Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 110 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
110
Dung lượng
3,24 MB
Nội dung
Niềm tin vững bền! Công ty Công nghệ AND www.andt.vn – www.andt.com.vn BÀI GIẢNG AndDesign Version 7.2 Biên soạn: TS. Hồ Việt Hải Trường: Học viện Kỹ thuật quân sự (Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn) Địa chỉ: 100 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Bài giảng ANDDesign 2008 Hà Nội – 2012 2 Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website:www.andt.vn Bài 1. NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG Mục đích: - Cung cấp và thống nhất các khái niệm cơ bản sử dụng trong chương trình. - Cung cấp phương pháp xác định khoảng nâng siêu cao. Yêu cầu: - Nắm được các khái niệm cơ bản. - Có thể vận dụng tốt trong các trường hợp khai báo sau này. 1.1. Khái niệm về đơn vị vẽ Trong các bản vẽ cơ sở hạ tầng đơn vị độ dài là m, cho nên ứng với 1 đơn vị vẽ trong bản vẽ điện tử sẽ là 01m ngoài thực địa và tuyến đường dài bao nhiêu mét thì sẽ thể hiện bấy nhiêu đơn vị điện tử. Như vậy, khi tỉ lệ mặt cắt được khai báo 1/200 thì khi xuất ra giấy cần khai báo tỉ lệ in Plotted MM = drawing units sẽ là 1=0.2 hoặc 5=1. Trong AndDesign kích thước chữ được khai báo như là kích thước ngoài giấy theo mm mà ta mong muốn. Ví dụ, khi khai báo kích thước chữ là 2 thì chữ đó khi xuất ra giấy theo tỉ lệ khai báo ví dụ là 1/200 sẽ là 2mm, trong bản vẽ điện tử nó có giá trị cao chữ là 0.4 đơn vị vẽ. 1.2. Khái niệm điểm, đường và mặt Đối với các công trình dạng tuyến như tuyến đường bộ, đường sắt, tuyến kênh hay là tuyến khảo sát khoáng sản để thiết kế chúng ta dùng phương pháp mặt cắt. Như vậy nếu là mặt trên tuyến như là mặt đường, mặt lề đường khi cắt bằng một mặt cắt vuông góc với tuyến sẽ cho ta một đường trên mặt cắt; còn một đường dọc tuyến như là mép bờ kênh, mép đường cũ, mép xe chạy sẽ cho ta một điểm tương ứng. Và ngược lại, điểm trên mặt cắt là đường trên tuyến; khi nối các điểm với nhau sẽ được đường giao tuyến giữa bề mặt nào đó của tuyến với mặt cắt ngang và nối các đường tương ứng đó trên các mặt cắt sẽ cho ta bề mặt của tuyến. Như vậy, điểm, đường, mặt trên tuyến có sự liên quan ràng buộc mật thiết với nhau. 1.3. Khái niệm nhóm thuộc tính Khi ta khai báo một nhóm thuộc tính nghĩa là ta đã khai báo lớp (LAYER), màu (COLOR), kiểu chữ (TEXT STYLE), chiều cao chữ ngoài giấy và số chữ số sau dấu chấm thập phân cho các giá trị khoảng cách của đối tượng mà ta muốn tạo ra khi nó được gán vào nhóm thuộc tính trên. Nếu không khai báo nhóm thuộc tính cho đối tượng thì đối tượng đó sẽ không được tạo ra trên bản vẽ. Như vậy, khi khai báo một nhóm thuộc tính là đồng nghĩa với việc ta khai báo một lớp (layer) có màu theo màu khai báo, kiểu đường nét BYLAYER và một kiểu chữ (text style) có phông chữ theo khai báo cho bản vẽ. 1.4. Khái niệm phép tính với điểm, đường Hình 1-1. Định nghĩa đường từ các điểm. Trong quá trình khai báo mẫu mặt cắt, sau khi đã khai báo các điểm nếu ta thực hiện phép “+” các điểm, thực chất đó là ta thực hiện việc nối các điểm để tạo thành đường. Ví dụ, khi có phép cộng các điểm P1+P2+P3+P5+P7, nghĩa là ta thực hiện việc nối các điểm trên với nhau theo thứ tự từ trái qua phải. 3 P1 P2 P3 P5 P7 P6 P4 Bài giảng ANDDesign 2008 Đường không những được tạo nên bằng việc nối các điểm mà còn có thể được kết hợp từ các đường khác. Đường được tạo ra trên cơ sở các đường khác được gọi là đường tổ hợp. Đường tổ hợp được hình thành bằng cách sử dụng các phép toán ‘+’, ’-‘, ’*’, ‘/’ và ‘%’ giữa các đường. Các phép toán trên đường: • Phép ‘+’ hai đường cho ta tổ hợp phần trên của cả hai đường. • Phép ‘–‘ hai đường cho ta tổ hợp phần duới của cả hai đường. • Phép ‘*’ hai đường cho ta phần giao theo X phía trên của hai đường. • Phép ‘/’ hai đường cho ta phần giao theo X phía dưới của hai đường. • Phép ‘%’ hai đường cho ta phần khác biệt theo X của đường thứ nhất. Các đường của phép toán cũng có thể là các đường tổ hợp vừa được hình thành trước đó. Hình dưới là ví dụ các phép toán với đường, kết quả là đường nét liền màu đỏ. B A A+B A-B A*B A/B A%B Hình 1-2. Định nghĩa các phép toán trên đường Trong quá trình khai báo, tên điểm và đường chỉ được phép sử dụng các ký tự từ A đến Z, các ký tự số và ký tự ‘_’. Tên điểm và đường không được trùng nhau trên cùng một mẫu mặt cắt và tốt nhất không được bắt đầu bằng ký tự số hoặc chỉ có ký tự ssố. 1.5. Các biểu thức toán học Trong quá trình khai báo các thông số thiết kế dưới dạng tham số, ta có thể sử dụng một số biểu thức số học dưới dạng phép toán và các hàm toán học thông dụng như trong bảng. Kết quả trả về luôn là một số thực, kể cả đối với các phép toán lôgíc là điều mà ta nên chú ý. Bảng 1-1. Các phép toán cơ bản sử dụng khi định nghĩa mẫu mặt cắt. TT Tên phép toán, hàm Ký hiệu Giá trị trả về Ví dụ biểu thức Kết quả 1 Phép cộng, trừ, nhân và chia +, -, * và / Số thực 2+3 5.0 2 Phép mũ ^ Số thực 9^0.5 3.0 3 Phép so nhỏ hơn < 1 hoặc 0 3<1 0.0 4 Phép so lớn hơn > 1 hoặc 0 3>1 1.0 5 Phép so bằng = = 1 hoặc 0 4=4 1.0 6 Phép so khác != 1 hoặc 0 4!=4 0.0 7 Phép so nhỏ hơn hoặc bằng <= 1 hoặc 0 3<=1 0.0 8 Phép so lớn hơn hoặc bằng >= 1 hoặc 0 3>=3 1.0 9 Phép VÀ and hoặc && 1 hoặc 0 (1<2) and (5>6) (1<2)&&(5>6) 0.0 10 Phép HOẶC or hoặc || 1 hoặc 0 (1<2) or (5>6) (1<2)||(5>6) 1.0 11 Hàm giá trị tuyệt đối abs Số dương abs(-3.0) 3.0 12 Hàm căn bậc 2 sqrt Số dương sqrt(9) 3.0 13 Hàm lấy giá trị min min Số thực min(2,-5) -5.0 4 Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website:www.andt.vn 14 Hàm lấy giá trị max max Số thực max(2,-5) 2.0 15 Biểu thức điều kiện ? Số thực (4>2)?5:3 5.0 1.6. Khái niệm về tính diện tích Diện tích tạo bởi hai đường được phân thành 02 loại: đó là diện tích đào và diện tích đắp. Các kiểu diện tích đó được thể hiện như trên hình vẽ và ta thấy rằng nếu đường thứ 2 nằm dưới đường thứ 1 thì vùng đó là vùng đào; còn