Thực vật có hoa rất đa dạng về môi trường sống, đa dạng về hình thái của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.. Chính vì thế, việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu hình thái ngoài cơ qu
Trang 1KHOA SƯ PHẠM
BỘ MÔN SƯ PHẠM SINH HỌC
……………
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
BỘ SƯU TẬP ẢNH HÌNH THÁI CƠ QUAN SINH DƯỠNG CỦA THỰC
VẬT CÓ HOA (Magnophyta)
Phạm Thị Bích Thủy Phan Trí Thức
MSSV: B2000405
Trang 2MỤC LỤC
1
…………… 1
1 GIỚI THIỆU 3
1.1 Đặt vấn đề 3
1.2 Mục tiêu đề tài 3
1.3 Nội dung nghiên cứu 3
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4
3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 9
3.1 Phương tiện nghiên cứu 9
3.2 Phương pháp nghiên cứu 9
4 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC 10
5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN 10
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
6.1 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 11
6.2 Tài liệu tham khảo Tiếng Anh 11
Đề cương Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 46 – 2023 Bộ môn Sư phạm Sinh học
Trang 31 GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Trong thế giới sống, giới thực vật giữ vai trò vô cùng to lớn, chúng tạo ra sản phẩm nuôi sống toàn bộ sinh giới, chúng duy trì sự sống cho hành tinh của chúng ta Để có thể thực hiện được điều đó, giới thực vật vô cùng phong phú, đa dạng, chúng sống và thích nghi mọi nơi trên Trái đất Trong mỗi môi trường sống thực vật thay đổi hình thái để thích nghi
và tồn tại, sự thay đổi này thể hiện rõ ở nhóm thực vật bậc cao, đặc biệt ngành thực vật có hoa (Magnophyta) Đây là ngành thực vật có số lượng loài lớn nhất và đa dạng nhất Thực vật có hoa rất đa dạng về môi trường sống, đa dạng về hình thái của cơ quan sinh dưỡng
và cơ quan sinh sản Cơ quan sinh dưỡng bao gồm rễ, thân, lá Mỗi cơ quan đảm nhận một chức năng sống cụ thể, mang đặc điểm chung nhất định đặc trưng cho Ngành, lớp,
bộ, họ, chi, loài Bên cạnh đó, chúng có biến thiên hình thái rất lớn khi sống trong những môi trường sống khác nhau Chính vì thế, việc tìm hiểu, học tập và nghiên cứu hình thái ngoài cơ quan sinh dưỡng của thực vật là nội dung không thể thiếu đối với sinh viên ngành Sinh, ngành Dược, ngành Nông nghiệp Hơn nữa, trong thời đại công nghệ, việc tạo ra bộ sưu tập ảnh về hình thái cơ quan sinh dưỡng là rất cần thiết và hữu dụng, góp phần làm phong phú nguồn tài liệu học tập và nghiên cứu của phòng thí nghiệm thực vật,
chính vì vậy tôi chọn đề tài “Bộ sưu tập ảnh hình thái cơ quan sinh dưỡng của thực vật
có hoa (Magnophyta)”.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Khảo sát hình thái cơ quan sinh dưỡng của thực vật có hoa (Magnophyta).
- Xây dựng bộ ảnh hình thái cơ quan sinh dưỡng của thực vật có hoa (Magnophyta)
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Thu thập và nghiên cứu các tài liệu có liên quan về hình thái cơ quan sinh dưỡng của thực vật, tổng hợp các đặc điểm hình thái cần thu mẫu
- Thu mẫu, chụp ảnh ngoài thực địa, trong phòng thí nghiệm
- Sắp xếp, chỉnh sửa hoàn thành bộ ảnh
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu về hình thái cơ quan sinh dưỡng ở thực vật có hoa
Trang 4- Đề tài được thực hiện từ tháng 8/2023 - 5/2024 tại phòng thí nghiệm Thực vật - Bộ môn Sư phạm Sinh - Khoa Sư phạm - Đại học Cần Thơ
2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
Đặc điểm hình thái ở rễ, thân, lá:
Rễ
Hình thái bên ngoài vá cấu tạo bên trong của rễ rất đa dạng, nó phụ thuộc vào chức năng sinh lý của cây và thích ứng với môi trường chung quanh
Quan sát dọc một rễ từ dưới lên trên, ta thấy rễ có các phần như sau:
Phần chóp rễ( root cap): Là một bao trắng nằm ở đầu rễ, có nhiệm vụ bảo vệ đầu
rễ lúc rễ chen đất mọc xuống,
Vùng phân sinh: nằm ngay trên chóp rễ.
Vùng tăng trưởng: Vùng này dài vài mm và láng.
