Báo cáo đợt thực tập được điểm cao đã có đầy đủ các thông tin trong quá trình thực tập 1 cách chi tiết đợt 2 bao gồm MỤC LỤC I.Phiếu chấm điểm báo cáo thực hành….………………….……………………….trang 1 II.Mục lục……………………………………………………………………..……trang 2 III.Nội dung báo cáo…………………..…………………………………………...trang 3 Phần 1: Giới thiệu…………………………………………………………………………. Phần 2: Nội dung ……………………………………………. Nội dung công việc thực hiện………………………….… Kết quả thực hành……………………………………..… Tổng quan các hoạt động giáo dục tại trường MN….. Giờ học………………………………………………….. Hoạt động vui chơi………………………………….… Hoạt động chăm sóc…………………………………... Kiến nghị và đề xuất………………………………………. IV.Phụlục……………………………………….…..
Trang 1TRƯỜNG CAO ĐẲNG SƯ PHẠM TRUNG ƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON
BÁO CÁO THỰC HÀNH 2
Trang 2NGƯỜI THỰC HIỆN: Trần Thị An LỚP: K33M06
Thành phố Hồ Chí Minh tháng 04 năm 2022
Trang 3PHIẾU CHẤM ĐIỂM BÁO CÁO THỰC HÀNH SƯ PHẠM 2
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị An
Nhóm/ lớp TH: Mầm 2 Trường: Mầm non Hiệp Phú
Người chấm:
Hình thức trình bày báo cáo: 3 điểm
1
Đầy đủ các mục theo yêu
cầu, đúng qui cách, đảm bảo
đủ dung lượng qui định
1đ
2
Trình bày trang, giãn dòng,
3
Tư liệu minh họa đẹp, phù
hợp và trình bày hợp lý, có
chú giải
1đ
Nội dung báo cáo: 7 điểm
4 Đảm bảo đầy đủ nội dung
5 Nội dung phong phú, có ý
kiến nhận xét cụ thể, sâu sắc 3,5đ
6 Nội dung được diễn đạt rõ
7 Bố cục rõ ràng, hợp lý 1đ
Tổng số điểm: Giáo viên chấm
(Ghi bằng số và chữ) (Ký và ghi rõ họ tên)
Trang 4MỤC LỤC
I.Phiếu chấm điểm báo cáo thực hành….……….……….trang 1 II.Mục lục……… ……trang 2 III.Nội dung báo cáo……… ……… trang 3
Phần 1: Giới thiệu……….
Phần 2: Nội dung ……….
Nội dung công việc thực hiện……….…
Kết quả thực hành……… …
Tổng quan các hoạt động giáo dục tại trường MN…
Giờ học………
Hoạt động vui chơi……….…
Hoạt động chăm sóc………
Kiến nghị và đề xuất……….
IV.Phụlục……….…
Trang 5NỘI DUNG BÁO CÁO
Nội dung chính của báo cáo gồm 3 phần:
PHẦN 1 GIỚI THIỆU
1 Trường thực tập: Mầm non Hiệp Phú
Trường Mầm non Hiệp Phú tọa lạc tại số 2/100 đường Tú xương, KP1-Phường Hiệp Phú - TP Thủ Đức - TPHCM Trường MN Hiệp Phú đã đi vào hoạt động từ năm 1999 đến hiện nay Trường được xây dựng kiên cố một trệt một lầu với tổng diện tích sử dụng 1507 m2, có 1 điểm chính bao gồm 6 phòng hành chánh, cùng 1 nhà bếp, 1 phòng chức năng (âm nhạc); 01 phòng họp; phòng phát triển thể chất và 09 phòng học thoáng mát an toàn, sân chơi, vườn cây với nhiều cây xanh, hoa kiểng, diện tích lớp học 48m2, do CSVC hạn chế nên các lớp học chỉ có hành lang phía trước, không có phía sau nhà trường, đã tạo nên môi trường gần gũi, thân thiện, đáp ứng tốt các yêu cầu hoạt động của trường mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo
2 Địa chỉ: số 2/200,Tú Xương,KP.1,P Hiệp Phú,TP.Thủ Đức
3 Nhóm lớp thực tập: Mầm 2
4 Thời gian thực tập: ngày 27 tháng 3- ngày 14 tháng 4
5 Nhóm sinh viên thực tập:
- Sinh viên 1: Nguyễn Thị An
- Sinh viên 2: Trần Thị Tâm
6 Đặc điểm tình hình nhóm lớp:
- Trẻ : 31 trẻ ,2 trẻ dư cân và 1 trẻ suy ding dưỡng
- Giáo viên phụ trách:
+ Giáo viên 1: Nguyễn Thị Nga My
+ Giáo viên 2: Trần Thị Lan Chi
- CSVC:
+ Trường lớp xây dựng khang trang rộng rãi,thoáng mát có nhiều cây xanh đúng tiêu chuẩn, có bếp ăn sạch sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm + Trường có đầy đủ phòng thể chất,âm nhạc,thư viện ,các phòng hành chánh ,phòng chức năng có bể cá, sân cát cho trẻ thỏa thích vui chơi phát triển bản thân
- CĐSH:
Trang 66h50 - 7h10 Đón trẻ
8h - 9h15 Hoạt động lên tiết – Học động vui chơi
ngoài trời 9h20 – 10h Hoạt động vui chơi trong lớp
PHẦN 2 NỘI DUNG
1 Nội dung công việc thực hiện:
Mô tả khái quát tiến trình thực tập, liệt kê toàn bộ công việc đã thực hiện trong thời gian thực tập và số lượt thực hiện (nếu có)
- Sáng mỗi ngày đều có mặt lúc 6h30 vô lau ,quét lớp, dọn bàn,ghế cho trẻ ăn
và thông thoáng phòng học sau đó đón trẻ và chuyển trẻ sang phòng thể chất tập thể dục
- Ngày 28/3/2023 quan sát cô Trần Thị Lan Chi lên tiết giờ học tạo hình đề tài
“ Bé dán cái ấm”, ngày 10/4/2023 quan sát cô Trần Thị Lan Chi lên tiết giờ học đề tài “bò thấp-ném trúng đích ngang” (2 buổi)
- Các ngày còn lại trong tuần quan sát các tiết thể dục ,âm nhạc,vẽ ( 9 buổi)
- Giờ chơi trong lớp quan sát trẻ chơi các góc quan sát và tham gia cùng trẻ xem trẻ có giành đồ chơi hay không và giải quyết các vấn đề của trẻ khi chơi góc (15 buổi)
- Giờ chơi ngoài trời quan sát cô cho trẻ chơi “Cáo và Thỏ” và “Thỏ tìm
chuồng” còn các ngày còn lại quan sát trẻ chơi tự do quản lí phụ trẻ phụ cô (15 buổi)
- Ngày 05/04/2023 lên tiết tổ chức giờ kể chuyện “ Chú thỏ tinh khôn” (25 phút)
- Ngày 07/04/2023 lên tiết tổ chưc trò chơi “ Mèo đuổi chuột” (15 phút)
- Ngày 10/04/2023 lên tiết tổ chức quá trình chăm sóc trẻ (10 tiếng)
- Tập làm giáo cụ, giáo án chuẩn bị cho việc lên tiết (6 buổi)
Trang 7- Giờ ăn mỗi ngày phụ cô cho trẻ ăn phân phát tráng miệng cho trẻ sau đó vệ sinh cá nhân cho trẻ thay đồ mới (10 buổi)
- Giờ ngủ đóng rèm chuẩn bị chăn gối nệm cho trẻ (13 buổi)
- Hoạt động chiều tham gia chơi cùng trẻ (12 buổi)
2 Kết quả thực hành:
2.1 Tổng quan các hoạt động giáo dục cơ bản ở trường MN
1 Phát triển thể chất:
- Khoẻ mạnh cân nặng và chiều cao phát triển bình thường theo lứa tuổi
- Có một số tố chất vận động: nhanh nhẹn, mạnh mẽ, khéo léo và bền bỉ
2.Phát triển tình cảm xã hội
- Có một số phẩn chất cá nhân, mạnh dạn, tự tin, tự lực
- Có một số kĩ năng sống: tôn trọng, hợp tác, thân thiện, quan tâm, chia sẻ
- Thực hiện một số quy tắc, quy định trong sinh hoạt ở gia đình trường lớp mầm non, cộng đồng gần gũi
3 Phát triển nhận thức:
- Ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi các sự vật, hiện tượng xung quanh
- Có khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán, ghi nhớ có chủ đích
- Có một số hiểu biết ban đầu về con người, sự vật hiện tựng xung quanh và một số khái niệm sơ đẳng về toán
4.Phát triển ngôn ngữ:
- Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hoá trong cuộc sống hằng ngày
- Có khả năng nghe và kể lại sự việc, truyện
- Có khả năng cảm nhận điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi
5 Phát triển thẩm mĩ:
- Có khả năng cảm nhận cái đẹp của thiên nhiên và thể hiện cảm xúc, sáng tạo trong các hoạt động âm nhạc, tạo hình
- Yêu thích, hào hứng tham gia vào các hoạt động nghệ thuật có ý thức giữ gìn
và bảo vệ cái đẹp
2.2 Giờ học:
- Nội dung dạy học: nhằm đầy đủ 4 mặt phát triển trong một giờ học:
+ Phát triển nhận thức
Trang 8+ Phát triển ngôn ngữ
+ Phát triển thể chất
+ Phát triển tình cảm xã hội
- Nhiệm vụ dạy học:
+ Giờ học “bò thấp –ném trúng đích ngang” trẻ phối hợp tay,chân,mắt thực hiện kỹ năng bò thấp ( theo hướng thẳng 3m)- ném trúng đích ngang (xa 1,2m) Các mục tiêu giúp cho trẻ phát triển mặt thể chất vận động các bài tập
mà cô tổ chức Giáo dục trẻ chú ý biết cách chơi và chơi đúng luật ,rèn luyện
cơ thể khỏe mạnh ,biết cất đồ chơi khi chơi và cẩn thận khi chơi
+ Giờ học “ Bé dán cái ấm” trẻ biết xé giấy thành những mảnh nhỏ và biết phôi phết hồ để dán những mảnh giấy sát cạnh nhau ,dán kín thân ấm.Giờ học giáo dục trẻ khả năng khéo léo, tỉ mĩ và phát triển tư duy khả năng sáng tạo của trẻ và phát triển tính thẩm mỹ
- Hình thức dạy học :
+ Giờ cung cấp kiên thức mới “Giờ học :bò thấp- ném trúng đích ngang”: hình thức dạy học ngoài trời
+ Giờ cung cấp kiên thức mới “Giờ học :Bé dán cái ấm ”: hình thức dạy học trong lớp
- Phương pháp, biện pháp dạy học:
- Giờ học : “bò thấp- ném trúng đích ngang”
+ Phương pháp sử dụng lời nói :giải thích
+ Phương pháp sử dụng trực quan: làm mẫu
+Phương pháp thực hành: luyện tập ,trò chơi
- Giờ học: “Bé dán cái ầm”
+ Phương pháp sử dụng lời nói :đàm thoại
+ Phương pháp sử dụng trực quan: làm mẫu, hình ảnh
+Phương pháp thực hành: luyện tập
+Phương pháp quan sát: xem ảnh mẫu
- Phương pháp, biện pháp tổ chức giờ học:
Đầu giờ:
+ Nhiệm vụ: tạo tình huống bất ngờ cho trẻ ,ổn định trẻ -giới thiệu tác phẩm tăng tính thú vị cho tiết học
Trang 9+ Biện pháp :cho trẻ nghe bài hát, nhảy múa các động tác của bài hát
Ví dụ : Dạy trẻ làm quen với câu chuyện “Chú thỏ tinh khôn” cô cho trẻ
nghe bài hát “Chú thỏ tinh khôn” cho trẻ đi vòng tròn nhảy múa cùng với trẻ dẫn dắt trẻ vào câu chuyện bằng cách đố trẻ cho trẻ tò mò thú vị
Tổ chức hoạt động nhận thức:
+ Sử dụng biện pháp trò chuyện ,gây hứng thú,đồ dùng giáo cụ trực quan sinh động kích thích trẻ
+ Nội dung mới với trẻ ,hấp dẫn ,kể chuyện lôi cuốn hấp dẫn giọng kể chuyện diễn cảm đóng đạt vai các nhân vật, dạy học đầy sinh động tạo
sự tập trung hứng thú của trẻ với tiết học, đưa ra những câu hỏi vừa với trẻ tránh việc trẻ nhàm chán ,khó hiểu
+ Khi tổ chức giờ học phải có hoạt động chuyển góc đổi mới cho trẻ + Cuối giờ cho trẻ chơi trò chơi có liên quan bài học nhằm củng cố cho trẻ
Kết thúc giờ
+ Cho trẻ chơi trò chơi và thông báo buổi học đến đây là kết thúc và cho trẻ đi uống nước
- Đồ dùng giáo cụ: chuẩn bị đồ dùng đầy đủ có liên quan tới bài học phải độc
lạ ,hấp dẫn ,lôi cuốn,sáng tạo ,bất ngờ với trẻ có các con rối lạ mắt với trẻ tranh phông la bàn xoay chuyển các phân đoạn gây hứng thú tạo sự tập cho trẻ suốt buổi học
Ưu điểm: chuẩn bị giáo cụ đầy đủ hấp dẫn với trẻ, nội dung phù hợp với trẻ,
diễn đạt tốt
Nhược điểm : cần phát triển ngôn ngữ nhiều,cần giải quyết các vấn đề trong
giờ học
Bài học cho bản thân : cần cung cấp cho bản thân nhiều vốn từ mở rộng
ngôn ngữ và nhanh nhẹn trong việc xử lí các vấn đề kịp thời
2.3 Hoạt động vui chơi:
- Hoạt động vui chơi được tổ chức sắp xếp các trò chơi hợp lý thuận tiện cho trẻ, sử dụng biện pháp dùng lời gợi ý cho trẻ những ý tưởng chơi mới, cô bao quát xử lý tình huống giải thích cho trẻ hiểu đảm bảo cho trẻ phát đầy đủ các mặt
Trang 10- Các trò chơi phản ánh sinh hoạt của trẻ, xây dựng, đều được đảm bảo phát triển các mặt kĩ năng chơi, nội dung chơi, khả năng phối hợp với bạn, tự lực sáng tạo, kiến tạo mô hình và mô hình xây dựng
- Giờ vui chơi của trẻ cũng được chia theo chế độ sinh hoạt, nhưng đều đảm bảo trong tuần trẻ được vui chơi trong lớp, vui chơi ngoài trời một cách hợp lí
- Các trò chơi của trẻ :
+ Vui chơi trong lớp:
*Trò chơi học tập;
- Viết chấm tròn tương ứng với hình
- Chọn hình tương ứng, chọn hình theo yêu cầu
- Cô hướng dẫn trẻ nhìn hình và viết chấm tròn tương ứng, nối hình tương ứng
*Trò chơi phản ảnh sinh hoạt của trẻ:
- Trò chơi bán hàng thực phẩm :có 2 bạn làm chủ cửa hàng,còn vài bạn làm khách,1 bạn làm phục vụ
- Trẻ biết nhận vai chơi và thực hiện được vai mình đóng Cô bao quát tham gia cùng trẻ,hổ trợ trẻ giao tiếp trong khi chơi
*Trò chơi xây dựng:
- Xây dựng nhiều công trình theo ý tưởng của trẻ
- Trẻ cùng các bạn chơi chia nhau phân công xây dựng các công trình theo ý tưởng của trẻ: như là xây dựng nhà cao tầng, công viên bằng bác khổi bitit, các đồ chơi lắp ráp, các khối gạch
- Trẻ chủ động lựa chọn vật liệu để xây các mô hình
- Cô quan sát trẻ trong lúc trẻ làm
- Cô có quan sát trẻ chơi đúng luật chơi, luôn có sự giúp đỡ trẻ trong lúc chơi
- Trẻ biết đặt tên công trình mà mình xây dựng
*Trò chơi vận động
- Ném banh, thảy vòng
*Trò chơi tạo hình
Trang 11- Cô chuẩn bị sẵn 1 mô hình cây, đất sét bím, giấy, màu Trẻ tự nặn đất sét hình quả, lá rồi sau đó gắn lên cây, tranh trí theo ý tưởng Trẻ dùng màu
tô con cá, con ốc dán bông
- Cô hướng dẫn cho trẻ lăn tròn lăn dài nặn quả
*Trò chơi với sách
- Xem truyện tranh
+ Vui chơi ngoài trời:
-Trò chơi vận động: “Thỏ tìm chuồng”
-Chơi tự do
-Chơi với vật liệu: Sân trường mình có rất nhiều đồ chơi như cầu tuột, khung chui, leo thang, phi ngựa, đá banh, thảy vòng, bóng rổ, lăn bóng, câu cá, nhảy dây, đập bóng, bowlling, ném banh vào lỗ, bật vào ô, tưới cây …
- Lao động : Nhặt lá vàng , tưới cây
- Khả năng chơi của trẻ:
-Trẻ chơi tích cực ,năng nổ,hứng thú tham gia các hoạt động chơi, chia sẻ đồ chơi,có sự tương tác với bạn khi chơi,và có sự sáng tạo khi chơi
- Trẻ tự lên ý tưởng khi đang chơi(giờ chơi phản ánh sinh hoạt:trẻ đóng vai chủ cửa hàng tự tạo ra các món ăn bán cho khách hàng) , trẻ phân vai cho bạn trao đổi cách chơi với bạn và lên nội dung chơi cùng nhau
- Trẻ có khả năng tự lực ,tự sáng tạo, độc lập khi chơi
- Những trò chơi có luật trẻ chú ý lắng nghe để hiểu luật chơi,cách chơi để thuận lợi trong các khâu chơi
- Trong lúc chơi trẻ tự mình sáng tạo ra những món độc đáo
- Trẻ ý thức việc không giành đồ chơi và dọn dẹp sau khi chơi xong và không phá hoại các đồ dùng trò chơi
- Biện pháp phát triển trò chơi của trẻ:
-Cô gợi ý và khai thác cho trẻ có nhiều ý tưởng để trẻ tự sáng tạo ra trò chơi mới
- Cô cung cấp nhiều đồ dùng đồ chơi cho trẻ chơi một cách tự do không bị ràng buộc
- Cô để ý trẻ nhiều hơn nhưng không tham gia khi trẻ đang chơi làm cho trẻ
bị gián đoạn khi chơi
Trang 12- Cô luôn đảm bảo cho trẻ cách chơi nội dung chơi đúng và phù hợp với trẻ
và trò chơi mang lại ý nghĩa gì cho trẻ
- Luôn ở bên cạnh trẻ khuyến khích động viên trẻ chơi tốt hơn
- Đặt biệt các trò chơi luôn an toàn với trẻ
- Phương pháp, biện pháp tổ chức giờ chơi
Đầu giờ chơi:
+ Nhiệm vụ: cô chuẩn bị các đồ dùng như mũ ,lá cây,rỗ,các nguyên vật liệu mở
+ Biện pháp :Cô nói cho trẻ nghe nắm rõ luật chơi và cách chơi và dặn trẻ khi xuống sân chơi cần cẩn thận ,không đùa nghịch,
Ví dụ : Cô tổ chức cho trẻ chơi trò chơi “Mèo đuổi chuột” và nói rõ cho nắm cách chơi và luật chơi như thế nào và tạo bầu không khí sôi động ,phấn khởi khi chơi
