Nghị luận báo chí

135 0 0
Nghị luận báo chí

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

1.1.2 Nghị luận báo chí trong hệ thống loại thể báo chí 4

1.2 Vai trò, vị trí của loại thể tác phẩm Nghị luận báo chí 7

1.2.1 Trong đời sống xã hội 7

1.2.2 Trong hoạt động báo chí 10

1.3 Sự hình thành và phát triển loại thể nghị luận báo chí 11

2.1.1 Bình luận – thao tác của tư duy 34

2.1.2 Khái niệm bình luận 36

2.2 Tiêu chí nhận diện và phân loại 37

2.2.1 Từ sự kiện đến vấn đề 37

2.2.2 Thông tin lý lẽ, luận và hệ thống luận điểm, luận cứ 40

2.2.3 Các dạng bài bình luận 42

2.3 Kỹ thuật viết bài bình luận 47

2.4 Một số lưu ý khi viết bài bình luận 51

CHƯƠNG 3: XÃ LUẬN 55

3.1 Tần số xuất hiện, vai trò, vị trí 55

3.2 Khái niệm 56

3.3 Các dạng bài xã luận 57

3.3.1 Xã luận nhân kỷ niệm những mốc lịch sử quan trọng 57

3.3.2 Xã luận về những sự kiện chính trị, ý nghĩa thời sự nổi bật 58

3.3.3 Xã luận chỉ đạo các hoạt động trong đời sống xã hội 58

Trang 2

3.3.4 Xã luận nhằm bộc lộ những quan điểm lớn 59

3.4 Quy trình viết bài xã luân 59

3.4.1 Đặt vấn đề 59

3.4.2 Xác định đối tượng chính 60

3.4.3 Sưu tầm tài liệu và lập dàn ý 60

3.4.4 Viết bài xã luận 62

3.5 Kết cấu của bài xã luận 63

CHƯƠNG 4: CHUYÊN LUẬN 65

4.1 Quan niệm 65

4.2 Đặc điểm 66

4.2.1 Về sự xuất hiện 66

4.2.2 Đặc điểm về nội dung và hình thức 67

4.3 Đối tượng tiếp nhận và tác giả của chuyên luận 68

TÀI LIỆU THAM KHẢO 70

PHỤ LỤC 72

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Quý đồng nghiệp cùng các bạn sinh viên thân mến!

Nghị luận báo chí là một trong những học phần thuộc kiến thức chuyên ngành trong chương trình đào tạo cử nhân báo chí và cử nhân báo chí chất lượng cao Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Môn học có sự kết hợp chặt chẽ giữa kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành Môn học này không chỉ có ý nghĩa đối với sinh viên báo chí mà còn với sinh viên các ngành học khác có quan tâm các sự kiện, vấn đề nảy sinh trong cuộc sống cần ý kiến đánh giá, phản biện đa diện, nhiều chiều Việc trang bị kiến thức, kỹ năng để sinh viên xây dựng được tác phẩm nghị luận báo chí là rất cần thiết

Tác giả biên soạn Bài giảng Nghị luận báo chí nhằm phục vụ cho việc dạy học tại

Trường Đại học Sư phạm, ĐH Đà Nẵng Bài giảng được thiết kế thành 2 phần: kiến thức chung về nghị luận báo chí và kiến thức chuyên sâu về từng dạng bài cụ thể trong nhóm thể loại báo chí nghị luận này Cụ thể, bài giảng có 4 chương bao gồm: chương 1 trình bày các vấn đề tổng quan về nghị luận báo chí như lịch sử hình thành và phát triển, các dạng bài cơ bản, cấu trúc cơ bản tác phẩm nghị luận báo chí…Chương 2,3,4 lần lượt trình bày kỹ năng xây dựng tác phẩm báo chí bình luận; xã luận và chuyên luận

Bài giảng được thiết kế dựa trên việc vừa trang bị kiến thức lý thuyết vừa trang bị kỹ năng thực hành thông qua việc trao đổi nghiệp vụ với các phóng viên viết bình luận, chuyên luận Trong quá trình biên soạn không tránh khỏi những hạn chế khách quan và chủ quan Rất mong nhận được sự góp ý của các đồng nghiệp và sinh viên để tác giả tiếp tục hoàn thiện

Trân trọng!

ThS Trần Thị Tuyết

Trang 4

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHỊ LUẬN BÁO CHÍ 1.1 Khái niệm

1.1.1 Nghị luận báo chí

Nghị luận báo chí (hay còn được gọi là chính luận báo chí) là một dạng tác phẩm báo chí trình bày quan điểm của cá nhân, tòa soạn (cơ quan báo chí) về một vấn đề thời sự, chính trị, xã hội mà công chúng đang quan tâm nhằm cung cấp thông tin và định hướng dư luận xã hội Dạng bài này đã hình thành và phát triển khá lâu trên thế giới cũng như nước ta nhưng tên gọi của nó cho đến nay vẫn chưa được thống nhất Điều này không có gì lạ, thông thường, thực tiễn văn học cũng như báo chí, sáng tác tác phẩm đi trước rồi sau đó dần dần người ta mới thống nhất tên gọi cho một loại thể nào đó ra đời Thời gian định danh nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó thành tựu nghiên cứu đóng vai trò quan trọng

Nửa cuối thế kỷ XX, tác phẩm chính luận báo chí trên báo chí Việt Nam được gọi bằng nhiều thuật ngữ khác nhau Tác giả xin lược trích một số ý kiến:

Năm 1961, Hội Nhà báo Việt Nam đã dùng từ “Ngôn luận báo chí” trong cuốn sách cùng tên để chỉ loại thể này

Năm 1975, khi nói chuyện tại tại lớp phóng viên trẻ báo Sài Gòn giải phóng, ông Lưu Quý

Kỳ cho rằng: Trong các thể loại chủ yếu của vân văn có: tin tức, ảnh, điều tra, phóng sự và

nghị luận (thuật ngữ này đã được dùng từ lâu Tờ Đông Pháp thời báo ra đời ở Sài Gòn

ngày 2/5/1923; đến giữa năm 1927, khi Diệp Văn Kỳ làm Chủ nhiệm, trong “Chương trình 6 điểm” của ông, điểm thứ ba có ghi: “Nghị luận những vấn đề nông thương công nghệ để giúp đồng bang rộng mở tài nguyên, vãn hồi quyền lợi”

Trong cuộc nói chuyện tại trường Tuyên huấn Trung ương năm 1976, đồng chí Hà Đăng,

báo Nhân dân đã dùng: Nghị luận trên báo để chỉ loại tác phẩm này.

Trong cuốn Nghề nghiệp và công việc của nhà báo do Hội Nhà báo Việt Nam xuất bản

năm 1992 lại gọi loại thể này là “thể loại chính luận” Mặc dù tồn tại nhiều cách gọi cùng

Trang 5

một sự vật, hiện tượng hay một hoạt động tinh thần của con người như trên nhưng phản ánh tình hình nghiên cứu loại thể báo chí ở Việt Nam chưa có những thành tựu đáng kể

Năm 1995, cuốn sách Tác phẩm báo chí, tập 3, xuất bản Giáo dục ấn hành nằm trong hệ

thống giáo trình nghiệp vụ báo chí của Phân viện Báo chí và Tuyên truyền (nay là Học viện Báo chí và Tuyên truyền), thuật ngữ “Chính luận báo chí” được dùng lần đầu tiên để gọi tên một trong những loại thể có bài của báo chí Nó dần dần được dùng không những trên các giảng đường đại học mà còn được dùng ở các lớp bồi dưỡng báo chí, ở trên các phương

tiện thông tin đại chúng Năm 2000, ông Trần Quang xuất bản cuốn Các thể loại chính luận báo chí Tháng 4-2004, báo Nhân dân mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ viết loại thể chính

luận báo chí Phát biểu trong lễ khai mạc tại lớp bồi dưỡng nghiệp vụ này, Tiến sĩ Đinh Thế Huynh, Tổng Biên tập báo Nhân dân, có viết bài “Chính luận là nhóm thể loại có sức

chiến đấu cao” (Trần Thế Phiệt: “Về tên gọi của một loại tác phẩm báo chí”, Tạp chí Báo chí và tuyên truyền, số 1, 1995)

Mặc dù tồn tại nhiều cách gọi khác nhau nhưng khái niệm Nghị luận báo chí hay Chính luận báo chí đều có đặc điểm là dạng bài báo có sự phân tích, giải thích, trao đổi, bàn luận về một sự kiện, vấn đề Thể loại này phản ánh hiện thực bằng phương thức luận bàn, phân tích, lý giải, nhằm giải quyết những vấn đề bằng lý lẽ Phương thức phản ánh này được các nhà ngôn ngữ học gọi là phong cách chính luận, các nhà nghiên cứu lý luận văn học gọi là những “tác phẩm chính luận” Và trong văn học, người ta đã đưa thêm một loại thể mới là: “Chính luận nghệ thuật” vào “gia đình” các loại thể văn học bên cạnh, như: loại thể trữ tình, tự sự, kịch và ký

Nghị luận báo chí là thể loại tác phẩm báo chí phân tích, bình luận các vấn đề chính trị, xã hội đương thời Dạng bài này gồm 3 nhóm tác phẩm chính là Bình luận, xã luận vằ chuyên luận Nội dung các tác phẩm thuộc nhóm nghị luận báo chí phản ánh các vấn đề được công chúng quan tâm, nhằm định hướng dư luận xã hội và thể hiện quan điểm, lập trường của cơ quan báo chí về các vấn đề thời sự

Trang 6

1.1.2 Nghị luận báo chí trong hệ thống loại thể báo chí

Lý luận về loại thể báo chí ở nước ta được hình thành cùng với sự hình thành và phát triển của các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng báo chí Manh nha cho những hiểu biết về thể loại tác

phẩm phải kể đến hai tập Giáo trình nghiệp vụ báo chí của Trường Tuyên huấn Trung

ương, lưu hành nội bộ từ năm 1977 – 1978 Đây là những đề cương bài ginagr và bài giảng

về Công tác bình luận trên báo và một số thể bài phản ánh trên báo Và cuốn Tác phẩm báo chí (tập 1) đã đưa ra khái niệm về loại thể tác phẩm báo chí, tính quy luật trong sự hình

thành, phát triển và một số vấn đề có tính phương pháp luận trong việc phân chia thể loại tác phẩm báo chí Trên cơ sở đó, các tác giả phân chia tác phẩm báo chí thành ba loại: “Loại tác phẩm thông tấn có các thể loại: tin, tường thuật, phỏng vấn bài báo, ghi nhanh, điều tra, phóng sự”; “loại tác phẩm chính luận bao gồm các thể loại bình luận, xã luận và chuyên luận”; “loại tác phẩm chính luận nghệ thuật bao gồm các thể bút ký, ký sự, nhật ký phóng viên, tiểu phẩm”

Đến năm 2007, trong cuốn Những vấn đề của báo chí hiện đại cho rằng, hệ thống thể loại

báo chí ở nước ta gồm ba nhóm sau: “Nhóm các thể loại thông tin báo chí” có tin, bài thông tấn, tường thuật, điều tra, ghi nhanh, phỏng vấn sự kiện, phóng sự sự kiện “Nhóm các thể loại chính luận báo chí” có bình luận, xã luận, điều tra, bài phê bình, phỏng vấn vấn đề “Nhóm các thể loại tài liệu - nghệ thuật” có phóng sự, phỏng vấn chân dung, ký chân dung, ký chính luận, thư phóng viên, sổ tay phóng viên, nhật ký phóng viên

Với mục đích xác định vị trí của loại thể tác phẩm chính luận trong hệ thống loại thể báo chí, đồng thời bày tỏ quan điểm của tác giả về vấn đề đạng được tranh luận, tác giả Trần

Thế Phiệt trong cuốn Chính luận báo chí đã tổng hợp hệ thống loại thể báo chí thành 4 cấp

độ loại hình – loại thể - thể loại – dạng:

Cấp độ 1 là cấp độ Loại hình (hình) Nó tồn tại bên cạnh các loại hình khác như văn học, nghệ thuật, triết học, sử học Báo chí hiện nay đang tồn tại 4 loại hình chính: báo in, báo nói, báo hình và báo mạng điện tử

Trang 7

Cấp độ 2 là cấp độ Loại thể (loại) Khái niệm này đồng nhất với cách phân loại tác phẩm báo chí với 3 nhóm: loại thể thông tấn báo chí, loại thể chính luận báo chí và loại thể

thông tấn – nghệ thuật Ở cấp độ 2, loại thể tác phẩm có những đặc điểm khái quát như sau:

- Tác phẩm thông tấn:

+ Đối tượng phản ánh là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự nóng hổi, có ý nghĩa xã hội; đáp ứng nhu cầu thông tin nhanh, khách quan mà dư luận xã hội quan tâm Thông tin trong loại thể tác phẩm này cung cấp những số liệu thể hiện quy mô, tính chất, ý nghĩa và mối quan hệ của các sự kiện, hiện tượng, vấn đề trên cơ sở quan sát trực tiếp của nhà báo

+ Mục đích thông tin là cung cấp cho công chúng những thông tin mới nhất về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề phong phú đang xảy ra hằng ngày, hằng giờ Nó giúp cho con người hình dung được diện mạo chung của thế giới xung quanh mình, làm cơ sở cho việc xác định, lựa chọn kịp thời tính chất, phương hướng, cách thức cho các hành vi xã hội

+ Ngôn ngữ trình bày là ngôn ngữ mô tả, tường thuật Ngôn ngữ trong loại tác phẩm này mang tính chất sự kiện, phản ánh khách quan, trực tiếp những gì đang xảy ra Ngôn ngữ đó phải ngắn gọn, mạch lạc, dễ hiểu Kết cấu loại tác phẩm này thường năng động nhằm mục đích phản ánh rõ nhất, nhanh nhất, đem lại những nhận biết đầu tiên về sự kiện khách quan - Các tác phẩm chính luận báo chí:

+ Đối tượng phản ánh là các sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà xã hội quan tâm muốn nhận thức về mối quan hệ phức tạp, tính chất, quy luật, nguyên nhân cũng như xu hướng vận động của chúng Chất lượng thông tin ở loại thể này chủ yếu là những phán đoán khái quát dựa trên cơ sở phân tích, lý giải toàn diện các mối quan hệ bên trong và bên ngoài của sự kiện, hiện tượng, vấn đề mà bài viết đề cập

+ Mục đích thông tin là giúp cho công chúng nhận thức một cách hợp lý về tính chất, bản chất sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự Trên cơ sở đó, nó tạo điều kiện hình thành trong công chúng một phương pháp ứng xử đúng đắn, chỉ đạo cho những hành động thực tiễn phù hợp với sự vận động, phát triển của xã hội

Trang 8

+ Ngôn ngữ ở loại tác phẩm chính luận mang đậm tính lôgíc Kết cấu tác phẩm thường được hình thành theo các quy luật của tư duy, liên kết chặt chẽ, giàu sức thuyết phục - Loại thể thông tấn nghệ thuật (ký báo chí)

Quan điểm về loại thể này còn nhiều tồn tại bất động nhưng cũng có thể nêu một số đặc điểm chung như sau:

+ Nội dung các tác phẩm thông tấn nghệ thuật là sự kiện, vấn đề khách quan tồn tại trong thực tiễn mang tính thời sự, hay quan hệ chặt chẽ với sự chủ lựu có nghĩa chính trị hoặc giáo dục, hướng dẫn suy nghĩ hàng vi của con người Chất lượng thông tin ở loại thể này là sự thống nhất giữa nhận thức, phán đoán khách quan với nhận thức thẩm mỹ chủ quan của người viết về những sự kiện, hiện tượng, vấn đề hiện thực cuộc sống đang diễn ra

+ Mục đích của loại thể này là cung cấp cho công chúng về các sự kiện, hiện tượng, vấn đề đang xảy ra một cách toàn diện hơn trong các mối quan hệ với giá trị thẩm mỹ

+ Ngôn ngữ và kết cấu vì thế uyển chuyển, kết hợp giữa tính chất thông tin chính luận khách quan đặc trưng của báo chí và tính chất nghệ thuật với các thủ pháp phong phú của văn học Đây là loại thể giao thoa giữa loại hình báo chí với loại hình văn học, nghệ thuật - Loại thể văn nghệ trên báo

+ Từ nội dung, mục đích đến cách thể hiện đều mang nghệ thuật tính chất văn học, nghệ thuật, hoặc tác phẩm văn học,

+ Đây là loại thể được báo chí truyền tải nhằm phục vụ cho sự kiện, hiện tượng, vấn đề thời sự nào đó mà xã hội quan tâm Nhưng, nó phải tuân theo đặc điểm cơ bản của báo chí là mang tính thời sự

+ Đây là loại thể có sự giao thoa với văn học, nghệ thuật

Cấp độ 3 là cấp độ Thể loại (Thể) Mỗi loại thể có nhiều thể loại Phóng viên có thế mạnh riêng về từng thể loại nhất định, tạo nên cái riêng, cái độc đáo, phong cách của từng nhà báo Thể loại là cấp độ phổ biến thể hiện sự phong phú, phản ánh tính đa dạng của hoạt động báo chí

Trang 9

Cấp độ 4 là dạng thức (dạng) Đây là phân dạng nhỏ của từng thể loại báo chí Ở một số thể loại, như: tin và bình luận… xuất phát từ nội dung hay hình thức, người ta có nhu cầu phân ra từng dạng tác phẩm Như tin vắn, tin ngắn, tin sâu…

1.2 Vai trò, vị trí của loại thể tác phẩm Nghị luận báo chí

1.2.1 Trong đời sống xã hội

Xã hội loài người dù được nhìn nhận dưới các góc độ toàn cầu, từng quốc gia, từng gia đình hay từng cá nhân thì ở bất cứ thời điểm phát triển nào của lịch sử cũng đều đặt ra những vấn đề cần nhận thức và cần giải quyết Chẳng hạn, thế kỷ XXI, nhân loại đặt ra vấn đề gì? Vẫn là vấn đề muôn thuở chiến tranh và hòa bình; vấn đề toàn cầu hóa về mặt kinh tế và truyền thông; vấn đề gia tăng cách biệt giàu nghèo; vấn đề môi trường, hiện tượng nóng lên của trái đất và sự tan băng ở Bắc Cực và Nam Cực đe dọa đến đời sống con người, vấn đề an ninh lương thực, an ninh năng lượng Có thực nhân loại đang sống trong một “thế giới phẳng” hay không như lời của nhà báo, nhà bình luận người Mỹ Thomas Friedman nói

Trong bối cảnh đó, Việt Nam đang đặt ra vấn đề gì trong giai đoạn lịch sử này? Vấn đề đổi mới toàn diện đất nước, vấn đề kinh tế và hội nhập quốc tế; rồi an ninh quốc phòng trong thời kỳ phát triển mới, ngay cả vấn đề môi trường, sinh đẻ, sức khỏe cộng đồng, an sinh xã hội toàn giao thông luôn là mối quan tâm của xã hội nước ta

Trong mỗi mái ấm gia đình của xã hội Việt Nam hiện đại cũng không ngừng biến đổi Cơ cấu gia đình truyền thống bị lung lay Gia đình theo kết cấu tứ đại đồng đường, tam đại đồng đường dân lùi xa Nếp sống của gia đình hiện đại đặt ra nhiều vấn đề trong tình cảm vợ luận chồng, cha con, mẹ con và các quan hệ huyết thống khác

Mỗi cá nhân con người trong xã hội hiện đại cũng khác các mối quan hệ con người vài thập kỷ trước đây Thế hệ trẻ ngày nay có điều kiện để sống và học tập tốt hơn cha hiện anh của họ Nhưng những thách thức và cạm bẫy không phải là ít trong cuộc sống đời thường Mục đích và lý tưởng sống cũng luôn đặt ra cho thế hệ trẻ mọi thời đại Vậy, ở giai đoạn này, xã hội đã chuẩn bị hành trang gì cho họ tiếp bước cha anh xây dựng đất nước?

Trang 10

Xã hội ở mỗi thời kỳ luôn đặt ra những vấn đề đòi hỏi con người phải lý giải, phân tích để đi đến nhận thức đúng, định hướng cho sự phát triển Công việc phân tích, phải lý giải để đi đến sự thống nhất về nhận thức, chỉ đạo, định hướng hoạt động thực tiễn là nhiệm vụ của nhiều lĩnh vực hoạt động tư tưởng, trong đó có báo chí Chức năng cơ bản của báo chí là thông tin Vẫn biết rằng: nhiệm vụ của báo chí là thông tin nhiều chiều, toàn diện, kịp thời những diễn biến của đời sống xã hội Nhưng, báo chí không chỉ luận dừng lại ở thông tin và không những chỉ đơn thuần làm chức năng thông tin Trong một xã hội hiện đại, khi mà cuộc cách mạng thông tin đã tác động đến mọi hang cùng ngõ hẻm trên mọi miền của trái đất; khi mà con người hằng ngày tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn, nhiều hướng thì nhiệm vụ của các nhà tư tưởng nói chung, của nhà báo nói riêng là phải trở thành những người - tiếp xúc, giúp bạn đọc trong việc nhận thức bản chất thông tin Điều này lại rất phù hợp với đặc trưng của tác phẩm chính luận Tác phẩm chính luận báo chí không dừng lại ở thông tin sự kiện, thông tin về sự vật, hiện tượng, thông tin về sự xuất hiện hay bề mặt của sự phát triển

Bằng sự bình giá, phân tích, lý giải, nó đi sâu vào bản chất của sự kiện, hiện tượng, vấn đề của đời sống Vì thế, tác phẩm chính luận báo chí có khả năng tác động đến bạn đọc ở chiều sâu nhận thức Lý luận báo chí cách mạng từ lâu đã chỉ ra điều đó và đã nâng lên thành một trong những chức năng cơ bản của báo chí là: “Chức năng tư tưởng”.| Bằng thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, một số nhà báo tư sản cũng có những quan điểm tiến bộ đó Trên

tạp chí Nghề báo của Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh có đăng bài báo ngắn: “Đơn

thuần lược kê sự kiện - Đó không phải là báo chí”?

Hay sự kiện hơn 500 nhà báo hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thông tin quốc tế, có mặt tại diễn đàn “Thế giới tin tức” được tổ chức tại Berlin, đã bị sửng sốt trước ý kiến của một nhà báo BBC cho rằng: “Đưa tin một cách khách quan - điều đó là đạo đức giả”, “tôi tin tưởng sâu sắc rằng, chúng ta không được đứng ở vị trí lãnh đạm giữa điều thiện và cái ác, giữa công bằng và bất công” Những lời này là của Martin Bell, nhà báo chuyên nghiệp, lão thành nổi tiếng bậc nhất thế giới Bell, 58 tuổi, đã có nghiệm làm việc tại Hãng Truyền thanh Anh (BBC năm, đưa tin về các sự kiện từ hơn 80 nước, trong đó có những “điểm

Trang 11

nóng” nhất trên toàn cầu như Bôxni và Ruanda, nhiều lần bị nguy hiểm tính mạng, đã bị thương tại Sarajevo Quan điểm của ông đã thu hút sự chú ý của từ các đồng nghiệp đến dự diễn đàn, nhưng lại bị Ban lãnh tr đạo BBC, nhất là chương trình “Thế giới BBC” phản đối ni mạnh mẽ L Hardson, người lãnh đạo chương trình thời sự quốc tế nổi tiếng gọi lời phát biểu của Bell là thiếu định hướng, gây nhận thức nhầm lẫn Bell đã phản công lại sự phê phán đó: “Bây giờ mọi người đã hiểu tại sao tôi chọn làm việc ở nơi có chiến tranh, thay vì trong trung tâm BBC”

Theo quan điểm của Martin Bell, kiểu báo chí lãnh đạm, đơn thuần ghi nhận những gì diễn ra, không kêu gọi hành động là có hại cho thế giới, nơi mà nạn khủng bố và chiến tranh vẫn ngang nhiên hoành hành Báo chí không có quyền được thờ ơ, không chỉ đơn giản đưa thông tin, mà nhất thiết phải giúp đỡ mọi người, tác động vào dư luận để chống lại cái ác Người cầm bút biết tự trong thì không nên lợi dụng luận điểm về “sự đề kháng của nhà báo” để lạnh lùng nhìn máu đổ trong khi có thể cung cấp những dữ kiện để lên án những kẻ gây tội ác

Martin Bell cho rằng: “Các phương tiện thông tin đại – chúng đã có những đóng góp lớn lao cho nhân loại khi vạch ra những tội ác của Lầu Năm góc trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam trước đây, bởi vì các nhà báo đã không lãnh đạm Và tôi hài lòng là bằng các bài viết của mình ở Bancăng và châu Phi, tôi đã tác động lên giới cầm quyền

Đơn thuần lược kê sự kiện, đó không phải là báo chí Đưa tin một cách khách quan - điều đó là đạo đức giả”

Đời sống xã hội, dù là xã hội loài người, dù là cộng đồng trong những quốc gia hay dù là trong từng gia đình, từng cá thể, luôn tồn tại trong những bất đồng ý kiến, trong mâu thuẫn Cho nên, có lẽ không bao giờ ngừng những cuộc bàn luận, trao đổi, đấu tranh trong lĩnh vực tư tưởng Và vì thế, cũng không bao giờ người ta lại không sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần trong cuộc đấu tranh tư tưởng này Đó là cơ hội và lý do cho loại thể tác phẩm chính luận báo chí tồn tại và phát triển Có thể nói, nếu báo chí còn tồn tại và phát triển và nếu xã hội loài người còn tồn tại và phát triển thì loại thể tác phẩm chính luận vẫn sẽ luôn đồng hành với sự tồn tại và phát triển đó

Trang 12

1.2.2 Trong hoạt động báo chí

Vai trò, vị trí của loại thể tác phẩm chính luận báo chí trong hoạt động báo chí phải được nhìn nhận ở nhiều góc độ

Trước tiên, đối với cả một nền báo chí, dù ra đời sớm hay muộn, hầu như quốc gia nào trên thế giới ngày nay cũng đều tồn tại một nền báo chí Đó là tiếng nói, là người đại diện cho dân tộc, quốc gia mình Trong xã hội hiện đại, nền báo chí nào cũng tồn tại dưới nhiều loại hình, loại thể khác nhau đa dạng hóa thông tin để thỏa mãn nhu cầu của con người trong mỗi cộng đồng của mỗi quốc gia Thực tiễn báo chí trên thế giới và nước ta cho thấy, bất cứ nền báo chí nào, dù phương Tây hay phương Đông, dù có những chế độ xã hội - chính trị khác nhau, nhưng nền báo chí nào cũng tồn tại và phát triển không những loại thể thông tấn (tin, tường thuật, phỏng vấn, phóng sự… còn cả loại thể chính luận (bình luận, xã luận, chuyên luận, ) Và vì vậy, hầu như nền báo chí nào cũng nhằm hướng công chúng tới chỗ nhận biết thế giới đang xảy ra những gì và dưới những quan điểm khác nhau nào Nó cũng nhằm giải thích thế giới đang xảy ra như thế nào để hướng công chúng tới một nhận thức nhất định Trong một thế giới mà cuộc cách mạng thông tin đang phát triển như ngày nay, việc làm cho công chúng nhận biết thông tin nhiều chiều quả thực có nhiều thuận lợi Những gì xảy ra ở một nơi nào đó trên thế giới đều lập tức được cập nhật rồi truyền tải đi khắp nơi Sức lan tỏa nhanh chóng đó chính là sự phát triển vượt bậc của các phương tiện truyền thông Chính trong bối cảnh đó, vấn đề đặt ra là làm sao giải quyết vấn đề nhận thức các thông tin một cách đúng hướng, đúng bản chất Đó là nhiệm vụ nặng nề đặt ra đối với những nhà chính luận báo chí Báo chí ở một mức độ nào đó là một phương tiện, một công cụ, nhưng báo chí trong một xã hội còn tồn tại giai cấp, tồn tại nhiều khuynh hướng thì nó luôn được các giai cấp, các tổ chức, các đảng phái, các quốc gia sử dụng như một phuong tiện có lợi cho mình Vì vậy, lý giải, nhận thức thông tin Không phải bao giờ cũng dễ dàng thống nhất Hơn nữa, nhận thức còn tùy thuộc vào cá nhân từng nhà báo về trình độ, phẩm chất, lập trường, khuynh hướng của họ Cùng một sự kiện bản thể, nhưng tồn tại nhiều sự kiện được nhận thức theo những mục đích, khuynh hướng, phẩm chất, trình độ khác nhau Cho nên, mỗi nền báo chí đều truyền tải thông tin và cố gắng xây dựng một nhận thức cho

Trang 13

công chúng theo quan điểm và lợi ích của dân tộc và quốc gia mình Điều đó khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của tác phẩm chính luận, của nhà báo chính luận trong cộng đồng của mình như thế nào

Nhìn nhận ở góc độ bản chất nghề nghiệp, nhà báo được gọi là nhà chính luận Đội ngũ nhà báo trong từng quốc gia là đội ngũ chiến sĩ đấu tranh trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa của dân tộc mình Họ chiến đấu bằng những tác phẩm báo chí của mình Mỗi tác phẩm báo chí nói chung, tác phẩm chính luận báo chí nói riêng là một viên gạch xây dựng Tổ quốc, là một thứ vũ khí tư tưởng góp phần đấu tranh giữ gìn và bảo vệ đất nước

1.3 Sự hình thành và phát triển loại thể nghị luận báo chí

Nghiên cứu về sự hình thành, phát triển của loại thể chính luận báo chí là đi sâu một đặc điểm có tính chất lịch sử, văn hóa Bất cứ loại thể báo chí nào, cũng như các loại thể văn học, không phải nó tự nhiên ra đời Hạt giống nào cũng có thời kỳ phôi thai, khi đặt trong một điều kiện và môi trường nhất định, hạt thóc mới bật lên thành cây lúa Để trở thành một loại thể báo chí như ngày nay, quá trình hình thành và phát triển của nó cũng phải trải

qua những giai đoạn khác nhau 1.3.1 Trên thế giới

Báo chí thế giới mãi đến thế kỷ XVII mới xuất hiện, trong khi đó văn học từ hàng nghìn năm trước đã có những kiệt tác, như: “Iliat và Ođixê” của Hôme; những trường ca của Hy Lạp - La Mã, trường ca Ấn Độ Cũng tương tự, trước khi có tác phẩm chính luận trên báo, trong văn hóa loài người đã hình thành và phát triển đến rực rỡ văn nghị luận và phong cách chính luận

Nghị luận với tư cách là một loại thể văn học đã hình thành từ xa xưa và phát triển cùng với sự phát triển của tư tưởng, văn hóa và giáo dục của nhân loại Nó đã có những sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển ấy Từ hàng nghìn năm trước, khi chữ viết chưa trở thành phương tiện giao tiếp phổ biến thì con người đã dùng lời nói để truyền bá kinh nghiệm, tư tưởng, tình cảm, giáo huấn, thuyết phục người khác Chính điều kiện ấy, thời cổ đại đã

Trang 14

hình thành một lớp người ở phương Tây gọi là “hùng biện”, còn phương Đông gọi là “biện sĩ”

Trong cuốn Thuật hùng biện, La Bruyère cho rằng “hùng biện là nghệ thuật dùng lời nói

làm chủ tinh thần và trái tim” Doriac và Dugaston cho rằng: “Hùng biện là nghệ thuật, là tài nói hay, thuyết giỏi, làm cảm động, làm tin phục và chinh phục” Hugues Blair cho rằng “hùng biện là nghệ thuật trình bày chân lý sáng tỏ mà lợi ích, gây lòng cương quyết và cảm phục một cách đặc biệt”

Cho đến nay, tên tuổi của nhà hùng biện lẫy lừng Hy Lạp Đêmôxten (Démosthene, 384 - 322 trước Công nguyên) Nghệ thuật hùng biện của Đêmôxten là đỉnh cao của loại thể văn xuôi nghị luận Những bài diễn văn của ông là những bài học mẫu mực cho văn nghị luận Người ta coi ông là nhà hùng biện kiệt xuất trong số mười nhà hùng biện “nền móng” của đất Hy Lạp

Cũng cần nói thêm rằng, văn chính luận của mỗi thời đại, mỗi dân tộc, mỗi cá nhân có những tính chất, nhiệm vụ cụ thể của nó Toàn bộ những bài chính luận hùng biện nổi tiếng của Đêmôxten là nhằm phục vụ cuộc đấu tranh giữ gìn chủ quyền độc lập, thống nhất cho Tổ quốc mình Thế kỷ IV trước Công nguyên, các nhà thành bang Hy Lạp có nguy cơ phân rẽ, bị vua Phillip II Maxôđon lợi dụng và âm mưu thôn tính Phái chủ hòa Inđôcrát đứng đầu đang lộng hành trong giới cầm quyền Một bộ phận nhân dân lại bị mê hoặc bởi ảo tưởng liên minh với Maxedon để tấn công Ba Tư Đấu tranh, phê phán những khuynh hướng và ảo tưởng trên, những bài chính luận dưới hình thức diễn văn chính trị của Đêmôxten đã vạch trần những âm mưu nham hiểm và vận thâm độc của Phillip Maxedon, thức tỉnh truyền thống chi đoàn kết hữu nghị, tinh thần chiến đấu và khí phách anh cùi hùng của nhân dân Hy Lạp Đồng thời, ông cũng phê phán giới cầm quyền luôn chuyên tâm vào việc bầu bán, tranh giành quyền lực Mặt khác, trong các bài chính luận của mình, Đêmôxten đã đưa ra những dự án cải cách quân đội, dục tài chính… nhằm củng cố lực lượng, chuẩn bị tốt cho cuộc chiến đấu, bảo vệ Tổ quốc

Trang 15

Đêmôxten không những là một tấm gương về lòng yêu nước nồng nàn, mà còn là một tấm gương khổ công, tu dưỡng, rèn luyện, học tập để trở thành một nhà hùng biện kiệt xuất Chính vì vậy, Đêmôxten được mệnh danh là “Ông vua diễn giả”

Một số nhà hùng biện danh tiếng khác cũng được lịch sử ghi nhận như: Bossuet (Chim Phượng Hoàng của thành Meaux), Lacordaire (Lò lửa hùng biện), Mirabeau (Ngọn lửa nổi sấm), Berryer (Ông vua ứng khẩu), Óconnel (Ông vua của mitinh)

Phương Tây còn ghi nhận một nhà triết học cổ đại và là người thầy muôn thuở Xôcrát (Socrates, 469-399 trước Công nguyên) Ông sinh ra ở Aten trong một gia đình mà cha là người tạc tượng và mẹ là nữ hộ sinh có tài “Sứ mệnh Xôcrát tự đảm nhận là “giáo huấn và đánh thức công dân Aten” Tuy không để lại tác phẩm nào nhưng môn đệ của ông rất đông, trong đó có cả Platôn và Arixtốt

Xôcrát quan niệm “tự nhận thức” bắt đầu từ chỗ con người biết “hoài nghi” chính cái “hiểu biết của bản thân mình Vì vậy, nhà triết học lừng danh này đã nói “tôi biết là tôi chẳng biết gì cả” Quan điểm này đã gặp gỡ người sống cùng thời đại ở phương Đông là Khổng Tử Khổng Tử nói rằng: “Tri chi vị trí chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã” nghĩa là: “Biết, nhận là biết, chẳng biết; nhận là chẳng biết, như thế là biết vậy” (Luận ngữ - Khổng Tử, tập 1, tr.51 Người dịch: Lê Phục Thiên)

Câu châm ngôn tinh thần, người được coi là ông tổ xa xưa của ngành tâm lý học, người có công đầu trong việc phát hiện ra thế giới nội tâm con người, đó là Xôcrát Ông nói: “Hãy tự biết mình”, “Hãy tìm biết bản thân mình” Từ quan niệm đó, ông đã có phương pháp dạy học dựa trên tinh thần đối thoại và dân chủ giữa thầy và trò ở tư thế đối tác, bình đẳng mà thuật ngữ triết học thời bấy giờ gọi là “phép đỡ đẻ tự duy (maieutique)

Cùng thời với Xôcrát, phương Đông có nhà tư tưởng lớn của nhân loại là Khổng Tử (551 - 479 trước Công nguyên) Là một nhà giáo dục, một nhà tư tưởng vĩ đại nhưng hầu như suốt đời ông chỉ giảng giải bằng miệng chứ không viết bất kỳ điều gì ra giấy Tất cả tư tưởng và học thuyết của ông mà người đời sau biết đến đều là thông qua việc ghi chép của các thế hệ học trò của ông Lịch sử văn hóa Trung Hoa không hiếm những danh nhân có

Trang 16

tài thuyết phục kẻ khác bằng trí tuệ thông minh, bằng ngôn từ lập luận với lý lẽ sắc bén Đó là các biện sĩ, các thuyết khách mà hình bóng của họ còn lưu lại trong một số tác phẩm văn học Đó là tài hùng biện của Tô Tần - môn sinh của Quỷ Cốc, là bạn của Trương Nghi cũng nổi tiếng là có tài hùng biện Biết mình có tài ăn nói, ông vào yết kiến Tần Huệ Vương hiến kế ly gián các nước Sở, Yên, Nguy, Hán, Tề để thôn tính dần dần Trung Hoa Nhưng vì tài biện thuyết của ông còn non, kế liên hoàn của ông bị Tần Huệ Vương bác bỏ Tuy vậy, ông không nản lòng luyện thêm khoa nói Một năm sau, ông vào Triệu Vương trình kế, được chấp thuận và khi 6 nước trên thống nhất, ông được phong chức Tể tướng,

Trong thời đại cách mạng tư sản ở châu Âu, những bài văn hừng hực tinh thần và khí thế mang phong cách chính luận của các nhà tư tưởng như: Mara, Bécrasở, Đăngtông, Robespie, đã góp phần cho chiến thắng của giai cấp tư sản trong cuộc chiến đấu với giai cấp phong kiến Thời cách mạng tư sản Pháp, thuật hùng biện được đánh dấu xứng đáng với những tên tuổi trên Trong quân sự, nếu nước Việt Nam chúng ta hãnh diện bởi những

áng “thiên cổ hùng văn” như Hịch tướng sĩ của Trần Hưng Đạo, Bình Ngô đại cáo của

Nguyễn Trãi thì người Pháp cũng tự hào với thế giới vì có một Napolêông hùng biện trước những đoàn quân xâm chiếm Italia và Ai Cập

Cùng với sự hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, những điều kiện về xã hội, văn hóa, khoa học, công nghệ phát triển, báo chí đã xuất hiện ở châu Âu đầu thế kỷ XVII rồi lan sang Mỹ vào cuối thế kỷ XVII Báo chí ban đầu chỉ là những thông báo, thông tin mang tính chất sự kiện Nhưng rồi nhu cầu hiểu sâu bản chất sự kiện, hiện tượng, vấn đề xã hội đặt ra đòi hỏi báo chí tiếp tục sản sinh một loại thể mới Loại thể này không chỉ dừng ở phản ánh những biến thiên của thời cuộc mà còn thể hiện quan điểm, chính kiến về vấn đề thời cuộc Mục đích của nó là phân tích, lý giải những biến thiên thời cuộc đó Tiếp thu di sản văn hóa của văn phong chính luận, của loại thể văn nghị luận, trên báo chí dần dần xuất hiện một loại thể tác phẩm mới Loại thể tác phẩm này không dừng lại ở sự phản ánh bề mặt sự kiện, ở quy mô, quá trình diễn biến của sự kiện, của hiện tượng, của vấn đề đời sống; nó không dừng lại ở việc cho người đọc nhận biết mà mục đích cuối cùng là nhận thức sự kiện, hiện tượng, vấn đề ở tầng sâu bản chất Đó là quá trình dân dần hình thành

Trang 17

và phát triển loại thể chính luận báo chí Như vậy, thời đại tư sản đã sản sinh và phát triển báo chí Các nhà chính luận tư sản đã góp phần làm rạn nứt chủ nghĩa phong kiến, làm lung lay nền tảng, tư tưởng của chủ nghĩa phong kiến Và đến thời kỳ cách mạng vô sản, một số tác phẩm kinh điển của C Mác, Ph Ăngghen, V.I Lênin đều sử dung chính luận như một vũ khí tư tưởng để đặt nền móng cho một sự công phá mới vào thế giới tư bản, góp phần làm nên thành công của Cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại

1.3.2 Tại Việt Nam

Báo chí ở Việt Nam xuất hiện rất muộn, vào năm 1865 Mãi đến nửa cuối thế kỷ XIX, tờ báo bằng chữ quốc ngữ (tờ Gia Định báo) mới ra đời Cũng như lịch sử văn hóa thế giới, trước khi có chính luận tồn tại như một loại thể báo chí, trong di sản tinh thần của dân tộc Việt Nam đã có một quá trình hình thành và phát triển phương thức thể hiện này

Theo các nhà ngôn ngữ học, các nhà ngữ pháp văn bản thì đây là phong cách chính luận Phong cách chính luận là một trong các loại phong cách ngôn ngữ gọt giũa tiếng Việt (phong cách khoa học, phong cách chính luận, phong cách hành chính, phong cách báo chí…)

Thời kỳ phong kiến Việt Nam, tác phẩm viết dưới hình thức chính luận cổ nhất còn đến

hôm nay là Hịch tướng sĩ Hịch là thể loại thể văn nghị luận cổ, giàu tính chất hùng biện,

thường do vua chúa, tướng lĩnh, hoặc thủ lĩnh một phong trào dùng để cổ động, thuyết phục nhân dân nhằm kêu gọi chiến đấu chống thù trong giặc ngoài Hịch xuất hiện lần đầu tiên

vào thời kỳ Chiến quốc (ở Trung Quốc), chẳng hạn bài Hịch Tề Hoàn Công đánh Sở

Ở nước ta, Hịch tướng sĩ hay có tên: “Dụ chư tì tướng hịch văn”, tác phẩm văn xuôi nổi tiếng của nhà quân sự kiệt xuất Trần Quốc Tuấn Tác phẩm viết bằng chữ Hán, gồm 74 vế, xen tản văn và biến ngẫu, có lẽ được viết ngay trước cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ hai (1285) Bài hịch sục sôi nhiệt huyết, tràn đầy tinh thần quyết tâm thắng giặc, là tác phẩm tiêu biểu cho những tư tưởng yêu nước cao đẹp nhất của thời đại Do điều kiện lịch sử quy định, ở đây còn có sự trộn lẫn khó chia tách giữa chủ nghĩa yêu nước chân chính với ít nhiều màu sắc của tư tưởng gia trưởng, giữa nhận thức chính

Trang 18

xác về nghĩa vụ công dân đối với đất nước và một số quan niệm có tính chất đẳng cấp về mối quan hệ gắn bó giữa bề tôi đối với chủ Những tư tưởng này đều có gốc rễ sâu xa trong đời sống kinh tế - xã hội ở Việt Nam thời Lý - Trần

Tiếp theo Thiên đô chiếu (Chiếu dời đô) của Lý Thái Tổ, Phạt Tống lộ bố văn (Bài tuyên bố về việc đánh Tống) của Lý Thường Kiệt Hịch tướng sĩ đánh dấu một bước trưởng thành

về chất của phong cách chính luận trong lịch sử văn hoá dân tộc Bài hịch đưa lại cho văn xuôi chính luận một khả năng diễn đạt mới, đó là sự biểu hiện kẻ thù và sự tàn khốc của chúng bằng một loạt hình ảnh cụ thể, sinh động; là sự thể hiện lòng yêu nước và căm thù giặc của nhân dân ta bằng những tình cảm hào hùng, mãnh liệt Đồng thời, bài hịch cũng biểu hiện khả năng phục trí tuệ bằng một phương pháp lập luận chặt chẽ sắc bén Lời bài hịch hết sức đanh thép nhưng cũng dồi dào sức rung cảm, với một nghệ thuật thuyết phục thần tình nhất là nghệ thuật dùng dẫn chứng minh họa Tác giả đã dắt người nghe từ ví dụ xa đến ví dụ gần, từ chuyện cổ đi chuyện kim, từ việc nước ngoài đến việc trong nước Cuối cùng, đặt người nghe trước những câu hỏi bức xúc mà tự nó đã mang sẵn kết luận Kết cấu câu dài ngắn thay đổi linh hoạt, biến ngẫu phối hợp khéo léo với không biến ngẫu, nhờ đó chiếm lĩnh được người nghe bằng âm hưởng và nhịp điệu biến hoá như vũ bão Nghệ thuật điệp ý, điện từ rất tài tình làm cho người đọc luôn xoáy vào một tình cảm mà người viết muốn tạo dựng Nhờ các thủ pháp đó mà tình cảm và suy nghĩ được ngày một nâng cao, tập trung dồn nén căng thẳng, song mặt khác về thái độ thì dứt khoát, rõ ràng, sâu sắc và mãnh liệt

Tác phẩm thứ hai viết bằng chữ Hán trong thời kỳ lịch sử trung đại không những là một áng văn tuyệt bút, mà còn là một tác phẩm mẫu mực mang phong cách chính luận, đó là

Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi Tác phẩm được viết sau khi cuộc kháng chiến chống

giặc Minh kết thúc thắng lợi (1428), nhân danh Lê Thái Tổ tuyên cáo cho cả nước biết những chiến công hiển hách cùng nền độc lập toàn vẹn mới giành lại được từ trong tay kẻ thù

Giá trị nổi bật của Bình Ngô đại cáo là ý nghĩa tổng kết hiện thực rộng lớn Tác phẩm đã khái quát tài tình, cô đọng một thực tế lịch sử vĩ đại diễn ra trong vòng 20 năm Tác phẩm

Trang 19

là lời tuyên cáo đanh thép về sự thất bại của những thế lực tàn bạo nhất thế giới lúc bấy giờ và cũng là lời tuyên ngôn trang trọng sức mạnh của một dân tộc hiểu được mình và biết tự

vượt lên để làm nên chiến thắng Với ý nghĩa đó, Bình Ngô đại cáo được xem là bản Tuyên

ngôn độc lập thứ hai trong lịch sử của dân tộc Việt Nam

Xét về nghệ thuật, Bình Ngô đại cáo trước hết là một áng văn chính luận mẫu mực Trình tự diễn tiến của tác phẩm là một trình tự khép - mở hoàn chỉnh, mở hay khép đều đúng lúc, đúng chỗ, không một chi tiết thừa, không một ý gượng làm phương hại đến lôgíc của mạch văn Cấu tứ chặt chẽ, diễn đạt đanh thép, hùng hồn Người viết còn dụng công lập ý, dùng từ làm tôn cái vẻ trang nghiêm phù hợp với không khí một bài tuyên cáo khai sinh cho một triều đại mới

Văn bản chính luận cách mạng hiện đại đầu tiên của nước ta là tác phẩm Đường cách mệnh của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc Tác phẩm gồm những bài giảng của đồng chí Nguyễn Ái Quốc tại các lớp tập huấn chính trị cho cán bộ của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên” do Người tổ chức tại Quảng Châu – Trung Quốc trong những năm 1925 – 1928 Đây là một văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng ta, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam Từ đây, phong cách chính luận được nuôi dưỡng và phát triển trong sách, báo của thành viên Hội

Giai đoạn 1936-1939, chính luận báo chí phát triển mahj mà đỉnh cao là cuộc đấu tranh giữa hau quan điểm sáng tác nghệ thuật vị nhân sinh và nghệ thuật vị nghệ thuật Tiêu biểu là nhà văn, nhà báo Hải Triều và Hoài Thanh

Một dấu son chói lọi trong lịch sử dân tộc thời kỳ này là Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Nhà nước dân chủ nhân dân

đầu tiên ở Đông Nam Á Cùng với sự kiện lịch sử này là sự ra đời bản “Tuyên ngôn độc lập” - một văn bản chính luận hiện đại đạt đến trình độ mẫu mực Bản “Tuyên ngôn độc

lập” được viết ra với một lập luận chặt chẽ, mẫu mực của văn phong chính luận Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa phương thức thể hiện chính luận lên đến đỉnh cao của nghệ thuật lập luận thuyết phục: “Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay, một dân tộc đã gan góc đứng về phe Đồng minh chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải

Trang 20

được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập! Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần, lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy” Từ sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đến chính luận nói chung, chính luận báo chí nói riêng đã trở thành vũ khí ngôn ngữ và đã phát huy đầy đủ chức năng nhiệm vụ của nó Ngày nay, chính luận đã phát triển mạnh mẽ, thâm nhập vào mọi lĩnh vực đời sống tin thần của con người, như: triết học, chính trị, tư tưởng kinh tế, ngoại giao, văn hóa, giáo dục Chính luận đã thành công cụ sắc bén giúp con người nhận thức đúng đắn sự vật, hiện tượng, diễn biến muôn hình, muôn vẻ của đồ sống xã hội hiện đại, hướng dẫn, thúc đẩy hoạt động thư tiễn của con người

Ngày nay, nhìn lại kho tàng báo chí cách mạng từ năm 1975 trở về trước, chúng ta dễ dàng nhận thấy loại tác phẩm chính luận báo chí chiếm vị trí quan trọng với một số lượng đáng kể Có thể nói, đây là loại thể chủ lực của báo chí chúng ta trước đây Điều này có thể lý giải được bằng nhu cầu cách mạng lúc đó cần giáo dục, tập hợp quần chúng, cần liên tục lý giải, phân tích các sự kiện để nhanh chóng có hành động thực tiễn trong cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù Và chính trong điều kiện thực tiễn ấy, nền báo chí cách mạng đã sản sinh ra rất nhiều cây bút chính luận có tầm cỡ, đó là Nguyễn Ái Quốc: Hồ Chí Minh, Hải Triều, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Hoàng Tùng…

Quá trình hình thành và phát triển tác phẩm chính luận báo chí ở Việt Nam cũng theo quy luật của báo chí thế giới Trước khi báo chí ra đời, trong lịch sử văn hóa dân tộc phong cách chính luận và văn nghị luận đã phát triển đến rực rỡ Đến khi báo chí xuất hiện, phương thức phản ánh này nhanh chóng được vận dụng vào báo chí nhằm mục đích phân tích, lý giải những gì đã và đang diễn ra Nó dần được hoàn thiện để trở thành một loại thể tác phẩm trong hoạt động báo chí Ở Việt Nam, sự vận động để định hình bằng một loại thể tác phẩm ban đầu theo cách viết truyền thống Đó là thể loại hịch (kêu gọi chống thực dân Pháp) viết theo kiểu văn biền ngẫu Rồi chuyển sang văn vần theo kiểu diễn ca Cuối cùng, các tác phẩm chính luận được định hình bằng văn xuôi Đây là hình thức phù hợp

Trang 21

giúp cho các nhà chính luận giãi bày, luận bàn những vấn đề thời cuộc một cách rõ ràng, khúc chiết, chặt chẽ nhất, thỏa mãn nhu cầu nhận thức của thời đại mới

1.4 Nội dung và hình thức phản ánh

1.4.1 Nội dung phản ánh

Khi nhấn mạnh tính chất nghị luận của chính luận báo chí là đi sâu vào một đặc điểm hết sức cơ bản về phương thức phản ánh hiện thực của loại thể tác phẩm báo chí này Trên cơ sở phương thức phản ánh đó, nội dụng của tác phẩm chính luận báo chí gồm những đặc điểm sau:

Thông tin trong tác phẩm chính luận báo chí là thông tin lý lẽ

Đặc trưng cơ bản và bao trùm của báo chí là thông tin thời sự, thông tin sự kiện Hằng ngày, hằng giờ, báo chí theo sát tình hình diễn biến của cuộc sống và phản ánh một cách nhanh nhạy, kịp thời, phát hiện dự báo cái mới nảy sinh từ trong đời sống thực tế

Thông tin là quyền cơ bản của con người Sống trong xã hội hiện đại, mỗi người có quyền thông tin cho người khác và nhận thông tin từ người khác Những thành tựu trong khoa học tự nhiên cũng như trong khoa học xã hội, những sự kiện, hiện tượng diễn ra hằng ngày, hằng giờ, hằng phút trong đời sống xã hội rất cần được thông báo, trao đổi lẫn nhau Báo chí ngày càng phát triển và chính nó là một trong những phương tiện đáp ứng nhu thông tin đó của con người Thông tin là phương thức hoạt động cơ bản của báo chí, tạo nên một đặc điểm cơ bản về hoạt động này Theo nghĩa này, thông tin là mối quan hệ giữa nhà báo và công chúng trong quá trình chuyển tải các thông điệp hàm chứa trong các tác phẩm báo chí

Theo nghĩa thứ hai, thông tin là thuật ngữ chỉ chất lượng của nội dung được chuyển tải trong tác phẩm báo chí Có thể phân biệt ba dạng chất lượng nội dung trong báo chí là: - Thông tin sự kiện trực tiếp làm cơ sở cho loại tác phẩm thông tấn;

- Thông tin các sự kiện bằng lý lẽ (gọi tắt là thông tin lý lẽ) làm cơ sở cho loại tác phẩm chính luận;

Trang 22

- Thông tin các sự kiện mang tính nghệ thuật làm cơ sở cho loại tác phẩm thông tấn nghệ thuật

Như vậy, thông tin trong chính luận báo chí là thông tin lý lẽ (có người gọi là thông tin nghị luận mà nền tảng của nó, như các nhà ngữ pháp văn bản quan niệm, tạo nên phong cách ngôn ngữ chính luận)

Nội dung của thông tin lý lẽ ở loại thể tác phẩm chính luận không chỉ đơn thuần ở việc lựa chọn khéo léo, chính xác hoặc tập hợp các sự kiện mà trên cơ sở đó người viết phải trình bày được quan điểm, ý nghĩa, sự đánh giá thẩm định của mình về các sự kiện đó Nó còn phải giải thích, phân tích mối quan hệ giữa các sự kiện, rút ra được những kết luận có ý nghĩa định hướng kịp thời

Sự kiện là cái quan trọng, là cái đầu tiên, nhưng nó mới chỉ là cái nguyên, vật liệu để nhà báo viết nghị luận, đưa lý lẽ bàn sâu những vấn đề nhân sinh, thế sự Khuynh hướng tư tưởng là sợi chỉ xuyên thấu các sự kiện trong báo chí nghị luận Vì thế, thông tin trong chính luận báo chí là thông tin về một quan niệm, về một quan điểm, về một chiều hướng giải quyết hiện thực chứ không phải chỉ thỏa mãn nhu cầu nhận biết sự việc, sự vật, hiện tượng Nó vừa giải quyết nhận biết về sự vật, hiện tượng, vừa nhận thức về tư tưởng, về phương pháp tư tưởng của vấn đề đặt ra

Thái độ trong nội dung thông tin thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề thời sự trọng yếu

Chính luận báo chí không phải đề cập bất cứ vấn đề thời sự gì trong cuộc sống Hiện thực khách quan đều có thể trở thành đối tượng của tác phẩm báo chí nói chung, tác phẩm chính luận nói riêng Song, chỉ ở những mảng thời sự nào quan trọng, thiết yếu thì mới dễ nảy sinh những vấn đề cần phân tích, lý giải và chỉ ở đó mới cần sự có mặt của chính luận để tiếp sức thêm, giúp đỡ thêm cho nhận thức bạn đọc Những vấn đề thời sự quan trọng, thiết yếu được nhiều người quan tâm có ảnh hưởng lớn đến xã hội có khi dễ nhận ra, song cũng có khi đòi hỏi người viết phải có tầm tư tưởng mới phát hiện ra Cho nên, phát hiện vấn đề

Trang 23

rồi giải quyết vấn đề “quan trọng, thiết yếu” đều đòi hỏi ở nhà chính luận báo chí nắm bắt, hiểu biết cuộc sống một cách sâu bắc về bản chất

Khi đề cập đến thái độ trong nội dung thông tin phải có quan niệm đúng đắn về mối quan hệ giữa những vấn đề đời thường và chính trị Ngày nay, có người cho rằng, báo chí nên đi vào đời thường và tránh bớt các vấn đề chính trị Có thực giữa đời thường và chính trị có sự tách bạch như vậy không? Chính trị cũng chính là cuộc sống Giải quyết đúng đắn và hiệu quả các vấn đề đặt ra từ cuộc sống đó là nội dung cốt lõi của vấn đề an dân Người đọc chỉ nhàm chán thứ chính trị suông, luận thuyết dài dòng mà không lý giải được những vấn đề thực tế đặt ra, hay là sự áp đặt sống sượng quan điểm lỗi thời

Xác định thái độ trong nội dung bài chính luận là xác định viết bài chính luận phải nêu rõ ràng, bày tỏ chính kiến, bộc lộ trực tiếp, công khai quan điểm tư tưởng, chính trị người viết Chức năng của chính luận báo chí là thông tin để tác động Thông báo, giải thích, phân tích khái quát, tổng hợp để đem đến cho người đọc, người nghe, người xem một nhận thức mới, đúng, sát hợp hơn để tạo tiền đề phương pháp luận tư tưởng đúng cho con người điều chỉnh hoạt động trong thực tiễn

Thông báo bao hàm mục đích tác động trên cơ sở thông báo sự kiện, tin tức Tác động thể hiện ở chỗ tác phẩm chính luận bày tỏ chính kiến, giải thích để thuyết phục, động viên đông đảo mọi người tham gia giải quyết những vấn đề mà hiện thực cuộc sống đặt ra Chính chức năng tác động này làm cơ sở để V.I Lênin nhấn mạnh: Báo chí không chỉ là người tuyên truyền về tập thể mà đồng thời còn phải là người tổ chức tập thể, làm cho họ trở thành những người tham gia tích cực vào việc giải quyết những vấn đề xã hội Do đó, hiệu quả tác động của tác phẩm chính luận thể hiện năng lực nghề nghiệp, thị hiếu, thẩm mỹ của người viết Điều này thể hiện sự nhiệt tình công dân, thể hiện quan điểm chính trị, lập trường tư tưởng của nhà báo, tòa báo

Nội dung tác phẩm định hướng tư tưởng và hành động công chúng của từng tòa báo

Mỗi tờ báo đều có một đối tượng tác động và lượng công chúng Chính vì xuất phát từ nhiệm vụ, đối tượng tác động của từng tờ báo mà nhà báo, người quản lý báo chí xác định

Trang 24

rõ hơn, cụ thể hơn nội dung tác phẩm báo chí Đối tượng tác động của tác phẩm báo chí chính luận rất rộng: trong và ngoài nước (bao gồm kẻ thù tư tưởng ngay trong bản thân mỗi người) Mỗi bài chính luận phải nhằm đối thoại với mỗi nhóm đối tượng hay một phức hợp đối tượng Cũng có: một bài chính luận đăng trên báo nhưng đối tượng chính của nó lại không phải là bạn đọc của báo mà chính là kẻ thù bên ngoài tổ quốc

Ít có loại thể nào có một thái độ, có quan điểm, lập trường bộc lộ rõ ràng, công khai, trực diện như loại thể chính luận báo chí Mỗi từ, mỗi câu, mỗi luận điểm, luận cứ đều chọn con đường ngắn nhất, nhanh nhất để người đọc nhận ra được lý lẽ, cảm nhận được chân lý để rồi tự họ hành động một cách hợp lý trong đời sống

Muốn thực hiện nhiệm vụ nặng nề này, tác phẩm báo chí phải có chất lượng cao và phải có sức hấp dẫn Về bản chất, tính hấp dẫn chính là sự thể hiện của chất lượng thông tin, hàm lượng chất xám cao Không thể coi là chất lượng nếu tờ báo hấp dẫn người đọc bằng thị hiếu thấp kém, không hướng người đọc tới những giá trị tiến bộ đích thực Ngược lại, sẽ là không chất lượng nếu chỉ hô hào chính trị suông, xa rời các nhu cầu cuộc sống hằng ngày của nhân dân, không thu hút sự quan tâm chú ý của công chúng

Báo chí là sản phẩm tinh thần, văn hoá, sản phẩm đặc biệt Song, nó cũng không vượt ra ngoài thông lệ và phải bảo đảm chất lượng, phải có sức hấp dẫn mới được người tiêu dùng - người đọc chấp nhận Cần phải xác định rõ: Báo chí, nhất là báo chí chính trị muốn thực hiện được mục đích chính trị, tư tưởng thì trước hết nó phải thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng Do đó, một mặt, báo chí không được bỏ qua sự ưa thích của công chúng, mặt khác cũng không được chạy theo thị hiếu tầm thường, rẻ tiền Hơn thế, báo chí còn có nhiệm vụ nâng cao thị hiếu cho công chúng, bồi dưỡng để tạo ra thị hiếu có văn hóa và lành mạnh cho công chúng

Tác phẩm báo chí chính luận phải thể hiện sự định hướng chính trị của tòa báo Tức là bằng cách nào đó, sau khi tiếp nhận thông tin, định ra cho được hướng đi, hướng xử lý, hướng giải quyết trong hoạt động thực tiễn của công chúng Báo chí như “bà đỡ” “người giúp sức”, “người tiếp sức” để hướng công chúng về phía mình mong muốn, không để công chúng “chơi vơi”, mất phương hướng giữa các dòng thông tin, sự kiện

Trang 25

Nội dung của tính định hướng xã hội bao gồm sự thẩm định giá trị của mỗi sự kiện, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình xã hội, là cơ sở hình thành thái độ của bạn đọc đối với các sự kiện, hiện tượng đó Cơ sở của sự thẩm định này dĩ nhiên bao giờ cũng là quan điểm, quyền lợi giai cấp và những lý tưởng xã hội mà nhà báo chịu ảnh hưởng Và cuối cùng, tính định hướng còn bao gồm cả khả năng xác định mục đích hành động, hình dung được kết quả cân phải đạt được để phù hợp với lợi ích chung của giai cấp, của dân tộc, của xã hội Chính luận báo chí là loại thể chủ lực, tiên phong trong sứ mệnh định hướng tư tưởng quần chúng, tạo ra sự ổn định, thống nhất trong xã hội Sức mạnh định hướng của báo chí cách mạng thể hiện ở khả năng trở thành diễn đàn rộng lớn cho toàn Đảng, toàn dân tham gia thảo luận và giải quyết những vấn đề quan trọng của đất nước, phê bình và đấu tranh chống những hiện tượng tiêu cực cần sự phát triển của xã hội trong từng lĩnh vực, địa phương cụ thể

1.4.2 Hình thức phản ánh

Cũng như văn học, nghệ thuật… báo chí cũng phản ánh hiện thực khách quan Nhưng nếu đặc trưng cơ bản của văn học - nghệ thuật là phản ánh hiện thực bằng hình tượng, thì đặc trưng cơ bản của báo chí là phản ánh hiện thực bằng sự kiện, vấn đề có thực Tác phẩm báo chí chính luận sử dụng nhiều hình thức phản ánh khác nhau

Phản ánh sự kiện, vấn đề bằng hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng

Nếu chất liệu của sự miêu tả nói chung là những chi tiết mô tả sự kiện, vấn đề thì chất liệu của chính luận báo chí là hệ thống luận điểm, luận cứ, luận chứng được triển khai một cách logic trong tác phẩm Bên cạnh các luận điểm, luận cứ, luận chứng, tác phẩm nghị luận báo chí còn có sự xuất hiện của sự mô tả, hệ thống chi tiết, số liệu minh họa

- Luận điểm là gì? Trong một tác phẩm có thể có một hoặc một số luận điểm Đó là những ý trực tiếp cấu thành chủ đề, có sức khái quát cao, chứa đựng những quan niệm, những tư tưởng sâu sắc Các luận điểm trong tác phẩm độc lập tương đối với nhau cùng có nhiệm vụ làm rõ thêm cho chủ đề Tính độc lập tương đối của các luận điểm thể hiện ở chỗ, trong một tác phẩm, luận điểm này không nằm trong luận điểm kia Nó chỉ có vai trò và quan hệ

Trang 26

với đề tác phẩm, còn các luận điểm có vai trò ngang nhau và cùng góp phần làm rõ chủ đề ở một khía cạnh nào đó Ở dạng bài bình luận ngắn thường chỉ xuất hiện một luận điểm Luận điểm là những ý trực tiếp cấu thành chủ đề, có sức khái quát cao, chứa đựng những quan niệm, tư tưởng sâu sắc

Luận điểm thường là bộ phận rất ngắn gọn, cô đọng tư tưởng của người viết một cách sâu sắc

Số lượng luận điểm và luận cứ phụ thuộc vào nội dung chủ đề Thường có 3 cấp độ: Cấp độ 1: Chủ đề hay ý bao quát (luận đề)

Cấp độ 2: Hệ thống luận điểm (hay các ý kiến lớn) Các luận điểm này triển khai làm sáng tỏ chủ đề đã nêu ở mở bài

Cấp độ 3: Các luận cứ (hay ý nhỏ) trong mỗi luận điểm Các luận cứ triển khai và làm sáng tỏ cho luận điểm

Luận cứ: là những cứ liệu, những bằng chứng, những chi tiết để xây dựng nên và chứng minh cho luận điểm

Luận chứng là sự triển khai, sự đan dệt qua lại giữa luận cứ và luận điểm, giữa các ý nhỏ với nhau nhằm mục đích dẫn người đọc, người nghe hiểu rõ chủ đề

Nội dung của tác phẩm được hình thành do các luận điểm, luận cứ Nhưng tổ chức các luận điểm và luận cứ không phải là sự liệt kê sự kiện tuỳ tiện mà phải kết nối với nhau theo những quan hệ nhất định Đây là nhiệm vụ của luận chứng Toàn bộ sự triển khai, sự tổ chức này phải chặt chẽ, hợp lý, vừa triệt để khai thác những luận cứ, vừa phải thuyết minh một cách nhất quán cho luận điểm Mục đích cuối cùng của bài nghị luận báo chí là dùng lý lẽ, chứng cứ để làm sáng tỏ luận điểm, chủ đề được đưa ra bàn luận nhằm thuyết phục người đọc, người nghe điều chỉnh thái độ, hành vi phù hợp với chuẩn mực xã hội

Luận chứng là các lập luận của trong một tác phẩm, nó là sự tổ chức, riển khai các luận điểm, điểm cứ một cách chặt chẽ, logic, hợp lý

Trang 27

Hình thức bài báo chính luận thường có bố cục 3 phần: Đặt vấn đề - giải quyết vấn đề - kết thúc vấn đề Mạch lập luận thường được cấu trúc theo các phân đoạn: “tổng - phân - hợp” Bài báo nghị luận phân tích các sử kiện, hiện tượng, quá trình và con người (trong những bình diện nhất định) trên quan điểm chính trị Nghị luận báo chí không có mục đích tái hiện bức tranh hiện thực thông qua hệ thống các hình tượng Nó phân tích, lý giải, luận bàn quá trình vận động của hiện thức dưới những góc độ, quan điểm độc lập, mang phong cách cá nhân của người viết hoặc của tòa báo

Để hình thành nội dung tác phẩm nghị luận báo chí cần sử dụng nhiều thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy nạp, đối lập, so sánh, chứng minh, bình giá… Phần lớn các tác phẩm loại này đều tùy theo nội dung vấn đề luận bàn mà sử dụng tổng hợ một số phương pháp phân tích (hay còn gọi là các bước trong thao tác tư duy) Một tác phẩm nghị luận sử dụng nhiều thao tác tư duy để tập hợp và tổ chức một số lý lẽ nào đó nhằm làm sáng tỏ vấn đề Trong đó, phương pháp diễn dịch và quy nạp là phổ biến hơn

Ví dụ: chuyên mục “Thời sự và suy nghĩ” của Báo Tuổi Trẻ thường xuất hiện những bài bình luận ngắn với dung lượng khoảng 300 chữ Mặc dù bị hạn chế về số lượng nhưng người viết cũng vận dụng những thao tác tư duy một cách hài hòa, nhuần nhuyễn để luận bàn những vấn đề nóng vừa có tầm nhìn sâu rộng về các vấn đề

Vận dụng các phương tiện ngôn ngữ

Từ ngữ

Trong báo chí, nghệ thuật sử dụng ngôn từ là một yêu cầu rất cao Đặc điểm chung của ngôn ngữ báo chí là tính chất sự kiện; ngôn ngữ báo chí là ngôn ngữ sự kiện Ngôn ngữ báo chí vừa phải thỏa mãn tính sự kiện vừa phải thỏa mãn tính chính luận

Sự có mặt một cách đậm đặc của lớp từ mang sắc thái chính trị là một đặc điểm nổi bật của tác luận báo chí Nội dung của các khái niệm mà từ ngữ này biểu thị luôn thể hiện lập trường và quan điểm báo chí của nước ta do Đảng Cộng sản lãnh đạo

Đặc điểm của lớp từ chính luận báo chí này là phải chính xác, phải biểu lộ lập trường, quan điểm, tránh biểu tượng hai mặt, lập lờ Khác với lớp từ của văn học, tính hình tượng chi

Trang 28

phối cho nên từ ngữ trong văn học có thể đa nghĩa Còn từ ngữ trong văn bản chính luận là đơn nghĩa, tránh đưa đến cho người đọc cách hiểu bóng gió khó hiểu Do tính lý lẽ chi phối và bởi nó là sản phẩm của tư duy logic, nên sự chính xác có tính chỉ lôgíc của lớp từ này rất cao Cũng cần hiểu thêm rằng, để thể hiện chính xác lập trường, quan điểm, tư tưởng, để nhanh chóng thu phục người đọc và để thu hút người đọc, từ ngữ chính luận báo chí không hạn chế sử dụng các biện pháp tu từ Đây là nơi tạo nên phong cách ngôn từ, diễn đạt của từng báo, là nơi đòi hỏi sự lao động, học tập của người viết và cũng là nơi bộc lộ sự sáng tạo và khả năng của từng tác giả

PGS.TS Vũ Quang Hào trong cuốn Ngôn ngữ báo chí [tr.79-80] cho rằng: “Đối với một số

văn bản chính luận, người ta có thể chọn lọc và sử dụng những đơn vị từ vựng khẩu ngữ mang sắc thái ý nghĩa và sắc thái biểu cảm Thậm chí để tăng sức hấp dẫn, trong một số văn bản chính luận, tác giả có thể khéo léo sử dụng thành ngữ, tục ngữ, mượn những chuyện có sẵn trong sử sách, những phong tục, ca dao, ngạn ngữ hoặc truyền thuyết dân gian để làm nổi bật vấn đề định viết Về phương diện này, có thể nói rằng Ngô Tất Tố đã đạt được những thành công đáng kể - các bài báo của ông thường là một loại bài bình luận thời sự bình luận xã hội Ông sử dụng vốn ngôn ngữ dân gian khá phong phú Có thể nói, ông là nhà bình luận chính trị, bình luận xã hội với mộ phong cách đậm đà bản sắc dân tộc” Ví dụ bài viết: Nghề thầy: Dám dạy và chịu học (báo Tuổi Trẻ 20/11/2021) sử dụng ngôn ngữ giản dị, đời thường để luận giải về sự học của đối tượng là người dạy “…Đã gần 80 năm qua kể từ ngày những dòng chữ ấy được viết ra, "nghề thầy" có gì khác trước? Khi đặt cho mình câu hỏi này, tôi nhớ đến một câu nói của John Cotton Dana (nhà văn hóa lớn của nước Mỹ): “Ai đã dám dạy thì không bao giờ ngừng học” “Dám dạy”, chỉ một từ ngắn gọn nhưng rất “đắt” để đúc kết những thách thức của nghề giáo Thế kỷ trước, cụ Hoàng Đạo Thúy cũng đã từng nhắc đến thiệt thòi của những ai “dám” chọn làm “nghề thầy” “Chúng ta đã không quản gì đồng lương, không nhìn đến chỗ ngồi Trong trường tiến thủ đã chỉ tranh lấy một địa vị lạnh nhạt nhất, nhưng có ích nhất”… Nhưng “dám dạy” thôi chưa đủ! Để làm tốt công việc của mình trong bối cảnh mới, mỗi nhà giáo cần phải chủ động điền nốt vế còn lại của phương trình “nghề thầy”, là “chịu học” Học để cảm nhận rõ ràng hơn những vấn đề

Trang 29

mà thời đại đang đặt ra cho con người, để định nghĩa lại chân dung mới của học trò và sứ mệnh mới của mình trong thời đại ấy, để tư duy lại cách làm sao để đi dài và đi xa trên hành trình mình đã nhận lãnh”

Sử dụng câu

Xuất phát từ việc thực hiện chức năng tác động (thông tin, giải thích, giáo dục) nên bài báo nghị luận có thể dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu trần thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán…

Phong cách báo chí chính luận còn cho phép người viết sử dung những câu xét về mặt hình tuyến có độ dài lớn Đó là câu chứa đựng nhiều ý, có quan hệ qua lại với nhau, móc nối nhau, bảo đảm cho việc lập luận lôgíc, chặt chẽ

Ví dụ câu: “Thế nên, “nghề thầy” trong thời đại này đòi hỏi nhiều chữ “dám”: dám hy sinh, dám nhận lấy trọng trách khó; và đặc biệt là dám bước ra khỏi vị thế “cao ngời trên bục giảng” để trở thành một người đồng hành, đi bên cạnh học trò Bởi trong thời đại bùng nổ thông tin này, không ai có thể là người biết hết mọi thứ dạy hết mọi điều” (Nghề thầy: Dám dạy và chịu học (báo Tuổi Trẻ 20/11/2021)

Trong tác phẩm báo chí chính luận về phương diện cú pháp – cách thức sử dụng caua, tùy theo đối tượng tiế nhận, tùy theo nội dung phân tích, bình giá, người viết thường chọn các kiểu câu phù hợp Khi thì kiểu câu trần thuật, khi thì câu nghi vấn, có khi lại câu cảm thán Ví dụ: Nghịch lý ‘nghề cao quý’ (VNExpress ngày 30/11/2021) có sử dụng câu phức kết hợp câu hỏi đặt ra 2 vấn đề của nghề giáo hiện nay: “Thứ hai, việc quản lý dạy thêm cần được nhìn nhận trong bức tranh rộng lớn, gồm các giải pháp và nhu cầu cải tổ toàn diện nền giáo dục Nếu coi dạy thêm là "ngành kinh doanh có điều kiện", tôi mong các quy định sẽ không thuần túy coi đó là một món hàng như xăng dầu hay điện, nước mà được soi chiếu trên những câu hỏi lâu nay chưa có lời đáp rõ ràng: Khối lượng kiến thức bao nhiêu là vừa đủ với người dạy và học, nhà quản lý giáo dục có thể tạo ra thay đổi gì để đời sống của những người làm nghề tốt hơn, đích đến cuối cùng của giáo dục chúng ta đang đặt ra là gì?

Trang 30

Có phải giáo viên nào cũng muốn dạy thêm ngoài giờ? Nhiều lần trong các cuộc họp của trường tôi, chủ đề này được đưa bàn luận, những biểu hiện tiêu cực của đồng nghiệp trong vấn đề dạy thêm bị lên án gay gắt Là một người tham gia dạy thêm do nhà trường tổ chức, nhiều lần tôi cảm thấy bị tổn thương Thật sự sau giờ dạy chính khoá tôi chỉ muốn được về nhà nghỉ ngơi, tập thể dục để có sức khoẻ tốt.”

Báo chí hiện đại phản ánh khá sinh động về phương diện thể hiện cú pháp của các nhà chính luận hôm nay Sự phong phú, đa dạng đó mới giúp các nhà chính lận hiện đại đáp ứng được trình độ tiếp nhận của công chúng ngày nay trên các phương tiện thông tin đại chúng

Âm hưởng, giọng điệu và phong cách

Chính luận nói chung và chính luận báo chí nói riêng viết ra là để tác động, tuyên truyền, bày tỏ những nghĩ, bộc lộ những quan điểm, tư tưởng công khai, thẳng thắn Vì thế, tác phẩm chính luận thể hiện rất rõ thái độ của người viết Thái độ đó được gửi gắm vào ngôn từ, vào câu cú pháp và vào việc xây dựng văn bản Những yếu tố này kết hợp với nhau tạo nên âm hưởng, giọng điệu cho tác phẩm Giọng điệu là hồn cốt của tác phẩm Nó tạo nên sắc thái riêng về thái độ, tình cảm, cảm hứng cho tác phẩm Đó có thể là ngữ điệu hùng hồn, hấp dẫn, cuốn hút, có khi trịnh trọng, đanh thép Nó còn là cảm hứng trữ tình và châm biếm thấm đượm trong quá trình lập luận Đó có thể là cảm hứng châm biếm, mỉa mai, phê phán Đó có thể cảm hứng chia sẻ, cảm thông, yêu thương… Có khi là giọng trang nghiêm, dõng dạc, hào hùng; có khi là dí dỏm, hài hước, hóm hỉnh

Phong cách nhà báo được xem như là những nét độc đáo của nhà báo để lại trong một loạt của mình Ở một khía cạnh nào đó, phong cái như là phẩm chất của tác phẩm Có rất nhiều báo, nhưng không nhiều người khẳng định rõ đặc trưng phong cách của mình Vì vậy, hầu hết nhà báo đều có nguyện vọng và nhu cầu phấn đấu để tạo phong cách, tạo lập cho mình một tiếng nói riêng, một phong cách riêng

1.5 Kết cấu tác phẩm chính luận báo chí

Kết cấu tác phẩm báo chí được hiểu như là “sự phân chia và sự bố trí các phần, các chương mục theo một hệ thống nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm” Kết cấu phản ánh ý

Trang 31

đồ thể hiện của nhà báo về một nội dung nào đó Kết cấu còn thể hiện tài năng và cách nhận thức của nhà báo đối với kiến thức đời sống Cho nên, kết cấu thuộc phạm trù hình thức tác phẩm, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức để truyền tải một thông điệp nào đó của nhà báo

Kết cấu một tác phẩm chính luận có thể có các bộ phận như:

Tít là tên gọi của tác phẩm Nó là điểm đầu tiên độc giả tiếp cận với tác phẩm, đồng thời là phần thể hiện nội dung cơ bản của bài báo Trong thực tiễn báo chí, chưa thấy xuất hiện tác phẩm chính luận mà người viết bỏ ngỏ, không đặt tít Bởi vì tít bài báo thể hiện những tư tưởng quan trọng mà tác giả muốn chuyển tải tới bạn đọc Trong lao động viết bài của nhà chính luận thường xảy ra hai cách đặt tít, đó là đặt tít trước khi viết tác phẩm và đặt tít sau khi viết tác phẩm Kinh nghiệm của các nhà báo chuyên nghiệp cho rằng, nên đặt tít trước khi thể hiện tác phẩm bởi lẽ đặt tít rồi, nó như cắm một cái đích phía trước, đã có cái đích, có trọng tâm, có kim chỉ nam trong việc phân tích sự kiện, chọn lọc dẫn chứng đưa người đọc, người nghe theo một mạch lập luận tường minh, rõ ràng

Thực tiễn báo chí đã chỉ ra hai cách đặt tít Tít theo lối xác định (tức là phải cụ thể, rõ ràn tác phẩm chính luận đặt ra và giải quyết); hai là tít không xác định (tức là có tính chung chung) Xuất phát từ đặc điểm của tác phẩm chính luận là tác động đến thế giới tinh thần người đọc, người nghe vừa nhanh vừa chính xác nên tít của tác phẩm chính luận cần và nên đặt theo cách xác định

Tít của các bài báo nói chung và tác phẩm chính luận nói riêng thường ngắn gọn Có khi chỉ 3 hoặc 4 âm tiết

Trang 32

Ví dụ: Ế (Vnexpress ngày 13/11/2021)

Đến trường hay ở nhà? (Vnexpress ngày 21/10/2021) Nếu được thế, dân vui! (Tuổi Trẻ 02/12/2021)

Bài hát trong tim (Tuổi Trẻ 08/12/2021)

Sapo

Sapo thực chất là lời giới thiệu về bài báo, có tác dụng lôi kéo người đọc đến với bài báo, giúp đỡ họ tiếp nhận bài báo một cách dễ dàng hơn Lý luận báo chí đã từng chỉ ra có ba dạng thức thể hiện sapô trong tổ chức nội dung một số báo Đó là sapo cho trang 1, sapo cho trang chuyên đề và sapo cho bài báo Khái niệm sapo ở đây đề cập là sapo cho bài báo Đối với sapo cho một tác phẩm chính luận trong thực tiễn báo chí thường không xuất hiện Chẳng hạn, không có sapo trong các báo thuộc thể loại xã luận, bình luận Sapo có thể xuất

hiện trong một số chuyên luận

Nội dung tác phẩm nghị luận báo chí

Sau khi đặt tốt cho bài báo, tác phẩm nghị luận có thể, có thể không có phần sapo, phần chính của văn bản là tổ chức, sắp xếp nội dung bài báo

Kết cấu của văn bản chính luận báo chí ở phần này nhất thiết phải tuân theo tư duy lôgíc, chủ yếu trình bày ý kiến của người viết theo quy luật nhận thức của con người Đặc điểm của chính luận báo chí là trên cơ sở sự kiện, hiện tượng, vấn đề cuộc sống đặt ra, nhà chính luận dùng các thao tác tư duy của mình để phân tích, lý giải, chứng minh nhằm thuyết phục người đọc, người nghe để họ có những phương pháp, hình thức ứng xử phù hợp trong hoạt động thực tiễn Sự thuyết phục đó không thể nhảy vọt một cách đột biến làm cho nhận thức của người đọc, người nghe thêm rối rắm, như đi vào ma hồn trận Người viết phải biết cách sắp xếp lớp lang, trật tự, dần dần dẫn dắt độc giả đi đến nhận thức hiện thực, nhận thức chân lý một cách “tâm phục, khẩu phục” Rõ ràng, đó là cả một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật Nó thể hiện trong việc chọn lọc được một kết cấu chặt chẽ trong phân tích, trong lập luận, nghệ thuật trong diễn đạt, dẫn dắt trong trình bày “thấu tình, đạt lý”

Trang 33

Tác phẩm báo chí chính luận thường có kết cấu hai dạng:

a) Dạng kết cấu không hoàn chỉnh Đây là dạng phù hợp với thể loại bình luận ngắn, bình luận sự kiện Nó là dạng tác phẩm chính luận cơ động thường xuất hiện trên phương tiện truyền thống như: báo in, báo nói, báo mạng điện tử Sự kiện, hiện tượng, vấn đề vừa xảy ra, nhà chính luận liền góp tiếng nói, phân tích, bình giá kịp thời định hướng cho công chúng Chính vì tính tức thì, cơ động đó mà kết cấu loại tác phẩm này có phần linh hoạt hơn Thông thường tác phẩm có kết cấu không hoàn chỉnh được triển khai theo hai phần: phần đầu là thông tin, sự kiện, vấn đề được nhắc lại, tổng hợp lại tạo thành khung nền bối cảnh Phần còn lại là người viết bày tỏ thái độ của mình qua sự phân tích, lý giải

Việc thông báo có thể nhắc lại sự kiện, hiện tượng, vấn đề rồi bổ sung thêm những chi tiết cần thiết có thể liên hệ, mở rộng thêm để người đọc, người nghe thấy được tầm quan trọng, tầm ảnh hưởng của nó Vấn đề đáng lưu ý ở đây là sự thông báo của nhà chính luận không đơn thuần như sự thông báo trong tác phẩm thông tấn Sự thông báo này nằm trong phạm trù lý lẽ, thông báo nhằm mục đích cho việc phân tích, lý giải ở phần sau Cho nên phần thông báo tồn tại như là phần chứng cứ, luận cứ của tác phẩm chính luận Nó được triển khai, sắp xếp theo một mạch lôgíc nhất định, đồng thời có liên hệ chặt chẽ với phần sau Để tăng thêm sức thuyết phục, phần thông báo có thể có khối lượng nhiều hơn các phần sau, phần bộc lộ thái độ tư tưởng người viết

b) Dạng kết cấu hoàn chỉnh Đó là dạng kết cấu mà người viết triển khai theo mạch lập luận “kinh điển”: tổng – phân – hợp Kết cấu hoàn chỉnh thường xuất hiện trong các chuyên luân Bởi vì, ở kiểu kết cấu này, người viết thường xâu chuỗi nhiều sự kiện để hình thành một nhân định nào đó mở rộng hơn, sâu hơn Nó giúp cho người viết giải quyết vấn đề một cách thấu đáo hơn

Bố cục của kết cấu hoàn chỉnh có ba phần:

- Phần 1: Đặt vấn đề (hay còn gọi là nhập đế) Bản chất của đặt vấn đề là giới thiêu Phần này phải ngắn gọn, cô đọng, nhanh chóng đưa người đọc vào vấn đề sẽ nói Đặt vấn đề được coi như rượu khai vị, như món ăn mở màn, kích thích, lôi cuốn người ta vào cuộc

Trang 34

Có hai cách đặt vấn đề Đặt vấn đề trực tiếp tức là đi thẳng vào vấn đề muốn nói, không quanh co, vòng vo hoặc không đi qua khâu trung gian Đây là cách vào đề được các nhà chính luận sử dụng phổ biến, bởi vì nó tiết kiệm được ngôn từ, phù hợp với báo chí hiện đại Đặt vấn đề gián tiếp là cách người viết không đi vào lối trực diện mà dựa vào một điểm nào đó có liên quan để dẫn người đọc, người nghe vào vấn đề quan tâm Dạng kết cấu này thường xuất hiện trong bài xã luận

Nhìn chung, đặt vấn đề trực tiếp hay gián tiếp, mỗi cách đều có cái hay riêng Trực tiếp làm cho người ta nhận thức ngay vấn đề; còn gián tiếp thì dọn đường cho sự chấp nhận Phải tùy hoàn cảnh để chọn cách đặt vấn đề thích hợp

- Phần 2: Giải quyết vấn đề (còn gọi là thân bài)

Đây là phần quan trọng, người viết dùng lý luận và thực tiễn để giải quyết vấn đề đặt ra Vì vậy, có thể coi đây là phần chính nên cần tập trung sức lực, trí tuệ và số lượng trang viết cho bài Một giải quyết vấn đề trong một văn bản chính luận thường được tạo lập bằng những luận điểm, luận cứ thành một hệ thống Hệ thống đó được sắp đặt vừa theo quy luật nhận thức của con người, vừa theo sự vận động của thực tiễn cuộc sống Sự dẫn dắt, bố phải mạch lạc, tự nhiên nhưng chặt chẽ

Thông thường trên báo chí có hai cách lập luận trong phần giải quyết vấn đề này: hoặc đi theo cách diễn dịch hoặc theo cách quy nạp Diễn dịch là cách người viết nêu lên ý khái quát nhận xét chung trước (hoặc một nhận định, hoặc một chân lý đã được đúc kết) rồi sau đó giải thích, chứng minh bằng những luận cứ cụ thể, rõ rang Quy nạp là cách người viết đi từ những luận cứ, dữ liệu, những biểu hiện cụ thể, riêng rẽ, rồi sau đó hình thành nhận định, khái quát Trong thực tế, lập luận theo cách diễn dịch được các nhà chính luận sử dụng nhiều hơn

- Phần 3: Kết thúc vấn đề

Đối với tác phẩm chính luận, phần kết có vai trò hết sức quan trọng Bởi vì, nếu đặt vấn đề và giải quyết vấn đề đặt ra để người ta biết, người ta hiểu, làm thay đổi nhận thức ở con người, nhưng để làm gì? Luận bàn, lý giải là để tác động đến ý thức, nhận thức, rồi biến

Trang 35

thành hành động thực tiễn Phần kết có vai trò quan trọng đó Khéo mở đề, bạn đọc có cảm tình, có lý trong quá trình phân tích, luận giải cảm phục Phần kết phải tiến lên một tầm cao biến những nhận thức thành những hành động thực tiễn phù hợp Điểm giống nhau giữa phần đặt vấn đề và kết vấn đề là đều phải cô đọng, ngắn gọn Nhưng nếu mở đầu là gióng lên một hồi chuông gặp gỡ, thông báo dẫn dắt người ta cùng đi thì phần kết phải là hồi chuông chi có âm hưởng vang xa, sâu lắng

Phần kết thúc vấn đề có thể có các nội dung sau:

+ Kết mở rộng: Tóm tắt những ý lớn đã trình bày rồi từ đó mở rộng thêm ý nghĩa của vấn đề

+ Kết đả phá: Dựa vào lập trường của mình để phê phán, phản đối đi đến khẳng định + Kết ứng dụng: Làm nổi bật giá trị thực tiễn của vấn đề đã nêu và đã phân tích + Kết khẳng định: Một lần nữa khẳng định lẽ phải, chân lý

+ Kết bằng đặt ra câu hỏi để người đọc, người nghe tự giải đáp

Hình ảnh

Hình ảnh trong tác phẩm báo chí chính luận thông thường có 1 Hình đó có thể là hình tác giả (trong bài bình luận ngắn) hoặc hình liên quan đến sự kiện, vấn đề làm nổi bật chủ đề tác phẩm Như vậy, tác phẩm báo chí chính luận cơ bản có 3 thành phần là tít, nội dung bài và hình ảnh

BÀI TẬP THỰC HÀNH

1 Phân loại một số nhóm tác phẩm, thể loại trên một tờ báo

2 Trình bày kết cấu một tác phẩm thuộc nhóm nghị luận báo chí đã phân loại trên 3 Nêu nội dung và hình thức phản ánh trong một tác phẩm thuộc nhóm nghị luận

Trang 36

CHƯƠNG 2: BÌNH LUẬN 2.1 Khái niệm

2.1.1 Bình luận – thao tác của tư duy

Từ nhu cầu tư duy

Theo triết học, căn cứ lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng về ý thức, nhận thức của con người trải qua mấy giai đoạn từ cảm tính đến lý tính; từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Hiện thực khách quan tác động vào con người làm nảy sinh nhu cầu nhận thức Muốn nhận thức đầy đủ sự vật đòi hỏi phải có tư duy về nó Từ đây, nhu cầu so sánh, nhận xét, đối chiếu, đánh giá xuất hiện Từ việc chỉ đánh giá đơn thuần kích thước, hình dáng mang tính hình thức bên ngoài, con người bắt đầu đánh giá, đưa ra quan điểm về cái hay, cái đẹp, những mặt tốt xấu, tức là cái nội dung bên trong của sự vật, căn cứ trên những nhận xét, phân tích nhất định Sự đánh giá này có mức độ khác nhau, tùy thuộc từng mức độ mà có thể đạt tới gần với bản chất sự vật hay không Đây có thể coi là tiền đề của tư duy bình luận

Tư duy bình luận là một bộ phận, một biểu hiện của tư duy lý luận nói chung Triết học Mác-Lênin cũng khẳng định, ở bất cứ thời đại nào, dân tộc nào, con người nào, tư duy lý luận cũng chỉ là “năng lực bẩm sinh” Muốn để cho “năng lực bẩm sinh” ấy chuyển thành tư duy lý luận thực sự, cần có những điều kiện đảm bảo cho nó Có sáu điều kiện cơ bản sau: một là, tư duy lý luận phải được hình thành trên cơ sở kinh nghiệm; hai là, phải có giả thuyết và sử dụng giả thuyết trong quá trình hình thành tư đuy lý luận; ba là, phương pháp biện chứng duy vật như là điều kiện không thể thiếu để hình thành tư duy lý luận; bốn là, tư duy lý luận phải gắn liền với sự phát triển của khoa học; năm là, tư duy lý luận phải có "bà đỡ" là thực tiễn xã hội; sáu là, muốn có tư duy lý luận phải có sự nghiên cứu nghiêm túc toàn bộ lịch sử triết học Đây là nhữrìg phân tích mang tính triết học sâu sắc, nhưng có thể làm cơ sỡ để nghiên cứu tư duy bình luận

Nhận thức của con người về thế giới bên ngoài chỉ mang tính tương đối và tiệm cận với nó Bởi vậy, nếu xét ở góc độ hẹp, thông thường, nhận thức của một người có nhiều khả năng sai lầm Mặt khác, bản chất xã hội của con người cũng thể hiện trong nhu cầu trao

Trang 37

đổi quan điểm, thái độ, cách đánh giá sự vật trong cộng đồng, trong các nhóm xã hội khác nhau, giữa các cá nhân với nhau, trên cơ sở cùng tiếp nhận và chia sẻ thông tin

Từ nhu cầu nhận thức của tư duy, cho đến nhu cầu chia sẻ và trao đổi sự nhận thức ấy - mà trong quá trình đó luôn xuất hiện yếu tô đánh giá, nhận xét, bình luận - đã dẫn đến sự cấu thành dần hoàn chỉnh của tư duy bình luận ở cấp độ tự phát Sau này, khi xã hội ngày càng phát triển, trình độ nhận thức của con người ngày càng cao, đồng thời, phải nói đến sự ra đời của báo chí như một phương tiện đặc biệt quan trọng, tư duy này được củng cố từng bước yà dần mang tính tự giác

Giáo trình nghiệp vụ báo chí khẳng định điều này: “Bình luận là một hoạt động tự nhiên

của lý tính Con người có tri giác lành mạnh, đứng trước một hiện tượng, đứng trước một sự kiện hoặc một vấn đề nảy ra trong cuộc sống đều có bình luận theo phạm vi, nội dung và hệ tư tưởng nhất định”

Từ dư luận xã hội

Dư luận xã hội được hiểu là những ý kiến, quan điểm, phán xét của một nhóm đông xã hội về một vấn đề, một hiện tượng nào đó đang xảy ra Trong chữ “quan điểm” đó, bao hàm việc đánh giá, nhìn nhận, phân tích, giải thích, bàn luận và cả những yếu tố tình cảm, thái độ

Dư luận xã hội hiểu theo góc độ báo chí chính là cách thức công chúng bàn luận, đánh giá một sự kiện, hiện tượng đã và đang xảy ra cố một ý nghĩa chính trị xã hội nhất định Dư luận này lan truyền rất nhanh và trên một phạm vi rộng, tuỳ thuộc tính chất, tầm quan trọng của hiện tượng được dư luận và tuỳ thuộc tâm lý, tập quán của từng đơn vị xã hội

Trên thực tế, quá trình hình thành và phát triển dư luận xã hội không tách rời báo chí Có thể nói rằng, báo chí và dư luận xã hội có mốỉ quan hệ đặc biệt Dư luận xã hội là nội dung, là khởi nguồn, là chất liệu của báo chí Mặt khác, dư luận xã hội không thể tự hình thành, tự phát tán, mà chủ yếu và trước hết phải nhờ cậy vào báo chí - nhanh và mạnh hơn nhiều so với những hình thức phán tán cổ truyền qua kênh giao tỉếp

Trang 38

Chế độ chính trị nào quyết định nền báo chí ấy Bản chất của giai cấp quyết định tính chất và phạm vi của tự do của báo chí Và điều đầu tiên cần khẳng định là không có thứ tự do tuyệt đối, tự do vô chính phủ

Báo chí cách mạng Việt Nam phục vụ cho quyền lợi của đông đảo quần chúng nhân dân, dưới sự lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đại diện là Đảng Cộng sản Việt Nam Quyền lợi ấy không mâu thuẫn với quyền lợi của Đảng, của đất nước Chính vì vậy, nhiệm vụ của báo chí chúng ta là tạo lập, định hướng dư luận xã hội lành mạnh, đúng đắn, thống nhất nhằm phát huy sức mạnh và sự đoàn kết toàn dân vì sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước; không chấp nhận mục đích lợi dụng dư luận để mưu đồ quyền lực hay lợi ích kinh tế của người này, người khác hoặc một nhóm thiểu số nào đó

Bình luận là một thể loại hạt nhân của thể loại chính luận báo chí, mà đặc trưng của nó là bắt đầu từ dư luận xã hội và nhắm đến định hướng dư luận xã hội như một vũ khí sắc bén và hiệu quả

2.1.2 Khái niệm bình luận

Bình luận theo nghĩa thông thường và đơn giản nhất là ý kiến, quan điểm của một người

về một vấn đề nào đó Nhưng, ý nghĩa đầy đủ của bình luận phải luôn gắn với sự lập luận, đánh giá trên cở sở những lý lẽ, căn cứ logic, thuyết phục, chứ không phải chỉ mang tính cảm tính đơn thuần

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, bình luận là "phân tích, nhận định, đánh giá một vấn

đề (chính trị, kỉnh tế, văn hoá, kỹ thuật, v.v ) trên báo, đài, vô tuyến truyền hình để tuyên truyền, phổ biến, thuyết phục người đọc, người nghe Bình luận chủ yếu là vận dụng trí tuệ và tư duy logic để phân tích đánh giá Bình luận ỉà vũ khí của báo chí và các phương tiện

thông tin đại chúng khác khi thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền” Trong định

nghĩa này, bình luận được xếp vào mảng nội dung thông tin và được giải thích như một thể loại dành riêng và thuộc về báo chí Đây là định nghĩa khá đầy đủ và gần với định nghĩa thể loại

Trang 39

Trong tiếng Anh có nhiều từ được dùng gần với nghĩa bình luận, đó là: critic với nghĩa

"phê bình, quan sát, nhận xét, bài bình luận"-, analysis với nghĩa: "phân tích, nhận định''; hay point of view, opinion với nghĩa "quan điểm", commentary, nghĩa là: "chú giải, giải thích , debate với nghĩa tranh luận

Cuốn Nghề nghiệp và công việc của nhà báo đưa ra khái niệm: “Bình luận là một sự giải

thích, sự cắt nghĩa một vấn đề, một hiện tượng, một quá trình Bình luận còn có nhiều nghĩa khác nhau như dẫn giải, chú thích Nhiệm vụ chính của nó là giải thích, cắt nghĩa một sự kiện, một quá trình, hoặc một vấn đề trong đời sống kinh tế, chính trị và đời sống văn hóa – xã hội”

Tác giả Trần Thế Phiệt trong Tác phẩm chính luận báo chí cho rằng: “Bình luận với ý nghĩa là một phương pháp là cách đánh giá và bàn luận một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề nào đó để đi đến sự nhận thức đầy đủ và sâu sắc về vấn đề đó và những điều do vấn đề đó gợi ra”

Tác giả Trần Quang trong cuốn Các thể loại chính luận báo chí đã kết luận: “Bình luận ỉà một trong những thể loại cơ bản của nhóm chính luận báo chí, nó được sử dụng để nhìn nhận, đánh giá một sự kiện, hiện tượng của đời sống xã hội, nhằm mục đích hướng dẫn suy nghĩ và nhận thức cho công chúng”

Trên cơ sở tổng hợp, phân tích các định nghĩa kể trên, có thể nêu khái niệm thể loại bình luận như sau: “Bình luận là một thể loại thuộc nhóm chính luận báo chí, sử dụng các thao tác phân tích, giải thích, đánh giá, luận bàn về các sự kiện trong một mối liên hệ logic, hệ thống để đi đến làm sáng tỏ một vấn đề có ý nghĩa chính trị- xã hội nào đó, nhằm định hướng nhận thức của công chúng, định hướng dư luận xã hội, trên cơ sở quan điềm và tư tưởng nhất định”

2.2 Tiêu chí nhận diện và phân loại

2.2.1 Từ sự kiện đến vấn đề

Trần Quang trong cuốn Các thể loại chính luận báo chí viết: “Yếu tố đầu tiên để tạo nên nội dung bài bình luận chính là các sự kiện” Bởi bình luận là phân tích, mổ xẻ, đáng

Trang 40

giá, bàn luận về một hay nhiều sự kiện khác nhau Bản chất của thể loại bình luận chính là bắt đầu từ các sự kiện để đi đến vấn đề mang tính tư tưởng, thể hiện quan điểm của

người viết

Sự kiện là chất liệu của báo chí, nhưng mỗi thể loại khai thác nó ở góc độ khác nhau Nếu chỉ nêu sự kiện cho công chúng biết, có thể loại tin; nếu phản ánh một góc độ của sự

kiện ở dạng bề nổi và chỉ ra vấn đề cần quan tâm, giải quyết, có bài phản ánh; nếu đi sâu

phân tích nội hàm bên trong, đi tìm những mối quan hệ tác động qua lại của nó và đặc biệt là những số phận con người, những hoàn cảnh, nhân vật cụ thể trong mối liên hệ với sự kiện, ta có phóng sự; nếu khai thác các tư liệu, tìm hiểu nguyên nhân, lý giải những tình

tiết của sự kiện, đưa ra ánh sáng những chuyện mờ ám, khuất tất, ta có điều tra; v.v Nếu

như vừa thông tin về sự kiện vừa đặt nó trong mốì tương quan với những sự kiện khác trong cùng chuỗi logic, diễn ra trước hoặc sau hoặc song hành với nó để tìm hiểu, đánh giá, chỉ ra mối liên hệ có tính bản chất bên trong của vấn đề và chỉ rõ xu hướng vận động,

dự đoán tương lai của nó thì phải dùng bình luận

Tác phẩm bỉnh luận không phân tích một sự kiện có tính riêng lẻ mà là sự tổng hợp những sự kiện nhằm đưa đến công chúng một thông tin cốt lõi Sự kiện trong tác phẩm

bình luận vừa là đối tượng phản ánh vừa là phương tiện phản ánh Đồng thời, được đặt

trong mối liên hệ logic, hệ thống, tác động qua lại với nhau nhằm làm sáng tỏ một vấn đề nào đó trên cơ sở quan điểm của người bình luận Nói cách khác, nếu như các thể loại báo chí khác làm nhiệm vụ thông tin sự kiện, thông tin vấn đề thì bình luận dùng sự kiện để nêu vấn đề

Đây là lý do mà nhiều tòa báo, nhà đài thường lấy tên “Sự kiện và bình luận'” để đặt

cho chuyên mục hay chương trình bình luận

Trong một tác phẩm bình luận, người viết có thể đi từ sự kiện để chỉ ra vấn đề Khi đó,

sự kiện như là đối tượng nghiên cứu và vấn đề là quan điểm, nhận định được rút ra, trên

cơ sở những gợi mở của sự kiện Nhưng sự kiện đó chỉ mang tính tiền đề, cái cớ để thực hiện bình luận Sẽ không thể trở thành tác phẩm bình luận nếu thiếu thao tác cơ bản là đặt

nó trong chuỗi các sự kiện khác tương đồng Như vậy, thao tác cơ bản khi sáng tạo tác

Ngày đăng: 02/04/2024, 20:27

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan