1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhóm 2 quan điểm của chủ nghĩa mác lênin về giai cấp công nhân và liên hệ với thực trạng phát triển của giai cấp công nhân việt nam hiện nay

23 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin về giai cấp công nhân và liên hệ với thực trạng phát triển của giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay
Tác giả Đặng Trần Gia Bảo, Nguyễn Gia Bảo, Trương Quang Bảo, Nguyễn Thanh Bình, Lê Quang Hùng, Ngô Văn Quý Hải, Bùi Minh Vượng
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Quyết
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP. HCM
Chuyên ngành Khoa Lý Luận Chính Trị
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 1,94 MB

Nội dung

Lý do chọn đề tài Trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng giai

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM

KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

BỘ MÔN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ

Quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin về giai cấp công nhân và liên hệ với thực trạng phát triển của giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay

MÃ MÔN HỌC: LLCT120405_21_2_18CLC

THỰC HIỆN: Nhóm 02 Thứ 7 tiết 03-04 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS Nguyễn Thị Quyết

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM THAM GIA VIẾT

TIỂU LUẬN

HỌC KÌ II, NĂM HỌC 2021-2022Nhóm số 02 (Lớp thứ 07, tiết 03-04)

Tên đề tài: Quan điểm của chủ nghĩa Mác–Lênin về giai cấp công nhân và liên hệ với thực

trạng phát triển của giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay

STT

TỶ LỆ % HOÀN THÀNH

SĐT

Ghi chú:

 Tỷ lệ % = 100%

 Trưởng nhóm: Bùi Minh Vượng

Nhận xét của giáo viên:

Ngày Tháng Năm…

Giáo viên chấm điểm

Trang 3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

PHẦN NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM 4

1.1 Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân thế giới 4

1.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân 4

1.1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân thế giới 5

1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam 6

1.2.1 Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam 6

1.2.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam 6

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 8

2.1 Tình hình chung của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 8

2.1.1 Về số lượng, cơ cấu: 8

2.1.2 Về chất lượng: 9

2.2 Những ưu điểm và những mặt hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam 10

2.2.1 Ưu điểm: 10

2.2.2 Hạn chế: 11

2.3 Phương hướng và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay 12

2.3.1 Phương hướng: 12

2.3.2 Giải pháp 15

KẾT LUẬN 18

PHỤ LỤC 19

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay theo hướng công nghiệp hóa,hiện đại hóa và chủ động bước vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, việc xây dựng giaicấp công nhân nước ta lớn mạnh, có kiến thức chuyên môn sâu và kỹ năng nghề nghiệpcao là nhiệm vụ quan trọng, cấp bách và hàng đầu là trách nhiệm của Đảng, nhà nước, của

cả hệ thống chính trị cũng như mỗi người công nhân

Nhưng thực trạng giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay cho thấy nếu không có sự cảicách, thay đổi cách chính sách, cải tiến các chương trình đào tạo thì giai cấp công nhânViệt Nam mãi chỉ là những con người nghèo nàn cả về mặt kinh tế lẫn tri thức và ChủNghĩa Xã Hội Khoa Học mãi mãi không thể nào đạt được Sẽ không có xã hội công bằng,dân chủ, văn minh ở nơi mà tri thức con người bị xem thường, sẽ không có dân giàu nướcmạnh nếu bộ phận quản lý và những người trực tiếp đứng ra xây dựng đất nước thiếu tinhthần trách nhiệm, lòng nhiệt huyết, sự đoàn kết và một ý chí muốn đưa nước nhà sánh vaivới các cường quốc năm châu Với mong muốn giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng

phát triển lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, nhóm em chọn đề tài “Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về giai cấp công nhân và liên hệ với thực trạng phát triển của giai cấp công nhân ở Việt Nam hiện nay” nhằm nêu lên thực trạng phát triển chung của

giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, từ đó đề ra những phương hướng và giải pháp đểnâng cao chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam

2 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu và làm sáng tỏ những nội dung cơ bản của quan điểm của chủ nghĩa Mác –Lênin về giai cấp công nhân, đồng thời làm rõ các vấn đề của giai cấp công nhân ViệtNam ngày nay và đề xuất các giải pháp để khắc phục những vấn đề đã nêu trên

Page | 2

Trang 5

3 Phương pháp nghiên cứu

Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biệnchứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tíchthông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá

Trang 6

PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VỀ GIAI CẤP CÔNG NHÂN VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM

1.1 Khái niệm và đặc điểm của giai cấp công nhân thế giới.

1.1.1 Khái niệm giai cấp công nhân.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau để chỉ giai cấp công nhânnhư giai cấp vô sản; giai cấp vô sản hiện đại; giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp côngnhân đại công nghiệp

Đó là những cụm từ đồng nghĩa để chỉ: giai cấp công nhân - con đẻ của nền đại côngnghiệp tư bản chủ nghĩa, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phươngthức sản xuất hiện đại C.Mác và Ph.Ăngghen còn dùng những thuật ngữ có nội dung hẹphơn để chỉ các loại công nhân trong các ngành sản xuất khác nhau, trong những giai đoạnphát triển khác nhau của công nghiệp: công nhân khoáng sản, công nhân công trường thủcông, công nhân công xưởng, công nhân nông nghiệp,

Dù diễn đạt bằng những thuật ngữ khác nhau, song giai cấp công nhân được các nhà kinhđiển xác định trên hai phương diện cơ bản: kinh tế - xã hội và chính trị - xã hội.Giai cấp công nhân là những người lao động theo phương thức công nghiệp với công cụlao động là máy móc, có năng suất cao, quá trình lao động mang tính chất xã hội hóa Giaicấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp Giai cấp công nhân chủ thểcủa quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là đại biểu cho lực lượng sản xuất và phương thứcsản xuất tiên tiến, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của xã hội hiện đại

Giai cấp công nhân trong nền kinh tế có phương thức sản xuất tiên tiến và sản xuất đạicông nghiệp nên giai cấp công nhân được rèn luyện có những phẩm chất đặc biệt về tính

tổ chức, kỷ luật lao động, tâm lý lao động và tinh thần hợp tác Giai cấp công nhân là giaicấp cách mạng có tinh thần cách mạng triệt để Những đặc điểm ấy chính là những phẩm

Page | 4

Trang 7

chất cần thiết để giai cấp công nhân có vai trò lãnh đạo cách mạng.

Từ phân tích trên có thể hiểu về giai cấp công nhân theo khái niệm sau: “Giai cấp côngnhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triểncủa nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; Là lựclượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Ởcác nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là những người không có hoặc về cơ bảnkhông có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lộtgiá trị thặng dư Ở các nước xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân cùng nhân dân lao độnglàm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chungcủa toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.”

1.1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân thế giới

Thứ nhất, Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất vật chất với

công cụ là máy móc (có trình độ trí tuệ ngày càng cao, có nhiều sáng chế, phát minh lýthuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất) Do đó, giai cấp công nhân có vai trò quantrọng trong việc quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội

Thứ hai, Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với cấp tư sản về lợi ích Giai cấp công

nhân xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm chủ xã hội.Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ những vấn đề cơbản đó Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để Đây là “giai cấp dântộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu trách nhiệm trước hết vớidân tộc mình

Giai cấp công nhân là giai cấp có hệ tư tưởng riêng cho mình Hệ tư tưởng của giai cấpcông nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin Nó đã phản ánh sứ mệnh lịch sử của giai cấp côngnhân, đồng thời dẫn dắt giai cấp công nhân trong quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử củamình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con người Đảng của giai cấp công nhân làĐảng cộng sản hay còn gọi là Đảng Mác-Lênin

Trang 8

1.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam.

1.2.1 Sự ra đời của giai cấp công nhân Việt Nam

Sau khi đàn áp những cuộc đấu tranh của nhân dân ta, Pháp tiến hành công cuộc khaithác thuộc địa lần thứ nhất (1897-1914) Trong công cuộc khai thác thuộc địa này Pháp đãmang phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa bước đầu du nhập vào Việt Nam, đem lạinhiều phương pháp tiến bộ, khoa học hơn so với phương thức phong kiến, làm cho nềnkinh tế Việt Nam có nhiều chuyển biến cơ bản Từ những sự thay đổi đó giai cấp côngnhân Việt Nam ra đời

Giai cấp công nhân Việt Nam sinh ra từ một dân tộc có lòng yêu nước nồng nàn, cótruyền thống đấu tranh chống ngoại xâm Sinh ra thời đất nước bị kẻ thù xâm lược, khiếncho ý chí và động cơ cách mạng của giai cấp công nhân Việt Nam được nâng lên gấp bội.Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân Việt Nam là giai cấptiên phong trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, liên minh, đoàn kết chặt chẽ vớitầng lớp nông dân, tầng tới trí thức và các tầng lớp nhân dân lao động yêu nước đã làmnên thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945, chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫyđịa cầu và Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, giành thống nhất, độc lập cho Tổ quốc, tự dohòa bình cho Dân tộc

1.2.2 Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam

Đánh giá về giai cấp công nhân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Chỉ cógiai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc đương đầu vớibọn đế quốc thực dân.” (trích trong bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng)

Vì ra đời ra trong thời kì chiến tranh xâm lược nên giai cấp công nhân nước ta luôn anhdũng, kiên cường đấu tranh chống kẻ thù xâm lược Phong trào đấu tranh của công nhântừng bước trưởng thành phát triển, từ tự phát đến tự giác và không ngừng lớn mạnh

Page | 6

Trang 9

Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam - tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn nhất của giai cấpcông nhân Việt Nam là kết quả tất yếu của quá trình phát triển phong trào công nhân nước

ta cùng với việc chuẩn bị các điều kiện lý luận, tư tưởng, chính trị, tổ chức của lãnh tụNguyễn ái Quốc

Giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ nông dân nghèo ra đô thị, vào các đồnđiền, xưởng máy nhỏ làm thuê cho chủ tư sản Chủ yếu sống bằng sức lao động, nguồnthu nhập chính là tiền công và cũng có thể có cổ phần hay cổ phiếu

Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào lúc chưa có nền công nghiệp hiện đại và chịuảnh hưởng của sản xuất nhỏ, tiểu nông nên trình độ khoa học, tay nghề và mức sống củacông nhân Việt Nam còn thấp

Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân Việt Nam là có truyền thống lao động cần cù,một lòng nồng nàn yêu nước, gắn bó mật thiết với dân tộc đặc biệt là nông dân và tầnglớp lao động

Trang 10

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1 Tình hình chung của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay

2.1.1 Về số lượng, cơ cấu:

 Số lượng

Trong bối cảnh cạnh tranh kinh tế toàn cầu, tất cả các nước đều coi nguồn nhân lực làcông cụ quan trọng nhất để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam đang có lợithế với lực lượng lao động dồi dào và cơ cấu lao động trẻ vì vậy nên giai cấp công nhânnước ta không ngừng lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, đa dạng về cơ cấu Theo sốliê „u thống kê, tính đến cuối năm 2013 tổng số công nhân lao động làm việc trực tiếp trongcác doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế ở nước ta là 11.565.900 người (chiếm12,8% dân số, 21,7% lực lượng lao động xã hội) Trong đó, có 1.660.200 công nhân làmviệc trong doanh nghiệp nhà nước; 6.854.800 công nhân trong các doanh nghiệp ngoàinhà nước và 3.050.900 công nhân trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Hiện nay, theo thống kê, tổng số lao động làm công hưởng lương trong các loại hìnhdoanh nghiệp ở nước ta có khoảng 24,5 triệu người, trong đó công nhân, lao động trongcác doanh nghiệp chiếm khoảng 60%, chiếm tỉ lệ khoảng 14% số dân số và 27% lựclượng lao động xã hội, song hằng năm giai cấp công nhân Việt Nam đã tạo ra trên 65%giá trị tổng sản phẩm xã hội và hơn 70% giá trị thu ngân sách nhà nước

 Cơ cấu

Công nhân trong doanh nghiê „p ngoài nhà nước và doanh nghiê „p có vốn đầu tư nướcngoài phát triển nhanh, ngược lại, công nhân trong doanh nghiê „p nhà nước ngày cànggiảm về số lượng Về trình đô „ học vấn và trình đô „ chuyên môn nghề nghiê „p, có 70,2%tổng số công nhân có trình đô „ trung học phổ thông; 26,8% có trình đô „ trung học cơ sở và3,1% có trình đô „ tiểu học Công nhân có trình đô „ trung cấp chiếm 17,9%, trình đô „ caođẳng chiếm 6,6%, trình đô „ đại học chiếm 17,4%, công nhân được đào tạo tại doanhnghiê „p chiếm 48%

Page | 8

Trang 11

Trước yêu cầu của sự phát triển, giai cấp công nhân nước ta còn nhiều hạn chế, bất câ „p.

“Sự phát triển của giai cấp công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu vàtrình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiệnđại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộquản lý giỏi, công nhân lành nghề, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiềuhạn chế; đa phần công nhân từ nông dân, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống” Chúng ta đang ở trong giai đoạn cơ cấu “dân số vàng” Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi

cơ cấu kinh tế lại không tương thích với quá trình chuyển dịch cơ cấu lao đô „ng Để hướngđến mô „t nền sản xuất công nghiê „p hiê „n đại, số lượng giai cấp công nhân lao đô „ng côngnghiê „p chỉ chiếm gần 22% lực lượng lao động xã hội là một con số hết sức khiêm tốn

2.1.2 Về chất lượng:

Trình độ văn hóa và tay nghề của công nhân thấp đã ảnh hưởng không tốt đến việc tiếpthu khoa học - kỹ thuật, đến năng suất lao động, chất lượng sản phẩm Theo đánh giá củaNgân hàng Thế giới (WB) năm 2014 về chất lượng lao đô „ng được tính theo thang điểm

10, thì chất lượng lao đô „ng Viê „t Nam chỉ đạt 3,79 điểm, xếp thứ 11/12 nước Châu ‡ thamgia xếp hạng của WB Trong khi Hàn Quốc đạt 6,91 điểm, Ấn Đô „ là 5,76 điểm, Malaysia

là 5,59 điểm, Thái Lan 4,94 điểm Còn theo kết quả khảo sát của Tổ chức Lao đô „ng quốc

tế (ILO) vào tháng 9 năm 2014, năng suất lao đô „ng của công nhân Viê „t Nam thuô „c vàonhóm thấp nhất của khu vực, chỉ bằng 1/5 lao đô „ng của công nhân Malaysia, 2/5 TháiLan, 1/15 Singapore, 1/11 Nhâ „t Bản, 1/10 Hàn Quốc Trong số các nước ASEAN, năngsuất lao đô „ng của công nhân Viê „t Nam chỉ cao hơn Campuchia và Lào

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê (TCTK), tính đến năm 2020, quy mô dân số cả nướcước đạt 97,58 triệu người, trong đó lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên khoảng 54,6 triệungười, chiếm gần 65% so với quy mô dân số cả nước Trung bình mỗi năm có khoảng 500

Trang 12

Covid-19, lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước giảm 1,2 triê „u người so với năm

2019, chủ yếu là do sự sụt giảm ở khu vực nông thôn (giảm hơn 1,1 triê „u người).Trong số lực lượng lao động năm 2020, có 53,4 triệu người đang làm việc, trên 1 triệungười thất nghiệp; khoảng 17,3 triệu người (số liệu năm 2018 và 2019) không hoạt độngkinh tế vì các lý do khác nhau Ngoài ra, theo Báo cáo Phát triển Con người toàn cầu năm

2020, chỉ số phát triển con người (HDI) năm 2019 của Việt Nam là 0,704, xếp vị trí117/189 quốc gia và vùng lãnh thổ Từ năm 1990 - 2019, giá trị HDI của Việt Nam đãtăng hơn 48%, từ 0,475 lên 0,704, thuộc các nước có tốc độ tăng HDI cao nhất trên thếgiới Chỉ số HDI của Việt Nam năm 2019 là 0,704, cao hơn mức trung bình 0,689 của cácquốc gia đang phát triển và dưới mức trung bình 0,753 của nhóm Phát triển con người cao

và mức trung bình 0,747 cho các quốc gia ở Đông ‡ và Thái Bình Dương Điều này chothấy Việt Nam hiện nay đang rất chú trọng đầu tư vào việc phát triển toàn diện con người

về tư duy và đạo đức Xét một cách tổng quan, chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam đã có

sự cải thiện rõ rệt Tất cả những yếu tố này đã góp phần nâng cao năng suất lao động củaViệt Nam trong thời gian qua Năm 2020, năng suất lao động toàn nền kinh tế theo giáhiện hành ước đạt 117,9 triệu đồng/lao động (tương đương 5.081 USD/lao động); tínhtheo giá so sánh, tăng 5,4% so với năm 2019 Bình quân giai đoạn 2016 - 2020, năng suấtlao động tăng 5,78%/năm, cao hơn so với mức tăng bình quân 4,35%/năm của giai đoạn

2011 - 2015 Tính chung giai đoạn 2011 - 2020, năng suất lao động tăng bình quân5,07%/năm

2.2 Những ưu điểm và những mặt hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam 2.2.1 Ưu điểm:

 Giai cấp công nhân hiện nay được xem là giai cấp đi đầu trong sự nghiệp đẩy mạnhcông nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, gắn liền với công cuộc phát triển kinh tế trithức, cũng như bảo vệ tài nguyên và môi trường

 Trong mọi thành phần kinh tế, giai cấp công nhận Việt Nam hiện nay rất đa dạng về

cơ cấu nghề nghiệp, đóng vai trò chủ chốt trong mọi lĩnh vực kinh tế nhà nước

Page | 10

Ngày đăng: 09/04/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w