Triển khai trò chơi:
- Cô tạo không khí thoải mái sôi động cho trẻ khi chơi không ép buộc trẻ vào khuôn khổ khi chơi và cho trẻ được tự do chơi nhưng gì mình thích
- Cho trẻ tạo mối quan hệ xung quanh với bạn bè khi chơi và biết được cách nhường nhịn bạn khi chơi
- Các trò chơi mới cô phải giải thích cho trẻ hiểu rõ cách chơi và luật chơi để trẻ nắm bắt được sau đó đồng hành với trẻ khi chơi và trẻ đã hiểu rõ thì cho trẻ tự chơi với bạn
- Cô chú ý trẻ khuyến khích , động viên và hướng dẫn giúp đỡ trẻ khi chơi và khai thác ý tưởng của trẻ khi đang chơi mở rộng cách chơi của trẻ
- Cho trẻ thói quen tận dụng những nguyên vật liệu mở tối đa có thể vận dụng vào trong trò chơi
Kết thúc giờ chơi: : Cô thông báo trò chơi đến đây kết thúc và cho trẻ tự giác dọn đồ chơi của mình và khen trẻ
- Môi trường đồ chơi: Đồ chơi và cách sắp xếp
+ Trong lớp: Đồ chơi phải đa dạng có nhiều góc chơi phải đặc sắc hấp dẫn thu hút trẻ, đồ chơi nên thay đổi để kích thích trẻ hơn, các góc phải bố trí hợp
Trang 13lí , đồ chơi an toàn với trẻ , phải vệ sinh rửa các đồ chơi vào cuối tuần, các
đồ chơi cũng cần tái chế làm mới với trẻ tiết kiệm chi phí nhưng nó vẫn đa dạng và khai thác hết các nguyên mở với trẻ
+ Ngoài trời: đồ chơi bố trí hợp lí ở không gian sân rộng rãi các trò chơi phù hợp,an toàn phân chia chơi trong lớp và ngoài trời phải đảm bảo với trẻ, mở rộng quy mô chơi cho trẻ đa dạng hấp dẫn thú vị kích thích sự khám phá tò mò
Ưu điểm: có kế hoạch rõ ràng,trò chơi rõ ràng phong phú đa dạng,trò chơi
phù hợp với lứa tuổi, trẻ nắm bắt được cách chơi ,luật chơi, làm cho trẻ hứng thú khi chơi
Nhược điểm : sắp xếp đồ chơi chưa hợp lý cho trẻ chơi, chưa xử lí tình
huống kịp thời
Bài học cho bản thân : cần có sự phân bố trò chơi hợp lí chú ý quan sát hơn
và phải nhanh nhẹn trong việc xử lí tình huống bất ngờ khi chơi
2.4 Hoạt động chăm sóc:
- Nội dung chăm sóc: rửa tay,lau mặt, giờ ăn ,giờ ngủ
- Nhiệm vụ:
Giờ vệ sinh: gồm giờ rửa tay ,lau mặt
- Trẻ biết rửa tay đúng theo các bước trong quy trình rửa tay
- Trẻ biết lau mặt đúng theo các bước trong quy trình lau mặt
- Trẻ biết giữ gìn vệ sinh, có thói quen tốt trong việc vệ sinh thân thể như là rửa tay, lau mặt đúng cách
Giờ ăn:
- Giúp trẻ có ý thức trong việc ăn uống
- Tạo cho trẻ chế độ ăn uống hợp lí
- Cung cấp năng lượng, chất dinh dưỡng cho trẻ để đáp ứng nhu cầu hoạt động 1 ngày của trẻ
Giờ ngủ:
- Tạo cho trẻ một tinh thần thoải mái, sáng khoái để thực hiện các hoạt động buổi chiều
- Giúp trẻ tăng cường sức khỏe, khả năng hoạt động tốt của não bộ
- Tạo sự cân bằng trong chu kì nghỉ ngơi và hoạt động của trẻ