1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở việt nam

42 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam
Tác giả Trương Nhật Quang, Nông Thị Bằng Giang, Hồ Thị Trang Bạch, Nguyễn Hữu Thành, Gịp Kim Lệ, Chu Hà Trúc Lam, Huỳnh Ngọc San San, Đinh Tiên Hoàng, Trần Thị An, Nguyễn Huỳnh Thúy An, Lao Phương Khả Kỳ, Hoàng Diệp Anh, Trần Tuấn Tài, Đặng Thị Mỹ Lệ
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Khánh Vân
Trường học Đại học UEH, Trường Kinh doanh, Khoa Lý luận Chính trị
Chuyên ngành Kinh tế chính trị Mác - Lênin
Thể loại Bài tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 42
Dung lượng 1,21 MB

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANHKHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

-BÀI TIỂU LUẬN

BÀI TIỂU LUẬN TRÌNH BÀY MÔNKinh tế chính trị Mác-Lênin

Đề tài 6:

VẤN ĐỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Khánh VânNhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 03 năm 2023

-

Trang 2

Tên lớp học phần: Kinh tế chính trị Mác-Lênin

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 6

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 03 năm 2023

Trang 3

10 Nguyễn Huỳnh Thúy An 31221022274 Mục V + Phần giới

thiệu và phần kết thúc 100% 11 Lao Phương Khả Kỳ 31221024183 Làm slide PowerPoint 100% 12 Hoàng Diệp Anh 31221026624 Làm slide PowerPoint

và Thuyết trình 100% 13 Trần Tuấn Tài 31221023042 Chỉnh sửa tiểu luận 100% 14 Đặng Thị Mỹ Lệ 31221025742 Kiểm tra tiểu luận 100%

NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN

Trang 4

GVHD: TS Nguyễễn Khánh Vân Nhóm th c hi n: Nhóm 6ựệ

MỤC LỤC

2.Nguyên tắắc và n i dung c a h i nh p kinh têắ quốắc têắộủ ộậ 9

2.1.Nguyên tắắc c a h i nh p kinh têắ quốắc têắủ ộậ 9

2.2.N i dung c a h i nh p kinh têắ quốắc têắộủ ộậ 10

3.Vai trò c a h i nh p kinh têắ quốắc têắ đốắi v i Vi t Namủ ộậớệ 13

3.1.T i sao Vi t Nam cầần ph i h i nh p kinh têắ quốắc têắạệả ộậ 13

3.2.Tác đ ng tiêu c c, tích c c c a vi c h i nh p quốắc têắ đêắn nêần kinh têắ Vi t Namộựự ủệ ộậệ 13

II.QUAN ĐI M VÀ M C TIÊU C A Đ NG TRONG H I NH P KINH TÊẾ QUỐẾC TÊẾỂỤỦẢỘẬ 16

1.Quan đi mể 16

2.M c tiêuụ 17

III.TH C TR NG H I NH P KINH TÊẾ QUỐẾC TÊẾ C A VI T NAMỰẠỘẬỦỆ 17

1.Nh ng c h i và thách th c c a Vi t Nam trong h i nh p kinh têắ quốắc têắữơ ộứ ủệộậ 17

1.1.C h i c a Vi t Nam trong h i nh p kinh têắ quốắc têắơ ộ ủệộậ 18

1.1.1.Thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế 18

1.1.2.Thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 18

1.1.3.Đẩy mạnh phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ giúp đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh 19

your phone? Save to

read later on your computer

Save to a Studylist

Trang 5

1.1.4.Duy trì hòa bình ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao vị thế

của Việt Nam trên trường quốc tế 19

1.1.5.Tạo cơ hội mở rộng giao lưu nguồn lực giữa các nước, phát triển văn hóa đa phương 20

1.1.6.Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái 21

1.2.Thách th c, khó khắn c a Vi t Nam trong h i nh p kinh têắ quốắc têắứủệộậ 22

1.2.1.Việt Nam là một nước đang phát triển có trình độ kinh tế thấp 22

1.2.2.Phải chịu sự ràng buộc của các quy tắc kinh tế 23

1.2.3.Vấn đề chảy máu chất xám 24

1.2.4.Tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói, giảm nghèo 24

1.2.5.Làm tăng nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc, văn hóa truyền thống bị lấn át bởi văn hóa nước ngoài 25

1.2.6.Nguy cơ đe dọa độc lập dân tộc, chủ quyền quốc gia 25

1.2.7.Vấn đề Việt Nam dần trở thành bãi thải công nghệ 26

2.Nh ng thành t u và h n chêắ trong th c tiêễn h i nh p kinh têắ quốắc têắ c a Vi t Namữựạựộậủệ 26

2.1.Nh ng thành t u c b n trong th c tiêễn h i nh p kinh têắ quốắc têắ c a Vi t Namữự ơ ảựộậủệ 26

2.2.M t sốắ h n chêắ trong th c tiêễn h i nh p kinh têắ quốắc têắ c a Vi t Namộạựộậủệ 28

IV.PHƯƠNG HƯỚNG NẦNG CAO HI U QU H I NH P KINH TÊẾ QUỐẾC TÊẾ TRONG PHÁT TRI N ỆẢ ỘẬỂC A VI T NAMỦỆ 29

1.Nh n th c sầu sắắc vêầ th i c và thách th c do h i nh p kinh têắ quốắc têắ mang l iậứờ ơứộậạ 29

2.Xầy d ng chiêắn lựược và l trình h i nh p kinh têắ phù h pộộậợ 30

3.Tích c c, ch đ ng tham gia vào các liên kêắt kinh têắ quốắc têắ và th c hi n đầầy đ các cam kêắt ựủ ộựệủc a Vi t Nam trong các liên kêắt kinh têắ quốắc têắ và khu v củệự 30

4.Hoàn thi n th chêắ kinh têắ và lu t phápệểậ 31

5.Nầng cao nắng l c c nh tranh quốắc têắ c a nêần kinh têắự ạủ 31

6.Xầy d ng nêần kinh têắ đ c l p, t ch c a Vi t Namựộ ậư ủ ủệ 31

V.Ý NGHĨA C A VI C H I NH P KINH TÊẾ QUỐẾC TÊẾ VI T NAMỦỆỘẬỞ Ệ 34

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

Dựa trên thông điệp được Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh trong

bài phát biểu bế mạc Diễn đàn Kinh tế-Xã hội Việt Nam 2022: “Xét về ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn, việc kiên trì ổn định kinh tế vĩ mô luôn được xem là “chìa khóa” quan trọng để đất nước phát triển kinh tế, xã hội, ổn định đời sống nhân dân”, ta thấy rõ tầm quan trọng của việc phát triển nền kinh tế trong sự nghiệp xây

dựng đổi mới đất nước trong thời đại khoa học hiện nay.

Hội nhập quốc tế là một quá trình tất yếu, có lịch sử phát triển lâu dài và có nguồn gốc, bản chất xã hội của lao động và sự phát triển văn minh của quan hệ giữa con người với con người Việt Nam hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng trên nhiều cấp độ, đa dạng về hình thức, theo nguyên tắc và chuẩn mực của thị trường toàn cầu.

Từ những thập niên cuối của thế kỷ XX cho đến nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học - kỹ thuật đã thúc đẩy sự phát triển vượt bậc các lĩnh vực của đời sống xã hội và xã hội hóa cao của lực lượng sản xuất Quá trình xã hội hóa và phân công lao động ở mức độ cao đã vượt ra khỏi phạm vi biên giới quốc gia và

Trang 7

được quốc tế hoá ngày một sâu sắc Sự quốc tế hoá như vậy thông qua việc hợp tác ngày càng sâu giữa các quốc gia ở tầm song phương, tiểu khu vực, khu vực và toàn cầu.

Nhìn tổng thể thì hội nhập quốc tế có nhiều cấp độ và nhiều phương thức tồn tại đan xen nhau Tuy nhiên, đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên 3 lĩnh vực chính gồm: Hội nhập kinh tế quốc tế, hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa - xã hội, giáo dục, khoa học - công nghệ và các lĩnh vực khác Và trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế là chìa khóa vàng của hội nhập quốc tế; tạo cơ hội cho hàng loạt ngành nghề, lĩnh vực khác phát triển Đồng thời để mọi người có cái nhìn toàn diện tổng quát hơn và giải đáp các thắc mắc tồn tại về chủ đề nóng trên, nhóm chúng em đã chọn chủ đề này và sẽ trình bày chi tiết thông qua bài tiểu luận sau.

-I LÝ LUẬN VỀ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ1 Khái niệm về các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế

Khái niệm:

Hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia là quá trình quốc gia đó thực hiện gắn kết nền kinh tế của mình với nền kinh tế thế giới dựa trên sự chia sẻ lợi ích đồng thời tuân thủ các chuẩn mực quốc tế chung.

Tính tất yếu khách quan của hội nhập kinh tế quốc tế:

Thứ nhất, hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong bối cảnh toàn

cầu hoá kinh tế

Trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế hội nhập kinh tế quốc tế trở thành tất yếu khách quan: toàn cầu hoá kinh tế quốc tế đã lôi cuốn tất cả các nước vào hệ

Trang 8

thống phân công lao động quốc tế, các mối liên hệ quốc tế của sản xuất và trao đổi ngày càng gia tăng, khiến cho nền kinh tế của các nước trở thành một bộ phận hữu cơ và không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu

Do đó, nếu không hội nhập kinh tế quốc tế, các nước không thể tự đảm bảo được các điều kiện cần thiết cho sản xuất trong nước Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội để các quốc gia giải quyết những vấn đề toàn cầu đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều, tận dụng được các thành tựu của cách mạng công nghiệp, biến nó thành động lực cho sự phát triển.

Thứ hai, hội nhập kinh tế quốc tế là phương thức phát triển phổ biến của các

nước, nhất là các nước đang và kém phát triển trong điều kiện hiện nay Đối với các nước đang và kém phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội để tiếp cận và sử dụng các nguồn lực bên ngoài như tài chính, khoa học công nghệ, kinh nghiệm của các nước cho phát triển của mình

Hội nhập kinh tế quốc tế là con đường có thể giúp cho các nước đang và kém phát triển có thể tận dụng thời cơ phát triển rút ngắn, thu hẹp khoảng cách với các nước tiên tiến, khắc phục nguy cơ tụt hậu ngày càng rõ rệt.

Hội nhập kinh tế quốc tế giúp mở cửa thị trường, thu hút vốn, thúc đẩy công nghiệp hoá, tăng tích luỹ; tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới và nâng cao mức thu nhập tương đối của các tầng lớp dân cư.

Các loại hình hội nhập kinh tế quốc tế: - Hợp tác kinh tế song phương:

Loại hình đầu tiên cần nhắc tới khi nền kinh tế một quốc gia hội nhập cùng các nền kinh tế quốc gia khác là hợp tác kinh tế song phương Hợp tác kinh tế song phương có thể tồn tại dưới dạng một thỏa thuận, một hiệp định kinh tế, thương mại,

Trang 9

đầu tư hay hiệp định tránh đánh thuế hai lần, các thỏa thuận thương mại tự do (FTAs) song phương Loại hình hội nhập này thường hình thành rất sớm từ khi mỗi quốc gia có chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể kể đến một số hiệp định kinh tế song phương của Việt Nam với các đối tác quan trọng như: Hiệp định Thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (2000), Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA - 2008) - Đây là FTA song phương đầu tiên của Việt Nam (được ký kết ngày 25/12/2018, có hiệu lực ngày 01/10/2009), Hiệp định Thương mại tự do song phương Việt Nam - Hàn Quốc (2015)

- Hội nhập kinh tế khu vực:

Hội nhập khu vực là một quá trình trong đó các nước láng giềng tham gia vào một thỏa thuận nhằm nâng cấp hợp tác thông qua các thể chế và quy tắc chung Các mục tiêu của hiệp định có thể bao gồm từ kinh tế đến chính trị đến môi trường, mặc dù nó thường mang hình thức của một sáng kiến kinh tế chính trị trong đó lợi ích thương mại là trọng tâm để đạt được các mục tiêu an ninh và chính trị xã hội rộng lớn hơn, như các chính phủ quốc gia xác định Hội nhập khu vực đã được tổ chức thông qua các cấu trúc thể chế siêu quốc gia hoặc thông qua việc ra quyết định liên chính phủ, hoặc kết hợp cả hai.

Đối với hội nhập kinh tế khu vực có thể kể đến như: Cộng đồng kinh tế ASEAN (1992), Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ NAFTA (1993), …

2 Nguyên tắc và nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

2.1 Nguyên tắc của hội nhập kinh tế quốc tế

Trang 10

Bất kỳ tổ chức quốc tế nào cũng có những nguyên tắc riêng, phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Công Pháp Quốc Tế Vậy nên mỗi quốc gia muốn tham gia, đều phải tôn trọng và tuân theo Sau đây là một số nguyên tắc cơ bản:

- Một là, tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp công việc nội bộ của các quốc gia.

- Hai là, không sử dụng hay đe dọa bằng các biện pháp vũ lực.

- Ba là, Phải giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng những phương pháp mang tính hòa bình.

- Cuối cùng, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, đồng thời cần bảo vệ lợi ích của các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.

2.2 Nội dung của hội nhập kinh tế quốc tế

Thứ nhất, chuẩn bị các điều kiện để thực hiện hội nhập thành công Hội nhập là

tất yếu, tuy nhiên không phải thực hiện hội nhập bằng mọi giá Quá trình hội nhập phải được cân nhắc với lộ trình và cách thức tối ưu, quá trình này đòi hỏi phải có sự chuẩn bị các điều kiện trong nội bộ nền kinh tế cũng như các mối quan hệ quốc tế thích hợp Các điều kiện sẵn sàng về tư duy, sự tham gia của toàn xã hội, sự hoàn thiện và hiệu lực thể chế, nguồn nhân lực và sự am hiểu môi trường quốc tế, là những điều kiện chủ yếu để thực hiện hội nhập thành công

Thứ hai, thực hiện đa dạng các hình thức, các mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế có thể diễn ra theo nhiều mức độ Theo đó, hội nhập kinh tế quốc tế có thể được coi là nông, sâu tùy theo mức độ tham gia của một nước vào các quan hệ kinh tế đối ngoại, các tổ chức kinh tế quốc tế hoặc khu vực Theo đó, tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế được chia thành các mức độ cơ bản từ thấp đến cao:

Trang 11

- Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA) Đây là phương thức thấp nhất của hội nhập kinh tế quốc tế, nhưng có lịch sử hình thành lâu đời nhất so với các hình thức khác của hội nhập kinh tế quốc tế Theo phương thức này, các quốc gia/vùng lãnh thổ tham gia các thoả thuận/hiệp định, trong đó cam kết dành cho nhau các ưu đãi về thuế quan và phi thuế quan đối với hàng hóa của nhau, tạo thành các ưu đãi thương mại, có có thể kể đến Hiệp định về thỏa thuận thương mại ưu đãi ASEAN năm 1977.

Trong các thỏa thuận/hiệp định thương mại ưu đãi, thuế quan và hàng rào phi thuế quan có thể vẫn còn, nhưng thấp hơn so với khi áp dụng cho quốc gia không tham gia thoả thuận/hiệp định.

- Khu vực mậu dịch tự do (FTA) Việc thành lập khu vực mậu dịch tự do nhằm thúc đẩy thương mại giữa các nước thành viên Theo đó, các thành viên đồng ý để loại trừ thuế quan hạn ngạch, và ưu đãi khác trong thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ và các lĩnh vực khác liên quan giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ trong nhóm Các thành viên tham gia khu vực mậu dịch tự do cam kết giảm thiểu thuế quan cho nhau, thậm chí có lĩnh vực loại bỏ hạn ngạch thuế quan (thuế bằng không) Hàng rào phi thuế quan (cấm nhập khẩu, cấm xuất khẩu, hạn ngạch – côta…) cũng được giảm bớt hoặc loại bỏ hoàn toàn Hàng hoá và dịch vụ được di chuyển tự do giữa các quốc gia/vùng lãnh thổ của các thành viên Xu thế thành lập khu vực mậu dịch tự do đang là phổ biến hiện nay.

- Liên minh thuế quan (CU): Liên minh thuế quan là một hình thức của hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó, thuế quan giữa những nước thành viên đều được loại bỏ, chính sách thương mại chung của liên minh đối với những nước không thành viên được thực hiện Các thành viên của liên minh ngoài

Trang 12

việc cắt giảm và loại bỏ thuế quan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung đối với các nước bên ngoài khối Có thể kể đến như Cộng đồng các quốc gia vùng Andes (CAN).

Việc thành lập liên minh thuế quan cho phép tránh được những phức tạp liên quan đến quy tắc xuất xứ, nhưng lại làm nảy sinh những khó khăn trong phối hợp chính sách giữa các nước thành viên.

- Thị trường chung Thị trường chung có đầy đủ các yếu tố của hiệp định đối :

tác kinh tế và liên minh thuế quan, cộng thêm các yếu tố như tự do di chuyển các yếu tố sản xuấ (vốn, lao động) giữa các nước thành viên KhốiASEAN đã tuyên bố hình thành Cộng đồng ASEAN dựa trên 3 trụ cột là Cộng đồng chính trị - an ninh, Cộng đồng kinh tế và Cộng đồng văn hóa – xã hội Đối với Cộng đồng kinh tế ASEAN, mục tiêu chính là nhằm hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao, trong đó hành hóa, dịch vụ, đầu tư sẽ được chu chuyển tự do và vốn được lưu chuyển tự do hơn, kinh tế phát triển đồng đều Thực chất, xét ở khía cạnh này, đây là những nội dung cơ bản của một thị trường chung.

- Liên minh kinh tế và tiền tệ: Liên minh kinh tế (Economic Union) là hình thức cao của hội nhập kinh tế quốc tế Liên minh kinh tế được xây dựng trên cơ sở các quốc gia thành viên thống nhất thực hiện các chính sách thương mại, tiền tệ, tài chính và một số chính sách kinh tế - xã hội chung giữa các thành viên với nhau và với các nước ngoài khối Như vậy, ở liên minh kinh tế, ngoài việc các luồng vốn, hàng hoá, lao động và dịch vụ được tự do lưu thông ở thị trường chung, các nước còn tiến tới thống nhất các chính sách quản lý kinh tế - xã hội, sử dụng chung một đồng tiền Một số tổ chức nổi bật trong hình thức này như EU, Cộng đồng kinh tế Tây Phi ((ECOWAS).

Trang 13

3 Vai trò của hội nhập kinh tế quốc tế đối với Việt Nam

3.1 Tại sao Việt Nam cần phải hội nhập kinh tế quốc tế

Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo điều kiện cho nguồn lực nước ta được khai thông, tăng cường giao lưu với các nước, đúng theo đường lối đối ngoại của Đảng đã xác định: “Việt Nam sẵn sàng là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế” Thông qua hội nhập để xuất khẩu lao động, sử dụng lao động thông qua các hợp đồng gia công chế biến hàng xuất khẩu, đồng thời tạo cơ hội để nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, các công nghệ mới và các sáng chế mà nước ta chưa có Điều này cho thấy Việt Nam tham gia hội nhập quốc tế không những mở rộng thị trường, thu hút nguồn lực vốn, tăng năng lực cạnh tranh, mà còn tăng khả năng tích lũy vốn đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện để nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.

3.2 Tác động tiêu cực, tích cực của việc hội nhập quốc tế đến nền kinh tế Việt Nam

Hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình gia tăng sự liên kết giữa nền kinh tế Việt Nam với nền kinh tế thế giới Do đó, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sẽ tạo ra sự tác động theo hai chiều hướng là tích cực và tiêu cực.

- Tác động tích cực của hội nhập kinh tế quốc tế:

Trang 14

Hội nhập kinh tế quốc tế không chỉ là tất yếu mà còn đem lại những lợi ích to lớn trong phát triển của các nước và những lợi ích kinh tế khác nhau cho cả người sản xuất và người tiêu dùng Cụ thể là:

 Tạo điều kiện mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học công nghệ, vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nước Mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại phát triển, tạo điều kiện cho sản xuất trong nước, tận dụng các lợi thế kinh tế của nước ta trong phân công lao động quốc tế, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững và chuyển đổi mô hình tăng trưởng sang chiều sâu với hiện quả cao Hội nhập kinh tế quốc tế tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiện đại và hiệu quả hơn Bên cạnh đó, hội nhập kinh tếquốc tế còn làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cậnthị trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế để thay đổi công nghệ sản xuất, tiếp cận với phương thức quản trị phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế Không những thế, hội nhập kinh tế quốc tế còn tạo cơ hội để cải thiện tiêu dùng trong nước, tạo điều kiện để các nhà hoạch định chính sách nắm bắt tốt hơn tình hình và xu thế phát triển của thế giới

 Tạo cơ hội để nâng cao chất lượng nguồn lực Hội nhập kinh tế quốc tế giúp nâng cao trình độ nguồn lực và tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia Nhờ đẩy mạnh hợp tác giáo dục – đào tạo và nghiên cứu khoa học với các nước mà nâng cao khả năng hấp thụ khoa học công nghệ hiện đại và tiếp thu công nghệ mới thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài và chuyển giao công nghệ nhằm nâng cao chất lượng nền kinh tế.

Trang 18

Hiện nay, tình hình khu vực trong nước và thế giới đã và đang có những chuyển biến mới, diễn ra khá phức tạp và khôn lường Cùng với quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế là một trong những xu thế tất yếu khách quan, đang diễn ra ngày càng nhanh hơn dưới sự tác động của nhiều nhân tố Trong đó, phải kể đến kinh tế thị trường và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ Thực tiễn vận động, phát triển, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ở Việt Nam đã tiếp thu được những bài học quý báu của các nước kinh tế phát triển và xây dựng môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập, cả tích cực lẫn tiêu cực Bên cạnh những thời cơ, vận hội phát triển thì hội nhập kinh tế quốc tế cũng đem lại cho Việt Nam những thách thức, nguy cơ hiểm họa khó lường

1.1 Cơ hội của Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế

1.1.1 Thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực kinh tế

Trong thời kỳ đổi mới hội nhập quốc tế thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực ,

kinh tế Việt Nam và mang lại nhiều thành tựu to lớn Là kết tinh của cả một quá trình thực hiện nhất quán đường lối, chính sách mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại với chủ trương chủ động và tích cực hội nhập ngày càng đi vào chiều sâu Tận dụng vị thế thuận lợi, vừa là một nước đang phát triển vừa có quan hệ kinh tế đa dạng với các nước đã và đang phát triển, Việt Nam tham gia vào các tập hợp lực lượng kinh tế mới nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc gia Bên cạnh đó, Việt Nam gia tăng mở rộng thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ; thu hút các nguồn vốn, đầu tư trực tiếp nước ngoài, các thành tựu khoa học công nghệ Những thành tựu ấy như tiếp thêm động lực để nước ta ngày càng vững bước trên con đường hội nhập, tận dụng tốt nhất những cơ hội mới đang mở ra.

1.1.2.Thúc đẩy tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Trang 19

Hiện nay, trình độ học vấn và trình độ chuyên môn, nghề nghiệp, chính trị của giai cấp công nhân ngày càng được cải thiện Cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, số lao động có tri thức nắm vững khoa học – công nghệ tiên tiến tăng lên vượt bậc Trước tác động to lớn của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đã tạo điều kiện hình thành và phát triển kinh tế tri thức ở nhiều quốc gia, khu vực Đem lại cơ hội hợp tác, giao lưu, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ hiện đại, xây dựng nguồn lực phát triển kinh tế Hội nhập quốc tế làm cho thị trường thế giới ngày càng sâu rộng về quy mô và hoàn thiện về cơ chế hoạt động Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hoá mở ra nhiều cơ hội cho nước ta Đặc biệt hơn, là khi Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức WTO, tham gia nhanh và hiệu quả vào hệ thống phân công lao động quốc tế, tận dụng mọi nguồn nhân lực hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng Theo đó, nước ta có cơ hội thuận lợi đẩy nhanh quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu lao động và rút ngắn thời gian, tốc độ thực hiện công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

1.1.3 Đẩy mạnh phát triển khoa học, kỹ thuật, công nghệ giúp đào tạo cán bộ quản lý và kinh doanh

Tiến trình hội nhập của nước ta ngày càng sâu rộng, giúp công nghệ sản xuất và khoa học quản lý của Việt Nam từng bước tiếp xúc với nền khoa học, công nghệ tiên tiến của các nước phát triển đi trước Thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao, mua bán công nghệ, rút ngắn khoảng cách về khoa học, kỹ thuật với các nước trong khu vực và quốc tế, tạo môi trường đầu tư hấp dẫn và có hiệu quả Nhờ vào đó mà các kỹ thuật công nghệ mới có điều kiện du nhập vào nước ta, đồng thời mở ra cơ hội để chúng ta khai thác các nguồn lực từ nước ngoài nhằm phát triển tiềm lực khoa học và đổi

Trang 20

mới kỹ thuật công nghệ quốc gia Bên cạnh đó, hội nhập kinh tế quốc tế cũng góp phần không nhỏ vào công tác đào tạo và bồi dưỡng tiến bộ để phát triển đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý khoa học - công nghệ và các nhà kinh doanh được đào tạo trong và ngoài nước

1.1.4 Duy trì hòa bình ổn định, tạo điều kiện phát triển kinh tế, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, xu thế hội nhập quốc tế được coi là tiền đề quan trọng Không chỉ góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định; giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Mà còn phát huy thế mạnh của mọi thành phần kinh tế trong nước; xây dựng, phát triển đất nước; nâng cao vị thế và gia tăng tiềm lực cho quốc gia

Đề cao phương châm sẵn sàng “làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây thù oán với một ai” - khát vọng mãnh liệt của cả Chủ tịch Hồ Chí Minh và đồng bào dân tộc Việt Nam ngay từ những ngày đầu giành độc lập Hiện nay, Việt Nam đã nâng tầm và thiết lập quan hệ ngoại giao với hầu hết các nước trên thế giới Tranh thủ được sự đồng tình và ủng hộ của cộng đồng quốc tế, nhờ đó củng cố và nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế Tính đến nay, nước ta đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 192 nước trong tổng số 200 quốc gia trên toàn thế giới Việt Nam cũng là thành viên tích cực và đầy trách nhiệm của các tổ chức lớn, diễn đàn quốc tế quan trọng trên thế giới như: ASEAN, WTO, Liên hợp quốc, APEC, Bên cạnh đó, nước ta đã bình thường hoá hoàn toàn quan hệ với Trung Quốc và các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á Việt Nam đã và đang thực sự “ là bạn bè tốt, là đối tác tin cậy của các nước và là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế”.

Trang 21

Việc tham gia vào các cơ chế đa phương trong khu vực và thế giới đã giúp chúng ta có được vị thế bình đẳng; tiếng nói, sáng kiến của Việt Nam được tôn trọng hơn; đồng thời làm gia tăng lợi ích quốc gia, đặc biệt hơn khi lợi ích đó gắn với lợi ích của khu vực.

Trong bối cảnh chung, hội nhập kinh tế quốc tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, trở thành một điểm sáng trong toàn bộ những thành tựu chung của đất nước ta, góp phần nâng cao tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế của Việt Nam

1.1.5 Tạo cơ hội mở rộng giao lưu nguồn lực giữa các nước, phát triển văn hóa đa phương

Hội nhập kinh tế quốc tế nâng cao cơ hội mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ đối ngoại Tạo điều kiện đẩy nhanh giao lưu văn hóa giữa nước ta với các nước trên thế giới, với những quy mô, tầm cỡ khác nhau Đại hội XIII đã xác định Văn hóa là “Động lực và nguồn lực phát triển quan trọng của đất nước”

Với dân số hơn 90 triệu người, nước ta có nguồn nhân lực khá dồi dào Nếu tận dụng không đúng cách thì việc sử dụng nhân lực sẽ rất lãng phí và kém hiệu quả Việc hội nhập kinh tế quốc tế như mở ra thời cơ cho nguồn nhân lực nước ta được khai thông và giao lưu với bạn bè quốc tế Ngoài ra, thông qua hội nhập ta có thể nhập khẩu lao động kỹ thuật cao, khoa học công nghệ tiến tiến.

Các hoạt động giao lưu văn hóa, văn hóa đối ngoại ý nghĩa nhằm quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam liên tục được tổ chức đã đem lại sự cảm mến, ấn tượng tốt đẹp đối với cộng đồng quốc tế, tạo tiền đề để nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới tích cực giao lưu, hợp tác với nước ta

Tại các tổ chức như: Chương trình phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Tổ chức Văn hóa - Giáo dục và Khoa học của Liên hợp quốc (UNESCO), … đại diện

Ngày đăng: 10/04/2024, 15:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w