nếu ngược lại thì vùng đó là vùng đắp. Trường hợp các đường hoán đổi thứ tự thì các diện tích đó cũng sẽ hoán đổi. Khi tính diện tích của một đường sẽ được hiểu là vùng diện tích khép kín được tạo bởi đường đó và diện tích đó được hiểu như là diện tích đắp. Hình 1-3. Các loại diện tích. 1.7. Khái niệm về khoảng nâng siêu cao Ta có 2 phương pháp quay siêu cao: quay quanh đỉnh và quay quanh mép xe chạy hoặc mép lề. Khoảng nâng siêu cao không xuất hiện trong trường hợp thứ nhất mà chỉ có trong trường hợp thứ hai. Nếu siêu cao quay quanh đỉnh nào thì ta cộng cho điểm đó một giá trị DeltaY bằng khoảng nâng siêu cao. Cụ thể, ta xác định khoảng nâng siêu cao trái trong trường hợp quay quanh mép xe chạy. Như trên hình vẽ bụng đường cong ở phía trái, khoảng nâng chỉ xuất hiện từ sau khi có được dốc một mái và giá trị cực đại khi điểm quay bên trái của nó sẽ là: Hnsct = |Bmat*CDMTR/100| Với: CDMTR-chênh dốc mặt trái, cụ thể CDMTR=imtsc-imt=-6-(-2)= -4% là giá trị âm cho nên phải lấy giá trị tuyệt đối. Khi bụng là phía phải (nghĩa là điểm quay bên phải) thì CDMTR=isc-imt=6-(-2)=8%. Mặc dù có chênh dốc mặt trái nhưng không có khoảng nâng, hay nói cách khác khoảng nâng trái chỉ xuất hiện khi CDMTR<0, còn ngược lại khi CDMTR>0 ta không tính khoảng nâng); như vậy khoảng nâng siêu cao trái được xác định bằng biểu thức sau: Hnsct=fabs(min(0, CDMTR*Bmat*0.01)). Tương tự khoảng nâng siêu cao bên phải sẽ là: Hnscp=fabs(min(0, CDMPH*Bmat*0.01)). Và khoảng nâng siêu cao đỉnh sẽ là Hnsc=Hnsct+Hnscp. Đối với trường hợp quay quanh lề cần xác định cánh tay đòn quay từ đỉnh cho ra mép lề và thay vào các biểu thức trên. 5 Ðường thứ 2 Ðường thứ 1 Diện tích đào Diện tích đắp Diện tích bù vênh Khoảng bù vênh Bài giảng ANDDesign 2008 Hình 1-4. Xác định khoảng nâng siêu cao. 1.8. Khái niệm về các đường địa chất Các lớp địa chất được phân cách bởi các đường địa chất. Đường trên cùng được gọi là đường địa hình tự nhiên, các đường tiếp theo sẽ là đường dưới hạn dưới của các lớp địa chất và lớp cuối cùng sẽ có bề dày là vô cùng. Các lớp địa chất trên trắc dọc và trên trắc ngang là như nhau. 1.9. Các biến tham số Trong chương trình thay vì nhập thẳng giá trị số trong quá trình khai báo, ta có thể nhập vào tên biến tham số. Ví dụ: nếu đã khai báo biến B_MatDuong có giá trị là 5.0 thì sau này thay vào việc nhập thẳng trị số 5.0 ta nhập B_MatDuong. Các biến tham số được phân biệt theo chữ hoa và chữ thường nên biến B_MatDuong và b_MatDuong là hai biến khác nhau. Khi khai báo biến chương trình kiểm soát được việc khai báo trùng đó, nhưng lúc người dùng lập công thức thì không cho nên người dùng phải tin chắc việc nhập tên biến của mình là đúng. Tên điểm, tên đường cũng là các biến tham số. 1.10. Nội dung ôn tập 6 imt=-2% Mép quay trái Ðỉnh imp=-2% Mép quay phải isc=6% imtsc=-6% H nâng siêu cao CDMTR Bmat Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website:www.andt.vn Bài 2. XÂY DỰNG MẪU MẶT CẮT KHẢO SÁT Mục đích: Cung cấp phương pháp tạo lập mẫu mặt cắt trắc dọc, trắc ngang phục vụ khảo sát. Yêu cầu: Nắm được phương pháp cơ bản xây dựng một mẫu mặt cắt trong AndDesign. 2.1. Khởi động chương trình Sau khi tiến hành: - Cài đặt AutoCAD 2008. - Cài đặt AndDesign 2008 từ tệp chạy AndDesign2008.msi được giải nén từ AndDesign2008.rar download trên wesite hoặc copy trong đĩa cài đặt. - Cài đặt driver cho ANDLock Khởi động chương trình từ biểu tượng trên màn hình desktop của máy tính. 2.2. Kết cấu của môđul khai báo mẫu mặt cắt Bằng cách thực hiện lệnh MMC tại dòng nhắc command hoặc từ Menu->Mặt cắt->Định nghĩa mẫu mặt cắt thiết kế sẽ xuất hiện giao diện khai báo mẫu mặt cắt thiết kế. Kết cấu của môdul này bao gồm: • 02 menu: Tệp và Khai báo chung; • Phần nhánh cây AndDesign gồm khai báo Các mẫu mặt cắt và khai báo mẫu Bảng trắc dọc chung cho các mẫu mặt cắt được khai báo. Khi thực hiện khai báo phần nào chỉ cần nhấn phím trái của chuột vào mục đó sẽ xuất hiện cửa sổ khai báo tương ứng. Ví dụ: KBMMC->AndDesign->Các mẫu mặt cắt->Bảng biến sẽ xuất hiện giao diện khai báo các biến tham số thiết kế như Hình 2 -5. Ấn phím phải chuột sẽ xuất hiện Menu rút gọn để thêm bớt, sao chép, xóa các dòng. Hình 2-5. Giao diện chung của KBMMC. Trong quá trình khai báo mẫu mặt cắt, nếu giá trị của các tham số không được đề cập với giá trị khai báo mới sẽ được hiểu là chúng lấy giá trị mặc định. 7 Bài giảng ANDDesign 2008 2.3. Ví dụ mẫu cắt ngang cần khai báo Hình 2-6. Ví dụ cắt ngang khảo sát. 2.4. Khai báo các biến tổng thể Thực hiện: • Menu-> Mặt cắt->Định nghĩa mẫu mặt cắt thiết kế. • KBMMC->Tệp->Ghi với tên khác->Nhập tên tệp: D:\AndDesign\ MauMatCat.atp • KBMMC->Khai báo chung->Bảng biến Các biến tham số khai báo tại bảng này sẽ được dùng chung cho toàn tuyến và toàn bộ các mặt cắt được xây dựng về sau. Để thêm, bớt, sao chép, di dời các biến chỉ cần nhấn phím phải chuột vào giao diện sẽ xuất hiện Menu rút gọn để chọn các chức năng tương ứng. Ta tiến hành khai báo một số tham số của tuyến như trên Hình 1 -1. Hình 2-7. Khai báo các biến tổng thể. Lưu ý: Tên biến phân biệt chữ hoa và chữ thường (chữ hoa và chữ thường là khác nhau trong quá trình xử lý). 2.5. Khai báo nhóm thuộc tính Thực hiện: KBMMC->Khai báo chung->Các nhóm thuộc tính Chương trình mặc định đã có 8 nhóm thuộc tính, có thể thêm bớt các nhóm thuộc tính bằng cách ấn phím phải chuột sẽ xuất hiện Sortcut Menu để ta có thể thực hiện các chức năng đó; hoặc có 8 Công ty TNHH Hợp tác và Phát triển Công nghệ - AND P.203 nhà B Vinaconex Dịch Vọng,Cầu Giấy,HN-ĐT: 0462691089-Website:www.andt.vn thể thay đổi màu, phông chữ cao chữ của nhóm thuộc tính nào đó bằng cách kích con trỏ chuột vào ô cần thay đổi giá trị. Kết quả như Hình 2 -8. Sau khi đã khai báo xong thông số của các nhóm thuộc tính ấn nút Nhận để chấp nhận các giá trị đã khai. Hình 2-8. Khai báo nhóm thuộc tính. 2.6. Khai báo các lớp địa chất Thực hiện: KBMMC->Khai báo chung->Các lớp địa chất Chương trình mặc định khai báo 06 lớp địa chất với các tên đường ranh giới đã được đặt sẵn. Ấn phím phải chuột tại các hàng thứ 6, 5 và chức năng Xóa để xóa bớt 02 lớp. Khai báo Taluy đào lớp địa chất thứ 1 được giới hạn bởi đường tự nhiên và đường địa chất 1 là 1:1; lớp thứ 2 giữa đường địa chất 1 và đường địa chất 2 là 1: 0.75; lớp thứ 3 giữa đường địa chất 2 và đường địa chất 3 là 1: 0.5; lớp thứ 4 (cuối cùng) bắt đầu từ phía dưới của đường địa chất 3 cũng là 1: 0.5 với các giá trị được khai báo trong bảng biến tổng thể cùng với chiều dầy giả định của các lớp 1, 2,3 (chỉ để phục vụ khai báo mẫu mặt cắt) tương ứng là 1m; 2m; 2.5m. Kết quả cuối cùng ta có 04 lớp địa chất như hình dưới. Ấn nút Nhận để chấp nhận việc khai báo. Hình 2-9. Khai báo các lớp địa chất. 2.7. Khai báo các đường địa hình Thực hiện: KBMMC->Khai báo chung->Các đường địa hình dọc tuyến Chương trình mặc định khai báo có 02 đường địa hình (tương ứng với mép trái và phải của đường cũ) với tên tương ứng là M1 và M2 và khi nhập số liệu trắc dọc-trắc ngang của tuyến thì tại cột Mô tả phải có điểm có tên mô tả tương ứng với M1 và M2 nếu ta cần nhập vào các điểm mép đường trái và phải. Lưu ý: Đối với các tệp *.ntd để ký hiệu mép trái và phải ta ký hiệu tương ứng là 1 và 2 thì cần phải sửa lại M1 và M2. 9 Bài giảng ANDDesign 2008 Khai báo nhóm thuộc tính tại cột Nhóm trắc dọc tương ứng cho đường địa hình 1 và 2 là Mau2 và Màu4. Tọa độ giả định tương ứng là -2.5m và 3.5m chỉ để phục vụ việc thể hiện vị trí giả định của các đường đó so với tim tuyến khi khai báo mẫu mặt cắt (Hình 2 -10). Hình 2-10. Khai báo mép đường cũ. 2.8. Ký hiệu lý trình và các thông số của tuyến Thực hiện: KBMMC->Khai báo chung->Ký hiệu lý trình và các thông số của tuyến Nội dung việc khai báo ký hiệu lý trình và các thông số khác như trên Hình 2 -11. Hình 2-11. Giao diện khai báo ký hiệu lý trình. 2.9. Khai báo mẫu bảng trắc dọc tự nhiên Thực hiện: KBMMC->AndDesign->Trắc dọc->New. 2.9.1. Khai báo phần đầu của bảng trắc dọc Phần đầu của mẫu bảng trắc dọc được khai báo tại Ô grid 1 như sau: • Tên bảng: Bảng khảo sát. • Khoảng thêm bên trái: B_Dau1 • Khoảng thêm bên phải: B_Dau2 • Nhóm đường: Mau2 • Nhóm chữ: Mau3 • Điền taluy nếu i(%)>: 20.0 • Tiếp đầu mức SS: MSS: • Nhóm TT mức SS: Mau3 • Mực nước max: MNLN: • Mực nước min: MNNN: • Nhóm chung: Mau3 10 . mẫu mặt cắt trong AndDesign. 2.1. Khởi động chương trình Sau khi tiến hành: - Cài đặt AutoCAD 2008. - Cài đặt AndDesign 2008 từ tệp chạy AndDesign2 008.msi được giải nén từ AndDesign2 008.rar. BÀI GIẢNG AndDesign Version 7.2 Biên soạn: TS. Hồ Việt Hải Trường: Học viện Kỹ thuật quân sự (Đại học Kỹ thuật Lê Quý Đôn) Địa chỉ: 100 Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội Bài giảng ANDDesign. H_DauCo Mô tả: Điểm chèn ký hiệu đầu cờ 13 Bài giảng ANDDesign 2008 Hình 2-14. Nhập điểm thuộc mặt cắt. 2.12. Chèn ghi chú và khối Thực hiện: KBMMC-> ;AndDesign- >Các mẫu mặt cắt->Ghi chú và khối. •