1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giáo trình quản trị doanh nghiệp công nghiệp

247 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giáo trình quản trị doanh nghiệp công nghiệp
Tác giả TS. Phạm Thị Mai Yến, ThS. Trần Thị Thu Huyền, ThS. Nguyễn Thị Hồng Nhung, ThS. Phạm Thị Minh Khuyên, ThS. Bùi Thị Phương Hồng, ThS. Đặng Ngọc Huyền Trang
Trường học Đại học Thái Nguyên
Chuyên ngành Quản trị doanh nghiệp công nghiệp
Thể loại giáo trình
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thái Nguyên
Định dạng
Số trang 247
Dung lượng 4,21 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG I NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG DẪN NHẬP (13)
    • 1.1. Những nguyên lý cơ bản của kinh tế học (13)
      • 1.1.1. Nguyên lý thứ nhất: Con người đối mặt với sự đánh đổi (16)
      • 1.1.2. Nguyên lý thứ hai: Chi phí của một thứ là những gì mà bạn phải từ bỏ để có đƣợc thứ đó (17)
      • 1.1.3. Nguyên lý thứ ba: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên (17)
      • 1.1.4. Nguyên lý thứ tư: Con người phản ứng với các kích thích (19)
      • 1.1.5. Nguyên lý thứ năm: Thương mại có thể làm cho mọi người đều đƣợc lợi (19)
      • 1.1.6. Nguyên lý thứ sáu: Thị trường thường là một phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế (20)
      • 1.1.7. Nguyên lý thứ bảy: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện đƣợc kết cục thị trường (21)
      • 1.1.8. Nguyên lý thứ tám: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó (22)
      • 1.1.9. Nguyên lý thứ chín: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền (23)
    • 1.2. Mô hình kinh tế và các chỉ số cơ bản (13)
      • 1.2.1. Mô hình nền kinh tế thị trường (26)
      • 1.2.2. Một số chỉ tiêu phản ánh sự phát triển của nền kinh tế (28)
    • 1.3. Cung - cầu thị trường và các trạng thái của thị trường (13)
      • 1.3.1. Thị trường (33)
      • 1.3.2. Cung và các yếu tố ảnh hưởng đến cung (0)
      • 1.3.3. Cầu và các yếu tố ảnh hưởng đến cầu (0)
      • 1.3.4 Các trạng thái thị trường (0)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (57)
    • CHƯƠNG II NGÀNH CÔNG NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP DẪN NHẬP (58)
      • 2.1. Ngành công nghiệp (58)
        • 2.1.1. Khái niệm, vai trò và phân loại ngành công nghiệp (59)
        • 2.1.2. Chuyên môn hóa - đa dạng hóa - tập trung hóa trong sản xuất công nghiệp (62)
        • 2.1.3. Tổ chức sản xuất công nghiệp trên lãnh thổ (67)
        • 2.1.4. Chuỗi cung ứng trong ngành công nghiệp (69)
        • 2.1.5. Phát triển sản xuất công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường (75)
      • 2.2. Doanh nghiệp công nghiệp (58)
        • 2.2.1. Các khái niệm về doanh nghiệp công nghiệp (0)
        • 2.2.2. Đặc trƣng của doanh nghiệp công nghiệp (0)
        • 2.2.3. Môi trường của doanh nghiệp công nghiệp (84)
    • CHƯƠNG III NHÀ QUẢN TRỊ VÀ CÁC CHỨC NĂNG QUẢN TRỊ DẪN NHẬP (93)
      • 3.1. Khái niệm, vai trò của nhà quản trị (96)
        • 3.1.1. Khái niệm nhà quản trị (96)
        • 3.1.2. Vai trò của nhà quản trị (97)
        • 3.1.2. Kỹ năng của nhà quản trị (99)
      • 3.2. Các chức năng quản trị (93)
        • 3.2.1. Chức năng lập kế hoạch (102)
        • 3.2.2. Tổ chức (106)
        • 3.2.3. Chức năng lãnh đạo (113)
        • 3.2.4. Chức năng kiểm tra (118)
      • 4.1. Quản trị sản xuất (130)
        • 4.1.1. Khái niệm và vai trò của quản trị sản xuất (131)
        • 4.1.2. Nội dung chủ yếu của quản trị sản xuất (136)
        • 4.1.3. Một số phương pháp quản trị sản xuất hiện đại (142)
      • 4.2. Quản trị chất lượng (130)
        • 4.2.1. Khái niệm chất lƣợng và quản trị chất lƣợng (0)
        • 4.2.2. Vai trò quản trị chất lƣợng (152)
        • 4.2.3. Các chức năng và nguyên tắc cơ bản của quản trị chất lƣợng (152)
        • 4.2.4. Một số mô hình quản trị chất lƣợng (155)
        • 4.2.5. Đánh giá chất lƣợng (157)
        • 4.2.6. Các công cụ thống kê trong quản trị chất lƣợng (162)
      • 4.3. Quản trị nguồn nhân lực (130)
        • 4.3.1. Khái niệm về quản trị nguồn nhân lực (172)
        • 4.3.2. Vai trò của quản trị nguồn nhân lực (0)
        • 4.3.3. Một số nội dung cơ bản trong quản trị nguồn nhân lực (0)
      • 4.4. Quản trị công nghệ (130)
        • 4.4.1. Công nghệ (181)
        • 4.4.2. Khái niệm, vai trò và mục tiêu quản trị công nghệ (189)
        • 4.4.3. Nội dung quản trị công nghệ trong doanh nghiệp công nghiệp (191)
      • 4.5. Quản trị marketing (130)
        • 4.5.1. Marketing và các khái niệm cơ bản liên quan (198)
        • 4.5.2. Khái niệm và vai trò của quản trị marketing (0)
        • 4.5.3. Nội dung hoạt động quản trị marketing (0)
        • 4.5.4. Những đặc trƣng của quản trị marketing trong doanh nghiệp công nghiệp (0)
      • 4.6. Quản trị tài chính (130)
        • 4.6.1. Khái niệm, vai trò và nội dung của quản trị tài chính (0)
        • 4.6.2. Tiền tệ (0)
        • 4.6.3. Chi phí - Giá thành sản phẩm (0)
        • 4.6.4. Doanh thu - Lợi nhuận (0)
        • 4.6.5. Thuế (0)
        • 4.6.6. Các báo cáo tài chính trong doanh nghiệp (0)

Nội dung

Nội dung của giáo trình gồm 4 chương: Chương 1: Những kiến thức cơ bản về kinh tế thị trường Chương 2: Ngành công nghiệp và doanh nghiệp công nghiệp Chương 3: Nhà quản trị và các chức nă

NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG DẪN NHẬP

Những nguyên lý cơ bản của kinh tế học

Mô hình kinh tế và các chỉ số cơ bản

Cung - cầu thị trường và các trạng thái của thị trường

* Kinh tế học là gì?

Thuật ngữ nền kinh tế (economy) bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp có nghĩa là

“người quản gia” Điều này nghe có vẻ lạ lùng Nhưng trên thực tế, các hộ gia đình và nền kinh tế có rất nhiều điểm chung Trong gia đình, mỗi người có một công việc khác nhau Bố đi làm, mẹ nội trợ và chăm sóc con cái Trong nền kinh tế, mỗi người cũng phải đảm nhiệm một công việc khác nhau Một số người sản xuất thực phẩm, một số người sản xuất trang phục, một số khác xây dựng các công trình…

Giống nhƣ một hộ gia đình không thể đáp ứng mọi mong muốn của tất cả mọi người, xã hội cũng không thể làm cho mỗi cá nhân có được mức sống cao nhất nhƣ họ khao khát Đó là bởi vì nguồn lực của gia đình cũng nhƣ của nền kinh tế đều bị giới hạn, hay còn gọi là nguồn lực bị khan hiếm Khan hiếm có nghĩa là xã hội có các nguồn lực hạn chế và vì thế không thể sản xuất mọi hàng hóa và dịch vụ mà mọi người mong muốn Vì sự khan hiếm đó nên gia đình và nền kinh tế đều phải quản lý các nguồn lực của mình

“Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu cách thức xã hội giải quyết 3 vấn đề: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?” (David Begg)

* Kinh tế học nghiên cứu điều gì?

Kinh tế học chia làm 02 bộ phận: kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô Kinh tế học vi mô nghiên cứu những hành vi của các chủ thể kinh tế, nhƣ cá nhân, doanh nghiệp, hộ gia đình… trên một thị trường cụ thể Kinh tế học vĩ mô nghiên cứu những vấn đề bao trùm toàn bộ nền kinh tế nhƣ sản lƣợng quốc gia, tăng trưởng kinh tế, thất nghiệp, lạm phát, tổng cung, tổng cầu, các chính sách kinh tế quốc gia, thương mại quốc tế… với tư cách một tổng thể thống nhất

* Tại sao mỗi chúng ta cần có hiểu biết về các vấn đề kinh tế?

? Tại sao sau hai cuộc chiến tranh, chính phủ Việt Nam lại chủ động bình thường hóa quan hệ với các quốc gia từng tham chiến tại Việt Nam? Có phải chỉ vì chúng ta yêu chuộng hòa bình hay ẩn sau mỗi động thái chính trị đều có những nguyên nhân kinh tế cụ thể? Mỗi chúng ta được hưởng lợi gì từ những mối quan hệ ngoại giao tốt đẹp?

? Hãy xem thu nhập bình quân đầu người trên một tháng của Việt Nam đã thay đổi nhƣ thế nào từ năm 1999 đến năm 2016 Con số này tăng hơn 10 lần trong vòng 17 năm Thu nhập bình quân đầu người tăng hay giảm có ảnh hưởng gì đến mỗi chúng ta?

Hình 1.1 Thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 1999-2016

? Tốc độ lạm phát ở Venezuela có khả năng vƣợt mức 1.000.000% trong năm 2018 trong khi Việt Nam được dự báo chỉ dừng ở mức dưới 4% Với mức lạm phát nhƣ vậy, Venezuela sẽ nằm trong nhóm những cuộc khủng hoảng siêu lạm phát tồi tệ nhất lịch sử hiện đại còn giá cả hàng hóa ở Việt Nam lại khá ổn định Lạm phát là gì? Tại sao siêu lạm phát lại là điều tồi tệ? Lạm phát tăng hay giảm có ảnh hưởng gì đến mỗi chúng ta?

? Cuộc cạnh tranh giữa Vinafone, Mobifone và Viettel đã khiến giá cước điện thoại ngày càng rẻ Tại sao các doanh nghiệp cạnh tranh càng gay gắt thì người tiêu dùng lại càng có lợi?

Các biến cố kinh tế dù là vĩ mô (cấp độ nền kinh tế) hay vi mô (cấp độ doanh nghiệp) đều tác động mạnh mẽ đến cuộc sống của mỗi người Đó là lý do tại sao mỗi chúng ta cần có kiến thức về nền kinh tế và hoạt động sản xuất kinh doanh Để hiểu đƣợc những biến cố kinh tế này cũng nhƣ cách thức mà nền kinh tế vận hành, trước hết chúng ta cần hiểu được cách thức mà mỗi cá nhân trong nền kinh tế ra quyết định

1.1 Những nguyên lý cơ bản của kinh tế học

1.1.1 Nguyên lý thứ nhất: Con người đối mặt với sự đánh đổi

Bài học đầu tiên về ra quyết định đƣợc tóm tắt trong câu ngạn ngữ sau:

“Chẳng có gì là cho không cả” Để có được một thứ ưa thích, chúng ta thường phải từ bỏ một thứ khác mà mình thích Ở cấp độ cá nhân:

Bạn hoàn toàn làm chủ thời gian của mình Nếu bạn muốn có thời gian đi chơi cùng người yêu thì bạn sẽ phải đánh đổi bằng thời gian tự học ở nhà hoặc thời gian ngủ hoặc thậm chí là thời gian lên lớp Mỗi tháng bạn có một khoản tiền nhất định để chi tiêu (cha mẹ cho hoặc bạn làm thêm để có tiền) Nếu bạn đầu tƣ một khóa học tiếng nh thì điều này có nghĩa là tiền ăn hoặc tiền tiêu vặt sẽ phải giảm xuống Ở cấp độ gia đình:

Hãy xem xét cách thức ra quyết định chi tiêu thu nhập của gia đình của các bậc cha mẹ Họ có thể mua thực phẩm, quần áo hay quyết định đƣa cả nhà đi nghỉ Họ cũng có thể tiết kiệm một phần thu nhập cho lúc về già hay cho con cái vào học đại học Khi quyết định chi tiêu thêm một nghìn đồng cho một trong những hàng hóa trên, họ có ít đi một đô la để chi cho các hàng hóa khác Ở cấp độ tổ chức:

Tổ chức muốn có nguồn nhân lực chất lƣợng tốt thì phải đánh đổi bằng lương cao và phúc lợi hậu hĩnh Nếu tổ chức không duy trì được chất lượng nguồn nhân lực thì sẽ phải đánh đổi bằng hiệu quả hoạt động Ở cấp độ quốc gia:

Một quốc gia tăng chi tiêu cho quốc phòng đồng nghĩa với việc quốc gia đó sẽ phải cắt giảm chi tiêu cho y tế hoặc giáo dục hoặc các chế độ phúc lợi khác Một quốc gia vừa muốn phát triển kinh tế vừa muốn bảo vệ môi trường thì phải đầu tƣ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại (các bạn có thể nghiên cứu tình huống các nước Bắc Âu hoặc Nhật Bản) Một quốc gia vừa muốn phát triển kinh tế lại không thể đầu tƣ ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại thì sẽ phải trả giá bằng môi trường (các bạn có thể nghiên cứu tình huống của Việt Nam - một trong năm quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của biến đổi khí hậu)

Dù là một cá nhân hay một nền kinh tế, mọi quyết định mà chúng ta đưa ra đều phải đối mặt với sự đánh đổi Để sự đánh đổi đó là có lời, chúng ta cần cân nhắc thật kỹ giữa chi phí và lợi ích

1.1.2 Nguyên lý thứ hai: Chi phí của một thứ là những gì mà bạn phải từ bỏ để có được thứ đó

Ngày đăng: 03/04/2024, 15:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w