BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG công ty TNHH CANON VIỆT NAM

171 0 0
BÁO CÁO ĐỀ XUẤT CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG công ty TNHH CANON VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hiện tại, Công ty TNHH Canon Việt Nam xả thải vào KCN Tiên Sơn qua hệ thống đường ống đấu nối giữa hai bên và KCN Tiên Sơn sẽ phụ trách xử lý toàn bộ lượng nước thải tại Nhà máy xử lý nư

Trang 1

- -BÁO CÁO ĐỀ XUẤT

CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG của cơ sở: “Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên

Sơn”

Địa chỉ: số 12, đường TS10 Khu công nghiệp Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam

Ký bởi: Bùi Thị PhươngThảo

btpthao.stnmt@bacninh.gov.vn

Cơ quan: Sở Tài nguyên vàMôi trường, Tỉnh Bắc NinhNgày ký: 27-03-202409:38:13 +07:00

Trang 3

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 13

3.1 Công suất hoạt động của cơ sở 13

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở 14

3.3 Sản phẩm của cơ sở 23

4 Nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở 24

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án 24

4.2 Nguồn cung cấp điện của cơ sở 27

4.3 Nguồn cung cấp nước của cơ sở 27

5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở 27

5.1 Quy mô các hạng mục công trình của dự án 27

5.2 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất 31

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG 33

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường 33

2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường 36

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 38

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 38

1.1 Thu gom, thoát nước mưa 38

1.2 Thu gom, thoát nước thải 40

1.3 Xử lý nước thải 44

Trang 4

3.1 Công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt 79

3.2 Công trình lưu giữ chất thải rắn sản xuất 80

4 Công trình, biện pháp lưu giữ chất thải nguy hại 81

5 Công trình, biện pháp giảm thiểu tiếng ồn, độ rung 86

6 Phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường 87

CHƯƠNG 4 NỘI DUNG ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG 114

1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với nước thải 114

1.1 Nguồn phát sinh nước thải và dòng thải 114

1.2 Công trình, thiết bị xử lý nước thải 117

2 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 119

2.1 Nội dung đề nghị cấp phép đối với khí thải 119

2.2 Lưu lượng xả khí thải lớn nhất: 7.500 m3/h 120

2.3 Phương thức xả khí thải 120

2.4 Yêu cầu bảo vệ môi trường đối với thu gom, xử lý khí thải 120

3 Nội dung cấp phép đối với tiếng ồn, độ rung 121

3.1 Nguồn phát sinh 121

3.2 Giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung 122

CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 123

1 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2022 123

1.1 Nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải 123

1.2 Nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải 126

2 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải năm 2022 131

2.1 Khí thải tại ống thoát khí thải khu vực lắp ráp hộp mực in lưới ASSY 131

2.2 Khí thải tại ống khí thải khu vực sản xuất trục máy in 1 132

2.3 Khí thải tại ống khí thải khu vực đúc nhựa 133

2.4 Khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bản mạch điện tử 137

2.5 Khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bảng mạch điện tử 138

2.6 Khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bảng mạch điện tử 139

2.7 Khí thải tại ống khí thải từ khu vực rửa khung dỡ bản mạch 140

3 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với nước thải năm 2023 142

3.1 Nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải 142

3.2 Kết quả phân tích nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải 146

Trang 5

4 Kết quả quan trắc môi trường định kỳ đối với bụi, khí thải năm 2023 151

4.1 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải khu vực in lưới ASSY 151

4.2 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải khu vực sản xuất trục máy in 1 153

4.3 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải khu vực đúc nhựa 153

4.4 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bản mạch điện tử 158

4.5 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải từ khu vực bản mạch điện tử 159

4.6 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bản mạch điện tử 160

4.7 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải từ khu vực rửa khung dỡ bản mạch 162

CHƯƠNG 6 CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ 163

1 Kế hoạch vận hành thử nghiệm các công trình xử lý chất thải 163

2 Chương trình quan trắc môi trường định kỳ 163

CHƯƠNG 7 KẾT QUẢ KIẾM TRA, THANH TRA VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI CƠ SỞ 164

1 Kết quả kiếm tra của Phòng cảnh sát môi trường – Công an Tỉnh Bắc Ninh năm 2022 164

1.1 Thành phần đoàn kiểm tra 164

1.2 Nội dung cuộc kiểm tra 164

1.3 Nhận xét và đề nghị 165

1.4 Ý kiến đề xuất của Công ty 166

1.5 Kết luận của đoàn kiểm tra 166

CHƯƠNG 8 CAM KẾT CỦA CHỦ CƠ SỞ 167

Trang 6

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Quy mô sản xuất hiện tại của cơ sở 13

Bảng 1.2 Sản phẩm của cơ sở 23

Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng 24

Bảng 1.4 Quy mô các hạng mục công trình của dự án 29

Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị phụ vụ sản xuất tại cơ sở 31

Bảng 3.1 Khối lượng hạng mục thoát nước thải ra hệ thống thu gom của KCN 43

Bảng 3.3 Một số sự cố thông thường và biện pháp ứng phó 62

Bảng 3.4 Các sự cố có thể xảy ra trong quá trình sinh học 64

Bảng 3.5 Dấu hiệu cảnh báo CTNH tại kho chứa 81

Bảng 3.6 Danh mục chất thải nguy hại tại nhà máy năm 2023 83

Bảng 3.7 Danh sách và cách xử lý sự cố hệ thống xử lý nước thải 88

Bảng 3.8 Xử lý sự cố liên quan đến bơm ly tâm và bơm chìm 91

Bảng 3.9 Xử lý sự cố liên quan đến máy nén khí 92

Bảng 3.10 Xử lý sự cố liên quan đến máy thổi khí 94

Bảng 3.11 Xử lý liên quan đến máy khuấy 97

Bảng 3.12 Xử lý sự cố liên quan đến cảm ứng đo pH 99

Bảng 4.1 Thông số và giá trị giới hạn đối với nước thải tại khu vực nhà máy 115

Bảng 4.2 Các chất ô nhiễm và giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải 119

Bảng 4.3 Giá trị của độ rung theo QCVN 27:10/BTNMT 122

Bảng 4.4 Giá trị của tiếng ồn theo QCVN 26:2010/BTNMT 122

Bảng 5.1 Kết quả quan trắc nước thải đầu vào của hệ thống xử lý nước thải 123

Bảng 5.2 Kết quả quan trắc nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải 127

Bảng 5.3 Kết quả quan trắc khí thải tại ống khí thải khu vực in lưới ASSY 131

Bảng 5.4 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải khu vực sản xuất trục máy in 1 132

Bảng 5.5 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải khu vực đúc nhựa 134

Bảng 5.6 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bản mạch 137

Bảng 5.7 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bản mạch điện tử 138

Bảng 5.8 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bản mạch 139

Bảng 5.9 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải từ khu vực rửa khung dỡ bản mạch 141

Bảng 5.10 Kết quả phân tích nước thải đầu vào hệ thống xử lý nước thải 143

Bảng 5.11 Kết quả phân tích nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải 146

Bảng 5.12 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải khu vực in lưới ASSY 152

Bảng 5.13 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải khu vực sản xuất trục máy in 1 153

Bảng 5.14 Kết quả phân tích khí thải tại ống khí thải khu vực đúc nhựa 154

Bảng 5.15 Kết quả quan trắc khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bản mạch điện tử 158

Bảng 5.16 Kết quả quan trắc khí thải tại ống khí thải khu vực bản mạch điện tử 159

Trang 7

Bảng 5.17 Kết quả quan trắc khí thải tại ống khí thải từ khu vực lắp ráp bản mạch điện tử 160 Bảng 5.18 Kết quả quan trắc khí thải tại ống khí thải từ khu vực rửa khung dỡ bản mạch 162

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1 Vị trí của dự án 12

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất máy in tại CVN 15

Hình 1.3 Sơ đồ quá trình đổ khuôn đúc nhựa 16

Hình 1.4 Sơ đồ quá trình sản xuất, lắp ráp các bộ phận điện tử 17

Hình 1.5 Sơ đồ quá trình tạo sản phẩm dập 18

Hình 1.6 Sơ đồ công đoạn in lưới 19

Hình 1.7 Sơ đồ quá trình lắp ráp 20

Hình 1.8 Sơ đồ quá trình sản xuất trục máy in 23

Hình 1.9 Sơ đồ quá trình sơn và phủ Ceramic 23

Hình 1.10 Một số sản phẩm của công ty 24

Hình 1.11 Sơ đồ các hạng mục công trình tại Nhà máy 31

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa tổng thể của dự án 38

Hình 3.2 Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa trên mái 39

Hình 3.3 Sơ đồ quy trình thu gom và thoát nước mưa trên diện tích mặt nền 39

Hình 3.4 Sơ đồ thu gom nước thải 42

Hình 3.5 Hố ga đấu nối với KCN 43

Hình 3.6 Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống xử lý nước thải công suất 500 m3/ngày đêm 46

Hình 3.7 Công nghệ xử lý bụi công đoạn sơn trục máy in bằng các tấm lọc bằng Polymer và giấy 68

Hình 3.8 Sơ đồ hệ thống thông gió tự nhiên 71

Hình 3.9 Hình ảnh ống hút khí của máy đúc nhựa đặc biệt 72

Hình 3.10 Sơ đồ quạt hút máy đúc nhựa đặc biệt 73

Hình 3.11 Sơ đồ công nghệ xử lý bụi sơn, hơi dung môi – dây chuyền sản xuất trục máy in 74

Hình 3.12 Ống hút khói hàn tại khu vựa máy hàn 76

Hình 3.13 Biện pháp làm giảm nhiệt của Công ty 78

Hình 3.14 Khu vự lưu giữ chất thải thông thường tại kho chất thải của nhà máy 81

Hình 3.15 Khu vực lưu giữ chất thải nguy hại của dự án 85

Hình 3.16 Hệ thống bảo ôn máy dập kim loại của Công ty 87

Hình 3.18 Tủ ứng phó sự cố hóa chất và tủ đựng thiết bị rửa mắt 103

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BXD : Bộ xây dựng

BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường CBCNV : Cán bộ công nhân viên

CCN : Cụm công nghiệp CTR : Chất thải rắn CTSH : Chất thải sinh hoạt CTNH : Chất thải nguy hại

TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban Nhân dân

Trang 10

MỞ ĐẦU

Công ty TNHH Canon Việt Nam được thành lập từ năm 2001, là một trong những doanh nghiệp phát triển mạnh của Nhật bản và là một thành viên quan trọng của Tập đoàn Canon với nhiệm vụ chuyên sản xuất máy in đơn chức năng và đa chức năng (bao gồm máy quét hình ảnh sacnner, ) Trụ sở nhà máy được xây dựng trên lô đất A1 nằm ở phía Đông của KCN Thăng Long Đây là KCN đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được thẩm định theo quyết định số 582/QĐ-MT ngày 20/05/1997 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay tách ra thành Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Nhà máy sản xuất máy in thuộc Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Canon Việt Nam được Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu: số 012043000134, ngày 07/7/2008, Giấy chứng nhận điều chỉnh lần 1 số 012043000134/GCNĐTĐC1, ngày 19/7/2011 để sản xuất máy in và phụ kiện máy in

Công ty TNHH Canon – Chi nhánh Tiên Sơn được Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh với mã số chi nhánh 0101125340-002, đăng ký lần đầu ngày 06 tháng 03 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 15 tháng 02 năm 2023

Để đáp ứng các yêu cầu, quy định của luật bảo vệ môi trường và KCN Tiên Sơn, Công ty TNHH Canon Việt Nam đã tiến hành ký hợp đồng xử lý nước thải công nghiệp với KCN Tiên Sơn Hiện tại, Công ty TNHH Canon Việt Nam xả thải vào KCN Tiên Sơn qua hệ thống đường ống đấu nối giữa hai bên và KCN Tiên Sơn sẽ phụ trách xử lý toàn bộ lượng nước thải tại Nhà máy xử lý nước thải KCN Tiên Sơn để đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường Nhà máy Canon Tiên Sơn được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động đối với dự án “Công ty Canon Việt Nam/Nhà máy Tiên Sơn – Bổ sung sản phẩm máy in laze” theo quyết định số: 54/QĐ – STNMT ngày 17 tháng 01 năm 2017 cấp bởi Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh

Trang 11

Dự án “Công ty Canon Việt Nam/Nhà máy Tiên Sơn – Bổ sung sản phẩm máy in laze” đã được UBND tỉnh Bắc Ninh – Sở Tài nguyên Môi trường cấp Giấy xác nhận hoàn thành công trình Bảo vệ môi trường số 85/GXN-STNMT ngày 23 tháng 12 năm 2020

Hiện nay, cơ sở đang hoạt động sản xuất với quy mô công suất: Máy in phun, máy quét ảnh scanner, máy in laze là 11.500.000 (chiếc/năm)

Tuân thủ Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14, Công ty lập báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường, trình Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bắc Ninh phê duyệt

Trang 12

CHƯƠNG 1 THÔNG TIN CHUNG VỀ CƠ SỞ 1 Tên chủ cơ sở

- Tên chủ cơ sở: Công ty TNHH Canon Việt Nam

- Địa chỉ trụ sở chính: Lô A1, KCN Thăng Long, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, Việt Nam

- Tên giao dịch bằng tiếng nước ngoài: CANON VIETNAM CO., LTD – TIEN

SON FACTORY

- Người đại diện theo pháp luật của chủ cơ sở: Ông SHIGEYUKI OKAMOTO

- Điện thoại: 024 - 38812111 Fax: 024 - 3951775 Email: pl-nego@canon-vn.com.vn

- Chức vụ: Tổng giám đốc

- Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) Canon Việt Nam được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu: số 012043000134, ngày 07/7/2008, Giấy chứng nhận điều chỉnh điều chỉnh lần 1 số 012043000134/GCNĐTĐC1, ngày 19/7/2011

- Công ty TNHH Canon – Chi nhánh Tiên Sơn được Phòng đăng ký kinh doanh của Sở kế hoạch và đầu tư Tỉnh Bắc Ninh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh với mã số chi nhánh 0101125340-002, đăng ký lần đầu ngày 06 tháng 03 năm 2006, đăng ký thay đổi lần thứ 3 ngày 15 tháng 02 năm 2023

2 Tên cơ sở

CÔNG TY TNHH CANON VIỆT NAM – CHI NHÁNH TIÊN SƠN

- Địa điểm cơ sở: số 12, đường TS10 Khu công nghiệp Tiên Sơn, xã Hoàn Sơn, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, Việt Nam, với các mặt tiếp giáp như sau:

Trang 13

+ Mặt phía Nam của nhà máy tiếp giáp đường TS8 nội bộ của KCN + Mặt phía Đông của nhà máy tiếp giáp với đường nội bộ của KCN + Mặt phía Tây của nhà máy là Nhà máy Cơ khí Yên Viên

Nhà máy Canon có tổng diện tích là 200.065,13 m2 với các tọa độ được xác định như

Dự án «Công ty Canon Việt Nam/Nhà máy Tiên Sơn – Bổ sung sản phẩm máy in

laze» được thực hiện hoàn toàn trong nhà xưởng có sẵn thuộc khuôn viên CVN thuộc KCN

Tiên Sơn

Trang 14

Hình 1.1 Vị trí của dự án

Các hồ sơ pháp lý khác của cơ sở :

- Hợp đồng quyền sử dụng đất số : 03/2006/CTHT-HĐKT ngày 06 tháng 04 năm 2006 giữa Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng (là một thành viên của Tổng công ty Thủy tinh và Gốm Xây dựng VIGLACERA) và Công ty TNHH Canon Việt Nam

- Cơ sở đã được Bộ xây dựng thẩm định và chấp thuận thiết kế kỹ thuật Công trình Nhà máy Canon 06A, Khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh số 707/QĐ-BXD ngày 27 tháng 04 năm 2006

- Cơ sở đã được Ban quản lý các KCN – UBND tỉnh Bắc Ninh cấp phép xây dựng Công trình : Nhà ăn mở rộng, xưởng đúc mở rộng ; nhà phụ trợ ; bể nước & phòng bơm, thuộc Dự án đầu tư xây dựng công trình (Giai đoạn II) Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn số 39/2013/GPXD ngày 26 tháng 4 năm 2013

- Quyết định số 41/QĐ-TNMT ngày 01/07/2014 của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với dự án Nhà máy Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn 13A – Bổ sung dây chuyền dập kim loại

- Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường số 19/XN-CCMT ngày 16/06/2016 của Chi cục Bảo vệ môi trường

- Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường số 54/QĐ-TNMT do Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh cấp ngày 17/01/2017

- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường số 85/GXN-STNMT ngày 23/12/2020 do Sở Tài nguyên và Môi trường cấp

- Dự án đã được Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Ninh đánh giá kết quả kiểm tra việc vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường và phê duyệt theo Công văn số 88/STNMT-CCMT ngày 21/01/2020

Trang 15

- Biên bản thỏa thuận các điểm đấu nối hạ tầng kỹ thuật ngày 25 tháng 03 năm 2011 giữa Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng và Công ty TNHH Canon Việt Nam

- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại (cấp lần 7) mã số QLCTNH: 27.000032.T của Công ty TNHH Canon Việt Nam – Nhà máy Tiên Sơn do Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Bắc Ninh cấp ngày 28/07/2014

- Quy mô của cơ sở: Công ty TNHH Canon Việt Nam có tổng vốn đầu tư là

4.907.200.000.000 đồng, tương đương với dự án nhóm A theo tiêu chí quy định của pháp

luật về đầu tư công

3 Công suất, công nghệ, sản phẩm sản xuất của cơ sở 3.1 Công suất hoạt động của cơ sở

Sản phẩm chính của dự án được thể hiện ở dưới bảng sau :

Bảng 1.1 Quy mô sản xuất hiện tại của cơ sở

Tên linh kiện/vật liệu/sản phẩm

Công suất (Theo đăng ký) (Chiếc/năm)

Máy in phun, máy quét ảnh scanner, máy in laze 11.500.000

Linh kiện điện tử (bản mạch) 95.000.000

Trang 16

3.2 Công nghệ sản xuất của cơ sở

3.2.1 Công nghệ sản xuất, vận hành

Sản phẩm chính của Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn là máy in phun và máy in laze Nguyên lý hoạt động của máy in phun và máy in laze có khác nhau nhưng công nghệ lắp ráp 2 loại máy in này về cơ bản là giống nhau Các cụm linh kiện và linh kiện điện tử được lắp ráp liên kết với nhau bằng mối hàn/giắc nối Sau đó các cụm linh kiện điện tử và các linh kiện nhựa, linh kiện sắt được lắp ráp (bắn vít) với nhau để tạo ra sản phẩm

Tùy thuộc vào model và chủng loại thì máy in sẽ có các kích thước khác nhau Các linh kiện nhựa và kim loại của máy in laze có hình dạng/ kích thước khác máy in phun, nhưng vẫn được sản xuất trên các máy móc hiện có của nhà máy, chỉ cần thay khuôn đúc/khuôn dập kim loại Việc bổ sung thêm sản phẩm máy in laze sẽ không làm thay đổi các công nghệ sản xuất hiện tại của nhà máy

Hầu hết các công đoạn sản xuất được thực hiện tự động bằng máy móc, thiết bị hiện đại của Nhật Bản Tất cả các sản phẩm sẽ được xuất khẩu 100% Sơ đồ công nghệ sản xuất của Công ty được thể hiện trong hình dưới đây

Trang 17

Hình 1.2 Sơ đồ công nghệ sản xuất máy in tại CVN

Công nghệ sản xuất máy in tại nhà máy bao gồm các quá trình sau:

a Quá trình đúc nhựa

Sản phẩm của công đoạn này là các bộ phận bằng nhựa, chủ yếu là cỏ máy in phun và các linh kiện nhựa khác

Sơ đồ quá trình đổ khuôn được thể hiện trên hình dưới

Trang 18

Hình 1.3 Sơ đồ quá trình đổ khuôn đúc nhựa

Theo quy trình sản cuất, nguyên liệu (hạt nhựa) được sấy khô rồi đưa tới máy ép khuôn… Sau khi công đoạn ép kết thúc, sản phẩm được làm nguội và được gia công tinh như cắt bavia,… rồi được đưa tới bộ phận kiểm tra để phát hiện và loại bỏ những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng Sản phẩm của công đoạn này được chuyển sang bộ phận lắp ráp

b Quá trình sản xuất, lắp ráp các bộ phận điện tử

Các linh kiện điện tử được nhập về và lắp ráp thành mạch điện tử qua các công đoạn thể hiện trên hình dưới Sau mỗi lần đưa linh kiện vào hàn, bán sản phẩm đều được dưa qua khâu kiểm tra Sản phẩm hoàn thiện ở khâu này là bản mạch điện tử được kiểm tra chức năng Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng được đóng gói và chuyển sang bộ phận lắp

Trang 20

c Quá trình dập nén kim loại

Sản phẩm của quá trình dập nén kim loại là các bộ phận kim loại của máy in Theo quy trình sản xuất, nguyên liệu thép tấm được đưa vào máy và khuôn dập để tạo ra sản phẩm Sau đó có một số sản phẩm cần những công đoạn tiếp theo như: tạo ren, tán, sấy Công đoạn tạo ren với tán sử dụng lực tác động Công đoạn sấy sử dụng nhiệt và từ để sấy khô sản phẩm Cuối cùng sản phẩm được chuyển sang bộ phận lắp ráp

Ở mỗi công đoạn đều phải kiểm tra chất lượng sản phẩm theo quy định, nếu đạt thì sẽ được chuyển sang công đoạn tiếp theo

Sơ đồ quá trình dập nén kim loại được thể hiện như hình sau

Hình 1.5 Sơ đồ quá trình tạo sản phẩm dập

d Quá trình in lưới

Trang 21

Các linh kiện nhựa được đưa về khu vực in lưới và tiến hành in qua các công đoạn thể hiện trên hình dưới Sau mỗi lần đổ mực in lên khuôn, bán sản phẩm đều được đưa qua khâu kiểm tra Sản phẩm hoàn thiện ở công đoạn này là linh kiện nhựa sau in Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng được đóng gói và chuyển sang bộ phận lắp ráp

Hình 1.6 Sơ đồ công đoạn in lưới

e Quá trình lắp ráp

Sơ đồ quá trình lắp ráp được thể hiện qua các công đoạn trên hình dưới dây Các chi tiết sau quá trình gia công cùng với các linh kiện, nguyên vật liệu đã kiểm tra đạt tiêu chuẩn được đưa vào lắp ráp, điều chỉnh sau đó in thử và kiểm tra tổng thể Những máy in đạt tiêu chuẩn sẽ được đóng gói, đóng lô, xuất xưởng

Các công đoạn được thực hiện bằng máy móc, thiết bị, dây chuyền hiện đại Sau mỗi công đoạn đều được kiểm tra chặt chẽ nên sản phẩm của công ty có chất lượng cao Toàn bộ sản phẩm sẽ được xuất khẩu

Linh kiện nhựa

Trang 22

Hình 1.7 Sơ đồ quá trình lắp ráp

f Quá trình sản xuất trục máy in

Quá trình sản xuất linh kiện trục máy in được sản xuất từ các ống thép Ống thép đực mua từ nhà cung cấp với kích thước thiết kế được đưa về Nhà máy Canon Tiên Sơn Ống thép sẽ được kiểm tra độ thẳng của trục trước khi đưa và các công đoạn sản xuất Những liên kiện không đảm bảo độ thẳng sẽ bị loại

Vật liệu sơn lên bề mặt của trục gồm có sơn, sau đó được phủ một lớp Ceramic nhằm cách điện, giảm từ, tăng độ ma sát đối với trục máy in

Trước khi sơn phủ, trục nguyên liệu sẽ được bọc kín 2 đầu trục nhằm ngăn sơn dính vào đầu trục khi sơn

Sau đó trục sẽ được phủ một lớp sơn mỏng bằng công nghệ sơn phủ Sau khi sơn, trục máy in sẽ tiếp tục được phủ lớp ceramic bằng hệ thống máy phun

Sau khi được phủ sơn và Ceramic, trục máy in sẽ được đưa vào lò nung ở nhiệt độ 85oC trong vòng 20 phút để đảm bảo vật liệu phủ bám đều và bền trên bề mặt trục máy in Sau đó trục máy in sẽ được làm nguội tự nhiên đưa trục về nhiệt độ phòng

Trang 23

Các trục máy in sau khi được kiểm tra chất lượng nếu không đạt sẽ bị thải loại thành phế liệu

Phần linh kiện đảm bảo chất lượng sẽ tiếp tục được đưa tới bộ phận lắp ráp để hoàn thiện

Quá trình sơn sử dụng công nghệ phun cao áp do đó sẽ phát sinh sơn dạng sương kết hợp với ceramic tạo thành bụi và một phần hơi dung môi Các thành phần dạng hơi và bụi sẽ phát sinh trong quá trình sơn trục máy in Để giảm thiểu tác động của hơi dung môi, bụi sơn, bụi ceramic, chủ dự án lắp đặt đồng bộ hệ thống thu gom và xử lý bụi và khí thải từ dây chuyền sản xuất trục máy in Toàn bộ bụi và hơi dung môi sẽ được hấp phụ bằng các tấm lọc Khí thải sau khi được xử lý sẽ đạt các tiêu chuẩn môi trường và được xả vào môi trường

Trang 25

Hình 1.8 Sơ đồ quá trình sản xuất trục máy in

Hình 1.9 Sơ đồ quá trình sơn và phủ Ceramic

3.3 Sản phẩm của cơ sở

Bảng 1.2 Sản phẩm của cơ sở

Tên linh kiện/vật liệu/sản phẩm

Công suất (Theo đăng ký) (Chiếc/năm)

Máy in phun, máy quét ảnh scanner, máy in laze 11.500.000

Linh kiện điện tử (bản mạch) 95.000.000

Trang 26

Tên linh kiện/vật liệu/sản phẩm

Công suất (Theo đăng ký) (Chiếc/năm)

Nguồn: Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn

Máy in phun Máy in lazer Máy quét ảnh scanner

Hình 1.10 Một số sản phẩm của công ty

4 Nguyên, nhiên, vật liệu, điện năng, hoá chất sử dụng, nguồn cung cấp điện, nước của cơ sở

4.1 Nhu cầu sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng của dự án

Công suất hiện tại của nhà máy là 11,5 triệu sản phẩm máy in/năm Các nguyên, nhiên, vật liệu được sử dụng tại Công ty đều được nhập khẩu từ nước ngoài và trong nước Định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, nhà máy sẽ sử dụng những loại nguyên nhiên vật liệu như sau:

Bảng 1.3 Nhu cầu nguyên, nhiên, vật liệu, hoá chất sử dụng

Trang 27

trợ khác Ethanol, Axarel,… Tấn/năm 12 25

Dây chuyền lắp ráp máy in

Trang 28

môi/Thinner Ethanol Tấn/năm 0,3 3

Tổng lượng nhiên liệu, năng lượng, nước tiêu thụ

Trang 29

4.2 Nguồn cung cấp điện của cơ sở

Nguồn điện của cơ sở được cung cấp bởi Công ty Điện lực Bắc Ninh – Chi nhánh tổng Công ty điện lực miền Bắc Hệ thống điện được cung cấp bởi nguồn điện 110KV với trạm biến áp đầu mối 110KV/22KV cùng đường dẫn điện hạ thế đến từng khu chức năng với tổng công suất là 80MVA

Nguồn điện từ trạm biến áp cấp đến tủ điện tổng MDB đặt ở trạm điện Hệ thống dây đấu nối với trạm biến áp sử dụng cáo 24KV/XLPE/PVC 3C-50sq Cáp động lực từ tủ phân phối tới các tủ điện tới các máy sản xuất & dây chuyền sản xuất sử dụng cáp cố định trên máng

4.3 Nguồn cung cấp nước của cơ sở

Nguồn nước sạch của cơ sở được cung cấp bởi Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Viglacera – Chi nhánh Tổng Công ty Viglacera Dựa vào hoá đơn tiêu thụ nước sạch trong 2 tháng gần đây lượng nước cấp sử dụng trung bình là 5.825 m3/tháng

* Nước dùng cho dự án chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu:

+ Cấp nước cho sản xuất

+ Cấp nước cho sinh hoạt, nấu ăn, giặt, vệ sinh của cán bộ, công nhân viên công ty + Cấp nước cho mục đích khác: Vệ sinh khu vực văn phòng, nhà xưởng, nước tưới cây,…

+ Nước dùng cho phòng cháy chữa cháy

5 Các thông tin khác liên quan đến cơ sở

5.1 Quy mô các hạng mục công trình của dự án

Trang 30

03/2006/CTHT-HĐKT giữa Công ty TNHH Canon Việt Nam và Công ty Đầu tư Phát triển Hạ tầng (Tổng Công ty Thủy tinh và Gốm xây dựng VIGLACERA) ký ngày 06 tháng 04 năm 2006 được thể hiện như sau:

- Nhà máy Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn được xây dựng tại Khu công nghiệp Tiên Sơn, Bắc Ninh Nội dung thiết kế kỹ thuật công trình phù hợp với Giấy phép đầu tư, phù hợp với Chứng chỉ quy hoạch số 10/2006/CCQH ngày 10/4/2006 của Ban Quan lý

5.1.1 Các hạng mục công trình chính và phụ trợ của dự án

- Dự án được thực hiện trong khuôn viên của nhà máy Canon Tiên Sơn, nằm trong khu công nghiệp Tiên Sơn Với lợi thế nằm trong KCN Tiên Sơn dự án được sử dụng hệ thống giao thông nội bộ hoàn chỉnh đạt tiêu chuẩn của KCN bao gồm các đường chính 2 làn xe rộng 37m và các đường nhánh rộng 28m Dọc theo các đường có vỉa hè rộng 6m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như điện, cấp thoát nước, thông tin

- Hơn nữa, KCN nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, phía Nam giáp tuyến Quốc lộ 1 mới đi Lạng Sơn, phía Bắc giáp Quốc lộ 1 cũ, phía Đông giáp kênh Nam – Nội Duệ, phía Tây giáp đường tỉnh lộ 295 Từ KCN Tiên Sơn đi 100km theo Quốc lộ 18A về phía Đông đến cảng biển Cái Lân, đi 30km về phía Tây đến sân bay quốc tế Nội Bài KCN Tiên Sơn có vị trí địa lý tự nhiên và hệ thống giao thông ưu thế và thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa

- Mặt bằng Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn (gồm nhà máy 06A xây dựng năm 2006 và 13A mở rộng năm 2013) có tổng diện tích là 200.065,13 m2

bao gồm các nhà xưởng sản xuất (xưởng lắp ráp máy in, xưởng lắp ráp bản mạch, xưởng đúc nhựa, xưởng ép nén kim loại, xưởng sản xuất trục LF roller, xưởng lắp ráp cum linh kiện và in lưới,…) và các công trình phụ trợ của dự án (nhà ăn, văn phòng, bể nước, trạm điện, phòng bơm, hệ thống xử lý nước thải, kho chứa chất thải,…) Hiện nay các công trình vẫn đang được hoạt động tốt và hiệu quả Hiện trạng quản lý và sử dụng đất của nhà máy

Trang 31

Bảng 1.4 Quy mô các hạng mục công trình của dự án 5 Xưởng lắp cụm linh kiện và in lưới 1.490 6 Xưởng sản xuất trục LF roller 360

7

Các khu vực khác (văn phòng, nhà ăn, bể nước, trạm điện, phòng bơm, hệ thống xử lý nước thải, kho chứa chất thải, khu vực để xe.….)

171.744

Nguồn: Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn

Trang 32

ASSY KITTING AREA

CELL ASSY AREA

Trang 33

Hình 1.11 Sơ đồ các hạng mục công trình tại Nhà máy

5.1.2 Các hạng mục khác

- Cây xanh, cảnh quan có diện tích 43.638,41 m2 - Đường giao thông nội bộ diện tích 39.856,16 m2

5.2 Danh mục máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất

Bảng 1.5 Danh mục máy móc, thiết bị phụ vụ sản xuất tại cơ sở

Dây chuyền lắp ráp máy in

Hoạt động tốt

Quá trình dập kim loại

Máy dập liên hợp (chiếc) 4 Nhật Bản 2002/2014 Hoạt động tốt Máy dập đơn (chiếc) 8 Nhật Bản 2003/2006 Hoạt động

Trang 34

Thiết bị máy móc chính Số lượng Xuất xứ Năm sản

tốt

Quá trình sản xuất trục máy in

Máy kiểm tra nắn thẳng 2 Nhật Bản 2015 Hoạt động

Nguồn: Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn

Ngoài ra, để phục vụ cho hoạt động hành chính văn phòng, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty còn sử dụng các máy móc thiết bị văn phòng như máy vi tính, máy in, máy photocopy, …

Trang 35

CHƯƠNG 2 SỰ PHÙ HỢP CỦA CƠ SỞ ĐỐI VỚI QUY HOẠCH, KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA MÔI TRƯỜNG

1 Sự phù hợp của cơ sở với quy hoạch bảo vệ môi trường Quốc gia, quy hoạch tỉnh, phân vùng môi trường

Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi Nhánh Tiên Sơn đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, mã số dự án: 012043000134 do Ban quản lý các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội chứng nhận lần đầu ngày 07 tháng 07 năm 2008; Chứng nhận thay đổi lần thứ nhất ngày 19 tháng 07 năm 2011

Vị trí khu đất thực hiện dự án của Công ty nằm trong KCN Tiên Sơn Đây là KCN đã thực hiện các thủ tục về môi trường và được cơ quan chức năng cấp Quyết định số 1684/QĐ-BTNMT, ngày 04/07/2005 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Tiên Sơn mở rộng, tỉnh Bắc Ninh” tại địa phận các huyện Từ Sơn và Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh

Khu công nghiệp Tiên Sơn – Bắc Ninh là khu công nghiệp có quy mô lớn với diện tích lấp đầy là 100% Đây là khu công nghiệp được thành lập theo Quyết định số 1129/QĐ-TTg ngày 18/12/1998 của Thủ tướng chính phủ có diện tích là 449ha của cả 2 giai đoạn, trong đó có 30ha là đất đô thị và tổng vốn đầu tư đăng ký lên tới 834,3 tỷ đồng đây là KCN đa ngành gồm các ngành công nghiệp như sau: công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy, gạch, gốm sứ,…

KCN Tiên Sơn không chỉ thuận lợi giao thông đường bộ, đường thủy, cảng sông cầu và đường hàng không mà còn có thiện cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại bao gồm các hạng mục công trình đường giao thông, các hệ thống cấp điện, cấp nước, khu xử lý nước thải tập trung, hệ thống thu gom thoát nước thải, nước mưa, hệ thống cây xanh, Cụ thể như sau:

Trang 36

Hệ thống giao thông nội bộ chiếm 15% tổng diện tích KCN, được xây dựng hoàn chỉnh và bố trí hợp lý trong khuon viên của KCN, bao gồm các đường chính 2 làn xe rộng 37m và các đường nhánh rộng 28m Dọc các đường có vỉa hè rộng 6m, là nơi bố trí các hành lang kỹ thuật ngầm như điện, cấp thoát nước, thông tin KCN Tiên Sơn được nối với Quốc lộ 1A bằng 1 nút giao thông và cầu vượt

- Hệ thống cấp điện

KCN Tiên Sơn được cấp điện từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 110/22KV với công suất 2x40 MVA và hệ thống truyền tải điện dọc theo các lô đất để đảm bảo cấp điện đầy đủ và ổn định đến hàng rào cho mọi Nhà đầu tư trong Khu công nghiệp Nhà đầu tư có thể lựa chọn sử dụng điện trung thế hoặc hạ thế tùy theo nhu cầu Nguồn điện được cung cấp từ lưới điện quốc gia qua trạm biến áp 110/22KV (35KV) với công suất hiện tại 1x40MVA và 1x63MVA

- Hệ thống thông tin liên lạc

Bưu điện Bắc Ninh đã xây dựng chi nhánh tại trung tâm KCN Tiên Sơn có nhiệm vụ thiếp lập mạng lưới viễn thông IDD hiện đại đạt tiêu chuẩn quóc tế đáp ứng đầy đủ và nhanh chóng mọi yêu cầu về dịch vụ thông tin liên lạc trong và ngoài nước Ngoài ra KCN còn thiết lập một hệ thống CNTT hiện đại phục vụ như cầu truyền thông đa dịch vụ như truyền dữ liệu, internet, điện thoại IP, video hội nghị Hệ thống viễn thông đạt tiêu chuẩn quốc tế

- Hệ thống cấp thoát nước:

Trong giai đoạn 1, KCN đã xây dựng một Trạm xử lý nước ngầm với công suất 6.500 m3/ngày, hệ thống bể nước điều hòa dung tích lớn và mạng lưới cấp nước nhằm đáp ứng mọi như cầu về nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho các doanh nghiệp trong KCN Nước thải công nghiệp được thu gom và xử lý tại Trạm xử lý nước thải chung của Khu công nghiệp Chất thải rắn từ các nhà máy xí nghiệp được thu gom, phân loại trước khi chuyển về bãi thải để xử lý Nhà máy xử lý nước thải với công suất 4000 m3/ngày

Trang 37

Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp 4.000 m3/ngày đêm, công suất hiện tại là 2.000 m3/ngày đêm tại KCN Tiên Sơn là Nhà máy xử lý nước thải công nghiệp đầu tiên được xây dựng và đưa vào vận hành trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Nhà máy được đầu tư đồng bộ công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhất từ các nước công nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật Bản, Đức Với công nghệ “Xử lý sinh học hiếu khí bằng bùn hoạt tính”, nước thải của các nhà máy trong KCN được thu về trạm bơm tăng áp bơm qua máy tách rác về bể điều hòa, sau đó được bơm liên tục vào ngăn khuấy trộn với hóa chất để điều chỉnh nồng độ pH tối ưu cho việc keo tụ tạo ra các bông cặn, các bông cặn sẽ được tách ra khi đi qua bể lắng, nước thải tiếp tục chảy qua hệ thống xử lý sinh học bằng phương pháp thông khí kéo dài Nước qua xử lý có thể tái sử dụng hoặc thải ra hệ thống đảm bảo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường

KCN Tiên Sơn được quy hoạch để đầu tư các nhà máy hoạt động với các ngành nghề chính bao gồm: công nghệ thông tin, viễn thông, điện tử, sinh học, cơ điện tử, chế tạo máy, gạch, gốm sứ,…

Vì vậy, dự án Công ty TNHH Canon Việt Nam – Chi nhánh Tiên Sơn là hoàn toàn phù hợp với quy hoạch phát triển của KCN, của tỉnh Bắc Ninh và phù hợp với các quy hoạch phát triển liên quan cũng như chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh - Quyết định số 1831/QĐ-TTg ngày 09/10/2013 của Thủ Tướng Chính Phủ: “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”;

- Quyết định số 9028/QĐ-BTC ngày 08/10/2014 của Bộ Công thương “Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.”

- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/06/2014 của Thủ tướng chính: “Phủ phê duyệt chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 tầm nhìn 2035”

Trang 38

Đối với các quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch phân vùng môi trường thì khu vực thực hiện dự án chưa có các quy hoạch liên quan, do đó việc thực hiện dự án không làm ảnh hưởng đến quy hoạch bảo vệ môi trường của quốc gia, của tỉnh

2 Sự phù hợp của cơ sở đối với khả năng chịu tải của môi trường

Công ty TNHH Canon Việt Nam nắm bắt được những lợi thế về vị trí địa lý của KCN Tiên Sơn và những tiềm năng khai thác, phát triển kinh tế trong tương lai nên Công ty đã thực hiện xây dựng dự án tại KCN Tiên Sơn Bên cạnh những điểm sáng trong đầu tư phát triển dự án thì các tác động đối với môi trường của dự án cũng như sức chịu tải của môi trường cần được quan tâm hàng đầu

Hiện tại, chưa có báo cáo đánh giá về khả năng chịu tải của môi trường của tỉnh cho khu vực dự án

- Nước thải: Nguồn tiếp nhận nước thải của Công ty TNHH Canon Việt Nam là hệ thống thu gom nước thải chung của KCN Tiên Sơn sau đó dẫn đến trạm XLNT tập trung của KCN Tiên Sơn để xử lý

Khu công nghiệp Tiên Sơn là một trong những KCN trọng điểm của tỉnh Bắc Ninh và là một trong các KCN tiêu biểu chú trọng đến hoạt động bảo vệ môi trường như: yêu cầu các nhà đầu tư thứ cấp phải có các biện pháp, công trình XLNT sơ bộ trước khi xả vào hệ thống xử ký chung của KCN; đầu tư các biện pháp, công trình thu gom xử lý khí thải đảm bảo giứi hạn cho phép của các quy chuẩn, tiêu chuẩn bảo vệ môi trường tương ứng,… Do được vận hành và đi vào hoạt động từ rất sớm, KCN Tiên Sơn sẽ nắm bắt và dự đoán được khả năng cũng như sức chịu tải của các dự án đầu tư trong KCN đối với môi trường

* Đánh giá năng lực xử lý nước thải tại hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Tiên Sơn và khả năng tiếp đáp ứng đối với dự án như sau:

- Hiện nay, toàn bộ lượng nước thải phát sinh của toàn bộ các nhà máy hoạt động trong KCN Tiên Sơn đều được thu gom bằng hệ thống đường cống thoát nước thải chung

Trang 39

của hạ tầng KCN và dẫn về Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 8.000 m3/ngày đêm của KCN Tiên Sơn

- Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 4.000 m3/ngày đêm, hiện tại công suất xử lý nước thải của trạm xử lý là 2.500 m3/ngày đêm đã được cấp Giấy xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường

- Hiện nay, tổng lượng nước thải dẫn vào Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Tiên Sơn khoảng 6.000 m3/ngày đêm Vì vậy, Trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Tiên Sơn còn có thể tiếp nhận xử lý được thêm khoảng 2.000 m3/ngày đêm để xử lý đạt Cột A, QCVN 40:2011/BTNMT

- Tổng lượng nước thải của Công ty TNHH Canon Việt Nam phát sinh khoảng 463 m3/ngày đêm và phát sinh lớn nhất khoảng 470 m3/ngày đêm

 Vì vậy khi Công ty TNHH Canon Việt Nam hoạt động ổn định thì Trạm xử lý nước thải tập trung công suất 8.000 m3/ngày đêm của KCN Tiên Sơn đã đảm bảo khả năng tiếp nhận và khả năng xử lý tổng lượng nước thải phát sinh của dự án đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường hiện hành

Nước thải phát sinh trong quá trình vận hành của dự án được chủ dự án thu gom, xử lý sơ bộ tại nhà máy đạt Giới hạn cho phép của KCN Tiên Sơn (tương đương cột B, QCVN 40:2011/BTNMT) sau đó đấu nối với trạm xử lý nước thải tập trung của KCN Tiên Sơn để tiếp tục xử lý đạt quy chuẩn xả thải cột A, QCVN 40:2011/BTNMT

- Chất thải rắn tại công ty được thu gom vận chuyển đến kho chứa chất thải nằm tách riêng biệt với khu vực nhà xưởng Toàn bộ chất thải rắn phát sinh được Công ty thuê đơn vị bên ngoài đến thu gom, vận chuyển và xử lý

Trang 40

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ HOÀN THÀNH CÁC CÔNG TRÌNH, BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA CƠ SỞ

1 Công trình, biện pháp thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải 1.1 Thu gom, thoát nước mưa

Hình 3.1 Sơ đồ thu gom và thoát nước mưa tổng thể của dự án

Nhà máy đã xây dựng hệ thống thoát nước mưa và nước thải riêng biệt Trong đó, hệ thống thoát nước mưa đã được xây dựng hoàn chỉnh, bao gồm: Đường thoát nước mưa dọc theo khối nhà, có bố trí song chắn rác ở cửa vào của kênh dẫn, miệng các hố ga thu gom

Hầu hết diện tích đất cho dự án đã được xây dựng nhà xưởng và các công trình phụ trợ (có mái che, tường bao, …) sân bãi, đường đi nội bộ đều được bê tông hóa Nước mưa chảy tràn trong khu vực nhà máy không chứa các chất độc hại, được thu gom vào hệ thống cống thoát nước mưa riêng và qua các hố ga có lắp đặt song chắn rác để tách rác có kích thước lớn trước khi thoát vào hệ thống thoát nước chung của KCN

* Hệ thống thu gom nước mưa trên mái:

- Lắp đặt hệ thống seno và ống thu nước trên mái bằng ống thép có kích thước D=250mm với tổng chiều dài 150m Nước được dẫn xuống hệ thống thu gom nước mưa bề mặt

- Nước mưa từ mái nhà xưởng sản xuất, nhà văn phòng, nhà bảo vệ, nhà kho,… được thu gom bằng máng thu nước bằng tôn chạy dọc theo 2 chân mái và sử dụng ống D110 thoát nước tại vị trí các cột và được đấu nối đến hố ga

- Quy trình thoát nước mưa trên mái

Ngày đăng: 04/04/2024, 09:14

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan