mạch lạc đã và đang trở thành một vấn đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước. Khi ngữ pháp chức năng ra đời, mạch lạc được xem như một trong những yếu tố, bộ phận quan trọng cấu thành văn bản. Phóng sự là thể loại cơ bản của văn học và báo chí ở Việt Nam. Tính lưỡng sinh làm thành nhân tố quan trọng tạo ra sắc màu tổng hợp thể loại đặc trưng của phóng sự.
Trang 1KHOA SƯ PHẠM NGỮ VĂN
- -ĐỀ TÀI
MẠCH LẠC TRONG PHÓNG SỰ
CẠM BẪY NGƯỜI CỦA VŨ TRỌNG PHỤNG
THEO QUAN HỆ THỜI GIAN
Họ và tên: Lê Anh Thư
Lớp: NNVN – B1K11
GVHD: TS Trần Thanh Vân
Đồng Tháp, tháng 4 năm 2024
MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU 3
1.1 Khái niệm mạch lạc văn bản 4
1.2 Các biểu hiện của mạch lạc trong văn bản 4
1.2.3 Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở các câu có quan hệ
1.2.4 Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lý giữa các câu (hay các mệnh đề) 5
1.3 Cuộc đời và sự nghiệp Vũ Trọng Phụng 6
2 Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong phóng sự Cạm bẫy người 8
2.1 Một số biểu hiện của mạch lạc qua quan hệ thời gian 8
2.2 Căn cứ xác định thời gian 8
2.3 Một số loại quan hệ thời gian 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 14
Trang 3MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ học văn bản là một lĩnh vực mới của ngôn ngữ học hiện đại Những vấn đề cơ bản của nó đã và đang được tập trung nghiên cứu, trong đó có tính mạch lạc văn bản Những năm gần đây, mạch lạc đã và đang trở thành một vấn
đề thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ trong và ngoài nước Khi ngữ pháp chức năng ra đời, mạch lạc được xem như một trong những yếu tố, bộ phận quan trọng cấu thành văn bản
Phóng sự là thể loại cơ bản của văn học và báo chí ở Việt Nam Tính lưỡng sinh làm thành nhân tố quan trọng tạo ra sắc màu tổng hợp thể loại đặc trưng của phóng sự Là nhà văn mở đầu cho nghề phóng sự với mệnh danh là “ông vua
phóng sự đất Bắc”, các tác phẩm Vũ Trọng Phụng đề cập đến những vấn đề lớn
thuộc những tệ nạn, những vấn nạn của xã hội đương thời, góp phần đáng kể vào việc hiện đại hóa nền văn học Việt Nam
Thời gian là một yếu tố quan trọng của truyện, góp phần làm nên tính rõ
ràng, mạch lạc của truyện Chính vì thế, chúng tôi chọn đề tài “Mạch lạc trong phóng sự Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng theo quan hệ thời gian” để tìm
hiểu, qua đó hy vọng sẽ rút ra được các đặc trưng cơ bản của mạch lạc văn bản nói chung và trong văn bản phóng sự của Vũ Trọng Phụng nói riêng
Trang 4NỘI DUNG
1 Cơ sở lý luận
1.1 Khái niệm mạch lạc văn bản
Mạch lạc trong văn bản là các câu, các ý, các phần, các đoạn trong văn bản đều phải hướng về một sự thống nhất, một ý hay một chủ đề nào đó Hay nói một cách đơn giản thì mạch lạc là sợi dây vô hình gắn kết các phần, các ý, các đoạn trong văn bản
Mạch lạc dùng để chỉ một đặc điểm hay một khía cạnh nhất định của văn bản Văn bản mạch lạc khi người đọc hiểu được một cách dễ dàng những ý tưởng
mà người viết muốn diễn đạt
1.2 Các biểu hiện của mạch lạc trong văn bản
1.2.1 Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các từ ngữ trong câu
Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa vật nêu ở chủ ngữ với đặc trưng nêu ở
vị ngữ
Điều này có nghĩa là, xét về mặt ý nghĩa lôgic, một câu (mệnh đề) được coi
là mạch lạc khi và chỉ khi đặc trưng nêu ở vị ngữ phù hợp với vật nêu ở chủ ngữ Ngược lại, nếu giữa chúng không phù hợp với nhau thì câu (mệnh đề) ấy không chấp nhận được
Ví dụ: Cái ba lô rách ấy quá đẹp
Đã “rách” thì bao giờ cũng có nghĩa giả định là “cũ, xấu” chứ không thể đi kèm với “đẹp” Nghĩa của chủ ngữ (cái ba lô) không phù hợp với nghĩa của vị ngữ (quá đẹp) về mặt lôgic dù rằng việc sắp xếp như thế không sai ngữ pháp Vì thế bản thân câu này không được xem là mạch lạc Cũng có thể những sự kết hợp vô lý như thế đôi khi cũng xuất hiện, tuy nhiên, phải hợp lôgic với ngữ cảnh
Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ cú pháp giữa động từ và bổ ngữ
1.2.2 Mạch lạc trong quan hệ giữa các đề tài và chủ đề trong câu
Trang 5Chủ đề giữa các câu được duy trì theo hai cách: duy trì chủ đề hoặc triển khai chủ đề
Duy trì đề tài: nghĩa là các câu có chung những vật, những việc, hiện tượng
nào đó
Sự duy trì đề tài có thể được thể hiện bằng cách sử dụng các phương tiện thuộc phép liên kết sau:
- Phép lặp từ ngữ
- Phép thế bằng đại từ
- Phép tỉnh lược
Phát triển đề tài: Là đưa các tên gọi, đối tượng mới vào văn bản nhưng
chúng có liên quan đến tên gọi, đối tượng đã có
Về mặt liên kết, sự triển khai đề tài có thể được thực hiện bằng các phương tiện thuộc các phép liên kết:
- Phép phối hợp từ ngữ
- Phép so sánh
- Phép liên tưởng
1.2.3 Mạch lạc biểu hiện trong quan hệ giữa các phần nêu đặc trưng ở các câu có quan hệ nghĩa với nhau hoặc giữa các mệnh đề ở trong câu
Quan hệ nghĩa giữa các câu trong một văn bản phải phù hợp với nhau tạo thành một mạch lạc
Ví dụ: “Tôi còn phải kể chuyện bốn người nữa…Con đàn bà thứ sáu, một đêm bất kì ở trại ra, về nhà không thấy đâu, tức thì tôi bỏ Con thứ bảy bị tôi bắt được đi chơi với người nhân tình An-nam Con thứ tám bỏ tôi vì không bắt được tôi trả nhiều tiền Còn con thứ chín Nó nhà quê mà tính khôn làm sao…”
1.2.4 Mạch lạc biểu hiện trong trật tự hợp lý giữa các câu (hay các mệnh đề)
Giữa các sự việc trong các câu nối tiếp nhau có thể có quan hệ lôgic (quan hệ nguyên nhân, qan hệ bổ sung,…) hoặc quan hệ nghĩa (quan hệ thời gian, quan hệ
Trang 6không gian) và việc thay đổi trật tự giữa chúng có thể dẫn đến những hậu quả khác nhau, nếu không được phép thêm vào những từ ngữ làm rõ quan hệ giữa chúng
1.2.5 Mạch lạc theo quan hệ ngoại chiếu
Quan hệ ngoại chiếu là quan hệ giữa các từ ngữ trong văn bản với sự vật, sự việc, hiện tượng bên ngoài văn bản, tức quy chiếu vào cái tình huống mà từ đó văn bản được tạo ra Tình huống trong cách hiểu như thế được gọi là ngữ cảnh tình huống Sự quy chiếu vào ngữ cảnh tình huống giúp cho từ ngữ trong văn bản trở nên xác định rõ
Ví dụ: “Con mòng được nước, cứ việc vơ giấy bạc bứa bừa Hốt nhiên, đến
ván ấy, một ông kêu thiếu bài Hai ông kia hưởng ứng ngay: xin khám Phải rồi, thiếu bài là khám, lẽ ấy rất cố nhiên.” (Cạm Bẫy người)
Đọc ví dụ trên, nếu không đặt trong văn bản phóng sự “Cạm bẫy người” thì người đọc không biết đó là cuộc bạc ở đâu và những người trong cuộc là ai, tại sao lại phải khám bài Dựa theo quy chiếu, hai người ở đây chính là Xuân – Tham
Ngọc đang cùng đồng bọn săn “con mòng không quýnh” Đến khi cuộc săn đó sắp thất bại, Tham Ngọc đã phải giở trò “thiếu bài” để lột ví đối phương Qua đó thấy
được sự gian trá, đểu cáng của Tham Ngọc và đồng bọn
1.2.6 Mạch lạc diễn ngôn
Mạch lạc biểu hiện ở khả năng dung hợp nhau giữa các hành động nói Hành động nói là hành động được thực hiện trong khi nói như: hành động hỏi, ra lệnh, hứa hẹn, chào, cảm ơn, xin lỗi… Có những hành động nói thường phải đi đôi với nhau và cũng có những hành động nói không thể ăn nhập với nhau Khi các hành động nói đi đôi với nhau thì bản thân chúng cũng tạo ra được mạch lạc cho những lời trao đổi hoặc những chuỗi câu nối tiếp nhau Chẳng hạn hành động hỏi thường kéo theo hành động trả lời, hành động mời thường kéo theo hoặc là hành động chấp nhận lời mời hoặc là hành động từ chối lời mời, Hành động chào được tiếp theo bằng hành động chào đáp lễ…
Trang 71.3 Cuộc đời và sự nghiệp Vũ Trọng Phụng
1.3.1 Vài nét về Vũ Trọng Phụng
Vũ Trọng Phụng (1912 – 1939) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng Việt Nam ở thế
kỉ XX, quê của ông ở làng Hảo, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên Cha ông tên Vũ Văn Lâm là một thợ điện, khi Vũ Trọng Phụng được 7 tháng tuổi thì cha ông qua đời, mẹ ông là Phạm Thị Khách Sau khi cha qua đời, bà ở vậy nuôi nấng Vũ Trọng Phụng đến năm 14 tuổi Khi vừa tốt nghiệp tiểu học năm 16 tuổi, ông đã phải nghỉ học để ra ngoài bươn chải kiếm sống
Ban đầu, Vũ Trọng Phụng làm nhân viên đánh máy cho công ty thương mại Goddard, nhưng không lâu sau thì bị sa thải Sau đó ông làm thợ sắp chữ cho nhà
in Viễn Đông, nhưng công việc này cũng không kéo dài lâu Từ đó, ông chuyển sang viết lách và làm báo
Tuy xuất thân nghèo khó nhưng tài năng của Vũ Trọng Phụng đã sớm được công nhận Mười tám tuổi, trở thành một nhà báo trẻ nổi tiếng của nhiều tờ báo như
Hà Thành ngọ báo, Tao đàn tạp chí, Nhật Tân, Hà Nội báo, Tiểu thuyết thứ năm, Đông Dương tạp chí
1.3.2 Sự nghiệp sáng tác
Vũ Trọng Phụng đã để lại một tuyển tập tác phẩm ấn tượng thuộc nhiều thể loại Trong giai đoạn từ 1930 đến 1939, ông đã cho ra đời hơn 30 truyện ngắn, 09 tiểu thuyết, 09 tuyển tập phóng sự, 07 vở kịch, bản dịch một vở kịch tiếng Pháp, một số bài phê bình văn học và hàng trăm bài báo Tác phẩm xuất bản đầu tiên của
ông là truyện ngắn "Chống nạn lên đường" trên báo Ngọ năm 1930, nhưng vở kịch
"Không một tiếng vang" năm 1931 mới gây được sự chú ý đáng kể đối với ông.
Nổi tiếng với giọng văn trào phúng, châm biếm các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng luôn tạo cho người đọc cảm giác gần gũi và chân thật Bởi ông lột tả cuộc sống hiện thực, lên án phê phán những thói hư tật xấu của xã hội
Các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đa số viết về sự tha hóa của con người, giọng văn của ông có pha chút hài hước dí dỏm nhưng đó là tiếng cười của sự
Trang 8châm biếm Ông luôn đứng về phía người lao động nghèo, lên án vạch trần cái ác,
cái xấu
1.3.3 Phóng sự “Cạm bẫy người”
Phóng sự là một thể loại ký nằm giữa văn học và báo chí Phóng sự có nhiệm
vụ thông tin thời sự về những tính chất người thật, việc thật (điểm giống với thông tấn) đồng thời đưa ra và trả lời những câu hỏi, tạo dựng sự việc cho mọi người quan sát, học hỏi (khác với thông tấn)
Phóng sự Cạm bẫy người (1933) viết về nạn cờ bạc bịp ở Hà Nội Để thấy
cái tệ nạn cờ bạc rộng lớn và tai hại đến đâu, Vũ Trọng Phụng đã điều tra cái làng bịp, vạch ra tổ chức của nó, phác họa chân dung, mô tả chân tướng của dân làng bịp, tường thuật cách hành nghề của họ rõ ràng, sinh động Viết Cạm bẫy người là
tố cáo một tệ nạn xã hội và nêu lên những bi kịch do những tay săn mòng gây ra
cho những gia đình của bọn tín đồ “tôn giáo đỏ đen”.
2 Mạch lạc theo quan hệ thời gian trong phóng sự Cạm bẫy người
2.1 Một số biểu hiện của mạch lạc qua quan hệ thời gian
-Trình tự trước sau: Các sự kiện lần lượt xuất hiện nối tiếp nhau theo thời
gian
Ví dụ: trong phóng sự Cạm bẫy người, sự kiện: Anh Vân ủ dột, như có vẻ
chán đời xảy ra vào buổi “chiều hôm ấy” Sự kiện: anh Vân gọi bạc bịp về bắt ông
cụ để lấy tiền tiêu và hết buồn chán diễn ra vào “hai hôm sau”
- Trình tự đồng thời:
Ví dụ: Trong phóng sự Cạm bẫy người, sự kiện Anh Vân ủ dột, như có vẻ
chán đời và sự kiện anh Vân thổ lộ với Tôi về bức thư mời Tham Ngọc về bắt ông
cụ diễn ra cùng thời điểm “chiều hôm ấy”
2.2 Căn cứ xác định thời gian
2.2.1 Xác định quan hệ thời gian giữa các sự kiện
Mốc thời gian cụ thể là những thời gian theo kiểu thuần túy, dựa vào đó ta xác định được thời gian giữa các sự kiện
Trang 9Ví dụ: Buổi sáng hôm sau, qua phố Hàng Long, tôi gặp bác An tiễn chân
ông chú của Bác ….ra tàu
- Rõ khổ! Sáng nay, Tôi chạy long cả tóc gáy mới vay nổi đồng bạc cho ông lão về tàu Xin cảm ơn ông
Trạng ngữ, “Buổi sáng hôm sau, qua phố Hàng Long”, có ba chỉ dẫn thời
gian:
- Buổi sáng
- (của) hôm sau
- (khi) qua phố Hàng Long
Tiền giả định “hôm trước” là hôm diễn ra cuộc đỏ đen ở nhà bồi An, mà
trạng ngữ này định vị thời gian diễn ra sự việc “Tôi gặp bồi An và chia tiền được
bạc” là buổi sáng sau ngày 30, vào thời điểm Tôi “qua phố Hàng Long” Trạng ngữ “Sáng nay” trong lời thoại của nhân vật bồi An cũng đồng nghĩa với “Buổi
sáng hôm sau” được nói đến ở trên Có sự khác biệt trong ngôn từ thể loại là do
điểm nhìn trần thuật của người kể Tôi và của bồi An khác nhau
Ngày mồng 2 Tết, vợ con về quế vắng cả, khách khứa cũng ít đến, ông phán cũng đâm buồn, ngứa ngáy, phải nghĩ đến cách chơi xuân” (27;158)
“Trời thì tối mà đường thì bẩn, đó là… phong cảnh con đường sau Nhà Ngựa lúc 11 giờ đêm” ( 27;234)
“Khi 16 tuổi, thì người ta kiếm việc cho nó ở đây hoặc mang nó về pháp.” (27; 266)
“Trước năm 1900, hình như nhà nước đặt nó ở phố Hàng Cân (27;368)
“Từ năm 1902 trở đi, ta mới có thể thấy một vài điêù cần biết” (27;368)
“Vậy thì, vào hồi năm cùng tháng tận năm Đinh Sửu, tại huyện… - ấy chết, tôi chẳng nên nói rõ cả ra đây cái tên huyện ấy, dẫu rằng bất cứ chỗ nào, sự đời cũng đến vậy cả” (27 ;507)
Các ví dụ trên là các mốc thời gian cụ thể, dựa vào những mốc này ta xác định được thời gian xảy ra các sự kiện khác Các từ ngữ chỉ thời gian không những
Trang 10có ý nghĩa định vị thời gian mà còn có giá trị xác định quan hệ thời gian giữa các
sự kiện, giúp người đọc có thể nắm được sự kiện xảy ra cụ thể vào thời gian nào
Tuy nhiên các đoạn dưới đây là từ ngữ chỉ thời gian phiếm định, không thể hiện rõ một thời điểm cụ thể nào, chỉ biết là thời điểm ấy đã qua, thuộc về quá khứ
so với thời điểm phát ngôn Người đọc có thể căn cứ vào đó để lần theo dòng mạch lạc thời gian của phóng sự
“Hồi ấy, nạn khủng hoảng chưa đến tác họa tại xứ này” ( 27;140)
“Rồi được ít lâu, ông cũng về” ( 27 ;257 )
“Đến ngày ấy, trong xã hội Việt Nam sẽ có nhiều sự thay đổi, nhiều cuộc
“cách mệnh”, nhiều vụ “loạn lạc”.” (27;502)
2.2.2 Căn cứ vào sự suy luận nội dung các sự kiện
Các sự kiện theo trình tự thời gian trước, sau ấy có thể là gián tiếp,
có thể là trực tiếp Các sự kiện diễn ra theo kiểu móc xích nhau Chính điều ấy đã góp phần tạo nên tính mạch lạccủa văn bản
Ví dụ: Nhân vật “tôi” từ việc tò mò tìm hiểu về lối cờ bạc bịp mà đã đi
thẳng vào trùm đảng bịp ở Hà thành và một số tỉnh lân cận Sự kiện mở đầu cho
cuộc khám phá đó là việc nhân vật Vân dắt bạc bịpvề “bắt” cha đẻ của mình để
moi tiền, đó cũng là cơ hội để nhân vật “tôi” xâm nhập vào thế giới của những
“tay” cờ bạc bịp.
2.3 Một số loại quan hệ thời gian
2.3.1 Quan hệ thời gian tiếp diễn
Ở phóng sự của Vũ Trọng Phụng, trình tự kể của nhân vật Tôi với các sự kiện có thời gian tiếp diễn không liên tục hoặc liên tục Các quan hệ thời gian tiếp diễn có tác dụng xâu chuỗi các sự kiện, tạo mạch lạc văn bản trong phóng sự Vũ Trọng Phụng
“Chiều hôm ấy, anh Vân ghé vào tai tôi…
Nói tới đó, anh ngắt câu chuyện, đưa ra cho tôi một lá thư ngỏ…Hai hôm sau… Đúng 6 giờ….” (27;72)
Trang 11Các từ chỉ quan hệ thời gian tiếp diễn kể trên cho người đọc thấy câu chuyện anh Vân viết thư mời Tham Ngọc về đánh bạc bịp bố mình như vừa mới xảy ra Quan hệ thời gian tiếp diễn đem lại cho chúng ta cảm giác về kế hoạch sắp xếp của Vân trong việc bịp cha mình Người đọc nhận thấy quá trình tha hóa nhân cách của nhân vật mới diễn ra, đang diễn ra
2.3.2 Quan hệ thời gian đồng thời
Quan hệ thời gian đồng thời trong phóng sự của Vũ Trong Phụng thể hiện ở việc các sự kiện diễn ra trong cùng một khoảng thời gian Nhờ vào quan hệ thời gian và sự suy luận của các sự kiện trong văn bản mà người đọc tìm ra sợi dây gắn kết các sự kiện
Sự kiện: Ấm B tố giác Tham Ngọc đã mượn danh nghĩa của Ấm B để
lấy tiền “quỹ công” đầu tư cho sòng bạc riêng ở Chợ Chu, Bắc Cạn.“… Ông ấm
B…mặt đỏ bừng như quả gấc chín ngồi giữa giường, xếp chân bằng tròn như một tượng Phật, bình tĩnh nói ray rứt bác “Tham Ngọc” đương ngượng nghịu trên một chiếc ghế, mặt tái hẳn đi như con gà bị cắt tiết Còn tôi, giữ địa vị bàng quan để xét đoán một cách trung lập cuộc đấu khẩu ấy, không có việc gì, ngồi cắm mặt xuống bàn, buồn tình, bẻ nát mấy đóm… chơi!
“Tham Ngọc” đấu dịu, xin trần tình.” (27;157)
Cùng một thời điểm, mỗi nhân vật mang có một hành động, một tâm trạng khác nhau Qua đó chúng ta thấy được cái uy của trùm đảng bịp ấm B đối với việc làm phạm quy của một đồ đệ Hệ thống các vai trong đảng bịp cũng có những nguyên tắc riêng mà mỗi cá nhân phải thi hành Tham Ngọc đã lưu manh, “ăn mảnh” nên bị tố giác
2.3.2 Quan hệ thời gian hồi tưởng
Hầu hết các phóng sự của Vũ Trọng Phụng đều là sự do nhà văn thuật lại, kể lại theo kiểu truyện lồng trong truyện Theo dòng hồi tưởng, nhà văn đưa người đọc đến những câu chuyện Thông qua đó, ông thể hiện quan niệm nghệ