Câu hỏi đại cương kinh doanh xuất bản

11 0 0
Câu hỏi đại cương kinh doanh xuất bản

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Câu hỏi và đáp án về môn Đại Cương Kinh Doanh Xuất Bản của trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Không mang tài liệu đăng trên các nền tảng khác như zalo, fb, ig...

Trang 1

Câu hỏi ôn tập

Phân tích khái niệm xuất bản

Xuất bản là hoạt động gia công, biên tập đối với các tác phẩm, làm cho nó phù hợp với nhu cầu của độc giả

Xuất bản là hoạt động nhân bản hàng loạt tác phẩm đã được gia công biên tập, làm cho nó có một hình thức vật phẩm xác định (vỏ vật chất) để cung cấp cho độc giả sử dụng

Xuất bản là hoạt động truyền bá rộng rãi các sản phẩm xuất bản đã hoàn thành sau quá trình sản xuất, nhân bản

 Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh và được thể hiện dưới các hình thức: sách in, sách chữ nổi, tranh; ảnh; bản đồ; áp-phích; tờ rơi; tờ gấp, các loại lịch, bản ghi âm; ghi hình có nội dung thay sách hoặc minh họa cho sách

Nêu những tính chất của hoạt động xuất bản

Tính chất văn hóa (tính dân tộc, giai cấp)

Là thuộc tính tất yếu, là bản chất của hoạt động xuất bản - đánh giá, lựa chọn, hoàn thiện XBP là hoạt động văn hóa chuyên ngành

Tính văn hóa bao trùm ở các khâu:

Sản xuất (biên tập, chế bản, nhân bản)

Phân phối (truyền bá văn hóa, giới thiệu sách, hội chợ…)

Tiêu dùng (mua - lựa chọn giá trị văn hóa; sử dụng - tiếp nhận văn hóa)

Tính chất kinh tế - công nghệ

Đặc điểm hàng hóa, đặc điểm quá trình sản xuất, phân phối, tiêu dùng quyết định tính chất kinh tế

Xuất bản dựa trên/vì nhu cầu xã hội, tuân theo quy luật cung - cầu Quy trình chế bản, nhân bản là quá trình sản xuất vật chất (chỉ tiêu, định mức kinh tế - kỹ thuật, hạch toán lỗ tai)

Trang 2

Lưu thông xbp là để thực hiện giá trị hàng hóa

Trình bày đặc điểm của hoạt động xuất bản

Đặc điểm của quá trình xuất bản

Hoạt động xuất bản là một quá trình diễn ra theo nhiều gia đoạn Giai đoạn biên tập

Thu thập thông tin, lựa chọn và xây dựng kế hoạch đề tài

Tổ chức cộng tác viên, thẩm định bản thảo, gia công và thiết kế tổng thể bản thảo

Đọc kiểm tra bản in thử, đọc bản mẫu xbp Giai đoạn nhân bản xbp

Chế tạo bản gốc (bản in, đĩa gốc, băng gốc,…)

Nhân bản hàng loạt (in sản lượng, sao băng, sao đĩa,…)

Hoàn thiện đóng gói sản phẩm (đóng sách, vào bìa, cắt xén, đóng

Thanh quyết toán

Quá trình xuất bản là một hoạt động mang tính chỉnh thể rõ nét Ba giai đoạn liên kết chặt chẽ, kế tiếp và đồng bộ

Trang 3

Người làm XB phải có quan niệm chỉnh thể khi hành nghề

Quá trình xuất bản là một tổ hợp hữu cơ của các loại lao động mang tính chất nghề nghiệp

Lao động biên tập (lao động sáng tạo tinh thần) Lao động in (lao động vật chất - kỹ thuật)

Lao động phát hành xbp (kinh doanh, thương mai) Đặc trưng tính chất của hoạt động xuất bản

Văn hóa

Kinh tế công nghệ

Phân tích vai trò của hoạt động xuất bản

Xuất bản với đời sống chính trị

Xuất bản là công cụ phục vụ, thúc đẩy hoặc cản trở việc thực hiện nhiệm vụ chính trị

Xuất bản là phương tiện truyền thông đại chúng

Xuất bản là mặt trận tuyên truyền giáo dục, cổ động cho các hình thái ý thức xã hội

 Xuất bản là công cụ đấu tranh giai cấp trên lĩnh vực tư tưởng Xuất bản với đời sống kinh tế

Xuất bản là động lực phát triển kinh tế trên tất cả các phương tiện Lực lượng sản xuất

Nhân lực: xuất bản góp phần truyền bá tri thức, tạo ra phẩm chất cao cho người lao động

Thành tựu khoa học kỹ thuật: con người tạo ra công cụ sản xuất hiện đại, vận dụng công nghệ để nâng cao năng suất thúc đẩy nghiên cứu khoa học

Quan hệ sản xuất

Xuất bản góp phần xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất

Xuất bản nâng cao hiệu lực quản lý kinh tế (cung cấp thông tin ngang dọc, ngược xuôi)

Trang 4

Xuất bản cung cấp các cơ sở thực tế và khoa học cho việc xây dựng chiến lược kinh tế, thể chế quản lý kinh tế…

