1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài 15 nước đại ngu thời hồ (1400 1407) sử 7

61 4 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu và tác động của những cải cách của Hồ Quý Ly đối với xã hội thời Hồ3.. Mô tả được những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ

Trang 1

TRƯỜNG THCS & THPT QUAN LẠN

CHÀO MỪNG QUÝ THẦY CÔ ĐẾN DỰ GIỜ!

Trang 2

B T Đ UẮT ĐẦUẦU

ĐUỔI HÌNH BẮT ĐẦUT CHỮ

Trang 10

NƯỚC ĐẠI NGU THỜI HỒ (1400 -1407)

Bài 15:

Trang 11

Học xong bài này, em sẽ:

1 Trình bày được sự ra đời của nhà Hồ

2 Giới thiệu được một số nội dung chủ yếu và tác động của những cải cách của Hồ Quý Ly đối với xã hội thời Hồ

3 Mô tả được những nét chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ và giải thích được

nguyên nhân thất bại

Trang 14

1 Sự thành lập nhà Hồ

Trang 15

THỬ TÀI TRI THỨC

NƯỚC ĐẠI NGU THỜI HỒ(1400 – 1407)

Trang 16

KHỞI ĐỘNGVƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

Trang 17

KHỞI ĐỘNG

Trang 18

LUẬT CHƠI:

Có 4 câu hỏi và 4 phương án trả lời A,B,C,D 04 đội chơi lần lượt theo dõi nội dung câu hỏi sau đó lựa chọn đáp án đúng cho đội mình Thời gian suy nghĩ cho các đội chơi là 10 giây Kết thúc thời

gian, các đội chơi giơ đáp án Mỗi đáp án đúng sẽ ghi được 10đ.

Trang 19

ngày càng suy yếu

Trang 20

“ Vua buông tuồng ăn chơi vô độ nghiện rượu mê đàn hát, xa xỉ làm cung điện

nguy nga , lãng phí tiền của, hoang dâm chơi bời:

Trang 21

Kinh tế suy sụpNhân dân phải phiêu dạt khắp nơi

Trang 22

Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu chống lại nhà Trần vào nửa sau

thế kỉ XIV?

Đâu là cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu chống lại nhà Trần vào nửa sau

thế kỉ XIV?

Khởi nghĩa Nguyễn Thanh (Thanh Hóa).Khởi nghĩa Ngô Bệ ( Hải Dương)

Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn ( Hà Nội)

Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái (Sơn Tây).

D

Trang 23

Lược đồ các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu cuối thế kỷ XIVNhiều cuộc khởi nghĩa chống nhà Trần nổi lên

Trang 24

Trong lúc triều đình nhà Trần ngày càng suy yếu, ai là người

Trang 25

Hồ Quý Ly tự là Lý Nguyên, dòng dõi trạng nguyên Hồ Hưng Dật, người

Chiết Giang (Trung Quốc) sang Đại Việt sinh sống ở Nghệ An Hồ Quý

Ly xuất thân trong 1 gia đình quan lại, có 2 người cô lấy vua, Hồ Quý Ly giữ chức vụ cao cấp nhất trong triều Trần Trước tình hình nhà Trần lung lay,

ông quyết tâm thực hiện mưu đồ chiếm ngôi.

TIỂU SỬ HỒ QUÝ LY

(1336 – 1407)

Trang 26

Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi cho mình vào năm nào?

Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi cho mình vào năm nào?

Trang 27

1 Sự thành lập nhà Hồ

- Nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần suy yếu Khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi.

- Hồ Quý Ly thâu tóm quyền lực.

- Năm 1400, Hồ Quý Ly buộc vua Trần nhường ngôi, lập ra triều Hồ, đặt tên nước là Đại Ngu, đóng đô ở Thanh Hóa.

Trang 28

2 Nội dung và tác động của cải cách Hồ Quý Ly

Trang 29

VƯỢT CHƯỚNG NGẠI VẬT

Trang 30

LUẬT CHƠI:

Chướng ngại vật gồm có 5 câu hỏi 04 đội chơi lần lượt theo dõi nội dung câu hỏi và lựa chọn đáp án trả lời đúng cho đội mình sau đó ghi nội dung câu trả lời vào bảng nhóm Các đội chơi có thời gian suy nghĩ và trả lời là 10 giây Kết thúc thời gian, các đội giơ đáp án Mỗi đáp án đúng sẽ ghi được 10đ.

Trang 34

Thành nhà Hồ (còn

gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây

Kinh hay thành Tây Giai), có chiều Nam Bắc dài 860m, chiều Đông Tây dài 863m Đây được coi là tòa

Trang 36

Hồ Quý Ly là vị vua đầu tiên ở nước ta phổ biến rộng rãi việc dùng chữ Nôm, đưa chữ Nôm lên vị trí quan trọng Điều đó

được xem là biểu hiện của ý chí nêu cao tinh thần dân tộc Ông soạn sách Thi nghĩa (nghĩa của Kinh Thi) bằng chữ quốc âm rồi sai người dạy cho hậu phi và cung nhân học tập Ông còn chép thiên Vô dật (Không nên nhàn hạ) ra chữ quốc âm để dạy Vua Trần Thuận tông Hai cuốn sách biên dịch nói trên cùng nhiều bài thơ Nôm của Hồ Quý Ly đã cho thấy “thái độ đề cao,

khuyến khích việc phổ biến và sử dụng chữ Nôm đến mức độ nào Thái độ đó nói lên một cách hùng hồn tinh thần dân tộc của Hồ Quý Ly và tinh thần ấy lại được thể hiện qua cẩm nang dành để dạy dỗ những người đang giữ cương vị tối cao trong xã hội Thật là một hành vi văn hóa có ý nghĩa lịch sử hết sức đặc biệt” Trước Hồ Quý Ly, chỉ có Hàn Thuyên và Nguyễn Sĩ Cố đời Trần làm thơ chữ Nôm, còn nói chung tầng lớp quý tộc, trí thức Đại Việt thường chỉ biết có chữ Hán, chỉ coi trọng chữ Hán Tuy vậy, dù coi trọng chữ Nôm nhưng Hồ Quý Ly mới dừng lại ở việc dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm và viết sách chữ Nôm, còn việc thi cử vẫn thực hiện bằng chữ Hán.

Trang 37

Hàng ngang số 3

(8 chữ cái)

Điền từ còn thiếu vào phát biểu sau: “ Ông còn cho phát hành tiền giấy

Thông bảo hội sao, cải cách chế độ… ,

thống nhất đơn vị đo lường trong cả nước.”

THUẾ KHÓA

Trang 38

Một chính sách cải cách kinh tế quan trọng của Hồ Quý Ly là sự đổi mới chế độ thuế khóa Mức thuế đối với ruộng đất công làng xã khoảng 1/3 sản lượng Đó là mức thuế

nhẹ mà nông dân các làng xã có thể chịu được Đối với ruộng đất tư hữu, nhà Hồ đã tăng mức thuế từ 3 thăng/1 mẫu (thời Trần) lên 5 thăng/1 mẫu Tuy chính sách này chưa đạt hiệu quả cao nhưng đã góp phần kích thích kinh tế nông nghiệp phát triển hơn so với trước.

Trang 40

Cấu tạo súng “thần cơ” bao gồm: Thân súng dài 44 cm, nòng súng dài 5 cm, trục quay, thước ngắm, lỗ điểm hỏa, khối hậu Trong đó khối hậu được đúc kín chứa thuốc nổ, nòng súng chứa những trái đạn, trục quay để điều chỉnh góc bắn, lỗ điểm hỏa để châm ngòi và thường được gắn

Trang 41

Hàng ngang số 5

(8 chữ cái)

“Thông bảo hội sao” là tên gọi của…

TIỀN GIẤY

Trang 42

Đồng tiền giấy Thông Bảo Hội Sao được triều đại

nhà Hồ phát hành nhằm thay thế cho tiền đồng Theo 1 số tài liệu ghi lại, Thông Bảo Hội Sao có tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ

Trang 44

TĂNG TỐC

Trang 45

Nội dung cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra

Trang 46

Cải cách của Hồ Quý Ly diễn ra trên 3 lĩnh vực: + Chính trị, quân sự

+ Kinh tế, xã hội

+ Văn hóa, giáo dục

Trang 47

Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng

những cải cách của Hồ Qúy Ly về văn hóa, giáo

Trang 48

Chính sách về ruộng đất được ban hành dưới

thời Hồ Qúy Ly nhằm hạn chế số lượng ruộng đất của chủ đất được gọi là gì?

Trang 49

Chính sách này được ban hành vào năm Đinh sửu (1397) Theo chính

sách hạn điền, trừ đại vương và trưởng công chúa, còn tất cả mọi người, từ quý tộc cho đến thứ dân, đều bị hạn chế số ruộng tư (tối đa 10 mẫu), cho phép lấy ruộng tư chuộc tội.

Nhà nước tiến hành đo đạc lại ruộng đất, diện tích thừa phải sung công, nghĩa là khôi phục chế độ sở hữu nhà nước về ruộng đất Đó là những cải cách tiến bộ đánh mạnh vào thế lực của tầng lớp quý tộc điền trang và địa chủ tư hữu, tăng nguồn thu nhập sưu thuế cho nhà nước.

Cải cách quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất, chủ yếu là quan hệ ruộng đất bằng chính sách “hạn điền” nhằm hạn chế chiếm hữu lớn về đất đai của quý tộc phong kiến Chính sách này đã đánh đúng nền tảng kinh tế quyền uy

chính trị của tầng lớp quý tộc Tuy vậy, chính sách này vẫn ở mức nửa vời vì số đất lấy ra lại tiếp tục bị sung công, biến thành công điền, có tác dụng củng cố chính quyền nhà nước chứ không thực sự nhằm mục đích phát triển kinh tế.

Trang 50

Để hạn chế số lượng nô tì trong nước, nhà Hồ

Trang 51

Năm 1401, Hồ Quý Ly đã ban hành chính sách hạn nô Theo đó, các quý tộc bị hạn chế số nô tì, số thừa ra (những nô tì không có chúc thư 3 đời) bị sung công, bồi thường cho chủ 5 quan một

người Các loại gia nô phải thích dấu hiệu vào trán Phép hạn nô đã chuyển một số lớn gia nô thành quan nô (nô tì nhà nước, họ có

thay đổi về thân phận, nhưng vẫn không được giải phóng).

Cùng với phép hạn điền, phép hạn nô về cơ bản đã làm suy sụp tầng lớp quý tộc phong kiến và nền kinh tế điền trang, tăng

cường thế lực kinh tế của Nhà nước trung ương Điều này cũng có nghĩa là hạn chế nguy cơ phản công giành lại ngôi vua của quý tộc nhà Trần.

Trang 52

VỀ ĐÍCH

Trang 53

Mảnh ghép hoàn hảo

Thời gian: 5 phút

Luật chơi: Mỗi đội được phát những mảnh ghép liên quan đến nội

dung cải cách của Hồ Quý Ly và tác động của những cải cách đó

Trong thời gian 5 phút, các đội phải sắp xếp các mảnh ghép tương ứng với các lĩnh vực và tác động của các lĩnh vực đó vào bảng bên dưới:

Lĩnh vựcNội dung cải cáchTác động

Chính trị, quân sự Kinh tế, xã hội Văn hóa, giáo dục Hạn chế

Trang 54

Lĩnh vựcNội dung cải cáchTác động

Chính trị,

quân sự - Cải tổ quy chế quan lại, lập lại kỉ cương…- Tăng cường quân đội chính quy, xây dựng thành lũy

- Chế tạo súng, đóng thuyền

- Giải quyết những khủng hoảng xã hội cuối thời Trần.

- Giảm bớt quyền lực của quý tộc,

- Thực hiện chính sách hạn điền và hạn nô.

- Hạn chế được nạn tập trung ruộng đất

- Tăng cường tiềm lực kinh tế đất nước và phát triển văn hóa dân tộc

Văn hóa,

giáo dục - Cải cách chế độ học tập và thi cử.- Đề cao văn hóa dân tộc, khuyến khích sử dụng chữ Nôm.

- Loại bỏ bớt những quý tộc bất tài, bổ nhiệm người có thực tài làm

Hạn chế - Cuộc cải cách còn chưa triệt để.

- Kết quả trong thực tế còn nhiều hạn chế.

2 Nội dung và tác động của cải cách Hồ Quý Ly

Trang 55

Trong các cải cách của Hồ Quý Ly, em tâm đắc với cải cách nào

nhất? Vì sao?

?

Trang 56

Em có nhận xét tư tưởng cải cách

của Hồ Quý Ly?

?

Trang 57

LUYỆN TẬP

Trang 58

Câu 1: Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly ban hành chính sách gì? (7 ô chữ).

Câu 5: Một số người thuộc tầng lớp nào của nhà Trần mưu giết Hồ Quý Ly năm

1399? Câu 4: Về kinh tế tài chính, Hồ Quý Ly cho quy định biểu gì? (6 ô chữ).(8 ô chữ).

Trang 59

VẬN DỤNG

nêu suy nghĩ của em về những cải cách của Hồ Quý Ly?

Trang 60

HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ

- Học bài theo nội dung câu hỏi trong SGK

- Chuẩn bị nội dung tiếp theo của bài: “Kháng chiến chống

quân Minh của nhà Hồ”:

+ Vì sao quân Minh xâm lược nước ta?

+ Trình bày diễn biến chính của cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ?

+ Theo em, đường lối kháng chiến chống quân xâm lược của nhà Hồ có gì khác so với nhà Trần?

+ Vì sao cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nhà Hồ thất bại?

+ Sự thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ để lại bài học kinh nghiệm gì cho công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của nước ta giai đoạn sau?

Ngày đăng: 06/04/2024, 22:29

w