1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môi trường kinh tế trong kinh doanh quốc tế

42 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Thị trường chung Common Market- Thị trường chung là hình thức liên kết kinh tế giữa các nước áp dụng các biện pháp tương tự như liên minh thuế quan trong quan hệ thương mại và còn cho ph

Trang 1

HỌC VIỆN NGOẠI GIAO

KHOA TRUYỀN THÔNG VÀ VĂN HÓA ĐỐI NGOẠI

TIỂU LUẬN Môn: KINH DOANH QUỐC TẾ

Đề Tài: MÔI TRƯỜNG KINH TẾ TRONG KINH DOANH QUỐC TẾ

Giảng viên hướng dẫn :

Trang 2

III LIÊN KẾT KINH TẾ KHU VỰC 1 Khu vực mậu dịch tự do……….9

2 Liên minh thuế quan……….10

3 Thị trường chung……… 10

4 Liên minh kinh tế……….………12

5 Liên minh chính trị……… 13

IV CÁC CHỈ TIÊU ĐO LƯỜNG TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ 1 Các chỉ tiêu đo lường……… 13

2 Cơ cấu kinh tế……… 15

B THỰC TIỄN I PHÂN TÍCH VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA COCA COLA Ở MỸ 1 Lí do chọn Mỹ……… 15

Trang 3

2 Ảnh hưởng môi trường kinh tế Mỹ lên hoạt động kinh doanh quốc tế của tập

Cola……….17 3 Hướng giải quyết của tập đoàn Coca Cola trước những thay đổi trong môi trường kinh tế của Mỹ……… 23 II PHÂN TÍCH VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA COCA COLA Ở TRUNG QUỐC

1 Đặc điểm của thị trường Trung Quốc……… 25

2 Các đặc điểm của nền kinh tế chỉ huy Trung Quốc ảnh hưởng hoạt động kinh doanh Quốc Tế của Coca Cola và giải pháp của Coca Cola………26 3 Kết luận………31 III PHÂN TÍCH VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA COCA COLA Ở HÀN QUỐC

1 Lý do Coca Cola lựa chọn Hàn Quốc làm thị trường kinh doanh quốc tế……… 32

2 Ưu nhược điểm của nền kinh tế hỗn hợp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh

Cola……….33 3 Sự thích nghi của Coca Cola với nền kinh tế hỗn hợp……….37 4 Sự chuyển đổi từ nền kinh tế hỗn hợp sang nền kinh tế thị trường và những động thái của Coca Cola………39

KẾT LUẬN……….40TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 4

LỜI NÓI ĐẦU

Kinh doanh quốc tế là tất cả các hoạt động kinh doanh bao gồm cả tư nhân và chính phủ có liên quan đến từ hai quốc gia trở lên Và từ lâu, kinh doanh quốc tế đã đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới

Chứng kiến sự thành bại của nhiều doanh nghiệp quốc tế trong lĩnh vực này, ta dễ dàng nhận thấy sự tác động không nhỏ của các yếu tố như môi trường văn hóa, chính trị - pháp luật, hay kinh tế,… Những yếu tố này nắm vai trò thiết yếu trong sự thành công của mỗi doanh nghiệp trong công trình “mở rộng lãnh thổ” của mình Đặc biệt, môi trường kinh tế có tác động không chỉ đến doanh nghiệp mà còn cả thị trường hoạt động của doanh nghiệp Do đó, môi trường kinh tế có vai trò quan trọng, giúp cho doanh nghiệp có cái nhìn bao quát về thị trường cũng như đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp.

Nhận thấy được tầm quan trọng của môi trường kinh tế tới hoạt động kinh doanh quốc tế, bởi vậy, bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào nghiên cứu những tác động của môi trường kinh tế tới hoạt động kinh doanh quốc tế, đem đến những lý thuyết cơ bản đồng thời nêu ra bài học thực tiễn của những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế ở ba thị thường (Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc) dưới góc nhìn của các nền kinh tế khác nhau

Trang 5

A CƠ SỞ LÝ LUẬNI.Khái niệm:

1 Môi trường kinh tế:

- Là tổng hợp các yếu tố liên quan đến những vấn đề kinh tế về bên trong và cả bên ngoài, có tác động đến doanh nghiệp và thị trường đang hoạt động trong đó Nó bao gồm các yếu tố như: tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP; kim ngạch xuất nhập khẩu; tình trạng tiền tệ, lãi suất, lạm phát, thuế, luật pháp và các điều kiện kinh doanh Môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp cũng như định hướng chiến lược kinh doanh và cập nhật thông tin về thị trường.

