1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Phân tích bộ dữ liệu khách hàng mua hàng củađại lý trong tháng 8 bằng phần mềm orange

15 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Những thuật toán phân lớp được sử dụng như: cây quyết định, hàm số toán học, tập luật…sau khi qua bước này, kết quả đạt được là mô hình phân lớp đã được huấn luyện trình phân lớp. Bước

Trang 1

ĐẠI HỌC UEHTRƯỜNG KINH DOANH

KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING

ĐỀ ÁN CUỐI HỌC PHẦN ĐỀ TÀI

PHÂN TÍCH BỘ DỮ LIỆU KHÁCH HÀNG MUA HÀNG CỦA ĐẠI LÝ TRONG THÁNG 8 BẰNG PHẦN MỀM ORANGE

Môm Học : Khoa học dữ liệu

Giảng viên : TS Đặng Ngọc Hoàng Thành

Trang 2

Mục Lục

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN 1

1.1: TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN PHÂN LỚP DỮ LIỆU: 1

1.1.1: Định nghĩa: 1

1.1.2: Quá trình phân lớp dữ liệu được chia làm 2 bước chính: 1

1.1.3: Bài toán phân lớp được phân thành: 1

1.1.4: Một số phương pháp phân lớp: 1

1.1.5: Một số ứng dụng của bài toán phân lớp trong kinh tế: 1

1.2: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ORANGE: 1

1.3: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: 2

CHƯƠNG 2: PHÂN LỚP DỮ LIỆU 2

2.1: KHÁI NIỆM 2

2.2: CÁC MÔ HÌNH PHÂN LỚP DỮ LIỆU: 2

2.2.1: Mô Hình Logistic Regression 2

2.2.2: Mô Hình Decision Tree 3

2.2.3: Mô Hình Support Vector Machine 4

2.2.4: Mô Hình Neural Network 4

2.3: QUY TRÌNH PHÂN LỚP DỮ LIỆU: 5

2.3.1: Phân chia dữ liệu 5

2.3.2: Phân lớp dữ liệu 5

2.4: ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ 6

2.4.1: Dựa vào các chỉ số đánh giá lựa chọn mô hình phù hợp. 6

2.4.2: Sử dụng ma trận nhầm lẫn để đánh giá trường hợp xảy ra sự nhầm lẫn. 8

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 10

Trang 3

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN

1.1: TỔNG QUAN VỀ BÀI TOÁN PHÂN LỚP DỮ LIỆU:

1.1.1: Định nghĩa:

Là quá trình phân một đối tượng dữ liệu vào một hay nhiều lớp (loại) đã cho trước nhờ một mô hình phân lớp Mô hình này được xây dựng dựa trên một tập dữ liệu đã được gán nhãn trước đó (thuộc về lớp nào) Quá trình gán nhãn (thuộc lớp nào) cho đối tượng dữ liệu được chính là quá trình phân lớp dữ liệu.

1.1.2: Quá trình phân lớp dữ liệu được chia làm 2 bước chính:

 Bước 1: xây dựng mô hình phân lớp: dữ liệu đầu vào là dữ liệu mẫu đã được gán nhãn và tiền xử lý Những thuật toán phân lớp được sử dụng như: cây quyết định, hàm số toán học, tập luật…sau khi qua bước này, kết quả đạt được là mô hình phân lớp đã được huấn luyện (trình phân lớp).

 Bước 2: sử dụng mô hình chia thành 2 bước nhỏ:

+) Đánh giá mô hình: dữ liệu đầu vào ở đây là một tập dữ liệu mẫu khác đã được gán nhãn và tiền xử lý, tuy nhiên, lúc đưa vào mô hình phân lớp, ta “lờ” đi thuộc tính đã được gán nhãn Tính đúng đắn của mô hình sẽ được xác định bằng cách so sánh thuộc tính gán nhãn của dữ liệu đầu vào và kết quả phân lớp của mô hình +) Phân lớp dữ liệu mới: dữ liệu đầu vào là dữ liệu “khuyết” thuộc tính cần dự đoán lớp(nhãn) Mô hình sẽ tự động phân lớp (gán nhãn) cho các đối tượng dữ liệu này dựa vào những gì được huấn luyện ở bước 1

1.1.3: Bài toán phân lớp được phân thành:

Phân lớp nhị phân, phân lớp đa lớp, phân lớp đơn nhãn, phân lớp đa nhãn.

1.1.5: Một số ứng dụng của bài toán phân lớp trong kinh tế:

Tài chính ngân hàng (dự báo chứng khoán, xếp hạng tín dụng cá nhân và tổ chức, đánh giá rủi ro tài chính), Sales and Marketing (dự báo doanh thu, dự báo khách hàng trung thành, Kinh tế học (dự báo khủng hoảng kinh tế, dự báo cung cầu).

1.2: GIỚI THIỆU VỀ PHẦN MỀM ORANGE:

Orange là một thư viện quy trình và cốt lõi của C++ kết hợp rất nhiều thuật toán Data mining và học máy tiêu chuẩn và không tiêu chuẩn Nó là một công cụ trực quan hóa dữ liệu, Data Mining và máy học nguồn mở Orange là một môi trường có thể viết kịch bản

Trang 4

để tạo mẫu nhanh các thuật toán và mẫu thử nghiệm mới nhất.Orange là một tập hợp các Widget đồ họa, các widget Orange cung cấp cho chúng ta giao diện người dùng đồ họa đối với các kĩ thuật Data Mining và máy học của Orange, chúng kết hợp các widget để nhập và tiền xử lý dữ liệu, phân loại, hồi quy, quy tắc kết hợp và phân cụm một tập hợp các widget để đánh giá mô hình trực quan hóa kết quả đánh giá Orange chủ yếu được sử dụng trong tin sinh học, y sinh, giảng dạy, cung cấp phương pháp giảng dạy tốt hơn về Data Mining…

1.3: LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Trong những năm gần đây, nền khoa học công nghệ trên thế giới phát triển một cách đột phát, nhiều công trình nghiên cứu, sản phẩm công nghệ và vô số các công cụ thông minh đã được sản xuất, hoàn thành để phục vụ cho con người chúng ta trong nhiều lĩnh vực khác nhau Bên cạnh đó không thể không nhắc đến các kĩ thuật trong “khai phá dữ liệu” và “máy học” có thể dùng để giúp chúng ta trích xuất các thông tin hữu ích từ các dữ liệu lưu trữ, giúp con người trong các bài toán tư vấn quyết định Nền khoa học công nghệ thế giới đã và đang rất phát triển, đi kèm với đó là nhu cầu về mua bán, giao thương, những doanh nghiệp, những đại lý bán hàng không thể thiếu nhu cầu về những dự đoán, những phân tích cụ thể để đưa ra những quyết định cụ thể, chính xác nhất để phục vụ khách hàng, đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp với nhu cầu Vì thế, trong

đồ án này, chúng em lựa chọn chủ đề: phân tích bộ dữ liệu được thu thập từ dữ liệu

bán hàng của đại lý bán sĩ bia nước ngọt Nghĩa Hạnh, dùng các mô hình hỗ trợ việc

phân tích dự báo, sau đó dự báo về loại khách hàng để biết được số lượng các khách hàng thường, mới, vip, để từ đó rút ra được phương pháp hỗ trợ tối ưu trong việc phân tích sau đó đưa ra các chiến lược mà đại lý cần để có thể giúp kinh doanh hiệu quả hơn…trong đồ án này, chúng em sẽ làm rõ các vấn đề trên.

CHƯƠNG 2: PHÂN LỚP DỮ LIỆU

2.1: KHÁI NIỆM

Là quá trình phân một đối tượng dữ liệu vào một hay nhiều lớp (loại) đã cho trước

nhờ một mô hình phân lớp Mô hình này được xây dựng dựa trên một tập dữ liệu đã được gán nhãn trước đó ( thuộc về lớp nào ) Quá trình gán nhãn( thuộc lớp nào) cho đối tượng dữ liệu chính là quá trình phân lớp dữ liệu.

2.2: CÁC MÔ HÌNH PHÂN LỚP DỮ LIỆU:

2.2.1: Mô Hình Logistic Regression

Định nghĩa: Là một mô hình xác suất dự đoán giá trị đầu ra rời rạc từ một tập các giá trị đầu vào ( biểu diễn dưới dạng vector)

Trang 5

- Mô tả: đối với bài toán phân lớp: tập nhãn y = (y , y12,…yn) với n là số lớp Một đối tượng dữ liệu x = (x1,x ,…x2n) với d là số thuộc tính của mỗi dòng dữ liệu và được biểu diễn dưới dạng vector

Hàm logistic :

Dự đoán đối tượng xem đối tượng x sở hữu các thuộc tính cụ thể sẽ thuộc vào lớp y nào  Ưu điểm: hồi quy logistic là một trong những kĩ thuật hiệu quả nhất để giải các

bài toán phân loại, Logistic Regression dễ thực hiện, dễ hiểu và rất hiệu quả để đào tạo, nhanh chóng trong việc phân loại các bản ghi không xác định, hoạt động tốt khi tập dữ liệu có thể phân tích tuyến tính,…

 Khuyết điểm: nó xây dựng các ranh giới tuyến tính, hồi quy Logistic cần rằng biến độc lập có liên quan tuyến tính với tỷ lệ cược, hạn chế chính của hồi quy Logistic là giả định về độ tuyến tính giữa biến phụ thuộc và biến độc lập.

2.2.2: Mô Hình Decision Tree

Định nghĩa:

Trong lý thuyết quản trị, cây quyết định là đồ thị các quyết định cùng các kết quả khả dĩ đi kèm nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định Trong lĩnh vực khai phá dữ liệu, cây quyết định là phương pháp nhằm mô tả, phân loại và tổng quát hóa tập dữ liệu cho trước

- Ví dụ: một người tên A muốn mở cửa hàng bán lẻ, tỉ lệ thành công phụ thuộc vào chi tiêu của A, hay nói cách khác là sự phát triển hoặc suy thoái của nền kinh tế, cây quyết định như sau:

Trang 6

 Ưu điểm của Cây quyết định: dễ hiểu, không đòi hỏi chuẩn hóa dữ liệu, có thể xử lý nhiều kiểu dữ liệu khác nhau, có thể xử lý tốt lượng lớn dữ liệu trong thời gian ngắn

 Khuyết điểm: khó giải quyết trong tình huống dữ liệu phụ thuộc thời gian, chi phí xây dựng mô hình cao.

2.2.3: Mô Hình Support Vector Machine

Định nghĩa : Là một thuật toán có giám sát, SVM nhận dữ liệu vào, xem chúng như những vector trong không gian và phân loại chúng vào các lớp khác nhau bằng cách xây dựng một siêu phẳng trong không gian nhiều chiều làm mặt phân cách các lớp dữ liệu.

Các biến thể của SVM: Loại SVM

Hard Margin SVM Hai lớp cần phân lớp là có thể phân chia tuyến tính ( linearly seperable) Soft Margin SVM Hai lớp cần phân lớp là “gần” phân chia

tuyến tính (almost linear seperable) Multi-class SVM Phân lớp đa lớp ( biên giữa các lớp là

tuyến tính

- Ưu điểm: tiết kiệm bộ nhớ, linh hoạt ( vừa có thể phân lớp tuyến tính và phi tuyến, xử lý được trong không gian nhiều chiều,…

- Khuyết điểm: trong trường hợp số chiều dữ liệu lớn hơn số dòng dữ liệu thì SVM cho kết quả không tốt, SVM chưa thể hiện được tính xác suất trong phân lớp.

2.2.4: Mô Hình Neural Network

Định nghĩa: Là chuỗi thuật toán được đưa ra để hỗ trợ tìm kiếm các mối quan hệ cơ bản trong tập hợp các dữ liệu, thông qua việc bắt chước cách thức hoạt động từ bộ não con người, được sử dụng trong: giao dịch thuật toán, dự báo chứng khoán,

- Neural Network có sự tương đồng chuẩn mạnh với những phương pháp thống kê như đồ thị đường cong và phân tích hồi qui

- là sự kết hợp của những tầng Perceptron hay còn gọi là perceptron đa tầng, mỗi một mạng Neural Network thường gồm 3 kiểu tầng là: input layer, output layer, hidden layer.

Trang 7

2.3: QUY TRÌNH PHÂN LỚP DỮ LIỆU:

2.3.1: Phân chia dữ liệu

Dữ liệu sau khi được mở bởi file được nối với data table để có thể xem dữ liệu Sau

đó dữ liệu được chia nhỏ thành hai phần thông qua công cụ data sampler chia theo tỷ lệ 70%.

Dữ liệu (70%) sau khi phân chia được đưa đến data table ( phân tích), dữ liệu (30%)

sau khi phân chia được đưa đến data table ( dự đoán)

Dữ liệu dự đoán liên kết với Select Columns xóa cột xếp loại khách hàng, sau đó đưa ra data table (dự đoán 1)

2.3.2: Phân lớp dữ liệu

Dữ liệu sau khi được phân chia và sẵn sàng phân lớp sẽ được liên kết với Test and

Score

- Test and Score : sử dụng phương pháp K-fold cross validation với K=5.

Sau khi liên kết dữ liệu với Test and Score, sử dụng các mô hình để phân tích và xữ lý

Trang 8

+ Induce binary tree

+ Min number of instances in leaves: 32 + Do not split subset smaller than 8 + Limit the maximal tree depth to 100 + Stop when majority reaches : 100% Có mô hình liên kết Orange như sau :

2.4: ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ

2.4.1: Dựa vào các chỉ số đánh giá lựa chọn mô hình phù hợp

 Kết quả với tập dữ liệu khách hàng :

Với Test and score: Sử dụng phương pháp K-fold cross validation với k=5 ta có:

Trang 9

Dựa trên chỉ số AUC (tính chính xác), Recall (độ phủ) và Precision (độ chính xác) và giá trị trung bình điều hòa (harmonic mean) của số đo Precision và Recall F1 ta có thể thấy mô hình Neural Network có số liệu đo được là tốt nhất trong các mô hình.

 Đường Cong ROC:

Đường cong này được tạo ra bằng cách biểu diễn tỷ lệ dự báo true positive rate (TPR) dựa trên tỷ lệ dự báo false positive rate (FPR) tại các ngưỡng khác nhau.

Trang 10

Qua quan sát đường ROC có thể thấy được đường của Neural Network và SVM nó trùng nhau Cả bốn mô hình đều có tỷ lệ false positive rate (FPR) bằng nhau, nhưng tỷ lệ báo true positive rate (TPR) thì mô hình Neural Network là cao nhất với 0.679

Thông qua việc đánh giá các chỉ số kiểm định ta thấy Mô hình Neural Network có chỉ số kiểm định tốt nhất nên đây sẽ là lựa chọn phù hợp nhất

2.4.2: Sử dụng ma trận nhầm lẫn để đánh giá trường hợp xảy ra sự nhầm lẫn.

Giả sử khi sử dụng mô hình để phân loại khách hàng vào các lớp khách hàng thì ta thấy được vẫn có thể xảy ra sự nhầm lẫn khi phân loại , điều này sẽ một phần nào đó tác động vào khả năng đánh giá khách hàng và đưa ra các mức chiết khấu thích hợp cho khách hàng Do đó, nhóm trình bày thêm về ma trận nhầm lẫn với mục đích xem xét sự nhầm lẫn xảy ra ở lớp khách hàng nào với lớp khách hàng nào.

 Mô hình Logistic regression

Trang 11

 Support Vector Machine

Có thể thấy tỷ lệ nhầm lẫn so với thực tế ở khách hàng mới với khách hàng thường là khoảng 7.7%

 Mô hình cây quyết định Tree

Có thể thấy tỷ lệ nhầm lẫn so với thực tế ở khách hàng mới với khách hàng vip là khoảng 12.8%

Ở khách hàng thường với khách hàng Vip 30.8%

Trang 12

 Mô hình Neural Network

Ở mô hình này thì không phát hiện nhầm lẫn cho thấy tối ưu và chính xác nhất trong quá trình phân lớp.

=> Thông qua việc đánh giá các chỉ số kiểm định, cũng như việc ý nghĩa rủi ro

thực tiễn trong việc đánh giá thông qua ma trận nhầm lẫn: Ta thấy được việc sử dụng phương pháp Mô hình Neural Network cho thấy được là mô hình có chỉ số kiểm định tốt nhất và độ nhầm lẫn của dự báo so với thực tế của phương pháp này

Dữ liệu mô tả khách hàng nhập các loại nước ngọt từ đại lý trong tháng 8 Gồm có 55 đối tượng khách hàng và có 8 thuộc tính:

Trang 13

- Phần 1: 39 đối tượng khách hàng dùng để phân tích và đánh giá tính hiệu quả của các mô hình đối với bộ dữ liệu khách hàng đại lý.

