1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2017 2021 trên địa bàn huyện yên thành tỉnh nghệ an

56 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đánh Giá Kết Quả Thực Hiện Kế Hoạch Sử Dụng Đất Hàng Năm Giai Đoạn 2017-2021 Trên Địa Bàn Huyện Yên Thành Tỉnh Nghệ An
Tác giả Hoàng Thị Hồng Anh
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Hải Yến
Trường học Trường Đại Học Tài Nguyên Và Môi Trường Hà Nội
Chuyên ngành Quản Lý Đất Đai
Thể loại Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 56
Dung lượng 6,04 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAIBÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI:Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn2017-2021 trên

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘIKHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP TÊN ĐỀ TÀI:

Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn2017-2021 trên địa bàn huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Hải Yến

Hà Nội – 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ .31.1 Địa điểm, thời gian, nội dung thực tập: 3

1.1.1 Địa điểm thực tập: 3

1.1.2 Thời gian thực tập: 3

1.1.3 Nội dung thực tập: 3

1.2 Khái quát quá trình thực tập tại cơ quan, đơn vị: 3

1.3 Tình hình thu thập tài liệu, số liệu tại cơ quan, đơn vị: 4

PHẦN II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU 5

2.1 Đối tượng nghiên cứu: 5

2.2 Phạm vi nghiên cứu: 5

2.3 Nội dung nghiên cứu: 5

2.4 Phương pháp nghiên cứu: 5

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin tài liệu, số liệu: 5

2.4.2 Phương pháp thống kê 6

2.4.3 Phương pháp so sánh: 6

2.4.4 Phương pháp tổng hợp phân tích 6

PHẦN III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬDỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2016 -2020 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH,TỈNH NGHỆ AN 6

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành 6

3.1.1 Điều kiện tự nhiên 6

3.1.2 Các nguồn tài nguyên 9

3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội 11

Trang 3

3.1.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn: 15

3.1.5 Đánh giá chung 16

3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Thành 19

3.2.1 Tình hình quản lý đất đai 19

3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Yên Thành 21

3.3 Thực trạng thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2017 - 2021của huyện Yên Thành 25

3.3.1 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2017 25

3.3.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2018 29

3.3.3 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2019 34

3.3.4 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2020 39

3.3.5 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất năm 2021 44

3.4 Đánh giá những mặt đạt được, tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đấthàng năm giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn huyện Yên Thành 47

3.4.1 Những mặt đạt được 47

3.4.2 Những tồn tại, hạn chế trong thực hiện được các chỉ tiêu đề ra 48

3.4.3 Đánh giá nguyên nhân của tồn tại trong thực hiện kế hoạch sử dụng đấthàng năm giai đoạn 2017-2021 48

Trang 4

STTTên bảngTrang

1 Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 20 2 Bảng 3.2: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2017 24 3 Bảng 3.3: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2018 28 4 Bảng 3.4: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 33 5 Bảng 3.5: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2020 38 6 Bảng 3.6: Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2021 42

DANH MỤC BẢNG

Trang 6

MỞ ĐẦU

Đất đai là tài nguyên quý giá của Quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, địa bàn xây dựng các công trình kinh tế - văn hóa - xã hội, tổ chức các hoạt động phát triển kinh tế, dân sinh và an ninh, quốc phòng Tại Điều 54 Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định “Đất đai là tài nguyên đặc biệt của Quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lý theo pháp luật” Chính vì vậy quản lý, sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước, là yếu tố quyết định sự phát triển một cách bền vững của nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu ổn định chính trị - xã hội.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng đối với việc quản lý đất đai, thể hiện quyền của chủ sở hữu về đất đai; Luật Đất đai năm 2013 nêu rõ nguyên tắc sử dụng đất phải đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy định căn cứ để giao đất, cho thuê đất phải dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Thông qua kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý nhà nước về đất đai Quy hoạch sử dụng đất ở các cấp giúp nhà nước thực hiện được quyền định đoạt về đất đai, nắm chắc quỹ đất, đảm bảo cơ sở pháp lý quan trọng cho công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất, lập hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đưa công tác quản lý đất đai ở các địa phương đi vào nề nếp Đồng thời đảm bảo cho việc chủ động dành quỹ đất hợp lý cho phát triển của các ngành, các lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu đất đai cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị, thương mại, dịch vụ, khu dân cư góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế, giữ vững ổn định tình hình xã hội đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước Quy hoạch sử dụng đất đảm bảo sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả, bảo vệ cảnh quan và môi trường sinh thái.

Yên Thành là một huyện đồng bằng bán sơn địa của tỉnh Nghệ An Trên cơ sở quy hoạch sử dụng đất của tỉnh Nghệ An, huyện Yên Thành đã xác định các chỉ tiêu bắt đầu công tác lập, thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2017 - 2021 Do vậy, cần phải đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm trong giai đoạn 2017 - 2021 để tìm ra những mặt được, những tồn tại bất cập và

1

Trang 7

các nguyên nhân trong quá trình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, từ đó đề xuất giải pháp khắc phục những nội dung sử dụng đất chưa phù hợp, nâng cao tính khả thi và hiệu quả của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của huyện Yên Thành.

Xuất phát từ mục đích, ý nghĩa đó, việc thực hiện đề tài “Đánh giá kết quả thực hiệnkế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2017 - 2021 huyện Yên Thành tỉnh NghệAn” là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực trong tình hình hiện nay

2

Trang 8

PHẦN I KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH THỰC TẬP TẠI CƠ QUAN, ĐƠN VỊ1.1 Địa điểm, thời gian, nội dung thực tập:

Đánh giá kết quả thực hiện phương án kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2017-2021 tại huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An.

1.2 Khái quát quá trình thực tập tại cơ quan, đơn vị:

Tuần 1 (17/1 - 23/1)

- Liên hệ xin thực tập

- Trao đổi với giáo viên hướng dẫn, chọn đề tài

- Xác định và xây dựng đề cương cho bài báo cáo thực tập tốt

- Làm việc tại cơ quan thực tập, chịu sự điều hành và phân công của cơ quan thực tập.

- Trình lãnh đạo phòng về đề tài viết báo cáo thực tập.

Tuần 3 (21/2 – 27/2)

- Tìm hiểu tổng quan về bộ máy hoạt động của UBND huyện Yên Thành.

- Tìm hiểu vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thành.

- Thu thập số liệu, nghiên cứu hồ sơ tài liệu liên quan đến chuyên đề thực tập.

- Gửi số liệu, tài liệu thu thập được cho giáo viên hướng dẫn xem xét, phê duyệt.

Tuần 4,5,6 (28/2 – 20/3)

- Trao đổi, xin ý kiến của cán bộ hướng dẫn thực tập về đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm - Viết báo cáo thực tập

3

Trang 9

- Tham gia các hoạt động khảo sát thực tế liên quan đến các vấn đề về cấp mới GCNQSD đất, thu hồi đất,…tại các xã trên địa bàn huyện Yên thành.

- Tham gia thực hiện các công việc theo sự phân công của cơ quan thực tập.

Tuần 7,8 (21/3 – 3/4)

- Tổng hợp tài liệu, tham khảo ý kiến của cơ quan thực tập - Hoàn thiện báo cáo thực tập

- Trình lãnh đạo phòng nhận xét về quá trình thực tập - Nộp báo cáo thực tập.

1.3 Tình hình thu thập tài liệu, số liệu tại cơ quan, đơn vị:

Trong quá trình thực tập tại phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thành, với môi trường làm việc nghiêm túc và chuyên nghiệp cùng với sự hướng dẫn tận tình của cán bộ hướng dẫn nói riêng và các anh chị trong phòng,bản thân em đã học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn và mở mang được những kiến thức hữu ích.

Nhờ sự giúp đỡ của cán bộ hướng dẫn, tình hình thu thập tài liệu, số liệu một cách đầy đủ, hiệu quả chính xác, đúng với chuyên đề thực tập bao gồm:

- Kế hoạch sử dụng đất năm 2017, năm 2018, năm 2019, năm 2020 và năm 2021 của huyện Yên Thành.

- Bên cạnh các kế hoạch sử dụng đất hàng năm thì có kèm theo các quyết định, phụ luc và các bảng biểu kế hoạch sử dụng đất hàng năm

4

Trang 10

PHẦN II ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

2.1 Đối tượng nghiên cứu:

Kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2017 - 2021 trên địa bàn huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

2.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Nghiên cứu đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2017 - 2021 của huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An

- Phạm vi không gian: Trong phạm vi địa giới hành chính huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

2.3 Nội dung nghiên cứu:

- Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Thành.

- Điều tra, thu thập tài liệu, số liệu có liên quan đến quy hoạch giai đoạn 2011-2020 và kế hoạch sử dụng đất hàng năm huyện Yên Thành giai đoạn 2017 - 2021;

- Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch sử dụng đất hàng năm giai đoạn 2017 - 2021 huyện Yên Thành, làm rõ những mặt đạt được và những tồn tại.

2.4 Phương pháp nghiên cứu:

2.4.1 Phương pháp điều tra thu thập thông tin tài liệu, số liệu:

Phương pháp điều tra, thu thập tài liệu: điều tra, thu thập các số liệu, tài liệu có liên quan đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất, kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất và các tài liệu, số liệu khác có liên quan đến đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch kế hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An.

Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra: tiến hành lấy 21 phiếu điều tra (mỗi xã, thị trấn 1 phiếu) từ cán bộ phụ trách công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất về tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất của huyện trên địa bàn trong giai đoạn và kế hoạch sử dụng đất năm 20, điều tra làm rõ nguyên nhân các công trình, dự án chưa được thực hiện.

5

Trang 11

2.4.2 Phương pháp thống kê

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu thu thập được, tiến hành phân nhóm (các công quan trọng cấp tỉnh xác định trên địa bàn huyện; các công trình huyện xác định , thống)

kê diện tích, công trình, dự án đã thực hiện theo kế hoạch hoặc chưa thực hiện theo kế hoạch; tổng hợp phân tích các yếu tố tác động đến kết quả triển khai thực hiện kế hoạch sử dụng đất.

2.4.3 Phương pháp so sánh:

So sánh giữa kết quả đạt được (hiện trạng sử dụng đất) với kế hoạch sử dụng đất làm rõ mức độ thực hiện các chỉ tiêu sử dụng đất trong giai đoạn thực hiện kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Thành.

2.4.4 Phương pháp tổng hợp phân tích

Tổng hợp các thông tin, số liệu đã điều tra thu thập được về tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành, tổng hợp những nguyên nhân dẫn đến các công trình,dự án chưa được thực hiện phục vụ cho việc phân tích và rút ra nhận xét, đánh giá Từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao tính khả thi của phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành.

PHẦN III ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH KẾ HOẠCH SỬDỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2016 -2020 TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN THÀNH,TỈNH NGHỆ AN.

3.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Yên Thành

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

a Vị trí địa lý

Yên Thành là một huyện đồng bằng bán sơn địa tỉnh Nghệ An, có vị trí địa lý: 105017’50’’ đến 105 33’04’’ kinh độ Đông; 18 52’42’’ đến 19 10’00’’ vĩ độ Bắc,000 diện tích tự nhiên 54.766,84 ha, gồm 38 xã và 01 thị trấn.

Phía bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu; Phía tây giáp huyện Đô Lương, Tân Kỳ;

6

Trang 12

Phía nam giáp huyện Nghi Lộc, Đô Lương; Phía đông giáp huyện Diễn Châu.

Hình 1.1: Vị trí địa lý huyện Yên Thành

(Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thành) Huyện có 15,2 km quốc lộ 7A chạy qua ở phía nam, 22 km quốc lộ 7B và 36 km quốc lộ 48E chạy qua địa bàn huyện nối với các huyện lân cận Các trục đường giao thông liên huyện 22, 33, 205, Sen - Sở, đi qua các xã đồng bằng và bán sơn địa, hình thành mạng lưới giao thông khá thuận lợi cho và giao lưu kinh tế - văn hoá.

b Địa hình, địa mạo

Yên Thành có địa hình lòng chảo, nghiêng dần từ tây bắc xuống đông nam, chia thành 2 vùng: vùng đồng bằng và vùng bán sơn địa:

- Vùng đồng bằng có 21 xã, 1 thị trấn, có độ cao bình quân so với mặt nước biển từ 0,8 - 2,5 m, là vùng trọng điểm sản xuất lúa.

- Vùng bán sơn địa có 17 xã, nằm trong vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng của tỉnh Nghệ An, có đồi núi thấp, sườn núi thoải dần về phía đông, là vùng có thế mạnh phát triển cây công nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi gia súc.

7

Trang 13

Từ đặc điểm trên cho thấy, điều kiện địa hình ở Yên Thành có nhiều thuận lợi để phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy việc phân bổ lại dân cư và lao động cũng như nhu cầu đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng

c Khí hậu, thời tiết

Yên Thành có những đặc điểm chung của khí hậu Bắc Trung Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, chịu ảnh hưởng của cả hai hình thái thời tiết đặc trưng khí hậu miền Bắc (lạnh giá vào mùa đông) và khí hậu đặc trưng của miền Trung (gió tây nam khô nóng vào mùa hè).

- Chế độ nhiệt: Chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, có nhiệt độ trung bình 23 - 24 C, tháng nóng nhất là tháng 7, nhiệt độ cao nhất là 41 C, mùa lạnhoo từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình 19 - 20 C Số giờ nắng trungo bình/năm 1.500 - 1.700 giờ Tổng tích ôn 3.500 - 4.000oC.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình/năm 1.816 mm, năm mưa lớn nhất 3.471 mm, năm mưa nhỏ nhất 1.150 mm, lượng mưa phân bố không đều trong năm mà tập trung chủ yếu từ nửa cuối tháng 8 đến tháng 10, lượng mưa thấp nhất từ tháng 1 đến tháng 4 (dương lịch).

- Chế độ gió: Có 2 hướng gió chính là gió mùa đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, gió đông nam từ tháng 5 đến tháng 10.

Đặc điểm khí hậu ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống của nhân dân; trong năm thường có hạn hán vào tháng 6,7, bão lụt vào tháng 9,10, nên phải cân nhắc kỹ về cơ cấu giống, mùa vụ, thời vụ gieo trồng và luôn phải quan tâm tới phòng chống sâu hại, dịch bệnh, hạn hán, cháy rừng, lũ lụt để hạn chế thiệt hại do thiên tai gây ra.

d Thủy văn

Huyện Yên Thành có thượng nguồn sông Bùng, sông Vũ Giang (qua Cầu Thông), các sông cụt: sông Dinh, sông Dền, sông Chòi (qua cầu Bà), sông Lạc Thổ,

Yên Thành có hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An chảy qua, là công trình tưới chính cho các xã đồng bằng và một số xã bán sơn địa Tuy không có sông lớn chảy qua địa

8

Trang 14

bàn huyện nhưng lại là huyện có nhiều khe suối từ vùng núi huyện Tân Kỳ, Quỳnh Lưu đổ về các xã vùng bán sơn địa phía tây và tây bắc Các công trình hồ chứa nước vùng này đã được đầu tư xây dựng khá hoàn chỉnh và tương đối đều khắp với tổng số hơn 270 công trình lớn nhỏ.

3.1.2 Các nguồn tài nguyên

a Tài nguyên đất

Tổng diện tích tự nhiên huyện Yên Thành là 54.909,67 ha, trong đó: Đất nông nghiệp 44050.33 ha, chiếm 80,22%; đất phi nông nghiệp 10391.26 ha, chiếm 18,92%; đất chưa sử dụng 468.08 ha, chiếm 0,85% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện.

Theo tài liệu điều tra thổ nhưỡng Nghệ An, trên địa bàn huyện Yên Thành có các loại đất chính sau:

- Đất phù sa không được bồi hàng năm (P): Diện tích khoảng 22.835,60 ha, là loại đất có diện tích lớn nhất (chiếm 41,80%), trồng lúa nước là chủ yếu, ở hầu khắp các xã, có ý nghĩa quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.

- Đất Feralit phát triển trên phiến sét (Fs): Diện tích khoảng 14.783,70 ha, chiếm 27,00% Đất có màu vàng hoặc vàng đỏ, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng, khả năng giữ nước tương đối tốt

- Đất Feralit biến đổi do trồng lúa nước (Fe): Diện tích khoảng 5.898,94 ha, chiếm 10,80% Được phát triển trên đá mẹ chủ yếu là sa thạch, phấn sa Hầu hết đất được trồng lúa nước.

- Đất Feralit phát triển trên phiến sét hoặc sa phiến sét (Fs): Diện tích khoảng 4.118,30 ha, chiếm 7,60% Phân bổ ở vùng đồi và vùng núi thấp Đất có tầng dày có thể phát triển trồng cây ăn quả và cây công nghiệp.

- Đất nâu vàng phát triển dưới chân núi đá vôi: Diện tích khoảng 3.293,20 ha, chiếm khoảng 6%.

- Đất bạc màu trên phù sa cổ (Fp): Diện tích khoảng 2.692,79 ha, chiếm 5,4% Đây cũng là loại đất tốt nhưng do điều kiện địa hình dốc, nghiêng, thường bị rửa trôi nên lớp đất canh tác trở nên chua, màu bạc trắng, cát pha rời rạc, nghèo chất dinh dưỡng.

9

Trang 15

- Đất dốc tụ: Diện tích khoảng 550 ha, chiếm 1% Là sản phẩm phong hoá từ trên đồi núi bị nước cuốn trôi xuống lắng đọng ở những thung lũng nhỏ Đất nghèo, chua, ít mùn.

- Đất phù sa ven sông suối (Ps): Diện tích khoảng 298,12 ha, chiếm 0,60% b Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt dồi dào, phong phú, hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An cung cấp nước tưới và nước sinh hoạt cho các xã đồng bằng và một số xã bán sơn địa Yên Thành có 272 hồ đập lớn và nhỏ được đầu tư xây dựng tương đối đều khắp; trong đó, có các hồ chứa nước lớn như: Vệ Vừng, Quản Hài, Mả Tổ,

- Nguồn nước dưới đất: Đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá tiềm năng, trữ lượng nguồn nước dưới đất của huyện Yên Thành Nguồn nước dưới đất của huyện được đánh giá là khá phong phú Chất lượng nguồn nước đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt trong vùng Hiện có hơn 80% hộ dân đang sử dụng nước giếng khoan.

c Tài nguyên rừng

Thực hiện tốt mục tiêu phủ xanh đất trống, đồi trọc và chính sách giao đất, khoán rừng đến từng hộ gia đình, những năm gần đây, diện tích rừng tương đối ổn định Năm 2019, diện tích rừng hiện có của toàn huyện theo kết quả theo dõi diễn biến rừng là 17.501,3 ha Tỷ lệ che phủ rừng đạt 31,9 % Huyện đã triển khai thực hiện tốt công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng; kiểm tra và xử lý các vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng, đôn đốc các đơn vị thực hiện tốt công tác bảo vệ và phòng chữa cháy rừng d Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của Yên Thành không nhiều về chủng loại cũng như trữ lượng, gồm có một số loại sau:

- Nhiên liệu: Than bùn ở xã Vĩnh Thành, lộ thiên, trữ lượng khoảng 37.500 tấn - Kim loại màu: Barit ở xã Sơn Thành và Rú Bìm xã Hợp Thành Trong đó ở Sơn Thành có trữ lượng khoảng 25.700 tấn, ở Rú Bìm thành phần khoáng vật gồm barit, visevit, thạch anh và sulfua.

10

Trang 16

- Phân bón vô cơ: Photphorit ở lèn Bói xã Quang Thành và lèn Bằng xã Đồng Thành, quặng dạng khối bột, hàm lượng P2O5 từ 4,70 - 37,80%, trữ lượng khoảng 49.554 tấn.

- Vật liệu xây dựng: Đá vôi ở Đồng Thành, Nam Thành, Trung Thành, trữ lượng trên 40 triệu m 3

Ngoài ra, một số nơi còn có cát xây dựng ở Sơn Thành, tuy trữ lượng không lớn, chất lượng thấp song có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển các công trình xây dựng trên địa bàn nông thôn.

e Tài nguyên nhân văn

Nhân dân Yên Thành có truyền thống văn hóa lâu đời, tinh thần cách mạng, cần cù hiếu học, có khả năng tiếp cận các tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhất là sản xuất thâm canh cây lúa Yên Thành có các di tích lịch sử văn hóa như: đền Đức Hoàng, đền chùa Gám, nhà thờ Bảo Nham, di tích Tràng Kè, nhà thờ Phan Đăng Lưu, Vĩnh Thành, nơi Bác Hồ về thăm và cảnh đẹp hồ Vệ Vừng, có điều kiện phát triển du lịch văn hóa tâm linh Với đội ngũ con em Yên Thành sống và làm việc khắp mọi miền Tổ quốc và một số nước trên thế giới, có trình độ tay nghề chuyên môn kỹ thuật khá đã đang sẵn sàng giúp đỡ quê hương.

Tiếp tục kế thừa và phát huy truyền thống của cha ông, Đảng bộ và nhân dân huyện Yên Thành đang ra sức phấn đấu vươn lên tầm cao mới, khai thác những tiềm năng và thế mạnh, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

3.1.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội.

a Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Nhìn chung trong những năm qua, KT-XH huyện Yên Thành phát triển khá, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của tỉnh Tổng giá trị sản xuất năm 2021 (giá so sánh 2010) ước đạt 13.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng 9,1%; trong đó: Nông, lâm, thủy sản tăng 3%, Công nghiệp - xây dựng tăng 12%, Dịch vụ tăng 14%

11

Trang 17

Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản, tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ Cơ cấu kinh tế năm 2021 là:

- Nông lâm thủy sản: 35%; - Công nghiệp - xây dựng: 32%; - Dịch vụ: 35,5%.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành diễn ra còn chậm và chưa rõ nét Ngành nông lâm thủy sản vẫn là ngành chủ đạo trong nền kinh tế; công nghiệp - xây dựng cũng như dịch vụ, mặc dù có bước phát triển nhưng là ngành thứ yếu, chưa chiếm được ưu thế trong nền kinh tế của huyện

b Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

- Ngành nông nghiệp

Tuy thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp và bất lợi nhưng các cấp chính quyền đã tích cực chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu mùa vụ và cây trồng, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, năng suất, chất lượng, hiệu quả

+ Cây lúa: Lúa là cây trồng chủ lực của huyện Yên Thành, diện tích gieo cấy năm 2020 đạt 24.281,33 ha, năng suất dự ước đạt 54,8 tạ/ha; sản lượng 133.520 tấn, giảm 521,25 tấn so với năm 2020.

+ Cây ngô: Diện tích ngô toàn huyện đạt 2.413,69 ha, năng suất bình quân 41,08 tạ/ha, sản lượng 9.916 tấn, giảm 917 tấn so với năm 2019, đạt 68,66% so với kế hoạch

+ Khoai lang: Diện tích khoai lang toàn huyện đạt 295,94 ha; năng suất bình quân 73,09 tạ/ha; sản lượng 2.163 tấn.

+ Cây lạc: Diện tích cây lạc 388,74 ha; năng suất bình quân 22,2 tạ/ha; sản lượng 863 tấn.

+ Đậu: Diện tích cây đậu 347,63 ha, năng suất bình quân đạt 13,75 tạ/ha; sản lượng 478 tấn.

12

Trang 18

+ Rau các loại: Diện tích 3.999,89 ha; năng suất bình quân đạt 179,54 tạ/ha; sản lượng 71.814 tấn.

Trong năm 2020, tiếp tục đưa nhiều giống lúa chất lượng, có giá trị kinh tế cao; tiếp tục liên kết với tập đoàn TH đầu tư liên kết gắn sản xuất gắn với chế biến gạo, đẩy mạnh xây dựng mô hình liên kết sản xuất lúa giống, lúa hàng hóa, lúa cây trồng mới, sản xuất theo hướng Vietgap Ngoài ra, còn xây dựng 03 mô hình ứng dụng quy trình công nghệ tưới nhỏ giọt cho cây cam và bưởi tại xã Quang Thành, Xuân Thành và Tây Thành.

- Ngành chăn nuôi:

GTSX theo giá so sánh ước đạt 1.704,5 tỷ đồng, bằng 98,55 so với năm 2019; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 31.842,5 tấn, bằng 87,58% so với năm 2019, đạt 83,36% kế hoạch Năm 2020, tổng đàn trâu đạt 13.850 con, đạt 71% kế hoạch; đàn bò 23.500 con, đạt 92,5% kế hoạch; đàn lợn 90.550 con, đạt 60,4% kế hoạch và đàn gia cầm 3.860,7 nghìn con, đạt 128,7% kế hoạch Các mô hình chăn nuôi tập trung ngày một phát triển, nhiều doanh nghiệp, trang trại với quy mô lớn, hiệu quả khá Tình hình dịch tả lợn Châu Phi từ ngày 21/1/2020 đến ngày 20/10/2020 xảy ra tại 40 hộ của 22 xóm, thuộc 12 xã gồm: Phú Thành, Đồng Thành, Phúc Thành, Hùng Thành, Kim Thành, Lăng Thành, Hoa Thành, Đại Thành, Công Thành, Minh Thành, Trung Thành và Vĩnh Thành Số lợn tiêu hủy 310 con, trọng lượng 14.123,1kg Hiện nay đã có 9 xã công bố hết dịch, có 2 xã tái dịch gồm Phú Thành, Công Thành Dịch cúm gia cầm H5N6 xảy ra tại xã Đồng Thành, Nam Thành và Nhân Thành, số gia cầm tiêu hủy 4.061 con, dịch cúm gia cầm H5N6 đã kiểm soát và công bố hết dịch.

- Ngành lâm nghiệp:

GTSX theo giá so sánh ước đạt 171,2 tỷ đồng, tương đương với năm 2019 Tập trung chỉ đạo trồng rừng, diện tích trồng rừng 1.267 ha, đạt 84,5% kế hoạch cả năm, trong đó trồng rừng sản xuất 1.248,5 ha, trồng rừng phòng hộ 18,5 ha; trồng được hơn 800 nghìn cây phân tán Tỷ lệ che phủ rừng đạt 36,55%, đạt 100% kế hoạch; Tập trung bảo vệ tốt diện tích hơn 19.200 ha rừng hiện có, tuyên truyền nâng cao ý thức của người

13

Trang 19

dân về công tác quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy, phòng trừ sâu bệnh, đã thành lập được 236 tổ phòng cháy, chữa cháy rừng với 3.382 người tham gia.

- Ngành thủy sản:

GTSX theo giá so sánh ước đạt 188,2 tỷ đồng, tăng 2% so với năm 2019 Diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 1.660 ha, sản lượng đạt 8.261,5 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt 5.504,5 tấn Sản lượng khai thác nội địa 2.757 tấn Nhiều mô hình nuôi con đặc sản có giá trị kinh tế cao như mô hình nuôi lươn không bùn tại xã Thọ Thành, Xuân Thành; mô hình nuôi ốc bươu đen, cua đồng ở xã Đức Thành, Hợp Thành Khai thác tối đa diện tích mặt nước hiện có để nuôi thả cá, xây dựng cơ chế phù hợp khuyến khích người dân đầu tư nuôi trồng thủy sản Quan tâm chỉ đạo xây dựng các mô hình liên kết với các đơn vị bao tiêu sản phẩm và nhân rộng các mô hình đã phát triển hiệu quả tại các xã trên địa bàn huyện.

- Ngành công nghiệp, xây dựng:

- Nhà máy may Nhật Bản, Nhà máy gạch tuynel tại cụm công nghiệp Cửa Nương - Đồng Thành và Nhà máy gạch Sơn Thành, nhà máy may tại xã Sơn Thành hoạt động sản xuất có hiệu quả, tạo việc làm cho 2.128 lao động, sản phẩm được thị trường chấp nhận Nhà máy may tại xã Công Thành đã cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng với tổng kinh phí xây dựng khoảng 500 tỷ đồng, hiện nay đang tuyển dụng khoảng 5.000 lao động, dự kiến đi vào hoạt động cuối năm 2020.

- Hoạt động làng nghề được duy trì và phát triển tương đối khá, giải quyết được nhiều lao động nhàn rỗi khu vực nông thôn như làng nghề mây tre đan, nghề làm miến, bánh, bún, đồ gỗ dân dụng, Trên địa bàn huyện đã có 15 làng nghề được UBND tỉnh công nhận, sự phát triển của làng nghề đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, cải thiện và nâng cao đời sống cho người dân Hệ thống điện tiếp tục được đầu tư nâng cấp, cơ bản đảm bảo cung cấp đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt.

- Công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai thực hiện đảm bảo đúng quy định Tăng cường quản lý quy hoạch và chất lượng công trình, cấp phép xây dựng, thực hiện kiểm tra chất lượng công trình trong quá trình thi công theo quy định.

14

Trang 20

Nâng cao chất lượng thẩm định thiết kế dự toán công trình Phát huy vai trò của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện trong việc quản lý dự án và giám sát các dự án huyện, xã làm chủ đầu tư Tập trung chỉ đạo quyết liệt, có hiệu quả kế hoạch giải tỏa vi phạm hành lang an toàn giao thông trên địa bàn huyện và chiến dịch giao thông nông thôn năm 2020

- Tích cực giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ các các dự án Công tác giám sát, đánh giá đầu tư, quản lý và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản được tăng cường chỉ đạo thực hiện Các ngành, các cấp tập trung huy động các nguồn lực để thực hiện các dự án Tổng nguồn vốn huy động toàn xã hội cả năm ước đạt 8.700 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, đạt 102,3% so với năm 2019 Các dự án đầu tư cơ bản được tổ chức thi công

đúng tiến độ; chất lượng công trình được chú trọng; Tăng cường đôn đốc, chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình trọng điểm như Dự án đường cao tốc Bắc Nam, Nâng cấp, gia cố hệ thống thoát lũ và đê chống lũ huyện Yên Thành; Dự án Nhà máy chế biến gạo của Tập đoàn TH, xây dựng cầu Bến Hàng, cầu Khảo nghiệm,

- Ngành dịch vụ:

Chịu ảnh hưởng lớn của đại dịch Covid-19 nhưng ngành thương mại, dịch vụ vẫn có bước tăng trưởng khá Giá trị sản xuất ước đạt 2.731,3 tỷ đồng, tăng 13,06% so với năm 2019 Các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ mang tính đa ngành, đa nghề tiếp tục phát triển Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 5.164 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2019 Giá cả hàng hóa, dịch vụ cơ bản ổn định Hoạt động của hệ thống ngân hàng và tổ chức tín dụng, bưu chính - viễn thông, vận tải, nhà hàng và các dịch vụ bán buôn, bán lẻ được mở rộng mạng lưới Chất lượng dịch vụ cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách hàng, góp phần giải quyết việc làm cho người lao động Tăng cường kiểm tra quản lý thị trường về vệ sinh an toàn thực phẩm, xử lý hàng giả, hàng kém chất lượng đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng Rà soát, thu hút đầu tư nâng cấp hệ thống chợ trên địa bàn, đôn đốc các xã có chợ phân loại vị trí, điểm kinh doanh.

15

Trang 21

3.1.4 Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn:

a Thực trạng phát triển đô thị:

- Dân số thị trấn Yên Thành đạt 5.919 người Hệ thống công trình đô thị từng bước được quan tâm đầu tư xây dựng, năm 2018 thị trấn Yên Thành đã hình thành Cụm công nghiệp Thị trấn, thu hút đầu tư của Công ty may TNHH MLB TENERGY, giải quyết việc làm cho gần 1.000 lao động, kéo theo sự phát triển thương mại, dịch vụ gần cụm công nghiệp phát triển Thị trấn Yên Thành đang tiếp tục giải phóng mặt bằng, thu hút đầu tư vào cụm công nghiệp Thị trấn Theo đó là sự phát triển đồng bộ của kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và của thị trấn, đảm bảo sinh hoạt vui chơi giải trí của cư dân thị trấn

- Trên địa bàn huyện hiện có 5 thị tứ: Bảo Thành, Thọ Thành, Đô Thành, chợ Rộc (Trung Thành) và Hợp Thành Các thị tứ là trung tâm hành chính của xã, đồng thời là tụ điểm phát triển các dịch vụ bán buôn, bán lẻ, sản xuất tiểu thủ công nghiệp,… b Thực trạng phát triển các khu dân cư nông thôn

- Do đă Šc điểm lịch sử hình thành và phát triển, các khu dân cư nông thôn trên địa bàn huyê Šn được phát triển theo những hình thái khác nhau, tùy thuô Šc vào điều kiê Šn và mức đô Š phân bố trong từng khu vực Các tụ điểm dân cư truyền thống (như làng, thôn, xóm, ) được hình thành với mâ Št đô Š tâ Šp trung đông ở những nơi có giao thông thuâ Šn tiê Šn, dịch vụ phát triển; các trung tâm kinh tế văn hoá của xã Toàn huyê Šn có 38 xã với tổng diê Šn tích đất ở tại nông thôn 1.609,71 ha, dân số 270.500 người Cùng với sự gia tăng dân số, hình thành các cụm điểm dân cư mới, gần các cụm điểm dân cư cũ.

- Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, toàn huyện đã có 25/38 xã đạt chuẩn nông thôn mới, kết cấu hạ tầng cơ bản đang được hoàn thiện

- Hê Š thống kết cấu hạ tầng trong khu dân cư nông thôn mă Šc dù đã được quan tâm đầu tư, song còn nhiều hạn chế do kinh phí hạn hẹp, hê Š thống giao thông, cấp thoát nước, điê Šn, thông tin,… vẫn thiếu đồng bô Š, chưa đảm bảo quy mô, tiêu chuẩn kỹ thuâ Št.

16

Trang 22

3.1.5 Đánh giá chungThuận lợi

- Huyện có vị trí địa lý khá thuận lợi, có tuyến quốc lộ 7A nối từ quốc lộ 1A đi nước Lào Quốc lộ 7B chạy ngang qua trung tâm kinh tế chính trị huyện, nối từ quốc lộ 1A đến quốc lộ 7A (22 km); quốc lộ 48E từ cảng Cửa Lò qua huyện Nghi Lộc đến quốc lộ 7A về thị trấn Yên Thành Ngoài ra hệ thống giao thông tuyến huyện, tuyến xã cơ bản đã được rải nhựa và bê tông hóa.

- Có hệ thống thủy lợi Bắc Nghệ An bắt nguồn từ Đô Lương cấp nước cho huyện Yên Thành; có 272 hồ đập lớn nhỏ ở các xã đồi núi là nguồn nước phục vụ sản xuất, dân sinh, bảo vệ môi trường sinh thái; có kênh tiêu Vách Bắc, chống ngập úng cho vựa lúa Yên Thành, lớn nhất tỉnh.

- Huyện có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa (83 di tích, trong đó có 24 di tích quốc gia, 59 di tích cấp tỉnh); có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tâm linh, thu hút du khách trong và ngoài huyện như đền Đức Hoàng, đền - chùa Rú Gám, di tích Tràng Kè, khu lưu niệm Bác Hồ về thăm Vĩnh Thành, nhà lưu niệm Phan Đăng Lưu.

- An ninh, trật tự được giữ vững, các cơ quan quản lý nhà nước nắm vững các quy định pháp luật, trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác, nhân dân chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

- Nguồn lao động dồi dào, chủ yếu là lao động nông nghiệp, có thể huy động vào sản xuất nông lâm nghiệp, phát triển các ngành nghề truyền thống và tiểu thủ công nghiệp

Hạn chế

- Nợ thuế vẫn còn lớn, hiệu quả thu nợ thuế chưa cao, kết quả ủy nhiệm thu còn thấp Một số xã chưa tích cực phối hợp với cơ quan thuế để đẩy mạnh công tác thu ngân sách trên địa bàn

- Năng suất, sản lượng lượng ngành trồng trọt giảm so với cùng kỳ năm 2019; Dịch tả lợn Châu Phi đã xảy ra tại nhiều xã trên địa bàn huyện Công tác chỉ đạo phòng chống dịch tả lợn Châu Phi tại một số xã chưa quyết liệt Cháy rừng xảy ra tại xã Công

17

Trang 23

Thành, Mỹ Thành, Sơn Thành Công tác quản lý, bảo vệ rừng nhiều nơi chưa quyết liệt, hiện tượng khai thác rừng trái pháp luật vẫn còn xẩy ra Vụ Hè thu năm 2020 dân bỏ hoang ruộng khoảng 700 ha.

- Công tác lãnh đạo, chỉ đao xây dựng nông thôn mới ở nhiều địa phương chưa quyết liệt, đặc biệt là ở các xã đã đạt chuẩn nông thôn mới; tiến độ xây dựng nông thôn mới ở các xã đăng ký đạt chuẩn năm 2019 chậm; huy động nguồn lực của nhân dân còn hạn chế Triển khai thực hiện tiêu chí huyện nông thôn mới khó khăn đặc biệt là tiêu chí giao thông;

- Công tác kiểm tra chất lượng công trình trong quá trình thi công còn hạn chế; Tình trạng cột điện hư hỏng, gây mất an toàn tại một số xã trên địa bàn huyện vẫn chưa được khắc phục hết

- Việc tiến hành các quy trình, thủ tục để đấu giá đất còn rất chậm Công tác vệ sinh môi trường, thu gom, xử lý rác thải tại các xã, thị trấn chưa làm tốt, ý thức của

người dân chưa cao, chính quyền cấp xã chưa vào cuộc quyết liệt

- Tiến độ xây dựng Trường đạt chuẩn quốc gia chậm Học sinh giỏi chưa đạt như kỳ vọng.

- Công tác tuyên truyền của các cấp, các ngành, các đoàn thể chính trị chưa tốt - Một số địa phương chưa quan tâm chỉ đạo đối với công tác chăm sóc sức khỏe, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, hành nghề y dược tư nhân

- Công tác cải cách hành chính tuy đã có chuyển biến nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu Một số đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác cải cách hành chính và giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, chưa chỉ đạo dứt điểm những vấn đề phức tạp, tồn đọng và mới nay sinh ở cơ sở; còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại, đùn đẩy trách nhiệm lên cấp trên.

- Việc chấp hành kỷ cương, kỷ luật tại một số cơ quan, đơn vị chưa nghiêm túc; hiệu quả thực thi công vụ của một số công chức, viên chức chưa cao, đặc biêt là cấp cơ sở.

18

Trang 24

- Tình hình hình an toàn thực phẩm có mặt tiếp tục diễn biến phức tạp, nhất là hoạt động của các đối tượng phản động, các chức sắc tôn giáo cực đoan kích động giáo dân tụ tập đông người gây phức tạp về an toàn thực phẩm Một số phần tử phản động hoạt động chống đối có biểu hiện gia tăng; Tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông và hoạt động xe quá khổ, quá tải, phường hụi còn tiềm ẩn phức tạp Ý thức tự giác chấp hành pháp luật về an toàn giao thông của người tham gia giao thông còn hạn chế

3.2 Tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn huyện Yên Thành

3.2.1 Tình hình quản lý đất đai

3.2.1.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, Nghị định số 43/2014/NĐ – CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn thi hành của Bộ Tài nguyên và Môi trường, huyện đã sớm triển khai tập huấn những nội dung cơ bản của Luật và Nghị định của Chính phủ cho cán bộ chủ chốt của các ban, ngành, đoàn thể, UBND các xã, thị trấn trên địa bàn Ban hành các văn bản chỉ đạo và thực hiện việc tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng để cán bộ và người dân có thể nắm bắt kịp thời các chính sách của Nhà nước liên quan đến đất đai Do vậy, công tác quản lý đất đai trên địa bàn huyện tiếp tục được củng cố, cơ bản hoàn thành những nhiệm vụ và kế hoạch đề ra theo đúng quy định của pháp luật

3.2.1.2 Công tác quản lý và xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:

- Hoàn Thành công tác kiểm kê đất đai, xây dựng kế hoạch sử dựng đất năm 2022 trình cấp thẩm quyền phê duyệt; triển khai thực hiện chủ trương lập Quy hoạch sử dụng đất huyện Yên Thành thời kỳ 2021-2030

- Tổ chức tâ Šp huấn cho các xã, Thị trấn về công tác quản lý đất đai về đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhâ Šn quyền sử dụng đất.

- Việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất được thực hiện 3.2.1.3 Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính:

19

Trang 25

Hiê Šn nay trên địa bàn đã thực hiê Šn đo đạc bản đồ địa chính 38/39 xã, Thị trấn Trong năm 2019 và năm 2020 triển khai đo đạc bản đồ địa chính đất nông nghiê Šp sau chuyển đổi ruô Šng đất cho 5 xã: Nam Thành, Bắc Thành, Trung Thành, Xuân Thành và Liên Thành nâng tổng số xã được đo đạc sau chuyển đổi ruô Šng đất lên 13 đơn vị, làm cơ sở cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và cấp đổi GCN sau chuyển đổi ruộng đất, lập lại hệ thống hồ sơ địa chính theo đúng qui định để quản lý và khai thác hệ thống thông tin đất đai có hiệu quả.

- Triển khai công tác lâ Šp hồ sơ xây dựng cơ sở dữ liê Šu số địa chính cho tất cả các xã, Thị trấn trên địa bàn góp phần vào công tác quản lý đất đai trên địa bàn theo hê Š thống quản lý dữ liê Šu số thống nhất trên toàn quốc

3.2.1.4 Công tác giao đất gắn với cấp GCNQSD đất: a Giao đất theo hình thức định giá: không có trường hợp nào b Giao đất theo hình thức đấu giá:

Trong năm 2020 đã tổ chức đấu giá 25 lượt, số tiền sử dụng đất là 306,7 tỷ đồng (chênh lệch so với giá khởi điểm 120 tỷ đồng), số tiền sử dụng đất năm 2019 chuyển qua là 80,97 tỷ đồng, (tổng số tiền sử dụng đất thu trong năm 2020 là 387,6 tỷ 3.2.1.5 Công tác đăng ký và cấp GCNQSD cho hộ gia đình, cá nhân:

- Công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất ở, đất vườn ao gắn liền đất ở (cấp giấy lần đầu).

+ Số trường hợp: 1.040 GCN, diện tích 20.757 ha.

- Công nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất khác: 10 GCN;

- Cấp đổi, cấp lại, đính chính sai sót: 813 trường hợp;

- Chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế QSD đất: 3.534 trường hợp; - Giao dịch đảm bảo bằng QSD đất: 7.169 trường hợp; - Đo đạc, chỉnh lý bản đồ, trích lục: 1.666 trường hợp; - Đo đạc phục vụ giải phóng mặt bằng: 18 công trình;

20

Trang 26

- Cấp đổi theo chủ trương: 3.205 trường hợp.

3.2.1.6 Công tác thu hồi chuyển mục đích sử dụng đất, bồi thường GMB để thực hiê Un các dự án trong năm 2020:

a) Các công trình, dự án thu hồi đất:

Tổng số công trình, dự án và diện tích đã được HĐND tỉnh thông qua tại các Nghị Quyết: số 16/NQ-HĐND ngày 20/12/2017; số 05/NQ-HĐND ngày 20/7/2018; số 28/NQ-HĐND ngày 12/12/2018; số 05/NQ-HĐND ngày 12/7/2019; số 27/NQ-HĐND ngày 12/12/2019; số 19/NQ-HĐND ngày 22/07/2020 là 141 công trình, dự án với diện tích là 142,27 ha

Trong năm 2020 đã thực hiện 62/141 công trình dự án đạt tỷ lệ 43,97 % về số lượng công trình và thu hồi diện tích 63,15 ha đạt tỷ lệ 44,33 % về diê Šn tích.

b) Kết quả thực hiện Nghị quyết chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng:

Tổng số công trình, dự án và diện tích đã được HĐND tỉnh thông qua tại các Nghị quyết số: 17/NQ-HĐND ngày 20/12/2017; 06/NQ-HĐND ngày 20/7/2018; 29/NQ-HĐND ngày 12/12/2018; 06/NQ-HĐND ngày 12/07/2019; 18/NQ-HĐND ngày 25/09/2019; 28/NQ-HĐND ngày 12/12/2019; 20/NQ-HĐND ngày 22/7/2020 là 136 công trình, dự án với diện tích là 116,4 ha

Trong năm 2020 đã thực hiện 61/136 công trình dự án tỷ lệ thực hiện 44,85% với diện tích thực hiện chuyển mục đích 43,56 ha đạt tỷ lệ 37,42 % Số công trình, dự án chuyển tiếp là 83 công trình, diện tích CMĐ chuyển tiếp 64,72 ha.

3.2.2 Hiện trạng sử dụng đất tại huyện Yên Thành

Bảng 3.1 : Hiện trạng sử dụng đất năm 2021 của huyện Yên Thành

Trang 27

Đất trồng lúa nước còn lại LUK 251,31 0,46%

2.9 Đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã DHT 6.516,07 11,87%

22

Trang 28

2.19 Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng NTD 512,80 0,93%

3Đất chưa sử dụngCSD470,490,86%

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Yên Thành Tổng diện tích tự nhiên năm 2021 là 54.909,67 ha, trong đó:

+ Diện tích đất trồng cây hàng năm là 15.402,05 ha chiếm 28,05% tổng diện tích tự nhiên; Trong đất trồng cây hàng năm gồm các loại: diện tích đất trồng lúa là 13.777,92 ha chiếm 25,09% tổng diện tích tự nhiên; diện tích đất trồng cây hàng năm khác là 1.624,13 ha chiếm 2,96% tổng diện tích tự nhiên.

+ Diện tích đất trồng cây lâu năm là 7.497,60 ha chiếm 13,65% tổng diện tích tự nhiên;

- Diện tích đất lâm nghiệp là 20.334,72 ha chiếm 37,03% tổng diện tích tự nhiên; Trong đất lâm nghiệp gồm các loại:

+ Diện tích đất rừng sản xuất là 14.486,39 ha chiếm 26,38% tổng diện tích tự

Ngày đăng: 05/04/2024, 14:36

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w