2 Hệ thống kinh tế:

- Là hệ thống tập hợp các cơ chế nhằm thực hiện quy trình tổ chức các hoạt động kinh tế trong một quốc gia hoặc khu vực nhất định Vì hoạt động kinh tế của quốc gia đang tồn tại 2 vấn đề là khan hiếm và lựa chọn nên cần phải có một hệ thống kinh tế để có nhiệm vụ phân bổ nguồn lực cho các mục đích sử dụng khác nhau Các hệ thống kinh tế tương ứng với sự phân chia về tầm quan trọng của nhà nước và thị trường trong hoạt động kinh tế của các quốc gia.

- Hệ thống kinh tế được phổ biến chia thành 3 loại: kinh tế chỉ huy, kinh tế thị trường và kinh tế hỗn hợp.

Trang 6

- Tùy thuộc vào từng hệ thống kinh tế, sự thay đổi trong một phần của hệ thống sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống kinh tế Việc hiểu và quản lý các yếu tố của hệ thống kinh tế rất quan trọng đối với quản lý kinh doanh, chính phủ và các tập đoàn quốc tế Quản lý tốt hệ thống kinh tế giúp cho việc tái tạo và phát triển kinh tế được bền vững và tăng trưởng trong thời gian dài.

II Các hệ thống kinh tế:1 Nền kinh tế chỉ huy:

1.1 Khái niệm: Kinh tế chỉ huy hay còn gọi là kinh tế tập trung là hệ thống kinh tế

trong đó chính phủ sở hữu, chi phối mọi nguồn lực Quyết định mọi vấn đề như mặt hàng sản xuất, sản lượng, chất lượng, giá bán hay hình thức phân phối.

1.2 Đặc điểm:

- Chính phủ thực hiện gần như tất cả các quyết định liên quan đến kinh tế, là người đưa ra quyết định cao nhất và tốt nhất trong việc phân bổ nguồn lực - Hệ thống kinh tế chỉ huy đặc biệt không thúc đẩy được sự cạnh tranh, không

tạo ra được sự kích thích cho những doanh nghiệp kinh doanh quốc tế, đồng thời sự kiểm soát của chính phủ cũng dẫn đến nhu cầu của người dùng không được thỏa mãn.

- Độc quyền là phổ biến trong các nền kinh tế chỉ huy vì chúng được coi là cần thiết để đáp ứng các mục tiêu của nền kinh tế quốc gia.

=> Khó thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế

1.3 Ảnh hưởng:a) Ưu điểm:

- Nếu thực hiện đúng cách và đủ nguồn lực thì nền kinh tế chỉ huy mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt trong quá trình tăng trưởng Vì chính phủ có thể di chuyển nhanh chóng những nguồn lực chưa được khai thác hoặc khai thác chưa hiệu quả để tạo tăng trưởng.

- Ngăn chặn sự độc quyền của các doanh nghiệp tư nhân trong các ngành công nghiệp quan trọng như y tế hay năng lượng.

Trang 7

b) Nhược điểm:

- Nền kinh tế khó được cân bằng tự nhiên do giá cả và sản lượng, mất cân bằng cung cầu do không định giá hiệu quả và sản lượng ở mức cố định - Nạn quan liêu không quan tâm đến thị hiếu của người tiêu dùng.

- Giảm động lực sáng tạo và đổi mới của doanh nghiệp do không cạnh tranh, doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, năng suất thấp.

2 Nền kinh tế thị trường

2.1 Khái niệm: Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế trong đó tồn tại nhiều hình

thức kinh tế khác nhau, việc sản xuất hàng hóa, dịch vụ nào, mức sản xuất bao nhiêu, chất lượng và giá cả cũng như hình thức phân phối được quyết định bởi thị trường.

2.2 Đặc điểm:

- Sở hữu tư nhân về tài sản và kinh doanh - Tự do cho người tiêu dùng và doanh nghiệp

- Giá cả linh hoạt: thay đổi giá cả phụ thuộc vào thay đổi của cung và cầu - Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

2.3 Ảnh hưởng:a) Ưu điểm:

- Nền kinh tế đạt được công bằng cung cầu do sản lượng và giá cả cân bằng theo sự biến động của thị trường.

- Đáp ứng được thị trường đa dạng của người dung.

- Động lực cho sáng tạo đổi mới, tăng năng suất lao động và hiệu quả của nền kinh tế.

- Tinh thần kinh doanh tăng - Tỷ lệ việc làm tăng.

b) Nhược điểm:

Trang 8

- Nguy cơ về bất bình đẳng trong xã hội khi việc phân bố nguồn lực trong xã hội không đều.

- Nguy cơ an ninh quốc phòng khi một số lĩnh vực không được điểm soát bởi nhà nước.

- Thất bại của thị trường: thất nghiệp độc quyền thông tin bất đối xứng - Hàng hóa thiết yếu có thể trở nên đắt đỏ lạm phát có thể xảy ra.

3 Nền kinh tế hỗn hợp3.1 Khái niệm:

- Nền kinh tế hỗn hợp là hệ thống kinh tế trong đó đất đai nhà xưởng và những nguồn lực kinh tế khác được phân chia ngang bằng hoặc hơn giữa quyền sở hữu Chính phủ và tư nhân Các nền kinh tế hỗn hợp thường duy trì quyền sở hữu tư nhân đối với hầu hết các phương tiện sản xuất, với sự can thiệp của chính phủ thông qua các quy định.

- Mục tiêu của nền kinh tế hỗn hợp: mức thất nghiệp thấp, ít đói nghèo, tăng trưởng kinh tế bền vững và phân phối công bằng thông qua những công cụ và chính sách hiệu quả nhất

3.2 Đặc điểm:

Nền kinh tế hỗn hợp thường kết hợp các đặc điểm của nền kinh tế dựa trên thị trường với khu vực công mạnh mẽ Trong khi hầu hết giá cả được thiết lập bởi cung và cầu, chính phủ có thể can thiệp vào nền kinh tế bằng cách thực thi giá sàn hoặc giá trần đối với một số hàng hóa hoặc bằng cách chuyển quỹ công cho một số ngành nhất định bằng chi phí của những ngành khác.

3.3 Ảnh hưởng:a) Ưu điểm:

- Đầu tiên, nó phân phối hàng hóa và dịch vụ đến nơi cần thiết nhất Nó cho phép giá đo lường cung và cầu

Trang 9

- Nó thưởng cho những nhà sản xuất hiệu quả nhất với lợi nhuận cao nhất Điều đó có nghĩa là khách hàng nhận được giá trị tốt nhất cho đồng đô la của họ.

- Nó khuyến khích đổi mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách sáng tạo, rẻ hơn hoặc hiệu quả hơn.

- Nó tự động phân bổ vốn cho những nhà sản xuất sáng tạo và hiệu quả nhất Đổi lại, họ có thể đầu tư vốn vào nhiều doanh nghiệp giống như họ.

b) Nhược điểm:

- Một nền kinh tế hỗn hợp cũng có thể đảm nhận tất cả các nhược điểm của các loại hình kinh tế khác Nó chỉ phụ thuộc vào những đặc điểm mà nền kinh tế hỗn hợp nhấn mạnh.

Ví dụ, nếu thị trường có quá nhiều tự do, nó có thể khiến các thành viên kém cạnh tranh hơn trong xã hội không có bất kỳ sự hỗ trợ nào của chính phủ.

III Liên kết kinh tế khu vực:

1 Khu vực mậu dịch tự do (Free Trade Area)

- Là hình thức liên kết kinh tế trong đó các nước thỏa thuận và ký kết với nhau một hiệp định thương mại tự do về việc bãi bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan cho hầu hết tất cả các hàng hóa của nhau Các nước vẫn có quyền tự chủ trong quan hệ buôn bán với nhiều quốc gia bên ngoài khu vực - Vai trò của khu vực mậu dịch tự do: tạo điều kiện cho thương mại quốc tế và

những lợi ích liên quan từ thương mại, đi kèm với sự phân bổ về lao động và chuyên môn hóa quốc tế.

- Ưu điểm:

+) Tạo ra những tác động tích cực về mặt kinh tế, phi kinh tế.

Trang 10

+) Kinh tế: Tự do trao đổi, buôn bán hàng hóa, thúc đẩy nền kinh tế các nước phát triển Thị trường ổn định, lâu dài.

+) Phi KT: Tạo được lòng tin giữa các nước, tăng cường quan hệ về mặt đối ngoại, chính trị, duy trì hòa bình giữa các nước.

- Nhược điểm:

+) Xuất hiện hiện tượng chệch hướng thương mại: xuất hiện khi một nhóm nước trong khu vực thương mại tự do khi đó nhập khẩu hàng hóa từ các nước ngoài khối khu vực có thể xâm nhập vào nước có thuế quan cao thông qua các nước có thuế quan thấp trong khu vực Bản chất là một hình thức trốn thuế của các nhà sản xuất ngoài khu vực thương mại tự do né tránh thuế quan để xâm nhập vào thị trường của các nước có thuế quan cao mà không phải chịu mức thuế đối của các quốc gia đặt với khu vực ngoài khối.

→ Các nước tham gia vào FTA cần tuân theo quy tắc xuất xứ để tránh tình trạng các nước ngoài FTA được hưởng những ưu đãi khi xuất khẩu vào trong thị trường, gây nên nhiều bất lợi cho các nước tham gia vào Hiệp định.

2 Liên minh thuế quan (Custom Union)

- Là một hiệp định thương mại, một thỏa thuận giữa các quốc gia về vấn đề áp dụng chung một mức thuế quan và các chính sách quản lý thương mại trên những sản phẩm hàng hóa được trao đổi giữa các thành viên trong liên minh với các nước bên ngoài khi có được quyền tự do thương mại.

- Những quốc gia thành viên trong liên minh thuế quan thường áp dụng cùng một mức thuế quan và các quy định liên quan đến sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu Điều này giúp tạo ra một khu vực thương mại đồng nhất giữa các quốc gia thành viên, đẩy mạnh sự phát triển của thị trường nội địa và làm giảm giá thành phẩm đối với người tiêu dùng.

VD: Liên minh thuế quan bao gồm: Liên minh châu Âu (EU), Liên minh Thương mại Đông Nam Á (ASEAN) và Liên minh Hải quan Nam Mỹ (Mercosur).

- Ý nghĩa:

Trang 11

+) Thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các quốc gia +) Phát triển nguồn thu nội địa

+) Làm giảm hiện tượng chệch hướng thương mại

- Tuy nhiên, việc thực hiện một liên minh thuế quan đòi hỏi cần có sự đồng

thuận và cam kết mạnh mẽ từ các quốc gia thành viên Nếu không có sự thống nhất trong các chính sách về thuế quan và thương mại, sẽ gây ra những thách thức cho việc thực hiện hiệp định này và thị trường tiêu dùng cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi giá thành sản phẩm tăng cao.

1 Thị trường chung (Common Market)

- Thị trường chung là hình thức liên kết kinh tế giữa các nước áp dụng các biện pháp tương tự như liên minh thuế quan trong quan hệ thương mại và còn cho phép di chuyển tự do tư bản, lao động giữa các thành viên, tạo lập thị trường thống nhất theo nghĩa rộng.

VD: Thị trường chung châu Âu (ECM) (giai đoạn 1970 – 1985)

- Ưu điểm:

+) Di chuyển tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn.

Ngoài việc loại bỏ thuế quan giữa các quốc gia thành viên, những lợi ích chính của một thị trường chung bao gồm sự di chuyển tự do của con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn Do đó, một thị trường chung thường được coi là một thị trường duy nhất, vì nó cho phép sự di chuyển tự do của các yếu tố sản xuất mà không bị cản trở bởi biên giới quốc gia.

+) Hiệu quả trong sản xuất.

Đối với một nền kinh tế, thị trường chung tạo điều kiện cho hiệu quả giữa các quốc gia thành viên - các yếu tố sản xuất được phân bổ hiệu quả hơn dẫn đến tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn Khi thị trường trở nên hiệu quả hơn, các công ty kém hiệu quả cuối cùng sẽ đóng cửa do cạnh tranh khốc liệt hơn.

Trang 12

Các công ty thường được hưởng lợi từ các nền kinh tế có quy mô và tăng lợi nhuận, và đổi mới nhiều hơn để cạnh tranh trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hơn.

- Nhược điểm:

+) Suy giảm khả năng cạnh tranh.

Việc chuyển đổi sang một thị trường chung đi kèm với một vài hạn chế Đối với các công ty trước đây đã được Chính phủ bảo vệ và trợ cấp có thể đấu tranh để duy trì hoạt động trong bối cảnh cạnh tranh hơn

Sự di cư của các yếu tố sản xuất sang các quốc gia khác có thể cản trở sự tăng trưởng kinh tế của quốc gia đó và dẫn đến tình trạng thất nghiệp gia tăng.

+) Chuyển hướng thương mại.

Chuyển hướng thương mại xảy ra khi những người không phải là thành viên hiệu quả đang chen chúc ra khỏi thị trường chung Hơn nữa, một quốc gia có thể thể hiện mức lương chán nản nếu nước này phải đối mặt với sự gia tăng các yếu tố sản xuất khi cung vượt cầu.

4 Liên minh kinh tế (Economic union)

- Liên minh kinh tế là cấp độ hội nhập kinh tế theo đó các quốc gia thành viên thỏa thuận thực hiện tự do hóa thương mại, cho phép dịch chuyển tự do lao động và vốn trong nội bộ khối, thi hành chính sách thương mại chung đối với các quốc gia không phải là thành viên, áp dụng các chính sách tiền tệ và tài khóa chung

- Đặc điểm:

+) Các thành viên của liên minh kinh tế còn ban hành tiêu chuẩn sản phẩm thống nhất, xây dựng các chính sách nông nghiệp, năng lượng và dịch vụ xã hội chung cho cả khối, tiêu chuẩn hóa các quy định luật pháp liên quan đến cạnh tranh, thôn tính, sát nhập và các hành vi khác của doanh nghiệp

+) Khi một liên minh kinh tế sử dụng một đồng tiền chung thì nó còn được gọi là liên minh tiền tệ Liên minh kinh tế cao hơn các cấp độ hội nhập kinh tế khác ở chỗ, ngoài việc phối hợp toàn diện các chính sách kinh tế - xã hội, trong liên

