1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí, thông gió và dựng model revit dự án khách sạn wyndham garden hà nội

185 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí, thông gió và dựng model Revit dự án khách sạn Wyndham Garden Hà Nội
Tác giả Lê Quốc Trung, Nguyễn Hoài Hân
Người hướng dẫn TS. Đặng Hùng Sơn
Trường học Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Công nghệ kỹ thuật Nhiệt
Thể loại Đồ án tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 5,64 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN (22)
    • 1.1. Lí do chọn đề tài (0)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (0)
    • 1.3. Giới hạn đề tài (23)
    • 1.4. Tổng quan về điều hòa không khí (23)
      • 1.4.1. Khái niệm (23)
      • 1.4.2. Quá trình phát triển (23)
      • 1.4.3. Ứng dụng (0)
      • 1.4.4. Hệ thống điều hòa không khí (25)
    • 1.5. Tổng quan công trình (29)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ (31)
    • 2.1. Lựa chọn phương án điều hòa không khí (0)
    • 2.2. Thông số ban đầu (31)
      • 2.2.1. Thông số tính toán ngoài nhà (31)
      • 2.2.2. Thông số tính toán trong nhà (32)
    • 2.3. Tính toán nhiệt thừa bằng phương pháp Carrier (0)
      • 2.3.1. Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q 11 (33)
      • 2.3.2. Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do Δt: Q 21 (37)
      • 2.3.3. Nhiệt hiện truyền qua vách Q 22 (38)
      • 2.3.4. Nhiệt hiện truyền qua nền Q 23 (43)
      • 2.3.5. Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q 31 (0)
      • 2.3.6. Nhiệt tỏa ra do máy móc Q 32 (0)
      • 2.3.7. Nhiệt hiện và ẩn do người tỏa Q 4 (45)
      • 2.3.8. Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào Q hN và Q aN (47)
      • 2.3.10. Nhiệt tổn thất cho các nguồn khác Q 6 (50)
    • 2.4. Bảng tải nhiệt của công trình (50)
    • 2.5. Tính kiểm tra đọng sương (0)
    • 2.6. Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí (51)
      • 2.6.1. Lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí (0)
      • 2.6.2. Tính toán sơ đồ điều hòa không khí (52)
      • 2.6.3. Vẽ sơ đồ điều hòa không khí (0)
      • 2.6.4. Tính toán công suất FCU (55)
    • 2.7. Tính toán kiểm tra bằng phần mềm Heatload (57)
  • CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG THÔNG GIÓ (59)
    • 3.1. Mục đích của việc thông gió (0)
    • 3.2. Kiểm tra hệ thống cấp gió tươi (59)
      • 3.2.1. Mục đích của việc cấp gió tươi (0)
      • 3.2.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp gió tươi (59)
      • 3.2.3. Kiểm tra lưu lượng gió tươi (61)
      • 3.2.4. Tính toán kiểm tra kích thước ống gió tươi (62)
      • 3.2.5. Tính tổn thất áp suất trên đường ống gió tươi (68)
    • 3.3. Tính toán kiểm tra hệ thống hút khói hành lang (73)
      • 3.3.1. Mục đích của hút khói hành lang (0)
      • 3.3.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống hút khói hành lang (74)
      • 3.3.3. Kiểm tra lưu lượng hút khói hành lang (76)
      • 3.3.4. Kiểm tra kích thước ống hút khói hành lang (77)
    • 3.4. Tính toán kiểm tra hệ thống tạo áp cầu thang (78)
      • 3.4.1. Mục đích của tạo áp cầu thang (0)
      • 3.4.2. Nguyên lý của hệ thống tạo áp cầu thang (78)
      • 3.4.3. Tính toán tạo áp các khu vực (82)
    • 3.5. Tính toán kiểm tra hệ thống hút thải toilet (94)
      • 3.5.1. Mục đích của hệ thống hút thải toilet (0)
      • 3.5.2. Nguyên lí hoạt động hệ thống hút thải toilet (95)
      • 3.5.3. Tính toán kiểm tra lưu lượng hút thải toilet (96)
      • 3.5.5. Kiểm tra cột áp quạt hút thải toilet (101)
    • 3.6. Kiểm tra hệ thống thông gió tầng hầm (102)
      • 3.6.1. Mục đích của hệ thống thông gió hầm xe (0)
      • 3.6.2. Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió hầm xe (103)
      • 3.6.3. Kiểm tra lưu lượng quạt hệ thống thông gió hầm xe (104)
      • 3.6.4. Kiểm tra kích thước đường ống gió hệ thống thông gió tầng hầm (106)
      • 3.6.5. Kiểm tra cột áp quạt thông gió tầng hầm (111)
  • CHƯƠNG 4: TRIỂN KHAI BẢN VẼ BẰNG REVIT 2019 (114)
    • 4.1. Giới thiệu chung về phần mềm Revit (114)
    • 4.2. Ứng dụng Revit vào cơ điện (0)
    • 4.3. Model Revit dự án Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội (115)
      • 4.3.1. Model 3D kết cấu (115)
      • 4.3.2. Model 3D kiến trúc (116)
      • 4.3.3. Model 3D hệ HVAC (117)
    • 4.4. Tính năng bốc khối lượng trong Revit (119)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ (121)
    • 5.1. Kết luận (121)
    • 5.2. Kiến nghị (121)

Nội dung

Kính chúc các thầy nhiều sức khỏe và gặt hái thêm nhiều thành công trên con đường giảng dạy.. Sinh viên thực hiện đề tài Lê Quốc Trung Nguyễn Hoài Hân... Tính toán

TỔNG QUAN

Giới hạn đề tài

Đề tài này chỉ tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí và thông gió cho khách sạn Wyndham Garden Hà Nội mà không tính toán các hệ thống khác (điện nặng, điện nhẹ, PCCC, cấp thoát nước…)

Tại phần kiểm tra hệ thống điều hòa không khí, đề tài chỉ tập trung tính toán kiểm tra năng suất lạnh của công trình mà không tính chọn các thiết bị như (quạt, bơm, cụm chiller, tháp giải nhiệt…)

Việc tính toán chủ yếu dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687 – 2010 và Ashrae Standard 62.1 – 2013 Ngoài ra, SS553 – 2009 cũng được áp dụng nếu các tiêu chuẩn trên không đề cập tới Các tiêu chuẩn khác như BS5588 – 4:1978 và BS5588 – 4:1998 còn được sử dụng để tính toán thông gió sự cố.

Tổng quan về điều hòa không khí

1.4.1 Khái niệm Điều hòa không khí là quá trình kiểm soát và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm, luồng không khí và chất lượng không khí trong một không gian nhất định để tạo ra một môi trường thoải mái và lành mạnh cho con người và các hoạt động khác

1.4.2 Quá trình phát triển

Lịch sử phát triển điều hòa không khí bắt đầu từ những nổ lực đầu tiên để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường sống và làm việc

- Thời kỳ tiền công nghệ (từ thế kỷ 2 TCN đến thế kỷ 19): Trong suốt hàng ngàn năm, con người đã phát triển các phương pháp đơn giản để điều chỉnh nhiệt độ, bao gồm sử dụng quạt và hệ thống dẫn gió Tuy nhiên, các công nghệ này chưa thể điều khiển độ ẩm và không được sử dụng phổ biến

- Các giai đoạn sơ khai (thế kỷ 19): Người ta ghi nhận rằng sự tăng nhiệt độ do công nghệ công nghiệp và sự phát triển đô thị đã tạo nên nhu cầu ngày càng lớn về hệ thống làm lạnh Các máy làm lạnh đầu tiên được phát triển sử dụng các nguyên tắc hơi nước và hấp thụ nhiệt

- Cách mạng điện (thế kỷ 20): Sự phát triển của điện năng và công nghệ điện đã tạo điều kiện cho sự phát triển mạnh mẽ của điều hòa không khí Đầu những năm 1900, các máy làm lạnh sử dụng khí amoniac, khí lỏng, hoặc nước làm chất làm lạnh và được sử dụng chủ yếu trong các nhà máy công nghiệp và các tòa nhà lớn

- Các loại máy điều hòa không khí hiện đại (từ những năm 1920 đến nay): Các máy điều hòa không khí hiện đại, sử dụng hệ thống nén khí, được phát triển vào những năm

1920 Công nghệ này cho phép sự điều khiển chính xác hơn nhiệt độ và độ ẩm trong các không gian nhỏ và lớn hơn Trong thập kỷ 1950, máy điều hòa không khí trở nên phổ biến trong các gia đình và các tòa nhà thương mại

- Công nghệ tiên tiến hiện đại: Trong những năm gần đây, công nghệ đã tiến bộ đáng kể Các máy điều hòa không khí hiện đại sử dụng công nghệ inverter để tiết kiệm năng lượng và làm giảm tiếng ồn Các tính năng thông minh như điều khiển từ xa và kết nối mạng thông qua Internet cũng đã được tích hợp vào các hệ thống điều hòa không khí

Như vậy, điều hòa không khí đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài, từ những phương pháp đơn giản ban đầu cho đến công nghệ tiến tiến hiện đại, mang lại sự thoải mái và tiện nghi trong việc kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm trong môi trường sống và làm việc

- Gia đình và cư dân: Điều hòa không khí được sử dụng trong các ngôi nhà và căn hộ để tạo môi trường sống thoải mái cho gia đình Nó giúp kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và cung cấp không khí tươi

- Văn phòng và công nghiệp: Trong môi trường làm việc, điều hòa không khí được sử dụng để tạo ra một môi trường làm việc thoải mái cho nhân viên Nó giúp tăng hiệu suất làm việc và sự tập trung Trong các nhà máy và cơ sở sản xuất, điều hòa không khí giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm để bảo vệ các quy trình sản xuất và thiết bị

- Khách sạn và nhà hàng: Các khách sạn và nhà hàng sử dụng điều hòa không khí để tạo môi trường thoải mái và dễ chịu cho khách hàng Điều hòa không khí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo quản thực phẩm và đồ uống

- Bệnh viện và cơ sở y tế: Trong lĩnh vực y tế, điều hòa không khí đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một môi trường sạch, thoáng đãng và thoải mái cho bệnh nhân và nhân viên y tế Nó giúp kiểm soát vi khuẩn, độ ẩm và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chăm sóc y tế

- Công nghiệp điện tử: Trong ngành công nghiệp điện tử, điều hòa không khí được sử dụng để kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, tạo điều kiện lý tưởng cho sản xuất và bảo quản các thiết bị điện tử nhạy cảm

- Hàng không và vận chuyển: Trong ngành hàng không, điều hòa không khí được sử dụng để duy trì môi trường thoải mái trong máy bay Trong lĩnh vực vận chuyển, điều hòa không khí giúp bảo quản hàng hóa nhạy cảm và đảm bảo chất lượng sản phẩm trong quá trình vận chuyển

Tổng quan công trình

Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội là dự án được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu quảng bá hình ảnh làng nghề địa phương trong cả nước và quốc tế Công trình là hỗn hợp văn phòng và khách sạn 5 sao được xây dựng tại khu làng nghề truyền thống Vạn Phúc, tạo điểm nhấn cho khu vực Hà Đông nói riêng cũng như toàn bộ khu vực phía Tây Hà Nội nói chung

Dự án Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội được xây dựng vào năm 2017 bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển hạ tầng PPC An Thịnh Việt Nam (PPCAT) và được quản lý trực tiếp bởi chủ đầu tư là tập đoàn Wyndham Ngoài ra, tổng thầu cơ điện là công ty cổ phần kỹ thuật Sigma đảm nhận việc thiết kế và cung cấp các dịch vụ cơ điện cho công trình

Hình 1.6: Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội

Quy mô dự án gồm khối nhà 19 tầng, một tầng hầm và một tầng kỹ thuật, được xây dựng trên diện tích 713 m 2 , tổng diện tích sàn là 10.704 m 2 , được bố trí theo chức năng sử dụng bao gồm: khách sạn, nhà hàng, quán bar, khu vực lễ tân, khu vực thể thao, phòng nghỉ… mang đẳng cấp quốc tế

Từ tài liệu thu thập được về mặt bằng và mặt cắt của công trình, diện tích và chiều cao các khu vực của công trình được trình bày ở phụ lục 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Thông số ban đầu

Để thiết kế hệ thống điều hoà không khí cần phải tiến hành chọn các thông số tính toán của không khí ngoài trời và thông số tiện nghi trong nhà Các thông số đó bao gồm:

2.2.1 Thông số tính toán ngoài nhà

Chọn cấp điều hòa không khí và hệ số đảm bảo:

Công trình Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội là công trình hỗn hợp văn phòng và khách sạn với tiêu chuẩn tiện ích dịch vụ 5 sao nên yêu cầu về độ chính xác cao về nhiệt độ Vì thế ta chọn cấp điều hòa cho công trình là điều hòa cấp 1

Vì công trình chọn hệ thống điều hòa không khí cấp 1 với số giờ không đảm bảo 35 (h/năm) và Kbđ = 0,996 (theo trang 18_TL1) Từ đó, tra theo bảng 1.7_TL1 đối với Thủ đô Hà Nội, ta xác định được giá trị nhiệt độ (tN) và độ ẩm (φN) ngoài trời vào mùa hè như sau:

Bảng 2.1: Thông số tính toán ngoài nhà của công trình

2.2.2 Thông số tính toán trong nhà

Vì đây là công trình khách sạn 5 sao tích hợp văn phòng và resort nên theo TCVN (phụ lục A _TCVN 5687 – 2010) ta có các thông số nhiệt độ và độ ẩm trong phòng như sau:

Bảng 2.2: Thông số tính toán trong nhà của công trình

2.3 Tính toán nhiệt thừa bằng phương pháp Carrier

Phương pháp hệ số nhiệt ẩm thừa (phương pháp truyền thống) và phương pháp hệ số nhiệt hiện (phương pháp Carrier) là 2 phương pháp được sử dụng phổ biến hiện nay Tuy nhiên phương pháp Carrier được lựa chọn để tính toán nhiệt thừa trong bài đồ án tốt nghiệp cuối kỳ của chúng em

Công thức xác định nhiệt thừa bằng phương pháp Carrier.

Tính toán nhiệt thừa bằng phương pháp Carrier

Hình 2.1: Sơ đồ các nguồn nhiệt hiện và ẩn tính theo Carrier

Các nguồn nhiệt gây tổn thất cho không gian điều hòa:

- Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q1

- Nhiệt hiện truyền qua bao che Q2

- Nhiệt hiện tỏa ra do thiết bị chiếu sáng và máy móc Q3

- Nhiệt hiện và ẩn do con người tỏa ra Q4

- Nhiệt hiện và ẩn do gió tươi mang vào QN

- Nhiệt hiện và ẩn do gió lọt vào Q5

2.3.1 Nhiệt hiện bức xạ qua kính Q 11

Nhiệt bức xạ qua kính Q11 được xác định theo công thức:

- Q , = F R T ε c ε ds ε mm ε kh ε m ε r , (W) Với: o Q , : Lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng, (W) o F: Diện tích bề mặt kính cửa sổ có khung thép, (m 2 ) o R T : Nhiệt bức xạ mặt trời qua cửa kính vào phòng, (W/m 2 ), vì hệ thống hoạt động vào tất cả các giờ có nắng nên RT = RTMAX (tra bảng 4.2_tài liệu [1]). o ε c : Hệ số ảnh hưởng của độ cao so với mặt nước biển, được tính theo công thức: ε c = 1 + H

1000 Vì Hà Nội có cao độ 5,97m so với mực nước biển, nên: ε c = 1 + H

1000 o ε ds : Hệ số kể đến ảnh hưởng của độ chênh giữa nhiệt độ đọng sương của không khí quan sát so với nhiệt độ đọng sương của không khí ở trên mặt nước biển là 20℃, được xác định theo công thức:

10 Với tN = 37,8℃ và φN = 53,4%, tra đồ thị t-d, ta có: ts = 27,21℃ suy ra: εds = 1 − 27,21−20 0,13 = 0,9

10 o ε mm : Hệ số ảnh hưởng của mây mù, khi tính toán lấy trường hợp lớn nhất là lúc trời không mây mù nên ta chọn mm = 1. o ε kh : Hệ số ảnh hưởng của khung cửa kính, do là khung cửa kính kim loại nên ta chọn kh = 1,17

11 o ε m : Hệ số kính, phụ thuộc vào màu sắc và kiểu loại kính khác với kính cơ bản, tra bảng 4.3_tài liệu [1] ta có công trình sử dụng kính Antisun 12mm nên ε m = 0,58 o εr: Hệ số mặt trời, vì kính sử dụng khác kính cơ bản và có màn che nên 𝜀𝑟 1 và RT được thay bằng nhiệt bức xạ vào phòng khác kính cơ bản RK nên ta có:

0,88 αk, ρk, τk lần lượt là hệ số hấp thụ, phản xạ và xuyên qua của kính Đối với kính Antisun 12mm tra bảng 4.3_tài liệu [1], ta có: αk = 0,74; ρk = 0,05; τk = 0,21 αm, ρm, τm lần lượt là hệ số hấp thụ, phản xạ và xuyên qua của màn che Đối với rèm che màu trung bình tra bảng 4.4_tài liệu [1], ta có: αm 0,58; ρm = 0,39; τm = 0,03

Theo QCVN 02 – 2009, Thủ đô Hà Nội nằm ở vĩ độ 21,02 và cao độ 5,97 m Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 Tra bảng 4.2_tài liệu [1], ta có:

Bảng 2.3: Bức xạ mặt trời qua kính vào tháng 7

- nt: hệ số tác động tức thời, nt = f(gs)

Trong đó: gs – Mật độ (khối lượng riêng) diện tích trung bình (kg/m 2 ), của toàn bộ kết cấu bao che vách, trần, sàn với: g s = G , + 0,5G ,,

Fs: Diện tích sàn (m 2 )

G’: Khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn nằm trên mặt đất (kg)

G”: Khối lượng tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn không nằm trên mặt đất (kg)

Tra bảng 4.11_tài liệu [1], ta có:

- Khối lượng 1m 2 tường kính xanh độ dày 0,012m là: M = 2500 0,012 = 30 (kg/m 2 )

- Khối lượng 1m 2 sàn bê tông cốt thép (dày 0,25m): M = 2400 0,25 = 600 (kg/m 2 )

- Khối lượng 1m 2 tường bê tông gạch vỡ (dày 0,22m): M= 1800 0,22 = 396 (kg/m 2 )

*Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn khách sạn 9-6:

Phòng khách sạn này có hướng kính Đông Nam và sử dụng rèm che màu trung bình nên ta có:

Lượng nhiệt bức xạ tức thời qua kính vào phòng khách sạn này là:

Q , = F R K ε c ε ds ε mm ε kh ε m ε r = 12,24*141,4*1*0,9*1*1,17*0,58*1= 1055,7 (W) Khối lượng tường có mặt ngoài tiếp xúc với bức xạ mặt trời:

Khối lượng của tường có mặt ngoài không tiếp xúc với bức xạ mặt trời và của sàn không nằm trên mặt đất (ở đây bao gồm cả sàn và trần vì có tầng 10 ở trên)

G’’ = 396*3,15*18,6 + 600*2*22 = 49601,6 (kg) Tính gs cho phòng ngủ đơn khách sạn 9-6 (KING TYPE): g = G ′ +0,5G ′′ = 299,1+0,5∗49601,6

Ta có: gs > 700 kg/m 2 sàn, tra bảng 4.6_tài liệu [1], ta được:

Bảng 2.4: Hệ số tác dụng tức thời qua kính vào phòng

Rk (W/m 2 ) 31,6 229,5 271,2 141,4 23,2 141,4 271,2 229,5 nt (có rèm che) 0,88 0,58 0,62 0,64 0,67 0,66 0,65 0,61 nt (không rèm che) 0,74 0,33 0,4 0,71 0,51 0,47 0.44 0,39

Vì phòng khách sạn này hướng kính Đông Nam và có màn che bên trong nên, ta có: nt = 0,64 Vậy nhiệt bức xạ qua kính của phòng khách sạn tầng 9 này là:

Q11 = nt Q , = 0,64*1055,7 = 675,7 (W) Kết quả tính toán nhiệt bức xạ qua kính cho từng phòng cụ thể được trình bày ở phụ lục 2

2.3.2 Nhiệt hiện truyền qua mái bằng bức xạ và do Δt: Q 21

Mái bằng của phòng điều hòa có 3 dạng: a, Phòng điều hòa nằm giữa các tầng trong một tòa nhà điều hòa, nghĩa là bên trên cũng là phòng điều hòa, khi đó Δ𝑡 = 0 và 𝑄21 = 0 b, Phía trên phòng điều hòa đang tính toán là phòng không điều hòa, khi đó lấy k ở bảng 4.15_tài liệu 1 và Δ𝑡 = 0,5(𝑡𝑁 - 𝑡𝑇) c, Trường hợp trần mái có bức xạ mặt trời, đối với tòa nhà có nhiều tầng, đây là mái bằng tầng thượng thì lượng nhiệt truyền vào phòng gồm 2 thành phần, do ảnh hưởng bức xạ mặt trời và do chênh lệch nhiệt độ không khí và ngoài nhà

- RN: Bức xạ mặt trời đến bên ngoài mái, RN = R T , (W/m 2 )

Theo QCVN 02 – 2009, Thủ đô Hà Nội nằm ở vĩ độ 21,02 Nhiệt độ trung bình của tháng nóng nhất trong năm là tháng 7 Tra bảng 4.2_tài liệu [1], với mặt bằng nằm ngang, ta được

- k: Hệ số truyền nhiệt qua mái, tra bảng 4.9 – TL[1]

- F: Diện tích trần mái, (m 2 )

- 𝑡𝑁: Nhiệt độ không khí ngoài trời, 𝑡𝑁 = 37,8℃

- 𝑡𝑇: Nhiệt độ không khí bên trong phòng điều hòa, 𝑡𝑇 = 25℃

- 𝜀𝑠: Hệ số hấp thụ bức xạ mặt trời, tra bảng 4.10 – [TL1 – Tr.141] Trần của tầng được đổ bê tông cốt thép, có mặt bê tông nhẵn phẳng nên 𝜀𝑠 = 0,6

- 𝛼𝑁: Hệ số tỏa nhiệt phía không khí, 𝛼𝑁= 20 (W/m 2 K)

*Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn 9-6:

Vì phía trên trần của phòng ngủ này là không gian điều hòa nên: Q21 = 0

Kết quả tính toán nhiệt truyền qua trần cho từng phòng cụ thể được trình bày ở phụ lục 3

2.3.3 Nhiệt hiện truyền qua vách Q 22

Nhiệt truyền qua vách gồm hai thành phần:

- Thành phần tổn thất do chênh lệch nhiệt độ giữa ngoài trời và không gian điều hòa

- Thành phần do bức xạ mặt trời vào tường, tuy nhiên thành phần nhiệt này coi bằng không khi tính toán

Thành phần nhiệt truyền qua vách bao gồm:

- Nhiệt truyền qua cửa ra vào

- Nhiệt truyền qua vách kính

• Q22c: Nhiệt truyền qua cửa ra vào, (W)

• Q22k: Nhiệt truyền qua vách kính, (W)

• ki: Hệ số truyền nhiệt của tường, cửa ra vào, kính cửa sổ, (W/m 2 K)

• Fi: Diện tích của tường, cửa ra vào, kính cửa sổ, (m 2 )

• ∆𝑡: Chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài không gian điều hòa, ( 0 C) a Xác định truyền nhiệt qua tường Q 22t

Hình 2.2: Kết cấu của tường gạch

Tường bao của tòa nhà có cấu tạo gồm một lớp gạch dày 0,20 m và được trát vữa xi măng hai mặt với bề dày mỗi mặt là 0,01m

Ta có công thức xác định nhiệt truyền qua tường được tính theo công thức sau:

- Ft: Diện tích tường, (m 2 );

- Theo [1], ta có hệ số truyền nhiệt qua tường kt: k = 1 (W/m 2 K) t 1 ∂ δ g 1 α + 2 λ v + λ + α T Với:

+ 𝛿𝑣, 𝑣: bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp vữa (vữa xi măng) + 𝛿g, g: bề dày và hệ số dẫn nhiệt của lớp gạch

Tra bảng 4.11_tài liệu [1], ta được: 𝑣 = 0,93 W/mK; g = 0,81 W/mK

+ 𝛼T = 10 W/m 2 K: hệ số tỏa nhiệt phía trong nhà

+ 𝛼N = 10 W/m 2 K: hệ số tỏa nhiệt phía ngoài khi tường tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài

+ 𝛼N = 20 W/m 2 K: hệ số tỏa nhiệt phía ngoài khi tường tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài

Như vậy: Đối với trường hợp tường dày 200mm tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài:

1 1 k = = = 2,13 (W/m 2 K) t 1 ∂ δ g 1 1 0,01 0,2 1 α + 2 λ v + λ + α T 10 + 2 0,93 + 0,81 + 10 Đối với trường hợp tường dày 100mm tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài:

1 1 k = = = 2,9 (W/m 2 K) t 1 ∂ δ g 1 1 0,01 0,1 1 α + 2 λ v + λ + α T 10 + 2 0,93 + 0,81 + 10 Đối với trường hợp tường dày 300mm tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài: g g v

- Chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài không gian điều hòa ∆t (℃) cũng được xác định theo hai trường hợp:

+ Đối với tường tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài, ta xác định độ chênh lệch ∆t theo công thức ∆t = (tN – tT), (℃)

+ Đối với tường tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài, ta xác định độ chênh lệch ∆t theo công thức ∆t = 0,5.(tN – tT), (℃)

+ Đối với trường hợp tiếp xúc với không gian có điều hòa, thì ∆t = 0 (Giá trị nhiệt độ bên trong phòng tT sẽ thay đổi dựa theo công năng của phòng)

*Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn 9-6:

- Diện tích tường dày 200mm tiếp xúc với không gian đệm là: 9,7 m 2

- Độ chênh lệch nhiệt độ trong phòng và không gian đệm là:

Khi đó: Nhiệt truyền qua tường của phòng ngủ đơn 9-6 là:

Q 22t = k t F t ∆t = 9,7 ∗ 2,13 ∗ 6,4 = 132,2 W b Tính truyền nhiệt qua cửa ra vào Q 22c

- ∆t − độ chênh lệch nhiệt độ (℃) + Đối với cửa mở ra ngoài trời: ∆t = (tN – tT ) = 37,8 – 25 = 12,8 (℃)

+ Đối với cửa mở vào không gian đệm: ∆t = 0,5 (tN – tT ) = 0,5 (37,8 – 25) = 6,4 (℃) g

- Fc − diện tích bề mặt cửa, m 2

- kc − hệ số truyền nhiệt qua cửa: được xác đinh theo bảng 4.12 [TL1, trang 144], vì là cửa gỗ dày 45mm nên kc = 2,01 (W/m 2 K)

*Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn 9-6:

- Diện tích cửa mở vào phòng vệ sinh có diện tích: F = 0,9 * 2,2 = 1,98 m 2

- Độ chênh lệch nhiệt độ trong phòng và nhà vệ sinh: ∆t = 6,4 ℃

Khi đó: Nhiệt truyền qua cửa ra vào của phòng ngủ đơn 9-6 là:

Q 22c = k c F c ∆t = 2,01 ∗ 1,98 ∗ 6,4 = 25,5 W c Tính truyền nhiệt qua cửa sổ kính Q 22k

Nhiệt truyền qua cửa sổ kính được xác định theo công thức:

- Fk: diện tích vách kính (m 2 );

- kk: hệ số truyền nhiệt qua kính (W/m 2 K), ta có:

- ∆t: Chênh lệch nhiệt độ bên trong và bên ngoài không gian điều hòa

Giá trị ∆t được xác định tương tự như mục a

*Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn 9-6:

- Diện tích cửa sổ kính thông với phòng vệ sinh có diện tích: F = 3,06 m 2

- Độ chênh lệch nhiệt độ trong phòng và nhà vệ sinh: ∆t = 6,4 ℃

Khi đó: Nhiệt truyền qua cửa ra vào của phòng ngủ đơn 9-6 là:

Q 22k = k k F k ∆t = 4,63 ∗ 3,06 ∗ 6,4 = 90,7 W Vậy nhiệt truyền qua vách của phòng ngủ đơn 9-6 là:

Q22 = Q22t + Q22c + Q22k = 132,2 + 25,5 + 90,7 = 248,4 W Tính toán tương tự cho các phòng còn lại được kết quả được trình bày ở phụ lục 4

2.3.4 Nhiệt hiện truyền qua nền Q 23

Nhiệt hiện truyền qua nền Q23 được xác định theo công thức:

- Fn: diện tích nền (m 2 )

- kn: hệ số truyền nhiệt qua sàn hoặc nền (W/m 2 K) tra bảng 4.15 [1], ta có: Đối với tầng hầm ta có sàn bê tông dày 300mm và lớp vữa dày 50mm, nên: kn = 2,15 (W/m 2 K) Đối với các tầng còn lại có sàn bê tông dày 150mm và lớp vữa dày 50mm, nên: kn = 2,78 (W/m 2 K)

- ∆t = tN – tT, hiệu nhiệt độ bên ngoài và bên trong Xảy ra trường hợp:

+ Sàn đặt trên mặt đất: ∆t = tN – tT, (℃) + Sàn đặt trên không gian đệm không điều hòa: ∆t = 0,5 (tN – tT), (℃) + Phía dưới là khu vực điều hòa: Q23 = 0

*Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn 9-6:

- Diện tích sàn của phòng ngủ có diện tích: F = 22 m 2

- Độ chênh lệch nhiệt độ trong phòng và phòng đệm: ∆t = 6,4 ℃

Khi đó: Nhiệt truyền qua cửa ra vào của phòng ngủ đơn 9-6 là:

Q 23 = k n F n ∆t = 2,78 ∗ 22 ∗ 6,4 = 391,4 W Tính toán tương tự cho các phòng còn lại được kết quả được trình bày ở phụ lục 5

2.3.5 Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q 31

Nhiệt toả ra do đèn chiếu sáng được tính theo công thức sau:

- nt – Hệ số tác dụng tức thời, tra bảng 4.8 [TL1, trang 136], ta được nt = 0,87 (với số giờ bật đèn là 10 giờ và gs ≥700 kg/m 2 sàn)

- nđ – Hệ số tác dụng đồng thời, do đây là công trình khách sạn nên ta chọn: nđ = 0,5 [Trang 146, TL1]

- Q – Tổng nhiệt tỏa do chiếu sáng, (W)

Với đèn huỳnh quang ta có Q= ∑1,25.N, (W)

- N – Tổng công suất ghi trên bóng đèn Vì chưa biết công suất đèn nên ta chọn giá trị định hướng theo [Trang 146, TL1] là q = 12W/m 2 (quy chuẩn 09-2017

- F – Diện tích mặt sàn của phòng, m 2

*Tính ví d ụ cho phòng ngủ đơn 9-6:

Phòng ngủ đơn 9-6 có diện tích: F = 22 m 2 ;

Nhiệt tỏa ra do đèn chiếu sáng Q31 cho phòng ngủ đơn là:

Q31 = 6,53F = 6,53*22 = 143,7 W Tính toán tương tự cho các phòng còn lại được kết quả được trình bày ở phụ lục 6

2.3.6 Nhiệt tỏa ra do máy móc Q 32

Nhiệt tỏa ra do máy móc được tính theo công thức sau:

Q32 = ∑𝑁𝑖, (W) Trong đó: Ni là công suất điện ghi trên dụng cụ (W)

Vì những hạn chế trong việc xác định số lượng cũng như công suất của các thiết bị điện sử dụng tại công trình, do đó nhóm chúng em sẽ ước tính sơ bộ các thiết bị cho công trình gồm:

*Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn 9-6:

Bảng tải nhiệt của công trình

Sau khi thực hiện tính toán các thành phần nhiệt thừa được trình bày ở các phần trên thì ta được bảng tải nhiệt của công trình với từng khu vực được thể hiện ở phụ lục 11

2.5 Tính kiểm tra ĐỌ ng sương

Hiện tượng đọng sương xảy ra khi nhiệt độ vách nhỏ hơn nhiệt độ đọng sương của không khí Hiện tượng này làm tổn thất nhiệt gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến mỹ quan như nấm mốc, ẩm ướt…Để tránh trường hợp này xảy ra thì ta nên kiểm tra tính đọng sương trên các vách của phòng Do chọn nhiệt độ và độ ẩm của các phòng là như nhau với tất cả các phòng có điều hòa nên ta kiểm tra vách chung cho tất cả Để không xảy ra đọng sương thì hệ số truyền nhiệt kt của vách phải nhỏ hơn hệ số truyền nhiệt cực đại kmax tính theo biểu thức sau: Điều kiện đọng sương: k = α kt < kmax (3.26, trang 102, tài liệu [1]) t N − t SN

- αN = 20 W/m 2 K: Khi mặt ngoài vách tiếp xúc với không khí ngoài trời trực tiếp

- tN, tT – nhiệt độ tính toán của không khí ngoài trời và trong nhà

+ Nhiệt độ ngoài trời: tN = 37,8°C + Nhiệt độ trong phòng: tT = 25°C

- tsN – Nhiệt độ đọng sương bên ngoài, tsN = 27,21°C xác định theo tN và φN Suy ra: k = α t N − t SN = 20 37,8−27,21

Các hệ số truyền nhiệt qua cửa, kính, nền, tường đều nhỏ hơn giá trị kmax = 16,55 W/m 2 K, vì vậy, tất cả các phòng của công trình đều không xảy ra hiện tượng đọng sương

2.6 Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí

2.6.1 Lựa c HỌN sơ đồ điều hòa không khí

Qua khảo sát, đánh giá sơ bộ về đặc điểm của công trình kết hợp với dữ liệu trong hồ sơ thiết kế dự án thì ta lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí tuần hoàn 1 cấp là phù hợp nhất Nó đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đồng thời đảm bảo tính kinh tế cho toàn bộ công trình

Nguyên lý hoạt động: Không khí trong phòng (T) được lấy 1 phần để hòa trộn với gió tươi bên ngoài (N) tạo thành không khí hòa trộn (H) Hỗn hợp không khí H đi qua dàn lạnh được làm lạnh xuống trạng thái (O≡V) và được cấp vào phòng để trao đổi nhiệt – ẩm với không khí trong phòng Quá trình cứ diễn ra liên tục tạo nên 1 vòng tuần hoàn

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lí tuần hoàn 1 cấp

2.6.2 Tính toán sơ đồ điều hòa không khí

Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn khách sạn 9-6 a Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (Room Sensible Heat Factor) ε hf

Hệ số nhiệt hiện phòng biểu diễn tia quá trình tự biến đổi không khí trong buồng lạnh V-T

Hệ số nhiệt hiện phòng εhf được tính theo công thức:

Qhf – Tổng nhiệt hiện của phòng (không có nhiệt hiện của gió tươi), W

Qaf – Tổng nhiệt ẩn của phòng (không có nhiệt ẩn của gió tươi), W Dựa theo kết quả đã tính ở chương 3, ta có:

1889,7 + 90 b Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand Sensible Heat Factor) ε ht

Hệ số nhiệt hiện tổng chính là độ nghiêng của tia quá trình từ điểm hòa trộn đến điểm thổi vào Đây chính là quá trình làm lạnh và khử ẩm của không khí trong dàn lạnh sau khi hòa trộn giữa gió tươi và gió tái tuần hoàn

- Qh – Tổng nhiệt hiện kể cả nhiệt hiện do gió tươi đem vào, W

- Qa – Tổng nhiệt ẩn kể cả nhiệt ẩn gió tươi đem vào, W Dựa theo kết quả đã tính ở chương 3, ta có:

Qa = Q4a + QaN + Q5a = 90 + 146,4 + 365,4 = 601,8 W Khi đó: ε ht h

2105,4 + 601,8 c Hệ số đi vòng ε BF (Bypass Factor)

Hệ số đi vòng ɛbf là tỷ số giữa lượng không khí khi đi qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm với dàn với tổng lượng không khí thổi qua dàn

Hệ số đi vòng ɛbf phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là bề mặt trao đổi nhiệt ẩm, số hàng ống, tốc độ không khí Dựa vào bảng 4.22 trang 162 TL1, ta có thể chọn hệ số ɛbf = 0,1 d Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (Effective Sensible Heat Factor) ε hef

Là tỷ số giữa nhiệt hiện hiệu dụng của phòng và nhiệt tổng hiệu dụng của phòng: ε hef Q

Qhef – nhiệt hiện hiệu dụng của phòng ERSH (Effective Room Sensible Heat)

Qaef – nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng ERLH (Effective Room Latent Heat)

2.6.3 Vẽ sơ đồ điều hòa không khí

Ta cần xác định các thông số sau:

- Xác định điểm gốc G: tG = 24℃, φG = 50%

- Xác định các điểm T và N và N’ trên đồ thị dựa theo các thông số ban đầu đã có:

T: Trạng thái không khí trong phòng: tT = 25℃, φT = 60%

N: Trạng thái không khí ngoài trời: tN = 37,8℃, φN = 53,4%

N’: Trạng thái không khí sau PAU: tN’ = 27℃, φN’ = 95%

- Trên thang chia hệ số nhiệt hiện đặt bên phải ẩm đồ, vẽ các đường ɛhf = 0,95; ɛht = 0,78; ɛ = 0,93 đi qua điểm G

- Từ điểm T vẽ đường song song với ɛhef – G cắt φ = 100% tại điểm S là điểm đọng sương của thiết bị

- Từ điểm S vẽ đường song song với ɛht – G cắt N’T tại điểm H là điểm hòa trộn

- Từ điểm T vẽ đường song song ɛhf – G cắt SH tại điểm O≡V là điểm sau coil lạnh

Hình 2.4: Sơ dồ điều hòa không khí vẽ trên đồ thị t-d

2.6.4 Tính toán công suất FCU

Từ sơ đồ hình 2.4 trên ta có thể xác định được các giá trị enthalpy của các điểm

Bảng 2.6: Thông số các điểm nút

Trạng thái Nhiệt độ Độ ẩm Dung ẩm Enthalpy

*Kiểm tra điều kiện vê ̣ sinh:

∆tVT = tT – tV = 25 – 17,6 = 7,4 < 10 => thỏa điều kiện vệ sinh

Q0 = G*(IH – IV), (kW) Trong đó:

G – lưu lượng khối lượng không khí đi qua dàn lạnh, kg/s;

G = ρ*L, (kg/s) ρ – Khối lượng riêng không khí, ρ = 1,2 kg/m 3 ;

L – Lưu lượng thể tích của không khí, m 3 /s

L – Lưu lượng không khí, l/s;

Qhef – Nhiệt hiện hiệu dụng phòng, W; tT và ts – Nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ đọng sương, ℃;

= 0,2 (m 3 /s) Suy ra, Công suất của FCU là:

Q0 = 0,2*1,2*(57,5 – 48) = 2,3 kW Kết quả tính toán các khu vực khác thực hiện tương tự và được trình bày ở phụ lục 12

2.7 Tính toán kiểm tra bằng phần mềm Heatload

Tính toán tải lạnh cho phòng ngủ khách sạn 9-6:

Các bước thực hiện nhập liệu tính toán kiểm tra năng suất lạnh cho phòng ngủ khách sạn 9-6 được trình bày ở phụ lục 13

Sau khi nhập các bước như đã trình bày ở phụ lục 13, ta có được bảng xuất kết quả như hình 4.3:

Hình 2.5: Tải lạnh của phòng ngủ đơn 9-6

Kết quả xuất ra từ phần mềm Heatload là 2,9 kW cho phòng ngủ đơn 9-6 tầng 9 So với phương pháp tính tay cho kết quả là 2,3 kW thì tính bằng phần mềm Heatload có sự sai lệch nhưng tỉ lệ sai lệch không quá cao (khoảng 15%) nên có thể chấp nhận được

Kết quả tính toán tải lạnh bằng phần mềm Heatload cho các khu vực khác được trình bày ở phụ lục 14

Việc so sánh tải lạnh bằng phương pháp tính tay, phần mềm Heatload và công trình cho từng khu vực cụ thể được trình bày ở phụ lục 15.

Thành lập và tính toán sơ đồ điều hòa không khí

2.6.1 Lựa c HỌN sơ đồ điều hòa không khí

Qua khảo sát, đánh giá sơ bộ về đặc điểm của công trình kết hợp với dữ liệu trong hồ sơ thiết kế dự án thì ta lựa chọn sơ đồ điều hòa không khí tuần hoàn 1 cấp là phù hợp nhất Nó đảm bảo yêu cầu kỹ thuật đồng thời đảm bảo tính kinh tế cho toàn bộ công trình

Nguyên lý hoạt động: Không khí trong phòng (T) được lấy 1 phần để hòa trộn với gió tươi bên ngoài (N) tạo thành không khí hòa trộn (H) Hỗn hợp không khí H đi qua dàn lạnh được làm lạnh xuống trạng thái (O≡V) và được cấp vào phòng để trao đổi nhiệt – ẩm với không khí trong phòng Quá trình cứ diễn ra liên tục tạo nên 1 vòng tuần hoàn

Hình 2.3: Sơ đồ nguyên lí tuần hoàn 1 cấp

2.6.2 Tính toán sơ đồ điều hòa không khí

Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn khách sạn 9-6 a Hệ số nhiệt hiện phòng RSHF (Room Sensible Heat Factor) ε hf

Hệ số nhiệt hiện phòng biểu diễn tia quá trình tự biến đổi không khí trong buồng lạnh V-T

Hệ số nhiệt hiện phòng εhf được tính theo công thức:

Qhf – Tổng nhiệt hiện của phòng (không có nhiệt hiện của gió tươi), W

Qaf – Tổng nhiệt ẩn của phòng (không có nhiệt ẩn của gió tươi), W Dựa theo kết quả đã tính ở chương 3, ta có:

1889,7 + 90 b Hệ số nhiệt hiện tổng GSHF (Grand Sensible Heat Factor) ε ht

Hệ số nhiệt hiện tổng chính là độ nghiêng của tia quá trình từ điểm hòa trộn đến điểm thổi vào Đây chính là quá trình làm lạnh và khử ẩm của không khí trong dàn lạnh sau khi hòa trộn giữa gió tươi và gió tái tuần hoàn

- Qh – Tổng nhiệt hiện kể cả nhiệt hiện do gió tươi đem vào, W

- Qa – Tổng nhiệt ẩn kể cả nhiệt ẩn gió tươi đem vào, W Dựa theo kết quả đã tính ở chương 3, ta có:

Qa = Q4a + QaN + Q5a = 90 + 146,4 + 365,4 = 601,8 W Khi đó: ε ht h

2105,4 + 601,8 c Hệ số đi vòng ε BF (Bypass Factor)

Hệ số đi vòng ɛbf là tỷ số giữa lượng không khí khi đi qua dàn lạnh nhưng không trao đổi nhiệt ẩm với dàn với tổng lượng không khí thổi qua dàn

Hệ số đi vòng ɛbf phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó quan trọng nhất là bề mặt trao đổi nhiệt ẩm, số hàng ống, tốc độ không khí Dựa vào bảng 4.22 trang 162 TL1, ta có thể chọn hệ số ɛbf = 0,1 d Hệ số nhiệt hiện hiệu dụng ESHF (Effective Sensible Heat Factor) ε hef

Là tỷ số giữa nhiệt hiện hiệu dụng của phòng và nhiệt tổng hiệu dụng của phòng: ε hef Q

Qhef – nhiệt hiện hiệu dụng của phòng ERSH (Effective Room Sensible Heat)

Qaef – nhiệt ẩn hiệu dụng của phòng ERLH (Effective Room Latent Heat)

2.6.3 Vẽ sơ đồ điều hòa không khí

Ta cần xác định các thông số sau:

- Xác định điểm gốc G: tG = 24℃, φG = 50%

- Xác định các điểm T và N và N’ trên đồ thị dựa theo các thông số ban đầu đã có:

T: Trạng thái không khí trong phòng: tT = 25℃, φT = 60%

N: Trạng thái không khí ngoài trời: tN = 37,8℃, φN = 53,4%

N’: Trạng thái không khí sau PAU: tN’ = 27℃, φN’ = 95%

- Trên thang chia hệ số nhiệt hiện đặt bên phải ẩm đồ, vẽ các đường ɛhf = 0,95; ɛht = 0,78; ɛ = 0,93 đi qua điểm G

- Từ điểm T vẽ đường song song với ɛhef – G cắt φ = 100% tại điểm S là điểm đọng sương của thiết bị

- Từ điểm S vẽ đường song song với ɛht – G cắt N’T tại điểm H là điểm hòa trộn

- Từ điểm T vẽ đường song song ɛhf – G cắt SH tại điểm O≡V là điểm sau coil lạnh

Hình 2.4: Sơ dồ điều hòa không khí vẽ trên đồ thị t-d

2.6.4 Tính toán công suất FCU

Từ sơ đồ hình 2.4 trên ta có thể xác định được các giá trị enthalpy của các điểm

Bảng 2.6: Thông số các điểm nút

Trạng thái Nhiệt độ Độ ẩm Dung ẩm Enthalpy

*Kiểm tra điều kiện vê ̣ sinh:

∆tVT = tT – tV = 25 – 17,6 = 7,4 < 10 => thỏa điều kiện vệ sinh

Q0 = G*(IH – IV), (kW) Trong đó:

G – lưu lượng khối lượng không khí đi qua dàn lạnh, kg/s;

G = ρ*L, (kg/s) ρ – Khối lượng riêng không khí, ρ = 1,2 kg/m 3 ;

L – Lưu lượng thể tích của không khí, m 3 /s

L – Lưu lượng không khí, l/s;

Qhef – Nhiệt hiện hiệu dụng phòng, W; tT và ts – Nhiệt độ trong phòng và nhiệt độ đọng sương, ℃;

= 0,2 (m 3 /s) Suy ra, Công suất của FCU là:

Q0 = 0,2*1,2*(57,5 – 48) = 2,3 kW Kết quả tính toán các khu vực khác thực hiện tương tự và được trình bày ở phụ lục 12.

Tính toán kiểm tra bằng phần mềm Heatload

Tính toán tải lạnh cho phòng ngủ khách sạn 9-6:

Các bước thực hiện nhập liệu tính toán kiểm tra năng suất lạnh cho phòng ngủ khách sạn 9-6 được trình bày ở phụ lục 13

Sau khi nhập các bước như đã trình bày ở phụ lục 13, ta có được bảng xuất kết quả như hình 4.3:

Hình 2.5: Tải lạnh của phòng ngủ đơn 9-6

Kết quả xuất ra từ phần mềm Heatload là 2,9 kW cho phòng ngủ đơn 9-6 tầng 9 So với phương pháp tính tay cho kết quả là 2,3 kW thì tính bằng phần mềm Heatload có sự sai lệch nhưng tỉ lệ sai lệch không quá cao (khoảng 15%) nên có thể chấp nhận được

Kết quả tính toán tải lạnh bằng phần mềm Heatload cho các khu vực khác được trình bày ở phụ lục 14

Việc so sánh tải lạnh bằng phương pháp tính tay, phần mềm Heatload và công trình cho từng khu vực cụ thể được trình bày ở phụ lục 15.

TÍNH TOÁN KIỂM TRA HỆ THỐNG THÔNG GIÓ

Kiểm tra hệ thống cấp gió tươi

3.2.1 Mục đích của việc cấp gió tươi

Không gian điều hòa là không gian kín, nơi con người chúng ta làm việc và sinh hoạt Chúng ta luôn luôn hít vào khí O2 và thải ra khí CO2 Nếu môi trường làm việc, sinh hoạt không đủ lượng khí O2 thì con người chúng ta sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, nếu lượng khí O 2 quá thiếu thậm chí dẫn đến chóng mặt, buồn nôn Mục đích của cấp gió tươi là để cải thiện chất lượng không khí bên trong không gian Cung cấp không khí trong sạch, giàu dưỡng khí cho con người trong không gian sinh hoạt của họ Do đó, việc cấp gió tươi là một yêu cầu bắt buộc phải thực hiện

3.2.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống cấp gió tươi

- Đối với tầng hầm: Gió tươi được lấy trực tiếp từ ngoài trời thông qua louver gió tươi được đặt ở tầng 1, sau đó được quạt cấp gió hút vào để tăng vận tốc gió rồi đẩy đến và phục vụ cho các khu vực của tầng hầm

- Từ tầng 1 đến tầng 6: Gió tươi được lấy trực tiếp từ ngoài trời thông qua louver gió tươi được đặt ở tầng 6, sau đó được quạt cấp gió hút vào làm tăng vận tốc rồi đẩy đến các tầng thông qua trục gen Gió tươi từ đó đi đến đầu hồi của FCU hòa trộn với gió hồi và được làm lạnh để thổi vào phòng

- Từ tầng 7 đến tầng 19, gió tươi từ ngoài trời sẽ qua bộ lọc được quạt hút vào 3 PAU được đặt tại tầng 20 để xử lí nhiệt độ và độ ẩm, sau đó đẩy vào trục gen, tại mỗi tầng trích ra 1 lưu lượng vừa đủ bằng cách dùng van VCD để điều chỉnh, gió tươi từ đó đi đến đầu hồi của FCU hòa trộn với gió hồi rồi đi qua coil lạnh và thổi vào phòng

Hình 3.1: Sơ đồ nguyên lí của hệ thống cấp gió tươi

3.2.3 Kiểm tra lưu lượng gió tươi

Vì chưa có đầy đủ thông tin của hồ sơ thiết kế nên nhóm chúng em quyết định kiểm tra lưu lượng gió tươi dựa theo tiêu chuẩn Ashrae Standard 62.1 – 2013

Theo tiêu chuẩn Ashrae Standard 62.1 – 2013, lưu lượng gió tươi được xác định như sau:

Vbz = Rp Pz + Ra Az

- Rp: Lưu lượng gió yêu cầu cho một người, (L/s.người);

- Pz: Số lượng người trong không gian đó, (người);

- Ra: Lưu lượng gió tươi yêu cầu cho 1m 2 sàn, (L/s.m 2 );

- Vbz: Lưu lượng gió tươi, (L/s)

Các thông số trên được xác định dựa theo bảng 6.2.2.1, trang 12_Ashrea Standard 62.1 – 2013, ta có:

Bảng 3.1: Mật độ người và mật độ gió tươi theo tiêu chuẩn Ashrea Standard 62.1 – 2013

Dựa vào bảng 4.1 và công thức trên ta có lưu lượng gió tươi cho tầng 3 khu vực nhà hàng như sau:

Bảng 3.2: Lưu lượng gió tươi tính toán cho tầng 3

Khu vực Diện tích

Mật độ người (#/100 m 2 ) Số người Lưu lượng gió tươi

Bảng 3.3: Bảng so sánh lưu lượng gió tươi tầng 3 giữa tính toán và công trình

Khu vực Công trình

Tính toán (m 3 /h) Tầng 3

Việc tính toán lưu lượng gió tươi cho các tầng còn lại thực hiện tương tự như cách tính trên

3.2.4 Tính toán kiểm tra kích thước ống gió tươi

Có nhiều cách tính kiểm tra kích thước ống gió, ví dụ như: ma sát đồng đều, giảm dần tốc độ, phục hồi áp suất tĩnh Tuy nhiên nhóm chúng em sẽ chọn phương pháp ma sát đồng đều để tính kiểm tra do phương pháp này đơn giản và được sử dụng phổ biến rộng rãi bên ngoài

Phương pháp ma sát đồng đều là chọn tổn thất áp suất trên 1 mét ống Δpi cho tất cả các đoạn ống đều bằng nhau để tiến hành tính toán thiết kế đường ống gió Phương pháp này đặc biệt thích hợp cho các hệ thống thuộc loại tốc độ thấp, được dùng phổ biến để thiết kế đường ống cấp, ống hồi và ống thải gió Người ta không dung phương pháp này để thiết kế hệ thống áp suất cao

Phương pháp ma sát đồng đều ưu việt hơn hẳn phương pháp giảm dần tốc độ vì nó không cần phải cân bằng đối với các hệ thống đường ống đối xứng Nhóm em sẽ tiến hành theo cách sau Đầu tiên lựa chọn giá trị tổn thất áp suất ma sát cho 1 mét ống và giữ nguyên giá trị này để tính toán cho toàn bộ các đoạn ống khác của hệ thống Khi chọn cách này điều quan trọng là phải chọn được tổn thất áp suất hợp lý, vì nếu chọn Δpi lớn quá, đường ống sẽ gọn nhẹ nhưng độ ồn sẽ cao, quạt lớn, khi chọn Δpi bé quá, đường ống sẽ cồng kềnh, tốc độ gió nhỏ, nhưng độ ồn nhỏ và quạt yêu cầu cột áp nhỏ Để giải quyết vấn đề này các nhà nghiên cứu khuyên chọn Δpi = 0,8 – 1 Pa/m Do đó nhóm em chọn Δpi = 1Pa/m Đồng thời nhóm em sử dụng phần mềm DuctchekerPro để hỗ trợ nhanh trong việc tính toán Để thuận tiện cho việc tính toán cột áp nên nhóm sẽ tính kiểm tra kích thước ống gió tươi ở tầng 3 khu vực nhà hàng Đường ống này sẽ cấp gió tươi cho các FCU ở các khu vực của tầng 3

- Ống nhánh 1: Ống nhánh vào hành lang

- Ống nhánh 2: Ống nhánh vào sảnh tiếp đón

- Ống nhánh 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14: Các ống nhánh vào các FCU ở khu vực nhà hàng tầng 3

- Ống nhánh 15: Ống nhánh vào phòng Vip

Hình 3.2: Đường ống gió tươi tầng 3

Nhằm mục đích đa dạng trong việc tính toán ống gió, nhóm em sẽ giới thiệu phương pháp tính chọn ống gió bằng phần mềm Duct Checker Pro Để tính kiểm tra kích thước ống gió, đầu tiên chúng ta mở phần mềm Duct Checker Pro và chọn vào mục Duct Size

Hình 3.3: Hướng dẫn sử dụng Duct Checker Pro (1)

Sau đó chọn vào biểu tượng cài đặt để Setup vận tốc tối đa đi trong ống và tổn thất ma sát lớn nhất Pa/m:

- Max friction loss: 1 (Pa/m) Tiếp theo chọn Apply để quay lại màn hình chính

Hình 3.4: Hướng dẫn sử dụng Duct Checker Pro (2)

Chúng ta nhập lưu lượng (m 3 /h) vào ô Flow Rate Để tính kích thước cho đoạn ống nhập lưu lượng của đoạn ống đó và chọn nút Calc Phần mềm sẽ đưa ra kết quả dựa theo yêu cầu đã được cài đặt trước Đoạn ống từ gen đến vị trí A có lưu lượng 5173,2 m 3 /h, ta tính chọn như sau:

Hình 3.5: Hướng dẫn sử dụng Duct Checker Pro (3)

Sau đó chọn kích thước ống có tổn thất áp suất gần với giá trị 1 Pa/m nhất, tại đây nhóm em chọn ống 650x350 có tổn thất áp suất bằng 0.961 Pa/m Đồng thời Ashrae cũng khuyến cáo tốc độ gió đi trong ống nhánh trên trần thạch cao ô vuông tối đa khoảng 7 (m/s)

Các đoạn ống còn lại ta trừ để tính lưu lượng và thực hiện các bước tương tự như trên Ta được bảng kết quả sau:

Bảng 3.4: Kết quả tính toán đường ống gió tươi tầng 3

STT Đoạn ống Lưu lượng

Kích thước (mm x mm)

*Nhận xét: Kết quả kích thước ống gió tươi tầng 3 nhóm chúng em cho kết quả khá lệch so với công trình, có thể vì lí do tổng lưu lượng gió tươi ở tầng 3 của công trình chênh lệch nhiều so với tính toán nên dẫn đến kích thước ống cũng bị chênh lệch theo

3.2.5 Tính tổn thất áp suất trên đường ống gió tươi

Theo [tài liệu 1, trang 315], tổn thất áp suất trên đường ống gió được tính theo công thức sau:

∆p = ∆pms + ∆pcb, (Pa) Trong đó:

- ∆pms: Trở kháng ma sát đường ống;

- ∆pcb: Trở kháng cục bộ trên các phụ kiện đường ống (tê, co,…) Tổn thất áp suất ma sát ∆pms được tính theo công thức sau:

- l: Chiều dài đoạn ống gió có tổn thất ma sát lớn nhất, m;

- ∆p1: Trở kháng ma sát trên 1 mét chiều dài ống, lấy ∆p1 = 1 Pa/m như đã trình bày ở trên

*Tính tổn thất áp suất ma sát cho đường ống gió tươi tầng 3, ta có:

Chiều dài đoạn ống có tổn thất lớn nhất là: l = 42,2 m Vậy tổn thất áp suất ma sát cho đường ống gió tươi tầng 3 là: ∆pms = l*42,2 = 42,2 Pa

*Tính tổn thất áp suất cục bộ cho hệ thống cấp gió tươi tầng 3:

Nhằm mục đích đưa ra kết quả chính xác nhất có thể nên nhóm em sẽ dùng phần mềm Ashrea Duct Fitting Database để hỗ trợ cho việc tính toán

Hình 3.6: Các chi tiết gây tổn thất áp cục bộ hệ gió tươi tầng 3

Giới thiệu sơ lược về phần mềm Phần mềm sẽ có 3 mục chính đó là: Supply, Common và Exhaust/ Return

- Supply dùng để tính tổn thất áp cục bộ cho hệ cấp gió

- Exhaust/ Return dùng cho hệ hồi gió, thải gió

- Common sẽ dùng để tính tổn thất áp qua các chi tiết không phân biệt hệ cấp hay hồi, tức là các chi tiết trong Common nếu tính tổn thất áp cho hệ cấp, hồi hay thải thì sẽ cho kết quả giống nhau

Hình 3.7: Giới thiệu phần mềm Ashrae Duct Fitting Database Tính tổn thất áp cục bô ̣ trên đường ống chính qua vi ̣ trí s ố 17 – VCD vuông: Để tính tổn thất áp qua vị trí này bằng phần mềm ASHRAE Duct Fitting Datsbase ta thực hiện các bước chọn như sau: đầu tiên vào Common, sau đó chọn Rectangular, tiếp đến chọn Dampers, rồi chọn Damper, Butterfly Ta nhập các thông số đầu vào như đã tính toán và click chọn Calculate Ta được kết quả tổn thất áp 8Pa

Tính toán kiểm tra hệ thống hút khói hành lang

3.3.1 Mục đích của hút khói hành lang

Hệ thống hút khói hành lang là hệ thống giúp giảm tải được lượng khói độc trong hành lang và ngăn không cho đám cháy lan rộng khi xảy ra hoả hoạn, đảm bảo nguồn không khí được thông thoáng nhất có thể Hệ thống hút khói chỉ hoạt động hiệu quả khi nó được tích hợp với hệ thống báo cháy, báo khói và phụ thuộc vào kết cấu của hệ thống hút

Khi có hoả hoạn xảy ra, hệ thống giữ cho khói và khói độc cách xa lối thoát hiểm từ đó tăng thời gian và khả năng sống sót cho con người

3.3.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống hút khói hành lang

Khi có hỏa hoạn xảy ra, thời điểm bắt đầu đám cháy sẽ phát sinh khói và nhiệt, hệ thống cảm biến nhiệt độ, cảm biến khói của hệ thống phòng cháy chữa cháy sẽ chuyển tín hiệu đến quạt gió; lập tức quạt gió sẽ hoạt động Van gió điện từ MFD thường đóng tại tầng cháy mở ra, các tầng khác MFD vẫn đóng Hệ thống ống gió sẽ chuyển toàn bộ lượng khói thông qua các cửa hút về quạt và thải ra ngoài môi trường thông qua các cửa xả Đồng thời hệ thống chuông, đèn báo cháy hoạt động để cảnh báo người đang hoạt động trong các tòa nhà di tản ra hành lang để chạy ra các lối thoát hiểm Áp suất tại các vị trí đó là áp suất âm Đám cháy khi đã trở lên lớn, phát sinh nhiệt độ cao sẽ tác động đến van chặn lửa làm cho cầu chì trong van nóng chảy và van chặn lửa đóng sập lại ngăn cho việc đám cháy lan truyền sang lên các tầng hoặc các khu vực khác của công trình

Hình 3.10: Sơ đồ nguyên lí hệ thống hút khói hành lang

3.3.3 Kiểm tra lưu lượng hút khói hành lang

Lưu lượng hút khói hành lang được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam 5687 – 2010_phụ lục L

Lưu lượng khói cần phải hút thải ra khỏi hành lang hay sảnh khi có sự cố cháy xảy ra được xác định theo công thức:

- B – là chiều rộng của cánh cửa lớn hơn mở từ hành lang hay sảnh vào cầu thang hay ra ngoài nhà, (m);

- H – là chiều cao cửa đi, khi chiều cao lớn hơn 2,5m thì lấy H = 2,5m;

- Kd – hệ số thời gian mở cửa đi kéo dài tương đối từ hành lang vào cầu thang hay ra ngoài nhà trong giai đoạn cháy, Kd = 1 nếu lượng người thoạt nạn trên 25 người qua một cửa và lấy Kd = 0,8 nếu số người thoát nạn dưới 25 người đi qua một cửa;

- n – là hệ số phụ thuộc vào chiều rộng của các cánh lớn cửa đi mở từ hành lang vào cầu thang hay ra ngoài trời khi có cháy, tra và nội suy theo bảng … dưới đây ta có:

Ta có: B = 1m nội suy ta được hệ số n = 0,873 cho nhà công cộng hành chính

Bảng 3.6: Hệ số phụ thuộc vào chiều rộng cửa

Hệ số n tương ứng với chiều rộng B

Nhà công cộng, nhà hành chính, sinh hoạt 1,05 0,91 0,80 0,62 0,50 ra là:

Lưu lượng khói cần phải hút thải ra khỏi hành lang hay sảnh khi có sự cố cháy xảy

G 1 = 4300 ∗ 1 ∗ 0,873 ∗ 2,2 1,5 ∗ 1 = 12249,5 (kg/h) Khối lượng riêng của khói ở nhiệt độ 300℃ là: ρkhói = 0,612 (kg/m 3 ) Vậy lưu lượng thể tích khói cần phải hút ra là V = 20015,4 (m 3 /h) = 5559,8 (l/s)

Do nguyên lí hoạt động hút khói hành lang chỉ hút cho tầng cháy nên lưu lượng chọn quạt sẽ là:

So với lưu lượng của quạt công trình thì có độ chênh lệch khoảng 10%

3.3.4 Kiểm tra kích thước ống hút khói hành lang

Theo khuyến cáo của Ashrae, vận tốc tối đa đi trong gen là 12,7 m/s

Chọn vận tốc đi trong gen hút khói là 12 m/s

Tốc độ không khí đi trong ống được tính theo công thức:

F ω – Tốc độ không khí đi trong ống, m/s;

L – Lưu lượng không khí đi qua ống, m 3 /s;

Do đó ta tính được tiết diện gen là: F = L = 6,1 = 0,5 m 2 ω 12

Chọn gen có kích thước: 800 (mm) x 600 (mm)

Tính toán kiểm tra hệ thống tạo áp cầu thang

3.4.1 Mục đích của tạo áp cầu thang

Hệ thống tạo áp cầu thang (tăng áp cầu thang) là hệ thống mà chúng ta có thể gặp ở hầu hết tất cả các tòa nhà cao tầng hiện nay với buồng thang bộ kín, hoạt động trong trường hợp có cháy

+ Thoát hiểm khi có cháy

+ Hổ trợ nhân viên cứu hỏa tiếp cận đám cháy và cứu nạn

3.4.2 Nguyên lý của hệ thống tạo áp cầu thang

Hệ thống tạo áp cầu thang hoạt động theo nguyên lý như thế nào? Trước khi vào nguyên lý chúng ta sẽ cũng trải qua 1 tình huống ví dụ như sau: Mọi người đang làm việc tại tầng 9 của tòa nhà cao 19 tầng thì có sự cố cháy xảy ra tại tầng 3 Vậy khi nghe chuông báo cháy, tất cả mọi người sẽ không chạy vào thang máy hay chạy lên sân thượng mà chạy theo lối thoát hiểm cầu thang bộ xuống dưới để thoát ra ngoài Và khi đó đám cháy tại tầng

3 sẽ sinh ra khói dày đặc tràn vào buồng thang qua khe cửa đóng và theo người thoát nạn lúc mở cửa gây ngạt khói cho tất cả mọi người từ tầng trên thoát xuống

Do đó nguyên lý hoạt động của hệ thống tạo áp cầu thang là khi có tín hiệu báo cháy thì quạt tạo áp sẽ hoạt động cung cấp gió tươi bên ngoài vào buồng thang, mục đích duy trì

1 áp suất gió dương trong buồng thang giúp ngăn khói tràn vào để cho mọi người thoát nạn ra ngoài

Nguyên lý hoạt động của hệ thống tạo áp cầu thang được thực hiện cụ thể như sau:

- Tại điều kiện bình thường các quạt tạo áp ở chế độ tắt, quạt cấp gió tươi chạy để thực hiện quá trình thông gió cho cầu thang bộ

- Khi có tín hiệu báo cháy khẩn cấp, quạt cấp gió tươi tắt, các quạt tạo áp chạy cấp gió tươi vào nhằm tạo áp suất dương cho các buồng thang bộ, sảnh đệm, sảnh thang máy, sảnh tầng hầm không nhiễm khói và thang máy PCCC từ 20 Pa đến 50 Pa

- Khi áp suất trong không gian tạo áp vượt quá 50 Pa các van MD/PRD sẽ mở ra xả áp để duy trì áp suất không vượt quá 50 Pa để đảm bảo cho người làm việc tại tầng có sự cố cháy có thể đẩy được cửa thoát hiểm để thoát ra ngoài

- Khi cảm biến khói tại đầu lấy gió quạt tạo áp nhận biết có khói sẽ cho dừng quạt tạo áp

Hình 3.11: Sơ đồ nguyên lý hệ thống tạo áp cầu thang

Theo QCVN 06 – 2021 BXD, phụ lục D, từ D10 trang 96/150 thì việc bảo vệ chống khói phải cung cấp không khí từ bên ngoài vào các khu vực sau:

- Trong giếng thang máy (khi không thể hỗ trợ cấp khí các khoang đệm trong điều kiện có cháy) ở những nhà có buồng thang không nhiễm khói

- Trong khoang đệm của thang máy chữa cháy

- Trong các buồng thang bộ không nhiễm khói loại N2

- Trong các khoang đệm của buồng thang bộ không nhiễm khói loại N3

- Trong các khoang đệm trước thang máy (bao gồm cả thang máy) trong các tầng hầm và tầng nửa hầm

- Các khoang đệm ở cầu thang bộ loại 2, dẫn đến các gian phòng của tầng 1 của tầng hầm hoặc tầng nửa hầm, trong các phòng có sử dụng hoặc cất giữ các chất và vật liệu cháy Trong các khoang đệm ở các không gian xưởng luyện, đúc, cán và các không gian gia công nhiệt khác cho phép cấp không khí vào từ các không gian thông khí của nhà

- Trong các khoang đệm ở lối vào sảnh kín và hành lang từ các tầng hầm và tầng nửa hầm của sảnh kín và hành lang theo [8]

- Khoang đệm ở lối vào các sảnh thông tầng và khu bán hàng, từ cao trình của các tầng nửa hầm và tầng hầm

- Khoang đệm ở các buồng thang bộ loại N2 trong các nhà chung cư có chiều cao PCCC trên 75m, nhà hỗn hợp và công trình công cộng có chiều cao PCCC trên 50m

- Phần dưới của sảnh thông tầng, các khu bán hàng và các gian phòng khác được bảo vệ bằng hệ thống quạt hút, xả khói

- Các khoang đệm ngăn chia gian phòng giữ ô-tô của các gara kín trên mặt đất và của gara ngầm với các gian phòng sử dụng khác

- Khoang đệm ngăn chia gian giữ ô-tô với đường dốc kín của các gara ngầm hoặc thiết bị tạo màn không khí bố trí ở trên cửa đi (cổng) từ phía gian phòng giữ ô-tô của gara ngầm

- Khoang đệm ở các lối ra từ buồng thang bộ loại N2 đi vào sảnh lớn thông với các tầng trên của nhà hỗn hợp

- Khoang đệm (sảnh thang máy) ở lối ra từ thang máy vào các tầng nửa hầm và tầng hầm của nhà hỗn hợp

3.4.3 Tính toán tạo áp các khu vực

Việc tính toán tạo áp dựa theo QCVN 06 – 2021 và tiêu chuẩn BS5588 – Part 4

4.4.3.1 Kiểm tra hệ thống tạo áp thang bộ

*Tính kiểm tra vị trí trục thang bộ nằm giữa trục tọa đô ̣ 3 và 4 từ tầng 7 đến tầng 19 a Kiểm tra điều kiện tạo áp

Ta có: Công trình có chiều cao PCCC > 28m và trục thang bộ này thuộc loại thang bộ N2 nên phải tạo áp cầu thang N2 b Thông số đầu vào

Trục thang bộ này gồm 13 tầng, với 13 cửa tương ứng, mỗi cửa có kích thước 2,2m x 0,9m và cả 13 cửa đều mở vào không gian tạo áp

Chiều dài khe hở cửa đóng: 2,2m + 0,9m + 2,2m + 0,9m = 6,2m

Theo BS5588 part 4 1978, bảng 3, trang 13, ta có: Diện tích khe cửa đóng mở vào không gian điều áp đối với cửa chuẩn là 0,01 m 2

Cửa chuẩn theo BS5588: 2m x 0,8m => Chiều dài khe cửa chuẩn theo BS là: 5,6m

Suy ra: Diện tích khe cửa đóng mở vào không gian điều áp đối với cửa thực tế của công trình: A1 = 6,2 ∗ 0,01 = 0,011 m 2

Diện tích cửa mở: A = 2,2*0,9 = 1,98 m 2 c Tính toán lưu lượng tạo áp

Căn cứ vào QCVN 06 – 2021, ta sẽ tính với 3 cửa mở đồng thời đối với thang N2 và vận tốc qua cửa mở là 1,3 m/s, áp suất duy trì trong không gian tạo áp từ 20 – 50 Pa

Tính lưu lượng gió qua các cửa đóng ở 50 Pa:

Tính lưu lượng gió qua cửa tầng mở:

Tổng lưu lượng tạo áp:

Lưu lượng dự phòng rò rỉ qua ống gió là 15%:

So với thực tế công trình thì có sự chênh lệch Có thể là do nhóm chúng em lấy hệ số rò rỉ qua ống gió khác với công trình d Tính toán van xả áp cơ

Qprd = Q – Q1 = 3.Q2 = 7,71 m 3 /s Xác định kích thước van xả áp:

Kích thước van = √1,31 = 1,14m = 1140 mm

=> Van có kích thước: 1140 mm x 1140 mm

Chọn van có kích thước: 1200 mm x 1200 mm e Tính toán miệng gió

Dựa vào thông số ở trên, ta có lưu lượng tổng là: 9610 l/s, với 13 tầng ta chọn 13 miệng gió với lưu lượng từng miệng như sau:

Theo PS khuyến cáo thì nên thiết kế vận tốc gió qua miệng gió không vượt quá 5 m/s Vì vậy, nhóm chọn miệng gió 1 lớp + OBD với vận tốc mỗi miệng gió là 4 – 5m/s và diện tích phần trống 75% Để tiết kiệm thời gian cũng như có cơ sở chính xác hơn để so sánh lựa chọn, chúng em sẽ dùng phần mềm Duct Checker Pro để tính toán và lựa chọn miệng gió có kích thước

Bảng 3.7: Thông số miệng gió tạo áp cầu thang

Lưu lượng tính toán

Lưu lượng thực tế (m 3 /h)

Hình 3.12: Phần mềm Duct Checker Pro để tính kích thước miệng gió

Tính toán kiểm tra hệ thống hút thải toilet

3.5.1 Mục đích của hệ thống hút thải toilet

- Tăng cường trao đồi không khí: Không gian nhà vệ sinh kín, không khí không thể tự lưu thông, do đó quạt thông gió là giải pháp hiệu quả để tăng sự lưu thông không khí Quá trình lưu thông diễn ra liên tục, đảm bảo thoáng mát

- Hạn chế nguy cơ ô nhiễm môi trường bởi mùi hôi thối: Nhà vệ sinh là khu vực ẩm ướt do đó nếu không dọn dẹp thường xuyên sẽ dấn đến bốc mùi hôi thối, gây ô nhiễm Lắp quạt thông gió sẽ giải quyết tình trạng này Những luồng gió từ thiết bị khử mùi sẽ giúp cho không gian luôn thơm tho, sạch sẽ

- Giúp nhà vệ sinh luôn khô thoáng, ngăn chặn vi khuẩn: Nhà vệ sinh có độ ẩm lớn khiến vi khuẩn và các loại nấm mốc phát triển, sinh sôi Do đó lắp đặt quạt thông gió nhà vệ sinh như chiếc máy khử mùi và ngăn chặn vi khuẩn phát triển, sinh sôi

- Chống ngạt, bảo vệ sức khỏe người sử dụng

3.5.2 Nguyên lí hoạt động hệ thống hút thải toilet

Hệ thống hút toilet có nguyên lý hoạt động đơn giản như sau:

Từ tầng hầm đến tầng 5 thì các quạt hút sẽ được đặt tại mỗi tầng để hút không khí và mùi bên trong toilet thải ra ngoài thông qua hệ thống đường ống và miệng gió hút đặt trên trần

Từ tầng 6 đến tầng 19 thì không khí và mùi bên trong toilet được hút ra ngoài thông qua miệng gió hút đặt trên trần và theo các đường ống mỗi tầng dẫn đến trục gen chính và được thải ra ngoài bằng quạt hút tổng được đặt ở tầng mái

Khi mùi và không khí bên trong toilet được hút ra, lúc này áp suất bên trong toilet sẽ là áp âm (Air Class 2), do là áp âm nên gió tươi từ bên ngoài sẽ tự động tràn vào do cửa mở hoặc ở louver gió tươi

Hình 3.16: Sơ đồ nguyên lí hệ thống hút thải toilet

3.5.3 Tính toán kiểm tra lưu lượng hút thải toilet

Việc tính toán lưu lượng hút thải toilet dựa theo Ashrae standard 62.1 – 2013, table 6.5, trang 19

Theo Ashrae standard 62.1 – 2013, thì lưu lượng hút thải toilet sẽ bằng số bàn cầu, bàn tiểu nhân với lưu lượng cần cấp cho mỗi bàn cầu, bàn tiểu Đối với công trình này, từ tầng hầm đến tầng 7 là khu sinh hoạt công cộng nên ta chọn toilet công cộng để tính và lưu lượng để cấp cho mỗi bàn cầu, bàn tiểu là 25/35 (l/s.unit), ở đây nhóm chúng em chọn 25 (l/s.unit) Từ tầng 8 trở đi là khu phòng ở khách sạn nên ta chọn toilet cá nhân để tính và lưu lượng để cấp cho mỗi bàn cầu, bàn tiểu là 12,5/25 (l/s.unit) và nhóm chúng em chọn ở đây là 25 (l/s.unit)

Như vậy, áp dụng cách xác định đã trình bày ở trên ta có được lưu lượng hút thải toilet cho tầng 3 như sau:

- WC nam: Lưu lượng = Units x 25 = 4 * 25 = 100 (l/s) = 360 (m 3 /h)

- WC nữ: Lưu lượng = Units x 25 = 2 * 25 = 50 (l/s) = 180 (m 3 /h)

- WC cho người tàn tật: Lưu lượng = Units x 25 = 1 * 25 = 25 (l/s) = 90 (m 3 /h) Như vậy, tổng lưu lượng hút thải toilet cho tầng 3 là: 175 (l/s) = 630 (m 3 /h)

Việc tính lưu lượng hút thải toilet cho các tầng còn lại thực hiện tương tự như trên và nhóm chúng em ra được kết quả như bảng dưới đây:

Bảng 3.12: Bảng lưu lượng hút thải toiler từ tầng hầm đến tầng 5

Lưu lượng cho mỗi units (L/s.unit)

Lưu lượng hút thải tính toán (L/s)

Lưu lượng hút thải công trình (L/s)

Như vậy, so với bản vẽ thì lưu lượng hút thải toilet từ tầng hầm đến tầng 5 của nhóm tính ra có sự chênh lệch không đáng kể

Bảng 3.13: Bảng lưu lượng hút thải toilet từ tầng 6 đến tầng 19

Tầng Units Lưu lượng cho mỗi units (L/s.unit)

Lưu lượng hút thải tính toán (L/s)

Bản vẽ công trình 3900

Như vậy, so với bản vẽ thì lưu lượng hút thải toilet từ tầng 6 đến tầng 19 của nhóm tính ra có sự chênh lệch 450 (l/s)

3.5.4 Kiểm tra kích thước ống gió, miệng gió hút thải toilet

Tính kiểm tra ví dụ điển hình đường ống gió, miệng gió hút thải toilet tầng 3

Theo khuyến cáo thì miệng gió hút toilet là miệng 1 lớp + OBD, vận tốc v = 1 – 2,5m/s và miệng nhỏ nhất nên có kích thước là 200mm x 200mm Đối với công trình, nhóm chúng em chọn miệng gió 1 lớp + OBD, v = 1,5 m/s cho hệ thống hút thải toilet trong công trình

Ta có: Lưu lượng tổng hút toilet ở tầng 3 theo tính toán ở trên là: 630 m 3 /h

Kiểm tra bằng phần mềm Duct Checker Pro thì để chọn được miệng gió 1 lớp có kích thước 200mm x 200mm với vận tốc v = 1,5m/s thì lưu lượng thực tế cần đạt là 162 m 3 /h

Hình 3.17: Kiểm tra miệng gió của hệ thống hút thải toilet bằng Duct Checker Pro

Vì vậy, theo như kết quả tính toán lưu lượng ở mục trên thì ta có:

- WC nam với lưu lượng 360 m 3 /h nên chọn 3 miệng gió 200mm x 200mm 1 lớp

- WC nữ với lưu lượng 180 m 3 /h nên chọn 2 miệng gió 200mm x 200mm 1 lớp

- WC người tàn tật với lưu lượng 90 m 3 /h nên chọn 1 miệng gió 200mm x 200mm 1 lớp

So với thực tế công trình thì có 3 miệng 200mm x 200mm cho WC nam, 2 miệng 200mm x 200 mm cho WC nữ và 1 miệng 200mm x 200mm cho WC người tàn tật

Hình 3.18: Đường ống hút thải toilet tầng 3 Để tính kích thước ống gió cho hệ thống hút thải toiler tầng 3, ta thực hiện tương tự như phần tính kiểm tra hệ thống cấp gió tươi bằng phương pháp tổn thất ma sát đồng đều 1 Pa/m, khi đó nhóm chúng em có được bảng sau:

Bảng 3.14: Bảng kích thước ống gió hút thải toilet tầng 3 Đoạn ống

Tổn thất ma sát (Pa/m)

Kích thước (mm x mm)

KT công trình (mm x mm)

3.5.5 Kiểm tra cột áp quạt hút thải toilet a Tổn thất áp ma sát

Tính tương tự như phần cấp gió tươi, ta có:

∆pms = 1.∆p1 = 1*12,3 = 12,3 Pa b Tổn thất áp cục bộ

Tương tự như cách xác định phần cấp gió tươi, ta có bảng sau:

Bảng 3.15: Bảng tổn thất áp suất cục bộ hệ thống hút thải toilet

STT Tên chi tiết Lưu lượng

3 Gót giày hướng ống nhánh 121,5 3

4 Gót giày hướng ống chính 243 2

6 Gót giày hướng ống chính 337,5 3

Từ đó suy ra: ∆p = ∆pms + ∆pcb = 86,5 + 12,3 = 98,8 Pa Chọn hệ số dự phòng 10%, suy ra cột áp của quạt hút thải toilet là: 108,68 Pa

Kiểm tra hệ thống thông gió tầng hầm

Tầng hầm của công trình khách sạn Wyndham Garden Hà Nội được dùng cho nhiều mục đích khác nhau bao gồm: phòng ăn, khu vực bãi đậu xe, phòng máy, phòng chiller, nhà vệ sinh, phòng bảo vệ, phòng thay đồ, phòng chứa rác… Đối với các khu vực như phòng ăn, phòng (BOH) thì được làm mát bằng các FCU và được cấp gió tươi bằng cách hồi trần tự do

Các khu vực khác như: bãi đậu xe, nhà vệ sinh và phòng thay đồ thì được thông gió nhờ hệ thống hút thải và cấp gió tươi thông qua các đường ống gió và miệng gió được đặt trên trần

3.6.1 Mục đích của hệ thống thông gió hầm xe

Hệ thống thông gió hầm xe được thiết kế nhằm các mục đích sau:

- Loại bỏ các khí độc như NO, NO2, SO2, CO2;

- Giúp không khí của tầng hầm nói riêng và của cả công trình nói chung luôn thoáng mát, sạch sẽ, trong lành;

- Góp phần đảm bảo an toàn sức khỏe cho con người sống và làm việc tại công trình, khu vực tầng hầm;

- Giảm thiểu nguy cơ cháy nổ tại các công trình;

- Tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư so với phương án lắp điều hòa

3.6.2 Nguyên lý hoạt động của hệ thống thông gió hầm xe Ở chế độ bình thường (không cháy), các đầu cảm biến CO kết nối với bộ điều khiển sẽ điều khiển hệ thống hoạt động theo các mức nồng độ CO như sau: Khi nồng độ CO < 9ppm thì tất các các quạt không chạy Khi nồng độ 9ppm < CO < 25ppm thì quạt EAF chạy ở tốc độ thấp để thông gió tầng hầm Khi nồng độ CO > 25ppm thì quạt EAF chạy ở tốc độ cao để thông thoáng không gian hầm Vì trong không gian hầm được thiết kế kín nên có sự chênh lệch áp suất khi các chất độc hại, bụi bẩn, khói xe được hút ra Do đó, bên cạnh quạt EAF thì quạt FAF cũng chạy giúp lấy không khí bên ngoài môi trường, thông qua louver gió tươi và đưa vào bên trong hầm nhằm cân bằng lượng khí ổn định Ở chế độ khẩn cấp (khi xảy ra sự cố cháy), khi có tín hiệu cháy từ tủ báo cháy thì quạt cấp gió tươi FAF sẽ ngừng chạy mà chỉ có quạt EAF chạy ở tốc độ cao nhất để hút hết khói ra khỏi tầng hầm

Trong hầm xe, hệ thống quạt hút và cấp được thiết kế bằng đường ống gió với các miệng gió là kiểu miệng gió 1 lớp kết hợp với OBD để điều chỉnh lưu lượng gió giữa các miệng Khoảng cách từ miệng cấp tới miệng hút đối diện nhau từ 8m đến 18m Ở đây ta thấy các đường ống hút thải thường đi về phía vách trong hầm vì đây là các vị trí xe đậu nhả khói ra nên ưu tiên hút tại các vị trí này là chủ yếu Quạt được đặt trong hộp tiêu âm và tại đầu vào, ra quạt có các đoạn ống tiêu âm nhằm giảm ồn cho quạt

Hình 3.19: Sơ đồ nguyên lí hệ thống thông gió hầm xe

3.6.3 Kiểm tra lưu lượng quạt hệ thống thông gió hầm xe

* Tính lưu lượng gió thải thông gió hầm xe

Việc tính toán lưu lượng thông gió hầm xe dựa theo tiêu chuẩn Singapore SS_553_2009

Theo tiêu chuẩn SS553_2009_Singapore, table 5, trang 25 khuyến cáo tính 6 ACH đối với bãi đỗ xe khi ở trạng thái bình thường không có sự cố

Theo mục 6.1.9 trang 18 tiêu chuẩn Singapore Code of Practice 13 (CP13) nói rằng: đối với các khu vực đậu xe hay lưu thông xe, nếu diện tích nhỏ hơn 1900 m 2 thì chỉ cần quạt hút/ cấp chạy 1 tốc độ và không cần áp dụng thông gió sự cố quạt chạy tốc độ cao Đối với các khu vực có diện tích lớn hơn 1900 m 2 thì cần quạt cấp/ hút chạy 2 tốc độ, chế độ thông thường quạt chạy tốc độ thấp và chế độ khẩn cấp hoặc có cháy quạt chạy tốc độ cao Ở đây, khu vực bãi đậu xe tầng hầm khách sạn Wyndham Garden Hà Nội có diện tích chỉ khoảng 250 m 2 , mà các nhà thiết kế đã tính quạt chạy ở 2 chế độ nên nhóm em sẽ kiểm tra theo sự thiết kế của họ

Cũng tại trang 18 của CP13 khuyến cáo rằng nên tính 9 ACH đối với bãi đỗ xe khi hút khói ở chế độ khẩn cấp Hoặc trong QCVN – 06 – 2021 _BXD mục 2.6.5 cũng có đề cập đến vấn đề này

Ta có công thức tính lưu lượng hút thải hầm xe:

- Q – Lưu lượng hút thải hầm xe, (m 3 /h);

- S – Diện tích hầm xe, (m 2 );

- ACH – Số lần thay đổi không khí trên giờ, (lần/giờ)

Lưu lượng hút ở chế độ bình thường:

Lưu lượng hút ở chế độ khẩn cấp:

Nhận xét: So với lưu lượng của công trình là 1400 (l/s) ở chế độ bình thường và

2100 (l/s) ở chế độ khẩn cấp thì kết quả tính toán kiểm tra của nhóm không có sự chênh lệch quá lớn

* Tính lưu lượng gió tươi thông gió hầm xe:

Theo tiêu chuẩn của Úc thì lưu lượng gió tươi để thông gió hầm xe được tính bằng

75 – 90% so với lưu lượng gió thải Ở đây, nhóm chúng em lấy lưu lượng gió tươi bằng 90% lưu lượng gió thải Khi đó ta có lưu lượng gió tươi để thông gió hầm xe ở chế độ bình thường là: 1220 l/s

Như vậy so với công trình, lưu lượng gió tươi ở chế độ bình thường là 1400 l/s thì lưu lượng gió tươi nhóm em tính ra cũng không có sự chênh lệch quá lớn Vì các nhà thiết kế đã lấy lưu lượng gió tươi bằng với lưu lượng gió thải ở chế độ bình thường

Theo như nhóm em tìm hiểu, tại Việt Nam cơ quan PCCC thẩm duyệt yêu cầu khi có sự cố cháy thì quạt cấp gió tươi sẽ không được phép chạy mà chỉ có quạt hút thải hoạt động Vì vậy nhóm em sẽ không tính lưu lượng gió tươi ở chế độ khẩn cấp

3.6.4 Kiểm tra kích thước đường ống gió hệ thống thông gió tầng hầm

Vì tầng hầm của công trình các hệ thống thông gió hầm xe, phòng thay đồ, hút thải toilet được sử dụng chung 1 tuyến ống và dùng chung 1 quạt hút nên để tính được kích thước ống gió của hệ thống thông gió tầng hầm thì nhóm phải tiến hành tính lưu lượng của hút thải toilet và thông gió phòng thay đồ trước rồi cộng tổng tất cả lưu lượng lại với nhau, sau đó mới tính được kích thước của ống gió

* Tính lưu lượng hút thải phòng thay đồ tầng hầm

Lưu lượng hút thải phòng thay đồ tầng hầm thực hiện tương tự như cách tính lưu lượng thông gió hầm xe Theo khuyến cáo từ SS553 – 2009 – Singapore hoặc TCVN 5687 – 2010 thì tính 10 ACH đối với các khu vực như phòng tắm, phòng thay đồ, nhà vệ sinh

Khi đó ta có lưu lượng hút thải phòng thay đồ là:

* Lưu lượng hút thải toilet tầng hầm

Lưu lượng hút thải toilet tầng hầm đã được tính ở mục 5.5.3, ta có:

Như vậy, tổng lưu lượng hút để thông gió tầng hầm sẽ là:

• Ở chế độ bình thường:

QNolmal = Q1 + Qwc + Qp.thay đồ = 1354,2 + 150 + 219,4 = 1723,6 (l/s) = 6205 m 3 /h

QEmergency = Q2 + Qwc + Qp.thay đồ = 2031,3 + 150 + 219,4 = 2400,7 (l/s) = 8643 m 3 /h Khi đó, tổng lưu lượng gió tươi cấp để thông gió tầng hầm sẽ là:

Như vậy, so với công trình thì tổng lưu lượng hút thải và tổng lưu lượng gió cấp để thông gió tầng hầm nhóm tính ra cũng không có sự chênh lệch đáng kể a Kiểm tra kích thước đường ống gió thải

Vì đây là không gian hầm xe nên vấn đề về độ ồn có thể bỏ qua, do đó vận tốc gió chế độ thông thường cho ống chính tối đa khuyến cáo từ 12 – 15 m/s và tổn thất áp từ 1 – 1,5 Pa/m

Việc thực hiện tính toán kiểm tra đường ống gió hút, thải thông gió tầng hầm thực hiện tương tự như ở phần tính toán kích thước ống gió tươi bằng phần mềm Duct Checker Pro Ở đây nhóm em set up phần mềm có vận tốc tối đa đi trong ống và tổn thất ma sát lớn nhất Pa/m:

Hình 3.20: Setup Duct Checker Pro để tính kích thước ống gió thông gió tầng hầm

Hình 3.21: Đường ống gió hút thông gió tầng hầm

Khi đó, nhóm em được bảng sau về kích thước ống gió hút thông gió tầng hầm:

Bảng 3.16: Bảng kích thước ống gió thải thông gió tầng hầm Đoạn ống Lưu lượng

Tổn thất áp ma sát (Pa/m)

Kích thước tính toán (mm x mm)

Kích thước công trình (mm x mm)

E – F 975,25 4,51 1,26 400 x 150 300 x 200 b Kiểm tra kích thước đường ống gió cấp

Hình 3.22: Đường ống gió cấp thông gió tầng hầm

Thực hiện tương tự như cách xác định kích thước ống gió thải ta có được bảng sau:

Bảng 3.17: Bảng kích thước ống gió cấp thông gió tầng hầm Đoạn ống Lưu lượng

Tổn thất áp ma sát (Pa/m)

Kích thước tính toán (mm x mm)

Kích thước công trình (mm x mm)

3.6.5 Kiểm tra cột áp quạt thông gió tầng hầm a Quạt hút thông gió tầng hầm a Tổn thất áp ma sát

Tính tương tự như phần cấp gió tươi, ta có:

∆pms = 1.∆p1 = 1,5*48 = 72 Pa b Tổn thất áp cục bộ

Tương tự như cách xác định phần cấp gió tươi, ta có bảng sau:

Bảng 3.18: Bảng tổn thất áp suất cục bộ đường ống hút hệ thống thông gió tầng hầm

STT Tên chi tiết Lưu lượng

2 Gót giày hướng ống nhánh 975,25 22

17 Gót giày hướng ống nhánh 6205 23

18 Gót giày hướng ống nhánh 6205 23

Từ đó suy ra: ∆p = ∆pms + ∆pcb = 269 + 72 = 341 Pa Chọn hệ số dự phòng 10%, suy ra cột áp của quạt hút thông gió tầng hầm là: 375 Pa b Quạt cấp thông gió tầng hầm a Tổn thất áp ma sát

Tính tương tự như phần gió thải, ta có:

∆pms = 1.∆p1 = 1,5*46 = 69 Pa b Tổn thất áp cục bộ

Tương tự như cách xác định phần gió thải, ta có bảng sau:

Bảng 3.19: Bảng tổn thất áp suất cục bộ đường ống cấp hệ thống thông gió tầng hầm

STT Tên chi tiết Lưu lượng

2 Gót giày hướng ống nhánh 5584,3 17,5

3 Gót giày hướng ống nhánh 5584,3 17,5

18 Gót giày hướng ống nhánh 878,4 23

Từ đó suy ra: ∆p = ∆pms + ∆pcb = 190 + 69 = 259 Pa Chọn hệ số dự phòng 10%, suy ra cột áp của quạt cấp thông gió tầng hầm là: 285 Pa

TRIỂN KHAI BẢN VẼ BẰNG REVIT 2019

Giới thiệu chung về phần mềm Revit

Revit là một phần mềm thiết kế và quản lý dự án xây dựng tích hợp, được phát triển bởi Autodesk Nó cho phép các chuyên gia kiến trúc, kỹ thuật và xây dựng làm việc cùng nhau trên một nền tảng chung để tạo ra các mô hình ba chiều đầy đủ và chính xác

Người dùng có thể tạo ra mô hình 3D hoàn chỉnh của toàn bộ dự án xây dựng, từ kiến trúc, kết cấu cho đến hệ thống công trình Các công nghệ tiên tiến của Revit cho phép xác định, phân tích và tối ưu hóa các hệ thống, giúp người dùng tăng đáng kể hiệu suất và hiệu quả của dự án

Cung cấp các công cụ hỗ trợ cho việc tạo ra các bản vẽ kỹ thuật, lập kế hoạch thi công, và phối hợp giữa các bên liên quan trong quá trình thiết kế và xây dựng Điều này giúp giảm thiểu sự không nhất quán và xung đột trong các thiết kế, đồng thời tăng cường tính linh hoạt và sự hợp tác trong dự án

Ngoài ra, Revit cũng hỗ trợ tích hợp dữ liệu và quản lý thông tin dự án tự động Người dùng có thể theo dõi và quản lý các thành phần của dự án, từ vật liệu, thiết bị cho đến kế hoạch công việc và ngân sách

4.2 Ứng dụng Revit vào cơ điện

Với tính năng mạnh mẽ và khả năng tương tác linh hoạt, Revit đã trở thành công cụ không thể thiếu trong lĩnh vực xây dựng – kiến trúc và đặt biệt là cơ điện Nó giúp người dùng tiết kiệm thời gian, tăng hiệu quả và đảm bảo tính chính xác trong quá trình thiết kế và xây dựng dự án Nên được sử dụng rộng rãi trong ngành MEP (Mechanical, Electrical, Plumbing), cung cấp một giải pháp tích hợp để thiết kế, phân tích và quản lý hệ thống cơ điện trong ngành xây dựng

Các kỹ sư MEP có thể tạo ra các mô hình 3D chính xác về hệ thống đường ống, cáp điện, hệ thống điều hòa không khí, thiết bị cơ điện và nhiều thành phần khác Người dùng có thể tự động phát sinh các bản vẽ công nghệ và báo giá với độ chính xác cao, từ đó giảm thiểu sai sót và tăng hiệu quả làm việc Đảm bảo cho việc thiết kế và phân tích hệ thống MEP trở nên đơn giản hơn Nó cũng cho phép tích hợp dữ liệu, phối hợp và hợp tác trực tuyến giữa các thành viên trong dự án, từ kỹ sư MEP, kiến trúc sư cho đến nhà thầu, giúp nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa quy trình làm việc

4.3 Model Revit dự án Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội

Hình 4.1: Model 3D kết cấu dự án Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội

Hình 4.2: Model 3D kiến trúc dự án Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội

Hình 4.3: Model 3D hệ HVAC tầng 3 khu nhà hàng khách sạn

Hình 4.4: Model 3D hệ HVAC tầng 5 khu văn phòng khách sạn

Hình 4.5: Model 3D hệ HVAC tầng 9 khu phòng cho thuê khách sạn

Hình 4.6: Model 3D hệ HVAC tầng hầm khu phòng máy chiller

Hình 4.7: Model 3D hệ thống Water Chiller và hệ thống thông gió công trình khách sạn

4.4 Tính năng bốc khối lượng trong Revit

Tính năng bóc khối lượng trong Revit là một trong những tính năng vô cùng nổi bật Giúp người dùng tự động tính toán và đo lường các thành phần và chi tiết trong mô hình

3D, từ đó xác định số lượng và khối lượng vật liệu cần sử dụng Các mô hình 3D trong Revit chứa các thông tin về kích thước, vật liệu và thuộc tính khác của các phần tử xây dựng, giúp người dùng nắm bắt chính xác thông tin cần thiết cho việc bóc khối lượng

Revit có thể tự động tạo ra danh sách vật liệu và báo cáo bóc khối lượng vật tư theo cách mà người dùng muốn Điều này giúp giảm thiểu công sức và thời gian cần thiết để tính toán và đếm các loại vật liệu khác nhau trong dự án Bằng cách tạo ra các báo cáo bóc khối lượng tự động, cung cấp cho người dùng một cách tiếp cận hiệu quả để kiểm soát tài chính và quản lý nguồn lực trong dự án Với tính năng bóc khối lượng vật tư của Revit, người dùng có thể kiểm tra và kiểm soát vật liệu cần sử dụng trong dự án

Hình 4.8: Thiết lập bốc tách khối lượng ống gió

Với những tính năng nổi bật trên, Revit đã trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc của các chuyên gia MEP, giúp nhanh chóng và chính xác trong việc thiết kế, xây dựng và quản lý các hệ thống cơ điện trong ngành xây dựng.

Model Revit dự án Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội

Hình 4.1: Model 3D kết cấu dự án Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội

Hình 4.2: Model 3D kiến trúc dự án Khách sạn Wyndham Garden Hà Nội

Hình 4.3: Model 3D hệ HVAC tầng 3 khu nhà hàng khách sạn

Hình 4.4: Model 3D hệ HVAC tầng 5 khu văn phòng khách sạn

Hình 4.5: Model 3D hệ HVAC tầng 9 khu phòng cho thuê khách sạn

Hình 4.6: Model 3D hệ HVAC tầng hầm khu phòng máy chiller

Hình 4.7: Model 3D hệ thống Water Chiller và hệ thống thông gió công trình khách sạn

Tính năng bốc khối lượng trong Revit

Tính năng bóc khối lượng trong Revit là một trong những tính năng vô cùng nổi bật Giúp người dùng tự động tính toán và đo lường các thành phần và chi tiết trong mô hình

3D, từ đó xác định số lượng và khối lượng vật liệu cần sử dụng Các mô hình 3D trong Revit chứa các thông tin về kích thước, vật liệu và thuộc tính khác của các phần tử xây dựng, giúp người dùng nắm bắt chính xác thông tin cần thiết cho việc bóc khối lượng

Revit có thể tự động tạo ra danh sách vật liệu và báo cáo bóc khối lượng vật tư theo cách mà người dùng muốn Điều này giúp giảm thiểu công sức và thời gian cần thiết để tính toán và đếm các loại vật liệu khác nhau trong dự án Bằng cách tạo ra các báo cáo bóc khối lượng tự động, cung cấp cho người dùng một cách tiếp cận hiệu quả để kiểm soát tài chính và quản lý nguồn lực trong dự án Với tính năng bóc khối lượng vật tư của Revit, người dùng có thể kiểm tra và kiểm soát vật liệu cần sử dụng trong dự án

Hình 4.8: Thiết lập bốc tách khối lượng ống gió

Với những tính năng nổi bật trên, Revit đã trở thành công cụ không thể thiếu trong công việc của các chuyên gia MEP, giúp nhanh chóng và chính xác trong việc thiết kế, xây dựng và quản lý các hệ thống cơ điện trong ngành xây dựng.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Kết luận

Như vậy, sau quá trình lựa chọn phương án tính toán, thực hiện và hoàn thành các phần như đã trình bày ở trên cho dự án công trình khách sạn Wyndham Garden Hà Nội thì nhóm chúng em nhận thấy việc sử dụng hệ thống Chiller cho tòa nhà và lắp đặt AHU cho các không gian có diện tích lớn như hội trường tầng 4 là khá hợp lí vì hệ thống đáp ứng được nhu cầu năng suất lạnh, yêu cầu về thông gió và đặc biệt yêu cầu về thẩm mĩ đúng chuẩn công trình khách sạn cao cấp Bên cạnh đó việc sử dụng kết hợp với các thiết bị xử lí không khí sơ cấp PAU cũng là điểm khá hợp lí cho dự án này vì nó làm giảm đáng kể năng suất lạnh cho các khu vực phòng cho thuê

Về phần tính toán kiểm tra tải nhiệt cho công trình, để đảm bảo có độ chính xác cao thì nhóm đã kết hợp việc tính toán lý thuyết bằng phương pháp Carrier và tính toán bằng phần mềm Heatload, kết quả cho thấy phần lớn các khu vực của công trình đều đủ tải vì kết quả nhóm tính ra đa số nhỏ hơn công suất máy công trình Tuy nhiên, vẫn có nhiều khu vực chẳng hạn như khu phòng cho thuê khách sạn có độ chênh lệch khá cao so với công trình vì nhiều lý do khác nhau như chẳng hạn trong thực tế các nhà thiết kế có thể nhân thêm hệ số theo yêu cầu tiêu chuẩn riêng cho phù hợp với việc lựa chọn thiết bị công trình

Về phần thông gió, việc lắp đặt đầy đủ các hệ thống thông gió như hút mùi bếp, thông gió nhà vệ sinh, thông gió hầm xe và các hệ thống thông gió sự cố như tạo áp cầu thang, thang máy, sảnh thang máy và hút khói hành lang giúp cho công trình đảm bảo được tính an toàn cũng như tạo ra không gian thoải mái để sinh sống và làm việc.

Kiến nghị

Sau khi tính toán kiểm tra hệ thống điều hòa không khí và thông gió của khách sạn Wyndham Garden Hà Nội thì nhóm xin phép đưa ra một số đề xuất như sau:

- Giảm kích thước ống gió ở một số vị trí trên các tuyến ống gió như đã trình bày để đảm bảo vận tốc gió đi trong ống đúng với vận tốc được khuyên dùng

- Khoảng cách lắp đặt giữa miệng gió cấp và miệng gió hồi không quá gần nhau

- Ở một vài tầng, chẳng hạn như tầng 6 và tầng 7 việc đặt miệng gió chưa phù hợp, ở khu vực sảnh đón tiếp nên bố trí thêm miệng gió gần khu vực hành lang

- Việc thể hiện lưu lượng gió tươi cho các khu vực chưa được thể hiện rõ ràng trên bản vẽ

[1] Nguyễn Đức Lợi: Giáo trình thiết kế Điều hòa không khí NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội 2005

[2] Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5687 – 2010 Thông gió – Điều hòa không khí – Tiêu chuẩn thiết kế

[3] Quy chuẩn Việt Nam QCVN 02 – 2009/BXD Số liệu, điều kiện tự nhiên dùng trong xây dựng

[4] Quy chuẩn Việt Nam QCVN 06 – 2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình

[5] Ashrae Standard 62.1 – 2013 Ventilation for Acceptable Indoor Air Quality

[12] Lê Chí Hiệp, Giáo trình điều hòa không khí, NXB Đại học quốc gia Tp Hồ Chí Minh – 2011

Thống kê diện tích và chiều cao các khu vực công trình:

Tầng Tên phòng/khu vực Diện tích

Tầng hầm Phòng ăn 36,1 3250

Trung tâm điều khiển hỏa lực 17,5 3250

Văn phòng khách sạn 56,9 3250

Sảnh thông với tầng 2 118,5 7700

Trung tâm café – tài liệu 36,2 2650

Phòng tổng giám đốc 40,3 2650

Phòng kế toán tài chính 23,7 2650 Phòng giám đốc bộ phận tài chính 22,8 2650

Tầng 6 Phòng gym 78,1 3100

Phòng massage (giường đôi) 12.1 2650

Phòng massage (giường đơn) 1 8.3 2650

Phòng massage (giường đơn) 2 8.2 2650

Phòng massage (giường đơn) 3 9.2 2650

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 43,6 2650

Tầng 14-18 Phòng ngủ đôi 14-18-1 43,9 2650

Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 47 2650

Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 45,9 2650

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 116,3 2650

Văn phòng chủ tịch 61,6 2650

Tầng 20 Tầng mái

Thống kê nhiệt hiện truyền qua kính:

Tên phòng/Khu vực Hướng kính

Trung tâm điều khiển hỏa lực 0

Văn phòng khách sạn Tây Bắc 229,5 0,61 24,9 2126,4 2126,4 Phòng giám đốc Tây Bắc 229,5 0,61 14,28 1219,5 1219,5

Sảnh chờ Đông Nam 141,4 0,71 39,06 2392,0 2392,0

Sảnh thông tầng 2 Đông Nam 141,4 0,71 131,9 8077,6

Khu nhà hàng 1 Đông Nam 141,4 0,64 30,24 1669,3

Phòng Vip 1 Đông Bắc 229,5 0,58 18,9 1534,6

Sảnh thang máy Đông Nam 141,4 0,71 8,82 540,1 540,1

Khu nhà hàng 2 Đông Nam 141,4 0,64 109,0 6017,1

Phòng Vip 2 Đông Bắc 229,5 0,58 22,68 1841,5

Sảnh thang máy Đông Nam 141,4 0,71 8,82 540,1 540,1

Sảnh Đông Nam 141,4 0,64 133,6 7375,1 8979,5 Đông Bắc 229,5 0.58 19,76 1604,4

Văn phòng Đông Nam 141,4 0,64 61,05 3370,1

Khu vực tiếp đón Đông Nam 141,4 0,64 24,42 1348,1 1348,1 Trung tâm café – tài liệu Tây Bắc 229,5 0,61 11,22 958,2 958,2

Sảnh thang máy Đông Nam 141,4 0,71 6,93 424,4 424,4 Phòng tổng giám đốc Đông Bắc 229,5 0,58 20,7 1680,8

Phòng kế toán tài chính Tây Bắc 229,5 0,61 11,22 958,2 958,2 Phòng giám đốc tài chính Tây Bắc 229,5 0,61 11,22 958,2 958,2

Kho vật liệu Tây Bắc 229,5 0,61 7,59 648,2 648,2

Phòng gym Đông Nam 141,4 0,71 34,98 2142,2 2142,2

Sảnh tiếp đón Đông Nam 141,4 0,71 6,93 424,4 424,4

Phòng massage (giường đôi) Tây Bắc 229,5 0,61 4,62 394,5 394,5 Phòng massage (giường đơn) 1 Tây Bắc 229,5 0,61 2,97 253,6 253,6 Phòng massage (giường đơn) 2 Tây Bắc 229,5 0,61 4,62 394,5 394,5 Phòng massage (giường đơn) 3 Tây Bắc 229,5 0,61 8,58 732,7 732,7

Phòng nail Đông Nam 141,4 0,64 24,42 1348,1 1348,1 Sảnh tiếp đón Đông Nam 141,4 0,71 6,93 424,4 424,4

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật Tây Bắc 229,5 0,61 26,7 2280,1 2280,1 Phòng ngủ đơn 8-1 Tây Bắc 229,5 0,61 16,32 1393,7 1393,7 Phòng ngủ đơn 8-2 Tây Bắc 229,5 0,61 12,92 1103,3 1103,3

Phòng ngủ đơn 8-3 Tây Bắc 229,5 0,61 14,62 1248,5

Phòng ngủ đơn 8-4,5,6,7,8 Đông Nam 141,4 0,64 12,24 675,7 675,7 Phòng ngủ đơn 8-9 Đông Nam 141,4 0,64 12,24 675,7

Sảnh thang máy Đông Nam 141,4 0,71 7,14 437,3 437,3

Hành lang Đông Bắc 229,5 0,33 5,44 251,3 251,3

Phòng ngủ đơn 9-1 Tây Bắc 229,5 0,61 12,92 1103,3 1103,3 Phòng ngủ đơn 9-2 Tây Bắc 229,5 0,61 12,92 1103,3 1103,3 Phòng ngủ đơn 9-3 Tây Bắc 229,5 0,61 16,32 1393,7 1393,7 Phòng ngủ đơn 9-4 Tây Bắc 229,5 0,61 12,92 1103,3 1103,3

Phòng ngủ đơn 9-5 Tây Bắc 229,5 0,61 14,62 1248,5

Phòng ngủ đơn 9-6,7,8,9,10 Đông Nam 141,4 0,64 12,24 675,7 675,7 Phòng ngủ đơn 9-11 Đông Nam 141,4 0,64 12,24 675,7

Sảnh thang máy Đông Nam 141,4 0,71 7,14 437,3 437,3

Hành lang Đông Bắc 229,5 0,33 5,44 251,3 251,3

Phòng ngủ đơn 10-13-1 Tây Bắc 229,5 0,61 12,92 1103,3 1103,3 Phòng ngủ đơn 10-13-2 Tây Bắc 229,5 0,61 12,92 1103,3 1103,3 Phòng ngủ đơn 10-13-3 Tây Bắc 229,5 0,61 16,32 1393,7 1393,7 Phòng ngủ đơn 10-13-4 Tây Bắc 229,5 0,61 12,92 1103,3 1103,3

Phòng ngủ đơn 10-13-5 Tây Bắc 229,5 0,61 14,62 1248,5

Phòng ngủ đơn 10-13-6,7,8,9,10 Đông Nam 141,4 0,64 12,24 675,7 675,7

Phòng ngủ đơn 10-13-11 Đông Nam 141,4 0,64 12,24 675,7

Sảnh thang máy Đông Nam 141,4 0,71 7,14 437,3 437,3

Hành lang Đông Bắc 229,5 0,33 5,44 251,3 251,3

Phòng ngủ đôi 13-18-1 Tây Bắc 229,5 0,61 26,52 2264,7 2264,7 Phòng ngủ đơn 13-18-1 Tây Bắc 229,5 0,61 16,32 1393,7 1393,7

Phòng ngủ cao cấp 13-18-1 Tây Bắc 229,5 0,61 28,22 2409,9

Phòng ngủ đôi 13-18-2 Đông Nam 141,4 0,64 25,16 1388,9 1388,9 Phòng ngủ đôi 13-18-3 Đông Nam 141,4 0,64 25,16 1388,9 1388,9 Phòng ngủ cao cấp 13-18-2 Đông Nam 141,4 0,64 26,18 1445,2

Sảnh thang máy Đông Nam 141,4 0,71 7,14 437,3 437,3

Hành lang Đông Bắc 229,5 0,33 5,44 251,3 251,3

Phòng ngủ Master Tây Bắc 229,5 0,61 27,2 2322,8

Phòng ngủ 2 Tây Bắc 229,5 0,61 17 1451,7 1451,7

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt Đông Nam 141,4 0,64 53,38 2946,7

Phòng khách Đông Nam 141,4 0,64 25,16 1388,9 1388,9 Văn phòng chủ tịch Tây Bắc 229,5 0,61 33,32 2845,4 2845,4 Sảnh thang máy Đông Nam 141,4 0,71 7,14 437,3 437,3

Thống kê nhiệt hiện qua trần:

Tầng Tên phòng/Khu vực k Δt F Q 21

Trung tâm điều khiển hỏa lực 2,15 6,4 17,5 240,8 Văn phòng khách sạn 2,15 6,4 56,9 782,9

Sảnh thông với tầng 2 0

Trung tâm café – tài liệu 2,15 6,4 36,2 498,1

Phòng tổng giám đốc 2,15 6,4 40,3 554,5 Phòng kế toán tài chính 2,15 6,4 23,7 326,1 Phòng giám đốc tài chính 2,15 6,4 22,8 313,7

Tầng 6 Phòng Gym 2,15 6,4 78,1 1074,6

Phòng massage (giường đôi) 2,15 6,4 12,1 166,5 Phòng massage (giường đơn) 1 2,15 6,4 8,3 114,2 Phòng massage (giường đơn) 2 2,15 6,4 8,2 112,8

Phòng massage (giường đơn) 3 2,15 6,4 9,2 126,6

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 2,15 6,4 116,3 1600,3

Văn phòng chủ tịch 2,15 6,4 61,6 847,6

Thống kê nhiệt hiện truyền qua vách:

Tầng Tên phòng/Khu vực Q 22t Q 22c Q 22k Q 22

Tầng hầm Phòng ăn 706.1 76.4 0 782.5

Trung tâm điều khiển hỏa lưc 565.4 50.9 0 616.3

Văn phòng khách sạn 470.3 34.0 0 504.2

Sảnh thông với tầng 2 0 0 0 0

Trung tâm café – tài liệu 0 51 0 51

Phòng tổng giám đốc 215.7 0 0 215.7

Phòng kế toán tài chính 0 0 0 0

Phòng giám đốc bộ phận tài chính 0 0 0 0

Tầng 6 Phòng gym 982.4 0 0 982.4

Phòng massage (giường đôi) 351.6 0 0 351.6

Phòng massage (giường đơn) 1 198.3 0 0 198.3

Phòng massage (giường đơn) 2 84.5 0 0 84.5

Phòng massage (giường đơn) 3 231.2 0 0 231.2

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 672.1 50.9 188.5 911.5

Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 413.3 50.9 0 464.2

Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 289.2 50.9 0 340.1

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 683.6 25.5 0 709.1

Văn phòng chủ tịch 227.2 25.5 0 252.7

Thống kê nhiệt hiện truyền qua nền:

Tầng Tên phòng/khu vực Diện tích k ∆t Q 23

Tầng hầm Phòng ăn 36,1 2,15 12,8 993,5

Trung tâm điều khiển hỏa lực 17,5 2,78 6,4 311,4

Văn phòng khách sạn 56,9 2,78 6,4 1012,4

Sảnh thông với tầng 2 118,5 2,78 6,4 2108,4

Trung tâm café – tài liệu 36,2 2,78 6,4 644,1

Phòng tổng giám đốc 40,3 2,78 6,4 717

Phòng kế toán tài chính 23,7 2,78 6,4 421,7 Phòng giám đốc tài chính 22,8 2,78 6,4 405,7

Tầng 6 Phòng gym 78,1 2,78 6,4 1389,6

Phòng massage (giường đôi) 12,1 2,78 6,4 215,3 Phòng massage (giường đơn) 1 8,3 2,78 6,4 147,7 Phòng massage (giường đơn) 2 8,2 2,78 6,4 145,9 Phòng massage (giường đơn) 3 9,2 2,78 6,4 163,7

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 43,6 2,78 6,4 775,7

Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 47 2,78 6,4 836,2

Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 45,9 2,78 6,4 816,7

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 116,3 2,78 6,4 2069,2

Văn phòng chủ tịch 61,6 2,78 6,4 1096

Thống kê nhiệt hiện do đèn chiếu sáng:

Tầng Tên phòng/khu vực Diện tích Q 31

Tầng hầm Phòng ăn 36,1 235,7

Trung tâm điều khiển hỏa lực 17,5 114,3

Văn phòng khách sạn 56,9 371,6

Sảnh thông với tầng 2 118,5 773,8

Trung tâm café – tài liệu 36,2 236,4

Phòng tổng giám đốc 40,3 263,2

Phòng kế toán tài chính 23,7 154,8 Phòng giám đốc bộ phận tài chính 22,8 148,9

Tầng 6 Phòng gym 78,1 510

Phòng massage (giường đôi) 12,1 79

Phòng massage (giường đơn) 1 8,3 54,2

Phòng massage (giường đơn) 2 8,2 53,5

Phòng massage (giường đơn) 3 9,2 60,1

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 43,6 284,7

Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 47,0 306,9

Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 45,9 299,7

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 116,3 759,4

Văn phòng chủ tịch 61,6 402,2

Thống kê nhiệt hiện do máy móc thiết bị tỏa ra:

Tầng Tên phòng/khu vực Diện tích Q 32

Tầng hầm Phòng ăn 36,1 390

Trung tâm điều khiển hỏa lực 17,5 189

Văn phòng khách sạn 56,9 615

Sảnh thông với tầng 2 118,5 0

Trung tâm café – tài liệu 36,2 2340

Phòng tổng giám đốc 40,3 435

Phòng kế toán tài chính 23,7 256

Phòng giám đốc bộ phận tài chính 22,8 246

Tầng 6 Phòng gym 78,1 600

Phòng massage (giường đôi) 12,1 131

Phòng massage (giường đơn) 1 8,3 90

Phòng massage (giường đơn) 2 8,2 90

Phòng massage (giường đơn) 3 9,2 95

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 43,6 550

Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 47 550

Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 45,9 550

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 116,3 177

Văn phòng chủ tịch 61,6 665

Thống kê nhiệt ẩn, hiện do người tỏa ra:

Tên phòng/Khu vực

Trung tâm điều khiển hỏa lực 17,5 5 1 75 55 67,5 55 122,5

Văn phòng khách sạn 56,9 10 5 70 45 315 225 540

Sảnh thông với tầng 2 118,5 10 12 75 55 810 660 1470

Trung tâm café – tài liệu 36,2 10 3 75 55 202,5 165 367,5

Phòng tổng giám đốc 40,3 5 2 70 45 126 90 216

Phòng kế toán tài chính 23,7 5 1 70 45 63 45 108

Phòng giám đốc tài chính 22,8 5 1 70 45 63 45 108

Phòng massage (giường đôi) 12,1 25 3 70 45 189 135 324

Phòng massage (giường đơn) 1 8,3 25 2 70 45 126 90 216

Phòng massage (giường đơn) 2 8,2 25 2 70 45 126 90 216

Phòng massage (giường đơn) 3 9,2 25 2 70 45 126 90 216

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 43,6 10 4 70 45 252 180 432

Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 47 10 5 70 45 315 225 540

Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 45,9 10 5 70 45 315 225 540

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 116,3 10 12 80 80 864 960 1824

Văn phòng chủ tịch 61,6 5 3 75 55 202,5 165 367,5

Thống kê nhiệt ẩn, hiện do gió tươi mang vào:

Tên phòng/Khu vực

Mật độ gió tươi Q hN Q aN Q N

Trung tâm điều khiển hỏa lực 1 2,5 38,4 80 118,4

Văn phòng khách sạn 5 2,5 192 399,8 591,8

Sảnh thông với tầng 2 12 2,5 460,8 959,4 1420,2

Trung tâm café – tài liệu 3 2,5 115,2 239,9 355,1

Phòng tổng giám đốc 2 2,5 76,8 159,9 236,7

Phòng kế toán tài chính 1 2,5 38,4 80 118,4

Phòng giám đốc bộ phận tài chính 1 2,5 38,4 80 118,4

Phòng massage (giường đôi) 3 10 72 878,4 950,4

Phòng massage (giường đơn) 1 2 10 48 585,6 633,6

Phòng massage (giường đơn) 2 2 10 48 585,6 633,6

Phòng massage (giường đơn) 3 2 10 48 585,6 633,6

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 4 2,5 24 292,8 316,8

Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 5 2,5 30 366 396

Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 5 2,5 30 366 396

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 12 2,5 72 878,4 950,4

Văn phòng chủ tịch 3 2,5 18 219,6 237,6

Thống kê nhiệt ẩn, hiện do gió lọt mang vào:

Tên phòng/khu vực

Trung tâm điều khiển hỏa lực 17,5 3,25 56,9 0,7 198,8 356,7 555,5 Văn phòng khách sạn 56,9 3,25 184,9 0,7 646,1 1159 1805,1 Phòng giám đốc 20,1 3,25 65,3 0,7 228,2 409,3 637,5 Sảnh chờ 88,4 3,25 287,3 0,7 1003,9 1800,8 2804,7 Business Center 18,8 3,25 61,1 0,7 213,5 383,0 596,5 Khu vực đón tiếp 78,1 3,25 253,8 0,7 886,9 1590,8 2477,7

Sảnh thông với tầng 2 118,5 7,7 912,5 0,56 2550,9 4575,7 7126,6

Văn phòng 250 2,65 662,5 0,58 1918,2 3440,7 5358,9 Khu vực đón tiếp 52,3 2,65 138,6 0,7 484,3 868,8 1353,1 Trung tâm café – tài liệu 36,2 2,65 95,9 0,7 335,1 601,1 936,2

Phòng họp 57,7 2,65 152,9 0,7 534,3 958,4 1492,7 Sảnh thang máy 45,7 2,5 114,3 0,7 399,4 716,4 1115,8 Phòng tổng giám đốc 40,3 2,65 106,8 0,7 373,2 669,4 1042,6 Phòng kế toán tài chính 23,7 2,65 62,8 0,7 219,4 393,6 613 Phòng giám đốc bộ tài chính 22,8 2,65 60,4 0,7 211,1 378,6 589,7

Kho vật liệu 15,5 2,65 41,1 0,7 143,6 257,6 401,2 Driving prevention 10,1 2,65 26,8 0,7 93,6 168 261,6

Phòng massage (giường đôi) 12,1 2,65 32,1 0,7 112,2 201,2 313,4 Phòng massage (giường đơn) 1 8,3 2,65 22 0,7 76,9 137,9 214,8 Phòng massage (giường đơn) 2 8,2 2,65 21,7 0,7 75,8 136 211,8 Phòng massage (giường đơn) 3 9,2 2,65 24,4 0,7 85,3 152,9 238,2

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 43,6 2,65 115,5 0,7 403,6 724 1127,6 Phòng ngủ đơn 8-1 26,2 2,65 69,4 0,7 242,5 435 677,5 Phòng ngủ đơn 8-2 21,7 2,65 57,5 0,7 200,9 360,4 561,3 Phòng ngủ đơn 8-3 25,7 2,65 68,1 0,7 238 426,9 664,9 Phòng ngủ đơn 8-4,5,6,7,8 22 2,65 58,3 0,7 203,7 365,4 569,1 Phòng ngủ đơn 8-9 24,6 2,65 65,2 0,7 227,8 408,7 636,5 Sảnh thang máy 51,7 2,65 137 0,7 478,7 858,7 1337,4

Phòng ngủ đơn 9-1 21,7 2,65 57,5 0,7 200,9 360,4 561,3 Phòng ngủ đơn 9-2 22,2 2,65 58,8 0,7 205,5 368,6 574,1 Phòng ngủ đơn 9-3 26,2 2,65 69,4 0,7 242,5 435 677,5 Phòng ngủ đơn 9-4 21,7 2,65 57,5 0,7 200,9 360,4 561,3 Phòng ngủ đơn 9-5 25,7 2,65 68,1 0,7 238 426,9 664,9 Phòng ngủ đơn 9-6,7,8,9,10 22 2,65 58,3 0,7 203,7 365,4 569,1 Phòng ngủ đơn 9-11 24,6 2,65 65,2 0,7 227,8 408,7 636,5

Phòng ngủ đơn 10-13-1 21,7 2,65 57,5 0,7 200,9 360,4 561,3 Phòng ngủ đơn 10-13-2 22,2 2,65 58,8 0,7 205,5 368,6 574,1 Phòng ngủ đơn 10-13-3 26,2 2,65 69,4 0,7 242,5 435 677,5 Phòng ngủ đơn 10-13-4 21,7 2,65 57,5 0,7 200,9 360,4 561,3 Phòng ngủ đơn 10-13-5 25,7 2,65 68,1 0,7 238 426,9 664,9 Phòng ngủ đơn 10-13-6,7,8,9,10 22 2,65 58,3 0,7 203,7 365,4 569,1 Phòng ngủ đơn 10-13-11 24,6 2,65 65,2 0,7 227,8 408,7 636,5 Sảnh thang máy 51,7 2,65 137 0,7 478,7 858,7 1337,4

Phòng ngủ đôi 14-18-1 43,9 2,65 116,3 0,7 406,4 729 1135,4 Phòng ngủ đơn 14-18-1 26,2 2,65 69,4 0,7 242,5 435 677,5 Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 47 2,65 124,6 0,7 435,4 781 1216,4 Phòng ngủ đôi 14-18-2 44 2,65 116,6 0,7 407,4 730,9 1138,3 Phòng ngủ đôi 14-18-3 44 2,65 116,6 0,7 407,4 730,9 1138,3 Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 45,9 2,65 121,6 0,7 424,9 762,2 1187,1 Sảnh thang máy 51,7 2,65 137 0,7 478,7 858,7 1337,4

Phòng ngủ Master 57,5 2,65 152,4 0,7 532,5 955,3 1487,8 Phòng ngủ 2 28,9 2,65 76,6 0,7 267,7 480,1 747,8 Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 116,3 2,65 308,2 0,7 1077 1931,8 3008,8 Phòng khách 61,7 2,65 163,5 0,7 571,3 1024,8 1596,1 Văn phòng chủ tịch 61,6 2,65 163,2 0,7 570,3 1023 1593,3 Sảnh thang máy 41,3 2,65 109,4 0,7 382,3 685,7 1068

Bảng tải nhiệt của công trình theo khu vực:

Tên phòng/Khu vực Q 11

Trung tâm điều khiển hỏa lực 0 0,2 0,6 0,3 0,1 0,2 0,1 0,1 0,6 2,3

Văn phòng khách sạn 2,1 0,8 0,5 1 0,4 0,6 0,5 0,6 1,8 8,3 Phòng giám đốc 1,2 0,3 0,6 0,4 0,1 0,2 0,1 0,1 0,6 3,7

Sảnh thông với tầng 2 11 0 0 2,1 0,8 0 1,5 1,4 7,1 23,9

Trung tâm café – tài liệu 1 0,5 0,1 0,6 0,2 2,3 0,4 0,4 0,9 6,4

Phòng tổng giám đốc 2,8 0,6 0,2 0,7 0,3 0,4 0,2 0,2 1 6,5 Phòng kế toán tài chính 1 0,3 0 0,4 0,2 0,3 0,1 0,1 0,6 3 Phòng giám đốc tài chính 1 0,3 0 0,4 0,1 0,2 0,1 0,1 0,6 2,9

Massage (giường đơn) 1 0,3 0,1 0,2 0,1 0,1 0,1 0,2 0,6 0,2 1,9 Massage (giường đơn) 2 0,4 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,2 0,6 0,2 1,9 Massage (giường đơn) 3 0,7 0,1 0,2 0,2 0,1 0,1 0,2 0,6 0,2 2,5

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 2,3 0 0,9 0,8 0,3 0,6 0,4 0,3 1,1 6,7

Phòng ngủ đơn 10-13-1 1,1 0 0,5 0,4 0,1 0,4 0,2 0,2 0,6 3,4 Phòng ngủ đơn 10-13-2 1,1 0 0,5 0,4 0,1 0,4 0,2 0,2 0,6 3,4 Phòng ngủ đơn 10-13-3 1,4 0 0,4 0,5 0,2 0,4 0,3 0,2 0,7 4 Phòng ngủ đơn 10-13-4 1,1 0 0,2 0,4 0,1 0,4 0,2 0,2 0,6 3,1 Phòng ngủ đơn 10-13-5 2,6 0 0,4 0,5 0,2 0,4 0,3 0,2 0,7 5,2 Phòng ngủ đơn 10-13-

Phòng ngủ đôi 14-18-1 2,3 0 0,9 0,8 0,3 0,6 0,4 0,3 1,1 6,7 Phòng ngủ đơn 14-18-1 1,4 0 0,4 0,5 0,2 0,4 0,3 0,2 0,7 4 Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 3,7 0 0,5 0,8 0,3 0,6 0,5 0,4 1,2 8 Phòng ngủ đôi 14-18-2 1,4 0 0,5 0,8 0,3 0,6 0,4 0,3 1,1 5,4 Phòng ngủ đôi 14-18-3 1,4 0 0,5 0,8 0,3 0,6 0,4 0,3 1,1 5,4 Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 2,4 0 0,3 0,8 0,3 0,6 0,5 0,4 1,2 6,6

Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 4,7 1,6 0,7 2,1 0,8 0,2 1,8 1 3 15,8

Văn phòng chủ tịch 2,8 0,8 0,3 1,1 0,4 0,7 0,4 0,2 1,6 8,3

Thống kê năng suất lạnh được tính bằng phương pháp tính tay:

Tên phòng/Khu vực ε hf ε t ε hef t S L I 1 I 2 Q 0

(℃) (L/s) (kJ/kg) (kJ/kg) (kW)

Phòng ăn 0,68 0,51 0,65 12,57 326,9 67,3 38,63 11,2 Phòng (BOH) 0,73 0,52 0,69 13,71 476 67,5 41,29 15

Trung tâm điều khiển hỏa lực 0,97 0,78 0,94 16,4 168,3 56,1 46,85 1,9 Văn phòng khách sạn 0,96 0,79 0,94 16,4 625,7 56,3 46,87 7,1 Phòng giám đốc 0,98 0,85 0,97 16,55 318,9 55,8 47,21 3,3 Sảnh chờ 0,78 0,59 0,75 14,83 812,1 61 43,35 17,2 Business Center 0,95 0,76 0,92 16,25 183 56,6 46,51 2,2 Khu vực tiếp đón 0,78 0,58 0,75 14,83 434,7 60,9 43,34 9,2 Quầy bar 0,65 0,48 0,62 11,5 609 72,2 36,73 25,9 Sảnh thông với tầng 2 0,96 0,74 0,93 16,3 1594,5 56,3 46,61 45,1

Khu nhà hàng 1 0,66 0,5 0,64 12,3 2004,7 68,2 38,1 72,4 Phòng Vip 1 0,79 0,62 0,77 15,1 474,6 60,7 43,99 9,5 Sảnh thang máy 0,93 0,72 0,9 16,2 229,1 56,8 46,4 2,9 Hành lang 0,94 0,74 0,91 16,2 90,3 56,6 46,38 1,1

Khu nhà hàng 2 0,68 0,52 0,65 12,57 3348,6 67,1 38,61 114,5 Phòng Vip 2 0,8 0,63 0,77 15,1 546,6 60,6 43,98 10,9 Sảnh thang máy 0,93 0,72 0,9 16,2 232,3 56,8 46,4 2,9 Hành lang 0,94 0,74 0,91 16,2 90,3 56,6 46,38 1,1

Phòng hát 0,74 0,49 0,68 13,5 3456,3 73,8 41,43 134,3 Sảnh 0,71 0,55 0,68 13,5 2443,4 64,7 40,52 70,9 Hành lang 0,94 0,74 0,91 16,2 90,3 56,6 46,38 1,1

Văn phòng 0,95 0,78 0,93 16,3 2246,6 56,6 46,64 26,9 Khu vực tiếp đón 0,82 0,63 0,79 15,3 392,3 59,6 44,38 7,2 Trung tâm café – tài liệu 0,97 0,84 0,95 16,4 535,7 56,1 46,85 5,9

Phòng họp 0,8 0,59 0,76 15 470,2 61,5 43,82 10 Sảnh thang máy 0,92 0,72 0,89 16,1 316,8 57,1 46,17 4,2 Phòng tổng giám đốc 0,98 0,86 0,97 16,55 562,8 55,9 47,22 5,9 Phòng kế toán tài chính 0,98 0,82 0,96 16,5 240,3 55,9 47,1 2,5 Phòng giám đốc tài chính 0,98 0,83 0,96 16,5 235,3 55,9 47,1 2,5

Kho vật liệu 0,97 0,82 0,95 16,4 179,3 56,1 46,85 2 Driving prevention 0,96 0,82 0,95 16,4 131,2 56,3 46,87 1,5

Phòng gym 0,83 0,66 0,81 15,5 760,7 58,2 44,75 12,3 Sảnh tiếp đón 0,82 0,63 0,79 15,3 250,8 59,5 44,37 4,6

Phòng massage (giường đôi) 0,92 0,58 0,86 16 159 60,7 46,27 2,8 Phòng massage (giường đơn) 1 0,92 0,58 0,86 16 102,5 60,9 46,29 1,8 Phòng massage (giường đơn) 2 0,92 0,58 0,86 16 104,9 60,7 46,27 1,8 Phòng massage (giường đơn) 3 0,94 0,67 0,9 16,2 162,9 58,9 46,61 2,4

Phòng nail 0,94 0,64 0,89 16,1 278,1 59,5 46,41 4,4 Sảnh tiếp đón 0,86 0,67 0,84 15,8 451,1 57,5 45,44 6,5

Phòng ngủ đôi cho người tàn tật 0,97 0,82 0,95 16,45 552 56 46,97 6 Phòng ngủ đơn 8-1 0,96 0,8 0,94 16,4 324,4 56,1 46,85 3,6 Phòng ngủ đơn 8-2 0,96 0,81 0,94 16,4 251 56 46,84 2,8 Phòng ngủ đơn 8-3 0,97 0,85 0,95 16,45 450,3 56 46,97 4,9 Phòng ngủ đơn 8-4,5,6,7,8 0,95 0,78 0,93 16,3 203,4 56,2 46,6 2,3 Phòng ngủ đơn 8-9 0,98 0,87 0,96 16,5 433,4 55,8 47,09 4,5 Sảnh thang máy 0,81 0,56 0,77 15,1 358,6 60,2 43,94 7

Phòng ngủ đơn 9-1 0,97 0,82 0,95 16,45 280,7 56 46,97 3 Phòng ngủ đơn 9-2 0,97 0,82 0,95 16,45 282 56 46,97 3,1 Phòng ngủ đơn 9-3 0,96 0,8 0,94 16,4 324,4 56,1 46,85 3,6 Phòng ngủ đơn 9-4 0,96 0,81 0,94 16,4 251 56 46,84 2,8 Phòng ngủ đơn 9-5 0,97 0,85 0,95 16,45 450,3 56 46,97 4,9 Phòng ngủ đơn 9-6,7,8,9,10 0,95 0,78 0,93 16,3 203,4 56,2 46,6 2,3 Phòng ngủ đơn 9-11 0,98 0,87 0,96 16,5 433,4 55,8 47,09 4,5

Phòng ngủ đơn 10-13-1 0,97 0,82 0,95 16,45 280,7 56 46,97 3 Phòng ngủ đơn 10-13-2 0,97 0,82 0,95 16,45 282 56 46,97 3,1 Phòng ngủ đơn 10-13-3 0,96 0,8 0,94 16,4 324,4 56,1 46,85 3,6 Phòng ngủ đơn 10-13-4 0,96 0,81 0,94 16,4 251 56 46,84 2,8 Phòng ngủ đơn 10-13-5 0,97 0,85 0,95 16,45 450,3 56 46,97 4,9 Phòng ngủ đơn 10-13-

6,7,8,9,10 0,95 0,78 0,93 16,3 203,4 56,2 46,6 2,3 Phòng ngủ đơn 10-13-11 0,98 0,87 0,96 16,5 433,4 55,8 47,09 4,5 Sảnh thang máy 0,81 0,56 0,77 15,1 358,6 60,2 43,94 7

Phòng ngủ đôi 14-18-1 0,97 0,82 0,95 16,45 551,1 56 46,97 6 Phòng ngủ đơn 14-18-1 0,96 0,8 0,94 16,4 324,4 56,1 46,85 3,6 Phòng ngủ cao cấp 14-18-1 0,96 0,83 0,95 16,45 674,3 56 46,97 7,3 Phòng ngủ đôi 14-18-2 0,95 0,78 0,93 16,3 405,7 56,2 46,6 4,7 Phòng ngủ đôi 14-18-3 0,95 0,78 0,93 16,3 405,7 56,2 46,6 4,7 Phòng ngủ cao cấp 14-18-2 0,95 0,79 0,93 16,3 511,5 56,2 46,6 5,9 Sảnh thang máy 0,81 0,56 0,77 15,1 358,6 60,2 43,94 7

Phòng ngủ Master 0,96 0,82 0,95 16,45 780,5 56 46,97 8,5 Phòng ngủ 2 0,96 0,82 0,94 16,4 377,2 56 46,84 4,1 Phòng ăn, bếp, sinh hoạt 0,92 0,76 0,9 16,2 1161,1 56,2 46,34 13,7 Phòng khách 0,94 0,75 0,91 16,2 519,4 56,3 46,35 6,2 Văn phòng chủ tịch 0,97 0,83 0,96 16,5 693,9 55,8 47,09 7,3 Sảnh thang máy 0,83 0,58 0,79 15,3 311,9 59,5 44,37 5,7 Hành lang 0,79 0,53 0,75 14,83 96,3 60,9 43,34 2

Sử dụng phần mềm Heatload để tính tải lạnh:

Bước 1: Cài đặt Project Outline

Sau khi mở giao diện Heatload lên ta chọn mục 1 Project Outline để cài đặt các thông số chung cho công trình

Hình 1: Giao diện chính phần mềm Heatload

Hình 2: Giao diện của Project Outline

Trong phần Project Outline ta có thể cài đặt tên, địa chỉ và các thông số của công trình Tại bước này ta nhập các thông số:

Tên dự án: Khach san Wyndham Garden Ha Noi Địa chỉ: Ha Noi

Loại tường bên ngoài: Loại bê thông bình thường (normal concrete)

Hình 3: Cài đặt tên cho dự án

Có các loại tường bên ngoài ta có thể chọn để tính toán (outer wall assemblies), ở đây nhóm chọn loại bê tông bình thường (normal concrete), ngoài ra Heatload còn có các loại dán tường bên ngoài như tấm tường bê tông nhẹ Panel ALC (ALC plate), tường kim loại (metallic curtain wall), tường bằng gỗ (wooden construction)

Sau khi đặt tên cho dự án ta có thể cài đặt một số thông số chung cho công trình về thời tiết, hệ số truyền nhiệt, nhiệt độ và độ ẩm tại Design Data

Hình 4: Cài đặt thông số chung cho dự án

Hình 5: Dữ liệu thời tiết tại Hà Nội

Ta đã cài đặt dự án ở Hà Nội, vì vậy tại Weather Data thể hiện giá trị CDB (Celcius Dry Buld: nhiệt độ bầu khô), %RH (Relative humidity): phần trăm lượng hơi nước có trong không khí) từ 1h đến 24h của mùa hè và mùa đông Dự án Khách sạn tại Hà Nội, nhóm chúng em chỉ xét điều hòa không khí, không xét tới hệ thống sưởi ấm nên ta quan tâm đến thông số mùa hè

Hình 6: Dữ liệu hệ số truyền nhiệt của dự án

Tại mục nhiệt hiện truyền qua vách ta tính được:

Hệ số truyền nhiệt qua tường gạch dày 0,2m tiếp xúc trực tiếp với không khí bên ngoài là kt = 2,34 (W/m 2 K)

Hệ số truyền nhiệt qua tường gạch dày 0,3m tiếp xúc gián tiếp với không khí bên ngoài là kt = 2,13 (W/m 2 K)

Vì vậy, ta nhập Outer Wall là 2,34 và Inter Wall là 2,13

Hình 7: Dữ liệu nhiệt độ và độ ẩm của dự án

Ta nhập nhiệt độ mùa hè của dự án là 25 và độ ẩm là 60 dựa theo thông số trong phần tính toán lý thuyết

Bước 2: Cài đặt Room Data

Tính ví dụ cho phòng ngủ đơn khách sạn 9-6:

Trong giao diện chính của Heatload, sau khi hoàn thành bước 1 thì ở mục 2 Room Data ta có thể thêm phòng muốn tính tải bằng cách click vào “Add”, sau đó phần mềm sẽ hiển thị giao diện chính của phòng muốn cài đặt

Hình 8: Giao diện chính Room Data

Tại đây ta nhập các thông số sau:

- Tên phòng (Room Name): phong ngu don 9-6

- Loại phòng (Usage of Room): Khách sạn (hotel)

- Hệ thống thông gió (Ventilation System): Thông gió bằng quạt cưỡng bức (Vent Fan)

- Trần La – phông (Ceiling Board): Có trần (Avail)

- Diện tích sàn (Floor Area): 22m 2

- Chiều cao từ sàn đến trần laphong (Ceiling Height): 2,65m

- Không gian bên trên không điều hòa (Roof & Non – Cond Ceiling Area) o Phòng trên không điều hòa (Upper Room): 0 o Mái bằng (Flat Roof): 0 o Mái nghiêng (Inclined Roof): 0 o Kính (Glass): 0

(Vì không gian bên trên phòng này là phòng ngủ khách sạn tầng 10 có điều hòa nên các mục này đều nhập bằng 0)

Ngày đăng: 03/04/2024, 09:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w