- Phần 2: 16 đối tượng khách hàng dùng để xử lý và đưa ra dự đoán, phân lớp 16 khách hàng đó thuộc loại khách hàng nào ( mới, thường, vip).

3.2: CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM:

Sau khi đánh giá tính hiệu quả của các mô hình thì có được Mô hình Neural

Network là hiệu quả, chính xác nhất

Qua quá trình xử lý bởi Mô hình Neural Network có được kết quả như sau :

 Với mô hình Neural Network, chúng ta có thể thấy khi sử dụng mô hình Neural Network để dự báo thì kết quả thu được là tối ưu so với các phương pháp còn lại Ở

mô hình Logistic Regression nhầm lẫn quá nhiều, con số nhầm lẫn lớn, là mô hình

dự báo có tính chính xác thấp nhất Tiếp theo, mô hình Decision Tree, số trường

hợp nhầm lẫn tuy thấp nhưng tỉ lệ nhầm lẫn lại cao hơn cả mô hình Logistic

Regression Mô hình Support Vector Machine trường hợp nhầm lẫn ít và tỉ lệ nhầm

lẫn cũng khá thấp nhưng chung quy vẫn có sự nhầm lẫn Mô hình Neural Network là mô hình dự báo tốt nhất vì tỉ lệ nhầm lẫn và tính chính xác là thấp nhất trong quá trình phân lớp dự báo Mô hình có thể hỗ trợ người dùng dự báo một cách chính xác, nhằm tối ưu được kết quả để đưa ra kết luận phù hợp.

Trang 14

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

4.1 CÁC KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

Qua nghiên cứu đồ án, đầu tiên, chúng em đã tìm hiểu một cách tổng quan về bài toán phân lớp dữ liệu, hiểu được quá trình phân lớp dữ liệu cũng như những phương pháp phân lớp dữ liệu, bài toán về phân lớp dữ liệu được ứng dụng vào thực tế Nghiên cứu về phần mềm Orange, các Widget trong phần mềm và các ứng dụng của phần mềm vào trong thực tế…Tiếp theo, đi vào tìm hiểu chi tiết về các mô hình phân lớp dữ liệu như: mô hình Logistic Regression, mô hình Decision Tree, mô hình SVM, mô hình Neural Network Tìm hiểu về cách sử dụng các mô hình, rút ra được tỷ lệ nhầm lẫn của các mô hình dự đoán so với thực tế Từ các kết quả thực nghiệm của bộ dữ liệu được thu thập từ dữ liệu bán hàng của đại lý bán sỹ bia nước ngọt Nghĩa Hạnh, nhóm đã tiến hành đánh giá các phương pháp phân lớp để lựa chọn ra phương pháp tối ưu nhất là Neural Network với độ chính xác là tuyệt đối trong việc dự đoán khách hàng thuộc loại khách hàng nào.

4.2: NHỮNG HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN:

Những hạn chế và hướng phát triển sau nhóm em đã rút ra được từ quá trình nghiên cứu:

Mặc dù mô hình có thể đưa ra dự báo về loại khách hàng từ các yếu tố đầu vào, nhưng vẫn chưa xác định cụ thể về mối tương quan giữa các yếu tố đầu vào và các biến phụ thuộc loại khách hàng, cụ thể vẫn chưa xác nhận được những tác động của những yếu tố đầu này lên loại khách hàng Ngoài ra cũng chưa xác định được các yếu tố đầu vào này có tương quan gì với nhau hay không, cũng như yếu tố nào có ảnh hưởng lớn nhất đến biến phụ thuộc,… nhóm xem đây như vấn đề quan trọng mà cần phải có thời gian để nghiên cứu và tìm ra phương pháp giải quyết vấn đề Bên cạnh đó, mô các mô hình dùng để dự đoán loại khách hàng dựa trên các yếu tố khác nhau như: mức độ ưu đãi, đơn giá,… từ đó có thể đưa ra những dự đoán phù hợp với công việc và quá trình kinh doanh của mình chẳng hạn: đưa ra những ưu đãi cho những khách hàng mới, tổ chức các chương trình tri ân cho những khách hàng cũ,… giúp cho việc kinh doanh trở nên thuận lợi hơn.

Kết Thúc

Ngày đăng: 08/04/2024, 08:03

Xem thêm: