1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Tìm hiểu giải pháp xây dựng trung tâm dữ liệu data center

39 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 1,82 MB
File đính kèm Demo_QTM.pkz (807 KB)

Cấu trúc

  • I. Tổng quát về trung tâm dữ liệu (Data center) (0)
  • II. Cấu trúc Data Center (7)
    • 1. Các thành phần chính trong Data Center (8)
    • 2. Topology của Data Center (9)
  • III. CÁC TIÊU CHÍ CỦA MỘT HỆ THỐNG TRUNG TÂM DỮ LIỆU (DATACENTER) (13)
    • 1. Yêu cầu đối với phòng máy tính (13)
    • 2. Yêu cầu đối với phòng đấu nối cáp viễn thông (16)
    • 3. Yêu cầu đối với khu vực phân phối chính (20)
    • 4. Đối với khu vực phân phối nhánh (21)
    • 5. Yêu cầu đối với khu vực phân phối vùng (21)
    • 6. Yêu cầu đối với khu vực phân phối thiết bị (22)
    • 7. Yêu cầu đối với phòng viễn thông (22)
    • 8. Yêu cầu đối với các khu vực hỗ trợ (22)
    • 9. Yêu cầu đối với tủ và giá thiết bị (22)
    • 10. Yêu cầu đối với hệ thống cáp TTDL (25)
  • IV. Xây dựng trung tâm dữ liệu Data center (27)
    • 1. Các Mô-đun (27)
    • 2. Hội tụ hệ thống khi có thể (27)
    • 3. Hãy để phần mềm đi đầu (28)
    • 4. Tận dụng phần cứng tiêu dùng (28)
    • 5. Trao quyền cho người dùng đầu cuối (28)
    • 6. Phá vỡ các “silo” (29)
    • 7. Xây dựng một hệ thống đa nhiệm tận dụng điện toán đám mây (29)
    • 8. Tập trung cung cấp dịch vụ liên tục (29)
    • 9. Xây dựng hệ thống mạng hạ tầng vật lý thiết yếu (NCPI) (30)
  • V. CÁC LOẠI TRUNG TÂM DỮ LIỆU (32)
    • 1. Trung tâm dữ liệu Hyperscale (33)
    • 2. Trung tâm dữ liệu Colocation (33)
    • 3. Trung tâm dữ liệu doanh nghiệp (33)
  • V. CÁC GIẢI PHÁP CƠ SỞ DỮ LIỆU (34)
    • 1. Giải pháp trung tâm dữ liệu là gì? (35)
    • 2. Giải pháp xây dựng hạ tầng Data Center (36)
    • 3. Giải pháp Data Center Infrastruxure (36)
  • VI. Lợi ích của việc xây dựng hạ tầng Data Center (38)
  • VII. Kết Luận (39)

Nội dung

Hệ thống Data Center không đơn giản là một hệ thống lưu trữ thông thường, nó là tập hợp nhiều ứng dụng công nghệ hiện đại kết hợp lại để đáp ứng những nhiệm vụ quan trọng về thông tin. Bản thân sự đầu tư hệ thống Data Center trong nhiều doanh nghiệp vẫn chưa hợp lý hoặc tương xứng với sự phát triển và mở rộng hoạt động không ngừng của doanh nghiệp, dẫn đến phải đối mặt nhiều thách thức và các sự cố trong khi vận hành hệ thống. Do vậy, sự chú trọng đầu tư vào Data Center là quyết định đúng đắn và mang tính bắt buộc, như được ví là “trái tim” trong môi trường IT và kinh doanh của doanh nghiệp.

Cấu trúc Data Center

Các thành phần chính trong Data Center

Không gian Data Center bao gồm Entrance Room, Main Distribution Area (MDA), Horizontal Distribution Area (HDA), Zone Distribution Area (ZDA) và Equipment Distribution Area (EDA)

Entrance Room (Phòng đấu nối cáp viễn thông) : là không gian tiếp giữa hệ thống cáp của TTDL và hệ thống cáp giữa các tòa nhà, bao gồm cả của nhà cung cấp dịch vụ và của khách hàng Không gian này bao gồm phần cứng phân cách của nhà cung cấp truy cập và thiết bị của nhà cung cấp truy cập Phòng đấu nối cáp viễn thông có thể nằm ngoài phòng máy tính nếu nhà trạm TTDL nằm trong một tòa nhà chứa cả các văn phòng dành cho mục đích sử dụng chung và các không gan khác nằm ngoài nhà trạm Một nhà trạm có thể có nhiều phòng đấu nối cáp viễn thông Phòng đấu nối cáp viễn thông giao tiếp với phòng máy tính thông qua khu vực phân phối chính.

Main Distribution Area (Khu vực phân phối chính) : bao gồm bộ đấu chéo chính (MC), là điểm phân phối trung tâm của hệ thống cáp thuộc nhà trạm, và có thể cả bộ đấu chéo nhánh (HC) nếu các khu vực thiết bị được phục vụ trực tiếp từ khu vực phân phối chính Không gian này nằm trong phòng máy tính hoặc là một phòng riêng Mỗi nhà trạm phải có ít nhất một khu vực phân phối chính Các bộ định tuyến lõi của phòng máy tính, các bộ chuyển mạch LAN lõi, các bộ chuyển mạch SAN lõi, và PBX thường được đặt trong khu vực phân phối chính do không gian này là trung tâm của hệ thống cáp trong nhà trạm.

Khu vực phân phối chính có thể phục vụ một hoặc nhiều HDA hoặc EDA thuộc nhà trạm và một hoặc nhiều phòng viễn thông nằm bên ngoài không gian phòng máy tính để có thể hỗ trợ các không gian văn phòng, trung tâm điều hành và các phòng hỗ trợ nằm ngoài nhà trạm khác.

Horizontal Distribution Area (Khu vực phân phối nhánh) : là khu vực nhánh Do vậy, HDA có thể chứa cả HC, đây là điểm phân phối hệ thống cáp nối đến các EDA, HDA nằm trong phòng máy tính, hoặc có thể nằm trong một phòng riêng thuộc phòng máy tính HDA thường bao gồm các chuyển mạch LAN, các chuyển mạch SAN, và bàn phím/màn hình/chuột (KVM) dành cho thiết bị cuối cùng trong các khu vực phân bố thiết bị Một nhà trạm TTDL có thể có nhiều HDA hoặc không có HDA (nếu là nhà trạm loại nhỏ có toàn bộ phòng máy tính đã được hỗ trợ từ MDA)

Zone Distribution Area (Khu vực phân phối vùng): là một điểm kết nối tùy chọn thuộc hệ thống cáp nhánh Khu vực này nằm giữa khu vực phân phối nhánh và khu vực phân phối thiết bị nhằm đạt được sự linh hoạt và khả năng cấu hình lại nhanh chóng.

Equipment Distribution Area (Khu vực phân phối thiết bị): là không gian dành cho thiết bị cuối, bao gồm các hệ thống máy tính và thiết bị viễn thông.Không gian này không phục vụ các mục đích của phòng đấu nối cáp viễn thông,khu vực phân phối chính hoặc khu vực phân phối nhánh.

Topology của Data Center

Một Data Center điển hình bao gồm một Phòng đấu nối cáp duy nhất, có thể một hoặc nhiều Phòng viễn thông, một Khu vực phân phối chính và một vàiKhu vực phân phối nhánh. b Topology thu gọn

Các thiết kế Data Center có thể hợp nhất Phiến đấu cáp chính, và Phiến đấu cáp nhanh vào một Khu vực phân phối chính duy nhất, có thể cỡ bằng một cabinet/rack Các Phòng viễn thông cho đường cable tới các vùng hỗ trợ vàPhòng đấu nối cáp cũng có thể được hợp nhất vào trong Khu vực phân phối chính. c Topogy mở rộng

Nhiều Phòng viễn thông được yêu cầu cho các Data Center với vùng hỗ trợ và văn phòng lớn hoặc xa cách nhau

Các hạn chế khoảng cách sẽ yêu cầu nhiều Entrance Room cho các DataCenter lớn Các Entrance Room thêm vào phải được kết nối tới Khu vực phân phối chính và Khu vực phân phối nhánh để chúng hỗ trợ việc sử dụng các cable xoắn đôi, cable quang và cable đồng trục (Primary Entrance Room sẽ không có kết nối trực tiếp vào Khu vực phân phối nhánh; các Secondary Entrance Room được phép có đường cable trực tiếp tới Khu vực phân phối nhánh nếu cácSecondary Entrance Room được thêm để tránh các hạn chế vượt mức chiều dài tối đa) (Mặc dù đường cable từ Secondary Entrance Room trực tiếp tới Khu vực phân phối nhánh không được thực thi phổ biến hay khuyến khích, nhưng nó được cho phép để đáp ứng nhất định các hạn chế về chiều dài và nhu cầu dự phòng.

CÁC TIÊU CHÍ CỦA MỘT HỆ THỐNG TRUNG TÂM DỮ LIỆU (DATACENTER)

Yêu cầu đối với phòng máy tính

- Khi lựa chọn vị trí phòng máy tính, cần tránh các vị trí bị chặn bởi các thành phần của tòa nhà làm hạn chế khả năng mở rộng như thang máy, trục tòa nhà, các bức tường bên ngoài hoặc các bức tường cố định của tòa nhà.

- Phòng máy tính phải ở các vị trí cách xa các nguồn nhiễu điện từ như các máy biến áp, các động cơ và máy phát điện, thiết bị X quang, các máy phát ra-đa hoặc vô tuyến, thiết bị hàn nhiệt.

- Không được xây dựng cửa sổ cho phòng máy tính vì cửa sổ mở ra ngoài sẽ làm tăng nhiệt độ trong phòng và làm giảm độ an toàn.

- Kích cỡ: Phòng máy tính phải có kích cỡ đáp ứng các yêu cầu đã xác định của thiết bị cụ thể, bao gồm cả các yêu cầu về khoảng trống Kích thước của phòng máy tính phải đáp ứng được các yêu cầu chứa thiết bị trong thời điểm thiết kế hiện tại và mở rộng sau này.

- Các thiết bị điện như các hệ thống điều hòa hoặc phân phối điện, và UPS có công suất tới 100 kVA được phép đặt trong phòng máy tính UPS lớn hơn kVA và các loại UPS chứa các ắc quy nước phải được đặt trong phòng riêng từ khi được yêu cầu bởi cơ quan có thẩm quyền.

- Không được đặt các thiết bị không liên quan đến việc hỗ trợ phòng máy tính (như hệ thống ống dẫn, hệ thống ống hơi…) ở trong, chuyển qua hoặc đưa vào phòng máy tính.

- Độ cao trần: Chiều cao tối thiểu của phòng máy tính là 2,6 m tính từ mặt sàn hoàn thiện tới các vật cản như thiết bị chiếu sáng, camera…

- Sàn, tường, trần phải được sơn, hoặc từ vật liệu chống bắt bụi Sàn phải có các đặc tính chống tĩnh điện.

+ Độ rọi của hệ thống chiếu sáng tối thiểu phải là 500 lux theo mặt phẳng ngang và 200 lux theo mặt phẳng đứng khi được đo cách 1 m so với mặt sàn hoàn thiện ở giữa các dãy nằm giữa các tủ.

+ Không được cấp nguồn cho các thiết bị chiếu sáng chung bảng phân phối điện với thiết bị viễn thông trong phòng máy tính Không được sử dụng các công tắc đèn mờ Hệ thống chiếu sáng dự phòng và các chỉ dẫn phải được đặt phù hợp quy định của cơ quan quản lý sao cho hệ thống chiếu sáng chính không làm cản trở lối thoát hiểm.

+ Kích thước cửa tối thiểu là 1 m (chiều rộng) và 2,13 m (chiều cao)

+ Cửa có thể là một trong các loại: loại không có bậu cửa, loại có bản lề mở ra phía ngoài, cửa trượt hoặc là loại dễ tháp lắp.

+ Cửa phải có khóa và không có cột trụ giữa hoặc có cột trụ giữa nhưng dễ dàng tháo bỏ để có thể đưa các thiết bị lớn qua.

- Cường độ chịu tải của sàn: Khả năng chịu tải của sàn phòng máy tính phải đủ để chịu cả tải tập trung và phân tán của thiết bị lắp đặt trong phòng cùng với hệ thống cáp và phương tiện liên quan.

+ Cường độ chịu tải phân tán nhỏ nhất của mặt sàn là 7,2 kPA

+ Tải treo nhỏ nhất của mặt sàn là 1,2 kPA

1.3 Thiết kế về môi trường

- Ô nhiễm: Nồng độ bụi trong phòng máy tính phải thấp hơn 100mg/m 2 /24h.

- Hệ thống sưởi, thông gió và điều hòa không khí (HVAC):

+ Nếu phòng máy tính không có hệ thống HVAC chuyên dụng thì phòng máy tính phải nằm ở vị trí sử dụng sẵn sàng kết nối vào hệ thống phân phối HVAC chính.

+ HVAC phải đảm bảo cung cấp liên tục 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm Nếu hệ thống HVAC của tòa nhà không đảm bảo hoạt động liên tục trong điều kiện có các thiết bị lớn thì phòng máy tính phải có một hệ thống riêng.

+ Hệ thống HVAC của phòng máy tính phải được nối với hệ thống phát điện dự phòng của phòng máy tính Nếu phòng máy tính không có hệ thống phát điện dự phòng riêng thì hệ thống HVAC của phòng máy tính phải được nối đến hệ thống phát điện dự phòng của tòa nhà.

- Các tham số hoạt động: Nhiệt độ và độ ẩm của phòng máy tính phải được giám sát nằm trong các dải giá trị sau:

+ Độ ẩm tương đối: 40% đến 55%

+ Điểm ngưng tụ lớn nhất: 21 0 C

+ Tốc độ biến thiên lớn nhất: 5 0 C/giờ

+ Phải đo nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh ngay sau thiết bị được đưa vào khai thác Các phép đo phải được thực hiện với khoảng cách 1,5 m trên mặt sàn từ 3 đến 6 m dọc đường thẳng trung tâm của các dãy lạnh và tại bất kỳ vị trí nào trên đường hút khí của thiết bị.

- Chấn động: Các vấn đề về chấn động phải được xem xét khi thiết kế phòng máy tính do chấn động cơ học tác động vào thiết bị và hạ tầng cáp nối có thể gây các sự cố dịch vụ.

+ Các mạch cấp điện cho phòng máy tính phải được đấu nối và kết cuối tại các bảng điện của riêng chúng.

+ Phòng máy tính phải có các ổ cắm đôi tiện lợi dành cho các thiết bị điện, dụng cụ vệ sinh và thiết bị không phù hợp để cắm vào các bộ cấp điện của giá thiết bị.

+ Không được đặt các ổ cắm điện trên cùng các bộ phân phối nguồn (PDU) hoặc các bảng điện với các mạch điện được sử dụng cho các thiết bị máy tính và viễn thông trong phòng máy tính.

+ Khoảng cách giữa các ổ cắm là 3,65 m dọc theo tường phòng, hoặc có thể gần hơn Khoảng cách giữa các ổ cắm tối đa là 4,5m.

+ Các bảng điện cho phòng máy tính phải được nối với hệ thống máy phát dự phòng của phòng máy tính.

+ Nếu phòng máy tính không có máy phát điện dự phòng thì các bảng điện phải được nối đến hệ thống máy phát điện dự phòng của tòa nhà.

+ Phải có ít nhất một ống thoát nước dưới sàn hoặc một phương tiện thoát nước khác trên mỗi 100 m 2 diện tích phòng.

+ Không được chạy ống thoát nước và ống dẫn nước gần hoặc trực tiếp trên thiết bị trong phòng máy tính.

Yêu cầu đối với phòng đấu nối cáp viễn thông

- Phòng đấu nối cáp viễn thông là không gian, thường là một phòng, trong đó các thiết bị của nhà cung cấp truy cập giao tiếp với hệ thống cáp nối của nhà trạm Phòng đấu nối cáp viễn thông thường chứa thiết bị của nhà cung cấp truy cập viễn thông và là vị trí nơi nhà cung cấp truy cập chuyển giao kênh kết nối cho khách hàng Điểm chuyển giao này được gọi là điểm ranh giới Đây là điểm kết thúc trách nhiệm của nhà cung cấp truy cập và bắt đầu trách nhiệm của khách hàng.

- Phòng đấu nối cáp viễn thông chứa các đường dẫn lối vào, thiết bị kết cuối cáp của nhà cung cấp truy cập, thiết bị của nhà cung cấp truy cập, và thiết bị kết cuối hệ thống cáp đến phòng máy tính.

- Hệ thống cáp trong phòng đấu nối cáp viễn thông phải có cùng hình thức lắp đặt (trên trần hoặc dưới sàn) như trong phòng máy tính để tránh làm tăng chiều dài cáp nếu phải chuyển đổi từ các máng cáp trên trần xuống máng cáp dưới sàn.

- Số lượng phòng đấu nối cáp viễn thông tùy thuộc quy mô TTDL.

2.4 Hệ thống ống dẫn cáp vào dưới sàn nâng:

- Nếu phòng đấu nối cáp viễn thông nằm trong không gian phòng máy tính thì phải thiết kế các đường ống dẫn cáp vào để tránh can thiệp đến hệ thống ống dẫn khí, hệ thống ống nước làm mát và các hệ thống cáp khác dưới sàn nâng. 2.5 Thiết kế kiến trúc:

- Lựa chọn thiết kế phòng đấu nối cáp viễn thông là phòng riêng hoặc không gian mở dựa trên yêu cầu về độ an toàn, kích cỡ và vị trí phòng đấu nối cáp viễn thông.

- Kích thước: Phòng đấu nối cáp viễn thông phải có kích cỡ đáp ứng được các yêu cầu đã xác định và khả năng mở rộng tối đa đối với:

+ Các đường dẫn cáp vào cho hệ thống cáp của nhà cung cấp dịch vụ và của nhà trạm;

+ Không gian về khung giá để kết cuối thiết bị của nhà cung cấp truy cập và hệ thống cáp của tòa nhà;

+ Thiết bị của khách hàng được đặt trong phòng đấu nối cáp viễn thông;

+ Các đường dẫn cáp vào phòng máy tính, khu vực phân phối chính và có thể cả khu vực phân phối nhánh của các phòng đấu nối cáp viễn thông phụ;

+ Các đường dẫn vào phòng đấu nối cáp viễn thông khác nếu có nhiều phòng đấu nối cáp viễn thông.

- Chiều cao trần: Chiều cao trần tối thiểu là 2,6 m tính từ sàn hoàn thiện đến các vật cản như thiết bị chiếu sáng, camera… Khoảng trống tối thiểu 460 mm từ vòi phun nước.

- Sàn, tường và trần phải được bịt kín, sơn hoặc làm từ vật liệu chống bụi Sàn phải có đặc tính chống tĩnh điện.

+ Độ rọi của hệ thống chiếu sáng tối thiểu phải là 500 lux theo mặt phẳng ngang và 200 lux theo mặt phẳng đứng khi được đo cách 1 m so với mặt sàn hoàn thiện ở giữa các dãy nằm giữa các tủ.

+ Không được cấp nguồn cho các thiết bị chiếu sáng chung bảng phân phối điện với thiết bị viễn thông trong phòng máy tính.

+ Không được sử dụng các công tác đèn mờ.

+ Hệ thống chiếu sáng dự phòng và các bảng chỉ dẫn phải được đặt đúng cách theo quy định sao cho hệ thống chiếu sáng chính không làm cản trở lối thoát hiểm.

+ Kích thước cửa tối thiểu là 1 m (chiều rộng) và 2,13 m (chiều cao)

+ Cửa có thể là một trong các loại: loại không có bậu cửa, loại có bản lề mở ra phía ngoài, cửa trượt hoặc là loại dễ tháo lắp.

+ Cửa phải có khóa và không có cột trụ giữa hoặc có cột trụ giữa nhưng dễ dàng tháo bỏ để có thể đưa các thiết bị lớn qua.

- HVAC (Hệ thống thông gió và điều hòa không khí):

+ Phòng đấu nối cáp viễn thông phải nằm ở vị trí sẵn sàng truy cập vào hệ thống phân phối HVAC của phòng máy tính.

+ Nếu đấu nối cáp viễn thông có hệ thống điều hòa không khí riêng thì các mạch điều khiển nhiệt độ cho các bộ phận điều hòa không khí của phòng đấu nối cáp viễn thông phải được cấp nguồn từ cùng cùng các PDU hoặc các bảng điện cấp nguồn cho các giá của phòng đấu nối cáp viễn thông.

+ HVAC cho thiết bị trong phòng đấu nối cáp viễn thông phải có cùng cấp độ

+ HVAC phải đảm bảo cung cấp liên tục 24 giờ/ngày, 365 ngày/năm Nếu hệ thống HVAC của tòa nhà không đảm bảo hoạt động liên tục thì phòng đấu nối cáp viễn thông phải có một bộ phận riêng.

+ Hệ thống HVAC của phòng đấu nối cáp viễn thông phải được nối với hệ thống phát điện dự phòng của phòng máy tính Nếu phòng máy tính hoặc phòng đấu nối cáp viễn thông không có hệ thống phát điện dự phòng riêng thì hệ thống HAVC của phòng đấu nối cáp viễn thông phải được nối đến hệ thống phát điện dự phòng của tòa nhà.

- Các tham số hoạt động: Nhiệt độ và độ ẩm của phòng đấu nối cáp viễn thông phải được giám sát nằm trong các dải giá trị sau:

+ Độ ẩm tương đối: 40% đến 55%

+ Điểm ngưng tụ lớn nhất: 21 0 C

+ Tốc độ biến thiên lớn nhất: 5 0 C/giờ

+ Phải đo nhiệt độ và độ ẩm của môi trường xung quanh ngay sau khi thiết bị được đưa vào khai thác Các phép đo phải được thực hiện với khoảng cách 1,5 m trên mặt sàn từ 3 m đến 6 m dọc đường thẳng trung tâm của các dãy lạnh và tại bất kỳ vị trí nào trên đường hút khí của thiết bị.

+ Phòng đấu nối cáp viễn thông phải sử dụng các bảng cấp nguồn PDU và UPS riêng.

+ Phòng đấu nối cáp viễn thông phải sử dụng chung các hệ thống điện dự phòng (UPS và máy phát điện) với phòng máy tính.

+ Mức dự phòng của các hệ thống điện và máy móc của phòng đấu nối cáp viễn thông phải giống với phòng máy tính.

+ Phòng đấu nối cáp viễn thông phải có ít nhất một ổ điện đôi thuận tiện (220V, 20A) sử dụng cho các thiết bị điện, thiết bị vệ sinh và các thiết bị khác không phù hợp để cắm vào các bộ cấp điện của giá thiết bị.

Yêu cầu đối với khu vực phân phối chính

- Khu vực phân phối chính (MDA) là không gian trung tâm có điểm phân phối của hệ thống cáp trong nhà trạm TTDL.

- Nhà trạm TTDL phải có ít nhất một khu vực phân phối chính Các thiết bị định tuyến và chuyển mạch lõi thường được đặt gần hoặc trong MDA.

- Do các giới hạn về khoảng cách lớn nhất đối với các loại cáp sử dụng cho các ứng dụng khác nhau nên MDA phải nằm ở vị trí trung tâm.

- Nếu MDA là một phòng kín thì phải có các bảng điện HVAC, PDU, và UPS riêng cho khu vực này.

- Nếu MDA có HVAC riêng thì các mạch điều khiển nhiệt độ cho các bộ điều hòa không khí phải được cấp nguồn và điều khiển từ cùng các PDU hoặc bảng điện của thiết bị viễn thông trong MDA.

3.4 Thiết kế điện, cơ khí, kiến trúc

- Các yêu cầu về điện, cơ khí và kiến trúc của MDA được áp dụng theo các yêu cầu đối với phòng máy tính.

Đối với khu vực phân phối nhánh

- Khu vực phân phối nhánh (HDA) là không gian hỗ trợ hệ thống cáp nối đến các khu vực phân phối thiết bị HAD thường chứa các thiết bị chuyển mạch LAN, SAN, KVM.

- Nếu phòng máy tính nhỏ thì MDA có thể đóng vai trò như HDA đối với thiết bị xung quanh hoặc đối với toàn bộ phòng máy tính.

- Mỗi tầng phải có ít nhất một HDA.

- HDA phải nằm ở vị trí phù hợp nhằm tránh vượt quá chiều dài cáp trục lớn nhất từ MDA và các khoảng cách lớn nhất tùy theo loại môi trường sử dụng. 4.3 Về hạ tầng

- Nếu HDA là một phòng kín thì phải có các bảng điện HVAC, PDU, và UPS riêng cho khu vực này.

- Các mạch điều khiển nhiệt độ cho các bộ điều hòa không khí phải được cấp nguồn và điều khiển từ các PDU hoặc bảng điện khác với PDU và bảng điện dùng cho thiết bị viễn thông trong HDA.

4.4 Thiết kế điện, cơ khí, kiến trúc

- Các yêu cầu về điện, cơ khí và kiến trúc của HDA giống phòng máy tính.

Yêu cầu đối với khu vực phân phối vùng

- Khu vực phân phối vùng chỉ được phép phục vụ tối đa 288 kết nối cáp đồng hoặc cáp xoắn đôi để tránh nghẽn cáp, cụ thể là đối với các hộp nối được đặt trên trần hoặc dưới các tấm sàn nâng kích cỡ 600 mm x 600 mm.

- Không được sử dụng hình thức đấu chéo trong khu vực phân phối vùng.

- Trong một đường cáp nhánh chỉ được có tối đa một khu vực phân phối vùng.

- Không được để thiết bị hoạt động trong khu vực phân phối vùng, trừ thiết bị nguồn một chiều.

Yêu cầu đối với khu vực phân phối thiết bị

- Khu vực phân phối thiết bị là không gian dành cho các thiết bị cuối, bao gồm cả các thiết bị truyền thông và hệ thống máy tính Các khu vực này không bao gồm các phòng viễn thông, phòng đấu nối cáp viễn thông, MDA, và HDA.

- Thiết bị cuối có thể là loại đặt dưới sàn hoặc đặt trên tủ hoặc giá.

- Cáp nhánh được kết cuối trong các EDA trên thiết bị kết nối đặt trong tủ hoặc giá.

- Có thể sử dụng cáp nối điểm - điểm giữa các thiết bị trong EDA với chiều dài cáp tối đa là 15 m.

Yêu cầu đối với phòng viễn thông

- Phòng viễn thông (TR) là không gian hỗ trợ các cáp nối đến các khu vực bên ngoài phòng máy tính TR thường nằm ngoài phòng máy tính, nhưng TR cũng có thể thuộc khu vực phân phối chính hoặc các khu vực phân phối nhánh.

- Số TR tối thiểu là 1 và phụ thuộc quy mô nhà trạm.

Yêu cầu đối với các khu vực hỗ trợ

- Khu vực hỗ trợ là không gian bên ngoài phòng máy tính có chức năng hỗ trợ các phương tiện cho nhà trạm Khu vực này bao gồm: trung tâm điều hành,phòng cho nhân viên hỗ trợ, phòng an ninh, phòng nguồn, phòng cơ khí/máy móc, kho, phòng tập kết thiết bị, bãi bốc dỡ hàng.

Yêu cầu đối với tủ và giá thiết bị

- Giá phải có khe cắm để đặt thiết bị và phần cứng

- Tủ phải có khe cắm, các bảng ngăn, cửa trên, cửa trước, cửa sau và khóa. 9.2 Dãy nóng và dãy lạnh

- Các tủ và giá phải được sắp xếp xen kẽ theo kiểu mặt đối mặt theo từng hàng để tạo nên các dãy "nóng" và "lạnh".

- Dãy "lạnh" nằm ở mặt trước của tủ và giá Nếu có sàn nâng thì các cáp phân phối nguồn phải được lắp đặt dưới sàn nâng trên sàn bê tông.

- Dãy "nóng" nằm ở mặt sau tủ và giá Nếu có sàn nâng các máng cáp để dẫn cáp viễn thông nên được đặt dưới sàn nâng trong các dãy "nóng".

- Thiết bị phải được đặt trong các tủ và giá sao cho không khí "lạnh" hút vào mặt trước của tủ hoặc giá và không khí "nóng" thoát ra từ mặt sau của tủ hoặc giá.

- Các tấm chắn ở vị trí còn trống phải được đặt lắp đặt trong các không gian của tủ hoặc giá chưa sử dụng nhằm cải thiện năng lực của các dãy "nóng" và "lạnh".

- Không được đặt các máng cáp hoặc các vật khác vào các dãy "lạnh" ở dưới các tấm sàn nâng có lỗ.

9.4 Vị trí của tủ và giá trên sàn nâng

- Khi được đặt trên sàn nâng, tủ và giá phải được sắp xếp sao cho vẫn có thể nâng các tấm sàn nâng phía trước và phía sau tủ và giá lên được.

- Các tủ phải được sắp xếp thẳng hàng, với mặt trước hoặc mặt sau nằm thẳng với cạnh của tấm sàn.

- Các giá phải được đặt sao cho thanh kim loại giữ giá vào sàn bê tông không đâm xuyên vào dầm đỡ sàn nâng.

9.5 Lắp đặt giá trên sàn nâng

- Các giá chịu rung chấn phải được chốt chặt vào một bệ chống rung chấn hoặc chốt trực tiếp vào sàn bê tông.

- Các giá đặt trên sàn nâng phải được chốt chặt vào một tấm xi măng hoặc một thanh thép chữ U được giữ chắc vào sàn bê tông bởi các thanh kim loại xuyên qua các tấm ván sàn.

- Các cạnh sắc trên đầu của các thanh kim loại phải được bịt bằng các đai ốc mũ hoặc phương tiện khác.

+ Khoảng trống tối thiểu 1 m trước mặt tủ và giá.

+ Khoảng trống tối thiểu 0,6 m đằng sau tủ và giá.

- Hệ thống thông gió của tủ: Phải lựa chọn hình thức thông gió phù hợp với thiết bị chứa trong tủ Có thể thông gió dựa trên các hình thức sau:

+ Dòng không khí cưỡng bức bằng quạt

+ Sử dụng dòng không khí tự nhiên giữa các đường thông nóng và lạnh đi qua các khe thông gió của các cửa trước và sau tủ.

+ Kết hợp cả hai cách trên.

- Chiều cao tủ và giá: Chiều cao tối đa của tủ và giá là 2,4 m

- Chiều sâu và chiều rộng của tủ:

+ Chiều sâu của tủ phải đủ chứa thiết bị, bao gồm hệ thống cáp nối phía trước và/hoặc phía sau, dây điện, phần cứng quản lý cáp và bộ cấp nguồn.

+ Tủ phải có các ray trượt ở trước và sau với không gian ghép tối thiểu từ 42 giá (RU).

+ Nếu có bảng đấu cáp ở trước hoặc sau tủ thì tương ứng, các ray mặt trước hoặc sau phải có ít nhất 100 mm để có không gian trống dành cho việc quản lý cáp giữa các bảng phân phối điện và cửa và không gian trống cho cáp nối giữa các tủ.

+ Không được lắp đặt các bảng phân phối điện trên các ray trước và sau của tủ hoặc giá để tránh phải truy cập dịch vụ vào sau của các bảng phân phối điện.

+ Nếu có các bộ ngắt điện được lắp trên ray trước hoặc sau của các tủ thì phải để khoảng trống phù hợp cho các dây nối nguồn và nguồn điện sẽ được lắp đặt vào các bộ phận ngắt điện này.

- Tủ và giá phải được sơn bằng lớp sơn bột hoặc sơn chống nước.

+ Bộ ngắt điện phải có cấu hình tối thiểu là 10A, 220V

+ Phải dán nhãn gồm tên PDU/bảng cắm và số cầu dao.

3.9.7 Tủ và giá trong phòng đấu nối cáp viễn thông, các khu vực phân phối chính và các khu vực phân phối nhánh.

- Phải lắp đặt thiết bị quản lý cáp loại đứng giữa mỗi cặp giá và tại cuối của mỗi dãy giá Các thanh quản lý cáp loại đứng phải có chiều rộng tối thiểu 83 mm. Nếu dùng cho nhiều giá đơn thì thanh quản lý cáp loại đứng phải có chiều rộng tối thiểu 150 mm Nếu dùng cho một dãy gồm từ hai giá trở lên thì phải đặt các thanh quản lý cáp loại đứng có chiều rộng 250 mm giữa các giá, và các thanh quản lý cáp loại đứng có chiều rộng 150 mm ở cả hai đầu của dãy.

- Phải lắp đặt các thanh quản lý cáp nhánh ở trên và dưới mỗi bảng cắm Tỷ lệ thanh quản lý cáp nhánh so với bảng cắm là 1:1.

Yêu cầu đối với hệ thống cáp TTDL

10.1 Cấu trúc hệ thống cáp TTDL

Các thành phần cơ bản của kiến trúc hệ thống cáp trong nhà trạm viễn thông, công nghệ thông tin bao gồm:

- Bộ đấu chéo trong phòng ra vào cáp hoặc khu vực phân phối chính

- Bộ đấu chéo trong khu vực phân phối chính

- Bộ đấu chéo nhánh trong phòng viễn thông, khu vực phân phối nhánh hoặc khu vực phân phối chính

- Ổ cắm vùng hoặc điểm hợp nhất trong khu vực phân phối vùng

- Ổ cắm trong khu vực phân phối thiết bị

+ Hệ thống cáp nhánh là một phần của hệ thống cáp viễn thông mở rộng từ phần đấu nối với thiết bị của khu vực phân phối thiết bị tới các bộ đấu chéo nhánh trong khu vực phân phối nhánh.

+ Hệ thống cáp nhánh bao gồm các loại cáp nhánh, phần đấu nối với thiết bị, dây nhảy hoặc dây nối, có thể bao gồm cả ổ cắm và điểm hợp nhất trong khu vực phân phối vùng.

- Kiến trúc hệ thống cáp nhánh: Hệ thống cáp nhánh phải được thiết kế, lắp đặt theo mô hình sao như hình bên dưới:

+ Mỗi phần đấu nối với thiết bị trong khu vực phân phối thiết bị phải được kết nối với bộ đấu chéo nhánh trong khu vực phân phối nhánh hoặc bộ đấu chéo chính trong khu vực phân phối chính bằng cáp nhánh.

+ Hệ thống cáp nhánh chỉ bao gồm một điểm hợp nhất trong khu vực phân phối vùng giữa bộ đấu chéo nhánh và phần lắp đặt với thiết bị.

- Chiều dài hệ thống cáp nhánh:

+ Chiều dài hệ thống cáp nhánh là chiều dài cáp từ phần đấu nối với thiết bị tại bộ đấu chéo nhánh tới phần đấu nối với thiết bị trong khu vực phân phối thiết bị Chiều dài cáp nhánh lớn nhất là 90 m Chiều dài lớn nhất bao gồm cả dây nối thiết bị không được lớn hơn 100 m.

+ Chiều dài lớn nhất của hệ thống cáp trong nhà trạm đối với cáp quang là 300 m (gồm cả dây nối thiết bị), 90 m đối với cáp đồng (không gồm dây nối thiết bị) và 100 m gồm cả dây nối thiết bị.

+ Nếu trong phòng sử dụng các ổ cắm vùng, chiều dài lớn nhất của cáp đồng phải giảm hơn nữa (xem phần dưới đây).

- Chiều dài lớn nhất của hệ thống cáp đồng: Cáp đồng được sử dụng tại các ổ cắm vùng trong khu vực phân phối vùng Dựa trên các yếu tố về suy hao xen, khoảng cách lớn nhất phải được xác định theo công thức sau:

Z = C - T £ 22 m đối với loại cáp 24 AWG UTP/ScTP hoặc £ 17 m đối với loại cáp 26 AWG ScTP

C là chiều dài tổng cộng lớn nhất (m) của cáp vùng, cáp thiết bị, dây nối

H là chiều dài (m) của cáp nhánh (H + C £ 100m)

D là yếu tố đánh giá cho dây nối (0,2 đối với loại cáp 24 AWG UTP/24 AWG ScTP và 0,5 đối với loại cáp 26 AWG ScTP)

Z là chiều dài lớn nhất (m) của cáp vùng

T là tổng chiều dài của các dây nối tới thiết bị

Xây dựng trung tâm dữ liệu Data center

Các Mô-đun

Cơ sở hạ tầng dữ liệu trở nên phức tạp hơn mỗi năm khi các công nghệ mới được thêm vào, tạo ra một mớ hỗn độn của các khung và bảng điều khiển không tương thích trên các silo mạng, máy chủ và lưu trữ Chuyển sang thiết kế mô-đun có thể giúp các doanh nghiệp đơn giản và linh hoạt hơn rất nhiều, cho phép các kiến trúc sư CNTT doanh nghiệp trải qua những thất bại lớn khi họ phải thêm hoặc xóa các khối xây dựng trong một trung tâm dữ liệu.

Tuy nhiên, khi các khối xây dựng có thể nhanh chóng được thêm vào hoặc xóa khỏi cơ sở hạ tầng để bạn có thể có tài nguyên theo yêu cầu và tránh cung cấp quá mức, bạn sẽ có được mô đun hóa thực sự Một cách tiếp cận ngày càng phổ biến là xây dựng một trung tâm dữ liệu mô-đun sẽ tương thích với các khung khác nhau khi công nghệ tiến bộ mỗi năm Các mô-đun không chỉ có thể mở rộng theo yêu cầu, mà chúng còn có thể tương tác và hợp lý hóa việc quản lý trung tâm dữ liệu tổng thể với một bàn điều khiển duy nhất, giúp giảm đáng kể sự đau đầu cho các quản trị viên trung tâm dữ liệu làm việc quá sức.

Hội tụ hệ thống khi có thể

Các nhà quản lý CNTT doanh nghiệp đã chuyển sang cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu hội tụ vì nó sử dụng ít tài nguyên hơn và tiết kiệm chi phí trong thời gian dài , do đó sẽ hiệu quả hơn Sự hội tụ lưu trữ đã bắt đầu từ hơn một thập kỷ trước với các ổ đĩa cứng di chuyển từ các máy chủ sang các mảng lưu trữ chia sẻ tập trung, được kết nối qua các mạng tốc độ cao Gần đây, bộ nhớ flash đã được thêm vào các thiết bị lưu trữ doanh nghiệp để tạo ra các giải pháp lưu trữ lai với tốc độ nhanh hơn 100 lần so với kiến trúc cũ.

Thay vì có các thiết bị chuyên dụng để tính toán và lưu trữ, các chức năng có thể được kết hợp thành một thiết bị Trung tâm dữ liệu sau đó được xây dựng với một lớp tài nguyên duy nhất chứa tất cả các tài nguyên máy chủ và lưu trữ cần thiết để cung cấp năng lượng cho bất kỳ ứng dụng hoặc khối lượng công việc nào Điều này cải thiện khả năng mở rộng mà không cần phải chi nhiều hơn cho phần cứng bổ sung hoặc thiết bị mạng chuyên dụng, tốc độ cao.

Hãy để phần mềm đi đầu

Thời của phần cứng đắt tiền, chuyên dụng trong các trung tâm dữ liệu đang kết thúc Chúng không phải là linh hoạt hay di động, và nhiều thiết bị được cung cấp bởi các mảng cổng có thể lập trình trường (FPGA) hoặc các mạch tích hợp dành riêng cho ứng dụng (ASIC) hỗ trợ các khả năng phần mềm mới mà các trung tâm dữ liệu hoặc cơ sở hạ tầng đám mây ngày nay yêu cầu Việc tách biệt trí thông minh chính sách và logic thời gian chạy khỏi phần cứng cơ bản và trừu tượng hóa nó thành một lớp phần mềm phân tán cho phép nó được tự động hóa và kiểm soát tập trung Điều này cho phép quản trị viên trung tâm dữ liệu cung cấp các dịch vụ mới mà không cần thêm phần cứng, giúp tiết kiệm chi phí và cung cấp sự linh hoạt hơn Và các ứng dụng phân tán có thể cải thiện thời gian hoạt động, khả năng mở rộng toàn cầu và tính liên tục của dịch vụ trong các lỗi trang web.

Tận dụng phần cứng tiêu dùng

Google đã phát triển tìm kiếm Web và các dịch vụ đám mây khác nhờ vào phần cứng hàng hóa giá rẻ chạy phần mềm phân tán Cách tiếp cận sáng tạo này cho phép nó mở rộng nhanh chóng với đầu tư tối thiểu Các doanh nghiệp truyền thống đã bị cuốn vào một chu kỳ tốn kém trong việc nâng cấp phần cứng trung tâm dữ liệu cứ sau 3-5 năm, thay thế nó bằng các thiết bị mới hơn, đắt tiền hơn Ngày nay, họ có thể gặt hái những lợi ích tương tự từ phần cứng hàng hóa mà các nhà cung cấp đám mây làm Một lớp phần mềm phân tán trừu tượng hóa tất cả các tài nguyên trên các cụm nút hàng hóa, mang lại khả năng tổng hợp vượt qua cả các phương pháp tiếp cận nguyên khối mạnh mẽ nhất Giá trị nằm ở phần mềm hỗ trợ phần cứng chi phí thấp.

Trao quyền cho người dùng đầu cuối

Các trung tâm dữ liệu ngày nay cần phải kiên cường và đáng tin cậy hơn bao giờ hết Họ phải tiếp tục xử lý các nhu cầu dữ liệu doanh nghiệp truyền thống, nhưng cũng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các ứng dụng từ cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo (VDI) cho đến nhân viên lắp đặt các thiết bị cầm tay ở mọi nơi Để đối phó với việc tiêu dùng CNTT của CNTT, các quản trị viên đang bàn, ứng dụng và dữ liệu được tập trung trong trung tâm dữ liệu và được nhân viên truy cập thông qua bất kỳ thiết bị nào từ bất kỳ đâu Việc hiện đại hóa trung tâm dữ liệu sẽ cho phép các nhà quản lý trung tâm dữ liệu giải quyết tốt hơn các yêu cầu khối lượng công việc rộng lớn do tiêu dùng mới, do sử dụng, cũng như đối phó với các hệ thống VDI chuyên sâu tính toán, dịch vụ dữ liệu doanh nghiệp chuyên sâu lưu trữ (như Dropbox) hoặc doanh nghiệp ảo hóa hiện có các ứng dụng.

Phá vỡ các “silo”

Sự phức tạp ngày càng tăng và chức năng của các trung tâm dữ liệu đã dẫn đến sự hình thành các silo công nghệ, với mỗi được quản lý bởi một nhóm các chuyên gia Ví dụ: một nhóm có thể xử lý việc lưu trữ thông tin và quản lý dữ liệu trong hầm lưu trữ, trong khi các nhóm khác giám sát các silo mạng, máy chủ và ảo hóa Sử dụng các thiết bị kết hợp có nghĩa là bạn không cần nhóm chuyên gia riêng biệt cho mỗi công nghệ Việc tích hợp các công nghệ vào một đơn vị có khả năng mở rộng duy nhất, hoặc khối xây dựng trung tâm dữ liệu, giúp giảm nhu cầu về đội ngũ nhân viên chuyên môn cao.

Xây dựng một hệ thống đa nhiệm tận dụng điện toán đám mây

Nhiều doanh nghiệp muốn có thể sử dụng đám mây công cộng cho một số thứ nhưng vẫn giữ các ứng dụng quan trọng trong kinh doanh liên quan đến dữ liệu bí mật trong giới hạn của trung tâm dữ liệu riêng Để đáp ứng những nhu cầu kép này, các tập đoàn đang sử dụng môi trường đám mây lai Các đám mây công cộng được cung cấp bởi Amazon Web Services và các dịch vụ khác cung cấp việc cung cấp theo yêu cầu và chia sẻ tài nguyên theo nhiều người thuê Các đám mây riêng cũng có thể làm điều đó, nhưng sự khác biệt là chúng vẫn nằm dưới sự quản lý của nhóm trung tâm dữ liệu và cho phép kiểm soát nhiều hơn các thỏa thuận cấp độ bảo mật, hiệu suất và dịch vụ Môi trường lai cung cấp tốt nhất của cả hai thế giới.

Tập trung cung cấp dịch vụ liên tục

Chiến lược khắc phục thảm họa doanh nghiệp có xu hướng phản ứng Tuy nhiên, tiêu dùng hóa đã thay đổi hoàn toàn sự mong đợi của người dùng Nếu có sự cố gián đoạn hoặc độ trễ, người dùng sẽ đi xung quanh CNTT doanh nghiệp và sử dụng các dịch vụ dựa trên đám mây trái phép Để cung cấp gần

100 phần trăm khả dụng, quản trị viên phải chủ động hơn và tập trung vào tính liên tục của dịch vụ thay vì khắc phục thảm họa Điều này có nghĩa là tái kiến trúc các trung tâm dữ liệu

Xây dựng hệ thống mạng hạ tầng vật lý thiết yếu (NCPI)

Trong một doanh nghiệp, các nhân viên (people) hoạt động tuân theo các quy trình công việc (Process) của công ty, các quy trình đó được hỗ trợ bởi hệ thống thiết bị IT , thiết bị công nghệ (Technology) và hệ thống thiết bị công nghệ đó hoạt động được nhờ các dịch vụ của Mạng hạ tầng vật lý thiết yếu (Network-critical Physical Infrastructure – NCPI).

– Hệ thống phân phối nguồn

– Hệ thống máy phát điện,

– Hệ thống báo động, đo nhiệt độ môi trường và báo cháy báo nổ, phòng cháy, chữa cháy

– Hệ thống dịch vụ vv.

Chúng ta gọi là Hệ thống Mạng hạ tầng vật lý thiết yếu (NCPI) bởi vì tầm quan trọng của nó trong việc hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp Với sơ đồ trên chúng ta có thế thấy rõ ảnh hưởng như thế nào của NCPI đối với khả năng hoạt động liên tục tính sẵn sàng hoạt động của doanh nghiệp Toàn bộ hệ thống thông tin, công nghệ sẽ không thể hoạt động được nếu sự cố xảy ra ở lớp NCPI bất kể rằng hệ thống công nghệ trên được đầu tư tiên tiến thê nào.

Hơn nữa, trong môi trường kinh doanh, yêu cầu của xã hội hay khách hàng thay đổi một cách nhanh chóng, các quy trình cũng luôn được điều chỉnh cho phù hợp, hệ thống IT cũng thay đổi nhanh chóng cả về số lượng cũng như công nghệ Điều này đặt ra yêu cầu cho hệ thống NCPI cần phải ổn định vững chắc (High Availability) để phục vụ, mềm dẻo (khả năng mở) để đáp ứng nhu cầu thay đổi, tốc độ thay đổi phải nhanh đáp ứng kịp yêu cầu thay đổi của kinh doanh (High Agility) Ví dụ khi có cơ hội kinh doanh cần nắm bắt cơ hội, lực lượng lao động (people) có thể huy động, hệ thống IT có thể mua, triển khai nhanh chóng tuy nhiên cơ sở hạ tầng không thể thay đổi kịp để phục vụ các yêu cầu mới nảy sinh Điều này đòi hỏi hệ thống NCPI cần phải có tính mềm dẻo nâng cấp kịp thời (Agility).

Giá trị mà hệ thống NCPI cung cấp cho doanh nghiệp có giá trị càng cao khi tính sẵn sàng của hệ thống càng (Availability), khả năng đáp ứng nhanh cao (Agility) và tồng chi phí của người sở hữu càng thấp (Total Cost of Ownership – TCO)

Giá trị mà hệ thống NCPI cung cấp cho doanh nghiệp có thể được thể hiện theo công thưc dưới đây:

Availability: Yêu cầu hệ thống có độ tin cậy cao (Mean Time Between Failure –

MTBF cao), Độ dự phòng cao (Redundant), thời gian sửa chữa khắc phục ngắn nhất (Mean Time to Repair – MTTR thấp), khả năng thay thế nóng (Hot Swap), Thiết kế đơn giản nhất để giảm các sự cố do người sử dụng vô tình gây ra

Agility (Tính linh động): Yêu cầu hệ thống có khả năng triển khai nhanh, Có khả năng nâng cấp mở rộng hoặc thu nhỏ , có khả năng thay đổi cấu hình theo yêu cầu Tốc độ đáp ứng nhanh phục vụ kịp thời cho các yêu cầu của kinh doanh Đây là một điều rất khó đối với cơ sở vật lý hạ tầng vì nó liên quan đến rất nhiều khâu khác nhau như Xây dựng, Điện lực, hệ thống phân phối nguồn, UPS công suât lớn, Hệ thống làm mát….

TCO (Total Cost of Ownership): Yêu cầu chi phí đầu tư ban đầu thấp trong khi vẫn đáp ứng được nhu cầu sử dụng, mặt khác đòi hỏi giảm thiểu lãng phí đầu tư do thiết kế quá cỡ, chi phí điện năng sử dụng, chi phí làm mát thấp, thất thoát điện năng thấp, chi phí bảo dưỡng sửa chữa thấp, chi phí quản lý thấp (bao gồm nhân công).

Các cấp về tính sãn sàng cao cho UPS có thể liệt kê như sau:

Cấp 1: Sử dụng UPS đơn – độ tin cậy của hệ thống phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng linh kiện, vào thương hiệu của hãng.

Cấp 2: Sử dụng hệ thống UPS có dự phòng – độ tin cậy của hệ thống cao hơn rất nhiều tuy nhiên thời gian sửa chữa khắc phục sự cố hay nâng cấp hệ thống sẽ làm ảnh hưởng đến tính sãn sàng hoạt động của hệ thống.

Cấp 3: Sử dụng hệ thống UPS có dự phòng và có khả năng thay thế nóng – độ tin cây của hệ thống là rất cao bởi vì khả năng thay thế nóng giúp giảm thiểu (loại trừ) thời gian sửa chữa của hệ thống Tuy nhiên tính sẵn sàng của hệ thống này sẽ bị ảnh hưởng nếu như không có giám sát, quản trị chặt chẽ để sự cố kéo dài ví dụ như khi có sự cố về nguồn yếu trong thời gian dài, UPS thông báo lỗi lưới điện tuy nhiên người quản trị không được thông báo, hay biêt dẫn đến UPS chạy cạn ăcquy và tắt hệ thống một cách đột ngột.

Cấp 4: Sử dụng hệ thống UPS có dự phòng, có thay thế nóng, có khả năng hỗ trợ quản trị cao – Khả năng hỗ trợ quản trị của hệ thống sẽ ngăn chặn sự cố bằng cách chủ động thông báo cho người quản trị về các sự cố tiềm ẩn hay đang xảy ra, giảm thiểu thời gian phát hiện/khắc phục sự cố nhờ các thông tin nhật ký làm việc giảm thiểu chi phí quản lý, phí sửa chữa Quay lại ví dụ ở trên, hệ thống cấp 4 này sẽ nhắn tin cho người quản trị qua email, SMS, SNMP trap tới hệ quản trị tập trung người quản trị sẽ có đủ thời gian để khởi động máy phát điện cung cấp một nguồn điện tốt cho hệ thống UPS tránh tình trạng acquy cạn kiệt.

CÁC LOẠI TRUNG TÂM DỮ LIỆU

Trung tâm dữ liệu Hyperscale

• Là một TTDL được sở hữu và vận hành bởi công ty mà nó hỗ trợ Bao gồm các công ty lớn như AWS, Microsoft, Google và Apple.

• Chúng cung cấp các ứng dụng mạnh mẽ, có thể mở rộng và danh mục dịch vụ lưu trữ dữ liệu cho các cá nhân hoặc doanh nghiệp

• Năng lực điện toán của Hyperscale là cần thiết cho điện toán đám mây và lưu trữ dữ liệu lớn

• Từ 500 tủ cabinet trở lên, và kích thước tối thiểu 10.000m2

• Thường có tối thiểu 5.000 máy chủ được liên kết với nhau số lượng cáp lớn, tốc độ cao

• Có thể sử dụng các công ty bên ngoài trên phù hợp cho việc lắp đặt ban đầu trước khi duy trì và quản lý nội bộ.

Trung tâm dữ liệu Colocation

• Chủ nhân hoặc tổ chức sở hữu TTDL cho thuê mặt bằng, giải pháp năng lượng và làm mát cho nhiều doanh nghiệp hoặc các khách hàng hyperscale ở một vị trí nhất định

• Các công ty có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho các công ty có nhu cầu hoặc không có đủ khả năng để tự bảo trì

• Tùy vào nhu cầu của hệ thống mạng, khách hàng có thể thuê 1 đến 100 tủ cabinet, hoặc cú thể thuờ ẵ hoặc thậm chớ ẳ tủ

• Một TTDL colocation có thể chứa đựng hàng trăm, thậm chí hàng nghìn khách hàng

Trung tâm dữ liệu doanh nghiệp

• Là một TTDL được sở hữu và vận hành bởi chính công ty nó hỗ trợ (tương tự như Hyperscale), thường được xây ngay trên khuôn viên của công ty đó (nhưng cũng có thể được xây ở vị trí khác)

• Một số khu vực của TTDL có thể được tách ra, nhằm phân biệt các khu vực khác nhau của doanh nghiệp.

• Thường sử dụng các công ty ngoài trong việc xây dựng ban đầu, việc bảo trì được thực hiện nội bộ

• Có ít nhất là 10 tủ cabinet

4 Trung tâm dữ liệu viễn thông

• Là một cơ sở được sở hữu và vận hành bởi một công ty viễn thông hoặc nhà cung cấp dịch vụ (Viettel, FPT, )

• Các loại trung tâm dữ liệu này yêu cầu kết nối rất cao và chủ yếu chịu trách nhiệm thúc đẩy phân phối nội dung, dịch vụ di động và dịch vụ đám mây.

• Sử dụng chính nhân sự của họ trong quá trình lắp đặt và quản lý

• Một số công ty vận hành một TTDL trong TTDL

• Một số TTDL viễn thông đang tận dụng diện tích trong các cơ sở của họ để tích hợp thêm các dịch vụ khác

CÁC GIẢI PHÁP CƠ SỞ DỮ LIỆU

Giải pháp trung tâm dữ liệu là gì?

Các giải pháp trung tâm dữ liệu đề cập đến các sản phẩm và dịch vụ cần thiết để tạo và duy trì trung tâm dữ liệu Các sản phẩm bao gồm thiết bị CNTT, như máy chủ, bộ định tuyến, hệ thống lưu trữ và tường lửa, cũng như cơ sở hạ tầng hỗ trợ cho trung tâm dữ liệu vật lý, như hệ thống làm mát, pin, máy phát điện và hệ thống cáp Dịch vụ bao gồm hỗ trợ kỹ thuật, cài đặt và cấu hình.

Tùy thuộc vào quy mô và nhu cầu, một doanh nghiệp có thể sử dụng các trung tâm dữ liệu của riêng mình hoặc doanh nghiệp có thể chia sẻ một phần của trung tâm dữ liệu với những người thuê khác Do đó, các giải pháp trung tâm dữ liệu có thể chỉ bao gồm việc thiết lập và bảo trì một số giá đỡ nhất định trong một trung tâm dữ liệu hoặc chúng có thể mở rộng để bao gồm thiết kế và xây dựng một trung tâm dữ liệu độc quyền hoàn toàn mới.

Khi nhiều dữ liệu và cơ sở hạ tầng được ảo hóa, nhiều giải pháp giải quyết các tài nguyên cần thiết để truy cập và bảo vệ dữ liệu trong đám mây Một trung tâm dữ liệu được xác định bằng phần mềm chạy khối lượng công việc cục bộ hoặc trên đám mây hoặc di chuyển chúng qua lại khi cần thiết Thông thường, các doanh nghiệp sử dụng một trung tâm dữ liệu vật lý cùng với các nhà cung cấp hoặc tài nguyên đám mây Các giải pháp trung tâm dữ liệu sau đó có thể bao gồm hỗ trợ cho mạng, lưu trữ và bảo mật ảo hóa.

Giải pháp xây dựng hạ tầng Data Center

Hệ thống Data-Center phân loại mức độ tiêu chuẩn công nghiệp được phát triển bởi Viện Uptime (biểu đồ bên dưới) - Và sử dụng những công nghệ mới với chất lượng tốt, đảm bảo tính mềm dẻo và có khả năng mở rộng trong tương lai một cách dễ dàng.

Giải pháp Data Center Infrastruxure

Hệ thống InfraStruXure - cung cấp giải pháp tổng thể cho xây dựng trung tâm dữ liệu hiện tại và mở rộng trong tương lai InfraStruXure là hệ thống có kiến trúc mở, tích hợp, dễ thích ứng cho hạ tầng vật lý của trung tâm dữ liệu

Cơ sở hạ tầng vật lý mạng thiết yếu bao gồm hệ thống tủ rack, thiết bị mạng viễn thông và công nghệ thông tin Sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin đang đặt ra nhiều thách thức mới cho việc thiết kế, triển khai và quản trị cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu

Một trong những thách thức lớn của các trung tâm dữ liệu ngày nay là công suất nguồn tăng cao và mật độ dây cáp tăng dẫn đến nhiệt độ trong trung tâm dữ liệu tăng cao, gây nên sự hoạt động không bình thường của hệ thống.

Hệ thống InfraStruXure với giải pháp làm mát hoạt động theo nguyên lý đẩy khí nóng ra sau tủ rack và hệ thống dây cáp được sắp xếp gọn gàng sẽ giúp giải quyết vấn đề này Bên cạnh đó kiến trúc tủ giá theo dạng mô đun sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng quy mô của trung tâm dữ liệu

Giải pháp InfrastruXure (ISX) là một giải pháp tích hợp các hệ thống vật lý thiết yếu của trung tâm dữ liệu nhằm đảm bảo trung tâm dữ liệu có tính sẵn sàng cao, khả năng mở rộng linh hoạt, khả năng quản trị cao, mức độ an ninh cao đồng thời đảm bảo tính kinh tế trong đầu tư cũng như trong vận hành.

Giải pháp ISX cho phép việc đầu tư theo hướng nhu cầu đến đâu đầu tư tới đó, tối ưu hoá đầu tư ban đầu cũng như chi phí tiêu hao trong vận hành.

Việc thiết kế dựa trên nguyên tắc đảm bảo độ linh hoạt, mở rộng tối đa gắn chặt nhu cầu về nguồn điện với nhu cầu về làm mát của trung tâm dữ liệu.

Hoạt động CNTT là một khía cạnh quan trọng của hầu hết các bộ phận tổ chức Một trong nhưng mối quan tâm chính là kinh doanh liên tục; của các công ty dựa vào hệ thống thông tin của họ Nếu 1 hệ thống không khả dụng, hoạt động của công ty có thể bị suy yếu hoặc dừng hoàn toàn Cần phải cung cấp một cơ sở hạ tầng đáng tin cậy của các hoạt động CNTT, để giảm thiểu bất kỳ cơ hội gián đoạn xnào Bảo mật thông tin cungx là 1 mối quan tâm và vì lí do này, một trung tâm dữ liệu phải cung cấp 1 môi trường an toàn nhằm giảm thiểu khả năng vi phạm an ninh Do đó 1 số trung tâm dữ liệu phải dữ tiêu chuẩn cao để đảm bảo tính toàn vẹn và chức năng môi trường đó lưu trữ.

 Công nghệ hóa ảo : điều này có thể sử dụng để giảm kích thước số cấp hệ điều hành Nó được coi là một phân vùng: 1 máy chủ vật lý duy nhất được cắt thành nhiều phân vùng nhỏ (còn gọi môi trường ảo (VE),máy chủ riêng ảo (VPS) mỗi phân vùng như vậy giống như một máy chủ thật sự , từ quan điểm nguwoif dùng ,hồ sơ công ty.

 Lưu trữ :Kiến trúc giải pháp lưu trữ hoạt động theo cách làm tất cả các thiết bị lưu trữ có sẵn cho các máy chủ trên mạng LAN hoặc WAN Khi nhiều thiết bị lư trữ được thêm vào mạng NES hoặc mạng SAN, chúng có thể truy cập được từ bất kỳ máy chủ nào trong mạng nào lớn hơn, trong trường hợp này máy chủ chỉ hoạt động như một con đường giữa người cuối cùngvà dữ liệu được lưu trữ Giair pháp luwu trữ có dạng : lưu trữ trực tuyến,sao lưu lưu trữ và giải pháp khắc pục thảm họa.

 Máy chủ : Giair pháp máy chủ máy tính hoặc thiết bị trên mạng quản lí tài nguyên mạng

Lợi ích của việc xây dựng hạ tầng Data Center

Lợi ích mà một Data Center hoàn chỉnh mang lại cho khách hàng là:

- Có hệ thống dữ liệu tập trung

- Đáp ứng được sự bùng nổ của dữ liệu

- Kiểm soát an ninh nghiêm ngặt

- Giảm thiểu thiệt hại do các sự cố do mất điện

- Luôn có tính dự phòng và khả năng đáp ứng cao

- Có thể dễ dàng phát triển và nâng cấp

- Được cảnh báo khi có bất kỳ sự cố nào xảy ra

- Cân bằng giữa sự phát triển của công ty và đầu tư CNTT

- Giảm thiểu chi phí phát sinh.

Ngày đăng: 10/04/2024, 10:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w