Xuất bản với đời sống văn hóa Nhiệm vụ của văn hóa

Sáng tạo ra các giá trị văn hóa

Truyền bá các giá trị, các sản phẩm văn hóa

Bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, giao lưu văn hóa nhân loại Tổ chức đời sống văn hóa cộng đồng để tiêu dùng văn hóa

Sáng tạo ra các giá trị văn hóa: xuất bản là “bà đỡˮ của sáng tác, giá trị văn hóa thông qua xuất bản để định hình, thông qua biên tập để hoàn thiện, nâng cao trình độ văn hóa trong xã hội

Truyền bá các giá trị, các sản phẩm văn hóa: thông qua biên tập, in, phát hành đưa tới tay khách hàng những tác phẩm có lượng tri thức lớn, tích lũy tri thức lâu dài

Xuất bản tác động đến hoạt động văn hóa khác: xây dựng xã hội học tập, cung cấp công cụ để học tập suốt đời

Xuất bản có vị trí đáng kể trong tổ chức đời sống văn hóa cộng đồng (hội sách, triển lãm sách, thi sách, phong trào đọc sách, kể chuyển theo sách…)

Trình bày quay luật chi phối hoạt động xuất bản

QL1 sự phát triển của hoạt động xuất bản thích ứng với trình độ, yêu cầu cảu nền kinh tế quốc dân

QL2 Xuất bản phát triển dựa trên mối quan hệ hữu cơ, tác động qua lại giữa sản xuất vật chất và lĩnh vực sản xuất tinh thần

QL3 Quy luật giá trị và quy luật kinh tế thị trường tác động tới hoạt động xuất bản

QL4 Quy luật sáng tạo văn hóa - nghệ thuật biểu hiện trong lĩnh vực xuất bản

QL5 Quy luật chi phối của chính trị đến nội dung, nguyên tắc và phương hương phát triển của lĩnh vực xuất bản

Nêu quy trình hoạt động xuất bản

Trang 5

Quy trình biên tập

Tổ chức bản thảo (cộng tác đề tài và công tác cộng tác viên) Biên tập

Bản tảo thô

Biên tập lần 1 BTV trao đổi nội dung với tác giả, vào lỗi và ra Bông 1

Đọc rà soát bông 1 do BTV và người đọc bông)

Biên tập lần 2 BTV có thể trao đổi với tác giả hoặc không, vào lỗi và ra

bông 2 Đọc rà soát)

Biên tập lần N (ra bông cuối)

Ra can

Ra film (in màu)

Tổng biên tập can, film

Là kỹ thuật in nổi, các phần tử in (hình ảnh, chữ viết…) trên khuôn in nằm cao hơn các phần tử không in Hình ảnh trên khuôn in ngược chiều, được cấp mực bằng anilox, sau đó truyền mực trực tiếp lên vật liệu in qua quá trình ép in

In flexo được sử dụng để in các sản phẩm như: thùng carton, các loại decal nhãn hàng hóa, các loại màng nylon….

Trang 6

 In ống đồng

Kỹ thuật in ống đồng về nguyên lý nó là phương pháp in lõm, tức là trên khuôn in, hình ảnh hay chữ viết (gọi là phần tử in) được khắc lõm vào bề mặt kim loại

Nguyên lý hoạt động của máy in ống đồng khi in sẽ có 2 quá trình Mực (dạng lỏng) được cấp lên bề mặt khuôn in, dĩ nhiên mực cũng sẽ tràn vào các chỗ lõm của phần tử in, sau đó một thiết bị gọi là dao gạt sẽ gạt mực thừa ra khỏi bề mặt khuôn in, và khi ép in mực trong các chỗ lõm dưới áp lực in sẽ truyền sang bề mặt vật liệu Mực ở phần tử không in được gạt sạch bởi dao gạt mực, khi đó mực chủ còn chứa trong các lỗ (phần tử in), và mực từ các lỗ này truyền vào bề mặt vật liệu in nhờ áp lực in cao và bám vào vật liệu Vì mực in ống đồng có độ nhớt thấp nên sau mõi đơn vị in đều có đơn vị sấy.

 In lụa

In lụa còn được gọi là in lưới là một dạng trong kỹ thuật in ấn được sử dụng để in rất nhiều loại sản phẩm như in thiệp cưới, in áo, in tranh, in túi vải…Sở dĩ có cái tên in lụa là do khi mới hình thành kỹ thuật in này thì bản lưới của khuôn in làm bằng tơ lụa, cho tới nay bản lưới khuân in được thay thế bằng rất nhiều vật liệu khác nhau có thể là trên các vật liệu vải (vải bông, vải sợi hóa học, vải cotton…) hoặc lưới kim loại để làm thì kỹ thuật in lụa có thêm rên gọi mới là in lưới.

 In kỹ thuật số (digital printing)

Là phương pháp in ấn hiện đại như laser và in phun được gọi là in ấn kỹ thuật số Trong in ấn kỹ thuật số, một hình ảnh được gửi trực tiếp đến máy in bằng cách sử dụng các tập tin kỹ thuật số như các file PDF và những phần mềm đồ họa như illustrator và indesign, có thể tiết kiệm tiền và thời gian

 In offset

Là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng cao sư này lên giấy Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in

Nguyên vật liệu sử dụng trong ngành in là gì

Trang 7

Sợi bằng kim loại

Chỉ khâu bằng sợi bông

Trang 8

Chất sơn in lỏng chế tạo từ các chất nhựa với chất hòa tan hữu cơ bay hơi

Khâu hoàn hiên sản phẩm (sau in)

Kiểm tra bản thảo - nhập văn bản (hình, chữ) - đưa ra bản bông - sửa bài - ra bản can - phơi bản - bình bản - in sản lượng - đóng sách - vào bìa - đóng gói

Kiểm tra bản thảo - nhập hình chữ - biên tập hình chữ - in kỹ thuật số - đòng bài (in kỹ thuật số)

Trang 9

Vì sao xuất bản phẩm lại là hàng hóa đặc thù

Sản phẩm thỏa mãn nhu cầu văn hóa tinh thần, trí tuệ

Nội dung chỉ phù hợp một số nhóm đối tượng khách hàng nhất định

Nội dung không bị hao mòn theo thời gian, có thể truyền qua nhiều thế hệ Giá trị xuất bản phẩm là giá đặc thù

Giá trị và giá cả đôi khi không đồng nhất

Phân tích khái niệm kinh doanh xuất bản phẩm

Kinh doanh là thuật ngữ mới ở Việt Nam từ sau khi đất nước ta thực hiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế 1986 Đối với kinh doanh xuất bản phẩm còn là thuật ngữ ra đời muộn hơn ở Việt Nam

Xuất bản phẩm là sản phẩm của quá trình lao động sáng tạo và công nghệ chế bản, đồng thời là một dạng hàng hóa đặc thù nên ngày nay nó cũng là đối tượng của kinh doanh

 Kinh doanh xuất bản phẩm là quá trình đầu tư vốn (tiền, của) và công sức dể tổ chức các hoạt động sản xuất, mua và bán hàng hóa xuất bản phẩm nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp

Nêu ý nghĩa của hoạt động kinh doanh xuất bản phẩm (Incomplete)

Thúc đẩy sản xuất - lưu thông xuất bản phẩm

Kinh doanh là thực hiện tuyên truyền giáo dục, phổ biến văn minh và đáp ứng nhu cầu xbp cho xã hội

Mang lại hiệu quả kinh tế

Thu hút nguồn lực, làm hòa nhập thị trường

Nêu đặc trưng cơ bản của kinh doanh xuất bản phẩm (Incomplete)

Mang đặc trưng truyền thống Mang đặc trưng văn hóa tinh thần Mang đặc điểm sản xuất hàng hóa

Phân tích quan niệm về thị trường

Trang 10

Quan niệm truyền thống: theo các quan điểm truyền thống thì cho rằng, thị trường là nơi diễn ra việc mua và bán hàng hoá, thị trường là nơi gặp gỡ giữa cung và cầu….

Quan niệm hiện đại: thị trường là một qua trình, trong đó người mua, người bán thứ hàng hóa nào đó để tác động qua lại với nhau bằng các cách khác nhau để xác định giá cả, số lượng hàng hóa và phương thức thanh toán

Nêu chức năng của thị trường xuất bản phẩm

Chức năng thừa nhận - thực hiện Chức năng điều tiết và kích thích Chức năng thông tin

Trình bày các yếu tố cấu thành thị trường

Cầu hàng hóa

Cầu xbp là sự đòi hỏi bức thiết của khách hàng về một hay vài xbp cụ thể nào đó trong khoảng không gian, thời gian cụ thể và họ có khả năng thanh toán

Cung hàng hóa

Cung xbp là khả năng của một tổ chức, một quốc gia hay thế giới trong việc khai thác đề tài, tạo ra hoặc mang phân phối xbp ra thị trường trong những điều kiện không gian, thời gian cụ thể với mức giá nhất định

Cạnh tranh Hàng hóa Dịch vụ Hàng hóa

Theo luật xuất bản năm 2012 tại khoản 4, điều 4 có ghi: “Xuất bản phẩm là tác phẩm, tài liệu về chính trị, kinh tế văn hóa, xã hội, giáo dục và đào tạo, khoa học công nghệ, văn học, nghệ thuật được xuất bản thông qua nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản bằng các ngôn ngữ khác nhau, bằng hình ảnh, âm thanh…ˮ

Giá cả

Giá hàng hóa xuất bản phẩm là giá thị trường, giá thị trường là biểu hiện giá trị trao đổi của hàng hóa trên thị trường

Trang 11

Giá cả thị trường chịu tác động của nhiều nhân tố Quy luật cung - cầu

Quy luật cạnh tranh Quy luật lưu thông tiền tệ

Nêu các khâu nghiệp vụ đầu vào và đầu ra của kinh doanh xuất bản phẩm

Đầu vào

Nghiên cứu thị trường Tài chính doanh nghiệp

Ngày đăng: 02/04/2024, 21:00

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan