1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài điều kiện ii các ngành công nghiệp văn hoá đề án chèo xưa xuống phố

40 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề án: “Chèo xưa xuống phố”
Tác giả Đường Hằng Nga, Vũ Minh Tâm, Hoàng Thu Thủy, Dương Thị Xuân, Nguyễn Ngọc Đức
Người hướng dẫn Nguyễn Văn Trung
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Các ngành công nghiệp văn hoá
Thể loại Bài điều kiện
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 40
Dung lượng 1,77 MB

Nội dung

Tuy nhiên trong thời kì xã hội phát triển hiện đại hóa ngày nay, các loại hình nghệ thuật mới đang được du nhập nhiều, thế hệ trẻ chạy theo những xu hướng mới đồng thời nghệ thuật truyền

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

BÀI ĐIỀU KIỆN II

MÔN: CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ ĐỀ ÁN: “CHÈO XƯA XUỐNG PHỐ ”

Trang 3

“CHÈO XƯA XUỐNG PHỐ”A Hồ sơ mô tả ý tưởng dự án

I.Sự cần thiết

Ra đời từ thế kỉ X, Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo giữ vị trí quan trọng trong đời sốngsinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt theo dòng chảy thời gian, loại hình kịch hát truyền thống được ưa chuộng tại các làng quê vùng châu thổ Đông bằng sông Hồng dần lan tỏa sang vùng trung du miền núi Bắc Bộ và

Trang 5

Bắc Trung Bộ Tuy nhiên trong thời kì xã hội phát triển hiện đại hóa ngày nay, các loại hình nghệ thuật mới đang được du nhập nhiều, thế hệ trẻ chạy theo những xu hướng mới đồng thời nghệ thuật truyền thống dần mai một đi, không còn xuất hiện nhiều trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần vì vậy ít có thể tiếp cận được đến các thể hệ trẻ.

Vì vậy “Chèo xưa xuống phố ” là một dự án văn hóa cần thiết, ở đó bao gồm nhiều hoạt động, trải nghiệm tâm điểm của dự án là một sự kiện, qua đó ban tổ chức có thể giới thiệu, tiếp cận nghệ thuật biểu diễn Chèo đến với không chỉ thế hệ trẻ mà còn giới thiệu được đến những du khách quốc tế Những tiết mục biểu diễn mang đậm đà nét văn hóa, bản sắc của dân tộc Việt Nam đi cùng đó là những không gian trải nghiệm, đồng thời phát triển dịch vụ văn hóa mang đến những nét đẹp giá trị về nghệ thuật biểu diễn truyền thống.

II.Căn cứ thực hiện

1 Kế hoạch kết hợp

- Dự án là sự kết hợp của: Nhà hát chèo Việt Nam, ý tưởng sáng tạo, nghệ thuật của nhóm, một số nghệ nhân làm nhạc cụ dân tộc, đạo cụ truyền thống.

- Dưới sự lãnh đạo của: Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch

2 Địa điểm, không gian, thời gian

- Địa điểm: Trước đền Bà Kiệu- 59 Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, Hà Nội - Không gian: Khoảng 500m2, dưới đường và quanh khu vực khuôn viên của đền Bà Kiệu

Bao gồm:

 Khu vực sân khấu chính, màn hình led

 Khu vực trưng bày các tác phẩm qua văn bản, nhạc cụ dân tộc, phục trang, đạo cụ tiêu biểu trong nghệ thuật biểu diễn Chèo

 Khu vực sân khấu trải nghiệm cùng các nghệ sĩ, diễn viên ( nơi khán giả thử sức mình với các nhạc cụ dân tộc cơ bản, các làn điệu Chèo cổ tiêu biểu,…)

Trang 7

 Khu vực cho thuê phục trang, đạo cụ

 Khu vực trang trí bối cảnh cho khán giả chụp ảnh  khu vực bày bán đồ lưu niệm

3 Cơ sở lý luận và thực tiễn

Nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung và nghệ thuật biểu diễn Chèo nói riêng là nét đẹp tinh hoa văn hóa của người dân Việt Nam ta, tuy nhiên xã hội ngày càng phát triển, những nghệ thuật biểu diễn mới từ các nước khác cũng du nhập mạnh vào Việt Nam nên nghệ thuật biểu diễn truyền thống đang dân bị mai một, khó tiếp cận được đến thế hệ trẻ vì vốn dĩ nghệ thuật biểu diễn chèo được biểu diễn chủ yếu tại các sân đình hay sân khấu tại các nhà hát,… Trên tinh thần “ Hòa nhập nhưng không hòa tan”, bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta thì việc đưa nghệ thuật biểu diễn truyền thống nói chung và nghệ thuật biểu diễn Chèo nói riêng đến các thế hệ trẻ và quảng bá hình ảnh, nét đẹp tinh hoa văn hóa ngàn đời của đất nước ta, dân tộc ta đến du khách nước ngoài trên con đường hội nhập quốc tế là việc cần thiết và hết cấp bách Nắm bắt được những điểm đến chủ yếu của khán giả trẻ và khách du lịch quốc tế là các khu phố nhộn nhịp của Thủ đô mang nhiều màu sắc nghệ thuật, nhiều không gian đẹp phù hợp để thưởng thức và trải nghiệm cùng với đó thì cách tiếp cận đến các bạn trẻ, khách du lịch quốc tế mới hơn, dễ dàng hơn là tạo ra không gian vừa thưởng thức nghệ thuật biểu diễn, trưng bày triển lãm, vừa giao lưu chụp ảnh và trải nghiệm ngay trên những điểm đến nhộn nhịp, thu hút khán giả và khách du lịch.

Đây sẽ là sự kiện đặc biệt, qua sự kiện này sẽ góp phần đưa nghệ thuật biểu diễn Chèo đến gần với khán giả hơn, quảng bá được hình ảnh, nét đẹp văn hóa của đất nước, dân tộc ta đến bạn bè quốc tế Khẳng định nét đẹp văn hóa riêng biệt trên con đường hội nhập quốc tế, đem đến những sự trải nghiệm, giao lưu, học hỏi thú vị và ý nghĩa đến cho

Trang 9

- Làm sân khấu theo ý tưởng sân đình cổ, chiếu chèo cổ

2 Trưng bày, triển lãm

- Giới thiệu về nghệ thuật biểu diễn Chèo, nội dung của một số các tác phẩm Chèo kinh điển qua hình ảnh, văn bản

( tiếng Việt và tiếng Anh).

- Hình ảnh giới thiệu về các nghệ sĩ Chèo nổi tiếng, có công đóng góp lớn cho nền nghệ thuật biểu diễn Chèo - Trưng bày phục trang ( áo tứ thân, vấn đầu, hài; áo the, khăn xếp, giày đinh )

- Trưng bày đạo cụ ( nón quai thao, quạt tay,…)

- Trưng bày nhạc cụ dân tộc ( bằng mô hình bản nhỏ hoặc nhạc cụ dân tộc thực tế)

3 Sân khấu trải nghiệm, giao lưu cùng các nghệ sĩ

- Sân khấu trải nghiệm gồm 5 chiếc trống đế, một số nghệ sĩ hướng dẫn các làn điệu và nhịp phách cơ bản cho khán giả trải nghiệm, giao lưu lần lượt Trả lời các câu hỏi liên quan đến nghệ thuật biểu diễn Chèo

4 Cho thuê trang phục đạo cụ và khu vực bối cảnh chụp ảnh

- Bày những bộ trang phục, đạo cụ cho khán giả thuê, hướng dẫn mặc phục trang - Khu vực bối cảnh được làm theo ý tưởng làng quê ( có trang trí cụ thể, rõ ràng)

5 Khu vực bán đồ lưu niệm

- Khu vực này bày bán những chiếc sáo, trống đế thực tế Bên cạnh đó cũng bày bán các mô hình nhỏ của nón quai thao, đàn nhị, trống đế, sáo,……

B Hồ sơ mô tả quy trình dự án1 CHÈO XƯA XUỐNG PHỐ

Đây là dự án thuộc chùm dự án phát triển sản phẩm công nghiệp hoá cho các không gian tổ chức văn hoá nghệ thuật trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Đây là bài tập thực hành trên khuôn khổ chương trình môn học Các ngành công nghiệp Văn Hoá Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Văn Trung

2 Dự án được thực hiện bởi

Trang 11

3 Đối tượng hướng tới

- Du khách nước ngoài khi đến du lịch tại Hà Nội

Truyền tải văn hoá nghệ thuật Chèo (một dạng nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Việt Nam) đến du khách nước ngoài có nhiều mục đích quan trọng, bao gồm:

Giới thiệu và bảo tồn nghệ thuật truyền thống: Truyền tải văn hoá nghệ thuật Chèo giúp giới thiệu và bảo tồn một phần quan trọng của di sản văn hóa Việt Nam Nó là cơ hội để du khách nắm bắt và trải nghiệm một nét độc đáo trong nghệ thuật biểu diễn truyền thống của quốc gia.

Tạo trải nghiệm văn hóa độc đáo: Nghệ thuật Chèo không chỉ là một biểu diễn nghệ thuật, mà còn chứa đựng trong đó những giá trị văn hóa, lịch sử, và tâm huyết của cộng đồng Việc chia sẻ điều này với du khách giúp tạo ra trải nghiệm văn hóa độc đáo và không thể nhầm lẫn.

Giao lưu văn hóa và đối thoại giữa các quốc gia: Nghệ thuật là một cách hiệu quả để tạo ra sự giao lưu và đối thoại giữa các quốc gia Việc truyền tải nghệ thuật Chèo đến du khách nước ngoài mở ra cơ hội cho sự hiểu biết và tương tác văn hóa giữa cộng đồng quốc tế và văn hóa Việt Nam.

Tăng cường hình ảnh đất nước: Nghệ thuật Chèo có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hình ảnh của Việt Nam như một đất nước giàu văn hóa và nghệ thuật Điều này có thể tạo ra sự hứng thú và kích thích du khách quốc tế đến thăm và khám phá nhiều hơn.

Phát triển ngành du lịch và nghệ thuật: Việc truyền tải nghệ thuật Chèo không chỉ mang lại lợi ích văn hóa mà còn có thể thúc đẩy ngành du lịch và nghệ thuật Nó có thể tạo ra một nguồn thu nhập mới cho nghệ sĩ và cộng đồng địa phương thông qua việc tổ chức các buổi biểu diễn, hội thảo, và các sự kiện văn hóa khác.

Trang 13

- Hướng tới mọi đối tượng đặc biệt là hướng đến thế hệ trẻ

Truyền tải văn hoá nghệ thuật Chèo đến với giới trẻ mang lại nhiều mục đích quan trọng, bao gồm:

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa: Việc giới thiệu nghệ thuật Chèo giúp bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của Việt Nam Đối với giới trẻ, đây là cơ hội để họ hiểu rõ và trân trọng những giá trị văn hóa truyền thống, từ lịch sử đến cách diễn đạt qua nghệ thuật.

Giáo dục và hình thành nhân cách: Nghệ thuật Chèo thường chứa đựng những giáo lý, câu chuyện truyền thống, và triết lý đạo đức Việc truyền đạt nghệ thuật này đến giới trẻ có thể giúp hình thành nhân cách, tạo ra những tác động tích cực trong việc giáo dục giá trị và phẩm chất đạo đức.

Tạo cơ hội nghệ thuật cho giới trẻ: Việc kích thích sự quan tâm và tham gia vào nghệ thuật Chèo có thể tạo ra cơ hội nghệ thuật cho giới trẻ Điều này không chỉ giúp phát triển tài năng nghệ thuật mà còn tạo ra các sự kiện và hoạt động nghệ thuật mới trong cộng đồng.

Kích thích sự sáng tạo và sự đa dạng nghệ thuật: Nghệ thuật Chèo có thể làm tăng sự đa dạng trong lĩnh vực nghệ thuật và giúp giới trẻ hiểu rõ hơn về các dạng nghệ thuật truyền thống Điều này có thể khuyến khích sự sáng tạo và phát triển cái nhìn sáng tạo đa chiều.

Gắn kết cộng đồng: Việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến nghệ thuật Chèo có thể tạo ra sự gắn kết trong cộng đồng Việc chia sẻ và tham gia vào nghệ thuật có thể tạo ra một tinh thần đoàn kết và giao lưu trong giới trẻ cũng như trong cộng đồng lớn hơn.

Tóm lại, truyền tải văn hoá nghệ thuật Chèo đến với giới trẻ không chỉ là để duy trì và phát triển di sản văn hóa mà còn để tạo cơ hội phát triển cá nhân, sáng tạo, và tạo ra sự gắn kết trong cộng đồng.

4 Không gian thực hiện

- Địa điểm: Khuôn viên trước Đền Bà Kiệu_ 59 Phố Đinh Tiên Hoàng, Hàng Trống, Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội - Không gian khoảng 500m2 dưới đường và quanh khu vực khuôn viên của Đền Bà Kiệu

Bao gồm:

Khu vực sân khấu chính, màn hình led

Trang 15

Khu vực trưng bày các tác phẩm quan văn bản, nhạc cụ dân tộc, phục trang, đạo cụ tiêu biểu trong nghệ thuật biểu diễn Chèo

Khu vực sân khấu trải nghiệm cùng các nghệ sĩ, diễn viên ( nơi khán giả thử sức mình với các nhạc cụ dân tộc cơ bản, các làn điệu Chèo cổ tiêu biểu…)

Khu vực cho thuê phục trang, đạo cụ

Khu vực trang trí bối cảnh cho khán giả chụp ảnh Khu vực bày bán đồ lưu niệm

5 Thời gian thực hiện

- Thời gian thực hiện: 4 tháng

- Thời gian tổ chức: ngày 06-07/01/2024

6 Mục tiêu.

- Giúp bảo tồn, và giữ gìn nghệ thuật Chèo Giữ gìn những giá trị ấy như một kho tàng vô giá của dân tộc.

- Quảng bá hình ảnh, nét đẹp tinh hoa văn hoá ngàn đời của đất nước ta, dân tộc ta đến với du khách nước ngoài trên con đường hội nhập quốc tế.

- Đem đến sự trải nghiệm, giao lưu, học hỏi thú vị và ý nghĩa đến cho khán giả.

- Giúp sáng tạo và kinh doanh hiệu quả hơn nữa các sản phẩm đồ lưu niệm/quà tặng phù hợp với du khách.

7 Lời tựa.

Trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay, Việt Nam ta đang trên đà phát triển và hội nhập quốc tế, biết thêm nhiều cái hay, cái mới, cái đẹp Tìm hiểu thêm được những nét đẹp văn hoá của các nước bạn trên thế giới Tuy nhiên có 1 điều thật đáng suy nghĩ khi nghệ thuật truyền thống nước nhà đang dần mai một và cụ thể trong đó là nghệ thuật biểu diễn chèo

“Chèo xưa xuống phố” là một dư án thay đổi cái nhìn, thay đổi thái độ của thế hệ trẻ đối với nghệ thuật truyền thống chèo, giới thiệu nghệ thuật chèo đến với các du khách, bạn bè quốc tế trong và ngoài nước Từ đó giúp giữ gìn, bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống của nước nhà, làm cho nét đẹp giá trị văn hoá nghệ thuật truyền thống được lan toả đến các nước trên thế giới

Trang 17

Trên tinh thần “hoà nhập nhưng không hoà tan” dự án “Chèo xưa xuống phố” đề xuất chương trình biểu diễn, triển lãm và trải nghiệm được tổ chức tại khuôn viên đền Bà Kiệu dựa trên cơ sở thực tế, tìm hiểu tại đoàn chèo- nhà háy nghệ thuật truyền thống tỉnh Nam Định làm bước tiền đề trong quá trình xây dựng, hoàn thiện và thực hiện dự án Với mong muốn sau khi thực hiện dự án “ Chèo xưa xuống phố” nghệ thuật biểu diễn chèo sẽ được thể hệ trẻ Việt Nam nhìn lại, đón nhận nhiều hơn, tham gia vào công cuộc bảo tồn và phát triển nghệ thuật truyền thống của nước nhà cũng như lan toả những giá trị, những nét đẹp truyền thống của dân tộc ta qua văn hóa nghệ thuật truyền thống tới du khách quốc tế, bạn bè thế giới trong và ngoài nước.

8 Quy trình (chia làm 3 giai đoạn)

Trang 19

GIAI ĐOẠN 1: XEM BIỂU DIỄN CHÈO VÀ THĂM QUAN NHÀ HÁT NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNGTỈNH NAM ĐỊNH

Tên hoạt độngMục đíchThời gianĐịa điểmNhân lực vận

hànhCác bên liên quanMô tả hoạt độngGhi chú

Xem biểu diễn chèo

Đến với chèo, xem và thưởng thức dưới góc nhìn đa chiểu của Tìm ra yếu tố chung có thể đưa

nghệ thuật chèo đến với khán giả

Thăm quan cơ sở vật chất để biết rõ hơn về bộ máy vận hành của 1 đơn vị nghệ thuật nói chung và 1 đơn vị nghệ thuật truyền thống

nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công -Xóa đi khoảng cách của nghệ sĩ và khán giả

-Tìm hiểu về nguồn gốc chèo -Thấu hiểu những khó khăn của

Trang 21

nhà hát nói riêng và nghệ thuật tuyền thống chèo nói chung -Hiểu rõ hơn về mong muốn khao khát nghệ thuật truyền thống được bảo tồn và phát triển theo năm tháng trong thời kì hội

Có cái nhìn sâu rộng hơn về nghệ thuật chèo, hiểu rõ hơn về nguồn gốc và sự phát triển của nghệ thuật chèo qua nhiều năm tháng.

Đại diện nhà hát sẽ trả lời những câu hỏi nhóm sinh viên đưa ra, chia sẻ kĩ những nội dung được đề cập đến

Hiểu sâu hơn về quá trình diễn ra 1 vở diễn

Đặt ra những câu hỏi về quá trình tập luyện, quá trình diễn ra 1 vở diễn VD:

Trang 23

-Một vở diễn thường được tập luyện trong bao lâu

-Trong một vở diễn cần có những vị trí nhân lực nào

-Nguồn nhân lực, nguồn tài chính được đầu tư như thế nào

Tìm hiểu về các đạo cụ cảu nghệ thuật biểu diễn chèo

Đưa ra các câu hỏi cho đại diện nhà hát Những câu hỏi mang tính chất tìm hiểu rõ hơn từng đạo cụ trong 1 vở chèo cần có Từ đó có thể xây dựng lên 1 chương trình hoàn thiện cụ thể, mang đúng và đủ ý nghĩa, giá trị cần có của nghệ thuật tuyền trong 1 vở chèo hay 1 trích đoạn chèo -Ngoài những nhạc cụ đi theo cùng năm tháng đó thì có những nhạc cụ nào đã từng được thử nghiệm không?

Nhìn nhận

vấn đề Nhìn nhận vấn đề tại sao nghệ thuậttruyền thống nói chung và nghệ thuật chèo nói riêng lại mai một dần

-Nhóm sinh viên cùng đại diện nhà hát tìm ra những điểm chung cơ bản khiến nghệ thuật truyền thống hiện nay khó tiếp cận đến khán giả trẻ

VD: nhiều loại hình hiện đại du nhập vào Việt Nam, giới trẻ chạy theo những xu thế mới mà đang quyên đi chính cái gốc gác của dân tộc ta mang nhiều giá trị đẹp đẽ, nhân văn như thế nào,……

Trang 25

Tìm ra yếu tố nào để mang chèo đến lại gần hơn với khán giả trẻ

Nắm bắt được tâm lý của thế hệ trẻ tuổi -Thích những thứ mang yếu tố pha trò (hề chèo…)

-Lợi dụng vào những “tích” phổ biến mà thế trẻ đều biết (quan âm thị kính, thị màu…)

-Muốn thưởng thức nghệ thuật mang tính đầu tư ( không gian, trang phục, đạo cụ, ….)

Muốn được trải nghiệm và lưu lại những khoảng khắc đẹp của chính bản thân mình

Trải nghiệm về nghệ thuật chèo

Với mong muốn sẽ trải nghiệm nghệ thuật biểu diễn chèo (câu hát, cách diễn, nhạc cụ…) từ đó tìm ra được điểm chung thích nhất, dễ trải nghiệm và cảm nhận nhất để đưa vào chương trình trải nghiệm cảu dự án Giúp các bạn trẻ có hứng thú hơn, dễ cảm nhận về nghệ thuật chèo hơn khi tham gia chương tình

-Nghệ sĩ của nhà hát sẽ hướng dân cách hát 1 số câu chèo cổ dễ nghe, dễ hát lại -Diễn viên của nhà hát sẽ hướng dẫn 1 số trình nghệ thuật chèo như thế nào Từ đó học hỏi thêm được kinh nghiệm để tổ chức dự án, chương trình của nhóm

-Nhóm sẽ tham gia hỗ trợ cùng nhà hát 1 buổi biểu diễn (mời khách, phát progams, chuẩn bị phục trang, mic, đạo cụ, chạy canh….)

GIAI ĐOẠN 3: KẾ HOẠCH VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN DỰ ÁN

Ngày đăng: 07/04/2024, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w