1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tóm tắt: Dòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chính

31 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Dòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chínhDòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chính

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

VŨ THỊ HẢI MINH

DÒNG VỐN NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN: TÁC ĐỘNG CỦA PHÁT

TRIỂN, HỘI NHẬP VÀ ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 9.34.02.01

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Thị Tuyết Trinh

TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 4 NĂM 2024

Trang 2

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu và lý do chọn đề tài

Vốn đầu tư là một yếu tố rất quan trọng để phát triển kinh tế, là một trong những yếu tố đầu vào cơ bản trong hàm sản xuất tổng của Solow (1956) Theo mô hình hai khoảng cách của Chenery & Strout (1966), nguồn vốn bên ngoài chính là giải pháp bù đắp cho thiếu hụt đầu tư cũng như thâm hụt ngoại thương

Các dòng vốn khác nhau sẽ có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế theo các cách khác nhau Nhiều nghiên cứu cho rằng dòng vốn nước ngoài có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại nước tiếp nhận vốn đầu tư (Jugurnath & cộng sự, 2016; Behname, 2012; Basu & Guariglia, 2007; Reisen & Soto, 2001) Tuy vậy, cũng có những nghiên cứu cho rằng một số loại dòng vốn vào không có ảnh hưởng, ảnh hưởng yếu, hoặc thậm chí có thể gây hại nhiều hơn, đặc biệt là trong bối cảnh các nền kinh tế đang phát triển (Ang, 2009; Choe, 2003; Carkovic & Levine, 2002; Curwin & Mahutga, 2014; Mensah & cộng sự, 2017; Temiz & Gökmen, 2014)

Sự thiếu đồng thuận về tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế trong các nghiên cứu thực nghiệm trước đây một phần có thể là do chưa tính đến khả năng hấp thụ nguồn vốn của nền kinh tế tiếp nhận Vấn đề này phần nào đã được minh chứng nhờ vào những nghiên cứu cho thấy vai trò của đặc điểm nền kinh tế, đặc biệt là phát triển tài chính, trong việc quyết định cách thức và chiều hướng mà các dòng vốn nước ngoài gây ra những ảnh hưởng đến tăng trưởng tại nước nhận đầu tư (Azman-Saini & cộng sự, 2010; Durham, 2004) Tuy nhiên, các nghiên cứu trước đây khi xem xét đến khả năng hấp thụ là các khía cạnh của thị trường tài chính, thì thường chỉ xét ở một khía cạnh cụ thể là phát triển tài chính (Gupta, Yadav & Jain, 2022; Joo, Shawl & Makina, 2022; Anetor, 2020; Yeboua, 2019; Olagbaju & Akinlo, 2018; Baharumshah, Slesman & Devadason, 2017) mà chưa đề cập nhiều và toàn diện đến các khía cạnh khác của thị trường tài chính, ví dụ như độ mở hoặc tính ổn định của thị trường

Chính vì lý do này, luận án với chủ đề “Dòng vốn nước ngoài đối với tăng trưởng

kinh tế tại các nước đang phát triển: tác động của phát triển, hội nhập và ổn định tài chính”

được thực hiện

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát là phân tích vai trò của ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính đến tác động của các dòng vốn nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang phát triển Trên cơ sở đó, luận án đề xuất một số khuyến nghị liên quan nhằm tăng khả năng hấp thụ tác động tích cực của các dòng vốn nước ngoài đến nền kinh tế

Các mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu 1: Ước lượng ảnh hưởng của các dòng vốn nước ngoài (FDI, FPI, nợ nước ngoài) đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển

Trang 3

Mục tiêu 2: Xác định ảnh hưởng của ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính đến tác động của các dòng vốn nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế

Mục tiêu 3: Xác định mức ngưỡng của ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính để giúp các dòng vốn nước ngoài có thể được hấp thu và phát huy tác động tích cực đối với nền kinh tế các nước đang phát triển

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi 1: Các dòng vốn nước ngoài (FDI, FPI, nợ nước ngoài) có tác động đến tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang phát triển không? Nếu có, mức độ tác động như thế nào?

Câu hỏi 2: Các khía cạnh ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính có ảnh hưởng đến tác động của các dòng vốn nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế tại các nền kinh tế đang phát triển không? Nếu có, mức độ tác động như thế nào?

Câu hỏi 3: Có tồn tại mức ngưỡng của ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính để các dòng vốn nước ngoài có thể được hấp thu và phát huy tác động tích cực đối với nền kinh tế các nước đang phát triển không? Nếu có, mức ngưỡng là bao nhiêu?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là vai trò của ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính đến ảnh hưởng của các dòng vốn nước ngoài lên tăng trưởng kinh tế

Về nội dung, luận án tập trung nghiên cứu vai trò của ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính trong việc góp phần hấp thụ những tác động tích cực của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế Các dòng vốn nước ngoài được chọn để đánh giá tác động đến tăng trưởng kinh tế gồm FDI, FPI và nợ nước ngoài

Về không gian, nghiên cứu thực hiện đối với các nền kinh tế đang phát triển Về thời gian, luận án nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2022

1.5 Tổng quan phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu 1, luận án sẽ sử dụng mô hình hồi quy bảng động GMM Để thực hiện mục tiêu 2, luận án sẽ bổ sung biến thể hiện các khía cạnh đặc trưng của thị trường tài chính, cũng như biến tương tác vào mô hình hồi quy bảng động GMM

Để thực hiện mục tiêu 3, luận án sẽ xem xét mô hình tự hồi quy ngưỡng (TAR) cho dữ liệu bảng

1.6 Những đóng góp của nghiên cứu

1.6.1 Kết quả đóng góp về lý thuyết

Luận án cung cấp bằng chứng thực nghiệm để bổ sung mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa các dòng vốn nước ngoài (gồm FDI, FPI, nợ nước ngoài) đến tăng trưởng kinh tế, cũng như mức độ ảnh hưởng của các khía cạnh ổn định tài chính, phát triển tài chính và hội nhập tài chính đến mối quan hệ này Luận án phân tích mối quan hệ phi tuyến tính giữa các

Trang 4

dòng vốn nước ngoài và tăng trưởng, với tác động của các khía cạnh thị trường tài chính được xem xét bằng cách sử dụng mô hình tự hồi quy ngưỡng

1.6.2 Kết quả đóng góp về thực tiễn

Luận án cho thấy vai trò của ổn định tài chính, phát triển tài chính và hội nhập tài chính đối với tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển Hơn nữa, luận án còn xác định được mức ngưỡng cần thiết về ổn định tài chính, phát triển tài chính và hội nhập tài chính để nền kinh tế các nước đang phát triển có thể hấp thụ được tác động tích cực của dòng vốn nước ngoài

Luận án là cơ sở tham khảo giúp các cơ quan quản lý nhà nước ở các quốc gia đang phát triển có định hướng hoạch định, điều hành chính sách vĩ mô phù hợp

Luận án cũng góp phần hình thành nền tảng cho các nghiên cứu tiếp theo

1.7 Kết cấu nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU

2.1 Tăng trưởng kinh tế và tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng

2.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế thường được hiểu là sự gia tăng giá trị hàng hoá và dịch vụ mà quốc gia tạo ra trong một thời kỳ và thường được đo lường bằng chỉ tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tăng trưởng GDP bình quân đầu người

Thông qua các mô hình tăng trưởng kinh tế, các nhà kinh tế học phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn gốc và cách thức tạo ra tăng trưởng kinh tế Tuy các mô hình cho thấy nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế dựa vào nhiều yếu tố, nhưng đa phần đều thể hiện vai trò quan trọng của yếu tố vốn đầu tư

2.1.2 Tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

2.1.2.1 FDI và tăng trưởng

OECD (1996) định nghĩa FDI là hoạt động đầu tư với mục đích đạt được lợi ích lâu dài (long-term interest) của một thực thể thường trú tại một nền kinh tế (nước đầu tư) vào một công ty thường trú tại một nền kinh tế khác (nước nhận đầu tư) IMF (1993) cũng đã xác định cụ thể dòng vốn FDI trên cơ sở nhà đầu tư nước ngoài sở hữu từ 10% vốn của công ty Theo Graham & Krugman (1995), đầu tư trực tiếp là quyền sở hữu đi cùng với quyền kiểm soát thực tế đối với vốn được sở hữu

Trang 5

FDI được thống kê chủ yếu từ Niên giám Thống kê Cán cân thanh toán và Thống kê Tài chính quốc tế của IMF

FDI có ảnh hưởng cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế, qua các tác động cụ thể sau: Một là, FDI bổ sung nguồn vốn cho tăng trưởng

Hai là, FDI giúp chuyển giao công nghệ tiên tiến từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển qua 4 kênh: (i) Liên kết dọc với các nhà cung cấp hoặc người mua hàng tại nước nhận đầu tư; (ii) Liên kết ngang với đối thủ cạnh tranh trong cùng ngành; (iii) Nhập cư của lao động trình độ cao; (iv) Các chương trình R&D phạm vi quốc tế

Ba là, FDI nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bốn là, FDI thúc đẩy cạnh tranh tại nước nhận đầu tư (Bao & Chen, 2018)

Tuy vậy, FDI cũng có thể gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, thể hiện qua chính sách ưu đãi về thuế hoặc các chính sách ưu đãi khác dành cho các công ty đa quốc gia (Easterly, 2003)

2.1.2.2 FPI và tăng trưởng

OECD (1996) định nghĩa FPI là việc mua cổ phiếu (với tỷ lệ nhỏ hơn 10% tổng vốn chủ sở hữu đang lưu hành của một công ty), trái phiếu, bất động sản, và các khoản tín dụng ngân hàng phi thương mại (không phải đầu tư trực tiếp) IMF (1995) cho rằng FPI bao gồm những giao dịch chứng khoán nợ và chứng khoán vốn không phải đầu tư trực tiếp

Thời gian qua, hình thức đầu tư FPI được đánh giá là một nguồn lực quan trọng đối với sự tăng trưởng của các nền kinh tế, đặc biệt là các nước đang phát triển (Baghebo & Apere, 2014) Vốn FPI góp phần tích cực vào sự phát triển của thị trường tài chính, cũng như hoàn thiện các thể chế và cơ chế thị trường của nước tiếp nhận vốn (Bekaert & Harvey, 2000) Ngoài ra, FPI góp phần năng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài chính tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và hội nhập quốc tế

Tuy vậy, FPI cũng có thể gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế chính bởi tính thanh khoản cao (Singhania & Saini, 2018)

2.1.2.3 Nợ nước ngoài và tăng trưởng

Nợ nước ngoài là các khoản phải hoàn trả, bao gồm gốc và lãi phát sinh từ việc người cư trú (thể nhân hoặc pháp nhân) vay người không cư trú

Các kênh truyền dẫn tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế được Kamin & cộng sự (1989) chỉ ra gồm đầu tư, tổng cầu, và nghĩa vụ trả nợ trong tương lai

Có hai hướng quan điểm khi nghiên cứu về tác động của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế: (1) tăng vay nợ nước ngoài sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế; (2) tăng vay nợ nước ngoài sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn đầu, tuy nhiên nếu tiếp tục vay nợ sẽ làm giảm tăng trưởng kinh tế

Trang 6

2.2 Ổn định, phát triển, và hội nhập tài chính với vai trò hấp thụ tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng

2.2.1 Ổn định tài chính

2.2.1.1 Khái niệm

Schinasi (2004) cho rằng có thể nhìn nhận ổn định tài chính theo quan điểm rộng, khi xem xét về khả năng của hệ thống tài chính: (1) tạo điều kiện cho việc phân bổ hiệu quả các nguồn lực kinh tế cả về mặt không gian và đặc biệt là về mặt thời gian và hiệu quả của các quá trình kinh tế khác (như tích lũy của cải, tăng trưởng kinh tế, và thịnh vượng xã hội); (2) đánh giá, định giá, phân bổ và quản lý rủi ro tài chính; (3) duy trì khả năng thực hiện các chức năng chính này ngay cả khi bị ảnh hưởng bởi các cú sốc bên ngoài hoặc do sự tích tụ của sự mất cân đối chủ yếu thông qua các cơ chế tự điều chỉnh

Các ngân hàng trung ương cũng đưa ra những quan điểm về ổn định tài chính ECB (2005) cho rằng ổn định tài chính là trạng thái trong đó hệ thống tài chính (bao gồm các trung gian tài chính, thị trường và hạ tầng tài chính) có khả năng chống đỡ được các cú sốc và những rủi ro do sự mất cân đối tài chính gây ra, làm giảm khả năng sụp đổ của các trung gian tài chính

Khái niệm về ổn định tài chính cũng được đề cập trong một số nghiên cứu Crockett (1997) xem xét sự ổn định tài chính ở khía cạnh không có sự căng thẳng tài chính (financial stress) trong các ngân hàng, vì sự căng thẳng tài chính có thể gây nhiều tổn thất ở các ngân hàng lớn, thậm chí dẫn đến sự phá sản ở các ngân hàng nhỏ hơn Borio (2003) nghiên cứu ổn định tài chính với hai mô hình chính: mô hình dựa trên yếu tố thận trọng vi mô (nhằm giảm khả năng phá sản ở mỗi ngân hàng) và vĩ mô (tập trung vào hệ thống kinh tế nói chung nhằm hạn chế mọi tác động tiêu cực của khủng hoảng tài chính)

Như vậy, mặc dù hiện chưa có một định nghĩa chính thức cho thuật ngữ “Ổn định tài chính”, nhưng thuật ngữ này có thể bao gồm các nội hàm: (1) các yếu tố chính của hệ thống tài chính (thị trường tài chính, các định chế tài chính, hạ tầng tài chính) thực hiện tốt chức năng, góp phần phân bổ có hiệu quả nguồn lực của nền kinh tế; (2) việc đánh giá chính xác và quản lý hiệu quả rủi ro cấp độ hệ thống là cần thiết để tránh khả năng sụp đổ hệ thống tài chính; (3) phải có sự phối hợp của các cơ quan nhà nước trong hệ thống giám sát tài chính quốc gia để đảm bảo mục tiêu duy trì ổn định của cả hệ thống tài chính, trong đó NHTW là cơ quan chủ đạo trong việc thực hiện chức năng ổn định tài chính

Các tổ chức quốc tế như IMF, ECB hay ADB đã đưa ra các hướng dẫn gợi ý về các bộ chỉ số cho các nước trong việc đo lường, xác định những bất ổn trong hệ thống tài chính Tuy vậy, mỗi quốc gia có đặc điểm kinh tế, chính trị, hệ thống tài chính khác nhau nên các bộ chỉ số hay phương thức đo lường ổn định tài chính cũng cần được thiết kế riêng để phù hợp với đặc điểm, điều kiện từng nền kinh tế

Trang 7

2.2.1.2 Vai trò của ổn định tài chính đối với tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Ổn định tài chính không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định giá cả mà còn góp phần hỗ trợ phát triển và tăng trưởng kinh tế bền vững Một hệ thống tài chính ổn định là hệ thống hoạt động lành mạnh, tin cậy và hiệu quả, ít biến động và có khả năng hấp thụ các cú sốc

Ở trạng thái đối nghịch, mất ổn định tài chính gây ra những hệ lụy như: (i) giảm tính hiệu quả của chính sách tiền tệ; (ii) làm suy yếu chức năng trung gian của hệ thống tài chính do phân phối nguồn lực (đặc biệt là nguồn vốn) không hợp lý, gây tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế; (iii) làm mất niềm tin của người dân vào hệ thống tài chính; (iv) tốn nhiều chi phí để giải quyết sự yếu kém của hệ thống tài chính Một hệ thống tài chính không ổn định (kém phát triển và dễ bị tổn thương) không có đủ sức mạnh cần thiết để giúp phục hồi hoạt động kinh tế (Albulescu & cộng sự, 2010)

2.2.2 Phát triển tài chính

2.2.2.1 Khái niệm

Theo Levine (2005), Merton & Bodie (2004), phát triển tài chính có thể được định nghĩa là những cải tiến về chất lượng trong các chức năng tài chính cơ bản: (1) tạo và xử lý thông tin đầu tư và phân bổ vốn dựa trên những đánh giá này; (2) giám sát cá nhân, doanh nghiệp và thực hiện quản trị công ty sau khi phân bổ vốn; (3) tạo thuận lợi cho giao dịch, đa dạng hóa và quản lý rủi ro; (4) huy động các khoản tiết kiệm; và (5) nới lỏng trao đổi hàng hóa, dịch vụ và các công cụ tài chính

Để đo lường phát triển tài chính, các nghiên cứu đề xuất các thước đo khác nhau Tuy vậy, Demirguc-Kunt (2008) lưu ý vẫn còn những điểm yếu trong việc đo lường phát triển tài chính Chưa có phương pháp nào đánh giá đầy đủ khả năng của hệ thống tài chính trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính tạo điều kiện thuận lợi cho việc sàng lọc các doanh nghiệp trước khi được cấp vốn tài trợ; giám sát các doanh nghiệp sau khi được cấp vốn tài trợ; quản lý cả rủi ro thanh khoản và rủi ro dự án đặc thù

2.2.2.2 Vai trò của phát triển tài chính đối với tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Sự phát triển của thị trường tài chính ảnh hưởng đến tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế theo một số cách, dựa vào việc phát huy các chức năng của thị trường tài chính như huy động vốn, sàng lọc và giám sát các dự án đầu tư, kiểm soát rủi ro

Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2009 đã làm dấy lên sự nghi ngờ về tác động tích cực của phát triển tài chính đối với tăng trưởng kinh tế Tuy vậy, nghi ngờ về việc liệu phát triển tài chính có đem lại lợi ích cho tăng trưởng kinh tế phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai biến này (Anetor, 2020; Olagbaju & Akinlo, 2018; Yeboua, 2019) Các nghiên cứu đã phát hiện rằng, phát triển tài chính đóng

Trang 8

góp cho tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ đến một mức độ nhất định, khi vượt quá giới hạn đó, phát triển tài chính thậm chí gây tác động ngược lại đến tăng trưởng

2.2.3 Hội nhập tài chính

2.2.3.1 Khái niệm

Theo Brouwer & Corbett (2005), hội nhập thị trường tài chính là quá trình mà qua đó thị trường tài chính trong nền kinh tế trở nên hội nhập chặt chẽ hơn với thị trường của những nền kinh tế khác Điều này hàm ý sự gia tăng dòng vốn, xu hướng giá và lợi nhuận trên tài sản giao dịch tài chính ở các quốc gia khác nhau là tương đồng

Có hai chỉ số phản ánh hội nhập tài chính là các chỉ số dựa trên luật định (de jure) và các chỉ số dựa trên thực tế (de facto) Chỉ số dựa trên luật định bao gồm các chỉ số hạn chế giao dịch tài khoản vốn; chỉ số dựa trên thực tế bao gồm thâm hụt tài khoản vãng lai, tài sản nước ngoài ròng, dòng vốn FDI, dòng vốn đầu tư danh mục và dòng vốn khác (Fan, Mohtadi & Neumann, 2018)

Liên quan đến Chỉ số dựa trên luật định, có thể tham khảo chỉ số KAOPEN được xây dựng bởi Chinn & Ito (2006) Liên quan đến Chỉ số dựa trên thực tế, có thể tham khảo cách tiếp cận đo lường dòng vốn thực tế vào và ra khỏi lãnh thổ quốc gia (Kraay, 1998; Kose & cộng sự, 2009; Edison & cộng sự, 2002; Lane & Milesi-Ferretti, 2001)

2.2.3.2 Vai trò của hội nhập tài chính đối với tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Sự hội nhập của thị trường tài chính ảnh hưởng đến tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế thông qua các lợi ích quan trọng như: (1) cung cấp thêm nguồn lực để đầu tư tài chính và tăng tích lũy vốn cho nền kinh tế, góp phần tạo tăng trưởng kinh tế; (2) phân bổ các nguồn vốn hiệu quả hơn bằng cách tăng cường kỷ luật thị trường và hệ thống ngân hàng; (3) cung cấp nhiều cơ hội hơn cho đa dạng hóa danh mục đầu tư, chia sẻ rủi ro; (4) giảm biến động sản lượng nếu thúc đẩy đa dạng hóa sản xuất (Eozenou, 2008) Hội nhập tài chính cũng kích thích cạnh tranh và mở rộng thị trường, từ đó dẫn đến phát triển tài chính hơn Khi đó, tài chính phát triển lại dẫn đến phân bổ các nguồn lực hiệu quả hơn và giảm chi phí vốn (Nzioka, Kaijage & Ochieng, 2017)

Tuy nhiên, do khả năng đảo ngược dòng vốn lớn và bất ngờ có thể xảy ra trong giai đoạn khủng hoảng tài chính toàn cầu, hội nhập tài chính có thể làm tăng biến động kinh tế vĩ mô ở các nước đang phát triển

2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm có liên quan

2.3.1 Nghiên cứu về ảnh hưởng của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

2.3.1.1 Ảnh hưởng của FDI đến tăng trưởng kinh tế

Đa phần các nghiên cứu cho thấy FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế, như Yimer (2023), Zamir & Mujahid (2022), Asafo-Agyei & Kodongo (2022), Mowlaei & Intezar (2021), Jugurnath & cộng sự (2016), Nwaogu & Ryan (2015), Behname (2012), Basu

Trang 9

& Guariglia (2007), Johnson (2006) Tuy vậy, vẫn có nghiên cứu không thể hiện tác động tích cực của FDI đến tăng trưởng như nghiên cứu của Lê Ngọc Thùy Nữ (2018)

Trong khi đó, một số nghiên cứu lại không tìm thấy mối quan hệ giữa FDI và GDP như nghiên cứu của Nguyễn Phúc Hiền & Lê Thùy Linh (2021), Nguyễn Thị Liên Hoa & Lê Nguyễn Quỳnh Phương (2014), Wu & Hsu (2008), Hsiao & Hsiao (2006), De Mello (1999)

2.3.1.2 Ảnh hưởng của FPI đến tăng trưởng kinh tế

Đa phần các nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của FPI đến tăng trưởng như Mlambo (2022), Akiri & Ushie (2020), Ezeanyeji & Maureen (2019) và Baghebo & Apere (2014), Ahmad & cộng sự (2015)

Tuy vậy, vẫn có những nghiên cứu cho thấy tác động ngược chiều của FPI đến tăng trưởng, như Lê Thị Lanh, Huỳnh Thị Cẩm Hà & Lê Thị Hồng Minh (2015) Có trường hợp lại cung cấp kết quả kết hợp, phụ thuộc vào tác động diễn ra trong ngắn hạn hoặc dài hạn như Al-karasneh, Bataineh, Hayajneh & Khodirat (2021)

2.3.1.3 Ảnh hưởng của nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Một số nghiên cứu khẳng định tác động kích thích tăng trưởng kinh tế của nợ nước ngoài như Alemu, Choramo & Jeldu (2023), Nguyễn Xuân Trường (2018), Nguyễn Ngọc Thạch & Trần Thị Kim Oanh (2016), Korkmaz (2015), Nguyễn Hữu Tuấn (2012)

Trong khi đó, một số nghiên cứu lại đưa ra kết quả về ảnh hưởng tiêu cực của nợ nước ngoài lên tăng trưởng như Sharaf (2022); Lau, de Alba & Liew (2022); Pegkas (2018); Senadza & cộng sự (2017); Adamu & Rasiah (2016); Daud (2016); Arcand & cộng sự (2015) Có những nghiên cứu đưa ra kết quả hỗn hợp, tùy vào khoản nợ là nợ công hay nợ tư nhân như Silva (2020); Guei (2019)

2.3.1.4 Ảnh hưởng của FDI, FPI và nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế

Một số nghiên cứu đề cập đến ảnh hưởng của một số loại dòng vốn nước ngoài, trong đó có cả FDI, FPI và nợ nước ngoài lên tăng trưởng như Sijabat (2023); Zuhroh & Pristiva (2022); Adem & Güvercin (2020); Albulescu (2015); Reisen & Soto (2001)

2.3.2 Nghiên cứu về vai trò của phát triển, ổn định và hội nhập tài chính

Trong các yếu tố giúp hấp thụ tác động của FDI, FPI và nợ nước ngoài đến tăng trưởng kinh tế, thì phát triển tài chính thu hút được sự quan tâm của khá nhiều nghiên cứu trong thời gian gần đây như trong các nghiên cứu của Gupta, Yadav & Jain (2022); Joo, Shawl & Makina (2022); Anetor (2020); Yeboua (2019); Olagbaju & Akinlo (2018); Duarte & cộng sự (2017); Alzaidy & cộng sự (2017); Baharumshah, Slesman & Devadason (2017); Agbloyor & cộng sự (2014); Adjasi & cộng sự (2012); Azman-Saini & cộng sự (2010); Alfaro & cộng sự (2010); Choong & cộng sự (2010); Ang (2009); Batten & Vo (2009); Alfaro & cộng sự (2004)

Một số nghiên cứu khác có đề cập đến hội nhập tài chính như một yếu tố tác động đến tăng trưởng như Osasere & Kokumo-Oyakhire (2023); Bassey, Okoi & Imoh (2021)

Trang 10

Cũng có một số nghiên cứu đề cập đến sự tác động giữa phát triển tài chính với hội nhập tài chính như Hồ Thị Lam & Trần Ngọc Thơ (2019); Eozenou (2008)

2.4 Khoảng trống nghiên cứu

Luận án dự kiến đóng góp, lấp một phần khoảng trống khi tập trung phân tích về vai trò của ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính với vai trò là yếu tố hấp thụ ảnh hưởng của ba loại dòng vốn nước ngoài (FDI, FPI và nợ nước ngoài) đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển trên thế giới, cụ thể là:

(1) xem xét đồng thời ảnh hưởng của ba loại dòng vốn nước ngoài (FDI, FPI và nợ nước ngoài) đến tăng trưởng kinh tế tại các nước đang phát triển

(2) xem xét sự ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính như các yếu tố tác động đến khả năng hấp thụ của nền kinh tế đối với các dòng vốn nước ngoài

(3) xác định mức ngưỡng của ổn định tài chính, phát triển tài chính, và hội nhập tài chính để các dòng vốn nước ngoài có thể được hấp thụ và phát huy tác động tích cực đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Khung phân tích và quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Khung phân tích của luận án

Để thực hiện được khung phân tích như trên, luận án tiến hành quy trình nghiên cứu gồm 05 bước

3.2 Giả thuyết nghiên cứu

Một hệ thống gồm 15 giả thuyết nghiên cứu được đề ra ứng với tác động của từng dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng, vai trò hấp thụ của các yếu tố tài chính và tác động ngưỡng của các yếu tố tài chính

tài chính Hội nhập tài chính

Các nước đang phát triển (2010 – 2022)

? ?

Trang 11

3.3 Mô hình nghiên cứu

Để thực hiện mục tiêu cụ thể thứ nhất, luận án dựa trên mô hình tăng trưởng nội sinh để xây dựng mô hình hồi quy dữ liệu bảng động GMM (Mô hình 3.1)

Yit = αi + β1 Yit-1 + β2 FDIit + β3 FPIit + β4 EXDEBTit + β5 CAPit + β6 LABit + β7 GOVit

+ β8 OPENit + β9 CR19t + uit (Mô hình 3.1)

Để thực hiện mục tiêu cụ thể thứ hai, luận án tiếp tục xây dựng các mô hình hồi quy dữ liệu bảng động GMM, bổ sung biến tương tác là từng khía cạnh thị trường tài chính đang được nghiên cứu (ổn định tài chính, phát triển tài chính và hội nhập tài chính) với các dòng vốn nước ngoài (mô hình 3.2, mô hình 3.3 và mô hình 3.4)

Đầu tiên, mô hình (3.2) cho phép xem xét ảnh hưởng của sự ổn định tài chính đến ảnh hưởng của FDI, FPI và EXDEBT lên tăng trưởng Mô hình này bổ sung thêm biến FINSTAB (thể hiện sự ổn định về tài chính), và sử dụng biến tương tác là các biến dòng vốn*FINSTAB

Yit = αi + β1 Yit-1 + β2 FDIit + β3 FPIit + β4 EXDEBTit + β5 CAPit + β6 LABit + β7 GOVit

+ β8 OPENit + β9 CR19t + β10 FINSTABit + β11 FINSTABit x FDIit

+ β12 FINSTABit x FPIit + β13 FINSTABit x EXDEBTit + uit (Mô hình 3.2)

Trong luận án, FINSTAB được tính dựa trên chỉ số tỷ lệ vốn ngân hàng trên tổng tài sản (Bank capital to assets ratio) theo dữ liệu tính toán của WB

Tiếp theo, biến FINDEV (thể hiện mức độ phát triển tài chính) được bổ sung vào mô hình (3.3), cho phép xem xét vai trò của phát triển tài chính đến ảnh hưởng của FDI, FPI và EXDEBT đến tăng trưởng Như vậy, mô hình (3.3) bổ sung thêm biến FINDEV, và sử dụng biến tương tác là các biến dòng vốn*FINDEV

Yit = αi + β1 Yit-1 + β2 FDIit + β3 FPIit + β4 EXDEBTit + β5 CAPit + β6 LABit + β7 GOVit

+ β8 OPENit + β9 CR19t + β10 FINDEVit + β11 FINDEVit x FDIit

+ β12 FINDEVit x FPIit + β13 FINDEVit x EXDEBTit + uit (Mô hình 3.3)

Trong luận án, FINDEV được xác định theo tỷ lệ tín dụng nội địa dành cho khu vực tư nhân từ nguồn dữ liệu thống kê của WB

Tiếp đến, mô hình (3.4) được xây dựng, bằng cách thêm vào biến FINOPEN (thể hiện sự hội nhập tài chính), cho phép xem xét vai trò của hội nhập tài chính đến ảnh hưởng của FDI, FPI và EXDEBT đến tăng trưởng Như vậy, mô hình này bổ sung thêm biến FINOPEN, và sử dụng biến tương tác là các biến dòng vốn*FINOPEN

Yit = αi + β1 Yit-1 + β2 FDIit + β3 FPIit + β4 EXDEBTit + β5 CAPit + β6 LABit + β7 GOVit

+ β8 OPENit + β9 CR19t + β10 FINOPENit + β11 FINOPENit x FDIit

+ β12 FINOPENit x FPIit + β13 FINOPENit x EXDEBTit + uit (Mô hình 3.4)

Trong luận án, FINOPEN được xem xét dựa vào Chỉ số Chinn-Ito (KAOPEN), chỉ số đo lường mức độ mở tài khoản vốn của một quốc gia do Chinn & Ito (2006) giới thiệu

Sau đó, mô hình (3.5) được xây dựng, bằng cách đưa vào đồng thời cả ba biến FINSTAB, FINDEV và FINOPEN; kết hợp với biến tương tác của từng khía cạnh tài chính

Trang 12

với từng dòng vốn cũng như tương tác giữa các khía cạnh tài chính với nhau để xem xét tác động chéo giữa các yếu tố đến tăng trưởng và cũng tìm xem liệu hội nhập tài chính tương tác với ổn định tài chính và phát triển tài chính ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng

Yit = αi + β1 Yit-1 + β2 FDIit + β3 FPIit + β4 EXDEBTit + β5 CAPit + β6 LABit + β7 GOVit

+ β8 OPENit + β9 CR19t + β10 FINSTABit + β11 FINDEVit + β12 FINOPENit

+ β13 FINSTABit x FDIit + β14 FINSTABit x FPIit + β15 FINSTABit x EXDEBTit + β16 FINDEVit x FDIit + β17 FINDEVit x FPIit + β18 FINDEVit x EXDEBTit

+ β19 FINOPENit x FDIit + β20 FINOPENit x FPIit + β21 FINOPENit x EXDEBTit

+ β22 FINOPENit x FINSTABit + β23 FINOPENit x FINDEVit

+ β24 FINDEVit x FINSTABit + β25 FINOPENit x FINSTABit x FINDEVit + uit

(Mô hình 3.5)

Để thực hiện mục tiêu cụ thể thứ ba, luận án xem xét mô hình ngưỡng cho các khía cạnh thị trường tài chính qua nhóm 3 mô hình tự hồi quy ngưỡng (TAR) gồm mô hình 3.6, mô hình 3.7, và mô hình 3.8

Yit = αi + β1 Xit I [FINSTABit < γ1] + β2 Xit I [FINSTABit >= γ1] + uit (Mô hình 3.6) Yit = αi + ε1 Xit I [FINDEVit < γ2] + ε2 Xit I [FINDEVit >= γ2] + uit (Mô hình 3.7) Yit = αi + ρ1 Xit I [FINOPENit < γ3] + ρ2 Xit I [FINOPENit >= γ3] + uit (Mô hình 3.8)

CAP, LAB, GOV, OPEN, CR19 có ảnh hưởng đến Y phụ thuộc vào giá trị của biến ngưỡng

3.4 Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu về các biến kinh tế vĩ mô trong các mô hình của nghiên cứu chủ yếu được lấy từ nguồn dữ liệu thứ cấp, được công bố từ trang web của Ngân hàng thế giới (WB), và trong bộ dữ liệu về hội nhập tài chính được cập nhật định kỳ của Chinn & Ito (2006)

Về thời gian, luận án nghiên cứu trong giai đoạn 2010 – 2022 Về không gian, nghiên cứu thực hiện đối với các nền kinh tế đang phát triển trên toàn thế giới Cơ sở để xác định các nước đang phát triển dựa trên bảng phân loại được đưa ra hàng năm trong tài liệu “Hiện trạng và viễn cảnh kinh tế thế giới” (World Economic Situation and Prospects) của Liên hợp quốc (UN) 46 quốc gia đang phát triển có tương đối đầy đủ dữ liệu trong giai đoạn nghiên cứu được lựa chọn để làm mẫu nghiên cứu trong luận án

3.5 Phương pháp ước lượng và kiểm định mô hình

Ước lượng DGMM

Các kiểm định độ tin cậy của mô hình gồm: kiểm định sự tự tương quan của phần dư; kiểm tra tính phù hợp của các biến công cụ

Phương pháp kiểm định sự tồn tại ngưỡng: Kiểm định hiệu ứng ngưỡng và kiểm định số lượng ngưỡng

Trang 13

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Thực trạng tăng trưởng kinh tế và các dòng vốn nước ngoài vào các nước đang phát triển giai đoạn 2010 – 2022

4.1.1 Tăng trưởng kinh tế

Hình 4.1 cho thấy tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển trong nghiên cứu 2010-2022 Diễn biến tăng trưởng của các nền kinh tế khá khác biệt nhưng đều có chung đặc điểm là giảm mạnh vào năm 2020, thậm chí nhiều nền kinh tế chịu mức tăng trưởng âm ở

Nguồn: Tác giả vẽ từ dữ liệu WB (2023)

Hình 4.5 Tương quan diễn biến FDI và GDP

4.1.3 Vốn FPI

Tương quan tổng thể giữa FPI và GDP của các quốc gia đang nghiên cứu giai đoạn này là ngược chiều ở mức rất nhẹ

Nguồn: Tác giả vẽ từ dữ liệu WB (2023)

Hình 4.8 Tương quan diễn biến FPI và GDP

4.1.4 Nợ nước ngoài

Trang 14

Quan hệ tương quan giữa EXDEBT và GDP của các quốc gia đang nghiên cứu giai đoạn này là ngược chiều

Nguồn: Tác giả vẽ từ dữ liệu WB (2023)

Hình 4.11 Tương quan diễn biến EXDEBT và GDP

4.2 Thống kê mô tả các biến và tương quan giữa các biến trong nghiên cứu

4.2.1 Thống kê mô tả các biến

Bảng 4.2 cho thấy cái nhìn đầy đủ về các biến số được sử dụng trong mô hình (3.1) qua các giá trị thống kê mô tả

Bảng 4.2 Thống kê mô tả các biến trong mô hình (3.1)

Nguồn: Tính toán của tác giả

Bảng 4.3 cho thấy thống kê mô tả các biến ổn định tài chính được đo lường bằng tỷ lệ vốn ngân hàng trên tổng tài sản (%) thông qua biến FINSTAB; phát triển tài chính, được đo lường bằng tỷ lệ tín dụng trong nước cung cấp cho khu vực tư nhân trên GDP, với biến FINDEV; FINOPEN được sử dụng để đánh giá mức độ hội nhập tài chính của các nước

Bảng 4.3 Thống kê mô tả các biến bổ sung trong các mô hình (3.2), (3.3), (3.4) và (3.5)

Trang 15

Ghi chú: *dữ liệu FINOPEN từ 2010 đến 2021

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.2.2 Tương quan giữa các biến

Nguồn: Tính toán của tác giả

4.3 Phân tích ảnh hưởng của các dòng vốn nước ngoài đến tăng trưởng

Bảng 4.5 Kết quả ước lượng mô hình tác động của các dòng vốn nước ngoài đến tăng

Ngày đăng: 08/04/2024, 16:51

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w