1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quá trình hình thành và phát triển của triết học mác – lênin vai trò của triết học nói chung và triết học máclênin trong đời sống xã hội

36 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, mà gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình – t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC NÓI CHUNG VÀ TRIẾT HỌC

MÁC-LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI.

Nhóm: 1

Lớp học phần: 231_MLNP0221_09-THML Người hướng dẫn: Phạm Thị Hương

Hà Nội, tháng 11 năm 2023

Trang 2

I SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 6

1 Những điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của triết học Mác lênin 6

2 Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác 11

3 Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Angghen 12

4 Giai đoạn V.I.Lênin trong sự phát triển triết học Mác 10

II ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 12

1 Khái niệm triết học Mác Lênin 12

2.Đối tượng của triết học Mác Lênin 13

3.Chức năng của triết học Mác Lênin 14

Chương 2: VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC NÓI CHUNG VÀ TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI 16

I QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 16

1 Vận dụng triết học Mác-Lênin trong lĩnh vực nhận thức 16

2 Vận dụng triết học Mác-Lênin trong sự nghiệp đổi mới 18

II NHỮNG THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ TRONG QUÁ TRÌNH VẬN DỤNG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 20

1 Những thành công 20

2 Những hạn chế 24

III PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẺ KHẮC PHỤC HẠN CHẾ VÀ TIẾP TỤC VẬN DỤNG TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN VÀO ĐỜI SỐNG XÃ

Trang 4

A PHẦN MỞ ĐẦU

Aristoteles - một trong những nhà triết học, nhà khoa học và nhà giáo dục vĩ đại của Hy Lạp cổ đại, bậc thầy của triết học Hy Lạp.Với Triết học ông quan niệm rằng:“Tất cả mọi khoa học cần thiết hơn triết học, nhưng không một khoa học nào tốt hơn nó”

Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm Sự phát triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, mà gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình – tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “lôgíc nội tại khách quan” của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp.

Triết học Mác là một hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy nó đã trở thành thế giới quan và phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trong thời đại mới Triết học Mác đã kế thừa những tinh hoa, từ đó đưa ra những nguyên lý khoa học giúp con người nhận thức đúng và cải tạo thế giới.

Sự ra đời của triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại C Mác và Ph Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép siêu hình Để xây dựng triết học duy vật biện chứng, Mác đã phải cải tạo cả chủ nghĩa duy vật cũ và phép biện chứng duy tâm của Hêghen Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và Ăngghen đã thực hiện trong triết học Triết học Mác - Lênin đã kế thừa và phát triển những thành tựu quan trọng nhất của tư duy triết học nhân loại, nâng cao hiệu quả của quá trình nhận thức và hoạt động thực tiễn, phục vụ lợi ích của con người Triết học Mác - Lênin mang lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân của thế giới quan cộng sản Vì vậy nhóm

Trang 5

em đã chọn nghiên cứu đề tài “ Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác – Lênin Vai trò của triết học nói chung và triết học Mác – Lênin trong đời sống xã hội ” Mục đích nghiên cứu đề tài này của nhóm chúng em là phân trích rõ quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác – Lênin cũng như tìm hiểu vai trò của triết học trong đời sống xã hội, những thành tựu và hạn chế trong quá trình vận dụng chủ nghĩa Mác – Lênin Từ đó chúng em có thể đưa ra phương hướng và giải pháp để khắc phục hạn chế và tiếp tục vận dụng triết học Mác – Lênin vào đời sống xã hội trong thời gian tới Đặc biệt nơi mà chúng em muốn tìm hiểu về triết học rõ hơn đó chính là Trung Quốc – một đại cường quốc và siêu cường tiềm năng.

Trang 6

B PHẦN NỘI DUNG

Chương 1: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN.

I SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN.

1 Những điều kiện lịch sử dẫn đến sự ra đời của triết học Mác lênin a Điều kiện kinh tế xã hội.

-Về kinh tế

+ Trong những năm 40 của thế kỷ 19, dưới sự tác động của Cách mạng Công nghiệp, Chủ nghĩa tư bản đã có sự phát triển quan trọng làm bộc lộ bản chất và những mâu thuẫn nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.

+ Sự phát triển quan trọng ở đây đó là chủ nghĩa tư bản hình thành chưa đầy 1 thế kỉ nhưng nó đã tạo ra một khối lượng lực lượng sản xuất khổng lồ bằng tất cả các xã hội trước cộng lại.

+ Chính sự phát triển rất nhanh của lực lượng sản xuất đã tác động tới phương thức sản xuất dẫn tới mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất mang tính Xã hội hóa ngày càng cao với quan hệ sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

+ Bằng chứng thể hiện một cách rõ nhất mâu thuẫn này chính là các cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính chu kì (1825, 1836, 1847, 1857) cho thấy mâu thuẫn ngày càng nhanh hơn, gay gắt hơn.

+ Các cuộc khủng hoảng là minh chứng cho sự mất cân bằng cung và cầu trên thị trường Khi cung lớn hơn cầu thì dẫn tới khủng hoàng thừa, sau khủng hoảng thừa thì người ta lại hạn chế sản xuất, thu hẹp quy mô sản xuất dẫn tới cung nhỏ hơn cầu và dẫn tới khủng hoảng thiếu.

+ Qua đó ta thấy được học thuyết kinh tế bàn tay vô hình (để thị trường tự điều tiết) không còn phù hợp nữa Tất yếu nó cần được thay thế bằng một học thuyết kinh tế khác.

+ Đó là lý do các nhà kinh tế đã đưa ra các quan điểm về sự điều tiết của nhà nước dưới góc độ vĩ mô để tránh các tổn thất của các cuộc khủng hoảng VD: Phương thức sản xuất TBCN được củng cố và phát triển mạnh trong điều kiện cách mạng công nghiệp Bộc lộ bản chất bóc lột của CNTB dẫn đến thay đổi cục diện xã hội.

Trang 7

-Về xã hội

+ Cùng với sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản đã tạo ra giai cấp vô sản, là những người trực tiếp vận hành trong các dây chuyền sản xuất và cũng là người đại diện cho lực lượng sản xuất

+ Cùng với sự phát triển của giai cấp công nhân cũng đã hình thành nên những mâu thuẫn của giai cấp công nhân với giai cấp tư sản Mâu thuẫn này không chỉ thể hiện một cách đơn thuần như trước mà đã biểu hiện một cách gay gắt và những mâu thuẫn này là những mâu thuẫn đối kháng không thể điều hòa được, thể hiện thông qua 3 phòng trào đấu tranh, khởi nghĩa trên quy mô lớn của giai cấp công nhân ở Pháp (1831, 1834), Đức (1844) và ở Anh (1836-1848).

+ Địa điểm diễn ra các cuộc khởi nghĩa đều là những nước đã và đang chịu sự tác động của cách mạng công nghiệp và giai cấp công nhân đã trưởng thành, trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đấu tranh chống lại giai cấp tư sản để đòi hỏi những lợi ích về kinh tế và chính trị cho giai cấp của mình + Tất cả phong trào đấu tranh có thể diễn ra 1 lần, 2 lần hay diễn ra trong 1 thời gian dài nhưng tóm lại đều là đấu tranh tự phát, chịu ảnh hưởng của tư tưởng tư sản, sớm hay muộn cũng bị giai cấp tư sản đàn áp và thất bại + Chính những phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân đã đi đến một yêu cầu đặt ra đối với thực tiễn là để giai cấp công nhân có thể đấu tranh chiến thắng giai cấp tư sản thì họ cần có một lý luận cách mạng soi đường + Đặt ra yêu cầu cho các nhà khoa học nghiên cứu thực tiễn để khái quát thành lý luận Từ đó, Mác và Ăngghen trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn về kinh tế, sự phát triển của phong trào công nhân đã tạo ra những điều kiện khách quan để cho ra đời Chủ nghĩa xã hội khoa học.

→ Chính những điều kiện Kinh Tế - Xã Hội này là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.

VD: phương thức sản xuất TBCN được củng cố và phát triển mạnh trong điều kiện cách mạng công nghiệp Bộc lộ bản chất bóc lột của CNTB dẫn đến thay đổi cục diện xã hội.

→ Chính những điều kiện Kinh Tế - Xã Hội này là mảnh đất hiện thực cho sự ra đời của Chủ nghĩa xã hội khoa học.

b Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên - Tiền đề tư tưởng lý luận

Cùng với sự phát triển của khoa học tự nhiên, khoa học xã hội cũng có những thành tựu đáng ghi nhận:

- Triết học cổ điển Đức (đại biểu Heghen và Phơbách).

+ Mác thừa kế phép biện chứng của Hêghen trên cơ sở loại bỏ các yêu tố

Trang 8

quan điểm duy vật tiến bộ của Phơbách để xây dựng phép biện chứng duy vật - Kinh tế chính trị học cổ điển Anh (Đại biểu là Adam Smit và D

+ Trong tư tưởng của các nhà không tưởng, kinh tế chính trị cổ điển Anh thì Mác đã kế thừa được hạt nhân hợp lý, đó chính là giá trị thặng dư + Qua nghiên cứu giá trị thặng dư thì Mác đã chỉ ra nguyên nhân làm nên sự giàu có của giai cấp tư sản và cũng chỉ ra được hình thức bóc lột của gia cấp tư sản đối với giai cấp công nhân là bóc lột giá trị thặng dư Từ đó Mác có cơ sở để khẳng định rằng trong các giai cấp đối lập với giai cấp tư sản thì giai cấp công dân là giai cấp cách mạng.

- Chủ nghĩa xã hội không tưởng phê phán Pháp (Đại biểu là XanhXimong và Phurie, ).

+ Là nguồn gốc lý luận trực tiếp cho sự ra đời của chủ nghĩa

xã hội khoa học và sự ra đời này đã đóng góp nhiều giá trị tích cực: Phê phán chế độ phong kiến, chủ nghĩa tư bản sâu sắc, toàn diện, Đưa ra nhiều luận điểm có giá trị về mô hình xã hội trong tương lai, thức tỉnh tinh thần đấu tranh của giai cấp công nhân chống lại chủ nghĩa tư bản.

+ Bên cạnh đó cũng có nhiều hạn chế như chưa phát hiện ra quy luật vận động nội tại của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, chưa phát hiện ra được lực lượng giai cấp tiên phong đóng vai trò lãnh đạo trong quá trình chuyển biến cách mạng từ xã hội cũ sang xã hội mới, hay chưa tìm ra con đường và biện pháp đấu tranh cách mạng từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội

+ Chính những hạn chế này đã đặt ra yêu cầu cho Mác phải đi giải quyết, khắc phục Và việc Mác khắc phục chủ nghĩa xã hội không tưởng đầu thế kỷ XIX cũng chính là cơ sở ra đời lý luận chủ nghĩa xã hội khoa học.

Kết luận: Chính những tiền đề khoa học tự nhiên và tiền đề tư tưởng lý luận là những vấn đề thực tiễn đặt ra để Mác - Ăngghen kế thừa, cải tạo có sự chọn lọc và phát triển lên học thuyết của mình, cho ra đời chủ nghĩa xã hội khoa

Giúp Mác hoàn thành quan niêm DV về LS - CNXH không tưởng Pháp + xanh ximong

+ phurie

Hình thành các lý luận về sự phát triển XH

Trang 9

-Tiền đề khoa học tự nhiên

Trong khoa học tự nhiên, những phát minh vạch thời đại trong vật lý học và sinh học đã tạo ra bước phát triển đột phá có tính cách mạng:

- Học thuyết tiến hóa:

+ Trước khi các thuyết tiến hóa ra đời, việc hình thành nhận thức của con người dựa trên thuyết duy tâm thần học, họ cho rằng thế giới này được tạo ra bởi 1 đấng sáng thế nào đó Khi thuyết tiến hóa ra đời đã bác bỏ quan niệm này.

+ Học thuyết tiến hóa là cơ sở KHTN chứng minh rằng giữa tất cả các loài đều được tiến hóa từ các loài trước đó bằng con đường chọn lọc tự nhiên thông qua đặc tính biến dị và di truyền.

+ Đây cũng chính là một bằng chứng khoa học để bác bỏ quan điểm duy tâm thần học xây dựng quan điểm duy vật và là cơ sở để các nhà khoa học tiếp thu những nhận thức mới, hiểu biết hơn về giới tự nhiên

- Học thuyết tế bào đã bác bỏ phương pháp tư duy siêu hình để hình thành nên phương pháp tư duy biện chứng khi xem xét sự phát triển của sự vật, hiện tượng trong giới tự nhiên.

+ Phương pháp tư duy biện chứng cho thấy được sự thống nhất giữa các sinh vật sống trên thế giới, nó không có gì khác biệt giữa thế giới thực vật và đồng vật Bởi vì giới sinh vật có chung 1 cấu tạo đầu tiên đó là tế bào, chỉ khác nhau ở cấu tạo của tế bào Học thuyết tế bào là một phát minh ảnh hưởng tới thế giới quan của các nhà khoa học nói chung và là cơ sở, tiền đề để chuyển từ phương pháp tư duy siêu hình sang phương pháp tư duy biện chứng - Định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng đã thể hiện sự thông nhất của thế giới vật chất và bác bỏ những giới hạn của con người đối với thế giới vật chất Như vậy, thế giới này không có điểm đầu và cũng k có điểm cuối chỉ có những thời điểm chúng ta nhận thức về thế giới vật chất này và những dạng biểu hiện cụ thể của tgvc này mà thôi Đây cũng là động lực cho các nhà khoa học tham gia ngày càng nhiều, có các nghiên cứu về thế giới vật chất mà mình đang sống

→ Trên đây là 3 phát minh vĩ đại cấu thành nên nền tảng KHTN của quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Là cơ sở phương pháp luận cho các nhà sáng lập Chủ nghĩa xã hội khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận chính trị-xã hội đương thời.

Trang 10

VD :

- Định luật bảo toàn chuyển hóa năng lượng: Đã chứng minh sự phát triển của VC là một quá trình vô tận; khẳng định bản thân thế giới là biện chứng.

- Học thuyết tiến hóa Đác Uyn: Chứng minh sự thống nhất về mặt nguồn gốc, hình thái và cấu tạo vật chất của cơ thể động vật, thực vật.

- Học thuyết tế bào: Cơ sở khoa học về sự phát triển đa dạng bởi tính di truyền, biến dị và mối liên hệ hữu cơ giữa các loài thực vật, động vật.

c.Nhân tố chủ quan trong việc hình thành triết học Mác.

- Xuất thân từ tầng lớp trên nhưng C Mác và Ph Anggen đều tích cực tham gia các hoạt động thực tiễn, có trí tuệ uyên bác

- Yêu thương người lao động, hiểu sâu sắc sự khốn khổ của giai cấp công nhân trong nên tư bản chủ nghĩa nên đã đứng trên lợi ích của giai cấp công nhân - Xây dựng các hệ thống lý luận để cung cấp cho giai cấp công nhân một công

cụ sắc bén để nhận thức và cải tạo thế giới

Trang 11

2 Những thời kỳ chủ yếu trong sự hình thành và phát triển của triết học Mác.

a 1848 – 1895: Giai đoạn lớn thứ nhất: là giai đoạn hình thành và phát triển do C Mác và Ph.Ăngghen thực hiện (diễn ra vào những năm thuộc nửa sau của thế kỷ XIX).

- Năm 1844, Mác và Ăngghen gặp nhau, sớm thống nhất tư tưởng chính trị Sau đó chuyển từ chủ nghĩa duy tâm -> chủ nghĩa duy vật, từ tinh thần dân chủ -> lập trường cách mạng.

- Tháng 2 – 1848, Tuyên ngôn của Đảng cộng sản do hai ông dự thảo được thông qua và công bố ở Luân Đôn, trong đó 3 bộ phận cấu thành chủ nghĩa Mác là triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

- Năm 1889, Ăngghen thành lập Quốc tế II, đưa phong trào công nhân thành tự giác và phát triển mạnh mẽ Sau khi người mất, phong trào dần bị phá sản vào năm 1914

b 1895 – 1924: Giai đoạn lớn thứ hai (những năm đầu thế kỷ XX): là giai đoạn bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác do V.I Lênin thực hiện.

- Lênin đã đấu tranh kịch liệt với kẻ thù và khẳng định chủ nghĩa cách mạng vô sản có thể thắng lợi ở vài nước, thậm chí ở nước tư bản kém phát triển Muốn thắng lợi phải xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân và đảng đó phải tổ chức theo chủ nghĩa Mác

- Qua lãnh đạo thắng lợi Tháng Mười Nga (1917), Lênin đã phát triển nhưng lý luận mới như lý luận nhà nước và cách mạng, xây dựng chính quyền Xô Viết, phát triển kinh tế, khoa học – kỹ thuật, sản xuất, công nghiệp hóa, thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa,

>>> Chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành hệ thống lý luận thống nhất, là vũ khí lý luận của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bực toàn thế giới

c 1924 đến nay : Là giai đoạn đảng cộng sản tiếp tục nghiên cứu, bảo vệ và hoàn thiện chủ nghĩa Mác – Lênin cho phù hợp với ứng dụng thực tiễn ở từng quốc gia, từng thời kì.

-Chủ nghĩa Mác – Lênin vẫn không ngừng đổi mới, phát triển, là nền tảng tư tưởng và định hướng của Đảng và sự nghiệp cách mạng Là chìa khóa cho những cuộc đấu tranh của giai cấp công nhân trên toàn thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc

- Mỗi Đảng cộng sản cần vận dụng, bổ sung, phát triển để xây dựng đường lối cách mạng phù hợp với thực tiễn và thời đại mới

- Chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng và là kim chỉ nam cho hành động của Đảng và sự nghiệp cách mạng của nhân dân Việt Nam.

Trang 12

3 Thực chất và ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Angghen.

C.Mác và Ph.Ăng ghen đã khắc phục tính chất trực quan, siêu hình của chủ nghĩa duy vật cũ và khắc phục tính chất duy tâm, thần bí của phép biện chứng duy tâm, sáng tạo ra một chủ nghĩa duy vật triết học hoàn bị, đó là chủ nghĩa duy vật biện chứng.

C.Mác và Ph.Ăng ghen đã vận dụng và mở rộng quan điểm duy vật biện chứng vào nghiên cứu lịch sử xã hội, sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng lịch sử - nội dung chủ yếu của bước ngoặt cách mạng trong triết học.

C.Mác và Ph.Ăng ghen đã bổ sung những đặc tính mới vào triết học, sáng tạo ra một triết học chân chính khoa học – triết học duy vật biện chứng 4 Giai đoạn V.I.Lênin trong sự phát triển triết học Mác.

Hoàn cảnh lịch sử V.I.Lênin phát triển triết học Mác.

V.I.Lênin trở thành người kế tục trung thành và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác và triết học Mác trong thời đại mới – thời đại đế quốc chủ nghĩa và quá độ lên chủ nghĩa xã hội.

Thời kỳ từ năm 1924 đến nay, triết học Mác Lênin tiếp tục được các đảng cộng sản và công nhân bổ sung, phát triển.

II ĐỐI TƯỢNG VÀ CHỨC NĂNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC- LÊNIN 1 Khái niệm triết học Mác Lênin.

-Quan niệm phương Đông và phương Tây về triết học:

+Triết học ở phương Đông và phương Tây gần như ra đời cùng một thời gian khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên.

+ Ở phương Tây: Triết học có nguồn gốc từ Hy Lạp có nghĩa là yêu thích, sự thông thái.

+ Ở phương Đông cổ đại:

• Ở Trung Quốc, người ta dùng từ “ triết “ để chỉ hệ thống tư duy, là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ • Ở Ấn Độ, người ta dùng từ Darsana nghĩa là chiêm ngưỡng, là trí

thức dựa trên lý trí chỉ hệ thống tư duy triết học, là sự hiểu biết sâu sắc của con người.

Trang 13

=> Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức bản chất, quy luật và lý giải thế giới của con người Nó tồn tại với tư cách một hình thái ý thức xã hội, thể hiện và kết tinh lực tư duy của một thời đại.

+ Triết học Mác Lênin là hệ thống quan điểm duy vật biện chứng về tự nhiên, xã hội và tư duy – thế giới quan và phương pháp luận khoa học, cách mạng của giai cấp công nhân, nhân dân lao động xã hội tiến bộ trong nhận thức và cải tạo thế giới

2.Đối tượng của triết học Mác Lênin.

Đối tượng của triết học là các quan hệ phổ biến và các quy luật chung nhất của toàn bộ tự nhiên, xã hội và tư duy.

Trong đó trung tâm nhất là mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại hay nói cách khác là giữa nội dung ý thức của con người với thế giới sự vật hiện tượng bên ngoài Những vấn đề trung tâm này biểu hiện khác nhau ở những nền văn hóa và giai đoạn phát triển khác nhau của lịch sử nhân loại.

+ Thời cổ đại: Triết học nghiên cứu mọi lĩnh vực của thế giới, song về đại thể thì triết học phương Đông dành nhiều sự quan tâm hơn cho những vấn đề về con người và xã hội, còn triết học phương Tây quan tâm nhiều hơn đến những vấn đề về thế giới tự nhiên.

+ Thời trung cổ: Triết học Tây Âu trở thành bộ môn của thần học, cụ thể là Thiên chúa giáo Triết học lúc này có nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của Kinh thánh.

+ Thời Phục hưng đến thế kỷ XVIII: Triết học Tây Âu từng bước thoát khỏi ách thống trị của thần học, đề cao chủ nghĩa nhân đạo và gắn với những thành tựu của khoa học tự nhiên, quan tâm và ảnh hưởng một cách sâu sắc đến những quá trình lịch sử - xã hội.

+ Từ thế kỷ XIX đến nay: Triết học được nhìn nhận như một lĩnh vực học thuật nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy với nhiều trường phái và hướng tiếp cận khác nhau.

Trang 14

3.Chức năng của triết học Mác Lênin Chức năng thế giới quan.

– Thế giới quan là toàn bộ những quan điểm về thế giới và về vị trí của con người trong thế giới đó Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan Triết học Mác – Lênin đem lại thế giới quan duy vật biện chứng, là hạt nhân thế giới quan cộng sản.

– Vai trò của thế giới quan duy vật biện chứng:

+ Nó có vai trò đặc biệt quan trọng định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực Nó giúp cho con người cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và nhận thức được mục đích ý nghĩa của cuộc sống.

+ Nó giúp con người hình thành quan điểm khoa học định hướng mọi hoạt động Từ đó giúp con người xác định thái độ và cả cách thức hoạt động của mình.

+ Nó nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo của con người Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định.

+ Nó là cơ sở khoa học để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học Với bản chất khoa học và cách mạng, thế giới quan duy vật biện chứng là hạt nhân của hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến bộ, cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng phản cách mạng, phản khoa học.

Chức năng phương pháp luận.

– Phương pháp luận là hệ thống những quan điểm, những nguyên tắc xuất phát có vai trò chỉ đạo việc sử dụng các phương pháp trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn nhằm đạt kết quả tối ưu Phương pháp luận cũng có nghĩa là lý luận về hệ thống phương pháp Triết học Mác – Lênin thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất, phổ biến nhất cho nhận thức và hoạt động thực tiễn.

– Vai trò phương pháp luận duy vật biện chứng:

+ Phương pháp luận duy vật biện chứng là phương pháp chung của toàn bộ nhận thức khoa học trang bị cho con người hệ thống những nguyên tắc phương pháp luận chung nhất cho hoạt động nhận thức và thực tiễn + Triết học Mác – Lênin trang bị cho con người hệ thống các khái niệm, phạm trù, quy luật làm công cụ nhận thức khoa học; giúp con người phát triển tư duy khoa học, đó là tư duy ở cấp độ phạm trù, quy luật.

Trang 18

2 Vận dụng triết học Mác-Lênin trong sự nghiệp đổi mới.

Linh hồn của chủ nghĩa Mác và cội nguồn của nền văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Quốc được lồng ghép vào thực tiễn vĩ đại là xây dựng đất nước hùng mạnh và trẻ hóa đất nước, viết nên một chương mới về đổi mới lý luận và đổi mới thực tiễn của đảng, đồng thời mở ra một lĩnh vực mới thích ứng với chủ nghĩa Mác đến thời đại.Cách mạng Tháng Mười đã đưa chủ nghĩa Mác-Lênin đến Trung Quốc, đồng thời đặt ra câu hỏi làm thế nào để chủ nghĩa Mác-Lênin “có thể chấp nhận được với đất đai và điều kiện Trung Quốc”, tức là Hán hóa chủ nghĩa Mác Trong thời kỳ cách mạng dân chủ mới, những người Cộng sản Trung Quốc, với đồng chí Mao Trạch Đông là đại diện chính, đã đưa ra đề xuất quan trọng là tích hợp các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tế cụ thể của Trung Quốc, tức là “hội nhập sâu sắc chúng với thực tiễn cách mạng Trung Quốc, lịch sử Trung Quốc và văn hóa Trung Quốc” ” để khám phá con đường đi tới cách mạng Trung Quốc Trong thời kỳ cách mạng và xây dựng xã hội chủ nghĩa, đồng chí Mao Trạch Đông đã đưa ra đề xuất quan trọng là “sự hội nhập lần thứ hai” những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc nhằm tìm ra con đường xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Trung Quốc Cũng chính trong “Sự kết hợp lần thứ hai”, đồng chí Đặng Tiểu Bình đã đưa ra chủ trương quan trọng là “đi theo con đường riêng, xây dựng chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc”, mở ra kỷ nguyên mới cải cách, mở cửa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa.

    Kể từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc đã bước vào một thời kỳ mới Đảng Cộng sản Trung Quốc, với đồng chí Tập Cận Bình là đại diện chính, còn đưa ra đề xuất chính là “kết hợp các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tế cụ thể của Trung Quốc và tích hợp nó với nền văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Quốc”, tức là “hai sự kết hợp” Trong báo cáo Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh: “Chỉ bằng cách kết hợp những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn cụ thể của Trung Quốc và với nền văn hóa truyền thống ưu tú của Trung Quốc, kiên trì vận dụng chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, liệu chúng ta có thể trả lời đúng thời đại hay không, chỉ có giải quyết được những vấn đề lớn mà chủ nghĩa Mác và thực tiễn đặt ra, chúng ta mới có thể luôn duy trì được sức sống và sức sống của chủ nghĩa Mác” Trong chuyến thị sát địa điểm Yinxu ở Anyang, Hà Nam, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chỉ ra thêm: “Văn hóa truyền thống xuất sắc của Trung Quốc là 'gốc rễ' lý thuyết đổi mới của đảng chúng tôi, và là cách cơ bản để chúng tôi thúc đẩy quá trình Hán hóa chủ nghĩa Marx cho xã hội Thời đại là 'sự kết hợp của cả hai'." Mở ra và phát triển chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc dựa trên nền tảng sâu sắc của nền văn minh Trung Quốc hơn một nghìn năm, kết hợp những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác với thực tiễn

Ngày đăng: 13/04/2024, 22:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w