Cuốn “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường xuất bản năm 1995 [26], đã phân tích quá trình hình thành và phát triển đô thị; xác định những đặc trưng chung của quá trình ĐTH cùng các nhân
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
LÊ TỐ UYÊN
NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA
THÀNH PHỐ THANH HÓA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC ĐỊA LÍ
THANH HÓA, NĂM 2023
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND TỈNH THANH HÓA
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Văn Trưởng
THANH HÓA, NĂM 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn “Nghiên cứu quá trình đô thị hóa thành
phố Thanh Hóa” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng cá nhân
tôi Các số liệu, kết quả tìm hiểu, phân tích và nghiên cứu trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng
Tác giả luận văn
Lê Tố Uyên
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình học tập và hoàn thành đề tài luận văn “Nghiên cứu quá
trình đô thị hóa thành phố Thanh Hóa” tôi đã nhận được sự quan tâm giúp đỡ tận tình, đóng góp quý báu của nhiều tập thể và cá nhân
Trước tiên, tôi bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS Lê Văn Trưởng đã truyền cho tôi những cảm hứng và tri thức Địa lí trong 02 năm học Cao học, đã tận tình hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện đề tài luận văn
Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu, phòng Quản lý Đào tạo Sau đại học, các cô thầy thuộc Bộ môn Địa lí và Khoa Khoa học xã hội - Trường Đại học Hồng Đức, Tập thể cán bộ, giáo viên tổ Địa lí và Trường THPT chuyên Lam Sơn đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND TP Thanh Hóa cùng các cơ quan của UBND TP đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cung cấp số liệu, tài liệu giúp tôi hoàn thành luận văn này
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn và tri ân đến gia đình và bạn bè đã sẻ chia
và đồng hành cùng tôi trong suốt hai năm học Cao học luôn bất an vì Covid-19
Mặc dù đã rất cố gắng song luận văn của tôi vẫn còn những hạn chế và thiếu sót nhất định Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý cô thầy
và các bạn để luận văn của tôi ngày càng hoàn thiện hơn!
Tôi xin trân trọng cảm ơn !
Tác giả luận văn
Lê Tố Uyên
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC BẢNG vii
DANH MỤC HÌNH viii
MỞ ĐẦU 1
1 Lí do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
4 Nội dung nghiên cứu 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Đóng góp của luận văn 3
7 Cấu trúc luận văn 4
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA 5
1.1 Tổng quan một số nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đề tài 5
1.1.1 Một số nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam 5
1.1.2 Những nghiên cứu về ĐTH TP Thanh Hóa 6
1.2 Cơ sở lý luận về đô thị hóa 8
1.2.1 Đô thị 8
1.2.2 Đô thị hóa 11
1.2.3 Mô hình ứng dụng trong luận văn 14
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa 15
1.3 Lựa chọn chỉ tiêu nghiên cứu quá trình đô thị hóa TP Thanh Hóa 18
1.3.1 Nguyên tắc đề xuất bộ chỉ tiêu 18
1.3.2 Chỉ tiêu và phương pháp 18
1.4 Cơ sở thực tiễn 22
1.4.1 Đô thị hóa ở Việt Nam 22
1.4.2 Đô thị hóa ở Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2022 24
Tiểu kết chương 1 27
Trang 6Chương 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ
THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2022 28
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa TP Thanh Hóa 28
2.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ 28
2.1.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 28
2.1.3 Các nhân tố tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 34
2.2 Thực trạng quá trình đô thị hóa TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022 38
2.2.1 Sự thay đổi vị trí và chức năng của đô thị 38
2.2.2 Phát triển kinh tế của đô thị 39
2.2.3 Dân số 44
2.2.4 Phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật 47
2.2.5 Môi trường đô thị 54
2.2.6 Thay đổi không gian của TP Thanh Hóa 57
2.2.7 Mở rộng diện tích đô thị 58
Tiểu kết chương 2 65
Chương 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THÀNH PHỐ THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 66
3.1 Cơ sở đề xuất định hướng và các giải pháp 66
3.2 Mục tiêu và định hướng phát triển TP Thanh Hóa đến năm 2030 69
3.2.1 Mục tiêu 69
3.2.2 Định hướng phát triển trọng tâm 71
3.3 Một số giải pháp thúc đẩy quá trình ĐTH ở TP Thanh Hóa 78
3.3.1 Sáp nhập huyện Đông Sơn vào TP Thanh Hóa 78
3.3.2 Tiếp tục thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép”, vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội 78
3.3.3 Tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lí quy hoạch 79 3.3.4 Đẩy nhanh phát triển kinh tế đô thị 79
3.3.5 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và môi trường đầu tư kinh doanh; tăng cường đầu tư phát triển và phát triển doanh nghiệp 81
Trang 73.3.6 Phát triển nhanh, đồng bộ, hiện đại kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội;
đẩy mạnh đô thị hóa; giải quyết dứt điểm các dự án dang dở, kéo dài 82
3.3.7 Đẩy mạnh chuyển đổi số và xây dựng đô thị văn minh, hiện đại 84 3.3.8 Tập trung xây dựng TP Thanh Hóa trở thành trung tâm khoa học, văn hóa, thể thao, y tế, giáo dục - đào tạo của tỉnh và khu vực 85
3.3.9 Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu 86
3.3.10 Bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường thuận lợi cho kinh tế - xã hội phát triển 86
3.3.11 Giải pháp về chính sách 87
Tiểu kết chương 3 88
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 PHỤ LỤC P91
Trang 8DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt
TT Ký hiệu Nguyên nghĩa TT Ký hiệu Nguyên nghĩa
1 CNH Công nghiệp hóa 7 KT-XH Kinh tế - xã hội
2 ĐTH Đô thị hóa 8 TBA Trạm biến áp
3 HĐH Hiện đại hóa 9 TDTT Thể dục thể thao
4 KCN Khu công nghiệp 10 TP Thành phố
6 KKT Khu kinh tế 12 TTCN Trung tâm công nghiệp
Trang 9tỉ suất di cư thuần chia theo giới tính và thị xã, TP ngày 01/4/2019 31Bảng 2.3 Doanh nghiệp FDI năm 2020 của một số đô thị tỉnh Thanh Hóa 40Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu KT-XH của TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022 41Bảng 2.5 Cân đối thu, chi ngân sách huyện - xã năm 2020 của một số
đô thị tỉnh Thanh Hóa 42Bảng 2.6 Tỉ lệ tổng thu ngân sách địa phương được hưởng theo phân
cấp trên tổng chi cân đối ngân sách địa phương năm 2022 43Bảng 2.7 Tỉ lệ dân số đô thị của một số đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn
2010 - 2022 45Bảng 2.8 Một số chỉ tiêu về dân số TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022 46Bảng 2.9 Một số chỉ tiêu về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của
TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022 48Bảng 2.10 Danh mục các công trình văn hóa, thể dục, thể thao TP Thanh Hóa 52Bảng 2.11 Một số chỉ tiêu về môi trường TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022 56Bảng 2.12 Đánh giá trình độ và tốc độ ĐTH TP Thanh Hóa giai đoạn
2016 - 2022 61Bảng 2.13 Kết quả đánh giá trình độ đô thị hóa năm 2020 các phường xã
thuộc TP Thanh Hóa 63
Trang 10DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Đường cong và các giai đoạn của đô thị hóa của Northam
(1979), Mulligan (2013) and Chen et al (2013) 15Hình 2.1 Lược đồ phân hóa độ cao địa hình trong khu vực xây dựng đô thị 35Hình 2.2 Lược đồ hiện trạng hạ tầng kĩ thuật TP Thanh Hóa 50Hình 2.3 Sự mở rộng không gian xây dựng (bult-up) của TP Thanh
Hóa qua các năm 1984 (a), 1989 (b), 1994 (c), 2003 (d), 2009 (e), 2013 (f), 2018 (g) và 2021 (h) 59Hình 3.1 Bản đồ phương án quy hoạch xây dựng vùng liên huyện TP
Thanh Hóa - TP Sầm Sơn - Huyện Đông Sơn - Huyện Hoằng Hóa - Huyện Quảng Xương 68Hình 3.2 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của TP Thanh Hóa 69
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lí do chọn đề tài
Đô thị hóa (ĐTH) là quá trình kinh tế - xã hội quan trọng trong lịch sử phát triển của nhân loại Quá trình ĐTH đã và đang diễn ra ngày càng mạnh
mẽ, sâu rộng ở khắp mọi nơi trên thế giới Theo Báo cáo Các khía cạnh của
đô thị hóa thế giới của Liên Hợp Quốc, năm 2018, dân số đô thị chiếm trên 55,0% dân số toàn thế giới, mỗi ngày có thêm 180.000 người nhập cư vào các
đô thị; dự báo đến năm 2050 có 68,0% dân số thế giới sống ở khu vực đô thị [50] ĐTH là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của tất cả các quốc gia trên thế giới Các đô thị là trung tâm chỉ huy sự phát triển của lãnh thổ Khu vực đô thị tạo ra 55,0% sản phẩm quốc nội (GDP) ở các nước thu nhập thấp và 85,0% ở các nước thu nhập cao; dự báo đến năm 2050, khu vực đô thị sẽ đóng góp 80,0% GDP của toàn bộ nền kinh
tế thế giới [50] Tuy vậy, cũng rất nhiều quốc gia đã phải trả giá về các vấn đề kinh tế, xã hội và môi trường do chưa nắm rõ những thay đổi có tính quy luật của ĐTH [11], [36]
Quá trình ĐTH ở Việt Nam và Thanh Hóa mãi đến đầu thế kỉ XXI mới thực sự khởi sắc Tuy nhiên, cho đến năm 2020, tỉ lệ dân đô thị của nước ta còn thấp, chỉ 41 % [57] và của Thanh Hóa mới chỉ 36,0% [34]
Ngày 01/5/1994, Chính phủ đã đồng ý nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên
TP Thanh Hóa và liên tiếp sau đó công nhận TP Thanh Hóa là đô thị loại 2 (năm 2004) và loại I (năm 2014) trực thuộc tỉnh Thanh Hóa Đấy là minh chứng cho sự phát triển nhanh của đô thị này
Tuy nhiên, hiện nay kinh tế TP Thanh Hóa phát triển chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng, lợi thế; chất lượng các dịch vụ còn thấp; công nghiệp phát triển chưa mạnh; sản xuất nông nghiệp còn manh mún; thu hút đầu tư trực tiếp chủ yếu là các dự án có giá trị gia tăng thấp Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch còn hạn chế và bất cập Kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, thiếu kết nối; hạ tầng một số khu đô thị bị xuống cấp; một số công trình, dự
án trọng điểm triển khai rất chậm, kéo dài Tình trạng mất vệ sinh an toàn
Trang 12thực phẩm, ô nhiễm môi trường, úng ngập, ùn tắc giao thông, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại một số khu đô thị, khu dân cư mới chậm được giải quyết [39]
Nghiên cứu quá trình ĐTH đang là một vấn đề cần được quan tâm ở quy mô cả nước và từng địa phương Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít nghiên cứu về ĐTH của TP Thanh Hóa cả dưới góc độ cả khoa học lẫn thực tiễn, trong đó có địa lí học Bởi vậy, tác giả chọn “Nghiên cứu quá trình đô thị hóa thành phố Thanh Hóa” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình
2 Mục tiêu
Vận dụng quan điểm và phương pháp của địa lí kinh tế - xã hội để phân tích các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng quá trình ĐTH của TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022 và đề xuất những giải pháp thúc đẩy quá trình ĐTH của TP Thanh Hóa đến năm 2030
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng: Quá trình đô thị hóa
Về nội dung: Phân tích quá trình ĐTH TP Thanh Hóa
4 Nội dung nghiên cứu
- Tổng quan cơ sở lí luận và thực tiễn về ĐTH để vận dụng vào TP Thanh Hóa và lựa chọn hệ thống chỉ tiêu để nghiên cứu quá trình ĐTH TP
Thanh Hóa
- Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới quá trình ĐTH TP Thanh Hóa
- Phân tích quá trình ĐTH của TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022
- Đề xuất các giải pháp thúc đẩy quá trình ĐTH TP Thanh Hóa đến
năm 2030
Trang 135 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu dưới đây:
5.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu
Luận văn sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin, chọc lọc các nguồn tài liệu (các công trình nghiên cứu của các tác giả, tư liệu, số liệu, các văn bản pháp quy… của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê, Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch và Thiết kế tỉnh Thanh Hóa, UBND, Chi cục thống kê và các phòng ban của TP Thanh Hóa… để khái quát hóa thành một hệ thống lí luận
cơ bản về ĐTH và xử lí các số liệu thống kê, các thông tin để rút ra nhận định
về quá trình ĐTH
5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Luận văn đã sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá quá trình ĐTH TP Thanh Hóa, so sánh với các địa phương ở Thanh Hóa và cả nước Luận văn sử dụng phương pháp tính điểm có trọng số để đánh giá trình độ và tốc độ ĐTH TP Thanh Hóa Luận văn cũng làm rõ sự phân hóa về mức độ
ĐTH giữa các phường, xã trong TP với những so sánh cụ thể, chi tiết
5.3 Phương pháp bản đồ và sử dụng công cụ GIS
Luận văn sử dụng các phần mềm thông tin địa lí, nhất là phần mềm Microsoft Office Excel, MapInfo, google map… để xử lí số liệu thống kê, thành lập cơ sở dữ liệu, xây dựng các biểu đồ, sơ đồ, các bản đồ và thể hiện một số kết quả nghiên cứu khác của đề tài Tác giả cũng đã xây dựng Bản đồ các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình ĐTH TP Thanh Hóa và Bản đồ Hiện
trạng ĐTH TP Thanh Hóa
5.4 Phương pháp thực địa
Trong quá trình nghiên cứu, tôi đã tiến hành thực địa, khảo sát tại 7 đơn
vị hành chính ở TP Thanh Hóa (Phụ lục 1 và 2) để quan sát các hiện tượng, quá trình ĐTH và bổ sung thêm cho những nơi còn hạn chế về nguồn tài liệu
thống kê
6 Đóng góp của luận văn
- Đúc kết có chọn lọc, kế thừa và cập nhật cơ sở lý luận và thực tiễn về
ĐTH để vận dụng vào nghiên cứu ở TP Thanh Hóa
Trang 14- Lựa chọn được một hệ thống tiêu chí để phân tích quá trình ĐTH ở
TP Thanh Hóa
- Phân tích, tổng hợp, đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng và thực
trạng quá trình ĐTH ở TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022
- Đề xuất một số giải pháp thúc đẩy quá trình ĐTH ở TP Thanh Hóa đến năm 2030
7 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết thúc, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn về đô thị hóa
Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng và thực trạng quá trình đô thị hóa ở
TP Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2022
Chương 3: Định hướng và giải pháp thúc đẩy quá trình đô thị hóa TP
Thanh Hóa đến năm 2030
Trang 15Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÔ THỊ HÓA
1.1 Tổng quan một số nghiên cứu ở Việt Nam có liên quan đến đề tài
1.1.1 Một số nghiên cứu về ĐTH ở Việt Nam
Nghiên cứu đô thị và ĐTH ở Việt Nam cũng thu hút sự quan tâm của nhiều lĩnh vực khác nhau Cuốn “Đô thị Việt Nam” của Đàm Trung Phường xuất bản năm 1995 [26], đã phân tích quá trình hình thành và phát triển đô thị; xác định những đặc trưng chung của quá trình ĐTH cùng các nhân tố tác động đến mạng lưới đô thị; nêu ra những định hướng phát triển trong bối cảnh ĐTH của thế giới và công nghiệp hóa, hiện đại hóa thời kì Đổi mới của đất nước…
Sách “Kinh tế học đô thị” của Phạm Ngọc Côn (1998) trình bày về các vấn đề của kinh tế học đô thị như: phát triển đô thị, ĐTH, quy mô, tăng trưởng kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế, kết cấu hạ tầng, giao thông, đất, nhà
ở, môi trường sinh thái, tài chính và quản lý đô thị [8]
Ngoài ra còn có một số công trình khác như tác giả Trương Quang Thao với cuốn sách “Đô thị học nhập môn” (2001) [31]; Đỗ Thị Minh Đức có nhiều nghiên cứu về cấu trúc không gian mạng lưới đô thị, vấn đề di cư đô thị như các công trình “Đô thị hóa ở Việt Nam trong bối cảnh thế giới đô thị hóa” [12],
“Phân tích dưới góc độ địa lý kinh tế - xã hội sự chuyển hóa nông thôn thành
đô thị ở Hà Nội trong quá trình đô thị hóa”, Luận án phó tiến sĩ (1992)
Có nhiều báo cáo nghiên cứu về quá trình ĐTH và mạng lưới đô thị Việt Nam, đáng chú ý là “Đánh giá đô thị ở Việt Nam” của Ngân hàng thế giới năm 2011 Báo cáo đã phân tích về quá trình phát triển của hệ thống đô thị ở Việt Nam theo 5 chuyển đề: hành chính, dân số, kinh tế, không gian và đời sống; mở rộng và phát triển không gian ở các đô thị Việt Nam, các dịch
vụ đô thị cơ bản [23] Một số hội thảo về vấn đề đô thị và quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam như Hội thảo khoa học “Đô thị Việt Nam - Quy hoạch
và phát triển đô thị bền vững” vào 7/11/2009 [18] Trên địa bàn Thanh Hóa,
Lê Công Hợp và Lê Văn Trưởng (2022) Đánh giá quá trình đô thị hóa ở Thị
xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa TCKH, Trường ĐH Hồng Đức Số 58-2022
Một số luận án Tiến sĩ và luận văn thạc sĩ Địa lý nghiên cứu về ĐTH
Trang 16như: Luận án Tiến sĩ “Phân tích quá trình đô thị hóa ở TP Hải Phòng giai đoạn 1985 - 2007” của Bùi Thị Chuyên (2010) [7],“Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển KT-XH TP Cần Thơ” của Phạm Đỗ Văn Trung (2014) [37], “Đô thị hóa và sử dụng đất đô thị ở tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2005 - 2015” của Ngô Thị Hải Yến (2017) [49] Các luận văn thạc sĩ: Đỗ Thị Hằng (2020) Nghiên cứu quá trình đô thị hóa tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2019 [16], Lê Công Hợp (2022) Nghiên cứu quá trình
đô thị hóa Thị xã Bỉm Sơn giai đoạn 2010 - 2020 [19]
Dưới góc độ quản lí, có hàng loạt các quy hoạch phát triển mạng lưới
đô thị và các nghị định của chính phủ về phân cấp, quản lí phát triển đô thị như: Định hướng quy hoạch tổng thể phát triển đô thị Việt Nam đến năm
2020 tại Quyết định số 10/1998/QĐ-TTg xác định phương hướng xây dựng
và phát triển đô thị trên địa bàn toàn quốc và các vùng đặc trưng, là cơ sở cho
sự phát triển đô thị ở các cấp ở nước ta cho tới nay Quyết định số TTg ngày 07/11/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia giai đoạn 2012 - 2020” Nghị quyết số 26/2022/UBTVQH 15 ngày 21/9/2022 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị [43] Nghị quyết số 27/2022/UBTVQH 15 ngày 21/9/2022 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính [44] Ngày 24/02/2021,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 241/QĐ-TTg “Phê duyệt Kế hoạch phân loại đô thị toàn quốc giai đoạn 2021-2030” Đây là những cơ sở pháp quy để lựa chọn định hướng và những giải pháp cho sự phát triển của các đô thị của cả nước, Thanh Hóa nói chung và TP Thanh Hóa nói riêng
1659/QĐ-1.1.2 Những nghiên cứu về ĐTH TP Thanh Hóa
Các nghiên cứu về quá trình ĐTH của TP Thanh Hóa còn khá mới mẻ bởi quá trình ĐTH của TP Thanh Hóa chỉ thực sự phát triển trong những năm gần đây Nghiên cứu ĐTH TP Thanh Hóa được thể hiện qua một số công trình:
Nguyễn Thị Thu Hà (2015) “TP Thanh Hóa - Quá trình hình thành và
Trang 17phát triển từ năm 1804 đến năm 2010” Luận án Tiến sĩ Thư viện Đại học Quốc gia 2015 [14] Nghiên cứu này cho thấy TP Thanh Hoá là một vùng đất
cổ, có diện tích rộng lớn, đa tộc người Trong tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam, TP Thanh Hoá luôn luôn giữ một vị trí quan trọng trên mọi phương diện cả về chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội
Nguyễn Hoành Thanh (2019) “Đánh giá ảnh hưởng của đô thị hóa đến
sử dụng đất nông nghiệp và đời sống của nông dân TP Thanh Hóa giai đoạn
2013 - 2018” Luận văn thạc sĩ Thư viện ĐH Thái Nguyên [29] Nguyễn Huy Văn (2006) “Cơ sở khoa học tổ chức không gian kiến trúc cảnh quan TP Thanh Hóa” Đề tài KHCN cấp tỉnh [47] Hà Thị Lan Anh (2014) “Quản lý không gian kiến trúc cảnh quan khu đô thị mới nam TP Thanh Hóa" Luận văn thạc sĩ Thư viện Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội [1] Nguyễn Thái Tám (2014) “Đề xuất giải pháp chống thất thoát, thất thu nước trên hệ thống cấp nước TP Thanh Hóa - tỉnh Thanh Hóa” Luận văn thạc sĩ Thư viện Trường
ĐH Kiến trúc Hà Nội
Năm 2022, Nguyễn Xuân Phi công bố cuốn sách “Đô thị xanh, thông minh Từ thực tiễn TP Thanh Hóa” NXB CTQG Hà Nội Đây là một nghiên cứu có giá trị về TP Thanh Hóa [25]
Năm 2022, Lê Tố Uyên và Trần Lê Vân đã công bố kết quả nghiên cứu
“Tác động của đô thị hóa tới sự hình thành các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở TP Thanh Hóa” Hai tác giả đã xác định được 5 đặc điểm của quá trình ĐTH ở TP này là: dân số tăng nhanh, diện tích đô thị mở rộng nhanh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp, thay đổi không gian kiến trúc và
TP phân hóa thành 6 tiểu vùng chức năng [45]
Các nghiên cứu về ĐTH TP Thanh Hóa cũng thể hiện trong các văn bản pháp quy như Quyết định Số 3975/QĐ-UBND ngày 18/11/2014 của UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt “Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”; Quyết định số 1252/QĐ-UBND ngày 18/4/2016 của UBND tỉnh Thanh Hóa Phê duyệt “Chương trình phát triển đô thị tỉnh Thanh Hóa giai đoạn đến năm
2020 và giai đoạn 2021 - 2030” [41]; Quyết định số 1026/QĐ-TTg ngày 08/6/2016 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Nhiệm vụ "Quy hoạch xây
Trang 18dựng vùng tỉnh Thanh Hóa đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2065"; Nghị quyết số 05-NQ/TU (2022) về xây dựng và phát triển TP Thanh Hóa đến năm
2030, tầm nhìn đến năm 2045 [33] của Tỉnh ủy Thanh Hóa là những văn bản pháp quy liên quan đến việc lựa chọn định hướng và các giải pháp phát triển TP Thanh Hóa
Nhìn chung nghiên cứu về ĐTH ở TP Thanh Hóa còn mỏng và đặc biệt
là thiếu những công trình phân tích ĐTH theo quan điểm của Địa lí học Nghiên cứu của tôi sẽ góp phần khắc phục lỗ hổng ấy
1.2 Cơ sở lý luận về đô thị hóa
1.2.1 Đô thị
1.2.1.1.Một số khái niệm
Cho đến nay có rất nhiều quan niệm về đô thị
Năm 1968, theo Richtofen “Đô thị là một nhóm tập hợp những người
có cuộc sống trước hết dựa vào công nghiệp”, ông cũng cho rằng “người dân
đô thị phải dựa trên hoạt động sản xuất phi nông nghiệp và các nhu cầu sinh hoạt của họ chủ yếu do bên ngoài cung cấp”
Bách khoa Việt Nam (1995) quan niệm: Đô thị là một không gian cư trú của cộng đồng người sống tập trung và hoạt động trong những khu vực kinh tế phi nông nghiệp Dẫn theo 16
Phạm Ngọc Côn đã đưa ra khái niệm đô thị dưới hai góc độ, thứ nhất:
“Đô thị là một thực thể thống nhất hữu cơ của thực thể kinh tế phi nông nghiệp, thực thể xã hội và thực thể vật chất tập trung với mật độ cao tại một khu vực nhất định”; thứ hai: Đứng trên quan điểm dân cư đô thị ông cho rằng
“Đô thị là điểm dân cư tập trung với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, là trung tâm tổng hợp hay chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH cả nước hoặc của một tỉnh, một huyện” 8
Phạm Trọng Mạnh trong cuốn “Quản lí đô thị” coi: “Đô thị là những điểm dân cư tập trung, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của một vùng lãnh thổ, có cơ sở hạ tầng thích hợp và dân cư nội thị không dưới 4.000 người (đối với miền núi là 2.000 người) với tỉ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu
là 65%” [21]
Điều 3, Luật Quy hoạch đô thị định nghĩa: Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế
Trang 19phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển KT-XH của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của TP; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn [27]
Ngoài khái niệm đô thị nói chung, thì gần đây còn có một số khái niệm chuyên biệt hơn:
+ Đô thị vệ tinh: là đô thị có hệ thống quản lí riêng, độc lập về hành chính, nhưng nằm trong cơ cấu của một TP lớn, chịu sự định hướng chiến lược, điều tiết của đô thị trung tâm [27]
+ Đô thị mới: là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chuẩn của đô thị theo quy định của pháp luật [27]
+ Khu đô thị mới: Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu
tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở [27]
+ Đô thị sinh thái: là đô thị đảm bảo sự phát triển bền vững về môi trường và bền vững về kinh tế, nhằm nâng cao chất lượng sống cho người dân
đô thị, tiến tới xây dựng một xã hội bền vững về văn hóa [2]
+ Đô thị bền vững: là đô thị đảm bảo cân bằng được mối quan hệ hữu
cơ, mật thiết giữa kinh tế đô thị, văn hóa xã hội đô thị; môi trường - sinh thái
đô thị; cơ sở hạ tầng đô thị và quản lí đô thị Một đô thị bền vững phải đảm bảo được các tiêu chí: quản lí tốt, tài chính lành mạnh, cạnh tranh tốt và điều kiện sống tốt [2]
+ Đô thị thông minh là mô hình đô thị ứng dụng công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo để quản lí, nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống đô thị, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền đô thị và sử dụng hiệu quả các nguồn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên [25]
+ Mạng lưới đô thị: là một hệ thống đô thị liên kết với nhau thông qua mạng lưới cơ sở hạ tầng Mạng lưới đô thị được coi là một hệ thống bởi chúng bao gồm nhiều cấp khác nhau, giữa các cấp đô thị trong một mạng lưới
có quan hệ đặc biệt với nhau [22]
Ngoài ra nước ta còn có các “thị tứ”, đây chưa phải là điểm dân cư đô thị, nhưng là trung tâm xã hoặc liên xã, tập trung nhiều công trình mang tính
Trang 20đô thị, là cơ sở để hình thành các điểm dân cư đô thị theo hướng đô thị hóa nông thôn
1.2.1.2 Lãnh thổ đô thị
Lãnh thổ đô thị gồm hai khu vực nội thị và ngoại thị (ngoại thành) và các khu chức năng
Điều 6, Nghị định 72/2001/ND-CP ngày 05/10/2001 về việc Phân loại
đô thị và cấp quản lí đô thị của Chính phủ đã quy định “TP được chia thành nội TP và ngoại TP Thị xã được chia thành nội thị xã và ngoại thị xã Đối với
TP trực thuộc Trung ương, khu vực nội thành được chia thành quận, quận chia thành phường; khu vực ngoại thành chia thành thị xã và huyện; huyện được chia thành xã, thị trấn Thị trấn không có vùng ngoại thị trấn”
Điều 7, Nghị định 72/2001 cũng quy định: Vùng ngoại thành, ngoại thị
có các chức năng sau: a) Bố trí các công trình kỹ thuật hạ tầng đầu mối, các khu dân cư, các công trình vệ sinh, bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất, dịch vụ, y tế, đào tạo, nghiên cứu khoa học và các công trình đặc biệt khác mà trong nội thành, nội thị không bố trí được; b) Bố trí các cơ sở nghỉ ngơi; các khu tham quan, du lịch; vành đai xanh, công viên rừng bảo vệ môi trường và cân bằng sinh thái; c) Dự trữ đất để mở rộng và phát triển đô thị
Lãnh thổ đô thị thường có các khu chức năng sau: khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao; khu du lịch; khu nghiên cứu, đào tạo; khu thể dục thể thao, khu dân cư, khu y tế, khu hành chính…
1.2.1.3 Cấu trúc đô thị
- Cấu trúc đô thị bao gồm hệ thống hạ tầng kĩ thuật (mạng lưới giao thông đóng vai trò chủ yếu), các chức năng đô thị và dân cư được tổ chức theo quy tắc nhất định trong quan hệ với cấu trúc tự nhiên của khu vực xây dựng đô thị (địa hình cảnh quan tự nhiên, núi đồi và hệ thống cây xanh, mặt nước,…) Có các dạng cấu trúc đô thị phổ biến là: cấu trúc tầng bậc và phi tầng bậc [15]
- Cấu trúc không gian đô thị: bao gồm không gian đô thị và các hoạt động trong không gian đô thị đó [15]
1.2.1.4 Đặc điểm cơ bản của đô thị
- Đô thị ví như một cơ thể sống Đặc điểm này xuất phát từ tính chất
Trang 21cấu trúc hoàn chỉnh và đồng bộ của từng bộ phận cấu thành cũng như của toàn bộ đô thị với tính chất luôn vận động của nó Hệ thống chức năng vận động của đô thị là toàn bộ các hoạt động KT-XH đô thị trên cơ sở hạ tầng
đô thị [8]
- Đô thị luôn luôn phát triển Sự hình thành và phát triển của đô thị gắn liền với lịch sử phát triển của loài người, nhất là gắn chặt với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Vì thế sự hình thành, tồn tại, phát triển của đô thị chịu
sự tác động mạnh mẽ của các quy luật KT-XH [44]
- Con người có thể quản lí hay điều khiển đô thị Các đô thị được hình thành và phát triển theo các quy luật KT-XH khách quan, nhưng con người có thể tham gia và điều khiển được sự phát triển đó Con người có thể điều chỉnh được sự hình thành, hoạt động và phát triển của đô thị theo đúng các quy luật khách quan của nó Họ có thể định hướng, can thiệp vào sự vận động của đô thị, chứ không thể “bắt buộc” đô thị vận động theo ý chủ quan của mình [8]
1.2.1.5 Phân loại đô thị
Mỗi quốc gia có quy định riêng về tiêu chuẩn phân loại, nhưng nhìn chung, hầu hết các nước đưa ra hệ thống phân bậc đô thị theo tiêu chí tổng hợp (số dân, chức năng, mật độ dân số, tỉ lệ dân phi nông nghiệp,…) Ở Việt Nam, Quốc hội ban hành Nghị quyết số 26 ngày 21/9/2022 về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 1210/2016 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị [43] đã phân thành 6 loại đô thị là đô thị loại đặc biệt và các đô thị từ loại I đến loại V [43]
1.2.2 Đô thị hóa
1.2.2.1 Khái niệm
Liên Hợp Quốc cho rằng: “ĐTH là quá trình mà nhờ nó, dân số các quốc gia chuyển dịch từ các nghề nghiệp nông thôn sang các nghề nghiệp đô thị, từ các điểm dân cư nông thôn sang các điểm dân cư đô thị Đô thị hóa được hiểu như là sự biểu hiện của các mô hình phát triển tương lai các điểm dân cư” [ Dẫn theo 11]
Dưới góc độ động lực phát triển: ĐTH là sự di chuyển dân cư từ nông
thôn ra thành thị, chuyển hóa nông thôn thành thành thị, chuyển đổi hình thức
Trang 22cư trú từ nông thôn nghèo nàn, lạc hậu sang hình thức cư trú mới có đời sống văn minh [21]
Dưới góc độ kinh tế: ĐTH là quá trình biến đổi từ nền sản xuất nông
nghiệp phân tán sang nền sản xuất công nghiệp, cùng với sự phát triển các dịch vụ trong phạm vi diện tích nhất định [8]
Dưới góc độ đời sống xã hội: ĐTH là quá trình phát triển về dân số đô
thị, số lượng và quy mô các đô thị cũng như về điều kiện sống đô thị hoặc theo kiểu đô thị, trong đó có sự phát triển cả về lượng và chất của các đô thị,
kể cả với các điểm dân cư nông thôn [10]
UN-DESA (2019) cho rằng: Đô thị hóa là một quá trình kinh tế - xã hội phức tạp làm biến đổi môi trường nông thôn thành các khu định cư đô thị, đồng thời chuyển sự phân bố dân cư theo không gian từ nông thôn ra thành thị [51, p10]
Trương Quang Thao (2003) coi: “ĐTH là hiện tượng xã hội liên quan tới những dịch chuyển kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian - môi trường, gắn liền với những tiến bộ khoa học kĩ thuật tạo đà thúc đẩy sự phân công lao động xã hội, sự chuyển đổi nghề nghiệp và hình thành nghề nghiệp mới đồng thời tạo ra nhu cầu định cư vào các trung tâm đô thị…” [31]
Đàm Trung Phường (2005) cho rằng: ĐTH là một quá trình diễn thế về kinh tế - xã hội - văn hóa - không gian gắn liền với những tiến bộ khoa học kĩ thuật, trong đó diễn ra sự phát triển nghề nghiệp mới, sự chuyển dịch cơ cấu lao động, sự phát triển đời sống văn hóa, sự chuyển đổi lối sống và sự mở rộng không gian thành hệ thống đô thị [26]
Dưới góc độ Địa lí, trong giáo trình Địa lí kinh tế - xã hội đại cương (2005), Lê Văn Trưởng [38] đã tổng hợp thành 2 quan niệm khác nhau về ĐTH:
- Theo nghĩa rộng: ĐTH là một quá trình lịch sử nâng cao vai trò của
đô thị trong quá trình vận động của xã hội Quá trình này bao gồm những thay đổi trong phân bố lực lượng sản xuất, trước hết là phân bố dân cư, thay đổi trong cơ cấu lao động - nghề nghiệp, trong cơ cấu dân số, văn hoá và lối sống, trong tổ chức không gian sống và không gian hoạt động của cộng đồng ĐTH
là quá trình KT-XH, nhân khẩu và địa lí đa dạng dựa trên cơ sở các hình thức
Trang 23phân công lao động xã hội và phân công lao động theo lãnh thổ đã hình thành trong lịch sử
- Theo nghĩa hẹp: ĐTH là sự phát triển hệ thống TP, nâng cao vai trò của nó trong đời sống KT-XH, tăng dần tỉ trọng dân số đô thị trong từng vùng, từng quốc gia và trên toàn thế giới Đó cũng là quá trình tập trung dân
cư vào các TP lớn và cực lớn, là sự phổ biến rộng rãi của lối sống thành thị trong toàn bộ mạng lưới các điểm dân cư
Xuất phát từ khái niệm đô thị và ĐTH nêu trên, luận văn này quan niệm ĐTH là quá trình hình thành, phát triển các yếu tố cấu thành và chức năng đô thị, là quá trình phát triển đô thị của một lãnh thổ, bao gồm việc
mở rộng các đô thị hiện có và hình thành các đô thị mới như là những trung tâm của lãnh thổ
1.2.2.2 Ý nghĩa của đô thị hóa
- Quá trình ĐTH là một phạm trù lịch sử, thể hiện sự khác biệt giữa các quốc gia, lãnh thổ khác nhau và trong các giai đoạn khác nhau của cùng một
đô thị do những sự khác biệt về điều kiện KT-XH
- Quá trình ĐTH luôn gắn liền với quá trình CNH và HĐH Quá trình CNH, HĐH là động lực của quá trình ĐTH ĐTH là điều kiện để gia tăng nhịp độ và hiệu quả của quá trình CNH và HĐH
- ĐTH không chỉ biểu hiện phương hướng phát triển KT-XH của lãnh thổ mà còn trong một quá trình phát triển của các đô thị
1.2.2.3 Đặc điểm của quá trình đô thị hóa
- Dân số đô thị tăng nhanh và ngày càng tập trung đông vào các đô thị,
đặc biệt là các đô thị lớn Dân số tập trung nhiều vào các đô thị, đặc biệt là
các đô thị lớn và cực lớn Số lượng các đô thị trên 1 triệu dân và trên 5 triệu dân ngày càng tăng Dự báo đến năm 2025 thế giới có thêm một số đô thị trên
20 triệu dân Tuy nhiên, việc tăng dân số đô thị quá nhanh và dân số tập trung ngày càng đông trong các đô thị lớn và cực lớn đã gây ra sức ép rất lớn về các
vấn đề phát triển KT-XH và môi trường [60]
- Lãnh thổ đô thị không ngừng được mở rộng ĐTH làm cho lãnh thổ
các đô thị ngày càng được mở rộng Diện tích các đô thị hiện nay là khoảng 3
Trang 24triệu km2 chiếm khoảng 2,0% diện tích lục địa Ở châu Âu và Hoa Kì, diện tích đô thị chiếm khoảng 5,0% diện tích lãnh thổ [32] Việc mở rộng diện tích
đô thị là do nhu cầu phải mở rộng hoặc xây dựng mới nhiều tuyến đường giao thông, khu dân cư, khu kinh tế, khu công nghiệp và dịch vụ Các đô thị nhiều khi còn phải mở rộng ranh giới hành chính, làm cho các đô thị lớn lên và mở rộng phạm vi ảnh hưởng Quá trình này cũng làm cho đất nông nghiệp thành đất đô thị, gây ra những hậu quả tiêu cực như giảm diện tích đất gieo trồng
trong nông nghiệp và làm suy thoái môi trường
- Phổ biến rộng rãi lối sống đô thị Cùng với sự phát triển của quá trình
ĐTH, lối sống thành thị được phổ biến rộng rãi và có ảnh hưởng đến lối sống nông thôn Lối sống đô thị là lối sống có mức sống cao gắn với các hoạt động sản xuất công nghiệp, các hoạt động dịch vụ; gắn với thị trường; với các nhu cầu rất lớn về giao tiếp, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thể thao, giải trí Hiện nay, chất lượng cuộc sống giữa thành thị và nông thôn còn khá chênh lệch nhưng về một số mặt, lối sống của dân cư nông thôn đang nhích dần với lối
sống của dân cư thành thị
1.2.3 Mô hình ứng dụng trong luận văn
Trong luận văn này chúng tôi vận dụng mô hình đường cong đô thị hóa (the Urbanization Curves) được Northam đưa ra năm (1979), sau đó được
Mulligan (2013) and Chen et al (2013) bổ sung [50] Theo các tác giả này thì
ĐTH trải qua 3 giai đoạn: tiền công nghiệp, công nghiệp và hậu công nghiệp (Hình 1.1)
- Đô thị hóa thời kì tiền công nghiệp (pre-industrial urbanization) phát triển mang đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp Các đô thị phân tán, quy
mô nhỏ phát triển theo dạng tập trung, cơ cấu đơn giản Tính chất đô thị lúc bấy giờ chủ yếu là hành chính, thương nghiệp, tiểu thủ công nghiệp Tác động chủ yếu của giai đọan này là cuộc Cách Mạng Kỹ Thuật (CMKT) I, được gọi
là Cách mạng nông nghiệp
Trang 25Hình 1.1 Đường cong và các giai đoạn của đô thị hóa của Northam
(1979), Mulligan (2013) and Chen et al (2013) [56]
- Đô thị hóa thời kỳ công nghiệp (industrial urbanization) Dưới tác động của cuộc cách mạng công nghiệp (với sự ra đời của đầu máy hơi nước năm 1780), đô thị phát triển mạnh do nhiều người chuyển từ kinh tế nông nghiệp sang kinh tế công nghiệp Sự tập trung sản xuất và dân cư đã làm xuất hiện nhiều đô thị mới và mở rộng các đô thị đã có, tạo nên các đô thị lớn và cực lớn, đây là giai đoạn của đô thị hóa mở rộng Cấu trúc đô thị trở nên phức tạp hơn, (vào nửa sau thế kỷ 20) các TP mang nhiều chức năng khác nhau như thủ đô, TP cảng Đặc trưng của thời kỳ này là sự phát triển thiếu kiểm soát của các đô thị
- Đô thị hóa thời kì hậu công nghiệp (post-industrial urbanization) Nền văn minh giai đoạn này (được gọi là văn minh khoa học-kỹ thuật) đã đưa quá trình đô thị hóa đi vào chiều sâu với sự ra đời của máy tính điện tử phát minh năm 1949 Văn minh khoa học - kỹ thuật đã làm thay đổi cơ cấu sản xuất, phương thức sinh hoạt ở các đô thị Không gian đô thị có cơ cấu tổ chức phức tạp có quy mô lớn và hệ thống tổ chức dân cư đô thị phát triển theo cụm, chùm và chuỗi
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến đô thị hóa
1.2.4.1 Vị trí địa lí
Vị trí địa lí có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình hình thành và phát triển
đô thị, đến tính chất và lối sống đô thị Hầu hết các đô thị trên thế giới hiện
Trang 26nay đều nằm ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi, như: cạnh các dòng sông lớn, giao điểm của các tuyến đường giao thông chính, ở trung tâm các vùng đồng bằng châu thổ đất đai phì nhiêu, hoặc ở những vị trí có thể phòng thủ
1.2.4.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội
Các nhân tố KT-XH là những điều kiện cần và đủ cho quá trình ĐTH
- Lịch sử hình thành quần cư, việc điều chỉnh địa giới hành chính đô thị
có ảnh hưởng lớn đến quá trình ĐTH, nhất là quy mô diện tích và dân số đô thị, từ đó kéo theo sự thay đổi chức năng, cấu trúc lãnh thổ và việc thực hiện những mục tiêu phát triển KT-XH của đô thị và các lãnh thổ xung quanh
- Dân cư là nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến ĐTH Quy mô dân số là chỉ tiêu hàng đầu đánh giá quá trình phát triển đô thị Gia tăng dân số tự nhiên (sinh, tử) và gia tăng dân số cơ học (quá trình chuyển cư) ảnh hưởng đến quy
mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số đô thị Quy mô, chất lượng và cơ cấu lao động ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế đô thị Lao động trong các đô thị phần lớn
là lao động đã qua đào tạo, có kĩ thuật, là cơ sở để thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế Quy mô dân số tác động đến sự hình thành đô thị, cấp đô thị và mở rộng đô thị
- Sự chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng tăng tỉ trọng lao động phi
NN là cơ sở quan trọng để cung cấp nguồn lao động cho khu vực đô thị Tỉ trọng lao động công nghiệp, dịch vụ ngày càng cao không chỉ phản ánh trình
độ phát triển kinh tế đô thị mà còn phản ánh trình độ ĐTH
- Sự phát triển kinh tế có tính chất quyết định đến quá trình ĐTH Trình
độ phát triển kinh tế thể hiện qua quy mô, tốc độ tăng trưởng GDP, cơ cấu ngành kinh tế, sự phát triển các thành phần kinh tế, trình độ hoàn thiện của kết cấu hạ tầng kỹ thuật Nền kinh tế càng phát triển và trình độ cao thì tốc độ ĐTH càng nhanh Trong đó phát triển công nghiệp và dịch vụ là yếu tố có tính quyết định ĐTH
- Quá trình CNH, HĐH Nhiều đô thị đầu tiên trên thế giới được hình thành ngay trong nền văn minh nông nghiệp Cuộc cách mạng công nghiệp nổ
ra ở thế kỉ XVIII tạo động lực cho ĐTH chuyển sang bước phát triển mới Công nghiệp tác động đến cấu trúc đô thị, quy mô đô thị và cơ cấu quy hoạch
Trang 27đô thị Quá trình CNH, HĐH trên thế giới hiện nay đang ở giai đoạn hậu công nghiệp, với đặc điểm là tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa chủ yếu vào tiềm năng tri thức, khoa học công nghệ… đang làm cho quá trình ĐTH phát triển nhanh cả về bề rộng lẫn bề sâu [20]
- Vốn đầu tư: Đối với các nước đang phát triển, nguồn vốn đầu tư, nhất là vốn nước ngoài, là nguồn lực quan trọng đối với sự phát triển công nghiệp nói riêng và toàn bộ nền kinh tế nói chung, từ đó thúc đẩy mạnh
có khát vọng xây dựng và phát triển đô thị theo hướng năng động, văn minh
và thân thiện sẽ làm cho quá trình ĐTH phát triển đúng hướng và ít gây tổn hại đến kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường [20]
Trong quá trình quy hoạch phát triển và phân bố đô thị, cần nghiên cứu tổng hợp các nhân tố trên để tìm ra các biện pháp quy hoạch, quản lí hiệu quả phù hợp với sự phát triển của đô thị và sự phát triển của vùng và đất nước vì mỗi một nhân tố trong số các nhân tố trên đây trong từng trường hợp cụ thể lại có những ảnh hưởng nhất định
1.2.4.3 Các nhân tố tự nhiên
Cảnh quan tự nhiên là cơ sở cho việc tiến hành lựa chọn vị trí xây dựng
đô thị, thiết kế, quy hoạch đô thị, Điều kiện địa chất - địa hình ảnh hưởng đến việc xác định không gian kiến trúc, vị trí và đặc điểm hình thái đô thị, việc gia cố nền móng các công trình xây dựng, các hoạt động kinh tế, đời sống của dân cư đô thị Quy mô đất đai ảnh hưởng đến quy mô đô thị, khả năng mở rộng hay hạn chế mở rộng Trình độ sử dụng đất đô thị có tác động trực tiếp đến hiệu quả phát triển kinh tế đô thị Khí hậu ảnh hưởng đến kiến trúc và các công trình hạ tầng kĩ thuật đô thị Sự phân bố các mỏ khoáng sản
là tiền đề hình thành và quy định chức năng các đô thị công nghiệp [32]
Trang 281.3 Lựa chọn chỉ tiêu nghiên cứu quá trình đô thị hóa TP Thanh Hóa
1.3.1 Nguyên tắc đề xuất bộ chỉ tiêu
Để lựa chọn chỉ tiêu đánh giá ĐTH ở TP Thanh Hóa, chúng tôi dựa trên những nguyên tắc sau:
- Phản ánh toàn diện tất cả các khía cạnh của đô thị: vị trí - chức năng, kinh tế, xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường [33]
- Phản ảnh được quá trình vận động và phát triển không ngừng của ĐTH từ điểm dân cư nông thôn đến điểm dân cư đô thị các cấp khác nhau Tại Việt Nam là từ đô thị loại đặc biệt đến đô thị loại V Toàn bộ quá trình vận động này được chia thành 18 bậc (mỗi loại đô thị có 3 bậc tương ứng với giai đoạn hình thành, trưởng thành và phát triển nhanh để chuẩn bị bước sang cấp đô thị cao hơn) [37]
- Phản ánh được hai phương diện của quá trình ĐTH là ĐTH theo chiều rộng và ĐTH theo chiều sâu
- Có thể dùng để đánh giá mức độ ĐTH (Degree of Urbanisation) và
tốc độ đô thị hóa (speed of Urbanisation) Mức độ ĐTH là tổng điểm đạt được
trong một thời điểm nào đó của một lãnh thổ được coi là đô thị Tốc
độ ĐTH là tỉ lệ (%) tăng tổng điểm đánh giá theo thời gian của lãnh thổ được
R= –
Mỗi bậc được tính là 1 điểm (chưa nhân trọng số)
Vai trò của các yếu tố trong quá trình ĐTH khác nhau, nên có trọng số khác nhau Vị trí, chức năng của đô thị phản ánh vai trò là trung tâm chỉ huy của một lãnh thổ nên có trọng số là 2 Các chỉ tiêu KT-XH phản ánh chất lượng, nội dung ĐTH, giúp quá trình nhận diện đô thị hóa chân thực hơn,
Trang 29tránh hiện tượng “đô thị hóa giả tạo” hay “đô thị hóa - hành chính” Vì vậy, nhóm chỉ tiêu này được xác định trọng số 2, riêng thu nhập tính trên đầu người có trọng số là 4 ĐTH phải gắn liền với gia tăng dân số đô thị Vì vậy, đây là nhóm chỉ tiêu tiên quyết, có trọng số cao nhất (3 và 4) Cơ sở hạ tầng
đô thị phản ánh “bộ mặt” đô thị hóa Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kĩ thuật Các chỉ tiêu về môi trường phản ánh xu thế phát triển đô thị xanh được chọn là 3 tiêu chí
Điểm (P) của mỗi chỉ số được tính bằng công thức:
P =
Trong đó: Vt: giá trị đạt được của năm nào đó (t),
Vmin: giá trị tối thiểu cần phải đạt được của chỉ tiêu
Va: giá trị của mỗi bậc của chỉ số đó
w: trọng số (có giá trị từ 1-4)
Điểm của mỗi bậc là tổng điểm của 20 chỉ số (sau khi đã nhân với trọng số) Cụ thể là: Bậc 1 (tối đa 39 đ), bậc 2 (39,1-78 đ), bậc 3 (78,1-117 đ), bậc 4 (117,1-156 đ), bậc 5 (156,1-195), bậc 6 (195,1- 234), bậc 7 (234,1-273), bậc 8 (273,1- 312), bậc 9 (312,1-352), bậc 10 (252,1-390), bậc 11 (390,1-428), bậc
12 (428,1- 468), bậc 13 (468,1-507), bậc 14 (507,1- 546), bậc 15 (546,1-585), bậc 16 (585,1-624), bậc 17 (624,1-663), bậc 18 (663,1-702)
Bảng 1.1 Các chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị hoá TP Thanh Hóa
tối hiểu
Giá trị tối
đa
Giá trị mỗi bậc
Trọng
số
Tổng điểm Tối
TT quốc gia và q.tế
1 cấp trung
Trang 30TT Chỉ tiêu Giá trị
tối hiểu
Giá trị tối
đa
Giá trị mỗi bậc
Trọng
số
Tổng điểm Tối
Tốc độ tăng trưởng giá
trị sản xuất (GO) trung
Trang 31TT Chỉ tiêu Giá trị
tối hiểu
Giá trị tối
đa
Giá trị mỗi bậc
Trọng
số
Tổng điểm Tối
Mức độ (trình độ) đô thị hóa được đánh giá như sau: đạt từ 39,0-117,0 điểm
là rất thấp, 117,1-234,0 điểm là thấp, 234,1-352,0 điểm là trung bình, 352,1-468,0 điểm là khá, 468,1-585,0 điểm là cao và 585,1-702,0 điểm là rất cao
Tốc độ đô thị hóa được tính bằng công thức R =
Trong đó: Ut là giá trị đạt được (điểm) năm t,
Ui là giá trị đạt được (điểm) năm i (i< t)
Khi R≤ 9: quá trình đô thị hóa rất chậm; 9 <R ≤11: quá trình đô thị hóa chậm; 11< R ≤15: quá trình đô thị hóa trung bình; 15 < R ≤ 22 quá trình đô thị hóa nhanh
Trang 321.4 Cơ sở thực tiễn
1.4.1 Đô thị hóa ở Việt Nam
Năm 1999, Việt Nam có 629 đô thị và theo thống kê của Cục Phát triển
đô thị, đến tháng 12/2022, tỉ lệ đô thị hóa toàn quốc đạt 41,4%, với 888 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 33 đô thị loại II, 47 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV và 690 đô thị loại V [53]
Theo tổng điều tra dân số năm 2021, dân số thành thị là hơn 36,6 triệu người, chiếm 37,1% tổng dân số cả nước Tỉ lệ tăng dân số bình quân khu vực thành thị giai đoạn 2011 - 2021 là 3,2%/năm, gấp 2,7 lần tỉ lệ tăng dân số của
cả nước và gấp 13,5 lần tỉ lệ tăng dân số khu vực nông thôn cùng giai đoạn
Tốc độ tăng dân số thành thị bình quân hàng năm giai đoạn 2009 - 2019 thấp
hơn tốc độ tăng dân số thành thị bình quân giai đoạn 1999 - 2009 (3,4%/năm) Yếu tố di cư góp phần làm dân số khu vực thành thị tăng thêm 1,2 triệu người, chiếm 3,5% dân số thành thị; sự “chuyển mình” từ xã thành phường/thị trấn của nhiều địa phương trong cả nước góp phần chuyển 4,1 triệu người đang là cư dân nông thôn thành cư dân thành thị, tương đương 12,3% dân số thành thị của cả nước năm 2019 [54]
Việc xây dựng và triển khai thực hiện quy hoạch chung và các chương trình phát triển đô thị đã góp phần làm cho các đô thị có diện mạo khang trang, sạch sẽ hơn, hệ thống hạ tầng đầy đủ, tiện nghi hơn Sự hình thành hàng trăm khu đô thị mới với thiết kế hiện đại, đầy đủ tiện ích đã góp phần tạo điểm nhấn về cảnh quan kiến trúc cho các đô thị, tạo các nơi ở chất lượng cao cho cộng đồng dân cư Các dịch vụ đô thị được thực hiện ngày một tốt hơn như dịch vụ vận chuyển hành khách công cộng, cấp nước, thoát nước, thu gom, xử lí chất thải rắn
Khu vực đô thị đang tạo động lực phát triển cho khu vực nông thôn thông qua nhiều hình thức như: Hàng năm tạo ra hàng triệu việc làm mới, thu hút, quy tụ lao động các địa phương ở mọi trình độ; là nơi tiêu thụ chủ yếu hàng nông sản và các sản phẩm địa phương; cung cấp toàn bộ các dịch vụ giáo dục, y tế chất lượng cao không chỉ phục vụ cư dân đô thị, mà còn phục
vụ khu vực nông thôn Ngoài ra, đô thị còn có đóng góp lớn trong thực hiện
Trang 33các hoạt động an sinh xã hội, mà tiêu biểu là giảm nghèo quốc gia và có vai trò quan trọng trong việc liên kết với các vùng nông thôn để tạo thế trận an ninh - quốc phòng
Tuy nhiên vẫn còn một số hạn chế trong phát triển đô thị ở Việt Nam trong thời gian qua như sau:
Một là, tốc độ ĐTH nhanh nhưng chất lượng chưa cao Xu hướng chung của các đô thị Việt Nam hiện nay là phát triển nhanh, mở rộng cả về quy mô diện tích đất đai lẫn quy mô dân số Hầu hết những khu vực ĐTH nhanh đều có hệ thống hạ tầng kém phát triển, trình độ dân trí chưa cao, các loại hình kinh tế vẫn nhỏ lẻ, manh mún; người dân vẫn duy trì văn hóa, sinh hoạt theo truyền thống nông thôn, chưa thích ứng được với cuộc sống đô thị
Hai là, nhiều đô thị có tốc độ tăng dân số cao, gây áp lực lớn đến hệ thống kết cấu hạ tầng, làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công cộng Tỉ lệ đất giao thông trong các đô thị còn thấp, hầu hết đạt dưới 10,0% đất xây dựng
đô thị; năng lực vận tải hành khách công cộng của các đô thị còn rất thấp so với nhu cầu Hệ thống thoát nước đô thị cũng chỉ đáp ứng được khoảng 1/6 yêu cầu Khối lượng rác thải phát sinh tăng 10% - 12%/năm và ngày càng gia tăng áp lực về thu gom và xử lý cho các đô thị Một số khu đô thị mới thiếu cây xanh, công viên, mặt nước; thiếu trường học, trạm y tế, sân chơi cho trẻ
em, người già và các đối tượng khác; kiến trúc khu vực đô thị và khu vực nông thôn còn lộn xộn, thiếu bản sắc theo vùng, miền và đặc trưng đô thị; kết nối hạ tầng giữa các đô thị và giữa đô thị trung tâm với các khu đô thị mới mở rộng, giữa đô thị với các vùng nông thôn còn nhiều yếu kém
Ba là, kinh tế đô thị thiếu tính liên kết và tính đa ngành Xu hướng phát triển khu biệt trong địa giới hành chính một tỉnh có nguy cơ tạo ra lỗ hổng lớn trong mối liên kết vùng mang tính chiến lược và tầm nhìn quốc gia, ; sự phối hợp đa ngành trong phát triển, quản lí đô thị còn lỏng lẻo
Bốn là, các đô thị đối mặt với một số vấn đề có tính toàn cầu như: hội nhập quốc tế, ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, phát triển bền vững, nhất là các vấn đề phức tạp của quá trình ĐTH và phát triển
đô thị như dịch cư, chênh lệch giàu nghèo, nhà ở, lao động, việc làm, phát triển vùng ven đô, liên kết đô thị - nông thôn, các tác động tiêu cực từ mạng
xã hội, đại dịch Covid - 19
Trang 341.4.2 Đô thị hóa ở Thanh Hóa giai đoạn 2010 - 2022
Về dân số đô thị Dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2022 khoảng 3,72
triệu người, mật độ dân số toàn tỉnh đạt khoảng 334 người/km2 [6], đạt mức khá so với bình quân chung cả nước (297 người/km2) và rất cao so với bình quân vùng Bắc Trung Bộ (217 người/km2) Tính trong vùng Bắc Trung Bộ, mật độ dân số trung bình của tỉnh Thanh Hóa xếp cao nhất, gấp 1,43 lần so với tỉnh đứng thứ 2 là Thừa Thiên Huế, gấp 1,61 lần so với tỉnh Nghệ An và gấp
2,93 lần so với tỉnh có mật độ dân số thấp nhất vùng là tỉnh Quảng Bình [42]
Số dân đô thị của Thanh Hóa không ngừng tăng qua các năm Trong giai đoạn từ 2010 - 2022, số dân đô thị của tỉnh tăng thêm 661,2 nghìn người (từ 368,6 nghìn người lên 1029,8 nghìn người), trung bình mỗi năm tăng thêm 55,1 nghìn người Với tốc độ này, số dân đô thị Thanh Hóa tăng nhanh hơn bình quân của cả vùng Bắc Trung Bộ [6]
Bảng 1.2 Số dân tỉnh Thanh Hóa phân theo khu vực thành thị và nông
thôn giai đoạn 2010 - 2022
Năm Tổng số Số dân thành thị Số dân nông thôn
Nguồn: Tính toán và xử lí từ NGTK 2021 và NGTK Tỉnh Thanh Hóa các năm
Năm 2022, dân số trong khu vực nội thị (phường thuộc TP, thị xã; thị trấn; các khu vực được công nhận đô thị loại V trở lên) đạt khoảng 1.029.895 người; tỉ lệ đô thị hóa tỉnh Thanh Hóa đạt 27,7%, tốc độ đô thị hóa toàn tỉnh giai đoạn 2010 - 2022 đạt khoảng 2,5%/năm Hiện nay, tỉnh Thanh Hóa có 32
đô thị, gồm: 02 TP là TP Thanh Hóa và TP Sầm Sơn; 02 thị xã là thị xã Bỉm
Trang 35Sơn và thị xã Nghi Sơn; 23 thị trấn huyện lị; 05 thị trấn thuộc huyện là thị trấn Lam Sơn, thị trấn Sao Vàng, thị trấn Nưa, thị trấn Thống Nhất, thị trấn Vân Du [6]
Về phân loại đô thị: Năm 2010, Thanh Hóa chưa có đô thị loại I và
mới chỉ có 01 TP [16]; đến năm 2022, toàn tỉnh có 31 đô thị, trong đó: 01 đô thị loại I (TP Thanh Hóa); 02 đô thị loại III (TP Sầm Sơn, thị xã Bỉm Sơn);
01 đô thị loại IV (thị xã Nghi Sơn), 27 đô thị loại V, bao gồm 23 thị trấn huyện lị và 04 thị trấn chuyên ngành (Vân Du, Lam Sơn, Sao Vàng, Thống Nhất) Bên cạnh đó, Thanh Hóa còn có 06 khu vực được công nhận đạt tiêu chuẩn đô thị loại V (Quảng Lợi, Xuân Lai, Hà Long, Thạch Quảng, Nưa - Tân Ninh, Yên Mỹ) [6]
Về chức năng của các đô thị Hiện có 01 đô thị là trung tâm tỉnh là TP
Thanh Hóa; có 04 đô thị vừa là trung tâm huyện, vừa là trung tâm tiểu vùng thuộc tỉnh là các đô thị Bỉm Sơn, Nghi Sơn, Sầm Sơn và Ngọc Lặc; 22 đô thị còn lại giữ vị trí là trung tâm huyện và 04 đô thị là trung tâm tiểu vùng thuộc
huyện: Vân Du, Thống Nhất, Lam Sơn và Sao Vàng [16]
Về tốc độ đô thị hóa Trong giai đoạn 2010 - 2022, tốc độ ĐTH của
Thanh Hóa đạt mức khá cao, trung bình 4,4%/năm, gấp 3,1 lần tốc độ ĐTH của cả tỉnh trong giai đoạn 2001 - 2010 (1,42%/năm) Tốc độ ĐTH của Thanh Hóa cao hơn mức trung bình của cả nước trong giai đoạn 2010 - 2012
(3,2%/năm) [46]
Tỉ lệ diện tích đất đô thị so với diện tích đất tự nhiên TP Thanh Hóa,
TP Sầm Sơn, TX Bỉm Sơn và TX Nghi Sơn là những đô thị có tỉ lệ đất đô thị đạt 100% Địa phương có tỉ lệ diện tích đất đô thị thấp nhất là huyện Thường Xuân (0,3%) Chênh lệch giữa đơn vị hành chính có tỉ lệ đất đô thị cao nhất
và thấp nhất rất lớn, lên tới 333,3 lần Việc gia tăng đáng kể tỉ lệ diện tích đất
đô thị của Thanh Hóa cũng chịu tác động của quá trình CNH, HĐH [19]
Các vùng đô thị hóa Thanh Hóa có 4 vùng đô thị hóa [40] với những
đặc điểm riêng về sự phát triển đô thị
- Vùng Trung tâm Động lực chủ yếu phát triển đô thị là chức năng
Trang 36trung tâm văn hóa, hành chính - chính trị, thương mại - dịch vụ, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực, khoa học - kỹ thuật và công nghiệp Vùng có mức độ ĐTH cao nhất và thể hiện vai trò động lực đối với các vùng còn lại
- Vùng phía Đông Bắc Động lực chủ yếu phát triển đô thị là vật liệu xây dựng; chế biến nông, lâm, thủy sản, dược phẩm, dịch vụ hậu cần; du lịch văn hóa, tín ngưỡng Đô thị động lực phát triển của vùng là Bỉm Sơn
- Vùng phía Đông Nam Động lực chủ yếu phát triển đô thị là cảng biển và công nghiệp (lọc hóa dầu, vật liệu xây dựng, luyện kim, năng lượng) dịch vụ, du lịch nghỉ dưỡng cao cấp và động lực phát triển là Khu kinh tế Nghi Sơn
- Vùng miền núi phía Tây Động lực chủ yếu phát triển đô thị là vùng nguyên liệu cây công nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc, có nhiều tiềm năng về khai khoáng, năng lượng là điều kiện để phát triển công nghiệp, hình thành các khu du lịch sinh thái và văn hóa
Nhìn chung, quá trình ĐTH của tỉnh trong giai đoạn 2010 - 2022 đã có nhiều chuyển biến tích cực Các đô thị đã có sự chuyển đổi về phân cấp, vị trí, chức năng; quy mô, dân số, tỉ lệ đất đô thị,… Tuy nhiên, do quá trình CNH còn chậm, lại có quy mô dân số lớn, tỉ lệ dân đô thị của Thanh Hóa còn thấp
và tăng chậm
Trang 37Tiểu kết chương 1
Chương 1 đã tổng quan những khái niệm và những vấn đề cơ bản về đô thị và ĐTH, phân tích những biểu hiện quá trình ĐTH, những ảnh hưởng của các nhân tố tới quá trình phát triển và phân bố mạng lưới đô thị Phân tích vị trí và vai trò của đô thị trong quá trình phát triển KT-XH và môi trường, đánh giá thực trạng quá trình ĐTH Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa
Để nghiên cứu quá trình ĐTH của một đô thị nên sử dụng mô hình đường cong đô thị hóa và ít nhất 20 chỉ tiêu sau: Vị trí và chức năng, thu ngân sách, tỉ trọng kinh tế phi nông nghiệp trong GRDP, tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ hộ nghèo, quy mô dân số, mật độ dân số,
tỉ lệ tăng dân số, tỉ lệ dân thành thị, diện tích sàn nhà ở bình quân đầu người,
tỉ lệ nhà ở kiên cố so với tổng quỹ nhà ở, diện tích đất phục vụ công trình công cộng theo đầu người, tỉ lệ đất giao thông đô thị trong tổng đất xây dựng, mật độ đường chính rải nhựa, mật độ đường ống thoát nước, đất cây xanh toàn đô thị tính theo đầu người, tỉ lệ nước bẩn được xử lí, tỉ lệ rác và các chất thải rắn được xử lí
Những kết quả nghiên cứu trong chương 1 này là tiền đề lí thuyết quan trọng trong quá trình nghiên cứu về các vấn đề trong quá trình ĐTH TP Thanh Hóa
Trang 38Chương 2 THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA THÀNH PHỐ THANH HÓA GIAI ĐOẠN 2016 - 2022
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa TP Thanh Hóa
2.1.1 Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ
TP Thanh Hóa là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của tỉnh Thanh Hóa, có tọa độ địa lí 105045’00’’ kinh độ Đông, 19045’20’’ - 19050’08’’ vĩ độ Bắc Phía Bắc giáp huyện Hoằng Hóa, Thiệu Hóa; Phía Đông giáp huyện Hoằng Hóa, TP Sầm Sơn; Phía Nam giáp huyện Quảng Xương, Đông Sơn; Phía Tây giáp huyện Đông Sơn
Nằm ở vị trí trung tâm trên các tuyến giao thông huyết mạch bao gồm đường bộ, đường sắt và đường sông, nên TP thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với cả nước cũng như nước ngoài, để trở thành một trong những cực phát triển phía Nam vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và đẩy nhanh quá trình ĐTH, đồng thời cũng đặt ra những thách thức to lớn cho TP Thanh Hóa trong sự nghiệp phát triển KT-XH và quá trình ĐTH trong thời gian tới
2.1.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội
Lịch sử quần cư và mở rộng địa giới hành chính
Năm 1804, vua Gia Long ra chỉ dụ dời trấn thành Thanh Hóa từ làng Dương Xá (xã Thiệu Dương, huyện Thiệu Hóa nay là xã Thiệu Dương, TP Thanh Hóa) về làng Thọ Hạc (huyện Đông Sơn), gọi là Hạc Thành
Ngày 22/7/1889, vua Thành Thái kí đạo dụ thành lập TX Thanh Hóa bao gồm 7 làng: Đức Thọ Vạn, Cẩm Bào Nội, Cốc Hạ, Phủ Cốc (thuộc tổng
Bố Đức, huyện Đông Sơn); Thọ Hạc, Đông Phố, Nam Phố (thuộc tổng Thọ Hạc, huyện Đông Sơn) Ngày 29/5/1929, người Pháp quyết định thành lập TPThanh Hóa và là một TP cấp 3
Sau Cách mạng tháng 8 thành công (1945), TP Thanh Hóa lại đổi tên thành thị xã Thanh Hóa Sau năm 1954, thị xã Thanh Hóa có 5 phường: Ba Đình, Điện Biên, Lam Sơn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 1 xã Đông Thọ
Ngày 16/3/1963, xã Đông Giang (gồm 3 làng Nghĩa Phương, Đông Sơn
Trang 39và Nam Ngạn) thuộc huyện Đông Sơn và xóm Núi xã Hoằng Long, huyện Hoằng Hóa sáp nhập vào thị xã và chia thành 2 phường: Hàm Rồng và Nam Ngạn Ngày 28/8/1971, các xã: Đông Vệ, Đông Hương, Đông Hải thuộc huyện Đông Sơn và xã Quảng Thắng thuộc huyện Quảng Xương sáp nhập vào Thị xã Lần lượt năm 1991 và 1993, TX Thanh Hóa được xếp vào đô thị loại 4 và loại 3 Khi ấy, TX Thanh Hóa có 7 phường: Ba Đình, Điện Biên, Hàm Rồng, Lam Sơn, Nam Ngạn, Ngọc Trạo, Phú Sơn và 5 xã: Đông Hải, Đông Hương, Đông Thọ, Đông Vệ, Quảng Thắng
Ngày 01/5/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ký Nghị định số 37/CP nâng cấp thị xã Thanh Hóa lên TP Thanh Hóa với 15 phường, xã, tổng diện tích tự nhiên 57,8 km2, dân số gần 20 vạn người Ngày 28/6/1994, Chính phủ ra Nghị định số 55-CP thành lập một số phường thuộc TP Thanh Hóa, chuyển 2
xã Đông Thọ và Đông Vệ thành 2 phường có tên tương ứng; chia xã Đông Hải thành xã Đông Hải và phường Đông Sơn; chia phường Nam Ngạn thành
2 phường: Nam Ngạn và Trường Thi
Ngày 06/12/1995, Chính phủ ra Nghị định số 85-CP điều chỉnh địa giới
để mở rộng TP Thanh Hóa, sáp nhập xã Đông Cương thuộc huyện Đông Sơn, các xã Quảng Thành, Quảng Hưng và một phần đất của xã Quảng Thịnh (sáp nhập vào phường Đông Vệ) thuộc huyện Quảng Xương vào TP, nâng tổng số phường xã lên 17 phường xã Ngày 11/4/ 2002, Chính phủ ra Nghị định 44/2002/NĐ-CP chia phường Phú Sơn thành 2 phường: Phú Sơn và Tân Sơn
Ngày 29/4/2004, TP Thanh Hóa được công nhận là đô thị loại 2 Năm 2008, TP Thanh Hóa có diện tích 57,94 km², với 12 phường với dân số
là 207.698 người (2009)
Ngày 29/02/2012, Chính phủ ra Nghị quyết 05/NQ-CP điều chỉnh địa giới để mở rộng địa giới hành chính TP Thanh Hóa và thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa, sáp nhập 19 xã, thị trấn bao gồm: 22,53 km² và 28.127 người của huyện Hoằng Hoá (gồm các xã Hoằng Lý, Hoằng Long, Hoằng Anh, Hoằng Quang, Hoằng Đại và thị trấn Tào Xuyên); 24,00 km² và 31.761
Trang 40người của huyện Đông Sơn (gồm các xã Đông Lĩnh, Đông Tân, Đông Hưng, Đông Vinh và thị trấn Nhồi); 14,97 km² và 26.098 người của huyện Thiệu Hoá (gồm các xã Thiệu Dương, Thiệu Khánh, Thiệu Vân); 27,36 km² và 37.308 người của huyện Quảng Xương (gồm các xã Quảng Thịnh, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Cát); chuyển thị trấn Tào Xuyên thành phường Tào Xuyên và chuyển thị trấn Nhồi thành phường
An Hoạch
Ngày 19/8/2013, theo Nghị quyết số 99/NQ-CP của Chính phủ, quyết định thành lập các phường: Đông Cương, Đông Hương, Đông Hải, Quảng Hưng, Quảng Thành, Quảng Thắng thuộc TP Thanh Hóa trên cơ sở các xã tương ứng
Nghị quyết số 786/NQ-UBTVQH14 ngày 16/10/2019 của Quốc hội về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc tỉnh Thanh Hóa đã sáp nhập
xã Đông Hưng và phường An Hoạch để thành lập phường An Hưng; Sáp nhập xã Hoằng Lý vào phường Tào Xuyên; Sáp nhập xã Hoằng Anh và xã Hoằng Long thành xã Long Anh
Nghị quyết 1108/NQ-UBTVQH14 Ngày 09/12/2020 của Quốc hội về việc thành lập các phường thuộc TP Thanh Hóa đã chuyển 10 xã: Đông Lĩnh, Đông Tân, Long Anh, Quảng Cát, Quảng Đông, Quảng Phú, Quảng Tâm, Quảng Thịnh, Thiệu Dương, Thiệu Khánh thành 10 phường có tên tương ứng Hiện nay, TP Thanh Hóa có 30 phường và 4 xã trực thuộc
Như vậy, việc mở rộng địa giới hành chính và chuyển xã lên phường là 2 nhân tố quan trọng tác động đến quy mô đô thị, quy mô và cơ cấu dân số đô thị
Dân cư và lao động
Năm 2001, TP Thanh Hóa có 188.482 người, năm 2006, có 201.200 người, đến năm 2010 có 211.300 người, năm 2016 có 356.016 người và năm
2022 có 367.463 người