LỜI CẢM ƠN Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đại Học Công Nghệ Đông Á và các thầy cô giáo trong Khoa Cơ Khí Em cảm ơn các thầy cô trong khoa cơ khí đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức, kinh nghiệm thật quý báu trong suốt thời gian chúng em học tại trường. Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Trình và thầy Viên đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình làm mô hình. Thầy Hoàng Phúc Trình đã nhiệt tình chỉ bảo giúp chúng em khắc phục được những lỗi lầm, thiếu sót trong quá trình thi công cắt hộp số. Thầy Trình và thầy Viên đã hỗ trợ các thiết bị cần thiết để giúp chúng em làm việc tốt hơn. Trong quá trình học tập tại trường em được khoa giao cho làm đồ án chẩn đoán hộp số tự động. Tên đề tài: “Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều khiển hộp số tự động trên xe ô tô MERCEDES BENZ 2010” Trong quá trình thực hiện đồ án do trình độ và hiểu biết còn hạn chế nhưng được sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa cùng sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp và trong trường đặc biệt là thầy hướng dẫn Lê Trạch Trưởng đến nay đồ án của em đã hoàn thành. Trong quá trình làm còn nhiều thiếu xót mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án của chúng em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn Sinh viên thực hiện :Năm 2023 Cao Văn Hoàng Anh Khoa : Cơ Khí 2 MỤC LỤC CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG .................................................. 6 1.1 Giới thiệu chung: .......................................................................................................6 1.2 Lịch sử phát triển.......................................................................................................7 1.3 Phân loại ....................................................................................................................8 1.4 Điều kiện làm việc của hộp số tự động...................................................................13 1.5 Ưu, nhược điểm của hộp số tự động........................................................................13 CHƯƠNG 2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN.........................................................................................16 2.1Các loại Phanh dải ....................................................................................................16 2.2 Các loại ly hợp khóa làm việc trong dầu .................................................................17 2.3 Các khớp một chiều ................................................................................................20 2.4 Cơ cấu khóa trục bị động.........................................................................................23 2.5 Hệ thống van............................................................................................................23 2.5.1Van điều áp sơ cấp:................................................................................................24 2.5.2 Van Chuyển Số.....................................................................................................25 2.5.3 Van Điện Từ .........................................................................................................26 2.5.4 Van Bướm Ga.......................................................................................................28 2.5.5 Van điều áp thứ cấp..............................................................................................29 2.5.6 Các Van Khác.......................................................................................................31 2.6 Cảm biến..................................................................................................................32 2.6.1 Cảm biến vị trí bướm ga.......................................................................................32 2.6.2 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát..........................................................................34 2.6.3 Cảm biến tốc độ....................................................................................................35 CHƯƠNG 3 : HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN HỘP SỐ TỰ ĐỘNG.................................38 3.1 Hoạt động của điều khiển thủy lực ở từng tay số....................................................38 3.1.1 Nguyên lý điều khiển............................................................................................38 3.1.2 Sơ đồ điều khiển thủy lực ở từng tay số...............................................................39Năm 2023 Cao Văn Hoàng Anh Khoa : Cơ Khí 3 3.1.3 Sơ đồ điều khiển thủy lực ở dãy D .......................................................................39 3.1.4 Sơ đồ điều khiển thủy lực ở dãy R .......................................................................49 3.1.5 Sơ đồ điều khiển thủy lực ở dãy 2.......................................................................51 3.1.6 Sơ đồ điều khiển ở số 1 dãy L ..............................................................................57 CHƯƠNG 4 CHẨN ĐOÁN SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN HỘP SỐ TỰ ĐỘNG............................................................................................................................59 4. 1 Bảng mã lỗi MOBD ..............................................................................................59 4.2 Chẩn đoán sửa chữa mạch cảm biến vị trí cần số (ML:P0705) ..............................64 4.3 Chẩn đoán sửa chữa cảm biến nhiệt độ dầu hộp số (Mã lỗi P0710) .......................64 4.4 Chuẩn đoán sửa chữa cảm biến tốc độ tua bin (Mã lỗi P0717)...............................68 4.5 Chẩn đoán sửa chữa van điên từ chuyển số ST (Mã lỗi: P0788) ............................70 4.6 Chẩn đoán sửa chữa van điện từ chuyển số S1 (Mã lỗi:P0974)..............................73 4.7 Chẩn đoán sửa chữa van điện từ chuyển số S2 (Mã lỗi:P0977)..............................76 4.8 Chuẩn đoán sửa van điện từ chuyển số SLT (Mã lỗi P2716)..................................79 4.9 Chuẩn đoán sửa chữa van điện từ SL (Mã lỗi P2770).............................................83 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................88
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XE Ô TÔ
: : :
Công Nghệ Kĩ Thuật Ô Tô
Cơ Khí
10
Mã sinh viên : 197510205502
Bắc Ninh – 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á
CAO VĂN HOÀNG ANH
TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XE Ô TÔ MERCEDER
BENZ 2010
Giảng viên hướng dẫn: ThS: Lê TrạchTrưởng
Bắc Ninh - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng đồ án/khoá luận tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều khiển hộp số tự động xe ô tô MERCEDES BENZ 2010” là nghiên cứu
độc lập của tôi Đồng thời những số liệu được cung cấp từ báo cáo đều là kết quả nghiên cứu hoàn toàn trung thực, không sao chép từ bất kì một công trình nghiên cứu khác nào
Bắc Ninh, ngày Tháng năm
Sinh viên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thầy cô giáo trong trường Đại Học Công Nghệ Đông Á và các thầy cô giáo trong Khoa Cơ Khí
Em cảm ơn các thầy cô trong khoa cơ khí đã tận tình giảng dạy, truyền đạt cho
em những kiến thức, kinh nghiệm thật quý báu trong suốt thời gian chúng em học tại trường
Em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến thầy Trình và thầy Viên đã tận tình giúp đỡ chúng em trong quá trình làm mô hình Thầy Hoàng Phúc Trình đã nhiệt tình chỉ bảo giúp chúng em khắc phục được những lỗi lầm, thiếu sót trong quá trình thi công cắt hộp số Thầy Trình và thầy Viên đã hỗ trợ các thiết bị cần thiết để giúp chúng em làm việc tốt hơn
Trong quá trình học tập tại trường em được khoa giao cho làm đồ án chẩn đoán
hộp số tự động Tên đề tài: “Nghiên cứu, tìm hiểu hệ thống điều khiển hộp số tự động trên xe ô tô MERCEDES BENZ 2010” Trong quá trình thực hiện đồ án do trình
độ và hiểu biết còn hạn chế nhưng được sự chỉ bảo của các thầy cô trong khoa cùng sự
giúp đỡ của bạn bè cùng lớp và trong trường đặc biệt là thầy hướng dẫn Lê Trạch Trưởng đến nay đồ án của em đã hoàn thành Trong quá trình làm còn nhiều thiếu xót
mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để đồ án của chúng em được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn !
Sinh viên thực hiện :
Trang 5MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 6
1.1 Giới thiệu chung: 6
1.2 Lịch sử phát triển 7
1.3 Phân loại 8
1.4 Điều kiện làm việc của hộp số tự động 13
1.5 Ưu, nhược điểm của hộp số tự động 13
CHƯƠNG 2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN 16
2.1Các loại Phanh dải 16
2.2 Các loại ly hợp khóa làm việc trong dầu 17
2.3 Các khớp một chiều 20
2.4 Cơ cấu khóa trục bị động 23
2.5 Hệ thống van 23
2.5.1Van điều áp sơ cấp: 24
2.5.2 Van Chuyển Số 25
2.5.3 Van Điện Từ 26
2.5.4 Van Bướm Ga 28
2.5.5 Van điều áp thứ cấp 29
2.5.6 Các Van Khác 31
2.6 Cảm biến 32
2.6.1 Cảm biến vị trí bướm ga 32
2.6.2 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát 34
2.6.3 Cảm biến tốc độ 35
CHƯƠNG 3 : HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 38
3.1 Hoạt động của điều khiển thủy lực ở từng tay số 38
3.1.1 Nguyên lý điều khiển 38
3.1.2 Sơ đồ điều khiển thủy lực ở từng tay số 39
Trang 63.1.3 Sơ đồ điều khiển thủy lực ở dãy D 39
3.1.4 Sơ đồ điều khiển thủy lực ở dãy R 49
3.1.5 Sơ đồ điều khiển thủy lực ở dãy 2 51
3.1.6 Sơ đồ điều khiển ở số 1 dãy L 57
CHƯƠNG 4 CHẨN ĐOÁN SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 59
4 1 Bảng mã lỗi M-OBD 59
4.2 Chẩn đoán sửa chữa mạch cảm biến vị trí cần số (ML:P0705) 64
4.3 Chẩn đoán sửa chữa cảm biến nhiệt độ dầu hộp số (Mã lỗi P0710) 64
4.4 Chuẩn đoán sửa chữa cảm biến tốc độ tua bin (Mã lỗi P0717) 68
4.5 Chẩn đoán sửa chữa van điên từ chuyển số ST (Mã lỗi: P0788) 70
4.6 Chẩn đoán sửa chữa van điện từ chuyển số S1 (Mã lỗi:P0974) 73
4.7 Chẩn đoán sửa chữa van điện từ chuyển số S2 (Mã lỗi:P0977) 76
4.8 Chuẩn đoán sửa van điện từ chuyển số SLT (Mã lỗi P2716) 79
4.9 Chuẩn đoán sửa chữa van điện từ SL (Mã lỗi P2770) 83
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
Trang 7`5 Hình1.5: Hộp số tự động điều khiển hoàn toàn thủy lực 11
6 Hình1.6: Sơ đồ nguyên lý hộp số tự động điều khiển bằng điện tử 11
9 Hình 1.8: Hộp số tự động loại FR 12
11 Hình 2.2 Cấu tạo chung và các chi tiết chính của các ly hợp dạng đơn 18
12 Hình 2.3 Sơ đồ cấu tạo và quá trình điều khiển của ly hợp kép 19
13 Hình 2.4 Cấu tạo các chi tiết chính một ly hợp khóa 19
16 Hình 2.7 Cấu tạo khớp dạng trụ đặt trên bánh D 22
17 Hình 2.8 Cảm biến vị trí bướm ga và sơ đồ mạch 32
19 Hình 2.10 Mối quan hệ giữa góc mở bướm ga và điện áp Vta 33
22 Hình 3.2 : Sơ đồ điều khiển thủy lực ở số 1 dãy D 40
23 Hình 3.3 : Sơ đồ khối điều khiển thủy lực ở tay số 1 dãy D 41
24 Hình 3.4 : Sơ đồ điều khiển thủy lực ở tay số 2 dãy D 42
25 Hình 3.5 : Sơ đồ khối điều khiển thủy lực ở tay số 2 dãy D 43
26 Hình 3.6 : Sơ đồ điều khiển thủy lực ở tay số 3 dãy D 44
27 Hình 3.7 : Sơ đồ khối điều khiển thủy lực ở tay số 3 dãy D 45
29 Hình 3.9 : Sơ đồ khối điều khiển thủy lực ở số OD 47
30 Hình 3.10 : Sơ đồ khối điều khiển thủy lực khi khóa biến mô 48
Trang 831 Hình 3.11 : Sơ đồ khối điều khiển thủy lực khi không khóa biến mô 49
33 Hình 3.13 : Sơ đồ khối điều khiển thủy lực ở dãy R 50
34 Hình 3.14 : Sơ đồ điều khiển thủy lực ở tay số 1 dãy 2 51
33 Hình 3.15 : Sơ đồ khối điều khiển thủy lực ở tay số 1 dãy 2 52
34 Hình 3.16 : Sơ đồ điều khiển thủy lực ở tay số 2 dãy 2 53
35 Hình 3.17 : Sơ đồ khối hệ thống điều khiển thủy lực ở tay số 2 dãy 2 54
36 Hình 3.18 : Sơ đồ điều khiển thủy lực ở tay số 3 dãy 2 55
37 Hình 3.19 : Sơ đồ khối điều khiển thủy lực ở tay số 3 dãy 2 56
38 Hình 3.20 : Sơ đồ điều khiển thủy lực ở tay số 1 dãy L 57
39 Hình 3.21 : Sơ đồ điều khiển thủy lực ở tay số 1 dãy L 58
Trang 9CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 1.1 Giới thiệu chung:
Với các xe có hộp số tự động thì người lái xe không cần phải suy tính khi nào cần lên số hoặc xuống số Các bánh răng tự động chuyển số tuỳ thuộc vào tốc độ xe và mức đạp bàn đạp ga
Một hộp số mà trong đó việc chuyển số bánh răng được điều khiển bằng một ECU (Bộ điều khiển điện tử) được gọi là ECT - Hộp số điều khiển điện tử, và một hộp số không sử dụng ECU được gọi là hộp số tự động thuần thuỷ lực Hiện nay hầu hết các xe đều sử dụng ECT Đối với một số kiểu xe thì phương thức chuyển số có thể được chọn tuỳ theo ý muốn của lái xe và điều kiện đường xá Cách này giúp cho việc tiết kiệm nhiên liệu, tính năng và vận hành xe được tốt hơn
Hình 1.1: Xe sử dụng hộp số tự động
Trang 101.2 Lịch sử phát triển
Ngay từ những năm 1900, ý tưởng về một loại hộp số tự động chuyển số đã được các kỹ sư hàng hải Đức nghiên cứu chế tạo Đến năm 1938, hộp số tự động đầu tiên ra đời khi hãng GM giới thiệu chiếc Oldsmobile được trang bị hộp số tự động Việc điều khiển ô tô được đơn giản hóa bởi không còn bàn đạp ly hợp Tuy nhiên do chế tạo phức tạp và khó bảo dưỡng sửa chữa nên nó ít được sử dụng
Đến những năm 70 Hộp số tự động thực sự hồi sinh khi hàng loạt hãng ô tô cho
ra các loại xe mới với hộp số tự động đi kèm Từ đó đến nay hộp số tự động đã phát triển không ngừng và dần thay thế cho hộp số thường Khi mới ra đời, hộp số tự động
là loại có cấp và được điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực Để chính xác hóa thời điểm chuyển số và để tăng tính an toàn khi sử dụng, hộp số tự động có cấp điều khiển bằng điện tử (ECT) ra đời
Vẫn chưa hài lòng với các cấp tỷ số truyền của ECT, các nhà sản xuất ô tô đã nghiên cứu, chế tạo thành công một loại hộp số tự động với vô số cấp tỷ số truyền (hộp
số tự động vô cấp) vào những năm cuối của thế kỷ XX cụ thể như sau:
Hộp số tự động (HSTĐ), theo công bố của tài liệu công nghiệp ô tô CHLB Đức,
ra đời vào 1934 tại hãng Chysler Ban đầu HSTĐ sử dụng ly hợp thủy lực và hộp số hành tinh, điêu khiển hoàn toàn bằng van con trượt thủy lực, sau đó chuyển sang dùng biến mômen thủy lực đến ngày nay, tên gọi ngày nay dùng là AT
Tiếp sau đó là hang ZIL (Liên xô cũ 1949) và các hãng Tây Âu khác (Đức, Pháp, Thụy sĩ) Phần lớn các HSTĐ trong thời kỳ này dùng hộp số hành tinh 3, 4 cấp trên
cơ sở của bộ truyền hành tinh 2 bậc tự do kiểu Willson, kết cấu AT
Sau những năm 1960 HSTĐ dùng trên ô tô tải và ô tô buýt với biến mômen thủy lực và hộp số cơ khí có các cặp bánh răng ăn khớp ngoài, kết cấu AT
Sau năm 1978 chuyển sang loại HSTĐ kiểu EAT (điều khiển chuyển số bằng thủy lực điện tử), loại này ngày nay đang sử dụng
Một loại HSTĐ khác là hộp số vô cấp sử dụng bộ truyền đai kim loại (CVT) với các hệ thống điều khiển chuyển số bằng thủy lực điện tử, (cũng là một dạng HSTĐ)
Ngày nay đã bắt đầu chế tạo các loại truyền động thông minh, cho phép chuyển
số theo thói quen lái xe (thay đổi tốc độ của động cơ băng chân ga) và tình huống mặt đường, HSTĐ có 8 số truyền …Hệ thống truyền lực sử dụng HSTĐ được gọi là hệ thống truyền lực cơ khí thủy lực điện tử, là khu vực có nhiều ứng dụng của kỹ thuật cao,
Trang 11sự phát triển rất nhanh chóng, chẳng hạn, gần đây xuất hiện loại hộp số có khả năng làm việc theo hai phương pháp chuyển số: bằng tay, hay tự động tùy thuộc vào ý thích của người sử dụng
Hiện nay để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và để tăng tính an toàn khi sử dụng, các nhà chế tạo đã cho ra đời loại hộp số điều khiển bằng điện tử có thêm chức năng sang số bằng cần như hộp số thường
Hình 1.2 hộp số tự động ngày nay Ngày nay hộp số tự động đã được sử dụng khá rộng rãi trên các xe du lịch, thậm chí trên xe 4WD và xe tải nhỏ Ở nước ta, hộp số tự động đã xuất hiện từ những năm 1990 trên các xe nhập về từ Mỹ và Châu Âu Tuy nhiên do khả năng công nghệ còn hạn chế, việc bảo dưỡng, sửa chữa rất khó khăn nên vẫn còn ít sử dụng Hiện nay, cùng với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ chế tạo hộp số tự động cũng được hoàn chỉnh, hộp số tự động đã khẳng định được tính ưu việt của nó và dần thay thế cho hộp
số thường
1.3 Phân loại
Có nhiều cách để phân loại hộp số tự động
Phân loại theo tỉ số truyền:
Hộp số tự động vô cấp: Là loại hộp số có khả năng thay đổi tự động, liên tục tỷ số
truyền nhờ sự thay đổi bán kính quay của các puly
Hộp số vô cấp trên ô tô chủ yếu là kiểu truyền động bằng thủy lực
Trang 12Hình: 1.3 Hộp số tự động vô cấp
Ưu điểm: kết cấu đơn giản, hiệu suất truyền động cao, kích thước nhỏ gọn Động
cơ không bị chuyển trạng thái đột ngột, giúp tối ưu hóa quá trình hoạt động và gián tiếp giảm mức ăn xăng
Nhược điểm: Có tỷ số truyền giới hạn, có tay số giới hạn và khi ra vào số phải thay đổi chế độ làm việc của động cơ Chế tạo phức tạp dẫn tới giá thành cao
Phạm vi sử dụng: hiện nay được sử dụng nhiều trên các loại xe du lịch, xe yêu cầu kích cỡ nhỏ gọn
Kết cấu gọn gàng, chắc chắn, dễ điều khiển bảo dưỡng và sửa chữa, giá thành hạ
Hộp số tự động có cấp: Khác với hộp số vô cấp, hộp số tự động có cấp cho phép
thay đổi tỷ số truyền theo các cấp số nhờ các bộ truyền bánh răng
Kiểu hộp số có cấp gồm một số cấp hữu hạn (thường từ 3 đến 20 cấp), ứng với
Trang 13mỗi cấp giá trị mô men và do đó tốc độ truyền qua hộp số là không đổi
Ưu điểm: kết cấu đơn giản, hiệu suất truyền động cao, kích thước nhỏ gọn Nhược điểm: có tỷ số truyền giới hạn, có tay số giới hạn và khi ra vào số phải thay đổi chế độ làm việc của động cơ
Phạm vi sử dụng: được sử dụng rộng dãi trên hầu hết các dòng xe hiện nay
Hình 1.4: Hộp số tự động có cấp
Phân loại theo cách điều khiển:
Theo cách điều khiển có thể chia hộp số tự động thành hai loại, chúng khác nhau
về hệ thống sử dụng để điều khiển chuyển số và thời điểm khóa biến mô Một loại là điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực, loại kia là điều khiển điện tử (ECT), nó sử dụng ECU để điều khiển và có thêm chức năng chẩn đoán và dự phòng
Hộp số điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực hoạt động bởi sự biến đổi một cách
cơ khí tốc độ xe thành áp suất ly tâm và độ mở bướm ga thành áp suất bướm ga rồi dùng các áp suất thủy lực này để điều khiển hoạt động của các ly hợp và phanh trong cụm bánh răng hành tinh, do đó điều khiển thời điểm lên xuống số Nó được gọi là phương pháp điều khiển thủy lực
Mặt khác lên xuống số Nó được gọi là phương pháp điều khiển thủy lực
Mặt khác, đối với hộp số điều khiển điện tử ECT, các cảm biến phát hiện tốc độ
xe và độ mở bướm ga biến chúng thành tín hiệu điện và gởi chúng về bộ điều khiển ECU Dựa trên tín hiệu này ECU điều khiển hoạt động các ly hợp, phanh thông qua các van và hệ thống thủy lực
Hộp số tự động điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực: điều khiển chuyển số cơ
học bằng cách phát hiện tốc độ xe bằng thuỷ lực thông qua van điều tốc và phát hiện độ
mở bàn đạp ga từ bướm ga thông qua độ dịch chuyển của cáp bướm ga
Trang 14Loại điều khiển điện tử kết hợp thủy lực
Loại này sử dụng ECU- ECT để điều khiển hộp số thông qua các tín hiệu điều khiển điện tử
Hình1.5: Hộp số tự động điều khiển hoàn toàn thủy lực
Hộp số tự động điều khiển bằng điện tử: Hộp số này sử dụng áp suất thuỷ lực để tự
động chuyển số theo các tín hiệu điều khiển của ECU ECU điều khiển các van điện từ theo tình trạng của động cơ và của xe do các bộ cảm biến xác định, từ đó điều khiển áp suất dầu thuỷ lực
Sơ đồ tín hiệu điều khiển:
Tín hiệu điện từ các cảm biến (cảm biến chân ga, cảm biến dầu hộp số, cảm biến tốc độ động cơ, cảm biến tốc độ xe, cảm biến đếm vòng quay, cảm biến tốc độ tuabin vv) và tín hiệu điện từ bộ điều khiển thủy lực → ECT động cơ và ECT → tín hiệu điện đến các van điện từ → bộ biến mô và bánh răng hành tinh
Hình1.6: Sơ đồ nguyên lý hộp số tự động điều khiển bằng điện tử
Phân loại theo cấp số truyền
Trang 15Có nhiều loại hộp số tự động, hiện nay thông dụng nhất là loại 4, 5, 6 cấp số, có một số loại xe còn được trang bị hộp số tự động 8 cấp
Phân loại theo cách bố trí trên xe
- Loại FF:
Hộp số tự động sử dụng cho xe có động cơ đặt trước, cầu trước chủ động Loại này được thiết kế gọn do chúng được bố trí ở khoang động cơ
Hình 1.7: Hộp số tự động loại FF
- Loại FR: Hộp số tự động sử dụng cho xe có động cơ đặt trước, cầu sau chủ
động Loại này có bộ truyền bánh răng cuối cùng (vi sai) lắp ở bên ngoài nên nó dài hơn
Hình 1.8: Hộp số tự động loại FR
Trang 16Chức năng của hộp số tự động:
Về cơ bản hộp số tự động có chức năng như hộp số thường, tuy nhiên hộp số tự động cho phép đơn giản hóa việc điều khiến hộp số, quá trình chuyển số êm dịu, không cần ngắt đường truyền công suất từ động cơ xuống khi sang số Hộp số tự động tự chọn
tỉ số truyền phù hợp với điều kiện chuyển động của ô tô, do đó tạo điều kiện sử dụng gần như tối ưu công suất động cơ
Vì vậy, hộp số tự động có những chức năng cơ bản sau:
- Tạo ra các cấp tỉ số truyền phù hợp nhằm thay đổi moment xoắn từ động cơ đến các bánh
xe chủ động phù hợp với moment cản luôn thay đổi và nhằm tận dụng tối đa công suất động cơ
- Giúp cho xe thay đổi chiều chuyển động
- Đảm bảo cho xe dừng tại chỗ mà không cần tắt máy hoặc tách
- ly hợp Ngoài ra ECT còn có khả năng tự chẩn đoán
1.4 Điều kiện làm việc của hộp số tự động
Hộp số tự động làm việc trong điều kiện tỷ số truyền luôn thay đổi vì vậy trong quá trình làm việc các chi tiết nhanh bị mài mòn
Hộp số tự động nằm dưới gầm xe nên dễ bị bụi bẩn và có khả năng bị va đập gây hỏng hóc
1.5 Ưu, nhược điểm của hộp số tự động
- Nó tránh cho động cơ và dòng dẫn động được tình trạng quá tải do nó nối chung bằng thủy lực qua biến mô tốt hơn so với nối bằng cơ khí
- Hộp số tự động dùng ly hợp thủy lực hoặc biến mô thủy lực việc tách nối công suất từ động cơ đến hộp số nhờ sự chuyển động của dòng thủy lực từ cánh bơm sang tua bin
mà không qua một cơ cấu cơ khí nào nên không có sự ngắt quãng dòng công suất vì vậy đạt hiệu suất cao (98 %)
- Thời gian sang số và hành trình tăng tốc nhanh
Trang 17- Không bị va đập khi sang số, không cần bộ đồng tốc
b Nhược điểm
- Kết cấu phức tạp hơn hộp số cơ khí
- Tốn nhiều nhiên liệu hơn hộp số cơ khí
- Biến mô nối động cơ với hệ thống truyền động bằng cách tác động dòng chất lỏng từ mặt này sang mặt khác trong hộp biến mô, khi vận hành có thể gây ra hiện tượng “trượt” hiệu suất sử dụng năng lượng bị giảm, đặc biệt là ở tốc độ thấp
- Tóm lại ta có thể tóm tắt một cách đầy đủ về các loại hộp số như sau:
Hộp Số Có Cấp loại thường
Hộp Số Có Cấp loại điện
tử
Số tự động loại chuyển
số bằng Côn điều khiển Thủy lực
Số tự động loại thường chuyển số bằng Côn
và Phanh Điều khiển thủy lực
Số tự động chuyển số bằng côn điều khiển Thủy lực và Điện Tử (ECT,ECU)
Số tự động chuyển số bằng điều Côn và Phanh khiển Thủy lực và Điện
Tử (ECT,ECU)
Đặc Điểm:
Sử dụng biến mô và côn để vào
số một cách
tự động
Điều khiển chuyển số
Đặc Điểm:
Sử dụng biến mô
và côn, phanh để chuyển số một cách
Đặc Điểm:
Sử dụng biến mô và côn để vào
số một cách
tự động
Chuyển số bằng côn
Đặc Điểm:
Sử dụng biến mô và côn, phanh
để chuyển
số một cách tự động Điều
Trang 18bằng thuần thủy lực túy
tự động
Điều khiển chuyển số bằng Thủy lực thuần túy
điều khiển Thủy lực và Điện Tử (ECT, ECU)
khiển chuyển số bằng Thủy lực và Điện
Tử (ECT, ECU)
Hiện nay, hộp sô tư động trên xe có 3 cụm bộ phận chính
1 Bộ biến mô
2 Bộ truyền động bánh răng hành tinh
3 Bộ điều khiển thủy lực (đối với hộp số điều khiển hoàn toàn bằng thủy lực) hoặc bộ
điều khiển điện tử kết hợp thủy lực (đối với hộp số điều khiển bằng điện tử) Ngoài ra, trên hộp số tự động còn có các cơ cấu và các hệ thống điều khiển khác như: cơ cấu chuyển số cơ khí, hệ thống làm mát dầu hộp số, hệ thống khóa cần số (shift-lock system), hệ thống khóa công tắc máy (keyinterlocksyste)
Trang 19CHƯƠNG 2 CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ
HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN
Các phần tử điều khiển trong HSHT Gồm:
Các loại phanh dải
Các loại ly hợp khóa làm việc trong dầu
Các khớp một chiều
Khớp an toàn khóa trục bị động
Hệ thống van
Cảm biến
2.1 Các loại Phanh dải
Trong HSHT phanh dải dùng để khóa 1 chi tiết nào đó với vỏ hộp số hoặc dùng
để khóa trục bị động của hộp số khi cần chọn số nằm ở vị trí “P” Cấu tạo phanh dải bao gồm: bề mặt trụ của chi tiết cần khóa được gọi là tang trống, hai đầu của phanh có cấu trúc đa dạng phụ thuộc vào cơ cấu điều khiển Cấu tạo phanh dải có thể chia thành
2 loại:
Loại điều khiển trực tiếp: tác động điều khiển đặt vào 1 đầu dải phanh thông qua
xy lanh điều khiển, một đầu nằm tựa trên vỏ Một trong 2 đầu của phanh cho phép điều chỉnh khi cần thiết
Loại điều khiển tác động kép vào cả 2 đầu, được gọi là kết cấu servo
Một số kết cấu phanh dải điều khiển một đầu
Dải phanh được cấu tạo từ thét lá mỏng, bề mặt trong được dáng 1 lớp atbet có chiều dày 0,8 đến 1,2mm làm bề mặt ma sát Cấu trúc hai đầu của dải phanh tạo nên các điểm tỳ Tang trống là bề mặt hình trụ tròn Giữa hai bề mặt làm việc có khe hở nhỏ đảm bảo tang trống quay tự do Khe hở này được quyết định bởi cơ cấu có bu lông điều chỉnh Khi phanh mômen ma sát truyền qua các đầu tỳ tác dụng vào vỏ hộp số
Trang 20Hình 2.1 Cấu tạo Dải Phanh của hộp số
2.2 Các loại ly hợp khóa làm việc trong dầu
Ly hợp khóa
Trong tổ hợp của HSTĐ chúng ta thường gặp Ly hợp khóa dùng cho HSHT: loại nay có số lượng tùy theo sơ đồ truyền lực của CCHT trên xe Dạng thường gặp của ly hợp khóa là:
Khóa một bộ phận của CCHT với nhau tạo nên liên kết cùng quay với tốc độ như nhau
Ly hợp khóa cho BMTL: loại này có tác dụng khóa giữa bánh B và bánh T khi
số vòng quay 𝑛𝑇 gần bằng 𝑛𝐵 Cả hai loại này đều dùng áp lực dầu điều khiển
Cấu tạo ly hợp khóa hai bộ phận với nhau
Ly hợp khóa dùng ở dạng ly hợp ma sát nhiều đĩa làm việc trong dầu, hoạt động bằng áp lực dầu của hệ thống thủy lực điều khiển Cấu tạo của bộ ly hợp khóa gồm các đĩa ma sát có răng trong và ngoài Các đĩa ma sát răng trong gắn với phần thân trong của một bộ phận này, còn các đĩa ma sát răng ngoài gắn với một bộ phận khác và tạo
nên vỏ của ly hợp Trên ô tô có hai dạng ly hợp khóa đơn và ly hợp khoán kép
Dạng ly hợp khóa đơn
Cấu tạo chung các chi tiết của một ly hợp dạng này trên ô tô Các đĩa ma sát được
bố trí thành cặp giữa các đĩa răng trong và đĩa răng ngoài, khóa giữa trục và vỏ ly hợp Các đĩa xen kẽ nhau: một đĩa bằng thép chịu mài mòn và một đĩa có bề mặt ma sát làm bằng vật liệu atbet hay bằng hợp kim gốm sứ Ly hợp có đĩa ép dạng piston, sử dụng vành khăn cao su bao kín Không gian giữa vỏ ly hợp và đĩa ép tạo nên buồng chứa dầu Đĩa
Trang 21ép luôn bị lò xo dạng đĩa hoặc trụ đẩy ra không ép đĩa ma sát, cấu trúc ly hợp thường
mở Đĩa ép, ép các đĩa ma sát bằng lực dầu cấp vào buồng chứa dầu nhờ một đường dẫn dầu Việc điều khiển dầu thông qua van con trượt riêng nằm trong hệ thống dầu điều khiển các phần tử khóa
Khi ly hợp mở, đường dẫn dầu không có áp suất lò xo đẩy đĩa ép ra tạo nên khe
hở nhỏ giữa các đĩa ma sát 0,1 ÷ 0,05mm Hai phần tử của CCHT được tách khỏi nhau (trạng thái mở) Khi có áp suất dầu điều khiển, đĩa ép di chuyển: ban đầu thắng lực lò
xo, sau đó ép các tấm ma sát vào vơi nhau tạo nên trạng thái đóng ly hợp Hai phần tử của CCHT được khóa với nhau
Khi áp suất dầu nhỏ lực của lò xo ép đẩy dầu trở về hệ thống cung cấp và mở ly hợp Quá trình đóng mở xảy ra rất nhanh, trong quá trình này luôn có được hiện tượng trượt và sinh nhiệt, đồng thời vì thể tích khoan chất lỏng lớn các quá trình nạp dầu và
xả dầu thường gây nên biến động áp suất Do vậy để đảm bảo điều khiển nhanh và êm dịu ly hợp khóa trên đường dầu điều khiển có thể có thêm các buồng tích năng giảm chấn
Hình 2.2 Cấu tạo chung và các chi tiết chính của các ly hợp dạng đơn
Dạng ly hợp khóa kép thường gặp trên ô tô bao gồm hai ly hợp lắp liền theo chức năng liên hoàn của hệ thống điều chỉnh CCHT Khi một ly hợp này mở thì ly hợp khác
sẽ là đóng Các răng cảu đĩa ở đây là dạng chữ nhật (trên một số xe khác có thể răng thân khai, hay tròn), các đĩa có thể di chuyển nhẹ nhàng trên rãnh khi không có lực ép
Ly hợp có hai bề mặt tựa: một cố định, một di động theo đĩa piston ép Để tạo điều kiện lắp ráp bề mặt tựa được khóa bởi vòng khóa Trong ly hợp sử dụng lò xo trụ và lò xo màng, khi áp suất dầu nhỏ có thể tách các đĩa ma sát Khi mở ly hợp, dưới tác dụng của
Trang 22lò xo các tấm ma sát tách ra, đồng thời đẩy dầu ra khỏi khoảng làm việc
Hình 2.3 Sơ đồ cấu tạo và quá trình điều khiển của ly hợp kép
Trên các piston ép có các vành khăn bao kín, đảm bảo piston di chuyển và bao kín dầu có áp suất Các tấm ma sát khi mở ly hợp có khe hở nhỏ khoảng 0,15mm, trong quá trình sử dụng khe hở này tăng lên, làm chậm quá trình điều khiển, ô tô chuyển động bị rung giật, cần thiết thay thế kịp thời Kết cấu không cho phép điều chỉnh như trong ly hợp chính
Hình 2.4 Cấu tạo các chi tiết chính một ly hợp khóa
Trang 23Hình 2.5 Cấu tạo ly hợp khóa với vỏ Các đĩa có răng ngoài ăn khớp thông qua vỏ của bộ ly hợp, vỏ này được cố định trên vỏ hộp số Kiểu này thường gặp trong kết cấu, vì nó có khả năng tạo điều kiện bao kín khoang dầu điều khiển tốt hơn Cấu tạo của 2 ly hợp khóa với vỏ của hai bộ truyền
Trong HSHT khớp một chiều làm tốt chức năng của phần tử điều khiển trong quá trình chuyển số, hoặc tạo điều kiện giảm bớt sự sai lệch vận tốc góc giữa các phần tử
có chuyển động tương
đối Do vậy khớp một chiều thường đứng song song với ly hợp khóa làm nhiệm vụ của
cơ cấu an toàn tránh quá tải cho ly hợp khóa
Trang 24Khớp một chiều có các dạng cấu tạo sau:
Trang 25Hình 2.6 Cấu tạo khớp một chiều dạng trụ Nguyên lý làm việc của nó cũng tương tự như khớp một chiều dạng cam Khi các viên bi chạy vào chỗ hẹp tạo nên trạng thái khóa Sự dịch chuyển của viên bi phụ thuộc vào chiều quay, chiều nghiêng của mặt chêm tức là phụ thuộc vào lực ma sát tác dụng vào viên bi
Khớp một chiều dạng trụ trên ô tô có các dạng sau:
- Viên bi đặt tự do, việc khóa hoặc mở khớp phụ thuộc vào lực ly tâm tác dụng vào viên bi
- Viên bi nằm trong rãnh chêm và được tỳ bời các lò xo độc lập
- Viên bi nằm trong rãnh chêm và được tỳ bời một lò xo chung
Hình 2.7 Cấu tạo khớp dạng trụ đặt trên bánh D
Trang 26Các khớp một chiều đều có khả năng chịu quá tải trong thời gian ngắn, nếu kéo dài thời gian quá tải sẽ dẫn đến tình trạng phá hỏng bề mặt cam, mất khả năng làm việc Khớp một chiều dạng bi cần ít dung trong HSHT vì khả năng chịu tải thấp Khớp một chiều là phần tử tự động điều khiển, có độ nhạy rất cao Khả năng khóa hay mở phụ thuộc vào góc nghiêng mặt chêm, khi tháo lắp cần kiểm tra độ nhẵn bóng của bề mặt làm việc
2.4 Cơ cấu khóa trục bị động
Cơ cấu khóa trục bị động của hộp số là cơ cấu an toàn khi ôtô đứng yên tại chỗ Khóa trục bị động làm việc khi cần chọn số để ở vị trí “P” (Parking) Do tác dụng đảm bảo an toàn của nó nên khóa trục bị động không tham gia vào việc thực hiện các số truyền của HSHT Đa số các ô tô dùng cơ cấu kiểu “cóc hãm”, một số ô tô khác đặt phanh dải
Cóc hãm luôn ở trạng thái mở bằng lò xo, một con trượt dạng cam thực hiện đóng
mở cóc hãm đi trượt trên trục và được điều khiển bởi cần chọn số thông qua dây cáp, trục quay và đòn xoay Cơ cấu này được điều chỉnh cùng với việc điều chỉnh cam quay định vị của cần chọn số Cơ cấu khóa trục bị động HSHT là cơ cấu an toàn của ô tô ở trạng thái đỗ, người lái có thể rời khỏi xe mà ô tô không xảy ra hiện tượng tự bò (trong quy định sử dụng của các hãng vẫn cần phải kéo phanh tay)
Mặt khác khi xe đang chuyển động không được phép đặt cần chọn số vào vị trí
P Tại vị trí này, khi xe còn lăn bánh, sẽ xảy ra hiện tượng khóa trục bị động đột biến
và có thể gây nên quá tải cho HTTL, hay xe bị quay ngoặt bất ngờ nguy hiểm
2.5 Hệ thống van
Thân van bao gồm một thân van trên và một thân van dưới
Thân van giống như một mê cung gồm rất nhiều đường dẫn để dầu hộp số chảy qua
Rất nhiều van được lắp vào các đường dẫn đó, trong các van có áp suất thuỷ lực điều khiển và chuyển mạch chất lỏng từ đường dẫn này sang đường dẫn khác
Thông thường, thân van gồm:
Van điều áp sơ cấp
Van điều khiển
Van chuyển số (1-2, 2-3, 3-4)
Van điện từ (số 1, số 2)
Van bướm ga
Trang 282.5.2 Van Chuyển Số
a Vai trò của các bộ phận
Ta chuyển số bằng cách thay đổi sự vận hành của các li hợp và phanh
Các van chuyển số chuyển mạch đường dẫn dầu làm cho áp suất thuỷ lực tác động lên các phanh và li hợp Có các van chuyển số 1-2, 2-3 và 3-4
b.Vận hành
Ví dụ: Van chuyển số1-2
Khi áp suất thuỷ lực tác động lên phía trên van chuyển số thì hộp số được giữ ở
số 1 vì van chuyển số ở dưới cùng và các đường dẫn dầu tới các li hợp và phanh bị cắt
Tuy nhiên, khi áp suất thuỷ lực tác động bị cắt do hoạt động của van điện từ thì lực lò xo sẽ đẩy van lên, và đường dẫn dầu tới B2 mở ra, và hộp số được chuyển sang
số 2
Trang 29Các van điện từ chuyển số được sử dụng để chuyển số và các van điện từ tuyến tính được sử dụng cho chức năng điều khiển áp suất thuỷ lực
Van điện từ (solenoid valve) là gì?
Van này được điều khiển bằng điện Van có chứa một “Solenoid” – một cuộn dây điện cùng với lõi sắt từ di động được lồng bên trong trung tâm của nó)
Van Solenoid điện từ trên ô tô
Nguyên lý vận hành cơ bản
Dưới sự tác động của dòng điện được cấp chạy qua cuộn dây, từ trường sẽ được sinh ra tạo một lực đẩy piston di chuyển đi lên nhằm mở thông van Đây là nguyên tắc hoạt động cơ bản được sử dụng nhằm đóng/mở van điện từ
Vì có yếu tố về dòng điện trong cách thức vận hành, nên nó có ưu điểm vượt trội hơn so với các loại van thông thường khác ở điểm có thể áp dụng điều khiển tự động Khi ứng dụng vào thực tiễn, chúng đảm nhiệm vai trò như một van hoặc cũng có thể như một rơle đóng ngắt
Phân loại van theo trạng thái và nguyên lý
Dựa theo số cửa van, chúng ta thường sẽ bắt gặp các loại van 2 và 3 chiều
Trang 30Phân loại theo trạng thái làm việc:
Van thường đóng: Chỉ thời điểm nào cần thiết mới cấp điện để mở van
Van thường mở: Thông thường van sẽ chỉ mở, và khi được cấp điện, từ trường sẽ
đẩy piston phải đi xuống để đóng van lại
Phân loại theo nguyên lý làm việc:
Tác động trực tiếp:
Đường kính lỗ (độ mở của van) và lực từ của van điện từ, được quyết định bởi áp suất hoạt động tối đa và tốc độ dòng chảy Vậy nên, chúng tác động trực tiếp thường chỉ được sử dụng cho lưu lượng dòng chảy tương đối nhỏ
Chúng hoạt động trực tiếp không yêu cầu áp suất hoạt động tối thiểu hoặc chênh lệch
áp suất, vậy nên chúng có thể sử dụng từ 0 bar cho tới áp suất tối đa cho phép
Tác động gián tiếp:
Các van điện từ tác động gián tiếp, sử dụng chênh lệch áp suất của môi trường so với các cửa ra vào của van để đóng mở van Các cổng đầu ra/vào được ngăn cách bởi các màng cao su (màng ngăn)
Thế nên, chúng thường yêu cầu sự chênh lệch áp suất tối thiểu khoảng 0.5 bar Van solenoid gián tiếp chỉ được sử dụng cho dòng chất đi theo một hướng nhất định và không thể đảo chiều ngược lại Chúng hoạt động gián tiếp được áp dụng trong các ứng dụng có sự chênh lệch áp suất đủ và lưu lượng dòng chảy cao
Tác động bán trực tiếp:
Van điện từ tác động bán trực tiếp là sự kết hợp trên các tính chất ưu điểm của van gián tiếp và van trực tiếp
Ứng dụng của van điện từ trên xe ô tô
Ứng dụng của van Solenoid trên xe ô tô là khá nhiều, bạn có thể bắt gặp chúng
ở mọi bộ phận trên xe ô tô như:
Trong hộp số tự động: ECU sẽ dùng các viên điện từ này để điều khiển các dòng thủy lực tác động tới cơ cấu ly hợp phanh hay phanh dải nhằm tạo ra các tỷ số truyền như mong muốn
Van EGR: Van Solenoid cũng được ứng dụng trong hệ thống tuần hoàn khí thải EGR
Kim phun nhiên liệu: Để có thể tính toán chính xác lượng nhiên liệu được đưa vào buồng đốt, các kỹ sư ô tô ngày nay đang lựa chọn chúng để đóng mở đầu kim phun
Trang 31 Hệ thống treo khí nén: Đây là một hệ thống treo tích cực có thể thay đổi được độ cứng bằng cách thay đổi áp suất khí nén trong các bóng khí Để có thể thực hiện quá trình này một cách tự động, cần phải có các van Solenoid
Hệ thống điều hòa, hệ thống làm mát động cơ, hệ thống bôi trơn…
Trang 33Van điều biến bướm ga
Van này tạo ra áp suất điều biến bướm ga Áp suất điều biến bướm ga hơi thấp hơn so với áp suất bướm ga khi van bướm ga mở to Việc này làm cho áp suất điều biến bướm ga tác động lên van điều áp sơ cấp để cho các thay đổi trong áp suất cơ bản phù hợp hơn với công suất phát ra của động cơ
Bộ tích năng
Bộ tích năng hoạt động để giảm chấn động khi chuyển số Có sự khác biệt về diện tích bề mặt của phía hoạt động và phía sau của piston bộ tích năng Khi áp suất cơ bản từ van điều khiển tác động lên phía hoạt động thì piston từ từ đi lên và áp suất cơ bản truyền tới các li hợp và phanh sẽ tăng dần
Một vài kiểu điều khiển áp suất thuỷ lực tác động lên bộ tích năng bằng một van
Trang 34điện từ tuyến tính để sự quá trình chuyển số được êm dịu hơn
2.5.6 Các Van Khác
Van rơle khoá biến mô và van tín hiệu khoá biến mô
Các van này đóng-mở khoá biến mô
Van rơ-le khoá biến mô đảo chiều dòng dầu thông qua bộ biến mô (li hợp khoá biến mô) theo một áp suất tín hiệu từ van tín hiệu khoá biến mô
Khi áp suất tín hiệu tác động lên phía dưới của van rơle khoá biến mô thì van rơle khoá biến mô được đẩy lên
Điều này làm mở đường dẫn dầu sang phía sau của li hợp khoá biến mô và làm cho nó hoạt động
Nếu áp suất tín hiệu bị cắt thì van rơle khoá biến mô bị đẩy xuống phía dưới do
áp suất cơ bản và lực lò xo tác động lên đỉnh van rơle, và sẽ mở đường dẫn dầu vào phía trước của li hợp khoá biến mô làm cho nó được nhả ra
Trang 352.6 Cảm biến
2.6.1 Cảm biến vị trí bướm ga
- Cảm biến này được gắn trên bướm ga và cảm nhận bằng điện mức độ mở bướm ga sau đó nó gửi những dữ liệu này đến ECU (dưới dạng tín hiệu điện) để điều khiển thời điểm chuyển số và khóa biến mô
Trang 36- Cảm biến vị trí bướm ga biến đổi một cách tuyến tính lúc mở bướm ga thành các tín hiệu điện Một điện áp không đổi 5V được cấp đến điện cực 𝑉𝑐 từ ECU động cơ
- Khi bướm ga trượt dọc điện trở theo góc mở bướm ga điện áp tác dụng lên cực 𝑉𝑡𝑎
tỉ lệ với góc này
- ECU động cơ biến đổi điện áp VTA thành một trong 8 tín hiệu góc mở bướm ga
khác nhau để báo cho ECT, ECU biết góc mở của bướm ga
- Những tín hiệu này bao gồm các tập hợp khác nhau của các điện áp cao và thấp tại
cực L1, L2, L3 hoặc IDL của ECT, ECU như bảng dưới
Hình 2.9 Cảm biến vị trí bướm ga
Hình 2.10 Mối quan hệ giữa góc mở bướm ga và điện áp Vta
Trang 37
- Khi bướm ga đóng hoàn toàn, tiếp điểm cho tín hiệu IDL với cực E, gửi tín hiệu đến
ECT ECU để báo rằng bướm ga đóng hoàn toàn
- Sau khi ECT, ECU nhận được các tín hiệu L1, L2, L3 và IDL, nó thay đổi góc mở của bướm ga thành điện áp từ 0V đến 8V để báo cho kỹ thuật viên biết góc mở của
bướm ga phát ra từ cực TT có được đưa vào một cách bình thường hay không
2.6.2 Cảm biến nhiệt độ nước làm mát
Khi nhiệt độ nước làm mát thấp hơn nhiệt độ xác định, tính năng của động cơ và khả năng tải sẽ giảm nếu hộp số chuyển lên tỉ số truyền tăng Để tránh hiện tượng này, các tín hiệu được nhập vào ECU để ngăn không cho nó chuyển lên tỉ số truyền tăng trước khi nhiệt độ nước làm mát đạt đến nhiệt độ xác định
Trang 38Cảm biến này cảm nhận nhiệt độ nước làm mát nhờ một nhiệt điện trở, biến nó
thành các tín hiệu điện và gửi các tín hiệu này đến ECU động cơ
Ở một kiểu xe ngăn không cho chuyển lên số 3 tại thời điểm này
ECU động cơ bao gồm chức năng dự phòng: Nếu cảm biến nhiệt độ nước làm mát hỏng do hở hay chập mạch, ECU động cơ sẽ điều khiển với giả thiết nhiệt độ nước làm mát là 800°C, mà không phụ thuộc vào nhiệt độ nước làm mát thực tế
Trang 40Cảm biến tốc độ số 2:
Một mô tơ có gắn các nam châm bên trong được gắn trên trục dẫn động bánh răng của hộp số hay trục thứ cấp Bất cứ khi nào trục quay được một vòng, nam châm kích thích công tắc lưỡi gà (được gắn ở trục cảm biến chính) làm nó sinh ra một tín hiệu Tín hiệu này tương ứng với áp suất ly tâm trong hộp số điều chỉnh thủy lực hoàn toàn, được gửi đến ECU, ECU sử dụng nó để điều khiển thời điểm chuyển số và hoạt động của ly hợp khóa biến mô Cảm biến này phát ra một xung trong vòng quay thứ cấp
Cảm biến này được gắn trong đồng hồ tốc độ và hoạt động để thay thế cảm biến tốc độ chính nếu nó bị hỏng Nó sinh ra 4 xung cho mỗi vòng quay của dây công tơ mét
Số và hoạt động của ly hợp khóa biến mô Cảm biến này phát ra một xung trong vòng quay thứ cấp
Một số cảm biến về tốc độ :