Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu môn Nghiên cứu trong kinh doanh về ý định sử dụng ví điện tử Momo của người tiêu dùng tại tp.HCM Dựa trên các giả thuyết nghiên cứu và các lý thuyết của mô hình lý thuyết hành vi dự định (TPB – Theory of Planned Behavior) và các mô hình nghiên cứu liên quan đến việc sử dụng ví điện tử, nhóm đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm 8 yếu tố: (1) Kì vọng hiệu quả, (2) Khả năng sử dụng công nghệ, (3) Ảnh hưởng xã hội, (4) Tính bảo mật, (5) Tính hữu ích, (6) Niềm tin vào ví điện tử, (7) Đa dạng dịch vụ, (8) Sự hài lòng
Trang 1CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH
NGHIÊN CỨU
Lớp: DHQTNL17A – Thứ 4,tiết 1-3
Nhóm 20
Môn : Nghiên cứu trong kinh doanh
Đề tài: “NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN Ý ĐỊNH SỬ DỤNG VÍ ĐIỆN TỬ MOMO CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Trang 24 Võ Trường Giang
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Ý định sử dụng
Theo Ajzen (1991), ý định là một yếu tố dùng để đánh giá khả năng thực hiện hành vi trong tương lai, ý định là một yếu tố tạo động lực, nó thúc đẩy cá nhân sẵn sàng thực hiện hành vi
và bị ảnh hưởng trực tiếp bởi thái độ, chuẩn mực chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi Ý định hành vi được giả định là tiền đề trung gian của hành vi, nghiên cứu về ý định sử dụng sẽ
dự đoán tốt đối với hành vi sử dụng
Theo Scheer (2004), ý định là một trạng thái tinh thần, thường có sức mạnh nhân quả Sự quyết tâm, của một người hoặc sự lo lắng, háo hức của người đó, như những “sức mạnh” thúc đẩy chúng ta Có những đặc điểm khác của ý định mà trạng thái tinh thần của ý định không có chung.Ýđịnh không có các đặc điểm thời gian mà trạng thái tinh thần có, hoặc chia sẻ sự phụ thuộc bối cảnh gây tò mò mà ý định có Do các trạng thái tinh thần hoạt động theo quan hệ nhân quả, nên một người sẽ không thể cam kết thực hiện một quá trình hành động như chúng
ta thường làm khi hứa hoặc ký một thỏa thuận hoặc hợp đồng
2.1.2 Ví điện tử
2.1.2.1 Khái niệm
Khái niệm ví điện tử được đề cập trong nhiều nghiên cứu Kanimozhi và các cộng sự (2017) cho rằng ví điện tử là một loại tài khoản trực tuyến mà người dùng có thể lưu trữ tiền cho bất
kỳ giao dịch trực tuyến nào trong tương lai thay vì sử dụng tiền mặt bằngcách lưu giữ thông
Trang 3tin thẻ tín dụng của họ Uddin và cộng sự (2014) hay Nguyễn Thị Đoan Trang (2020) đưa ra định nghĩa cụ thể hơn khi cho rằng ví điện tử là sản phẩm ứng dụng công nghệ nhằm tối đa hóa các giao dịch thương mại điện tử như thanh toán tiền điện, nước, cước viễn thông, học phí, nạp tiền điện thoại, mua hàng… từ các trang thương mại điện tử bằng số tiền khả dụng trong ví Nhìn chung, có nhiều khái niệm khác nhau của các tác giả về ví điện tử nhưng trong phạm vi bài viết, có thể hiểu ví điện tử giống như một “ví tiền” trên internet được sử dụng trong thanh toán trực tuyến, giúp người dùng thực hiện các giao dịch như thanh toán các khoản phí trên internet, gửi và chuyển tiền một cách nhanh chóng, thuận tiện (Trần Thị Khánh Trâm, 2018)
2.1.2.2 Chức năng ví điện tử
Ví điện tử Momo là một ứng dụng thanh toán di động phổ biến tại Việt Nam, đang được con người ưa chuộng và sử dụng rất nhiều Một vài chức năng điển hình như:
-Thanh toán tiện lợi: Momo cho phép người sử dụng có thể dễ dàng và thuận tiện thanh toán một cách dễ dàng, cho dù bất cứ ở đâu vẫn thanh toán được Thường thanh toán những dịch