Vùng lông hút/ lông rễ
Vùng tẩm suberin: Vùng này trống và không láng , nằm bên trên vùng lông hút và
là vùng lông hút đã rụng đi
Các kiểu rễ
a Rễ chính(cái) hay rễ bên
Ví dụ: rễ xoài, mận, Rễ chính( cái) mọc từ phôi( mầm) và mọc thẳng từ trên xuống đất( địa hướng động); nơi tiếp giáp sát với phần trên mặt đất là gốc(rễ), phần bên trên của rễ chính nối liền với trụ dưới lá mầm
b Rễ chùm(rễ bó)/ hệ thống rễ sợi( a fibrous root system)
Ở nhiều cây họ Lúa (Poaceae), họ Dừa (Palmae) và hầu hết các cây lớp đơn
tử diệp, rễ chính thường hoại đi từ trong mầm hay có đời sống ngắn, thân cho
ra nhiều rễ gần như bằng nhau và có thể phân nhánh hay không
c Rễ bất định( adventitious roots)
Đề cương Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 46 – 2022 Bộ môn Sư phạm Sinh học
4
Trang 5Nhiều loài thân bò như( rau má, rau muống), thân ngầm( ngải hoa, cỏ cú), thân sinh khí( da, mía) mang nhiều rễ iwr mắt của thân và được gọi là rễ bất định
Rễ bất định cũng có thể mọc từ kẽ răng của lá( lá trường sanh Kolanchoe).
Thường các rễ bất định là các rễ bó; trên đó có thể mang các rễ phụ nhỏ hơn
d Các kiểu rễ theo đặc tính sinh trưởng
Hình thái của hệ rễ cũng như chiều sâu hay độ lan rộng của rễ phụ thuộc vào đặc tính của từng cây, điều kiện sống và do các tác động của môi trường lên sự sinh trưởng của hệ rễ
Do phát triển ở những môi trường khác nhau, rễ có thể thay đổi hình dạng và cấu tạo để thực hiện những chức năng đặc biệt; sự biến thái của rễ có sự tham gia của trụ trên lá mầm và trụ dưới lá mầm gồm các dạng: rễ củ; rễ chống và phế căn; rễ trong không khí
Thân : là cơ quan sinh dưỡng trung gian giữa lá và rễ, thường khí sinh; có sự sinh
trưởng ngọn và sinh trưởng vô hạn, đối xứng tỏa tròn Thân có khả năng phân cành( nhánh) và hình thành một khối lượng lớn các lá nhằm tăng cường bề mặt đồng hóa của cây
Thân rất đa dạng, trong trường hợp điển hình, thân có dạng hình trụ và đối xứng qua một trục Các thành phần của thân gồm:
Thân chính/trục chính: Thân chính hay trục chính thường mọc thẳng đứng, nơi
gắn lá vào thân là mắt; khoảng cách giữa 2 mắt là lóng
Cành/ nhánh/ trục bên/ trục phụ : phát triển từ trục chính, kích thước nhỏ hơn
nhưng có cơ cấu trúc giống trục chính
Gốc thân: nơi tiếp giáp giữa rễ và thân, thường nằm sát mặt đất.
Thân được phân biệt tùy thuộc vào môi trường mà thân sống Các loại thân:
1.Thân sinh khí
1.1 Thân đứng: cây thân gỗ, cây thân cột, cây bụi, cây thân thảo, thân rạ
Trang 61.2 Thân bò: thân tự leo; thân leo nhờ tua cuốn; thân leo nhờ gai móc; thân leo nhờ rễ phụ; thân trườn
2 Thân thủy sinh: là những thân sống trong nước ta có thể phân biệt được thân
chìm và thân nổi
3, Thân ngầm/địa thực vật: thân ngầm; căn hành; hành/giò
Hình dạng của thân được phân biệt theo mặt cắt ngang của thân, gồm các dạng: thân hình trụ, thân tròn, thân dẹp, thân có góc
Biến thái của thân : do liên quan với điều kiện sống và với những chức năng riêng mà thân có những biến đổi chuyên hóa riêng Các dây leo, thân bò, thân mọng cũng là xem như biến đổi để thích nghi
Lá : là cơ quan quang hợp chính ở thực vật có mạch; hình dạng và kích thước rất
biến thiên tùy theo loài và tùy môi trường nơi chúng sinh sống Lá mọc trên thân, thường dẹp và đối xứng lưỡng diệp
Các phần của lá gồm:
Phiến lá: là phần dẹp, mõng, to, có màu lục do tế bào chứa lục lạp Phiến lá rất đa
dạng và có nhiều kích thước khác nhau Hình dạng của phiến lá thực vật hột kín rất đa dạng và có ý nghĩa lớn về mặt hệ thống trong phân loại học ngày nay củng như trong cổ sinh thực vật học
Cuống lá: phiến lá được đính vào thân nhờ cuống lá, Ở đại đa số thực vật có hoa
cuống lá được xem là phần của lá; hình dạng, kích thước và nhiều đặc tính hình thái khác nhau dặc trưng cho các đơn vị phân loại khác nhau Ở nhiều cây, lá không có cuống và đáy của phiến lá đính trực tiếp vào thân
Lá kèm/ lá bẹ: là những phiến lồi có hình dạng và kích thước khác nhau, thường
nằm ở gốc lá của nhiều cây hột kín cũng như một số loại cây hột trần và dương xĩ Lá kèm có thể rời, dính nhau hoặc dính với cuống lá hay dính với thân Kích thước của lá
kèm có thể rất nhỏ như hình kim hay rất to như đậu Hà Lan( Pisum sativum); lá kèm tồn
Đề cương Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 46 – 2022 Bộ môn Sư phạm Sinh học
6
Trang 7tại lâu hay rụng sớm nên phải tìm lá bẹ ở nahnhs non, ở những những lá lớn chỉ còn để lại thẹo
Bẹ lá: là phần thấp nhất của phiến lá, khi lá không có cuống thì đáy của phiến lá
mở rộng thành phần dẹp ôm lá thân
Sự phân gân lá:
Gân lá hệ thống các bó mạch đi từ thân tiếp tục vào lá, sự phân bố các bó mạch trong phiên lá là sự phân gân lá và tập hợp tâts cả các gân lá gọi là hệ gân lá Lá có thể có một gân, hay gân hay nhiều gân
Các kiểu lá
1 Lá đơn ( simple leave): Khi cuống lá chỉ mang một phiến duy nhứt; tùy theo bìa
phiến lá, ta phân biệt:
Lá nguyên đơn: khi bìa phiến lá nguyên, trơn láng.
Lá có thùy: khi mép lá có khuyết sâu chưa đến ½ kể từ bìa phiến lá đến gân
chính
Lá phân thùy/ xẻ thùy: lá có khuyết sâu hơn ½ phiến lá như lá móng bò( Bauhinia purpure)
Lá xẻ thùy: khi các khuyết ăn sâu vào cho đến gần hoặc sát với gân giữa của
lá
Lá rọc: khi lá như bị rọc đến gân chính
2 Lá kép( compound leave): Khi cuống lá chính chia thành nhiều cuống phụ nhỏ,
mỗi cuống phụ mang một lá phụ hay lá chét( leaflet) Tùy theo cách sắp sếp của lá chét trên cuống lá chính mà ta phân biệt:
Lá kép đơn giản nhất lá lá kép có 2,3,4 lá chét vfa được gọi lá lá kép hai
Lá kép lông chim khi các lá chét sắp sếp hai hàng hai bên cuống chung có
thể mọc đối nahu hay mọc cách trên cuống chung đó
Lá kép lông chim chẳn khi tận cùng của cuống chung có hai lá chét
Lá kép lông chim lẻ khi chót cuống lá chung mang một lá
Trang 8Lá kép hai lần khi cuống chính mang hai hàng cuống phụ như cuống
phụ này lại mang hai lá phụ; có thể chẳn hoặc lẻ
Lá ba lần kép có cuống ( sóng ) chính mang hai bên hàng cuống phụ,
trên cuống phụ này lại mang hai hàng cuống phụ bậc ba nhỏ hơn và trên đó mang các lá phụ
3 Lá kép hình chân vịt: Khi các lá phụ ( lá chét) tỏa ra tại một điểm từ cuống chung,
số lá phụ thay đỏi tùy loài
4 Trường hợp đặc biệt
Nhiều cây họ Cam (Rutaceae) lá do ba lá phụ, giữa mõi lá phụ và cuống có một
ngấn (đốt); ở cam, quít là có dạng lá đơn thân và có dạng đốt ở cuống; người ta cho đây là
lá kép trở thành lá đơn vì lá phụ teo mất Ta gọi lá kép do một lá phụ
Ráng bòng bong(Lygodium) đây là một loại đăcj biệt có sự sinh trưởng vô hạn định
vì sống chính mọc dài mãi,
Bồ ngót (Sauropus androgynus), diệp hạ châu (Phyllanthus niruri) , lá đặc biệt do
khi còn nhỏ mang ít lá phụ, từ từ lá sinh trưởng ở chót có nghĩa là lá sẽ mọc dài ra và lá càng già mang nhiều lá phụ; khi lá già thì chỉ có lá phụ rụng còn trơ lại sóng trên thân
Cách sắp sếp của lá trên thân: lá thường mọc trên thân theo một thứ tự nhứt định gọi là
diệp tự( phyllotaxy) và kiểu sắp xếp này đã được định sẳn trong đỉnh ngọn của thân, làm cho các lá không che lấp lẫn nhau và mỗi lá đều có đủ ánh sáng cần cho sự quang hợp Cách mọc của lá cũng là một trong những tiêu chuẫn của phân loại
Thường người ta phân biệt có 3 cách mọc lá trên thân:
Mọc cách/Mọc xen khi chỉ có một lá ở mỗi mắt, lá ở hai mắt kề nhau không bao giờ nằm trên một đường thẳng
Mọc đối khi mỗi mắt mang hai lá mọc đối diện nhau, thường gặp kiểu lá mọc đối
chéo chữ thập trong họ Hoa môi(Labiateae)
Mọc vòng khi có hơn hai lá ở mỗi mắt, ta nói lá mọc thành luân sinh, thường có 3
ở trúc đào ( Nerium), 4 lá ở Peperomia, 5 lá ở xác pháo ( Russelia) hay nhiều hơn ở phi lao( Cassuarina), mộc tặc(Equisetum)
Tiền khai lá: có tính chất đặc trưng trong phân loại và được chia:
Phẳng khi lá non xếp phẳng hay gần phẳng
Xếp dọc khi lá gấp sếp thành hai dọc theo gân chính như ở Plimeria
Xếp ngang khi lá gấp xếp theo hai lằn ngang như ở Lirioderndron
Đề cương Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 46 – 2022 Bộ môn Sư phạm Sinh học
8
Trang 9Lá búp gấp đôi khi lá non xếp thành chữ V hoặc U theo gân giữa nhưng cũng có thể gập đôi và ngoài thành hình A Ví dụ như ở cúc, đâu, bạc hà ,
Nhăn khi lá xếp nhiều lần gặp ở dừa, cau,
Quấn khi hai bên diệp nhục quấn lại như mai hay quấn tròn như chuối hoặc
quấn ngược khi bìa phiến quấn ra ngoàid như ở trúc đào (Nerium)
Cuốn ngoài khi hai mép lá của phiến cuốn về phiá ngoài và trái lại là cuốn trong; cuốn tổ sâu khi lá non cuốn lại thành một ống xoắn kiểu tổ sâu
Tiền khai lá có thể thay đổi theo sự phát triển của lá
3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU
3.1 Phương tiện nghiên cứu
Máy ảnh, máy tính (Laptop), túi nilon, …
3.2 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: thu thập tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu
để thống kê, tổng hợp và lập danh sách các đặc điểm hình thái lá cần thu mẫu
- Phương pháp nghiên cứu thực địa:
+ Phương pháp thu mẫu: Thu mẫu trực tiếp bằng kéo cắt cây và bỏ mẫu vào túi ni-long, đảm bảo mẫu nguyên vẹn, mang đầy đủ đặc điểm cần thu
+ Phương pháp chụp ảnh: Chụp ảnh ngoài thực địa và trong phòng thí nghiệm
- Xử lý ảnh bằng phần mềm… Capcut, photoshop, Adobe photoshop, Adobe photoshop Lightroom,
4 DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Bộ ảnh về đặc điểm hình thái cơ quan sinh dưỡng của thực vật có hoa (Magnophyta)
gồm 120 ảnh
5 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
Trang 10- Đặt tên cho đề tài.
- Tổng quan cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đó và xác định hướng nghiên cứu
- Xác định mục tiêu nghiên cứu
- Xác định nội dung cần nghiên cứu
- Đưa ra phương pháp và phương tiện phục vụ việc nghiên cứu
- Đưa ra dự kiến kết quả có thể đạt được
- Viết đề cương luận văn
- Sửa chửa và bổ sung theo hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn
- Tiến hành thực hiện bộ ảnh hoàn chỉnh cơ quan sinh dưỡng ở thực vật
- Viết và báo cáo luận văn
Đề cương Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 46 – 2022 Bộ môn Sư phạm Sinh học
10
Trang 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO
6.1 Tài liệu tham khảo Tiếng Việt
Hà Thị Lệ Ánh 2008 Hình thái giải phẫu thực vật NXB Đại học Cần Thơ.
Nguyễn Bá 2006 Hình thái học thực vật NXB Giáo dục.
Phạm Hoàng Hộ 1969 Sinh học thực vật NXB Giáo dục
Hoàng Thị Sản & Trần Văn Ba 1998, Giải phẩu-Hình thái học thực vật NXB Giáo dục.Hà Nội
6.2 Tài liệu tham khảo Tiếng Anh
Raven, P.H , Ray F Evert & Susan E Eichhorn Biology of plants Fifth edition Worth
Publ N.Y