Địa lí 9 bài 37

14 0 0
Địa lí 9   bài 37

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

Ngày dạy:Tiết:

TÊN BÀI DẠY:BÀI 37 THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH THỦY SẢNỞ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Môn học/ Hoạt động giáo dục: Địa lý 9 Thời gian thực hiện: 1 tiết

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và cuộc sống; tự đặt ra mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ kết hợp với thông tin, hình ảnh để trình bày những vấn đề đơn giản trong đời sống, khoa học

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới, phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan từ nhiều nguồn khác nhau.

* Năng lực Địa Lí:

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Vẽ được biểu đồ thể hiện tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: Biết nhận xét biểu đồ

Trang 2

- Năng lực vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Liên hệ thực tế địa phương đang - Nhân ái: Hợp tác, chia sẻ với bạn bè.

- Trách nhiệm: Hoàn thành bài tập thực hành

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU1 Chuẩn bị của giáo viên:

- Kế hoạch bài dạy, sách giáo khoa, sách giáo viên - Bảng 37.1

2 Chuẩn bị của học sinh:

- Sách giáo khoa, vở ghi, thước kẻ.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC1 Hoạt động 1: Mở đầu

a Mục tiêu: Tạo tình huống giữa cái đã biết và chưa biết nhằm tạo hứng thú học tập

cho HS.

b Nội dung: GV đặt các câu hỏi kích thích sự tư duy cho HS trả lời.c Sản phẩm: HS trả lời được các câu hỏi GV đặt ra.

d Cách thực hiện

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV: Yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Em hãy cho biết dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột chồng HS: Lắng nghe và tiếp cận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

GV quan sát, đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

Trang 3

*Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

Dấu hiệu nhận biết biểu đồ cột chồng:

- Biểu đồ cột chồng: Có từ gợi mở như “cơ cấu”, đơn vị là % , từ 1 mốc đến 3 mốc thời gian; Trong tổng thể có những thành phần chiếm tỷ trọng quá nhỏ hoặc trong tổng thể có quá nhiều cơ cấu thành phần.

- Cột chồng: Nhiều đối tượng liên quan đến nhau ( cùng chung tổng số)

*HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV: Chuẩn kiến thức và dẫn vào bài mới

HS: Lắng nghe, vào bài mới: Các em đã làm quen với phương pháp vẽ các biểu đồ hình tròn, biểu đồ miền ở các tiết trước Bài thực hành hôm nay, chúng ta sẽ vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và cả nước.

2.Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mớiHoạt động 2.1 Vẽ biểu đồ

a Mục tiêu:

- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ cột chồng thể hiện hiện tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng và cả nước.

Trang 4

c Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* Yêu cầu HS đọc đề bài.

* GV nêu quy trình hướng dẫn HS vẽ biểu đồ cột chồng theo các bước sau:

Bước 1: Xử lí số liệu tính ra tỉ lệ % nếu bảng số

liệu là tuyệt đối.

Bước 2: Dựng một hệ trục toạ độ như khi vẽ biểu

đồ cột, khoảng cách các cột vừa phải dễ quan sát, chiều ngang cần thiết không bé quá để thể hiện các thành phần bên trong.

Bước 3: Vẽ chiều cao các cột bằng 100%, vẽ các

thành phần đầu tiên được chồng từ gốc toạ độ căn cứ vào thứ tự rồi chồng tiếp thành phần còn lại (đối với biểu đồ có 3 đối tượng trở lên để vẽ cho chính xác, và nhanh hơn thì khi vẽ thành phần thứ 2 lấy tỉ lệ cộng với tỉ lệ của thành phần 1 rồi vẽ tiếp lên).

Bước 4: Hoàn thiện biểu đồ: Kí hiệu các thành

phần, ghi số liệu vào từng ô của các thành phần; lập bảng chú giải, tên biểu đồ.

* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS đọc sgk, suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

I Vẽ biểu đồ

Trang 5

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình:

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụhọc tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

Trang 6

- Giải thích được tại sao lại có sự khác nhau về sản lượng giữa Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng

- Đề xuất các biện pháp để khắc phục những khó khăn trong ngành thủy sản ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long

b Nội dung:

- Học sinh tìm hiểu kiến thức trong SGK và quan sát biểu đồ mới vẽ trả lời câu hỏi

c Sản phẩm: Trả lời được các câu hỏi của giáo viên.d Tổ chức thực hiện:

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV yêu cầu quan sát biểu đồ, suy nghĩ và trả lời câu hỏi:

- Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ,…)

- Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?

- Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long Nêu một số biện pháp khắc phục.

II Nhận xét và giải thích

Trang 7

* HS: Tiếp cận nhiệm vụ và lắng nghe

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS đọc sgk, suy nghĩ để trả lời câu hỏi * GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình: - Thế mạnh để phát triển thủy sản:

+ Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn, nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các bãi tôm, cá trên biển rộng lớn.

+ Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng linh hoạt với nến kinh tế thị trường , năng động , nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.

+ Thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ.

- Bởi vì:

+ Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước rộng lớn (vùng ven biển: nuôi tôm sú, tôm

Trang 8

thẻ; trong mương vườn: tôm càng xanh), đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.

+ Nguồn lao động dồi dào, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân rất sẵn sàng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu.

+ Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến tôm để xuất khẩu.

+ Thị trường tiêu thụ: thị trường xuất khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thủy sản xuất khẩu.

- Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ, hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao, chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường, chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.

- Biện pháp khắc phục: tăng cường nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để người dân đầu tư nâng cấp và đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ, khuyến khích các cơ sở công nghiệp thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản

Trang 9

phẩm và bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu, lai tạo giống chất lượng cao, quảng bá sản phẩm trên mạng Internet, tìm kiếm thị trường tiêu thụ

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiệnnhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS và chốt lại nội dung chuẩn kiến thức cần đạt.

a ĐBSCL có những thế mạnh để phát triển ngành thuỷ sản:

- Điều kiện tự nhiên: diện tích mặt nước lớn, nguồn cá tôm dồi dào, có nhiều bãi tôm, cá.

- Nguồn lao động có kinh nghiệm - Có nhiều cơ sở chế biến thuỷ sản, sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu - Thị trường tiêu thụ rộng lớn b ĐBSCL có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu vì: - Điều kiện tự nhiên thuận lợi, diện tích mặt nước lớn.

- Nguồn lao động dồi dào.

- Thị trường tiêu thụ rộng lớn trong

- Hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng chưa cao.

Trang 10

- Chưa chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao.

- Nâng cấp hoàn thiện hệ thống chế biến chất lượng cao.

- Chủ động nguồn giống an toàn và năng suất chất lượng cao.

- Chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam

3 Hoạt động 3: Luyện tập.

a Mục tiêu: Nhằm củng cố, hệ thống hóa, hoàn thiện kiến thức mới mà HS đã được

lĩnh hội ở hoạt động hình thành kiến thức.

b Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn

thành bài tập Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.

c Sản phẩm: câu trả lời của học sinh d Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học, hãy trả lời câu hỏi sau:

Câu 1 Năm 2002, sản lượng cá biển khai thác của Đồng bằng sông Cửu Long là

493 800 lần, chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng cá biển khai thác của cả nước là 1 189 600 lần).

A. 51,4% B. 45,l% C. 240,9%.

Trang 11

D 41,5%

Câu 2 Năm 2002, sản lượng cá nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long là 283 900

tấn, ' chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng cá nuôi

Câu 3 Năm 2002, sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Cửu Long là 142

900 tấn, chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng tôm nuôi của cả nước là 186 200 tấn).

A. 130,3% B. 76,74% C. 74,76% D. 13,3%

Câu 4 Năm 2002, sản lượng cá biển khai thác của Đồng bằng sông Hồng là 54

800 tấn, chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng cá biển khai thác của cả nước là 1 189 600 tấn).

A. 4,6 % B. 2170,8 % C. 21,7% D. 6,4%.

Câu 5 Năm 2002, sản lượng cá nuôi của Đồng bằng sông Hồng là 110 900 tấn,

chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng cá nuôi của

Trang 12

Câu 6 Năm 2002, sản lượng tôm nuôi của Đồng bằng sông Hồng là 7300 tấn,

chiếm bao nhiêu % so với cả nước? (biết rằng năm 2002, sản lượng tôm nuôi của

Câu 7 Vụ kiện tôm và cá ba sa của Việt Nam xuất khẩu sang Mĩ năm 2004

-2005 cho thấy điểm yếu nào cần khắc phục để phát triển ngành thủy sản nước ta? A Điều kiện tự nhiên.

B Nguồn lao động C Cơ sở chế biến D Thị trường tiêu thụ.

Câu 8 Những khó khăn đặt ra cho ngành thủy sản nước ta?

A. Đầu tư vốn, kĩ thuật, tàu thuyền cho việc đánh bắt xa bờ B. Phát triển công nghiệp chế biến thuỷ sản.

C. Các loại con giống có chất lượng cao D Tất cả đều đúng

* HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS dựa vào kiến thức đã học, suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình

Câu 1 D Câu 2 A Câu 3 B

Trang 13

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.

4 Hoạt động 4 Vận dụng

a Mục tiêu: Vận dụng kiến thức mới mà HS đã được lĩnh hội để giải quyết những

vấn đề mới trong học tập.

b Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS và chủ yếu cho làm việc cá nhân để hoàn

thành bài tập Trong quá trình làm việc HS có thể trao đổi với bạn.

c Sản phẩm: Thuyết trình sản phẩm, câu trả lời, bài làm của học sinh d Cách thực hiện.

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV đặt câu hỏi cho HS: Qua tìm hiểu thực tế địa phương, đề xuất 1 số giải pháp để khắc phục khó khăn cho sản xuất thuỷ sản ở địa phương em.

* HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập

* HS suy nghĩ, trao đổi với bạn để trả lời câu hỏi.

* GV quan sát, trợ giúp HS khi có yêu cầu Đánh giá thái độ và khả năng thực hiện nhiệm vụ học tập của HS.

Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận

* Sau khi cá nhân HS có sản phẩm, GV lần lượt gọi HS trình bày sản phẩm của mình

* HS khác lắng nghe, bổ sung, chỉnh sửa sản phẩm giúp bạn và sản phẩm của cá nhân.

Trang 14

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV đánh giá tinh thần thái độ học tập của HS, đánh giá kết quả hoạt động của HS.

Ký duyệt của tổ trưởng chuyên mônPhú Mỹ, Ngày … tháng … năm ….

Ngô Thị Sen

Ngày đăng: 06/04/2024, 22:37

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan