1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lý tưởng cách mạng trong nhật ký trong tù

8 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Lý tưởng cách mạng là nội dung cốt lõi, xuyên suốt, động lực quan trọng giúp cho người tù cộng sản không quản ngại hy sinh gian khổ, dù trong hoàn cảnh nào cũng quyết chiến và quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân

Trang 1

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG TRONGTẬP THƠ “NHẬT KÝ TRONG TÙ” VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI GIÁO DỤC

LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG CHO THẾ HỆ TRẺ HIỆN NAY1 Đặt vấn đề

“Nhật ký trong tù” là một tập thơ có giá trị to lớn, thể hiện ý chí của người chiến sĩ cộng sản, cũng như ghi dấu một chặng đường đi trên hành trình tìm độc lập tự do cho dân tộc, hạnh phúc cho nhân dân Ở đó, người tù cộng sản bị đọa đày một cách tàn nhẫn, nhưng bằng ý chí, tinh thần thép của mình, người tù cộng sản đã vượt qua tất cả, nhằm hướng đến thực hiện lý tưởng cách mạng của người cộng

sản Lý tưởng cách mạng ấy được thể hiện với việc kiên định với mục tiêu, con

đường cách mạng đã lựa chọn; qua tình yêu quê hương, đất nước và con người; tinh thần căm thù sự bất công, tàn bạo của chế độ Tưởng Giới Thạch; tinh thần kiên cường, bất khuất và niềm tin vô bờ bến vào ngày mai tươi sáng.

2 Nội dung

Lý tưởng cách mạng là nội dung cốt lõi, xuyên suốt, động lực quan trọng giúp cho người tù cộng sản không quản ngại hy sinh gian khổ, dù trong hoàn cảnh nào cũng quyết chiến và quyết thắng, sẵn sàng xả thân vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân Lý tưởng cách mạng trong tập thơ “Nhật ký trong tù” được biểu hiện trên một số nội dung sau:

Một là, kiên định với mục tiêu, con đường cách mạng đã lựa chọn.

Quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành Nguyễn Ái Quốc -Hồ Chí Minh là một quá trình gian truân của một con người giàu lòng yêu nước, đồng cảm và thấu hiểu cùng nỗi đau của dân tộc Xuất phát từ tình cảm đặc biệt ấy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù khó khăn, thử thách đến đâu, Người vẫn trung thành và kiên định với sự lựa chọn của cuộc đời mình, đó là “phấn đấu cho quyền lợi Tổ quốc, và hạnh phúc của quốc dân”1, Người khẳng định: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học

Trang 2

hành”2 Vì vậy, khi đối mặt với hiểm nguy, thử thách, Người vẫn giữ vẹn tấm lòng

son sắt với con đường cách mạng đã chọn.

Trong thời gian bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam từ tháng 8/1942 đến 9/1943 là những minh chứng rõ nét nhất, dù phải chịu đựng một cuộc sống thiếu thốn, vất vả nhưng vẫn kiên định với mục tiêu, con đường cách mạng đã lựa chọn Bị bắt giam và bị chúng đầy ải qua gần 30 nhà giam của 13 huyện thuộc tỉnh Quảng Tây, trong khoảng thời gian 13 tháng, trải qua cuộc sống thiếu thốn, khắc nghiệt thậm chí là có thể mất cả tính mạng Dù vậy, trong bất kỳ hoàn cảnh nào, Hồ Chí Minh vẫn kiên định một lòng hướng về đất nước, về nhân dân, về vận mệnh của cách mạng.

Vì tin tưởng vào tiền đồ của dân tộc, của cách mạng nên Bác Hồ đã vượt qua mọi gian khổ, hy sinh chiến đấu Bác coi lao tù chính trị là nơi thử thách dũng khí của người cộng sản Dũng khí ấy được Bác thể hiện qua nhiều bài thơ Phải chăng đó là những nhân tố tạo nên phẩm chất của người chiến sĩ cộng sản: trung thành với lí tưởng, suốt đời phấn đấu hi sinh vì lí tưởng cao đẹp? Kẻ thù có thể giam cầm được thân thể Bác, nhưng chúng không sao có thể giam cầm được tinh thần Bác Bác đã nói về điều này một cách ngắn gọn và giản dị: “Thân thể ở trong lao, /Tinh thần ở ngoài lao; /Muốn nên sự nghiệp lớn, /Tinh thần càng phải cao.”3

Hai là, tình yêu thương vô bờ bến cho quê hương, đất nước và con người

Tình yêu quê hương, đất nước, con người vô bờ bến là tình cảm thường trực ở Hồ Chí Minh Bác Hồ viết: “Một canh hai canh lại ba canh, /Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành; /Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt, /Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh.”4 Bác Hồ trằn trọc, băn khoăn biết bao đêm trường vì nhớ về quê hương, đất nước, hình ảnh thân thương ấy lúc nào cũng trong tâm trí của Người, là nỗi nhớ chiếm trọn trái tim và khối óc của Người, dù ở đâu, trong bất cứ hoàn cảnh

Trang 3

dành tình yêu thương đặc biệt Chứng kiến cảnh vợ bạn tù đến thăm chồng Tiếng thơ của Bác đã trở thành tiếng lòng nghẹn ngào và xúc động Bác chứng kiến cảnh “Anh ở trong song sắt, em ở ngoài song sắt” Xa nhau họ có biết bao nhiêu điều muốn nói, muốn tâm sự nhưng vì giờ đây xúc động quá họ không nói thành lời được “Chưa nói lệ tuôn tràn” Chứng kiến cảnh tượng đó từ sâu thẳm trong tấm lòng Bác đã phải thốt lên “Cảnh tình đáng thương thật” Người phụ nữ còn hiện lên trong bài người vợ có chồng trốn đi lính, cảnh ngộ éo le đến mức người đàn bà chân yếu tay mềm ấy phải sống kiếp tù nhân thay chồng: “Biền biệt anh đi không trở lại, /Buồng the trơ trọi, thiếp ôm sầu; /Quan trên xót nỗi em cô quạnh, /Nên lại mời em tạm ở tù!”5

Với trẻ em, có thể coi đây là những nạn nhân đáng thương nhất, Bác đã nghe được trong tiếng khóc của trẻ thơ, một bức tranh hiện thực nghiệt ngã trớ trêu:“Oa ! Oa ! Oaa ! /Cha trốn không đi lính nước nhà; /Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi, /Phải theo mẹ đến ở nhà pha.”6 Bài thơ lại mở đầu bằng tiếng khóc, lại là tiếng khóc của trẻ thơ, tiếng khóc ấy vang lên dễ làm nhói đau lòng người bởi đó là tiếng khóc của trẻ thơ trong ngục Bác ghi lại tiếng khóc của trẻ bằng tiếng Việt, ngôn ngữ tượng thanh khiến người đọc cảm nhận được tiếng khóc của trẻ thơ dường như không có biên giới

Với những người dân lao động, Hồ Chí Minh cảm nhận được đó là những con người bị bóc lột nặng nề nhất, tình cảm Bác chan chứa yêu thương, ta hãy lắng nghe tiếng thơ của Bác ở bài Phu Làm Đường: “Dãi gió, dầm mưa chẳng nghỉ ngơi, /Phu đường vất vả lắm ai ơi! /Ngựa xe, hành khách thường qua lại, /Biết cảm ơn anh được mấy người?”7 Đọc từng câu thơ chợt rưng rưng khóe mắt bởi nó chạm đến trái tim mỗi con người Thơ Bác không hoa mĩ, không cầu kỳ trong cách dùng từ, cái gốc của thơ chính là ở tình cảm Bác đã thấu hiểu hai tầng thống khổ: khổ về sự vất vả bởi thời tiết khắc nghiệt, họ càng khổ hơn bởi sự bạc bẽo của người đời,… Tình cảm như thế thật thấm thía vô cùng.

Trang 4

Qua tập thơ “Nhật kí trong tù”, ta càng thấy rõ tấm lòng nhân hậu, giàu yêu thương của Hồ Chí Minh Đó là tình yêu thương vô bờ bến cho quê hương, đất nước và con người Rõ ràng những tình yêu thương Tổ quốc, đồng bào, nhân dân, những con người tốt làm nên nét đẹp trong lý tưởng cách mạng cao cả sáng như ngọc trong con người Hồ Chí Minh.

Ba là, tinh thần căm thù sự bất công, tàn bạo của chế độ Tưởng Giới Thạch.

Ở góc độ nào đó “Nhật ký trong tù” chính là hình ảnh thu nhỏ của một xã hội Trung Quốc thời bấy giờ, những thối nát bất công và tàn bạo của chế độ Tưởng Giới Thạch đang đè nặng lên cuộc sống của người dân Nói tới sự bất công ngang trái của chế độ nhà tù Tưởng Giới Thạch “Nhật ký trong tù” như là một cái tát vào mặt kẻ thù, thể hiện tinh thần căm thù sự bất công, tàn bạo đế quốc, thực dân của người tù cộng sản Hồ Chí Minh.

“Nhật ký trong tù” ghi lại sự việc Bác đã phải sống, đã chứng kiến Quang cảnh Bác nhìn thấy ở những nơi bị giam hay bị giải đi qua: Chuyện bị bắt ở Túc Vinh, sáng trưa, chiều tối Chuyện cái cùm, dây trói, cảnh người tù cờ bạc bị chết Ðây là đặc trưng của bút pháp tả thực, đứng ở một góc độ nhất định để diễn tả được một cách rõ ràng, chính xác,… Bác đã đứng ở góc độ người tù nhân đã tường tận nếm trải mọi cực hình, chứng kiến mọi sự việc xảy ra trong nhà tù Tưởng Giới Thạch Qua đó, thể hiện tinh thần căm thù sự bất công, tàn bạo của đế quốc, thực dân.

Nói tới sự bất công, vô lí trong nhà tù của thực dân, đế quốc Vị lãnh tụ của cách mạng Việt Nam vừa sang khỏi biên giới đã bị bắt và đưa ngay vào nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trong bài thơ “Ðường đời khó khăn”, Bác viết: “Ta là đại biểu dân Việt Nam, /Tìm đến Trung Hoa để hội đàm; /Ai ngỡ đất bằng gây sóng gió, /Phải làm “khách quý” tại nhà giam”8.

“Nhật ký trong tù” đã tố cáo, lên án mạnh mẽ chế độ lao tù tàn bạo, dã man ở Trung Quốc thời Tưởng Giới Thạch, đó là một chế độ thối nát, mục ruỗng, nhiều tệ nạn, nhiều bất công; con người thì cùng cực, chịu nhiều khổ đau Thế nhưng,

Trang 5

xiềng xích lao tù và sự đầy đọa hết sức dã man đó vẫn không tiêu diệt được ý chí cách mạng của người cộng sản Vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, những phút suy tư của Người là lời phản kháng mãnh liệt đối với chế độ hủ bại và tàn bạo của Tưởng Giới Thạch trong nhà lao cũng như ngoài xã hội, phản ánh tất cả nỗi gian nguy, hiểm trở trong cuộc sống lao tù

Bốn là, tinh thần kiên cường, bất khuất và luôn vững tin vào thắng lợi của

sự nghiệp cách mạng.

“Nhật ký trong tù” giúp chúng ta tìm thấy được sức chịu đựng vô cùng mãnh liệt của Bác Nhà tù đã đày đọa lên thân thể của Bác, chúng đã giải Bác đi khắp nhà tù này đến nhà tù khác, tối ngủ thì chân bị cùm, đi thuyền thì bị treo giò “Bốn tháng cơm không no, /Bốn tháng đêm thiếu ngủ, /Bốn tháng áo không thay, /Bốn tháng không giặt giũ.”9 Bị giam lâu năm, chân bị mềm như trùn, thế mà lúc ra tù, Bác đã tập leo núi ngay để chờ lúc có thể băng qua núi rừng về nước Ðó chính là cái gương cương nghị ở Bác Nhờ có tinh thần kiên cường, bất khuất mà mọi khó khăn, gian nguy Bác đều có thể vượt qua Nhờ có tinh thần kiên cường, bất khuất mà mọi sự thiếu thốn về vật chất Bác đã đẩy lùi Bác là tinh hoa của lịch sử, là khí phách của dân tộc và là tâm hồn của thời đại.

Nét nổi bật dễ nhận thấy nhất trong tập thơ “Nhật ký trong tù” là tinh thần yêu nước, lạc quan cách mạng, biến những điều trông thấy, những cảnh khổ cực, đọa đày ở trong tù trở thành niềm tin, tinh thần vươn lên khát khao đối với tự do, bình đẳng Với Hồ Chí Minh, tự do chính là ánh sáng, là nguồn sức mạnh tiếp sức cho con người Do đó, Người luôn luôn khao khát vươn tới tự do dù ở trong ước

mơ, trong giấc ngủ, dù đó là một chút tự do hiếm hoi của chế độ nhà tù: “Hai giờngục mở thông hơi, /Tù nhân ngẩng mặt ngắm trời tự do; /Tự do tiên khách trêntrời, /Biết chăng trong ngục có người khách tiên?”10.

Những khát vọng tự do mạnh mẽ đó, thực chất là khao khát chiến đấu, giải phóng ách nô lệ cho nhân dân, cho dân tộc đang bị thực dân xâm chiếm Sức mạnh của lời thơ cũng là lý trí của người chiến sĩ cách mạng, với quyết tâm vượt lên mọi

Trang 6

đau khổ về thể xác, tâm hồn, giữ vững niềm tin vào tương lai: “Kiên trì và nhẫn nại, /Không chịu lùi một phân, /Vật chất tuy đau khổ, /Không nao núng tinh thần.”11Hồ Chí Minh đã từng tâm niệm:“Ví không có cảnh đông tàn, /Thì đâu có cảnh huy hoàng ngày xuân; /Nghĩ mình trong lúc gian truân, /Tai ương rèn luyện tình thần thêm hăng.”12

Lý tưởng cách mạng là một nội dung đặc sắc được Hồ Chí Minh thể hiện trong tập thơ “Nhật ký trong tù”, là nội dung quan trọng trong thơ ca cách mạng nói chung và thơ ca Hồ Chí Minh nói riêng Nhờ có lý tưởng cách mạng mà người cộng sản trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng luôn dành tình yêu thương vô bờ bến cho quê hương, đất nước và con người; đó tinh thần kiên cường, bất khuất của người cộng sản với niềm tin vô bờ vào ngày mai tươi sáng của cách mạng.

3 Ý nghĩa đối với công tác giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻhiện nay

Giáo dục thế hệ trẻ hiện nay, trong đó giáo dục lý tưởng cách mạng là nội dung cốt lõi, có vai trò định hướng cơ bản, lâu dài, tạo động lực mạnh mẽ cho thanh niên phấn đấu vươn lên cống hiến cho dân tộc và khẳng định mình trong xã hội Đây là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong đó Đoàn Thanh niên đóng vai trò nòng cốt Việc nghiên cứu vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về lý tưởng cách mạng trong tập thơ “Nhật ký trong tù” sẽ góp phần vào nâng cao chất lượng giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ hiện nay, trong đó cần tập trung vào:

Một là, thường xuyên giáo dục, bồi đắp lý tưởng cách mạng cho thanh niên

hiện nay theo tư tưởng Hồ Chí Minh

Lý tưởng cách mạng không hình thành một cách tự phát mà là kết quả của quá trình giáo dục, rèn luyện lâu dài với các nội dung, hình thức, phương pháp phù hợp Đại hội XIII của Đảng đề ra yêu cầu phải “Tăng cường giáo dục thế hệ trẻ về lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa, nâng cao lòng yêu nước, tự hào

Trang 7

dân tộc, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão, khát vọng vươn lên”13 Vì vậy, phải thường xuyên chăm lo, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên, trong đó tập trung vào trang bị những tri thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối đổi mới của Đảng, pháp luật của Nhà nước; làm cho thanh niên nhận thức đúng đắn tính cách mạng, khoa học và nhân văn của lý tưởng cách mạng của Đảng, của dân tộc và cũng là lý tưởng của thanh niên Chú trọng giáo dục lòng yêu nước và tự hào dân tộc, ý thức phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, lợi ích của nhân dân Kết hợp giữa nâng cao giác ngộ về lý tưởng cách mạng với tăng cường ý thức cảnh giác, đấu tranh chống âm mưu và hành động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng, văn hóa

Hai là, thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào thi đua để giáo dục, rèn

luyện lý tưởng cách mạng cho thanh niên

Thanh niên sống có lý tưởng cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thì gặp khó khăn gian khổ đến đâu, họ cũng không từ bỏ con đường đã chọn, con đường đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc, hạnh phúc cho nhân dân, suốt đời phấn đấu hy sinh cho sự nghiệp của Đảng Phong trào thi đua yêu nước là một hình thức đoàn kết, tập hợp thanh niên tham gia xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc, là môi trường thực tiễn để giáo dục lý tưởng cách mạng, phát huy tài năng, phẩm chất của thanh niên Các phong trào thi đua “Tuổi trẻ chung tay xây dựng nông thôn mới”; “Tuổi trẻ tham gia xây dựng văn minh đô thị”; “Cả nước chung tay vì người nghèo, không để ai bị bỏ lại phía sau”; “Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển” và các phong trào khác do Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam phát động Những trải nghiệm từ cuộc sống, từ quá trình tham gia các phong trào hành động cách mạng là cơ sở để biến nhận thức về lý tưởng cách mạng trở thành tình cảm, ý chí, niềm tin vững chắc của thanh niên vào lý tưởng cách mạng vì đa số thanh niên đều tin tưởng vào những điều họ rút ra được từ đời sống thực tế.

tr.168.

Trang 8

Ba là, thường xuyên quan tâm đến nhu cầu, lợi ích của thanh niên, tạo môi

trường thuận lợi để thanh niên hội nhập và phát triển

Nhu cầu, lợi ích là động lực trực tiếp trong hoạt động của con người Việc bồi dưỡng, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thanh niên hiện nay đòi hỏi phải đáp ứng các nhu cầu, lợi ích hợp lý, chính đáng, thiết thực của thanh niên về nhiều mặt, nhất là vấn đề việc làm, thu nhập; việc tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; sáng tạo và thụ hưởng các giá trị văn hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nêu rõ: “Xây dựng môi trường, điều kiện học tập, lao động, giải trí, rèn luyện để phát triển lành mạnh, toàn diện, hài hòa cả về trí tuệ, thể chất và giá trị thẩm mỹ Tạo động lực cho thanh niên xung kích trong học tập, lao động sáng tạo, khởi nghiệp, lập nghiệp; làm chủ các kiến thức khoa học - công nghệ hiện đại, phát huy vai trò quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” Vì vậy, cần tạo điều kiện để thanh niên chủ động tham gia vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không ngừng nỗ lực, phấn đấu học tập, tu dưỡng, rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức cách mạng để hoàn thiện bản thân.

4 Kết luận

Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý tưởng cách mạng là một trong những giá trị tư tưởng lớn nhất của tập thơ “Nhật kí trong tù” Tập thơ không chỉ là một văn kiện lịch sử vô giá về một giai đoạn hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh, mà nó còn là một tác phẩm văn học lớn, là bức chân dung tự họa bằng thơ của người chiến sĩ cộng sản Hồ Chí Minh, với lý tưởng vì độc lập dân tộc, vì chủ nghĩa xã hội, vì hạnh phúc của nhân dân Tư tưởng Hồ Chí Minh về lý tưởng cách mạng trong tác phẩm cho đến ngày nay và mai sau vẫn còn là bền vững Chúng ta - những thế hệ kế tiếp có nhiệm vụ là tiếp nối những tư tưởng quý giá ấy./.

Ngày đăng: 12/04/2024, 15:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w