PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO tiếp theo Môn học/ Hoạt động giáo dục: Địa lý 9 Thời gian thực hiện: 1 tiết I.. - Nắm được đặc điểm của các ngành ki
Trang 1Ngày dạy: Tiết:
TÊN BÀI DẠY:
BÀI 39 PHÁT TRIỂN TỔNG HỢP KINH TẾ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG BIỂN ĐẢO (tiếp theo)
Môn học/ Hoạt động giáo dục: Địa lý 9
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I MỤC TIÊU
1 Về kiến thức:
- HS cần hiểu được nước ta có vùng biển rộng lớn, trong vùng biển nước ta có nhiều đảo và quần đảo
- Nắm được đặc điểm của các ngành kinh tế biển: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản, khai thác và chế biến khoáng sản, du lịch, giao thông vận tải biển Đặc biệt thấy được sự cần thiết phải phát triển các ngành kinh tế biển một cách tổng hợp
- Thấy được sự giảm sút của tài nguyên biển nước ta và các phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên môi trường biển
- Biết Việt Nam là quốc gia có đường bờ biển dài và vùng biển rộng, có nhiều điều kiện để phát triển các ngành kinh tế biển Hiểu việc phát triển các ngành kinh tế biển phải đi đôi với việc bảo vệ tài nguyên và môi trường biển nhằm phát triển bền vững
- Biết thực trạng giảm sút tài nguyên, ô nhiễm môi trường biển – đảo, nguyên nhân
và hậu quả của nó
- Biết một số phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển
2 Năng lực
* Năng lực chung
- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện
Trang 2- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hình ảnh
để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới; phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau
* Năng lực Địa Lí:
- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Xác định được vị trí, phạm vi vùng biển Việt Nam
- Năng lực tìm hiểu địa lí: Phân tích bản đồ, sơ đồ, số liệu thống kê để nhận biết tiềm năng kinh tế biển, đảo Việt Nam
- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được nguyên nhân dẫn tới
sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo ở nước ta; Đề xuất một số biện pháp bảo vệ tài nguyên biển, đảo
3 Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta, ý thức bảo vệ môi
trường biển đảo
- Chăm chỉ: Trình bày được hoạt động của các ngành kinh tế biển: Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản và du lịch biển – đảo
- Nhân ái: Thông cảm sẽ chia với những khu vực thường xuyên gặp khó khăn do thiên tai từ biển
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, sách giáo viên
- Lược đồ tiềm năng một số ngành kinh tế biển
- Phiếu học tập, bảng phụ ghi câu hỏi thảo luận nhóm và bảng nhóm cho HS trả lời
2 Chuẩn bị của học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi
- Hoàn thành phiếu bài tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1 Hoạt động 1: Mở đầu
Trang 3a Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập
cho HS
b Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.
c Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.
d Cách thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV cho HS chơi trò chơi: Đuổi hình bắt chữ
HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- Muối
- Cát trắng
- Titan
Trang 4- Dầu khí
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới
HS: Lắng nghe, vào bài mới:
2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
Hoạt động 2.1 Phát triển tổng hợp kinh tế biển (Khai thác và chế biến khoáng sản biển Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển)
a Mục tiêu:
- Trình bày được tiềm năng và thực trạng ngành khai thác, chế biến khoáng sản và giao thông vận tải biển
- Đọc được bản đồ để chỉ ra được sự phân bố của các khoáng sản biển, cảng biển và tuyến giao thông đường biển nước ta
b Nội dung:
- HS dựa vào hình 39.1 và 39.2 nội dung sách giáo khoa, suy nghĩ trả lời câu hỏi
c Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV yêu cầu HS quan sát hình và thông tin
trong bài, suy nghĩ để trả lời theo nội dung sau:
- Kể tên một số khoáng sản chính ở vùng biển
nước ta?
- Tại sao nghề làm muối phát triển mạnh ở ven
II Phát triển tổng hợp kinh
tế biển
Trang 5biển NTB?
- Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt
động khai thác dầu khí ở nước ta?
- Trình bày những tiềm năng phát triển giao
thông vận tải ở nước ta?
- Tìm trên hình 39.2 một số cảng biển và đường
giao thông vận tải biển ở nước ta?
- Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý
nghĩa to lớn như thế nào đối với ngành ngoại
thương ở nước ta?
- Chúng ta cần tiến hành những biện pháp gì để
phát triển giao thông vận tải biển?
* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS đọc sgk, suy nghĩ để trả lời câu hỏi
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh
giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học
tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt
gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- Một số khoáng sản chính ở vùng biển nước ta:
+ Dầu mỏ và khí tự nhiên: Phân bố ở thềm lục
địa phía nam
+ Muối: Phân bố ở các tỉnh ven biển Nam Trung
Bộ và Nam Bộ
+ Titan: Ven biển Ninh Thuận, Bình Thuận và Bà
Rịa - Vũng Tàu
+ Cát trắng: Có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng
Trang 6Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hòa)
- Nghề làm muối phát triển mạnh ở ven biển
NTB vì:
+ Vùng có khí hậu nhiệt đới nắng nóng, nhiệt độ
cao quanh năm nên thuận lợi cho quá trình làm
muối
+ Ít cửa sông, chủ yếu các con sông ngắn nhỏ nên
vùng nước ven biển có độ mặn cao hơn
+ Địa hình ven biển thuận lợi để hình thanh các
cánh đồng muối
- Trình bày tiềm năng và sự phát triển của hoạt
động khai thác dầu khí ở nước ta:
+ Tiềm năng dầu khí: Dầu khí là tài nguyên
khoáng sản quan trọng nhất ở thềm lục địa phía
Nam Nước ta có 8 bể trầm tích: sông Hồng,
Hoàng Sa, Phú Khánh, Cửu Long, Nam Côn Sơn,
Tư Chinh- Vũng Mây, Trường Sa, Thổ Chu -Mã
Lai; trong đó hai bể trầm tích lớn nhất là Nam
Côn Sơn và Cửu Long
+ Hoạt động khai thác dầu khí:
Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn, chiếm vị
trí quan trọng hàng đầu trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Những thùng dầu đầu tiên được khai thác vào
năm 1986, từ đó sản lượng dầu tăng liện tục hàng
năm (năm 2002 đạt 16,9 triệu tấn dầu thô)
Công nghiệp hóa dầu đang được hình thành, có
các nhà máy lọc hóa dầu như Dung Quất, Vân
Phong…đã góp phần nâng cao giá trị và đa dạng
Trang 7hóa các sản phẩm từ dầu mỏ: sản xuất chất dẻo,
sợi tổng hợp, cao su tổng hợp, hóa chất…
Công nghiệp chế biến khí bước đầu phục vụ cho
phát điện, sản xuất phân đạm sau đó chuyển sang
chế biến khí công nghệ cao kết hợp với xuất khẩu
khí tự nhiên và khí hóa lỏng
Các mỏ dầu đang được khai thác là: Bạch Hổ,
Rạng Đông, Đại Hùng, Rồng, Hồng Ngọc; các
mỏ khí: Lan Tây, Lan Đỏ, Tiền Hải
- Những tiềm năng phát triển giao thông vận tải ở
nước ta:
+ Điều kiện phát triển:
Gần các tuyến đường biển quốc tế
Ven biển có nhiều vùng vịnh, cửa sông có thể
xây dựng cảng nước sâu
+ Tình hình phát triển:
Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ (cảng có công
suất lớn nhất là cảng Sài Gòn)
Giao thông vận tải biển phát triển ngày càng
mạnh mẽ cùng với sự mở rộng quan hệ quốc tế
và sự hoà nhập kinh tế nước ta vào nền kinh tế
thế giới
+ Phương hướng phát triển:
Phát triển đồng bộ, hiện đại hóa hệ thống cảng
biển
Đội tàu biển quốc gia được tăng cường mạnh mẽ
Cả nước sẽ hình thành ba cụm cơ khí đóng tàu
lớn ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung Bộ
Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn
Trang 8- Một số cảng biển và đường giao thông vận tải
biển ở nước ta là:
+ Một số cảng biển: Cửa Ông, Cái Lân, Hải
Phòng, Nhật Lệ, Đà Nẵng, Kỳ Hà, Quy Nhơn,
Nha Trang, Cam Ranh, Vũng Tàu, TP Hồ Chí
Minh, Rạch Giá
+ Tuyến giao thông biển:
Hải Phòng đi Hồng Công
Hải Phòng đi Tô-ki-ô
Hải Phòng đi Vla-đi-vô-xtôc
Hải Phòng đi Ma-ni-la
Hải Phòng đi TP Hồ Chí Minh
Hải Phòng đi Xingapo
TP Hồ Chí Minh đi Vla-đi-vô-xtôc
TP Hồ Chí Minh đi đi Hồng Công
TP Hồ Chí Minh đi Băng Cốc
…
- Việc phát triển giao thông vận tải biển có ý
nghĩa to lớn đối với ngành ngoại thương ở nước
ta là:
+ Thúc đẩy hoạt động giao lưu, buôn bán với các
quốc gia được dễ dàng hơn thông qua tuyến
đường biển quốc tế
+ Vận tải biển có ưu điểm trong vận chuyển hàng
hóa nặng, cồng kềnh trên những tuyến đường dài
xuyên lục địa Góp phần mở rộng thị trường xuất
nhập khẩu, thay đổi và chuyển dịch cơ cấu hàng
hóa giữa nước ta với các quốc gia trong khu vực,
Trang 9trên thế giới.
- Chúng ta cần tiến hành những biện pháp để phát
triển giao thông vận tải biển là:
+ Xây dựng đồng bộ hệ thống cảng biển, từng
bước cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa các cảng
biển hiện có, xây dựng các cảng mới , nạo vét các
cảng thường xuyên
+ Phát triển đội tàu vận tải biển (các tàu chở
công-ten-nơ, tàu chở dầu và các tàu chuyên dùng
khác)
+ Phát triển toàn diện dịch vụ hàng hải (hệ thống
hậu cần và dịch vụ ở cảng, dịch vụ trên bờ.), phát
triển khu hậu cần cảng
+ Chú trọng phát triển ngành đóng tàu biển, nâng
cao chất lượng đội ngũ kĩ sư, lái tàu thuộc ngành
giao thông vận tải biển
* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản
phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
học tập
GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS,
đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội
dung chuẩn kiến thức cần đạt
GV mở rộng:
Khám phá 4 nơi sản xuất
muối lớn nhất Việt Nam
Cà Ná (Ninh Thuận)
3 Khai thác và chế biến khoáng sản
- Biển nước ta là một kho muối vô tận, đồng muối Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Cà Ná (Ninh thuận)
- Ven biển có nhiều bãi cát Cát trắng là nguyên liệu cho công nghiệp thuỷ tinh, pha lê
Trang 10Vùng biển Ninh Thuận luôn nổi tiếng với nghề
làm muối di truyền từ đời này sang đời khác, đặc
biệt là làng muối Cà Ná, một trong những nơi sản
xuất muối lớn nhất Việt Nam Bạn chỉ cần ra khỏi
thành phố Phan Rang Tháp Chàm chừng 30km là
đến được với làng chài nổi tiếng này.
Cà Ná sở hữu một khung cảnh yên bình, đẹp đẽ và rộng bát
ngát với hơn một nghìn ha ruộng muối trải dài theo bờ
biển, trở thành làng chài muối lớn nhất Việt Nam Hàng
ngày vào buổi sáng sớm, bạn sẽ được chiêm ngưỡng hàng
ngàn ô ruộng muối được người dân đắp lên, mỗi ô có thể
lên đến hàng ngàn ha đất Loại muối được sản xuất ở nơi
đây nhận được rất nhiều đánh giá cao từ giới chuyên môn
và được cho rằng là loại muối ngon nhất ở Đông Nam Á.
Khám phá 4 nơi sản xuất
muối lớn nhất Việt Nam
Phương Cựu (Ninh Thuận)
Nằm cách thành phố Phan Rang chỉ 15km, Phương Cựu
được xem như một trong những làng muối lớn nhất miền
Trung Tới đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng một
cảnh đẹp huyền ảo, lung linh và bình yên dưới ánh nắng
của bình minh lẫn hoàng hôn.
Trong tiếng sóng rầm rì của biển cả, bạn sẽ được nhìn
thấy vẻ đẹp của cánh đồng muối sống động với sự chăm
chỉ, cần cù của những người dân nơi đây
Họ sẽ bắt đầu với việc dẫn nước biển vào những
thửa ruộng, sau một thời gian bốc hơi để lại những
hạt muối trên cánh đồng Sau đấy, muối sẽ được cào
thành gò nhỏ cho khô sau đó thu gom về các kho trữ
muối thô, rồi được đưa về các nhà máy để làm sạch
Bạn sẽ được chứng kiến tất cả những công đoạn làm
muối của người dân nơi đây.
có nhiều ở đảo Vân Hải (Quảng Ninh) và Cam Ranh (Khánh Hoà)
- Thềm lục địa có dầu mỏ Dầu khí là ngành kinh tế biển mũi nhọn
4 Phát triển tổng hợp giao thông vận tải biển
- Ven biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng cảng
- Cả nước có 120 cảng biển lớn nhỏ, cảng có công xuất lớn nhất là Sài Gòn
- Cả nước sẽ hình thành 3 cụm cơ khí đóng tàu mạnh ở Bắc Bộ, Nam Bộ và Trung bộ
- Dịch vụ hàng hải cũng sẽ được phát triển toàn diện
Trang 11Khám phá 4 nơi sản xuất
muối lớn nhất Việt Nam
Diêm Điền (Thái Bình)
Ở huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình nằm
cách thủ đô Hà Nội 110 km về hướng Đông
Nam sẽ có một làng chài muối là một trong
ba khu dự trữ sinh quyển lớn nhất vùng
châu thổ sông Hồng mang tên Diêm Điền.
Khác với những làng nghề muối khác, Diêm
Điền lại có thời gian thu hoạch muối là vào
tháng 4 đến tháng 7 Vào khoảng thời gian
này, Diêm Điền có gió nồm và nắng gắt, là thời
điểm hoàn hảo để người dân thu hoạch được
những hạt muối trắng to và đậm vị mặn mà.
Khám phá 4 nơi sản xuất
muối lớn nhất Việt Nam
Sa Huỳnh (Quảng Ngãi)
Được hình thành từ thế kỷ XIX, cánh đồng muối
Sa Huỳnh trở thành một trong những vựa muối
quan trọng ở miền Trung Đến Sa Huỳnh vào
khoảng thời gian từ tháng 12 năm này đến tháng
5 năm sau, bạn sẽ được nhìn thấy một vẻ đẹp mộc
mạc, bình dị của những người dân làm nghề nơi
đây
Trang 12Họ chăm chỉ cần cù từ sáng đến chiều để cho
ra những hạt muối trắng tinh đậm vị, đó là lý
do vì sao nghề làm muối ở nơi đây vẫn được
lưu truyền, giúp người dân kiếm sống, ổn định
tài chính
Muối, những viên kim cương mặn
https://www.youtube.com/watch?v=21klaviFAT0
Hoạt động 2.2 Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo
a Mục tiêu:
- Trình bày được nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo
- Nêu được hậu quả của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển – đảo
- Đưa ra được những biện pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo
- Phân tích được mối quan hệ giữa con người và môi trường
b Nội dung:
- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và suy nghĩ để trả lời các câu hỏi
c Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của GV.
d Cách thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
* GV yêu cầu HS quan sát hình và thông tin trong
bài, suy nghĩ để trả lời theo nội dung sau:
- Nêu những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài
nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo ở nước
ta?
- Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường
biển - đảo sẽ dẫn đến những hậu quả gì?
- Chúng ta cần thực hiện những biện pháp cụ thể
III Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển đảo
Trang 13gì để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển - đảo?
* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
* HS đọc sgk, suy nghĩ để trả lời câu hỏi
* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh
giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học
tập của HS
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt
gọi HS trình bày sản phẩm của mình:
- Những nguyên nhân dẫn đến sự giảm sút tài
nguyên và ô nhiễm môi trường biển ở nước ta là:
+ Nguyên nhân giảm sút tài nguyên biển - đảo:
Khai thác nguồn lợi hải sản vượt quá mức độ phục
hồi, nhất là hải sản ven bờ
Khai thác dưới nhiều hình thức mang tính hủy diệt
như: Sử dụng chất độc, chất nổ, điện,
Chưa bảo vệ tốt diện tích các rừng ngập mặn ven
biển và các tài nguyên sinh vật khác của vùng biển
- đảo
Môi trường biển - đảo bị ô nhiễm có xu hướng
ngày càng tăng
+ Nguyên nhân ô nhiễm môi trường biển - đảo:
Các chất thải từ sinh hoạt của các khu dân cư, đô
thị
Các chất thải từ sản xuất công nghiệp của các nhà
máy, khu công nghiệp
Các khu du lịch ven biển và trên các đảo
Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai