệ chết cao trong quá trình khai thác, vận chuyển và thuần dưỡng từ môi trường tự nhiên sang điều kiện nuôi nhân tạo

Tuy rất được ưa chuộng trong nuôi cảnh nhưng đến nay các loài cá tỳ bà bướm vẫn chưa được sinh sản, thuần dưỡng và ít được nghiên cứu Các nghiên cứu về những loài thuộc giống cá này mới chỉ dừng lại ở mức độ phân loại và phân bố Các nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm sinh học các loài thuộc giống cá tỳ bà bướm chưa được ghi nhận ở Thừa Thiên Huế, Việt Nam và trên thế giới

Vì vậy, nghiên cứu “Đặc điểm sinh ho ̣c và nuôi dưỡng cá tỳ bà bướm

(Sewellia spp.) phân bố tại Thừa Thiên Huế” mang tính cấp thiết nhằm xây

dựng cơ sở dữ liệu sinh học, góp phần thuần dưỡng và hoàn thiện quy trình nuôi một số loài thuộc giống cá này trong thời gian tới

Ngày đăng: 14/04/2024, 14:29

Xem thêm:

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w