Mặc khác, sự phát triển của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tin trong nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội trong nhiều năm qua dẫn tới sản sinh một lượng lớn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN KINH DOANH
TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN: KHOA HỌC DỮ LIỆU
NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH KHAI PHÁ DỮ LIỆU
VÀ ỨNG DỤNG THUẬT TOÁN PHÂN LỚP NEURAL NETWORK ĐỂ ĐƯA RA QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ VÀO CÁC CÔNG TY NƯỚC NGOÀI Giảng viên hướng dẫn: TS Thái Kim Phụng
Mã lớp học phần: 22C1INF50905940
Giảng đường: B2-508 - ST6 Sinh viên thực hiện: Lê Thời Chiến Thắng
Trần Thị Ngọc Hân Huỳnh Thị Như Quỳnh Đào Thị Ngọc Anh Nguyễn Hiền Vy
Lê Việt Cường
TP Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 10 năm 2022
Trang 2MỤC LỤC
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Lý do lựa chọn đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận 3
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
1.5 Cấu trúc nghiên cứu 4
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN 5
2.1 Khai phá dữ liệu 5
2.1.1 Quá trình phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu 5
2.1.2 Khái niệm khai phá dữ liệu 6
2.1.3 Quá trình khai phá dữ liệu 7
2.1.4 Các kỹ thuật khai phá dữ liệu 8
2.1.4.1 Khai thác tập phổ biến và luật kết hợp 8
2.1.4.2 Phân lớp dữ liệu 9
2.1.4.3 Phân cụm dữ liệu 9
2.1.5 Các ứng dụng của khai phá dữ liệu 9
2.2 Phân lớp dữ liệu 11
Trang 32.2.1 Quá trình phân lớp dữ liệu 11
2.2.2 Phân loại bài toán phân lớp 13
2.2.3 Một số thuật toán phân lớp dữ liệu 14
2.2.3.1 Cây quyết định (Decision tree) 14
2.2.3.2 Support Vector Machine (SVM) 15
2.2.3.3 Hồi quy Logistic (Logistic Regression) 17
2.2.3.4 Mạng Nơ ron nhân tạo (Neural Network) 19
2.3 Mô hình khai phá dữ liệu sử dụng thuật toán phân lớp Neural network 20
2.4 Mô hình nghiên cứu đề xuất 22
2.4.1 Mô tả các biến sử dụng trong mô hình 22
2.4.1.1 Biến phụ thuộc 22
2.4.1.2 Biến độc lập 23
2.4.1.2.1 Tỷ lệ tăng trưởng kép hằng năm (CAGR) 23
2.4.1.2.2 Lợi nhuận thặng dư (ER) 25
2.4.1.2.3 Rủi ro hệ thống (SR) 26
2.4.1.2.4 Tổng rủi ro (TR) 27
2.4.1.2.5 Rel.Win Rate (Tỷ lệ thắng) 28
2.4.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 29
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ THẢO LUẬN 30
3.1 Tổng quan về nền kinh tế thị trường Mỹ từ 1990 - 2010 30
3.2 Mô tả bộ dữ liệu huấn luyện và dự báo 33
3.3 Kết quả huấn luyện 37
3.4 Kết quả dự báo 40
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN 44
4.1 Kết luận 44
Trang 44.2 Hạn chế 44
4.3 Giải pháp 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: BỘ DỮ LIỆU HUẤN LUYỆN (MINH HỌA CỦA 30 CÔNG TY ĐẦU TIÊN Ở THỜI KỲ 1990-2000)
PHỤ LỤC 2:BỘ DỮ LIỆU HUẤN LUYỆN (MINH HỌA CỦA 30 CÔNG TY ĐẦU TIÊN Ở THỜI KỲ 2000-2010)
PHỤ LỤC 3: Kết quả dự báo (minh họa 30 công ty đầu tiên thuộc thời kỳ 2000-2010)
DANH MỤC BẢNG BIỂU VÀ HÌNH VẼ Hình 2.1 Quá trình KDD 5
Hình 2.2: Quá trình khai phá dữ liệu 7
Hình 2.3: Bước 1 của quá trình trình phân lớp: Xây dựng mô hình phân lớp 11
Hình 2.4: Bước 2.1 của quá trình trình phân lớp: Đánh giá mô hình 12
Hình 2.5: Bước 2.2 của quá trình trình phân lớp: Phân lớp dữ liệu mới 13
Hình 2.6: Ví dụ mô hình cây quyết định về lựa chọn làm việc một ngày cụ thể 15
Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện giá trị Margin và Support Vector 16
Hình 2.8: Minh họa thuật toán phân lớp Support Vector Machine (SVM) 17
Hình 2.9: Minh họa thuật toán phân lớp Hồi quy Logistic (Logistic Regression) 18
Trang 5Hình 2.1 : Minh họa thuật toán phân lớp Mạng Nơ ron nhân tạo (Neural Network) 190
Hình 2.11: Hình vẽ thể hiện mạng lưới hoạt động của Neural Network 21
Hình 2.12: Biểu đồ thể hiện sự mượt mà của đường CAGR 24
Hình 3.1: Bộ dữ liệu huấn luyện (Minh họa của 30 công ty đầu tiên ở thời kỳ 1990-2000) 34
Hình 3.2: Bộ dữ liệu dự báo (minh họa của 30 công ty đầu tiên ở thời kỳ 2000-2010) 36
Hình 3.3: Khai báo thuộc tính cho các biến trong bộ dữ liệu huấn luyện 37
Hình 3.4: Mô tả tổng quan quá trình huấn luyện vào dự báo 38
Hình 3.5: Kết quả đánh giá mô hình bằng phương pháp K-fold 39
Hình 3.6: Đánh giá mô hình lớp thông qua Ma trận nhầm lẫn 40
Hình 3.7: Kết quả dự báo (minh họa 30 công ty đầu tiên thuộc thời kỳ 2000-2010) 42
Trang 7CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài.
Xã hội của chúng ta đang tồn tại và phát triển ở một thời đại mà người ta hay truyền tai nhau là “thời đại số” hay “thời đại truyền thông mới” là thời kỳ của cách mạng công nghiệp 4.0 đồng thời cũng là giai đoạn phát triển rực rỡ nhất về tất cả mọi thứ từ các phương tiện kỹ thuật số thông minh đến sự bùng nổ của internet, mạng xã hội đã làm cầu nối tạo điều kiện cho phép người dùng và các tổ chức có thể tương tác trực tiếp trên nền tảng Internet từ đó có thể trao đổi và truyền tải dữ liệu cho nhau Mặc khác, sự phát triển của công nghệ thông tin và việc ứng dụng công nghệ thông tintrong nhiều lĩnh vực của đời sống, kinh tế xã hội trong nhiều năm qua dẫn tới sản sinh một lượng lớn dữ liệu.Và sự tồn tại của lượng dữ liệu khổng lồ như vậy cũng đồng nghĩa xuất hiện những sự hạn chế trong công việc thu thập, khai thác để lưu trữ người
ta không thể khai thác trực tiếp mà phải dùng các kỹ thuật để chiết xuất tạo thành các thông tin có ích vì người ta cho rằng trong nó ẩn chứa những giá trị nhất định nào đó
Để làm tốt được điều đó, phương pháp quản trị và khai thác cơ sở dữ liệu truyền thốngngày càng không đáp ứng được thực tế, vì vậy người ta đã cho ra đời một khuynh hướng kỹ thuật khai phá dữ liệu (Data mining) Khai phá dữ liệu là một tập hợp các kỹthuật được sử dụng để tự động khai thác và tìm ra các mối quan hệ lẫn nhau của dữ liệu trong một tập hợp dữ liệu khổng lồ và phức tạp, đồng thời cũng tìm ra các mẫu tiềm ẩn trong tập dữ liệu đó Khai phá dữ liệu hiện diện trong mọi lĩnh vực-ở mọi quy
mô, trong mọi ngành và trên toàn thế giới Đặc biệt, trong thời gian gần đây, khai phá
dữ liệu được ứng dụng trong lĩnh vực đầu tư tài chính để nghiên cứu, cụ thể là đầu tư vào các công ty nước ngoài
Cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, mở cửa thị trường, hoạt động đầu tư
ra nước ngoài của Việt Nam gần đây đang có xu hướng gia tăng Có thể nói, hoạt độngđầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã có sự tăngtrưởng rất nhanh về quy mô vốn, số lượng dự án, lĩnh vực đầu tư cũng như địa bàn đầu tư Tại sao lại như vậy? Các chuyên gia kinh tế nhận định rằng nền kinh tế Việt Nam thời gian qua đã có sự tăng trưởng, phát triển nhanh, liên tục, đòi hỏi chúng ta cần phải mở rộng hoạt động đầu tư ra nước ngoài để tìm kiếm thêm những nguồn lực
Trang 8mới, bên cạnh đó là doanh nghiệp phải vươn ra thị trường nước ngoài để mở rộng phạm vi hoạt động của mình, điều này làm cho xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng ,như vậy sẽ thúc đẩy hoạt động dịch chuyển dòng vốn được tốt hơn và hiệu quả hơn, bao gồm cả hoạt động đầu tư vào Việt Nam và hoạt động đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài Vậy điều gì sẽ là chìa khóa giúp cho hoạt động đầu tư trở nên lành mạnh và gia tăng tỉ lệ thành công trên thị trường, đó là yếu tố
dữ liệu Giả thuyết một doanh nghiệp biết tận dụng tốt những dữ liệu mà họ cho rằng
nó tiềm ẩn những thông tin có ích hoặc không có ích rồi nhờ vào quá trình đi sâu vào toàn bộ dữ liệu để tìm kiếm, phân tích và đưa ra những đánh giá khách quan tốt nhất
và cuối cùng là quyết định có nên đầu tư hay không Chính vì tất cả những lí do trên
đủ đề kết luận rằng KPDL là một công cụ phù hợp, giúp họ nâng cao kiến thức và kinh nghiệm quý báu phục vụ cho quyết định đầu tư cũng như vận dụng những gì học được trong đó cho các quyết định tài chính quan trọng khác Qua đó, tôi quyết định
chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình khai phá dữ liệu và ứng dụng thuật toán phân
lớp Neural Network để đưa ra quyết định đầu tư vào các công ty nước ngoài”
làm đề tài nghiên cứu
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.
Bài nghiên cứu chủ yếu tập trung vào các mục tiêu sau:
• Nghiên cứu các lý thuyết tổng quan về KPDL, cụ thể là thuật toán phân lớp dữ liệu bằng Neural Network
• Xây dựng các mô hình vào dựa bộ dữ liệu huấn luyện có sẵn và lựa chọn mô hình phù hợp nhất tiến hành dự báo đối với bộ dữ liệu dự báo được chọn
• Tạo tiền đề phát triển các bài nghiên cứu sau này
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu:
Mô hình KPDL và thuật toán phân lớp dữ liệu bằng Neural Network để ứng dụngtrong việc ra quyết định đầu tư vào công ty nước ngoài
Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đầu tư vào công ty nước ngoài chính là dữ liệu thực về các chỉ số tài chính được thu thập từ web Stock portfolio performance
được cung cấp vào ngày 22/04/2016 của tác giả: I-Cheng Yeh
Trang 9Phạm vi nghiên cứu: Nhóm thu thập dữ liệu của 63 công ty nước ngoài từ năm
1990-2010, trải qua 4 thời kì để để quyết định xem nếu tại thời điểm đó những nhà đầu tư cóquyết định rót vốn vào công ty hay không
Thời kì 1 và 2 là dữ liệu dùng để huấn luyện
Thời kì 3 và 4 là dữ liệu dùng để dự báo
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
1.4.1: Phương pháp nghiên cứu lý luận.
Tiến hành tìm hiểu, thu thập, chắt lọc và phân tích các dữ liệu, thông tin thông quađọc sách báo, tài liệu nhằm mục đích tìm chọn những khái niệm và quan điểm để xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, dự đoán về những thuộc tính của đối tượng nghiên cứu, xây dựng những mô hình lý thuyết ban đầu Bao gồm các phương pháp sau:
Phương pháp phân tích – tổng hợp lý thuyết: từ nguồn tài liệu, papers có được, sau
đó đọc và tổng hợp để rút ra những nội dung cần thiết cho luận điểm của bài nghiên cứu
Phương pháp mô hình hóa: xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết vàứng dụng mô hình để dự báo nhằm kiểm định tính chính xác của mô hình
1.4.2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
Từ cơ sở lý luận ấy, tiến hành vận dụng vào các phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
Trang 10Thông qua các thuật toán trong KPDL, đồng thời, sử dụng sử dụng phần mềmOrange - một công cụ khá trực quan để nghiên cứu về các thuật toán machinelearning và thực hành KPDL phổ biến hiện nay để phân tích dữ liệu và làm rõ vấn
đề nghiên cứu
Từ đó, xây dựng các mô hình dự báo dựa vào bộ dữ liệu huấn luyện có sẵn và sosánh các kết quả rút ra được với nhau nhằm lựa mô hình phù hợp nhất nhằm giúpcác nhà đầu tư có quyết định chính xác hơn khi đầu tư hiệu quả
1.5 Cấu trúc nghiên cứu
Ngoài phần mục lục, danh mục bảng biểu và hình vẽ, danh mục chữ viết tắt, tài liệutham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 4 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phân tích và thảo luận
Chương 4: Kết luận
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
Trang 112.1 Khai phá dữ liệu (KPDL).
2.1.1 Quá trình phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu.
Biết chọn lọc và sử dụng thông tin hiệu quả có thể quyết định sự thành công củabạn trong phân tích dữ liệu Điều đó có nghĩa là phải tìm ra những giá trị tiềm ẩn, cácyếu tố tác động và những xu hướng phát triển của các dữ liệu sẵn có ấy Quá trình đóđược gọi là quá trình phát hiện tri thức (Knowledge Discovery in Database – KDD)
mà trong đó KPDL là một kỹ thuật quan trọng cho phép ta thu được các tri thức mongmuốn
Hình 2.1 Quá trình KDD
Nguồn: Phantuanduy (2013) Quy trình Khai phá dữ liệu (Process of Data mining).Trong hình 2.1, ta thấy quá trình phát hiện tri thức gồm nhiều giai đoạn Đầu racủa giai đoạn này là đầu vào của giai đoạn sau Trong tiến trình này, người ta đặc biệtquan tâm đến pha khai phá dữ liệu (Data mining), bởi việc tìm ra được những tri thức
và thông tin có cấu trúc chặt chẽ tiềm ẩn trong kho dữ liệu khổng lồ Các kỹ thuật pháthiện tri thức được thực hiện qua nhiều giai đoạn và sử dụng nhiều phương pháp như:phân lớp, phân cụm, phân tích sự tương tự, tổng hợp, phát hiện luật kết hợp và mẫutuần tự,
Quá trình phát hiện tri thức gồm 5 bước cơ bản:
Trang 12Bước 1: Chọn lọc dữ liệu (Selection): Giai đoạn này cần gom các dữ liệu khai thácđược vào một cơ sở dữ liệu (CSDL) riêng Ở đây, chúng ta chỉ chọn lọc và giữ lạinhững dữ liệu nào mà giai đoạn sau yêu cầu Tuy nhiên, công việc này thường khókhăn và tốn nhiều thời gian vì dữ liệu tồn tại ở nhiều dạng khác nhau và nằm rảirác khắp nơi.
Bước 2: Tiền xử lý dữ liệu (Preprocessing): Khi tập hợp dữ liệu thường mắc phảimột số lỗi như dữ liệu thiếu logic (bị trùng lặp, giá trị bị sai lệch, ), thiếu chặtchẽ, chưa đầy đủ, hiếm khi nào các dữ liệu thu thập được đều mang tính nhấtquán Do đó “tiền xử lý” là một bước quan trọng sau đó giúp hạn chế những kếtquả sai lệch không mong muốn trước khi bước vào quá trình KPDL
Bước 3: Chuyển đổi dữ liệu (Transformation): Trong giai đoạn này, dữ liệu sẽđược chuyển đổi về dạng thích hợp để dễ dàng tiến hành các thuật toan KPDL
Bước 4: Khai phá dữ liệu (Data mining): Giai đoạn này sử dụng các kỹ thuậtnhằm phát hiện ra các tri thức tiềm ẩn trong dữ liệu Một số kĩ thuật được sử dụng
đó là: phân lớp, phâm cụm, luật kết hợp,…
Bước 5: Đánh giá kết quả mẫu (Interpretation evaluation): Đây cũng là bước cuốicùng trong quá trình KDD Trong giai đoạn này, những tiêu chuẩn đánh giá thíchhợp sẽ được chọn lọc và sử dụng sao cho các mẫu dữ liệu được trích xuất bởi cácphần mềm KPDL có thể sử dụng được Không phải bất cứ mẫu nào cũng đều cóích, thậm chí còn bị sai lệch Chính vì vậy, cần phải xác định và lựa chọn nhữngtiêu chuẩn đánh giá sao cho sẽ chiết xuất ra các tri thức cần thiết
2.1.2 Khái niệm khai phá dữ liệu.
Khai phá dữ liệu là một tiến trình khám phá ra các mẫu dữ liệu hay các mô hìnhmong muốn dưới nhiều góc độ khác nhau nhờ sử dụng các công cụ phân tích, từ đótìm ra được các thông tin và tri thức từ các CSDL cũng như các mối quan hệ giữa cácđối tượng bên trong CSDL
Trang 13Nếu xét về mặt ý tưởng và mục đích ứng dụng, KPDL thật sự là một nhu cầu tấtyếu đặt ra trong thời đại 4.0, một sự đáp trả cho những tìm tòi, khám phá của thế giới
về mặt kỹ thuật Đây là một phát hiện vĩ đại, mang đến nhiều lợi ích trong cuộc sống,đồng thời cũng đặt ra nhiều khó khăn và thử thách đối với các nhà nghiên cứu.j KPDLđược xây dựng dựa trên việc sử dụng các giải thuật mới, được định hướng theo nhucầu kinh doanh để có thể giải quyết tự động các bài toán kinh doanh bằng các kỹ thuật
dễ dùng và có thể hiểu được Các kỹ thuật đang được nghiên cứu và sử dụng hiện naybao gồm cây quyết định (CART, CHAID, AID), mạng Neuron, phương pháp lánggiềng gần nhất, các luật suy diễn, v.v…
2.1.3 Quá trình khai phá dữ liệu.
Các bước quan trọng trong quá trình KPDL bao gồm:
Hình 2.2: Quá trình khai phá dữ liệu Nguồn: ThS Trần Hùng Cường, ThS Ngô Đức Vĩnh (2011) Tổng quan về phát hiện tri thức và khai phá dữ liệu Khoa Công nghệ thông tin Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội, 1 – 6.
Quá trình KPDL bắt đầu từ việc xác định vấn đề đang gặp phải một cách chínhxác, rồi tìm hiểu các dữ liệu liên quan dùng để xây dựng giải pháp Sau đó, các dữ liệucần thiết được thu thập cẩn thận và tiền xử lý thành dạng mà giải thuật KPDL có thểhiểu được Tuy chỉ gồm một vài bước nhưng đây không phải là một quá trình đơngiản, khi tiến hành có thể vướng phải một số khó khăn như: nếu mô hình cần chỉnh
Trang 14sửa dữ liệu thì toàn bộ quá trình phải lặp đi lặp lại cho đến khi phù hợp gây mất thờigian, hay phải sao ra nhiều bản đối với các dữ liệu được chiết xuất vào các tệp,…
Thực hiện KPDL là bước tiếp theo sau khi chọn được thuật toán thích hợp để tìm
ra các mẫu (pattern) có ý nghĩa được biểu diễn dưới các dạng tương ứng (các luật xếploại, cây quyết định, luật sản xuất, biểu thức hồi quy,…)
Mẫu có đặc điểm là phải mới (ít nhất là đối với hệ thống đó) Độ mới thường đượcđánh giá thông qua một hàm logic hoặc hàm đo độ mới và được đo tương ứng với độthay đổi trong dữ liệu (bằng cách so sánh các giá trị tìm được với các giá trị mongmuốn hoặc các giá trị trước đó), hoặc bằng tri thức (mối liên hệ giữa phương pháp tìm
cũ và phương pháp mới) Bên cạnh đó, sau khi xử lý các mẫu và cho ra kết quả phảiđược đánh giá thông qua một hàm lợi ích để đo lường khả năng sử dụng tiềm tàng.Các mẫu này sau khi được xử lý và diễn giải phải dẫn đến những hành động có íchnào đó được đánh giá bằng một hàm lợi ích Mẫu khai thác được phải có giá trị đốivới các dữ liệu mới với độ chính xác nào đó
2.1.4 Các kỹ thuật khai phá dữ liệu
Có rất nhiều kỹ thuật được áp dụng trong khai phá dữ liệu, nhưng trong bài nghiêncứu này nhóm tác giả chỉ đề cập đến 3 kỹ thuật chính được biết đến và sử dụng rộngrãi:
2.1.4.1 Khai thác tập phổ biến và luật kết hợp
Kỹ thuật này nhằm xác định mối quan hệ giữa các biến khác nhau trong CSDL vàđược sử dụng để “giải nén” các mẫu tiềm ẩn trong dữ liệu Một luật kết hợp X → Yphản ánh sự xuất hiện đồng thời của tập Y khi tập X xuất hiện Theo quan điểm thống
kê, X được xem là biến độc lập (Independent variable) còn Y được xem là biến phụthuộc (Dependent variable)
Kỹ thuật này được sử dụng rất phổ biến ở các doanh nghiệp để phân tích hành vimua sắm, dự đoán xu hướng từ giỏ hàng của khách hàng tiềm năng và dự đoán hành
Trang 15vi người tiêu dùng trong ngành bán lẻ hay trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin, cụ thể
là các chương trình Machine Learning
2.1.4.2 Phân lớp dữ liệu
Là quá trình phân một đối tượng dữ liệu vào một hay nhiều lớp (loại) đã cho trướcnhờ một mô hình phân lớp Mô hình này được xây dựng dựa trên một tập dữ liệu đãđược gán nhãn trước đó (thuộc về lớp nào) Quá trình gán nhãn (thuộc lớp nào) chođối tượng dữ liệu chính là quá trình phân lớp dữ liệu
Kỹ thuật này dùng để rút trích các thông tin cần thiết từ kho dữ liệu có sẵn Vì thế,đối với kỹ thuật này, chúng ta sẽ áp dụng các thuật toán khác nhau tùy thuộc vào mụctiêu sử dụng
Đây cũng là kỹ thuật có vai trò quan trọng trong việc dự báo các quy luật, xuhướng,… bằng cách mô tả các thuộc tính liên quan để đối tượng được phân loại vàomột lớp cụ thể
2.1.4.3 Phân cụm dữ liệu
Là quá trình gom cụm/nhóm các đối tượng/dữ liệu có đặc điểm tương đồng vàocác cụm/nhóm tương ứng Trong đó: các đối tượng nào có những tính chất tương tựnhau sẽ được xếp vào cùng một cụm và ngược lại Dữ liệu sử dụng trong kỹ thuật này
là dữ liệu chưa được gán nhãn và thường thấy trong thực tế
Trong kinh doanh, kỹ thuật này thường được ứng dụng để quản lý hồ sơ khách hànghoặc chia phân khúc khách hàng trong lĩnh vực Marketing
2.1.5 Các ứng dụng của khai phá dữ liệu
Mặc dù KPDL còn mang nhiều mặt hạn chế cần được cải thiện, nhưng không thểphủ nhận tiềm năng hiện tại của nó Tiềm năng ấy đã được khẳng định bằng sự ra đờicủa rất nhiều ứng dụng Các ứng dụng của KPDL trong khoa học cũng được pháttriển Các công ty phần mềm lớn trên thế giới cũng rất quan tâm và chú trọng tới việcnghiên cứu và phát triển kỹ thuật khai phá dữ liệu: Oracle tích hợp các công cụ khai
Trang 16phá dữ liệu vào bộ Oracle9i, IBM đã đi tiên phong trong việc phát triển các ứng dụngkhai phá dữ liệu với các ứng dụng như Intelligence Miner,… Đây là kỹ thuật thu hút
sự quan tâm của đa số các nhà nghiên cứu bởi ứng dụng đa dạng trong nhiều lĩnh vựckhác nhau như:
Lĩnh vực tài chính, ngân hàng: Xây dựng mô hình dự báo rủi ro tín dụng, cáckhoản vay nợ, hỗ trợ việc ra quyết định khi đầu tư chứng khoán, bất động sản.Đây cũng chính là hướng nghiên cứu chính của bài
Thương mại điện tử: Công cụ tìm hiểu, định hướng, thúc đẩy, giao tiếp với kháchhàng; phân tích khách hàng duyệt web; phân tích thái độ mua sắm của khách hàng
và dựa vào từng loại khách hàng để có phương án tiếp thị phù hợp
Lĩnh vực y tế: Phát hiện các mối quan hệ giữa bệnh với phương pháp chữa trị đểtìm ra các loại thuốc mới, dựa trên các yếu tố rủi ro để dự đoán loại bệnh mà bệnhnhân có thể mắc phải
Thiên văn học: Hệ thống SKICAT do JPL/Caltech phát triển được sử dụng cho cácnhà thiên văn để tự động xác định các vì sao và các dải thiên hà trong một bảnkhảo sát lớn để có thể phân tích và phân loại (Fayyad, Djorgovski, & Weir)
Sinh học phân tử: Hệ thống tìm kiếm các mẫu trong cấu trúc phân tử (Conklin,Fortier, và Glasgow 1993) và trong các dữ liệu gen (Holder, Cook, và Djoko1994)
Mô hình hóa những thay đổi thời tiết: các mẫu không thời gian như lốc, gió xoáyđược tự động tìm thấy trong các tập lớn dữ liệu mô phỏng và quan sát được(Stolorz et al 1994)
Lĩnh vực sinh học: Hỗ trợ thu thập, lưu trữ và phân tích các dữ liệu về di truyềnhọc, nghiên cứu các căn bệnh, các chất dinh dưỡng, thông qua trực quan hóabằng các bảng biểu và đồ thị
Trang 17Lĩnh vực giáo dục: Giúp phân tích dữ liệu trong môi trường giáo dục để xác địnhtình hình học tập của mỗi học sinh và dự báo kết quả học tập trong tương lai đểtìm ra các phương pháp giảng dạy phù hợp.
2.2 Phân lớp dữ liệu
2.2.1 Quá trình phân lớp dữ liệu
Quá trình phân lớp dữ liệu gồm hai bước chính:
Bước 1: Xây dựng mô hình (hay giai đoạn “học” hoặc “huấn luyện”)
Quá trình huấn luyện nhằm xây dựng một mô hình mô tả một tập dữ liệu sẵn có Đầuvào của quá trình này là một tập dữ liệu mẫu đã được gán nhãn và tiền xử lý, mỗiphần tử dữ liệu được giả định thuộc về một lớp phân trước, lớp ở đây là giá trị của mộtthuộc tính được chọn làm thuộc tính gán nhãn hay thuộc tính phân lớp Mỗi bộ giá trịđược gọi chung là một phần tử dữ liệu, có thể là các mẫu, ví dụ, đối tượng, hay trườnghợp Các thuật toán phân lớp: cây quyết định, hàm số toán học, tập luật,… Kết quảcủa bước này là mô hình phân lớp đã được huấn luyện (trinh phân lớp)
Quá trình này được mô tả ở hình 2.3
Hình 2.3: Bước 1 của quá trình trình phân lớp: Xây dựng mô hình phân lớp
Trang 18Nguồn: Nguyễn Thị Thùy Linh (2005) Nghiên cứu các thuật toán phân lớp dữ liệudựa trên cây quyết định Công nghệ thông tin, 3 – 62.
Bước 2: Sử dụng mô hình, được chia thành 2 bước nhỏ:
+ Bước 2.1: Đánh giá mô hình ( kiểm tra tính đúng đắn của mô hình )
Dữ liệu đầu vào là một tập dữ liệu mẫu được chọn ngẫu nhiên và độc lập với cácmẫu trong tập dữ liệu huấn luyện, cũng đã được gán nhãn và tiền xử lý Tuy nhiênthuộc tính đã được gán nhãn này bị “lờ” khi được đưa vào mô hình tiến hành phânlớp
Bằng cách so sánh thuộc tính gán nhãn của dữ liệu đầu vào và kết quả phân lớp từ
mô hình, ta dễ dàng xác định được tính đúng đắn của mô hình Holdout là một kỹthuật đơn giản để ước lượng tính đúng đắn này dựa trên tỷ lệ phần trăm các các mẫutrong tập dữ liệu dự báo được mô hình phân lớp đúng (so với thực tế) Kết quả củabước này là mô hình sẽ được sử dụng để phân lớp những dữ liệu cần thiết trong tươnglai, hoặc những dữ liệu mà giá trị của thuộc tính phân lớp là chưa biết nếu của môhình phù hợp và có độ chính xác cao
Hình 2.4: Bước 2.1 của quá trình trình phân lớp: Đánh giá mô hình
Trang 19Nguồn: Nguyễn Thị Thùy Linh (2005) Nghiên cứu các thuật toán phân lớp dữ liệudựa trên cây quyết định Công nghệ thông tin, 3 – 62.
+ Bước 2.2: Phân lớp dữ liệu mới
Ở bước này, dữ liệu đầu vào là dữ liệu “khuyết” thuộc tính cần dự đoán lớp(nhãn) Mô hình sẽ tự động phân lớp (gán nhãn) cho các đối tượng dữ liệu này dựavào những gì được huấn luyện ở bước 1
Hình 2.5: Bước 2.2 của quá trình trình phân lớp: Phân lớp dữ liệu mới
Nguồn: Nguyễn Thị Thùy Linh (2005) Nghiên cứu các thuật toán phân lớp dữ liệudựa trên cây quyết định Công nghệ thông tin, 3 – 62
2.2.2 Phân loại bài toán phân lớp
Nhiệm vụ của bài toán phân lớp là phân các đối tượng dữ liệu vào n lớp cho trước:thuộc về phân lớp nhị phân nếu n = 2 và phân lớp đa lớp nếu n > 2
Bài toán là phân lớp đơn nhãn nếu mỗi đối tượng dữ liệu chỉ thuộc vào 1 lớp duynhất và phân lớp đa nhãn nếu thuộc về nhiều lớp khác nhau
2.2.3 Một số thuật toán phân lớp dữ liệu
Trang 202.2.3.1 Cây quyết định (Decision tree)
Cây quyết định được định nghĩa theo nhiều cách tùy vào từng khía cạnh:
Trong lý thuyết quản trị, cây quyết định là một đồ thị của các quyết định cùng cáckết quả đi kèm có thể của nó và là một dạng đặc biệt của cấu trúc cây Nó được sửdụng để xây dựng một kế hoạch nhằm đạt được mục tiêu mong muốn cũng như hỗtrợ quá trình ra quyết định
Trong lĩnh vực KPDL, đây được xem là sự kết hợp hoàn hảo của 2 khía cạnh: kỹthuật toán học và tính toán nhằm hỗ trợ cho việc mô tả, phân loại và tổng quát hóatập dữ liệu đầu vào Khi đó, cây quyết định mô tả một cấu trúc cây, trong đó, các
lá đại diện cho các phân loại còn cành đại diện cho các kết hợp của các thuộc tínhdẫn tới phân loại đó
Một tập dữ liệu có thế được biểu diễn bởi nhiều cây quyết định tương ứng Cuốicùng, cây nào ngắn gọn nhất sẽ được lựa chọn (theo nguyên lý Ockham’s Razor)
Để hiểu rõ hơn về cây quyết định, ta xét ưu khuyết điểm như sau:
Ưu điểm:
- Đơn giản, dễ hiểu
- Không đòi hỏi việc chuẩn hóa dữ liệu
- Có thể xử lý trên nhiều kiểu dữ liệu khác nhau
- Xử lý tốt một lượng dữ liệu lớn trong thời gian ngắn
Khuyết điểm:
- Khó giải quyết trong tình huống dữ liệu phụ thuộc thời gian
- Chi phí xây dựng mô hình cao
Trang 21Hình 2.6 Ví dụ mô hình cây quyết định về lựa chọn làm việc một ngày cụ thể
Nguồn: ichi.pro
2.2.3.2 Support Vector Machine (SVM).
SVM là một kỹ thuật trong KPDL để chỉ một tập hợp các thuật toán có giám sátbằng cách nhận dữ liệu vào, xem chúng như những các vector trong không gian vàphân loại chúng vào các lớp khác nhau bằng cách xây dựng một siêu phẳng trongkhông gian nhiều chiều làm mặt phân cách các lớp dữ liệu
Để chúng ta có thể tối ưu được kết quả phân lớp thì phải xác định siêu phẳng cókhoảng cách đến các điểm dữ liệu (margin) của tất cả các lớp xa nhất có thể SVM cónhiều dạng phù hợp với nhiều bài toán về phân loại Để hiểu rõ sâu hơn, chúng ta đitìm các khái niệm về Margin cũng như là Support Vector
Margin là khoảng cách giữa siêu phẳng trong trường hợp không gian hai chiều làđường thẳng đến hai điểm dữ liệu gần nhất tương ứng với hai phân lớp SVM tối ưubằng cách tối đa hóa giá trị margin này, từ đó sẽ tìm ra một siêu phằng đẹp nhất và
Trang 22thích hợp nhất cho phân hai lớp dữ liệu Vì thế, SVM có thể làm giảm thiếu việc phânlớp bị sai (misclassification) đối với dữ liệu điểm mới đưa vào.
Do đó SVM là một thuật toán phân loại nhị phân Với bộ dữ liệu huấn luyện có haithuộc tính sẵn có, SVM xây dựng một mô hình để phân loại các dữ liệu dự báo vàohai thuộc tính Hiện nay, thuật toán này ra đời rất nhiều biến thể để phù hợp với cácbài toán phân lớp khác nhau và cũng có thể được sử dụng cho hồi quy hoặc các nhiệm
vụ khác
Tổng quát hóa trong không gian nhiều chiều:
Trang 23- Số chiều của không gian bài toán (còn gọi là không gian đặc trưng) tương ứng với
số lương thuộc tính (đặc trưng) của một đối tượng dữ liệu
- Phương trình biểu diễn siêu phẳng cần tìm (hyperlane) trong không gian đa chiềulà: và giá trị
- Mục tiêu của SVM là cần tìm giá trị margin cực đại đồng nghĩa với việc đạt cựctiểu với điều kiện:
- Hàm mục tiêu cần tối ưu là một norm nên là một hàm lồi => bài toán quy hoạchtoàn phương ( Quadratic Programing )
Hình 2.8: Minh họa thuật toán phân lớp Support Vector Machine (SVM)
Nguồn: Ông Xuân Hồng (2015) Support vector machine (SVM) hỏi gì đáp nấy
2.2.3.3 Hồi quy Logistic (Logistic Regression)
Hồi quy Logistic còn có tên gọi khác là hồi quy nhị thức Nó là một phương phápthống kê để các giá trị đầu ra rời rạc được dự báo thông qua một tập các giá trị đầuvào Thuật toán này sử các hàm được gọi là hàm logit, được biểu diễn dưới dạng
Trang 24vector, bằng cách dự đoán xác suất hoặc cơ hội xảy ra giúp suy ra mối quan hệ giữabiến phụ thuộc và các biến độc lập.
Có 3 dạng hồi quy Logistic:
+ Hồi quy logistic nhị phân: Biến phụ thuộc chỉ có hai 2 kết quả/ lớp có thể xảy ra
+ Hồi quy logistic đa thức: Biến phụ thuộc chỉ có hai hoặc 3 kết quả/ lớp trở lên cóthể có mà thứ tự được xếp ngẫu nhiên
+ Hồi quy logistic thông thường: Biến phụ thuộc chỉ có hai hoặc nhiều hơn 3 kết quả/lớp có thể có được xếp theo đúng thứ tự
Đối với bài toán phân lớp:
+ Tập nhãn
+ Một đối tượng dữ liệu
+ Hàm logistic dự đoán đối tượng xem đối tượng x sở hữu các thuộc tính cụ thể sẽthuộc vào lớp y nào
Trong đó: là số lượng đặc trưng (thuộc tính) của dữ liệu.d
w là trọng số, ban đầu sẽ được khởi tạo ngẫu nhiên, sau đó sẽ được điều
chỉnh lại cho phù hợp
Trang 25Hình 2.9: Minh họa thuật toán phân lớp Hồi quy Logistic (Logistic Regression)
Nguồn: ANALYTICS VIDHYA Understanding Logistic Regression
2.2.3.4 Mạng Nơ ron nhân tạo ( Neural Network ).
Mạng Nơ ron nhân tạo (hay Neural Network) là mạng sử dụng một loạt các thuậttoán phức tạp nhằm xác định, xử lý thông tin và tìm ra các mối quan hệ cơ bản tiềm ẩntrong bộ dữ liệu Lấy cảm hứng từ mô hình hoạt động của các tế bào thần kinh vàkhớp thần kinh trong não của con người, Neural Network là sự kết nối các nút đơngiản, còn được gọi là tế bào thần kinh Và một tập hợp các nút như vậy tạo thành mộtmạng lưới các nút Nói cách khác, đây được xem là hệ thống của các tế bào thần kinhnhân tạo, có thể là hữu cơ hoặc nhân tạo về bản chất
Thuật toán này có khả năng thích ứng được với mọi thay đổi từ dữ liệu đầu vào vàđưa ra được mọi kết quả chính xác nhất mà có thể giữ nguyên những tiêu chí đầu ra
Khái niệm này xuất phát từ trí tuệ nhân tạo và được sử dụng rộng rãi từ khi cónhững hệ thống giao dịch ngày càng phát triển
Trang 26
Hình 2.10: Minh họa thuật toán phân lớp Mạng Nơ ron nhân tạo (Neural
Network)
Nguồn: Innoarchitech AI, Deep Learning, and Neural Networks Explained
2.3 Chi tiết mô hình khai phá dữ liệu bằng Neural Network
Như đã tìm hiểu về khái niệm của Neural Network ở mục 2.2.3 (một số thuật toánphân lớp dữ liệu), bây giờ chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết hơn về Neural Network
Ta có thể xem xét đặc điểm của Neural Network trong tài chính chính là hỗ trợ chocác quá trình như giao dịch thuật toán, phân loại và phân tích chứng khoán, dự báo vềchuỗi thời gian, xây dựng các mô hình quản trị rủi ro, công cụ phát sinh giá cả,…
Neural Network nhân tạo có thể hoạt động như Neural Network của con người.Mỗi một Neural trung ương thần kinh trong Neural nhân tạo là hàm toán học với chứcnăng cụ thể là thu thập và phân loại các thông tin dựa vào các cấu trúc có sẵn NeuralNetwork có sự tương quan mạnh mẽ đối với các phương pháp như Phương pháp thống
kê, Phân tích hồi quy Neural Network chứa các lớp bao hàm các nút được liên kết lạivới nhau Mỗi nút có một cấu trúc tương thích với hàm hồi quy tuyến tính đa biến
Trang 27Chúng sẽ được sắp xếp với các lớp liên kết với nhau Lớp đầu vào sẽ thu nhập các dữliệu đầu vào và các lớp đầu ra sẽ nhận các phân loại hoặc tín hiệu đầu ra mà các mẫuđầu vào có thể phản ánh lại.
Kiến trúc của mạng Neural Network là có sự kết hợp giữa tầng perceptron hay còngọi là perceptron đa tầng Mỗi mạng Neural Network sẽ gồm ba kiểu tầng như sau:
Tầng input layer (tầng vào): Tầng này nằm phía bên trái của mạng, thể hiện chocác đầu vào của mạng
Tầng output layer (tầng ra): Là tầng bên phải của mạng, nó thể hiện cho các đầu racủa mạng
Tầng hidden layer (tầng ẩn): Tầng này nằm ở giữa tầng vào và tầng ra thể hiệncho các quá trình suy luận logic của Neural Network
Hình 2.11 Hình vẽ thể hiện mạng lưới hoạt động của Neural Network
Nguồn: kipalog.com
Mỗi một Neural Network chỉ có duy nhất một tầng vào và một tầng ra nhưng lại
có khá là nhiều tầng ẩn Giữa các tầng có sự liên kết bởi các Neural trong mỗi tầnghoặc giữa các tầng với nhau Trong mỗi tầng lại có thể có số lượng Neural khác nhau
Trang 28cũng như có các kết nối cũng khác nhau Với mạng Neural Network thì mỗi một nútmạng là một Sigmoid Neural nhưng chúng có thể có các hàm kích hoạt khác nhau.Nhưng để cho việc tính toán đơn giản và thuận lợi hơn thì người ta thường sử dụngchúng cùng lại với nhau hơn Tại mỗi tầng, số lượng nút mạng có thể khác nhau tùythuộc vào từng bài toán hay các cách giải quyết Khi làm việc, người ta thường sẽ đểcác tầng ẩn với số lượng các Neural khác nhau Bên cạnh đó, các Neural nằm ở tầngthường sẽ liên kết với nhau để tạo ra một mạng lưới đầy đủ nhất Khi đó, người dùngtính toán xem các kích cỡ của mạng khi dựa vào tầng và số lượng Neural.
Ứng dụng của Neural Network có ở rất nhiều lĩnh vực như tài chính, giao dịch,phân tích kinh doanh, lập các kế hoạch cho doanh nghiệp, hay quản trị rủi ro doanhnghiệp,… Ngoài ra, Neural Network còn được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác như dựbáo thời tiết, đánh giá rủi ro doanh nghiệp, Hoặc có nhiều trường hợp sử dụngNeural Network để đánh giá những giao dịch dựa vào việc các phân tích lịch sử.Neural Network còn sử dụng khá phổ biến để phân biệt sự phụ thuộc giữa các phituyến lẫn nhau của đầu vào Khi chúng ta áp dụng Neural Network để dự báo về giá
cổ phiếu cũng hoàn toàn khác nhau Trong việc lan truyền tuyến của Neural Network,các nốt mạng Neural đều có thể kết hợp đôi một với nhau vào một chiều từ tầng vàođến tầng ra duy nhất Có nghĩa là mỗi nốt ở mỗi tầng sẽ nhận đầu vào là tất cả cáctầng trước đó và ngược lại Suy diễn Neural Network là một dạng suy luận tiến(feedforward)
Khi sử dụng Neural Network nhân tạo sẽ có khả năng sử dụng một loại cơ chếhàm tùy ý mà học được từ việc dữ liệu quan sát Tuy nhiên, việc sử dụng chúng khákhó và rất cần phải có sự hiểu biết nhiều về lý thuyết của Neural Network
Lựa chọn mô hình: phụ thuộc rất nhiều về cách trình bày dữ liệu cũng như cácứng dụng Mô hình này khá phức tạp nên dẫn đến nhiều thử thách cho quá trìnhhọc
Thuật toán học: thường sẽ có nhiều thỏa thuận giữa các thuật toán học Chúng làmviệc dựa trên các tham số để huấn luyện dữ liệu mà không thấy các yêu cầu một
số lượng đáng kể các thử nghiệm