vụ cần thiết hàng ngày chẳng hạn như thanh toán hóa đơn tiền điện, mua vé xem phim, vé máy bay,
- Chuyển tiền nhanh chóng: Bạn có thể chuyển tiền cho bạn bè, người thân vô cùng dễ dàng chỉ cần biết số điện thoại hoặc tài khoản Momo của họ Không những thế momo còn có thể chuyển khoản qua ngân hàng
-Nạp tiền dễ dàng: Momo cho phép bạn nạp tiền vào tài khoản bằng nhiều cách, bao gồm chuyển khoản ngân hàng, thẻ cào, và ví điện tử khác
-Thẻ Momo: Momo cung cấp thẻ Momo dưới dạng thẻ ghi nợ hoặc thẻ tín dụng, giúp bạn có thể sử dụng số tiền trong tài khoản Momo tại các cửa hàng và trang web chấp nhận thẻ Mastercard
- Khuyến mãi và ưu đãi: Ứng dụng thường xuyên có các chương trình khuyến mãi và ưu đãi giúp bạn tiết kiệm tiền khi mua sắm hoặc sử dụng dịch vụ
-Tiện ích ngoài ngân hàng: Ngoài việc thanh toán và chuyển tiền, Momo còn cung cấp các tính năng tiện ích như mua vé xem phim, đặt vé xe, đặt bàn ăn, và nhiều dịch vụ khác
Trang 4-Bảo mật: Momo đảm bảo an toàn thông tin tài khoản và giao dịch của người dùng thông qua
mã PIN và các lớp bảo mật khác
-Thanh toán khoản vay tiêu dùng hoặc bảo hiểm: Người dùng có thể thanh toán khoản vay trả góp chẳng hạn như các công ty tài chính như Home Credit, Mccredit,
2.1.3 Người tiêu dùng
2.1.3.1 Khái niệm
Người tiêu dùng là để chỉ một cá nhân hoặc là tập thể hộ gia đình sử dụng các mặt hàng , sản phẩm hay một dịch vụ nào đó để đáp ứng được nhu cầu mục tiêu cá nhân của họ như thực phẩm , quần áo hay một dịch vụ nào đó Người tiêu dùng sẽ là người quyết định mua sắm và tiêu dùng các mặt hàng trên thị trường , nắm vai trò lớn trong việc phát triển của các doanh nghiệp (Zhao và Othman, 2010) Người tiêu dùng là một trong những tác nhân kinh tế bắt buộc phải có trách nhiệm thực hiện hành vi tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ thương mại Trong tư duy thông thường người tiêu dùng thường được coi là một cá nhân, tuy nhiên trong thực tế ta có thể thấy người tiêu dùng là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc một tổ chức (Ajzen, 1988)
2.1.3.2 Vai trò
Tiêu dùng là một phần khá quan trọng của bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới.Tuy nhiên cho tới nay, vai trò của tiêu dùng đối với tăng trưởng phát triển vẫn còn là một vấn đề tranh cãi đối với các nhà kinh tế học Nhiều học thuyết kinh tế cho rằng, tăng trưởng chủ yếu do tiết kiệm và đầu tư, tiêu dùng đóng vai trò không quan trọng, tuy nhiên một số các học thuyết khác (trong
đó có học thuyết của Keynes) lại đề cao vai trò của tổng cầu và tiêu dùng Trong những năm gần đây, các nghiên cứu thực nghiệm ở nhiều quốc gia cũng đưa ra các kết quả trái ngược nhau
về vai trò của tiêu dùng trong nền kinh tế.Một số nghiên cứu ở các nước đang phát triển, các nước phụ thuộc nhiều vào tài nguyên và xuất khẩu chỉ ra rằng, tiêu dùng không đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.Trong khi đó, nhiều các nghiên cứu thực nghiệm khác, đặc biệt các nghiên cứu đối với các quốc gia phát triển, lại cho rằng tiêu dùng có ý nghĩa quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế Các nghiên cứu này cho thấy tiêu dùng có mối quan hệ qua lại hai chiều với tăng trưởng kinh tế, theo đó tiêu dùng sẽ là đầu ra của sản xuất và là động lực thúc đẩy tăng trưởng đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế, ở chiều ngược lại tăng trưởng kinh
tế giúp tăng thu nhập các hộ gia đình, từ đó thúc đẩy tiêu dùng
2.2 Các nghiên cứu liên quan
Trang 52.2.1 Bài nghiên cứu của Lê Thị Bích Loan (2018)
Nghiên cứu do Lê Thị Bích Loan thực hiện năm 2018 có tựa đề “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví di động momo của người tiêu dùng: một nghiên cứu tại Việt Nam” có sự tham gia của 400 người tham gia Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định chấp nhận và sử dụng ví di động của người tiêu dùng tại Việt Nam Nghiên cứu cho thấy một số yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng ví di động của người tiêu dùng Những yếu tố này bao gồm (1)sự hữu ích, (2) sự hài lòng,(3) sự tin cậy, (4) rủi ro được nhận thức và (5) ảnh hưởng xã hội Tính hữu ích được nhận thức đề cập đến nhận thức về việc sử dụng ví di động có thể nâng cao cuộc sống của người tiêu dùng như thế nào, trong khi sự tiện lợi phản ánh sự tiện lợi của việc sử dụng ví di động so với các phương thức thanh toán truyền thống Kết quả cho thấy yếu tố sự tin cậy có tác động mạnh mẽ nhất, các yếu tố còn lại đều tác động đến ý định sử dụng của người tiêu dùng Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin vào các nhà cung cấp ví di động và nhận thức về rủi ro liên quan đến việc sử dụng ví
di động Ngoài ra, ảnh hưởng xã hội, chẳng hạn như lời giới thiệu từ gia đình, bạn bè và những
cá nhân có ảnh hưởng khác, được cho là có vai trò trong việc hình thành ý định sử dụng ví di động của người tiêu dùng
2.2.2 Bài nghiên cứu của Al-Maroof và Al-Emran (2018)
Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MOMO của người tiêu dùng Việt Nam Cỡ mẫu bao gồm 138 người dùng ví điện tử MOMO Nghiên cứu được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định lượng Khung nghiên cứu khái niệm là mô hình lý thuyết dựa trên Mô hình chấp nhận công nghệ và Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ trên công nghệ ví di động Ngoài ra, mô hình còn bao gồm hai yếu tố bên ngoài là tính di động và tiện lợi Các giả thuyết được hình thành để đánh giá mức độ tác động của các yếu tố Năm yếu tố, bao gồm nhận thức về tính hữu ích (PU), nhận thức về tính dễ sử dụng (PEU), ảnh hưởng xã hội (SI), tính di động (MOB) và sự tiện lợi (CON), tác động đến ý định sử dụng thanh toán điện tử MOMO của người tiêu dùng, như được chỉ ra trong nghiên cứu Để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng và thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực thanh toán điện tử tại Việt Nam, các ý nghĩa thực tiễn và khuyến nghị đối với Ví điện tử MOMO đã được xem xét Kết quả thấy rằng ảnh hưởng xã hội và tính hữu ích tác động nhiều nhất, các yếu tố còn lại vẫn có ảnh hưởng và có sự tác động đáng kể
Trang 6Từ kết quả đó, nhà nghiên cứu đưa ra khuyến nghị cho các nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán và cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy hơn nữa xu hướng thanh toán số tại Việt Nam trong bối cảnh công nghiệp 4.0
2.2.3 Bài nghiên cứu của Cường Nguyễn và cộng sự (2020)
Mục đích của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của người tiêu dùng tại Việt Nam Nghiên cứu này sử dụng phương pháp phân tích yếu
tố thăm dò và phân tích hồi quy tuyến tính Đối tượng nghiên cứu trong nghiên cứu này đều là người sử dụng ví momo ở tại Việt Nam Quy mô mẫu bao gồm 280 người tiêu dùng ví điện tử MoMo Bảng câu hỏi giấy được trao cho người trả lời tại AEON Tân Phú, Vincom Quận 1, Emart Gò Vấp và khảo sát trực tuyến Các Phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu này là
mô hình hồi quy tuyến tính bội với sự trợ giúp của chương trình SPSS Từ kết quả phân tích có thể thấy có năm yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng thanh toán điện tử MoMo của người tiêu dùng, bao gồm: nhận thức hữu ích(1), nhận thức về tính dễ sử dụng(2), tác động xã hội(3),
độ tin cậy cảm nhận(3) và chi phí cảm nhận(4) Yếu tố "Nhận thức hữu ích" được đánh giá là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của người tiêu dùng Thực
tế này cho thấy hiệu quả sử dụng có tác động không nhỏ đến ý định sử dụng dịch vụ này, đây
là yếu tố hàng đầu được người tiêu dùng quan tâm Độ tin cậy có mức độ ảnh hưởng thứ hai đến ý định sử dụng ví điện tử MoMo của khách hàng tại TP Vì vậy, để tăng mức độ tin cậy của họ sau đó chọn ứng dụng này để sử dụng, cần phải tăng mức độ bảo mật và an toàn của tài khoản người dùng Cụ thể, các dịch vụ cần liên tục được cải tiến, nâng cấp công nghệ để đáp ứng các tiêu chuẩn cao về an ninh, an toàn thông tin trong xử lý, lưu trữ và truyền tải dữ liệu điện tử có thể giúp tránh các trường hợp bị hack tài khoản hoặc thông tin người dùng
2.2.4 Bài nghiên cứu của Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2020)
Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên đại học Công nghiệp TPHCM Nghiên cứu xây dựng, thiết kế thang đo Likert, và phương pháp hồi quy phù hợp với điều kiện thực tiễn tại Việt Nam Để đảm bảo tính đại diện và dự phòng cho những mẫu trả lời không hợp lệ, quy mô mẫu là 200 người đã được lựa chọn, thời gian khảo sát trong vòng 10 ngày (18/11/2020 đến 27/11/2020) Sau khi sàng lọc, 12 mẫu khảo sát không hợp lệ được lọc ra và quy mô mẫu chính thức sử dụng nghiên cứu là 188 mẫu.Kế thừa từ các mô hình nghiên cứu trước đó, nhóm tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo bao
Trang 7gồm: nhận thức hữu ích(1), nhận thức dễ sử dụng(2), nhận thức riêng tư/ bảo mật(3), ảnh hưởng xã hội(4) và niềm tin vào ví điện tử Momo(5)
Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng ví điện tử Momo khi mua sắm trực tuyến của sinh viên tại trường đại học Công nghiêp TPHCM bị ảnh hưởng bởi ba yếu tố: (1) Nhận thức hữu ích; (2) Ảnh hưởng xã hội và (3) Niềm tin vào ví điện tử Momo Sau khi thực hiện phép kiểm định hồi quy, hai yếu tố Nhận thức dễ sử dụng (PEU) và nhận thức riêng tư/ bảo mật (SP) không có ý nghĩa thống kê, vì thế không được chấp nhận trong mô hình Tuy nhiên, dù nhận thức riêng tư/ bảo mật không tác động đến ý định sửa dụng ví điên tử Momo một cách có ý nghĩa thống kê thì xu hướng tác động của yếu tố nãy vẫn đúng với dự đoán là có tác động ngược chiều đến ý định sử dụng ví điện tử Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng nhận thức hữu ích, ảnh hưởng xã hội và niềm tin vào ví điện tử momo có tác động tích cực đối với ý định
sử dụng ví điện tử momo của giới trẻ, trong khi đó giới trẻ thường không quan tâm tới vấn đề bảo mật, an ninh dữ liệu khi sử dụng ví, và việc sử dụng ví điện tử khó hay không bởi giới trẻ
có khả năng tiếp nhận công nghệ nhạy bén
2.2.5 Bài nghiên cứu của Hoàng Thị Hậu và cộng sự (2021)
Nghiên cứu này điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng tại Việt Nam Mô hình nghiên cứu bao gồm năm biến độc lập, đó là nhận thức dễ sử dụng(1), nhận thức về hữu ích(2), ảnh hưởng xã hội(3), sự hài lòng(4) và rủi ro được nhận thức(5) Cỡ mẫu của nghiên cứu này là 280 Nghiên cứu này xác nhận rằng nhận thức dễ sử dụng , nhận thức về hữu ích ,ảnh hưởng xã hội và sự hài lòng ảnh hưởng tích cực đến ý định hành vi sử dụng ví kỹ thuật số Điều quan trọng là, kỳ vọng về hiệu suất và kỳ vọng về nỗ lực
là những yếu tố quyết định quan trọng nhất đến ý định hành vi Rủi ro nhận thức được cho là
có ảnh hưởng tiêu cực đến ý định hành vi sử dụng ví kỹ thuật số Những phát hiện này chỉ ra rằng các nhà cung cấp dịch vụ nên tập trung vào việc nâng cao tính thân thiện với người dùng, tính năng và chức năng của ví kỹ thuật số để cải thiện các giao dịch tài chính thông qua ví kỹ thuật số Hệ thống bảo mật của ví kỹ thuật số cũng cần được cải thiện để giảm thiểu rủi ro, từ
đó khuyến khích người tiêu dùng Việt Nam sử dụng dịch vụ
2.2.6 Bài nghiên cứu của Huỳnh Quốc Tuấn ( 2023)
Bài nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố có ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành thảo luận
Trang 8nhóm với 7 sinh viên đang học tập tại trường Kết quả nghiên cứu định tính cho thấy không có
sự thay đổi về số lượng biến quan sát so với đề xuất ban đầu là 24 biến, tuy nhiên, có sự chỉnh sửa nội dung câu từ cho phù hợp với không gian nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo đúng ý nghĩa gốc của các phát biểu Trên cơ sở thang đo được điều chỉnh, tác giả đã tiến hành xây dựng bảng hỏi và thực hiện khảo sát trực tiếp 376 sinh viên đang theo học tại trường Phương pháp đánh giá mô hình cấu trúc tuyến tính dựa trên phương pháp bình phương nhỏ nhất riêng phần với sự hỗ trợ của công cụ SmartPLS 3.0 nhằm đạt mục tiêu nghiên cứu đã đề ra
Có 6 yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh viên trường Đại học Đồng Tháp, bao gồm: Ảnh hưởng xã hội(1), điều kiện thuận lợi(2), nhận thức dễ sử dụng(3), nhận thức sự hữu ích(4), sự tin cậy(5) và hiệu quả kỳ vọng(6) Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 6 yếu tố đều ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử của sinh trường Đại học Đồng Tháp Trong đó, yếu tố
“Nhận thức dễ sử dụng” có ảnh hưởng mạnh nhất Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, một số hàm
ý được tác giả đề xuất nhằm giúp các nhà cung cấp dịch vụ ví điện tử phát triển thị trường, đồng thời phát huy những ưu điểm trong sử dụng ví điện tử cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp
2.3 Tổng hợp các yếu tố được sử dụng trong các nghiên cứu liên quan
ST
T Nhân tố Nghiên cứu liên quan
1 Nhận thức hữu ích
Lê Thị Bích Loan (2018), Al-Maroof và Al-Emran (2018), Hoàng Thị Hậu và cộng
sự (2021), Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2020),
Huỳnh Quốc Tuấn ( 2023), Cường Nguyễn
và cộng sự (2020)
2 Nhận thức dễ sử dụng
Al-Maroof và Al-Emran(2018),Cường Nguyễn và cộng sự (2020),Hoàng Thị Hậu và cộng sự (2021) , Huỳnh Quốc Tuấn ( 2023)
và cộng sự (2020) ,Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2020),Huỳnh Quốc Tuấn ( 2023)
Trang 94 Ảnh hưởng xã hội
Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2020),Hoàng Thị Hậu và cộng sự (2021) ,Al-Maroof và Al-Emran (2018), Lê Thị Bích Loan (2018)
5 Sự hài lòng Hoàng Thị Hậu và cộng sự (2021) , Lê ThịBích Loan (2018)
6 Chi phí cảm nhận
Cường Nguyễn và cộng sự (2020)
7 Sự tiện lợi
Al-Maroof và Al-Emran (2018)
8 Tính di động
Al-Maroof và Al-Emran (2018)
10 Hiệu quả kỳ vọng Huỳnh Quốc Tuấn ( 2023)
Bảng 2.3: Các nhân tố độc lập đã kiểm định trong các nghiên cứu liên quan
2.4 Lựa chọn các nhân tố cho mô hình nghiên cứu
Sau khi tìm hiểu, thu thập tổng kết các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan có tổng cộng 10 nhân tố đã được các tác giả trong sáu nghiên cứu nói trên lựa chọn vào mô hình nghiên cứu của mình Trong đó, nghiên cứu của Cường Nguyễn & cộng sự (2020), là những nghiên cứu khá tương đồng với nhau và sát với đề tài mà nhóm đang nghiên cứu Bởi vì các nghiên cứu này đều có sự liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo của người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh Xuất phát từ sự tương đồng trên và tình hình thực tế hiện nay về ý định sử dụng ví điện tử Momo nhóm đã xem xét, kế thừa một số yếu tố và đã đưa vào mô hình nghiên cứu Đầu tiên, trong nghiên cứu của Cường Nguyễn & cộng sự (2020), kế thừa các yếu tố của tác giả đã đưa ra các yếu tố “nhận thức hữu ích” có tuần suất xuất hiện 6/6 trong các nghiên cứu liên quan; yếu tố “nhận thức về tính dễ sử dụng” và yếu tố
“sự tin cậy” cũng có tần suất xuất hiện 4/6 trong các nghiên cứu liên quan, bởi ta có thể thấy được đây là các yếu tố tác động trực tiếp và chiếm tỷ lệ cao ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Momo Tiếp đến, trong nghiên cứu của Hoàng Thị Hậu và cộng sự (2021), kế thừa yếu
Trang 10tố “ảnh hưởng xã hội” của tác giả , đây được xem là nhân tố khách quan bên ngoài tác động trực tiếp đến ý định sử dụng ví điện tử của người tiêu dùng, đồng thời cũng có tần suất xuất hiện 4/6 trong các nghiên cứu liên quan Cuối cùng kế thừa mô hình nghiên cứu của Lê Thị Bích Loan (2018) về yếu tố “sự hài lòng” yếu tố này được xuất hiện 2/6 trong các nghiên cứu liên quan, cho thấy sự hài lòng của khách hàng về các dịch vụ, trải nghiệm về ứng dụng cũng
là yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng ví điện tử Kết hợp với việc tham khảo ý kiến từ giảng viên và ý kiến của người sử dụng ví điện tử, mô hình của nhóm thực hiện đã lựa chọn năm yếu
tố làm biến độc lập để đưa vào bài nghiên cứu bao gồm: (1) nhận thức hữu ích,(2) nhận thức
về tính dễ sử dụng,(3)sự tin cậy, (4) ảnh hưởng xã hội, (5) sự hài lòng cùng một biến phụ thuộc
là ý định sử dụng ví điện tử Momo
2.5 Giả thuyết nghiên cứu
2.5.1 Mối quan hệ giữa nhận thức hữu ích đối với ý định sử dụng ví điện tử
Theo Al-Maroof và Al-Emran (2018) sự hữu ích là mức độ một người tin rằng sử dụng hệ thống cụ thể sẽ tăng cường hiệu suất công việc của mình Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Hậu và cộng sự (2021), tính hữu ích được cảm nhận cũng được quy định như một mức độmà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ Trong nghiên cứu này sự hữu ích chính là những giá trị mà người dùng nhận được khi sử dụng
ví điện tử Cũng theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Sơn và cộng sự (2020), tính hữu ích được cảm nhận cũng được quy định như một mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ Tính hữu ích được cảm nhận là một yếu
tố mạnh nhất có ảnh hưởng đáng kể đến ý định hành vi trong mô hình TAM (Cường Nguyễn
và cộng sự (2020) ;Al-Maroof và Al-Emran (2018) Trong thị trường ví điện tử hiện nay với
sự cạnh tranh khốc liệt giữa các công ty kinh doanh ví điện tử, hữu ích mà khách hàng cảm nhận được càng cao thì sẽ càng thu hút được khách hàng sử dụng hơn Bởi khách hàng là những người có quyền lựa chọn sản phẩm dịch vụmà mình mong muốn
Giả thuyết H1: Yếu tố “Nhận thức hữu ích” có tác động cùng chiều đến ý định sử dụng ví điện
tử MoMo của người tiêu dùng TPHCM
2.5.2 Mối quan hệ giữa nhận thức dễ sử dụng đối với ý định sử dụng ví điện tử
Theo Davis (1989), nhận thức dễ sử dụng là mức độ mà một người tin rằng việc sửdụng một
hệ thống cụ thể mà không tốn nhiều sức lực Một nghiên cứu của Venkatesh và