Cho biết suy nghĩ của anh/chị về khả năng người được đại diện tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện phân tích đối với đại diện theo pháp luật và đối v
CĂN CỨ XÁC LẬP ĐẠI DIỆN
Câu 1.1 Điểm mới của BLDS năm 2015 (so với BLDS năm 2005) về người đại diện
Pháp nhân đại diện Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 143 của
Không thừa nhận khả năng đại diện của pháp nhân (Điều 139) Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự (Điều
134) Pháp nhân có thể đại diện cho cá nhân và pháp nhân khác
Số người đại diện Một người (Điều 139
Một người hay nhiều người cùng đại diện
Năng lực của người đại diện
Người đại diện phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều
Trường hợp pháp luật quy định thì người đại diện phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập, thực hiện (khoản 3 Điều 134)
Phân loại đại diện Phân loại dựa vào tiêu chí căn cứ xác lập quyền (Theo pháp luật hay theo ủy quyền):
+ Đại diện theo pháp luật + Đại diện theo ủy quyền
Phân loại dựa vào cả căn cứ xác lập quyền và chủ thể đại diện:
+ Đại diện theo pháp luật của cá nhân
+ Đại diện theo pháp luật của pháp nhân
+ Đại diện theo ủy quyền
Hình thức ủy quyền Hình thức ủy quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc ủy quyền phải được lập thành văn bản (khoản 2 Điều 142)
Bỏ qua quy định về hình thức (vì nếu có quy định buộc ủy quyền theo một hình thức nhất định thì các quy định chung về giao dịch dân sự đã buộc phải tuân thủ)
Hậu quả pháp lý của hành vi đại diện
Người được đại diện có quyền, nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự do người đại diện xác lập (khoản 4 Điều 139 BLDS năm 2005) Điều 139 BLDS năm
Thời hạn đại diện và phạm vi đại diện
Quy định thời hạn 1 năm chỉ đối với đại diện theo ủy quyền Điều 140 BLDS năm
2015 về thời hạn đại diện được xác định theo văn bản ủy quyền, theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật Đại diện theo ủy quyền cũng như đại diện theo pháp luật
Không có quyền đại diện Không có quyền đại diện
Không nhập hai trường hợp trong cùng một điều luật Không có quyền đại diện căn cứ theo Điều
142 BLDS năm 2015 đã sửa từ “đồng ý” thành cụm từ “công nhận giao dịch” và bổ sung thêm hai trường hợp
Vượt quá phạm vi đại diện
Vượt quá phạm vi đại diện: chỉ quy định hai trường hợp ngoại lệ để công nhận phần vượt quá phạm vi đại diện
Vượt quá phạm vi đại diện: Điều 143 quy định thêm trường hợp: Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện
* Tóm tắt Quyết định số 09/2022/KDTM-GĐT ngày 24/8/2022 của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao
- Nguyên đơn: bà Đinh Thị T
- Nội dung: Ngày 20/7/2011, bà Đinh Thị T và Công ty M.N ký kết hợp đồng vay tiền phục vụ sản xuất kinh doanh số 02/07-2011/HĐVT Để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán tiền vay và tiền lãi vay theo hợp đồng, Công ty M.N đề nghị Ngân hàng A phát hành Thư bảo lãnh thanh toán cho bà T Ngày 21/7/2011, Giám đốc A phát hành Thư bảo lãnh thanh toán số 1480 VSB 201100217 Ngày 26/7/2011, do đã có sự bảo lãnh của Ngân hàng A nên bà T chuyển số tiền 7.000.000.000 đồng bằng Ủy nhiệm chi vào tài khoản của Công ty M.N Tuy nhiên, đến nay bà không nhận được bất kỳ khoản tiền nào theo nội dung Thư bảo lãnh Do đó, bà đề nghị Tòa án buộc Ngân hàng A phải trả bà số tiền 7.483.000.000 đồng cộng với lãi suất quá hạn do chậm trả theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật Nhưng về phía Ngân hàng
A sau khi qua kiểm tra trên hệ thống sổ sách và phần mềm lưu trữ thông tin thì Thư bảo lãnh số 1480 VSB 201100217 ngày 21/7/2011 do bà T cung cấp cho Tòa án không có trong hồ sơ, sổ sách và không được hạch toán trên IPCAS của Ngân hàng Ngân hàng A không biết và không được thông báo về Thư bảo lãnh nêu trên Do đó Ngân hàng A không đồng ý thực hiện trách nhiệm bảo lãnh vì đây là bảo lãnh vay vốn và Thư bảo lãnh này đã được phát hành trái thẩm quyền
- Quyết định của Tòa án: TAND quận B, thành phố H quyết định chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Đinh Thị T và yêu cầu Ngân hàng A thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán theo Thư bảo lãnh thanh toán và trả tiền lãi quá hạn do vi phạm nghĩa vụ chậm trả tiền
* Tóm tắt Quyết định số 44/2018/KDTM-GĐT ngày 10/9/2018 của TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Nguyên đơn: Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương - Chi nhánh Đồng Nai
- Bị đơn: Công ty trách nhiệm hữu hạn N - Đ - C
- Nội dung: Vụ án “Tranh chấp hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp tài sản” giữa nguyên đơn là Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Chi nhánh Đồng Nai với bị đơn là Công ty trách nhiệm hữu hạn N - Đ - C cùng những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan khác trong vụ án, về phần xử lý tài sản thế chấp bảo đảm nhà đất tại địa chỉ số 12/1, đường E, phường A, thành phố B, tỉnh Đồng Nai của cụ Nguyễn Thị T đối với Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương - Chi nhánh Đồng Nai Ngày 10/9/2010, Ngân hàng TMCP K ký hợp đồng với Công ty TNHH N để Công ty vay 2 tỷ đồng bổ sung vốn công trình xây dựng với tài sản thế chấp gồm quyền sử dụng đất số 85, tờ bản đồ số 21 và công trình xây dựng trên đất của bà T đứng tên và quyền sở hữu nhà; quyền sử dụng thửa đất số 313, tờ bản đồ 42 phường
C, thành phố B và công trình xây dựng trên đất do bà Phạm Thị D đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà nhưng Công ty TNHH N vẫn chưa thanh toán mặc dù đã nhắc nhở nhiều lần Theo như lời khai của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì thửa đất số 85, tờ bản đồ số 21 là tài chung của bà T và các con của bà Xét thấy còn vài sai sót khi xét xử sơ thẩm và phúc thẩm, TAND cấp cao tại Thành phố Hồ Chí Minh quyết định giao hồ sơ vụ án nêu trên cho TAND huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai giải quyết sơ thẩm lại theo đúng quy định pháp luật
Câu 1.2 Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo pháp luật hay đại diện theo ủy quyền? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Trong Quyết định số 09, việc ông H1 đại diện cho Ngân hàng là đại diện theo pháp luật Ông H1 là giám đốc của ngân hàng A - Chi nhánh T.H nên ông H1 sẽ là người đại diện theo pháp luật của ngân hàng A
1 Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân bao gồm: a) Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; b) Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; c) Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án
HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐƯỢC ĐẠI DIỆN
Câu 1.3 Cho biết kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài trong việc xử lý trường hợp đại diện không hợp lệ, nhất là việc khai thác lý thuyết “đại diện bề ngoài/apparent agent”? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết
- Các nước theo hệ thống thông luật (Common Law) thường có những quy định về apparent authority cởi mở hơn nhằm tăng cường bảo vệ bên thứ ba ngay tình trong giao dịch với công ty, đồng thời tạo ra sức ép để các công ty hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ
- Nhằm mục đích bảo vệ bên thứ ba ngay tình (tức là không biết và không thể biết người đại diện mà mình giao dịch cùng có đủ thẩm quyền hay không), hệ thống pháp lý nhiều nước đã thiết kế nên nguyên tắc đại diện hiển nhiên (tiếng Anh là apparent agency/apparent representation và tiếng Nhật là đại diện biểu kiến - dairi hyoken) Nguyên tắc này có nội dung cơ bản như sau:
Hợp đồng khi được lập bởi người đại diện vượt quá thẩm quyền của mình sẽ không ràng buộc người được đại diện trừ trường hợp người này (người được đại diện) thừa nhận/chấp thuận hành vi đã thực hiện của người đại diện Tuy nhiên, người được đại diện sẽ chịu ràng buộc, kể cả khi không thừa nhận, nếu bằng lời nói hoặc hành vi của mình đã cho phép một người hiện diện ra với thế giới bên ngoài như là đại diện của mình và bên thứ ba, bằng suy luận hợp lý, tin rằng người này là người đại diện (của người được đại diện), vì thế đã giao kết hợp đồng Trong trường hợp này, thân chủ (người được đại diện) không thể vô hiệu việc đại diện “hiển nhiên” này nếu (việc vô hiệu) gây tổn thất cho bên thứ ba 1
- Tại Nhật Bản, các nhà làm luật đã thiết kế nên 3 điều luật rất quan trọng trong Bộ luật Dân sự (BLDS) Nhật Bản Đó là các điều: Điều 109 “Đại diện biểu kiến”, Điều
110 “Đại diện biểu kiến khi vượt quá thẩm quyền” và Điều 112 “Đại diện biểu kiến khi hết thẩm quyền đại diện”
+ Điều 109 quy định rằng: “Người khiến cho bên thứ ba tin tưởng rằng mình đã trao quyền đại diện nhất định cho một người khác phải chịu trách nhiệm cho hành vi trong phạm vi được cho là ủy quyền của người này đối với bên thứ ba” Vì vậy, bất kể có
1 Hugh Beale & Arthur Hartkamp et al., Cases, Materials and Text on Contract Law, trang 927 (Hart Publishing Co., 2002) hay không hành vi ủy quyền thực, nếu một người (người được đại diện) khiến bên thứ ba tin rằng anh ta đã trao quyền đại diện cho một người khác – người đại diện cho mình (bằng quảng cáo trên báo chí, thông báo, giấy ủy quyền chung, ủy quyền khống, cho phép sử dụng con dấu hay trụ sở v.v ) thì người này sẽ bị ràng buộc bởi giao dịch xác lập giữa người đại diện cho mình và bên thứ ba trong phạm vi được cho là ủy quyền đại diện Trong một vụ án nổi tiếng tại Nhật Bản, nhân viên làm việc tại Tòa sơ thẩm Tokyo đã lập một văn phòng trong khuôn viên của Tòa và đặt tên là “Văn phòng phúc lợi của Tòa sơ thẩm” Nguyên đơn bán văn phòng phẩm cho văn phòng này nhưng văn phòng không thanh toán Nguyên đơn kiện Nhà nước Nhật Bản với lập luận rằng, Tòa sơ thẩm Tokyo và cơ quan trên nó là Nhà nước Nhật Bản và Nhà nước Nhật Bản phải chịu trách nhiệm cho giao dịch của văn phòng này, vì đã khiến cho nguyên đơn tin tưởng rằng đó thực sự là một cơ quan thuộc Tòa sơ thẩm Dù thực tế không có mối liên quan chính thức nào giữa Văn phòng phúc lợi và Tòa sơ thẩm, nhưng Tòa án tối cao Nhật Bản vẫn tuyên rằng Tòa sơ thẩm đã tạo cho Văn phòng phúc lợi vẻ bề ngoài rằng, Văn phòng là một bộ phận của Tòa và vì vậy, Tòa sơ thẩm có trách nhiệm phải thanh toán cho nguyên đơn 2
+ Điều 110 BLDS Nhật Bản quy định: “Nếu người đại diện đã có hành vi vượt quá thẩm quyền của mình và bên thứ ba có lý do chính đáng để tin rằng người đại diện có thẩm quyền để thực hiện hành vi đó thì quy định của Điều 109 sẽ được áp dụng tương tự” Trường hợp tại Điều 110 khác Điều 109 ở chỗ là người đại diện thực tế đã được ủy quyền đại diện Tuy nhiên người đại diện khi thực hiện đại diện đã vượt quá phạm vi thẩm quyền của mình Trong một vụ án, người đại diện được ủy quyền đi đăng ký sở hữu miếng đất Để đăng ký, người được đại diện đã trao giấy tờ và con dấu cho người đại diện Tuy nhiên, thay vì đăng ký, người đại diện lại đem bán miếng đất cho bên thứ ba Tòa án tối cao đã phán quyết cho phép bên mua thứ ba được sở hữu miếng đất 3
+ Điều 112 quy định: “Việc chấm dứt thẩm quyền đại diện không thể dùng để đối kháng với bên thứ ba ngay tình trừ khi bên này vì lỗi vô ý đã không biết” Nó có nghĩa là nếu bên thứ ba tin rằng người đại diện được ủy quyền đại diện (dù thẩm quyền này thực ra đã chấm dứt) mà giao dịch với người này thì, trừ trường hợp bên thứ ba biết
2 TATC Nhật Bản, Minshū 11-2-227, ngày 07/02/1957
3 TATC Nhật Bản, Minshū 11-2-227, ngày 07/02/1957 hoặc buộc phải biết là thẩm quyền đại diện đã chấm dứt, thân chủ (người được đại diện) sẽ bị ràng buộc bởi giao dịch của người đại diện
- Tại các nước theo hệ thống thông luật, nguyên tắc đại diện hiển nhiên được áp dụng tại các án lệ, ví dụ: Royal British Bank v Turquand [1856], Freeman & Lockyer v Buckhurst Park Properties (Mangal) Ltd [1964]
Câu 1.4 Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập Trên cơ sở các quy định về đại diện hiện nay, anh/chị cho biết hướng như vừa nêu của Hội đồng thẩm phán có thuyết phục không? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Trong Quyết định số 09, Hội đồng thẩm phán theo hướng Ngân hàng phải chịu trách nhiệm đối với bảo lãnh do ông H1 đại diện xác lập Trên cơ sở các quy định về đại diện hiện nay, hướng như vừa nêu của Hội đồng thẩm phán là chưa thuyết phục Căn cứ theo khoản 2 Điều 143 BLDS năm 2015:
Trường hợp giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện thì người không có quyền đại diện vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc không có quyền đại diện mà vẫn giao dịch
- Việc ký Thư bảo lãnh vượt quá phạm vi ủy quyền của Giám đốc Ngân hàng A – Chi nhánh T.H không phải là lỗi của Ngân hàng A dù có có đóng dấu của Ngân hàng A – Chi nhánh T.H, vì pháp nhân được đại diện là ngân hàng A không biết Ngoài ra, ở khoản 3 Điều 139: “Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối” Do đó, việc giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà T có liên quan đến trách nhiệm của ông H1 trong việc ký Thư bảo lãnh nên cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là phù hợp với các quy định của pháp luật.
HOÀN CẢNH CỦA NGƯỜI ĐẠI DIỆN
Câu 1.5 Trong pháp luật hiện hành, người đại diện có phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện không? Vì sao?
- Trong pháp luật hiện hành, người đại diện phải chịu trách nhiệm đối với giao dịch do mình xác lập với tư cách là người đại diện, vì trên thực tế, các giao dịch dân sự do người đại diện xác lập nhân danh người được đại diện, có những trường hợp mang nội dung giao dịch trái với ý chí đích thực của người được đại diện Căn cứ theo Khoản 3 Điều 139 BLDS năm 2015: “Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối”
- Đồng thời, BLDS năm 2015 có quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, để đảm bảo quyền lợi của người được đại diện và để dễ quy kết trách nhiệm của người đại diện đối với hành vi giao dịch mà mình xác lập tại Điều 143 BLDS năm 2015:
1 Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây: a) Người được đại diện đồng ý; b) Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý; c) Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện
2 Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch
3 Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này
4 Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại
Câu 1.6 Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, có cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Trong Quyết định số 09, theo Hội đồng thẩm phán, không cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án Phần Nhận định của Tòa án có đoạn:
[6] Thư bảo lãnh do ông H ký với tư cách là Giám đốc Ngân hàng A – Chi nhánh T.H, có đóng dấu của Ngân hàng A – Chi nhánh T.H nên Thư bảo lãnh là văn bản do Ngân hàng A phát hành, trong đó ông H1 chỉ ký với tư cách là người đại diện của Ngân hàng A Do đó, Tòa án cấp giám đốc thẩm nhận định việc giải quyết yêu cầu khởi kiện của bà T có liên quan đến trách nhiệm của ông H1 trong việc ký Thư bảo lãnh nên cần thiết đưa ông H1 vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án là không phù hợp với các quy định của pháp luật
Câu 1.7 Cho biết suy nghĩ của anh/chị đối với hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán (về vai trò của người đại diện)
- Theo Nhóm 4, hướng giải quyết nêu trên của Hội đồng thẩm phán về vai trò của người đại diện là chưa thực sự hợp lý Ông H1 cần thiết phải được đưa vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án Việc ông H1 kí thư bảo lãnh vượt quá phạm vi đại diện, đồng thời trái với ý chí đích thực của pháp nhân được đại diện ở đây là Ngân hàng A Căn cứ theo khoản 3 Điều 139 BLDS năm 2015: “Trường hợp người đại diện biết hoặc phải biết việc xác lập hành vi đại diện là do bị nhầm lẫn, bị lừa dối, bị đe dọa, cưỡng ép mà vẫn xác lập, thực hiện hành vi thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ trường hợp người được đại diện biết hoặc phải biết về việc này mà không phản đối”
Nên chăng, ông H1 cần phải có trách nhiệm trong việc thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi quyền đại diện của mình, đồng thời bồi thường thiệt hại tổn thất về danh dự, thời gian cho Ngân hàng A.
QUYỀN TỰ XÁC LẬP, THỰC HIỆN GIAO DỊCH THUỘC PHẠM VI ĐẠI DIỆN
Câu 1.8 Trong pháp luật nước ngoài, người được đại diện có quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện không? Nêu ít nhất một hệ thống pháp luật mà anh/chị biết
- Trong pháp luật nước ngoài, tiêu biểu là Pháp, quyền tự xác lập, thực hiện giao dịch thuộc phạm vi đại diện của người đại diện được chia thành hai trường hợp:
1 Đối với đại diện theo pháp luật:
- Người được đại diện không có/còn quyền: Trước sửa đổi BLDS năm 2016, BLDS Pháp chưa thực sự rõ ràng về khả năng tự xác lập, thực hiện giao dịch của người được đại diện trong đại diện theo pháp luật
- Với cải cách năm 2016, đã có “những thay đổi về đại diện” và Điều 1159 BLDS của Pháp ngày nay quy định “Trong trường hợp thẩm quyền đại diện được xác lập theo luật hoặc theo quyết định của Tòa án thì trong thời hạn đại diện, người được đại diện không có các quyền hạn đã được trao cho người đại diện” Với quy định này,
“khi đại diện theo luật hay tư pháp được triển khai, người được đại diện không có/còn quyền hạn đã được trao cho người đại diện trong toàn bộ thời gian đại diện”, “người được đại diện không còn có thể tự tiến hành các giao dịch mà người đại diện theo luật hay tư pháp đã được trao quyền triển khai” Với nội dung nêu trên, “do luật không phân biệt, việc không có/còn quyền này áp dụng cho giao dịch về quản lý cũng như cho giao dịch về định đoạt tài sản”
- Ở đây, “khi không có/còn quyền, người được đại diện không còn có thể tự tiến hành các giao dịch mà người đại diện theo luật hay tư pháp được trao quyền Người được đại diện bị loại bỏ việc thực hiện các quyền của mình trong toàn bộ thời gian đại diện
Người được đại diện bị loại bỏ quyền trong trường hợp này rơi vào hoàn cảnh tương đồng với hoàn cảnh của người không có năng lực”
- Cơ sở của việc không có/còn quyền: như đã nêu “trong đại diện theo luật hay tư pháp, có việc chuyển giao mang tính áp đặt quyền hạn của người được đại diện cho người đại diện mà luật hay Tòa án buộc họ phải theo” Khi đưa ra hướng này, nội tại Điều 1159 BLDS Pháp chưa cho biết lý do vì sao người được đại diện không có hay không còn quyền tự xác lập, thực hiện các giao dịch được trao cho người đại diện
Theo các tác giả Pháp, “đại diện theo luật hay tư pháp được triển khai để bảo vệ người được đại diện hay người thứ ba đối với giao dịch mà người được đại diện có thể thực hiện nên người được đại diện không có khả năng thực hiện các giao dịch đó là chính đáng” Ở đây, “đại diện có mục đích bảo vệ hay trừng phạt người được đại diện nên việc không còn cho họ quyền xác lập, thực hiện giao dịch là cần thiết” Trong trường hợp đại diện theo luật hay tư pháp, lý do cho việc chuyển giao quyền xác lập, thực hiện giao dịch được lý giải bởi nhu cầu bảo vệ hay nhu cầu trừng phạt người được đại diện Người được đại diện không còn quyền nữa vì cần bảo vệ họ hay do họ bị trừng phạt Nói cách khác, “chính vì đại diện theo luật hay tư pháp được áp đặt cho người được đại diện với vai trò trừng phạt hay bảo vệ mà đại diện theo luật hay tư pháp làm mất quyền của người được đại diện”
- Bên cạnh đó, còn lý do nữa cho hướng giải quyết nêu trên là “việc không còn cho phép người được đại diện còn quyền đối với giao dịch có chức năng chính yếu là tránh những xung đột về giao dịch giữa người được đại diện và người đại diện”
Phạm vi không có/còn quyền: Với quy định trên, người được đại diện không có/còn quyền đối với giao dịch thuộc thẩm quyền đã được trao cho người đại diện Điều đó có nghĩa là phạm vi không có/còn quyền của người được đại diện lệ thuộc vào mức độ, phạm vi quyền được trao cho người đại diện
- Ở đây, “điều luật chỉ điều chỉnh việc không có/còn quyền thông qua đối tượng của nó Cụ thể, việc không có/còn quyền được triển khai đối với quyền được trao cho người đại diện Nó có tính hình học biến vì phụ thuộc vào phạm vi thẩm quyền được trao cho người đại diện Thực tế, người đại diện có thể được trao quyền thực hiện một giao dịch hay một loạt các giao dịch (…) Vì thế, người được đại diện tiếp tục được triển khai các giao dịch và thực hiện các quyền của mình không nằm trong nhiệm vụ của người đại diện”
- Với nội dung trên, chúng ta hiểu rằng, phạm vi không có/còn quyền của người được đại diện lệ thuộc phạm vi thẩm quyền được trao cho người đại diện Thẩm quyền của người đại diện càng lớn, việc không có/còn quyền của người được đại diện càng cao nên khả năng tự triển khai các giao dịch của người đại diện càng nhỏ
2 Đối với đại diện theo ủy quyền:
- Người được đại diện có/còn quyền: Trước sửa đổi BLDS năm 2016, BLDS Pháp chưa thực sự rõ ràng về khả năng tự xác lập, thực hiện giao dịch của người được đại diện trong đại diện theo ủy quyền
- Với cải cách năm 2016, đã có “những thay đổi về đại diện” và khoản 2 Điều 1159 BLDS ngày nay quy định liên quan đến đại diện theo thỏa thuận như sau: “trong trường hợp đại diện theo thỏa thuận, người được đại diện vẫn được thực hiện các quyền của mình” Ở đây, cơ chế đại diện theo thỏa thuận “không loại trừ khả năng người được đại diện tự hành động”, “vẫn mở ra cho người ủy quyền khả năng hành động ở bất kỳ thời điểm nào”
- Trên cơ sở nguyên tắc nêu trên, “các giao dịch thuộc nhiệm vụ của người được ủy quyền không bị cấm đối với người ủy quyền dù đó là giao dịch mang tính quản lý hay mang tính định đoạt tài sản, dù đó là giao dịch mang tính tài sản hay không mang tính tài sản” Nói cách khác, quy định trên được thiết lập theo hướng ủy quyền đại diện không làm cho người ủy quyền mất đi khả năng tự hành động; “người ủy quyền có thể thực hiện các giao dịch mà việc triển khai đã được trao cho người được ủy quyền
Có việc cạnh tranh quyền xác lập, thực hiện giao dịch”
HÌNH THỨC SỞ HỮU TÀI SẢN
Câu 2.1 Những điểm mới của BLDS năm 2015 so với BLDS năm 2005 về hình thức sở hữu tài sản
- BLDS năm 2005: Từ Điều 200 đến Điều 232 quy định hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu chung, sở hữu của các tổ chức chính trị - xã hội,
- BLDS năm 2015: Từ Điều 197 đến Điều 220 quy định hình thức sở hữu bao gồm: sở hữu toàn dân, sở hữu riêng và sở hữu chung
- Sở dĩ có sự tinh gọn như vậy vì các nhà làm luật thấy rằng việc phân chia hình thức sở hữu dựa vào tính chất, chức năng, nhiệm vụ của các chủ thể trong BLDS năm 2005 là không hợp lý:
+ Thứ nhất, cách liệt kê này khó có thể đầy đủ vì khả năng phát sinh thêm nhiều loại tổ chức khác là rất cao Nếu như có một thành phần kinh tế mới xuất hiện chưa được điều chỉnh thì BLDS lại phải sửa, như vậy không đảm bảo được tính ổn định cũng như tính chặt chẽ của BLDS
+ Thứ hai, cách xác định hình thức sở hữu trong BLDS năm 2005 không có tiêu chí phân biệt về nội dung quyền sở hữu hay phương thức thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu đối với tài sản, ngoại trừ tiêu chí chủ thể sở hữu, vì thế không có ý nghĩa nhiều về mặt pháp lý
+ Thứ ba, theo quy định BLDS năm 2005 thì sở hữu tập thể là một hình thức sở hữu độc lập nhưng, về cơ bản, đây chỉ là sở hữu của pháp nhân là hợp tác xã, nếu giữ nguyên hình thức này sẽ gây mâu thuẫn trong quy định vì BLDS năm 2015 không còn xem hợp tác xã là pháp nhân nữa
- Chính vì những lý do trên, BLDS năm 2015 cố gắng loại bỏ những bất cập bằng cách quy định tinh gọn ba hình thức sở hữu là sở hữu riêng, sở hữu chung và sở hữu toàn dân:
+ Sở hữu toàn dân - Sở hữu Nhà nước:
• Điều 200 BLDS năm 2005 quy định:
Tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước bao gồm đất đai, rừng tự nhiên, rừng trồng có nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, núi, sông hồ, nguồn nước, tài nguyên trong lòng đất, nguồn lợi tự nhiên ở vùng biển, thềm lục địa và vùng trời, phần vốn và tài sản do Nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp, công trình thuộc các ngành và lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, quốc phòng, an ninh cùng các tài sản khác do pháp luật quy định
• Điều 197 BLDS năm 2015 quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”
• Hai hình thức này đều được giải thích tương tự nhau, tuy nhiên việc thay đổi từ Sở hữu Nhà nước thành Sở hữu toàn dân đã góp phần làm rõ hơn nội dung, bản chất của loại hình sở hữu này, đồng thời có sự tinh giản trong cách giải thích
+ Sở hữu riêng - Sở hữu tư nhân, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể: Nếu trong BLDS năm 2005, sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức được phân chia thành các mục khác nhau thì tại BLDS năm 2015, 3 loại hình sở hữu này được gộp thành sở hữu riêng, quy định tại khoản 1 Điều 205 BLDS năm 2015: “1 Sở hữu riêng là sở hữu của một cá nhân hoặc một pháp nhân” Việc gộp chung lại nhằm tạo sự ngắn gọn, tránh gây trở ngại cho việc áp dụng pháp luật
+ Sở hữu chung - Sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung: Nếu trong BLDS năm 2005, sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể mặc dù vẫn có hình thức thuộc sở hữu chung song lại thuộc mục riêng thì trong BLDS năm 2015, các loại hình trên được gộp thành hình thức sở hữu chung Cũng giống như việc gộp sở hữu tư nhân, sở hữu tập thể, sở hữu của tổ chức thành sở hữu riêng thì việc gộp sở hữu của tổ chức, sở hữu tập thể, sở hữu chung thành sở hữu chung để ngắn gọn hơn, đơn giản hơn trong việc áp dụng pháp luật
Câu 2.2 Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt có được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm không? Đoạn nào của Quyết định số 377 (sau đây viết gọn là Quyết định 377) cho câu trả lời?
- Căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân với bà Thẩm
- Quyết định số 377 cho câu trả lời ở đoạn:
Căn cứ các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án thì ông Lưu kết hôn với bà Thẩm trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn nên quan hệ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm là quan hệ hôn nhân hợp pháp và vẫn đang tồn tại theo quy định của pháp luật Tuy căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt, phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang được ông Lưu tạo lập trong thời kỳ hôn nhân giữa ông Lưu và bà Thẩm, nhưng giữa ông Lưu và bà Thẩm có kinh tế riêng và ông Lưu đứng tên riêng đối với nhà đất trên, hơn nữa trong quá trình giải quyết vụ án bà Thẩm thừa nhận căn nhà là do ông Lưu tạo lập và là tài sản riêng của ông Lưu
Câu 2.3 Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà hay sở hữu riêng của ông Lưu ? Đoạn nào của Quyết định 377 cho câu trả lời?
- Theo bà Thẩm, căn nhà trên thuộc sở hữu chung của vợ chồng bà
- Quyết định số 377 cho câu trả lời ở đoạn: “Còn bà Thẩm cho rằng căn nhà số 150/6A Lý Thường Kiệt trên diện tích 101m đất là tài sản chung của vợ chồng bà nên không nhất trí theo yêu cầu của bà Xê Bà đề nghị Tòa giải quyết theo pháp luật để bà được hưởng thừa kế tài sản của ông Lưu cùng chị Hương”
DIỆN THỪA KẾ
Câu 2.7 Bà Thẩm, chị Hương và bà Xê có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu không ? Vì sao?
- Chỉ có bà Thẩm và chị Hương thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu, còn bà Xê thì không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu
- Theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015: “Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”
- Đối với người vợ, để được hưởng thừa kế của nhau, thì quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng ở đây phải là quan hệ hôn nhân hợp pháp hoặc hôn nhân đấy phải được pháp luật công nhận là hôn nhân thực tế Do bà Thẩm là vợ hợp pháp của ông Lưu (Ông Võ Văn Lưu và bà Nguyễn Thị Thẩm kết hôn ngày 26-10-1964 trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thảo, tỉnh Phú thọ), nên bà thuộc hàng thừa kế thứ nhất Còn đối với bà Xê, mặc dù ông Lưu và bà Xê có làm thủ tục đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân phường 6, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang tuy nhiên vì ông Lưu chưa ly hôn với bà Thẩm nên việc ông kết hôn với bà Xê là bất hợp pháp Do đó, để biết bà có thuộc hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu hay không, ta xét coi quan hệ giữa bà Xê và ông Lưu có phải hay không phải hôn nhân thực tế
- Do ông Lưu thuộc trường hợp người có nhiều chồng hoặc vợ, ta căn cứ vào điểm a khoản 4 Nghị Quyết số 02/HĐTP-TANDTC ngày 19/10/1990 có quy định:
Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 - ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 - đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 - ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước - đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng Bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ
- Ở đây, ông Lưu và bà Xê làm thủ tục đăng ký kết hôn và chung sống với bà Xê từ năm 1996 và đến năm 2003 thì ông Lưu chết Như vậy, thời điểm mà hai ông bà chung sống với nhau là sau ngày 25-3-1997, là ngày cuối cùng công nhận hôn nhân thực tế ở miền Nam
- Do đó, quan hệ giữa hai người không phải là hôn nhân thực tế, và bà Xê đương nhiên cũng không nằm trong hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu theo trích dẫn từ Nghị quyết số 02 đã nêu trên Về phần chị Hương, chị là con đẻ của ông Lưu (Ông
Võ Văn Lưu và bà Nguyễn Thị Thẩm kết hôn ngày 26-10-1964 trên cơ sở tự nguyện, có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã Kinh Kệ, huyện Lâm Thảo, tỉnh Phú thọ và có một con chung là chị Võ Thị Thu Hương) nên đương nhiên thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều 651 BLDS năm 2015 đã nêu trên
Câu 2.8 Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có khác không? Vì sao?
- Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976 thì câu trả lời cho câu hỏi trên có khác Nếu ông Lưu kết hôn với bà Xê vào cuối năm 1976, thì hôn nhân của hai người vẫn không được công nhận là hôn nhân hợp pháp, vì ở thời kỳ đó, Luật Hôn nhân và Gia đình 1959 đã có quy định: “Cấm lấy vợ lẽ” Tuy nhiên, quan hệ giữa hai người được công nhận là hôn nhân thực tế Cũng vì thế, bà Xê nằm trong hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu
- Vì: Căn cứ vào điểm a khoản 4 NQ 02/HĐTP ngày 19/10/1990 quy định về người thừa kế theo pháp luật: a) Trong trường hợp một người có nhiều vợ (trước ngày 13-01-1960 – ngày công bố Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 – đối với miền Bắc; trước ngày 25-3-1977 – ngày công bố danh mục văn bản pháp luật được áp dụng thống nhất trong cả nước – đối với miền Nam và đối với cán bộ, bộ đội có vợ ở miền Nam sau khi tập kết ra Bắc lấy thêm vợ mà việc kết hôn sau không bị huỷ bỏ bằng Bản án có hiệu lực pháp luật), thì tất cả các người vợ đều là người thừa kế hàng thứ nhất của người chồng và ngược lại, người chồng là người thừa kế hàng thứ nhất của tất cả các người vợ
- Mà ông Lưu và bà Xê kết hôn và chung sống với nhau ở miền Nam (Tiền Giang) vào cuối 1976, trước thời hạn cuối cùng công nhận hôn nhân thực tế ở miền Nam (ngày 25-3-1977) Theo đó, bà Xê là vợ thực tế của ông Lưu, nằm trong hàng thừa kế thứ nhất của ông Lưu theo Nghị quyết 02 đã nêu trên
Câu 2.9 Trong vụ việc này, chị Hương có được chia di sản của ông Lưu không?
- Trong vụ việc này, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu
- Vì: Căn cứ vào Điều 649 và khoản 1 Điều 651 BLDS năm 1995 (Điều 624 và khoản
1 Điều 626 BLDS năm 2015) thì ông Lưu có toàn quyền quyết định đối với đối với tài sản của mình và có quyền chỉ định người thừa kế Như vậy, bà Xê sẽ được hưởng 1/2 của 110m 2 đất từ di chúc hợp pháp của ông Lưu Nhưng căn cứ vào Điều 672 BLDS năm 1995 (Điều 644 BLDS năm 2015) quy định về người thừa kế không phụ thuộc nội dung di chúc thì phần di sản của ông Lưu để lại phải chia cho những người thừa kế bắt buộc là bà Thẩm (vợ hợp pháp của ông Lưu), còn chị Hương là con hợp pháp của ông Lưu nhưng đã thành niên và có khả năng lao động, không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 672 BLDS năm 1995 (Điều 644 BLDS năm 2015) nên không được chia di sản của ông Lưu Như vậy, chị Hương sẽ không được nhận thừa kế của ông Lưu
- Ông Lưu đã viết di chúc để lại toàn bộ tài sản cho bà Xê Do đó, theo di chúc, chị Hương không được hưởng phần nào từ di sản của ông Lưu Tuy nhiên, ta xét thêm chị Hương có hay không thuộc trường hợp được thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc
- Theo luật, những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động
- Ở đây, chị Hương là người đã thành niên (chị sinh năm 1965, nghĩa là đến ngày ông Lưu chết (năm 2003), chị đã là người thành niên), chị cũng không bị mất khả năng lao động Như vậy, chị Hương không thuộc trường hợp nào trong hai trường hợp đã nêu phía trên, và theo đó chị không là người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu Như vậy, chị Hương không được chia di sản của ông Lưu trong vụ việc trên
Câu 2.10 Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm nào người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại ? Nêu cơ sở khi trả lời
- Theo pháp luật hiện hành, ở thời điểm người để lại di sản (người có tài sản) chết thì người thừa kế có quyền sở hữu đối với tài sản là di sản do người quá cố để lại
- Cơ sở pháp lý: Điều 611, Điều 613 và Điều 614 BLDS năm 2015 Điều 611 Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
THỪA KẾ KHÔNG PHỤ THUỘC VÀO NỘI DUNG CỦA DI CHÚC
Câu 2.12 Đoạn nào của Quyết định cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê?
- Đoạn: “Việc ông Lưu lập văn bản để “Di chúc” ngày 27-7-2002 là thể hiện ý chí của ông Lưu để lại tài sản của ông cho bà Xê là có căn cứ phù hợp với quy định của pháp luật” cho thấy ông Lưu đã định đoạt bằng di chúc toàn bộ tài sản của ông Lưu cho bà Xê
Câu 2.13 Bà Xê, bà Thẩm, chị Hương có thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu không? Vì sao?
- Bà Xê không thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu Vì quan hệ hôn nhân của bà Xê và ông Lưu là vi phạm pháp luật nên bà không được xem là vợ hợp pháp của ông Lưu
- Bà Thẩm thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc đối với di sản của ông Lưu vì bà đang là vợ hợp pháp của ông Lưu và hiện đã già yếu, không còn khả năng lao động
- Chị Hương không thuộc diện được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì không có quy định Hơn nữa, chị Hương đã là người thành niên (sinh năm 1965) và không bị mất khả năng lao động
- Căn cứ vào khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015: Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; b) Con thành niên mà không có khả năng lao động
Câu 2.14 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, vì sao bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Theo Tòa dân sự Toà án nhân dân tối cao, bà Thẩm được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu vì bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu và hiện đã già yếu, không còn khả năng lao động được quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005 và Điều 644 BLDS năm 2015 để bảo vệ quyền lợi của những người thừa kế
- Đoạn trong Quyết định cho thấy câu trả lời là: “Tuy nhiên do bà Thẩm đang là vợ hợp pháp của ông Lưu đã già yếu, không còn khả năng lao động, theo quy định tại Điều 669 Bộ luật Dân sự thì bà Thẩm được thừa kế tài sản của ông Lưu mà không phụ thuộc vào nội dung di chúc của ông Lưu”
Câu 2.15 Nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì có được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu? Vì sao?
- Căn cứ vào Điều 669 BLDS năm 2005 và khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015 về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
+ Điều 669 BLDS năm 2005 quy định:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều
1 Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2 Con đã thành niên mà không có khả năng lao động
+ Khoản 1 Điều 644 BLDS năm 2015 quy định:
Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó: a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng b) Con thành niên mà không có khả năng lao động
- Bà Thẩm vẫn đang là vợ hợp pháp của ông Lưu nên đã thoả mãn các điều luật trên mà không cần phụ thuộc vào điều kiện sức khoẻ già yếu hay không còn khả năng lao động Như vậy, nếu bà Thẩm khỏe mạnh, có khả năng lao động thì vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc đối với di sản của ông Lưu
Câu 2.16 Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 đồng triệu thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền là bao nhiêu? Vì sao?
Nếu di sản của ông Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được hưởng khoản tiền bằng 2/3 của suất thừa kế theo pháp luật Giả sử chia thừa kế theo pháp luật thì di sản của ông Lưu sẽ chia cho bà Thẩm và chị Hương (vì là vợ và con hợp pháp, thuộc diện thừa kế thứ nhất được quy định tại Điều 651 BLDS năm 2015:
“Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết”.) Vậy bà Thẩm và chị Hương mỗi người sẽ nhận 300 triệu đồng Tuy nhiên ông Lưu có để lại di chúc nên bà Thẩm chỉ được hưởng 2/3 di sản của ông Lưu theo quy định tại Điều 669 BLDS năm 2005 và Điều 644 BLDS năm 2015: “Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó” Như vậy, theo quy định của pháp luật, nếu di sản của ông
Lưu có giá trị 600 triệu đồng thì bà Thẩm sẽ được nhận 200 triệu đồng từ di sản của ông Lưu
Câu 2.17 Nếu bà Thẩm yêu cầu được chia di sản bằng hiện vật thì yêu cầu của bà Thẩm có được chấp nhận không? Vì sao?
NGHĨA VỤ TÀI SẢN CỦA NGƯỜI ĐỂ LẠI DI SẢN
Câu 2.28 Theo BLDS, nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt và những nghĩa vụ nào của người quá cố sẽ không đương nhiên chấm dứt? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
- Nghĩa vụ mà người quá cố sẽ đương nhiên chấm dứt: Căn cứ vào khoản 8 Điều 372 BLDS năm 2015: “Bên có nghĩa vụ là cá nhân chết hoặc là pháp nhân chấm dứt tồn tại mà nghĩa vụ phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện” Những vụ này gắn liền với nhân than, sẽ đương nhiên chấm dứt khi người đó mất mà không thể chuyển giao cho một ai khác tiếp tục đảm nhận nghĩa vụ được
- Nghĩa vụ của người quá cố không đương nhiên chấm dứt: Căn cứ Điều 614 BLDS năm 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại” Và dựa theo quy định tại Điều 658 BLDS năm 2015:
Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây: 1 Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng; 2 Tiền cấp dưỡng còn thiếu; 3 Chi phí cho việc bảo quản di sản; 4 Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ; 5 Tiền công lao động; 6 Tiền bồi thường thiệt hại; 7 Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước; 8 Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân; 9 Tiền phạt; 10 Các chi phí khác
Câu 2.29 Theo BLDS, ai là người phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người quá cố? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời
Theo Điều 614 BLDS năm 2015: “Kể từ thời điểm mở thừa kế, những người thừa kế có các quyền, nghĩa vụ tài sản do người chết để lại” Những người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người quá cố để lại
Câu 2.30 Ông Lưu có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành không?
- Ông Lưu cũng phải có nghĩa vụ nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành Bởi vì chị Hương là con gái ruột của ông
- Căn cứ theo điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định cha mẹ có nghĩa vụ: Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình Và đồng thời, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình (khoản 1 Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Câu 2.31 Đoạn nào của Quyết định cho thấy bà Thẩm tự nuôi dưỡng chị Hương từ khi còn nhỏ đến khi trưởng thành?
Trong phần Xét thấy của Quyết định số 377 có đoạn: “Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành…”
Câu 2.32 Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì có phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung không?
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao, nếu bà Thẩm yêu cầu thì phải trích cho bà Thẩm từ di sản của ông Lưu một khoản tiền để bù đắp công sức nuôi dưỡng con chung Vì trong Quyết định có đoạn:
Mặt khác, trong suốt thời gian từ khi ông Lưu vào miền Nam công tác, bà Thẩm là người trực tiếp nuôi dưỡng con chung từ lúc còn nhỏ cho đến khi trưởng thành, khi giải quyết lại cũng cần xem xét đến công sức nuôi con chung của bà Thẩm và trích từ giá trị khối tài sản của ông Lưu để bù đắp công sức nuôi con chung cho bà Thẩm (nếu bà Thẩm có yêu cầu)
Câu 2.33 Trên cơ sở các quy định về nghĩa vụ tài sản của người để lại di sản, anh/chị hãy giải thích giải pháp trên của Tòa án
Tòa án đưa ra giải pháp theo hướng xem xét công sức nuôi dưỡng của bà Thẩm đối với chị Hương Tòa cho rằng ông Lưu là cha ruột của chị Hương do đó mà ông cần phải có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng chị Hương Tuy nhiên năm 1975, ông công tác vào miền Nam và không trở lại, lúc bấy giờ chị Hương vẫn chưa trưởng thành Trong suốt quá trình từ năm 1975 cho đến ông Lưu chết, bà Thẩm và chị Hương cũng không khai rõ rằng ông Lưu có gửi trợ cấp hỗ trợ bà Thẩm nuôi dưỡng chị Hương hay không Như vậy, nhìn chung ông Lưu đã không làm tròn trách nhiệm của một người cha và chỉ để cho một mình bà Thẩm nuôi dưỡng con cho đến khi trưởng thành Vì vậy, Tòa đã cân nhắc đến công sức của bà Thẩm đồng thời kết luận rằng ông Lưu còn thiếu tiền cấp dưỡng Tiền cấp dưỡng còn thiếu là một loại nghĩa vụ tài sản do người chết để lại do tiền cấp dưỡng người quá cố phải thực hiện khi còn sống nhưng chưa thực hiện mới là nghĩa vụ tài sản do người chết để lại.Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại là nghĩa vụ phát sinh cho chính người để lại di sản và người để lại di sản đó phải thực hiện Do đó, Tòa đề nghị xem xét trích một phần di sản thanh toán nghĩa vụ tài sản của ông Lưu (tức tiền cấp dưỡng còn thiếu đối với chị Hương) rồi sau đó mới chia di sản còn lại theo di chúc
Câu 2.34 Trong Quyết định số 26, ai là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố khi họ còn sống?
Trong Quyết định số 26, ông Nguyễn Hồng Vân và ông Nguyễn Hồng Vi là người có công chăm sóc, nuôi dưỡng người quá cố (tức là vợ chồng cụ Phúc và cụ Thịnh) khi họ còn sống Ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ được thể hiện qua việc ông đã gửi tiền ở Đức về để cha mẹ không cần bán nhà để chữa bệnh Việc đấy được nêu ở phần
“Xét thấy” của quyết định này: “Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà)”
Câu 2.35 Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như thế nào?
Trong Quyết định trên, theo Tòa giám đốc thẩm, công sức chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ của ông Vân, ông Vi được xử lý như sau: cần xác định rõ ràng công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi đã đóng góp để đối chiếu và dùng di sản để bù trừ lại phần công sức đó của các ông, phần di sản còn lại sau khi đã bù trừ mới dùng để chia lại cho các đồng thừa kế thì mới vừa hợp tình, hợp lí vừa bảo vệ được lợi ích của ông Vân, ông Vi Cách xử lý này của Tòa được thể hiện ở phần Xét thấy:
Tòa án cấp phúc thẩm xác định ông Vân có công chăm sóc cha mẹ và công quản lý di sản, ông Vi có công lớn trong việc nuôi dưỡng cha mẹ (ông Vi là người gửi tiền cho cha mẹ để không phải bán nhà) nhưng không xác định rõ công sức chăm sóc cha mẹ và quản lý di sản mà ông Vân, ông Vi được hưởng là bao nhiêu để đối trừ, số tiền còn lại mới chia cho các đồng thừa kế là chưa hợp tình hợp lý