1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Nhân tố ý thức hệ trong cơ sở hình thành nhận thức kẻ thù của Việt Nam với Trung Quốc vào năm 1979

17 2 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhân tố ý thức hệ trong cơ sở hình thành nhận thức “kẻ thù” của Việt Nam với Trung Quốc vào năm 1979
Tác giả Trần Quang Minh
Trường học Học viện Ngoại giao
Chuyên ngành Chính sách đối ngoại Việt Nam 1975 - nay
Thể loại Tiểu luận cuối kỳ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,67 MB

Nội dung

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO ---TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 1975 - NAY Chủ đề: Nhân tố ý thức hệ trong cơ sở hình thành nhận thức “kẻ

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO KHOA CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VÀ NGOẠI GIAO

-TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM 1975 - NAY

Chủ đề: Nhân tố ý thức hệ trong cơ sở hình thành nhận thức

“kẻ thù” của Việt Nam với Trung Quốc vào năm 1979.

Sinh viên thực hiện: Trần Quang Minh

MSV: QHQT48C11030

Lớp: CSĐNVN 1975 - Nay (3)

Nhóm: 09

Số từ: 5007 từ

Hà Nội - 2023

Trang 2

MỤC LỤC

2 Ý thức hệ trong quá trình hoạch định chính đối ngoại 6

3 Ý thức hệ trong hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam 11

Trang 3

TÓM TẮT

Bài tiểu luận cá nhân dưới đây sẽ trình bày về đề tài nghiên cứu: “Nhân tố ý

thức hệ trong cơ sở hình thành nhận thức “kẻ thù của Việt Nam với Trung Quốc

vào năm 1979” cùng câu hỏi nghiên cứu: “Tại sao ý thức hệ tác động đến quá

trình hình thành nhận thức “kẻ thù” của Việt Nam với Trung Quốc mặc dù cả

hai nước có chung thể chế chính trị” dựa trên giả định là do bối cảnh quốc tế và

khu vực Trước hết, bài tiểu luận sẽ cung cấp những khái niệm về ý thức hệ và

khung lý thuyết liên quan đến ý thức hệ dựa trên công trình nghiên cứu của

Robert Jervis về vai trò của hình trong chính trị quốc tế để qua đó làm rõ mối

quan hệ giữa ý thức hệ và quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của một

quốc gia Tiếp theo, bài tiểu luận sẽ trình bày những sự kiện xảy ra trong bối

cảnh quốc tế (sự chuyển biến trong quan hệ tam giác chiến lược Xô Mỹ

-Trung và bối cảnh khu vực (Sự thay đổi trong chính sách đối ngoại của -Trung

Quốc và cuộc chiến tranh biên giới phía bắc 1979) để từ đó trên cơ sở thực tiễn

giải thích lý do tại sao ý thức hệ lại tác động đến quá trình hình thành nhận thức

kẻ thù của Việt Nam với Trung Quốc Cuối cùng, bài tiểu luận sẽ đưa ra đánh

giá của cá nhân liên quan đến đề tài nghiên cứu

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Việt Nam - Trung Quốc vốn là hai nước láng giềng xã hội chủ nghĩa gần gũi

với nhau như “núi liền núi, sông liền sông” Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Việt

Nam và Trung Quốc đã trải qua nhiều thăng trầm xuyên suốt quá trình phát triển

của hai quốc gia Mối quan hệ đó lúc lên lúc xuống, lúc “nồng ấm” lúc “lạnh

nhạt”, khi là bạn bè; đồng minh khi là kẻ thù không đội trời chung Những năm

70 của thế kỷ XX, quan hệ Việt - Trung đã chứng kiến sự chuyển biến từ đồng

minh thân cận sang “kẻ thù trực tiếp và nguy hiểm nhất” với sự xuất hiện của

những mâu thuẫn, xung đột, căng thẳng xảy ra giữa 2 quốc gia mà đỉnh điểm là

cuộc chiến tranh biên giới phía bắc năm 1979 Trong bài tiểu luận nhóm viết về

đề tài “Sự thay đổi nhận thức về kẻ thù của Việt Nam với Trung Quốc và ảnh

hưởng của sự thay đổi đó tới chính sách đối ngoại của Việt Nam trong quan hệ

Việt - Trung giai đoạn 1979 - 1991”, ở phần cơ sở, nhóm đã đề cập ý thức hệ là

một trong những yếu tố quan trọng góp phần vào quá trình hình thành nên nhận

thức “kẻ thù” của Việt Nam với Trung Quốc trong giai đoạn này Tuy nhiên,

nhóm mới chỉ phân tích khái quát yếu tố ý thức hệ trong quá trình hình thành

nhận thức “kẻ thù” của Việt Nam với Trung Quốc trên cơ sở lý luận và thực tiễn

chứ vẫn chưa đi sâu vào phân tích vấn đề này trong bối cảnh thực tiễn của Việt

Nam vào năm 1979 Qua đó, em đã quyết định lựa chọn yếu tố ý thức trong

phần cơ sở của bài tập nhóm để làm đề tài nghiên cứu cho bài tiểu luận cá nhân

của mình: “Nhân tố ý thức hệ trong cơ sở hình thành nhận thức “kẻ thù” của

Việt Nam với Trung Quốc vào năm 1979” với các câu hỏi và giả định nghiên

cứu như sau:

Câu hỏi nghiên cứu: Tại sao ý thức hệ tác động đến quá trình hình thành nhận

thức “kẻ thù” của Việt Nam với Trung Quốc mặc dù cả hai nước có chung một

thể chế chính trị ?

Trang 5

Giả định: Do bối cảnh quốc tế và khu vực

“Tại sao bối cảnh quốc tế và khu vực lại khiến ý thức hệ tác động đến quá

trình hình thành nhận thức “kẻ thù” của Việt Nam với Trung Quốc vào năm

1979 ?”

(1) Bối cảnh quốc tế có sự kiện gì khiến ý thức hệ tác động đến nhận thức kẻ

thù của Việt Nam với Trung Quốc ?

(2) Bối cảnh khu vực có sự kiện gì khiến ý thức hệ tác động đến nhận thức “kẻ

thù” của Việt Nam với Trung Quốc ?

(3) Dựa trên lăng kính ý thức hệ, nhận thức và hành động của Việt Nam đối với

bối cảnh quốc tế và khu vực lúc bấy giờ là gì ?

2 Bố Cục

Bài tiểu luận sẽ bao gồm ba phần lớn là phần Mở đầu, Nội dung và Kết luận

Trong đó, phần nội dung sẽ được chia làmba chương chính:

Chương I: Cơ Sở Lý Luận - sẽ tập trung nghiên cứu về những khái niệm

của ý thức hệ trong quan hệ quốc tế và mối quan hệ giữa ý thức hệ và cách thức

ra quyết định chính sách đối ngoại

Chương II: Cơ Sở Thực Tiễn - sẽ tập trung nghiên cứu về những sự kiện,

mối quan hệ giữa các quốc gia trong phạm vi quốc tế và khu vực cũng như nhận

thức và hành động của Việt Nam trước bối cảnh thực tiễn đó qua lăng kính của

ý thức hệ

Chương III: Đánh Giá- từ nghiên cứu ở các chương trên rút ra đánh giá của

cá nhân về yếu tố ý thức hệ trong trong quá trình hình thành nhận thức “kẻ thù”

của Việt Nam với Trung Quốc

Trang 6

NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN

1 Khái niệm về ý thức hệ

Trước hết, ý thức hệ là một trong những thuật ngữ gây tranh cãi nhất trong từ

vựng chính trị kể từ khi xuất hiện vào đầu thế kỷ 18 tại Pháp Vào khoảng thời

gian lúc bấy giờ, ý nghĩa ban đầu của ý thức hệ là “khoa học của các ý tưởng”,

là “hệ thống các ý tưởng (ideas) và lý tưởng (ideals)” được áp dụng chủ yếu

trong các lý thuyết, chính sách kinh tế, chính trị và tôn giáo1 Giữa thế kỷ XX,

Hans Morgenthau - đại diện cho chủ nghĩa hiện thực đã cho rằng bên cạnh việc

tồn tại ở các nước tư bản chủ nghĩa, ý thức hệ còn xuất hiện ở các thể chế khác

và các cuộc xung đột tranh giành quyền lực, vốn là yếu tố cơ bản xác định nền

chính trị quốc tế, luôn khoác lên “lớp ngụy trang” ý thức hệ2 Theo ông, ý thức

hệ là sự biện minh chính trị cho lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế

Những năm 70 của thế kỷ XX, ý thức hệ ngày càng được nghiên cứu rộng rãi

hơn Malcom Haminton đã định nghĩa ý thức hệ là “hệ thống các quan niệm

chung của tập thể, các ý tưởng được coi là thực tế, các niềm tin và thái độ ủng

hộ hoặc biện hộ cho một hình thái cụ thể của các quan hệ chính trị hay kinh tế” 3

Hay trong từ điển Penguin về quan hệ quốc tế có ghi lại rằng: “ý thức hệ chính

trị là tập hợp các giả định và ý tưởng mang tính học thuyết về quá khứ, hiện tại

và tương lai của các vấn đề trong hệ thống chính trị hoặc kinh tế”4 Ý thức hệ có

sự liên quan đến hệ giá trị Cụ thể, nếu như ý thức hệ là tập hợp các tín điều thì

hệ giá trị lại chứa đựng một tập hợp các tiêu chuẩn Trên cơ sở ý thức hệ là hệ

thống những quan điểm triết học hay chính trị thì khi nhắc đến một ý thức hệ

4 Graham Evans and Jeffrey Newnham The Penguin dictionary of International Relations Penguin

Books 1998.

3 Malcolm B Hamilton The elements of the concept of Ideology” Political Studies 35 1987.

2 Morgenthau Hans Politics among Nations: The struggle for Power and Peace New York 1973.

1 Merriam - webster Dictionary (Online)

Trang 7

nào đó tức là đang nói đến một chủ nghĩa nhất định như ý thức hệ xã hội chủ

nghĩa, ý thức hệ tư bản chủ nghĩa…

2 Ý thức hệ trong quá trình hoạch định chính đối ngoại

Ý thức hệ còn là một trong những nhân tố tác động đến quá trình hoạch định

chính sách của một quốc gia Mối quan hệ giữa hệ tư tưởng và cách thức ra

quyết định trong chính sách đối ngoại chính là mối liên hệ giữa hệ tư tưởng và

nhận thức của chủ thể đối với môi trường bên ngoài Mối quan hệ này được

khám phá thông qua công trình nghiên cứu của Robert Jervis về vai trò của hình

ảnh trong chính trị quốc tế.Ở cấp độ một, đó là cách các quốc gia nhìn nhận các

chủ thể khác bằng cách tạo ra những hình ảnh giúp đơn giản hóa về môi trường

xung quanh thông qua hệ tư tưởng của mình5 Ở cấp độ hai, Jervis đã chỉ ra

rằng hệ thống niềm tin của một cá nhân hoặc một nhóm người ra quyết định sẽ

ảnh hưởng đến nhận thức của họ về bối cảnh quốc tế để rồi những nhận thức đó

sẽ tạo ra những thay đổi trong quá trình đưa ra quyết định sau này Theo Jervis,6

mối quan hệ giữa nhận thức và quá trình ra quyết định đã tạo một định nghĩa

mới là ý định - đề cập đến một quá trình ra quyết định chịu ảnh hưởng chặt chẽ

bởi niềm tin của cá nhân hoặc một nhóm người ra quyết định Những loại ý định

này chủ yếu dựa trên ý thức hệ và thúc đẩy người ra quyết định lựa chọn các

phương án tốt nhất liên quan đến các mục tiêu ý thức hệ cụ thể, chẳng hạn như

việc định hình hệ thống quốc tế theo thế giới quan của nó Theo cách giải thích

này, chúng ta có thể thấy một chủ thể quốc tế nhất định có xu hướng coi hành

động của các chủ thế mà họ duy trì mối quan hệ hữu nghị là tích cực trong khi

có xu hướng coi hành động của các chủ thể được coi là “kẻ thù” có tính đe dọa

hoặc sai trái so với hệ thống giá trị của nó

Trong Chiến tranh lạnh, thế giới đã chứng kiến cuộc xung đột gay gắt, sự đối

đầu căng thẳng giữa hai siêu cường lúc bấy giờ là Liên Xô và Mỹ Mâu thuẫn

6 Robert Jervis “Perception and Misperception in International Politics” 1979.

5 Robert Jervis “The Logics of Images in International Relations” 1970.

Trang 8

giữa hai cường quốc lúc bấy giờ cũng chính là mâu thuẫn giữa hai phe tư bản

chủ nghĩa (do Mỹ đứng đầu) và phe xã hội chủ nghĩa (do Liên Xô lãnh đạo)

Chiến tranh lạnh cũng tác động sâu sắc tới hầu hết các mặt trong đời sống chính

trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của mỗi quốc gia khi mà từng nước đều phải lựa

chọn con đường phát triển của mình dựa trên việc xác định ý thức hệ Từ đó,

dựa trên công trình nghiên cứu của Robert Jervis, chúng ta có thể thấy các quốc

gia đều dựa trên lăng kính của ý thức hệ để nhìn nhận các quốc gia khác trong

khoảng thời gian này: Các nước xã hội chủ nghĩa sẽ nhìn nhận các nước tư bản

chủ nghĩa là phe đối lập, thậm chí là “kẻ thù” với mình và ngược lại Bên cạnh

đó, các nước xã hội chủ nghĩa cũng coi các nước có cùng thể chế chính trị với

mình là bạn bè, là đồng minh thân cận và coi các hành động của các nước tư bản

chủ nghĩa vốn được coi là phe đối lập, thù địch có tính đe dọa đến hệ thống giá

trị của họ và ngược lại Như vậy, có thể thấy, ý thức hệ đã có ảnh hưởng mạnh

mẽ đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại cũng như là cách ứng xử của

các quốc gia trên thế giới với nhau mà trong đó Việt Nam cũng không phải

ngoại lệ vào khoảng thời gian xảy ra xung đột giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và

xã hội chủ nghĩa

II CƠ SỞ THỰC TIỄN

1 Bối cảnh quốc tế

Vào những năm 70 của thế kỷ XX, trật tự thế giới hai cực đã chứng kiến sự

chuyển biến về cục diện trong mối quan hệ tam giác chiến lược giữa ba nước

Mỹ - Xô - Trung Trong lý thuyết trò chơi của mình, Lowell Dittmer đã đưa ra 3

cục diện tam giác chiến lược chính dựa trên mối quan hệ hòa hảo hoặc thù địch

giữa ba quốc gia với nhau Cụ thể, 3 cục diện tam giác chiến lược đó bao gồm:

Cộng cư tam giác (3 quốc gia duy trì quan hệ thân thiết với nhau), Tam giác tình

cảm (1 quốc gia ở vị trí trục có quan hệ tốt với hai quốc gia cánh, đối địch nhau)

và cuối cùng là hôn nhân vững chắc mà trong đó 2 quốc gia duy trì quan hệ thân

Trang 9

thiết và cùng có quan hệ đối địch với nước thứ ba7 Trong thời kỳ chiến tranh

lạnh đã tồn tại cục diện hôn nhân vững chắc giữa ba quốc gia Xô - Trung - Mỹ

Nếu như Liên Xô và Trung Quốc luôn duy trì quan hệ thân thiết với nhau và đều

coi Mỹ là phe đối lập trong những năm đầu của cuộc chiến tranh lạnh thì đến

những năm 70, cục diện giữa ba quốc gia đã có sự thay đổi khi Trung Quốc và

Mỹ cùng hợp tác với nhau và cả hai đều giữ quan hệ thù địch với Liên Xô Trên

cơ sở lợi ích chung và các toan tính chiến lược của mình, Mỹ và Trung Quốc

đều đã đi đến quyết định bình thường hóa quan hệ với nhau vào năm 1972 và

thiết lập ngoại giao chính thức vào năm 1979 Do lo sợ trước sự “bành trướng”

của chủ nghĩa cộng sản, Mỹ đã quyết định bình thường hóa quan hệ với Trung

Quốc để thực hiện ý đồ chia rẽ phe xã hội chủ nghĩa và phân tán lực lượng Đối

với Mỹ, việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc lúc bấy giờ là một lựa

chọn cấp thiết Về phía Trung Quốc, chính sách đối ngoại của quốc gia này đã

có những điều chỉnh được xem là phù hợp với lợi ích mà quốc gia này theo đuổi

vào khoảng thời gian này Từ lựa chọn chính sách “nhất biên đảo” ngả hẳn về

phía Liên Xô chuyển sang bình thường hóa quan hệ với Mỹ để có thể tập hợp

lực lượng chống lại Liên Xô - mối đe dọa mà Trung Quốc coi là nguy hiểm

nhất Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã chuyển từ một chính sách nặng

về ý thức hệ sang một chính sách thực dụng hơn khi quốc gia này lựa chọn sát

cánh với Mỹ để chống Liên Xô và tận dụng các mâu thuẫn giữa hai siêu cường

quốc này Lúc bấy giờ, vị trí của Mỹ đã chuyển từ “kẻ thù” sang một dạng

“đồng minh” mà ở đó đôi bên cùng có lợi Bên cạnh đó, việc cải thiện quan hệ

với Mỹ đã giúp Trung Quốc có thêm nhiều cơ hội để mở rộng quan hệ với nhiều

quốc gia khác, đặc biệt là các nước phương Tây Không những thế, Trung Quốc

còn đạt được ba thành quả có ý nghĩa quan trọng trong quan hệ với Mỹ: Đài

Loan công nhận là một phần không thể tách rời của Trung Quốc khi Mỹ thừa

nhận chính sách “một Trung Quốc”, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gia nhập

vào Liên Hợp Quốc và giữ ghế ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an thay thế

7 Thông tấn xã Việt Nam Đại hội XIX Đảng Cộng sản Trung Quốc: Tham vọng lớn của 2 mục tiêu 100 năm.

Trang 10

cho Đài Loan và cuối cùng là thiết quan hệ ngoại giao chính thức với Hoa Kỳ.

Không những thế, ngay sau khi bình thường hóa quan hệ với Mỹ, Đặng Tiểu

Bình đã có một chuyến công tác tới Mỹ nhằm củng cố quan hệ với Hoa Kỳ với

mục đích công khai, tuyên bố chống Liên Xô Khi ấy, Đặng Tiểu Bình đã tuyên

bố trước các nhà báo rằng: “Chúng tôi cho rằng nguy cơ chiến tranh đến từ

Liên Xô… Do vậy, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, châu Âu và các quốc khác trên

thế giới cần liên kết lại, các quốc gia này liên kết lại để đối phó với chủ nghĩa

bá quyền Liên Xô”8 Có thể thấy, trong những năm 70 của thế kỷ XX, phe các

nước xã hội chủ nghĩa đã có sự chia rẽ, rạn nứt giữa các quốc gia với nhau mà ở

đây là Liên Xô và Trung Quốc và sau này là giữa Việt Nam và Trung Quốc khi

Trung Quốc bình thường hóa quan hệ và chính thức “bắt tay” với Hoa Kỳ tuyên

bố đối đầu với Liên Xô - vốn là nước đồng minh và cùng chia sẻ chung thể chế

chính trị với nhau

2 Bối cảnh khu vực

Cuộc chiến tranh biên giới phía bắc Việt Nam do Trung Quốc phát động vào

năm 1979 trên thực tế là mâu thuẫn giữa hai quốc gia láng giềng nhưng bao

trùm lại chính là mâu thuẫn giữa Trung Quốc với sự thông đồng của Mỹ chống

lại Liên Xô, nước đồng minh đã ký Hiệp ước Hữu Nghị và hợp tác với Việt

Nam Trong chuyến thăm Hoa Kỳ của mình, Đặng Tiểu Bình đã thông báo với

Mỹ về kế hoạch tấn công Việt Nam của Trung Quốc: “Trung quốc buộc phải

làm hỏng kế hoạch của Liên Xô nhằm thống trị Đông Nam Á thông qua sự liên

minh với Việt Nam Liên Xô có thể phản ứng trước đòn tấn công Việt Nam của

Trung Quốc Nếu Liên Xô gửi viện trợ, nó sẽ chẳng có hiệu quả gì vì cuộc hành

quân này sẽ không kéo dài Nếu như Liên Xô tấn công phía bắc Trung Quốc thì

cũng không quan trọng”9 Tuy nhiên, phía Hoa Kỳ đã biết trước kế hoạch phát

động chiến tranh chống Việt Nam của Trung Quốc nhờ vào các thông tin tình

9 Patrick Tyler Mỹ - Trung: Một thiên lịch sử sáu đời tổng thống Nxb Công an Nhân dân Hà Nội.

2008 Tr.468.

8 Tạ Ích Hiển (chủ biên) Lịch sử ngoại giao Trung Quốc đương đại (1949 - 2001) Tr.24.

Ngày đăng: 08/04/2024, 00:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w