MỞ ĐẦU Trình bày đề tài, lí do chọn : Body shaming có thể hiểu những phát ngôn mang tính tiêu cực về ngoại hình người khác, bất cứ ai cũng có thể bị Body shaming, không chỉ xảy ra giữa n
Trang 1BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
TƯ DUY PHẢN BIỆN
Trang 2Nguyễn Ngọc Thùy Dương 2273201080278 95%
Trang 3MỞ ĐẦ 1U
Trình bày đề tài, lí do chọn : 1
Mục đích nghiên cứ 1u: Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát: 2
I Cơ sở lý luận - khoa học: 2
1 Sơ lược về bodyshaming: 2
2 Lý luận khoa học: 4
II Trình bày quan điểm nhóm về ấn đề v: 5
III Phân tích thực trạng - Phản biện 6
1 Phân tích thực trạng 6
1.1 Mặt tiêu cực c a Body shaming: ủ 7
1.2 Mặt tích cực của “Body shaming”: 8
2 Nhận xét tổng quan dữ liệu th cứ ấp Câu hỏ- i ph n bi nảệ
Trang 4MỞ ĐẦU
Trình bày đề tài, lí do chọn :
Body shaming có thể hiểu những phát ngôn mang tính tiêu cực về ngoại hình người khác, bất cứ ai cũng có thể bị Body shaming, không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà còn giữa bạn bè, người quen, mà thậm chí là người thân trong nhà Đặc biệt một số trường hợp một số người còn tự Body shaming chính bản thân mình.Đây là vấn nạn rất phổ biến xuất hiện trên toàn thế giới, và tất nhiên không ngoại trừ Việt Nam
Những lời nói đó được buông ra như những nhát dao vô hình cứa từng nhát từng nhát vào tim người khác Hành động đó không chỉ diễn ra một lần mà có thể lặp đi lặp lại hàng ngày hàng hàng giờ, gây tổn thương nghiêm trọng đến người khác, người đó sẽ tổn thương sâu sắc về tinh thần, rơi vào trầm cảm, và chết dần chết mòn trong sự nghi ngờ đau khổ và tuyệt vọng Hành vi Body shaming đã vô tình giết người bằng những lời nói, gây ra tổn thương tâm lý biết bao nhiêu người, vì thế nên nhiều người đã muốn giải thoát bằng cách chọn cái chết Thế nên, nhóm chọn đề tài này nhằm muốn nghiên cứu thêm và lên án vấn nạn “body shaming”
Nguồn: (Hoangcuc, 2021)
Mục đích nghiên cứu:
Mục đích nhóm chọn và nghiên cứu đề tài “hot” này là muốn cho mọi người thấy được những hậu quả nghiêm trọng từ những lời nói qua cách ta “body shaming” người khác Và đưa ra những giải pháp nhằm đẩy lùi vấn nạn, mang đến 1 cuộc sống, 1 xã hội lành mạnh và văn minh hơn
Trang 5Đối tượng nghiên cứu, phạm vi khảo sát:
Ngày nay, với sự phát triển rộng của mạng internet và các trang mạng xã hội đã trở thành nơi lý tưởng để bất kì ai, không phân biệt giới tính, độ tuổi, địa vị hay quốc gia nào đều có thể trở thành nạn nhân của “body shaming” Nhưng số nhiều nhóm muốn hướng đến trong cuộc khảo sát này là ở độ tuổi học sinh, sinh viên Vì trong môi trường giáo dục đáng lí là chúng ta phải có những giây phút học tập vui vẻ cùng nhau, chứ không phải là đi miệt thị người khác hay hứng chịu những lời nói gây tổn thương rồi từ đó nó sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến tương lai, cuộc sống của lớp trẻ sau này
Nguồn: (Nguyễn Thị Huyền, 2021)
I Cơ sở lý luậ - khoa họn c:
1 Sơ lược về bodyshaming:
“Bodyshaming” là một cụm từ tiếng Anh dịch sang tiếng Việt có nghĩa là “miệt thị ngoại hình” Thuật ngữ này dùng để chỉ các lời nói, hành vi mang tính chất sỉ nhục, hạ thấp, phán xét, chê bai một cách ác ý về ngoại hình của người khác Những từ ngữ này thường mang tính chất “sát thương” khá cao, luôn nhắm vào các khuyết điểm của người khác và khiến nạn nhân cảm thấy buồn bã, tổn thương, khó chịu, thậm chí là ám ảnh đến suốt đời (Body shaming là gì? Làm sao để vượt qua nỗi sợ này?, n.d.)
Bên cạnh đó, tình trạng miệt thị ngoại hình còn có thể tồn tại ở dạng suy nghĩ Chính bản thân tự miệt thị mình khi họ cảm thấy mình không thể bắt kịp xu hướng, các chuẩn mực, tiêu chuẩn của cái đẹp mà xã hội đang theo đuổi Tình trạng này sẽ thường xảy ra ở những người có tính cách rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và sống hướng nội (Body shaming là gì? Làm sao để vượt qua nỗi sợ này?, n.d.)
Trang 6Hiện trạng miệt thị ngoại hình diễn ra khắp mọi nơi, mọi tầng lớp và ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó bao gồm cả Việt Nam Bất kỳ ai cũng có thể là nạn nhân của bodyshaming, dù dở hay giỏi, đẹp hay xấu, dù có ra sao thì vẫn có những lời chê bai thậm chí là chửi mắng không mục đích Những ngôn từ “xấu” ấy sẽ ảnh hưởng lớn tới cảm xúc, tinh thần của người nghe, khiến họ khó chịu, bực tức và tổn thương sâu sắc (Body shaming là gì? Làm sao để vượt qua nỗi sợ này?, n.d.)
Bodyshaming tồn tại ở nhiều dạng khác nhau nhưng phổ biến nhất như là:
(Body shaming là gì? Làm sao để vượt qua nỗi sợ này?,
n.d.)-+ Miệt thị thân hình, vóc dáng: Chỉ vào các khuyết điểm như béo, gầy, lùn, dáng đi ,…của người khác Thậm chí còn so sánh những người này với động vật hay đồ vật Chẳng hạn như “Béo như heo”, “Chân như cái cột đình”, chính là những câu bodyshaming cực kỳ phổ biến
+ Miệt thị làn da: Hay nói chính xác hơn chính là phân biệt chủng tộc Phân biệt giữa người da đen, da trắng và da vàng, đây cũng chính là nguồn gốc gây ra nhiều cuộc chiến về chủng tộc ở nhiều quốc gia
+ Face shaming: Chê bai các đường nét trên khuôn mặt của người khác, chẳng hạn như mũi to, môi thâm, miệng rộng, răng hô, gò má cao,…cũng chính là một dạng của miệt thị ngoại hình
Ngoài ra thì bodyshaming có hai kiểu là: (Trương Oanh, 2023)
+ Miệt thị ngoại hình người khác: Là việc vô tư nhận xét về ngoại hình của người khác một cách không kiêng nể, dùng lời nói hoặc hành động giễu cợt, chê bai ngoại hình người khác để thỏa mãn cái tôi ích kỷ của bản thân Họ nghĩ rằng đó là một điều bình thường, không có gì xấu Việc này có thể xảy ra bằng những câu nói đùa hằng ngày như “Béo thế này có mà sập cả xe” hoặc là “Con trai gì mà chỉ cao bằng bạn gái”,…cho đến việc dùng lời chê bai để chỉ trích hoặc hạ thấp danh dự của người khác Đây cũng là một dạng giết người bằng lời nói
Trang 7+ Miệt thị bản thân: Việc này thường xuyên xảy ra với những người tự ti về bản thân Tiêu chuẩn cái đẹp của xã hội làm họ nghĩ rằng bản thân xấu xí và tệ hại Họ không hài lòng về ngoại hình của bản thân, luôn có những suy nghĩ hạ thấp bản thân, so sánh mình với người khác và thường sống khép kín không muốn ai chú ý đến mình bằng việc tìm cách che đi cơ thể
2 Lý luận khoa học:
Bodyshaming đến với chúng ta bất cứ lúc nào và dù bạn có đẹp hay xấu, giỏi hay dở,…thì bạn vẫn sẽ bị miệt thị ngoại hình như thường
Theo trang Bullystatistics cho số liệu thống kê, có tới 94% nữ giới và 84% nam giới bị ảnh hưởng bởi vấn đề về miệt thị ngoại hình Ngoài ra, có hơn 60% người trưởng thành cảm thấy xấu hổ với vẻ ngoài của mình qua tác động bên ngoài Tiến sĩ Jenny Cole giảng viên bộ môn Tâm lý học ở Đại học Manchester - Metropolitan (Anh) cho biết: “Mạng xã hội ngày càng làm trầm trọng thêm nạn bodyshaming, nhất là khi chúng ta đang sống trong văn hóa trực quan, nơi những bức ảnh về cơ thể người khác được chia sẻ liên tục”
Theo báo cáo của NEDA tại Hoa Kỳ có tới 20 triệu phụ nữ và 10 triệu nam giới mắc chứng rối loạn ăn uống nghiêm trọng về mặt lâm sàng vào một thời điểm nào đó trong đời Chúng bao gồm chán ăn tâm thần, chứng cuồng ăn, rối loạn ăn uống vô độ hoặc một chứng rối loạn ăn uống cụ thể khác Không phải bodyshaming gây ra rối loạn ăn uống, nhưng nó có thể khuếch đại suy nghĩ Nó gây ra cùng một loại suy nghĩ đang dẫn đến chứng rối loạn ăn uống và chúng ta cần phải lên án chúng Miệt thị ngoại hình có thể gây ra bệnh trầm cảm, đồng thời tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tinh thần và thể chất Không ít người tìm đến việc tiêu cực sau một thời gian là nạn nhân của công chúng
Trang 8Viện Y tế Quốc gia Mỹ cho biết rằng, việc miệt thị ngoại hình người khác có thể để lại hậu quả nguy hiểm cho người bị hại Các nguy cơ về bệnh trầm cảm, tăng cân, sút cân, rối loạn lo âu,…các bệnh về thể chất và tinh thần sẽ tăng cao Thậm chí còn gây nguy hiểm bởi đã có rất nhiều người là nạn nhân của bodyshaming, tới nỗi phải tìm đến cái chết để giải thoát cho bản thân khỏi những lời cay nghiệt, tiêu cực của xã hội
Nguồn: (P.Thuỷ, 2020)
II Trình bày quan điểm nhóm về vấn đề:
Theo quan điểm của nhóm em về vấn đề này, nhóm hoàn toàn không đồng ý với hành động bodyshaming miệt thị ngoại hình người khác bằng bất kể hình thức - nào Trên lý lẽ của nhóm nhận định rằng hành động bodyshaming là hành động sai trái cần lên án Hành động này có thể nói là một tệ nạn tiêu cực của xã hội, nó tượng trưng cho sự bất công và phân biệt đối xử đối với các cá nhân riêng lẻ Tệ nạn này không kém gì tệ nạn ma túy hay tệ nạn rượu bia, nó tiêm nhiễm tư tưởng độc hại vào suy nghĩ cộng đồng và mang đến hậu quả khôn lường cho người cho người bị hại, là hành động giết người không dao
Chúng ta phải hiểu rằng thân thể của mỗi người đâu có quyền được tự quyết định, họ sinh ra với hình hài mà bố mẹ họ cho, dù đẹp hay xấu cũng không ai có quyền mang điều đó ra để miệt thị, coi thường Bởi gu thẩm mỹ của mỗi người là khác nhau, song điều đó không cho phép ta chê bai người khác, có thể ta thấy không đẹp, nhưng với họ lại là một điều tuyệt vời mà tạo hóa ban cho
Có lẽ rất khó để bạn có thể bỏ hết ngoài tai những lời nhận xét ngoại hình tiêu cực Tuy nhiên, nếu bạn học cách yêu thương chính mình thì bạn sẽ dễ tiếp nhận mọi thứ nhẹ nhàng hơn Dù bạn là người dễ tăng cân hay khó trở nên đầy đặn, điều đó cũng không sao cả, miễn là bạn đã cố gắng để hoàn thiện chính mình
Trang 9III Phân tích thực trạng - Phản biện
1 Phân tích thực trạng
“Body shaming” là tình trạng diễn ra ở rất nhiều quốc gia trên thế giới, Việt Nam cũng không ngoại lệ Chúng ta có thể dễ dàng thấy những lời bình luận miệt thị, đùa giỡn, chê bai ngoại hình và danh dự của người khác trên các trang xã hội Từ ngữ mang tính xúc phạm, ác ý có thể ảnh hưởng lớn tới cảm xúc, tinh thần của người nghe, khiến họ hoang mang, khó chịu và tổn thương sâu sắc
Trước tình hình đó, Pháp luật Việt Nam đã ban hành những điều luật nhằm ngăn chặn tình trạng “Body shaming” ở Điều 20 trong Hiến pháp 2013 Khi có những quy định này, vấn nạn Body shaming sẽ phần nào được giảm xuống và bảo vệ mọi người khỏi những lời phán xét tiêu cực đối với mình
Nếu vi phạm những điều luật được đề ra, các cá nhân nói ra những lời miệt thị sẽ bị phạt từ 100 -300 nghìn đồng (mức độ nhẹ) Trong trường hợp nghiêm trọng, câu nói miệt thị khiến nạn nhân tổn hại nặng về mặt tinh nhần, dẫn đến tự tử sẽ bị phạt 30 triệu đồng và ngồi tù 5 năm
Nguồn: (Minh Hồng, 2022)
Sau đây là một số ví dụ về các nạn nhân khi bị miệt thị ngoại hình ở Việt Nam:
Ví dụ 1 (Vương Di, 2023): Ngày 13-6, ca sĩ Bảo Anh chia sẻ trên trang cá nhân về việc bản thân bị miệt thị ngoại hình suốt thời gian qua Bảo Anh tâm sự: "Tôi không biết nên vui hay buồn, không bao giờ là đủ cho những tiêu chuẩn ngoài kia Tôi hiểu điều đó nhưng có lúc thật sự bị lời phán xét tác động tới tinh thần Tuy nhiên, tôi nghĩ quan trọng là vui vẻ, khỏe mạnh và thoải mái Bởi làm gì có phiên bản hoàn hảo nhất Chúng ta sẽ không bao giờ chiều lòng hết được mọi người"
Trang 10Ví dụ 2 (Quỳnh Anh, 2023): Trong chương trình Sức sống Việt Nam với chủ đề "Body shaming”, một trong số các khách mời thì người mẫu Đỗ Thị Hà và ca sĩ Đức Phúc đã chia sẻ câu chuyện bản thân từng bị miệt thị ngoại hình:
Đức Phúc cho rằng "Body shaming" đã khiến cho anh có một nỗi ám ảnh lâu dài Ba, bốn năm trước, khi xuất hiện trên chương trình truyền hình, khán giả đã phê phán về ngoại hình giọng ca "Hơn cả yêu" khiến anh stress một thời gian Cuối cùng, Đức Phúc đã phải nhờ đến phẫu thuật thẩm mỹ để có ngoại hình phù hợp như khán giả mong muốn
Hoa hậu Đỗ Thị Hà Hoa Hậu Việt Nam 2020 trải lòng về quá khứ khi mới - đăng quang đã bị cộng đồng mạng tấn công bằng những lời nói rất nặng nề Cô kể: "Có một ngày, antifan vào tấn công cả gia đình bằng những từ ngữ nhạy cảm Mình buồn và tủi thân lắm Lúc đấy mình không hiểu vì sao mọi người lại tấn công một cô gái mới 19 tuổi đăng quang" Chính những lời miệt thị ấy, cô đã cố gắng cải thiện ngoại hình và nỗ lực nâng cao các kỹ năng cần thiết
Qua các ví dụ trên, vấn đề “Body shaming” ở Việt Nam cần được pháp luật quản lý nghiêm ngặt và sát sao hơn
1.1.Mặt tiêu cực của Body shaming:
Thứ nhất, “Body shaming” sẽ khiến cho người nghe hoang mang về chính mình, cảm thấy tổn thương, dần ảnh hưởng đến tâm lý và tinh thần: Đối với những người tâm lý yếu, họ sẽ rất khó để quên đi các định kiến về mình Trước đây, họ có thể rất lạc quan và yêu đời, nhưng chính những câu nói chê cười không suy nghĩ đó, họ lại trở nên tự ti, thu mình, sợ hãi khi đối diện với mọi người và mất niềm tin vào bản thân Nghiêm trọng hơn, nếu “body shaming” không ngừng tấn công họ, họ có thể sẽ tìm đến cái chết do áp lực dư luận và căng thẳng về tinh thần Đặc biệt, các bạn trẻ ở độ tuổi dậy thì sẽ rất dễ để tâm quá mức đến ngoại hình, đây cũng là thời điểm các em thay đổi tâm sinh lý và rất nhạy cảm với vấn đề body shaming
Trang 11Thứ hai, khi bị miệt thị, điển hình là các nạn nhân bị nói là “xấu vì béo phì”, họ thường sẽ dùng các biện pháp phản khoa học để có thể cải thiện trong thời gian ngắn Để có ngoại hình đẹp, họ bất chấp giảm cân bằng mọi cách như: uống các loại thuốc giảm cân nhanh được bán đại trà, không rõ nguồn gốc và xuất xứ, hay nhịn ăn nhiều ngày liền dẫn đến mất sức,…Về lâu dài, sức khoẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và nặng nề
Và cuối cùng, “Body shaming” là một trong những nguyên nhân gây nên những căn bệnh về tâm lý như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn ám ảnh,…
1.2.Mặt tích cực của “Body shaming”: (Trương Oanh, 2023)
Về mặt lợi ích, đôi khi “Body shaming” phần nào sẽ giúp cho những người bị miệt thị thấy được những khuyết điểm hiện tại của mình Từ đó, họ biết và dần cải thiện bản thân, biến những nhược điểm ấy thành điểm mạnh của mình
Ví dụ: Một bạn học sinh có ngoại hình “tròn trỉnh” hơn so với những người bạn cùng trang lứa của mình Bạn ấy bị bạn bè trêu chọc, chê bai dẫn đến tủi thân Nhưng có lẽ qua các câu nói ấy, bạn nữ sẽ phần nào biết được khuyết điểm hiện tại, có phương pháp thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày, chế độ ăn uống phù hợp để cải thiện ngoại hình của mình
Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người bảo thủ cứ cho rằng mình đẹp và hoàn hảo nhất, thì “Body shaming” ở mức độ nhẹ sẽ cho họ thấy rằng không có ai là hoàn hảo trong cuộc sống này
=> Kết luận chung về mặt tích cực và tiêu cực: Trong một vài trường hợp,
“Body shaming” có thể phần nào giúp người nghe biết khuyết điểm hiện tại Điều này không sai, nhưng hậu quả thì nhiều hơn và nghiêm trọng Bản chất của “Body shaming” là sự góp ý không thiện chí, chủ yếu dùng những lời nói khó nghe, tiêu
Trang 12cực để thoả sự tự do ngôn luận và tạo cảm giác không thoải mái cho người nghe Vì vậy, nhóm vẫn không ủng hộ việc “Body shaming” miệt thị ngoại hình người khác.-
2 Nhận xét tổng quan dữ ệu thứ cấ - Câu hỏlip i phản biện
Từ thực trạng cùng với các ví dụ liên quan đến vấn đề “Body shaming” được nêu trên, ta có thể thấy: Việc miệt thị ngoại hình người khác trên mạng xã hội (hay bất cừ kì đâu) đều đem lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nhất là tinh thần Xã hội ngày càng phát triển thì cuộc sống của chúng ta phải càng văn minh
Vì vậy, câu hỏi được đặt ra: “Nếu vấn đề “Body shaming” trên mạng xã hội không dừng lại, liệu mọi người hay học sinh, sinh viên và giới trẻ nói chung có thể trở thành những người văn minh được hay không?” và “tỉ lệ nạn nhân bị “Body shaming” có giảm hay không, hay sẽ tăng cao hơn?” Để trả lời cho các câu hỏi này, nhóm đã tiến hành một cuộc khảo sát nhỏ về vấn đề “Body shaming” hiện nay để có được dữ liệu sơ cấp
IV Phương pháp khảo sát bằng bảng câu hỏi
Không gian và thời gian khảo sát
Cuộc khảo sát được chuẩn bị và lên kế hoạch trong vòng 2 ngày và diễn ra trong vòng 3 ngày (từ ngày 14 tháng 8 năm 2023 đến ngày 18 tháng 8 năm 2023) Cuộc khảo sát diễn ra chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội bởi vì đây là nơi có thể tiếp cận được dễ dàng hơn với nhiều người
Đối tượng khảo sát và lý do chọn đối tượng
Trong 2 ngày chuẩn bị, nhóm đã nhận đưa ra một số yêu cầu về đối tượng bao gồm về giới tính (nam và nữ) và độ tuổi (được chia làm 3 nhóm đối tượng cụ thể là: những đối tượng dưới 18 tuổi, những đối tượng dưới 30 tuổi và trên 18 tuổi, cuối cùng là những đối tượng trên 30 tuổi)