Trang 13

minh kinh tế còn hình thành những thể chế mang tính siêu quốc gia - nơi đưa ra những quyết định có tính ràng buộc đối với các quốc gia thành viên

- Các ví dụ về liên minh kinh tếLiên minh châu Âu (European union - EU)

Liên minh châu Âu đã phát triển thị trường chung thông qua hệ thống luật pháp tiêu chuẩn áp dụng cho tất cả các nước thành viên nhằm đảm bảo sự lưu thông tự do về con người, hàng hóa, dịch vụ và vốn EU duy trì các chính sách chung về thương mại, nông nghiệp, ngư nghiệp và phát triển địa phương, trong đó có 17 quốc gia chấp nhận đồng tiền chung (đồng Euro), tạo nên khu vực đồng tiền Euro.

Thị trường chung và cộng đồng Caribe (Caribbean Community and CommonMarket - CARICOM)

Thị trường chung và cộng đồng Caribe được thành lập vào năm 1973 với mục tiêu nhằm tự do hóa hoạt động du lịch, cho phép di chuyển tự do các yếu tố sản xuất, kể cả công nhân có tay nghề cao và chuyên gia trong phạm vi khối.

Đây là một thị trường mở rộng cung cấp các cơ hội tốt hơn để bán sản phẩm và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh và cải thiện cuộc sống của người dân trong cộng đồng Caribe.

Thị trường chung Trung Mỹ (Central American Common Market - CACM)

Thị trường chung Trung Mỹ được thành lập vào năm 1961 với các nước thành viên là Costa Rica, El Sanvador, Guatemala, Hondurat và Nicaragoa

5 Liên minh chính trị (Political union)

- Liên minh chính trị cũng có thể được gọi là một liên minh lập pháp hoặc liên minh nhà nước Liên minh có thể được thực hiện dưới một loạt các hình thức, được phân loại rộng rãi như: liên hiệp hợp nhất, thôn tính, thôn tính liên hiệp và liên hiệp hỗn hợp.

- Một nhóm lớn hơn và hợp nhất của các quốc gia hoặc các quốc gia có chung một chính phủ được quốc tế thừa nhận Các loại phổ biến nhất của liên minh

Trang 14

chính trị bao gồm một đoàn đi kèm hoặc sáp nhập, một liên minh thuế liên bang hoặc sáp nhập, hoặc công đoàn hỗn hợp có đặc điểm của cả hai phong cách liên bang và kết hợp Còn được gọi là một liên minh thuế tiểu bang hay một liên minh thuế quan lập pháp.

IV Các chỉ tiêu đo lường trình độ phát triển kinh tế:1 Các chỉ tiêu đo lường

1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (Gross domestic products - GDP)

- Khái niệm: GDP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị của tất cả các hàng hóa và

dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm).

- Ý nghĩa của chỉ số GDP:

+) GDP là thước đo để đánh giá tốc độ tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định

+) GDP giúp các nhà đầu tư nước ngoài có cái nhìn tổng quan về tiềm năng phát triển của một quốc gia Từ đó đưa ra quyết định đầu tư phù hợp.

+) Chỉ số GDP giúp chính phủ mỗi nước nhìn nhận và áp dụng các chính sách tiền tệ phù hợp với nền kinh tế

1.2 Tổng sản phẩm quốc dân (Gross national products - GNP)

- Khái niệm: GNP là chỉ tiêu đo lường tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ của

một quốc gia sản xuất trong một thời kỳ nhất định (thường lấy là một năm).

- Ý nghĩa của chỉ số GNP:

+) Chỉ số GNP cho biết mức chi tiêu, tiêu dùng tương đương với quy mô thu nhập và mức sống của một công dân

+) GNP là thước đo cho sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia, đo lường mức độ khỏe mạnh của nền kinh tế của quốc gia.

+) GNP giúp phân tích và so sánh mức sống, mức thu nhập của người dân

1.3 Tổng thu nhập quốc dân (Gross national income - GNI)

Trang 15

Tổng thu nhập quốc dân (GNI) là tổng giá trị của tất cả nguồn thu nhập đến từ cư dân của một nền kinh tế từ các hoạt động trong và ngoài nước

1.4 Ngang giá sức mua (Purchasing power parity - PPP)

Ngang giá sức mua phản ánh khả năng tương quan giữa giá trị tiền tệ của hai quốc gia trong việc cùng mua một phân loại hàng hóa tại hai nước.

1.5 Chỉ số phát triển con người (Human development index - HDI)

Chỉ số phát triển con người (HDI) là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khỏe (thể hiện qua tuổi thọ trung bình tính từ lúc sinh); tri thức (thể hiện qua chỉ số giáo dục) và thu nhập (thể hiện qua tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người).

HDI nhận giá trị từ 0 đến 1 HDI càng gần 1 có nghĩa là trình độ phát triển con người càng cao, trái lại càng gần 0 nghĩa là trình độ phát triển con người càng thấp.

2 Cơ cấu kinh tế:

- Cơ cấu kinh tế bao gồm các ngành nghề, lĩnh vực, các vùng, thành phần kinh tế khác nhau và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng

- Cơ cấu ngành kinh tế được chia thành 3 khu vực: +) Khu vực 1: Nông nghiệp, khai khoáng

+) Khu vực 2: Công nghiệp (tư liệu sản xuất, hàng tiêu dùng, hàng sơ chế) +) Khu vực 3: Dịch vụ (ngân hàng - tài chính, công nghệ thông tin, du lịch)

- Quá trình công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế nông nghiệp thành nền kinh tế công nghiệp làm chuyển dịch cơ cấu theo hướng

Trang 16

giảm tỷ trọng khu vực truyền thống, gia tăng khu vực công nghiệp và dịch

- Mỹ theo nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp Coca Cola ở đây Với mô hình kinh tế thị trường tự do của Mỹ, Coca Cola phải cạnh tranh với các đối thủ khác trong ngành để duy trì và mở rộng thị phần của mình ở Mỹ Ngoài ra, các chính sách và quy định của chính phủ Mỹ liên quan đến an toàn thực phẩm, thuế và thương mại cũng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Coca Cola trên toàn cầu Coca Cola cũng phải đối mặt với sự thay đổi trong xu hướng tiêu dùng và ý thức của khách hàng, đặc biệt là ở Mỹ, về các sản phẩm sức khỏe và thức uống không calo, hoặc sản phẩm hữu cơ và thực phẩm sạch Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và cạnh tranh hiệu quả, Coca Cola phải liên tục cải tiến sản phẩm và xây dựng chiến lược marketing phù hợp với từng thị trường địa phương Ngoài ra, Mỹ là một trong những thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm và dịch vụ cao, điều này yêu cầu Coca Cola phải duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ của mình để đáp ứng các yêu cầu này.

Tóm lại, để thành công trong hoạt động kinh doanh quốc tế, Coca Cola phải có khả năng thích ứng với giá cả và nhu cầu thị trường địa phương, cũng như đáp ứng các yêu cầu an toàn thực phẩm, thuế và thương mại của các quốc gia khác nhau Tuy nhiên, với sự đa dạng hóa sản phẩm và chiến lược tiếp thị linh hoạt, Coca Cola đã thành công trong việc duy trì và phát triển doanh nghiệp của mình tại thị trường Mỹ và toàn cầu.

Trang 17

Coca Cola là một tập đoàn đa quốc gia hoạt động trên toàn cầu, bao gồm cả Mỹ Dưới đây là một số thông tin về hoạt động kinh doanh của Coca Cola tại Mỹ:

- Doanh thu: Trong năm 2021, doanh thu của Coca Cola tại Mỹ đạt khoảng 10,7 tỷ USD.

- Lợi nhuận: Tính đến năm 2021, lợi nhuận ròng của Coca Cola tại Mỹ vào khoảng 2,3 tỷ USD.

- Chiến lược kinh doanh: Coca Cola đã thực hiện nhiều chiến lược kinh doanh để giữ vững và tăng doanh số bán hàng tại Mỹ Công ty tập trung vào sản phẩm mới, như nước giải khát không đường, chai nhựa tái chế và sáp nhập hoặc mua lại các thương hiệu khác bao gồm Topo Chico, Body Armor và Costa Coffee.

- Hoạt động sản xuất và phân phối: Coca Cola có hệ thống sản xuất và phân phối rộng khắp Mỹ, từ các nhà máy lớn đến các nhà máy nhỏ và các điểm bán hàng trên toàn quốc Công ty sử dụng các kênh bán lẻ truyền thống và trực tuyến như siêu thị, cửa hàng tiện lợi và các trang web bán hàng trực tuyến để phân phối sản phẩm của mình đến người tiêu dùng.

2 Ảnh hưởng môi trường kinh tế Mỹ lên hoạt động kinh doanh quốc tếcủa tập đoàn Coca Cola:

- Sở hữu tư nhân trong nền kinh tế thị trường đã cho phép Coca Cola cũng như các tập đoàn khác: Tự chủ và độc lập trong quyết định sản xuất và kinh doanh; Khả năng tạo ra sự cạnh tranh và sự đa dạng trong ngành công nghiệp và thị trường; Phát triển kĩ năng quản lý và chiến lược kinh doanh để đạt được sự thành công và tiếp tục phát triển; Có khả năng đầu tư và mở rộng hoạt động kinh doanh vào các ngành mới và thị trường mới; Đóng góp vào sự phát triển kinh tế của quốc gia bằng việc tạo ra việc làm và thu nhập cho người lao động, đồng thời cung cấp các sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng

Trang 18

Ví dụ cụ thể về việc chính sách của Mỹ có lợi cho sở hữu tư nhân của tập đoàn Coca Cola là chiến lược hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân Chính phủ Mỹ đã thiết lập nhiều chương trình và chiến lược hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân để khuyến khích sự phát triển kinh tế của các doanh nghiệp Ví dụ, chương trình Small Business Administration (SBA) được thành lập bởi chính phủ Mỹ để cung cấp vốn và các nguồn tài nguyên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa SBA cũng cung cấp các chương trình giáo dục và tư vấn cho các doanh nghiệp để giúp họ phát triển và tăng trưởng Coca Cola đã từng được hưởng lợi từ chương trình này khi họ muốn mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh của mình Với sự hỗ trợ của SBA, Coca Cola đã được cung cấp vốn và tài nguyên để mở rộng số lượng nhà máy sản xuất và tăng cường hoạt động kinh doanh của mình Ngoài ra, chính phủ Mỹ cũng đã hỗ trợ các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực công nghệ thông tin, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp Chính sách này giúp Coca Cola tìm kiếm các sản phẩm mới và áp dụng công nghệ tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.

Điều đó đã giúp Coca Cola phát triển mạnh mẽ và trở thành một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đồ uống có ga Sự tự do và linh hoạt trong hoạt động kinh doanh của công ty đã giúp tăng cường hiệu quả sản xuất, tối ưu hóa chi phí và tăng cường năng lực cạnh tranh trên thị trường Ngoài ra, sở hữu tư nhân cũng cho phép Coca Cola có thể dễ dàng tiếp cận các nguồn tài chính để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới Tất cả những điều này đã giúp Coca Cola đạt được nhiều thành tựu và trở thành một trong những biểu tượng kinh doanh quan trọng của Mỹ.

+) Tính đến năm 2021, Coca Cola là một trong những công ty hàng đầu của Mỹ về doanh thu, với khoảng 37 tỷ USD.

+) Trên thị trường Mỹ, Coca Cola chiếm tới 43% thị phần trong lĩnh vực đồ uống có ga, vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh khác.

+) Các sản phẩm của Coca Cola đã trở thành biểu tượng văn hóa của Mỹ, bao gồm Coca-Cola, Fanta, Sprite, Dasani và Powerade.

Trang 19

+) Năm 2020, doanh thu của Coca Cola từ hoạt động kinh doanh tại Mỹ đạt khoảng 9,2 tỷ USD, tương đương với khoảng 25% tổng doanh thu của công ty.

+) Coca Cola cũng là một trong những công ty hàng đầu tại Mỹ về nghiên cứu và phát triển Công ty này đầu tư hàng năm khoảng 1,2 tỷ USD cho hoạt động nghiên cứu và phát triển để tạo ra các sản phẩm mới và tiên tiến hơn.

- Giá trị sản xuất dựa trên quy luật cung - cầu: Đặc trưng giá trị sản xuất dựa trên quy luật cung - cầu trong nền kinh tế thị trường của Mỹ có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh quốc tế của Coca Cola tại Mỹ.

Quy luật cung - cầu là một trong những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường, với việc giá cả của một sản phẩm được xác định bởi sự cân bằng giữa cung và cầu của thị trường Vì vậy, khi giá cả của một sản phẩm tăng, cầu sẽ giảm và ngược lại, khi giá cả giảm, cầu sẽ tăng.

Trong hoạt động kinh doanh quốc tế của Coca Cola tại Mỹ, quy luật cung - cầu ảnh hưởng đến chiến lược giá cả và các quyết định về sản xuất và tiêu thụ Nếu giá cả của các sản phẩm của Coca Cola tăng, công ty sẽ cân nhắc điều chỉnh giá để đáp ứng nhu cầu của thị trường Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định về giá cả phải dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng vì nó có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng và doanh số bán hàng.

Ngoài ra, quy luật cung - cầu cũng ảnh hưởng đến quyết định về sản xuất và tiêu thụ của Coca Cola Nếu nhu cầu tăng, công ty sẽ tăng sản lượng để đáp ứng nhu cầu của thị trường Ngược lại, nếu nhu cầu giảm, công ty phải điều chỉnh sản lượng để tránh lãng phí nguyên liệu và tài nguyên.

Coca Cola là một trong những công ty hàng đầu thế giới về sản xuất và kinh doanh đồ uống, và quy luật cung - cầu là một trong những nguyên tắc cơ bản của kinh tế thị trường Trong phạm vi của Mỹ, Coca Cola đã từng phải thích ứng với nhiều thay đổi của quy luật cung - cầu trên thị trường để duy trì và tăng cường hiệu quả sản xuất và kinh doanh Dưới đây là một số dẫn chứng:

Trang 20

+) Thay đổi trong nhu cầu của khách hàng: Với sự phát triển của phong trào lành mạnh và sức khỏe, khách hàng trong phạm vi Mỹ có xu hướng tìm kiếm các loại nước uống không có đường và không có ga Để đáp ứng nhu cầu này, Coca Cola đã cho ra đời các sản phẩm mới như nước lọc Dasani, Aquarius và Honest Tea +) Thay đổi trong thị trường: Trong thập niên 1980, thị trường đồ uống Mỹ đã trải qua những thay đổi đáng kể khi các đối thủ mới xuất hiện và cạnh tranh gay gắt với Coca Cola Để đối phó với sự thay đổi này, Coca Cola đã tăng cường chiến lược quảng cáo và marketing để tạo sự khác biệt và giữ vững thị phần của mình +) Thay đổi trong công nghệ sản xuất: Với sự phát triển của công nghệ và quy trình sản xuất, Coca Cola đã phải thích ứng để tối ưu hóa quá trình sản xuất và giảm chi phí Ví dụ, công ty đã chuyển sang sử dụng chai nhựa thay vì chai thủy tinh để giảm chi phí sản xuất và vận chuyển.

+) Thay đổi trong chiến lược giá cả: Quy luật cung - cầu cũng ảnh hưởng đến chiến lược giá cả của Coca Cola trong phạm vi Mỹ Nếu giá cả của các sản phẩm tăng, công ty sẽ cân nhắc điều chỉnh giá để đáp ứng nhu cầu của thị trường Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định về giá cả phải dựa trên sự cân nhắc kỹ lưỡng vì nó có thể ảnh hưởng đến nhu cầu của khách hàng và doanh số bán hàng.

→ Tóm lại, Coca Cola đã thích ứng với nhiều thay đổi của quy luật cung - cầu trong phạm vi Mỹ để duy trì và tăng cường hiệu quả sản xuất và kinh doanh của mình.

- Chính phủ có vai trò điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, lập ra hành lang pháp lí, chống độc quyền…Chính phủ Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp điều tiết và kiểm soát đối với tập đoàn Coca Cola trong quá khứ, dưới đây là một số dẫn chứng:

+) Quy định thuế: Chính phủ Mỹ đã áp dụng quy định thuế chống bán phá giá đối với Coca-Cola vào năm 1986 Theo đó, các sản phẩm của Coca Cola được nhập khẩu từ nước ngoài sẽ phải đóng thuế cao hơn để bảo vệ quyền lợi của ngành công nghiệp nội địa.

Trang 21

+) Quản lý thương hiệu: Chính phủ Mỹ đã áp dụng các quy định để kiểm soát việc quảng cáo và tiếp thị của Coca Cola nhằm bảo vệ quyền lợi và sức khỏe của người tiêu dùng Ví dụ, chính phủ Mỹ đã ban hành lệnh cấm quảng cáo thuốc lá trên truyền hình và radio vào năm 1971, và Coca Cola cũng phải tuân thủ quy định này +) An toàn thực phẩm: Chính phủ Mỹ đã áp dụng các quy định về an toàn thực phẩm đối với Coca Cola nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Ví dụ, vào năm 2006, Chính phủ Mỹ đã yêu cầu Coca Cola rút khỏi thị trường các sản phẩm Powerade ION4 và Full Throttle Fury do có chứa thành phần tăng cường hiệu suất không được cho phép Trước sự việc đó Coca Cola đã hợp tác chặt chẽ với Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) để xác định nguyên nhân của sự cố và đưa ra các biện pháp khắc phục Tập đoàn đã rà soát lại quy trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm và tăng cường quản lý chất lượng để đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn thực phẩm và ngăn chặn việc tái diễn ra sự cố tương tự trong tương lai Ngoài ra, Coca Cola đã công bố thông tin chi tiết về việc rút sản phẩm khỏi thị trường và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các sản phẩm thực phẩm an toàn và lành mạnh.

→ Tóm lại, chính phủ Mỹ đã áp dụng nhiều biện pháp điều tiết và kiểm soát đối với tập đoàn Coca Cola trong quá khứ để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đảm bảo sự cạnh tranh công bằng trên thị trường.

Coca Cola đã có nhiều hành động để thích ứng với chính sách điều tiết và kiểm soát của chính phủ Mỹ, dưới đây là một số ví dụ:

+) Áp dụng quy định an toàn thực phẩm: Coca Cola đã cải tiến công nghệ sản xuất để đáp ứng các quy định an toàn thực phẩm của chính phủ Mỹ và bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng.

+) Hợp tác với chính phủ Mỹ: Coca Cola đã hợp tác với chính phủ Mỹ trong việc cung cấp thông tin về sức khỏe và giảm thiểu việc tiếp cận với sản phẩm thuốc lá cho trẻ em, như đã ký kết trong thỏa thuận năm 1998.

Ngày đăng: 03/04/2024, 16:08

w