Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện sa thầy tỉnh kon tum trong giai đoạn hiện nay

133 0 0
Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện sa thầy tỉnh kon tum trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ THỊ NGA

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN SA THẦY

TỈNH KON TUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐÀ NẴNG, 2022

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGÔ THỊ NGA

QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN SA THẦY

TỈNH KON TUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

5 Phạm vi nghiên cứu 2

6 Giả thuyết khoa học 2

7 Phương pháp nghiên cứu 3

8 Cấu trúc luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC 4

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu 4

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài 4

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước 6

1.2 Các khái niệm chính của đề tài 9

1.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục 9

1.2.2 Ứng dụng CNTT trong dạy học 12

1.2.3 Quản lý Ứng dụng CNTT trong dạy học 12

1.3 Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Tiểu học 13

1.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học 15

1.3.2 Ứng dụng CNTT trong thực hiện các hoạt động dạy học 16

1.3.3 Ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh 17

1.4 Lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Tiểu học 18

1.4.1 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học 18

1.4.2 Quản lý ứng dụng CNTT trong thực hiện các hoạt động dạy học 19

1.4.3 Quản lý ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 20

Trang 7

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

ở trường Tiểu học 21

1.5.1 Yếu tố khách quan 21

1.5.2 Yếu tố chủ quan 24

Tiểu kết Chương 1 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN SA THẦY TỈNH KON TUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 29

2.1 Khái quát quá trình khảo sát 29

2.2.1 Khái quát về tình hình kinh tế - xã hội huyện Sa Thầy 31

2.2.2 Khái quát về giáo dục và đào tạo huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 33

2.3 Thực trạng ứng dụng công nghệ tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 35

2.3.1 Nhận thức về tính cần thiết và tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 35

2.3.2 Năng lực ứng dụng công nghệ tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 36

2 4 Thực trạng q u ả n l ý ứng dụng công nghệ tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 40

2.4.1 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học 40

2.4.2 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện hoạt động dạy học 45

2.4.3 Thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập 49

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 51

2.5.1 Yếu tố bên ngoài 51

2.5.2 Yếu tố bên trong 52

Trang 8

2.6 Đánh giá chung về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các

trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum 54

2.6.1 Điểm mạnh, điểm yếu 54

2.6.2 Thời cơ, thách thức 55

Tiểu kết chương 2 56

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN SA THẦY, TỈNH KON TUM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 57

3.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp 57

3.1.1 Đảm bảo tính đồng bộ 57

3.1.2 Đảo bảo tính toàn diện 57

3.1.3 Đảm bảo tính thực tiễn 57

3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 58

3.2 Các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay 58

3.2.1 Nâng cao nhận thức cho giáo viên và cán bộ quản lý về vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường Tiểu học 58

3.2.2 Chỉ đạo rà soát, đánh giá, lựa chọn, biên soạn các nội dung dạy học có thể ứng dụng công nghệ thông tin 60

3.2.3 Tổ chức bồi dưỡng năng lực khai thác và sử dụng công nghệ thông tin để ứng dụng vào dạy học cho giáo viên 62

3.2.4 Chỉ đạo tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh 64

3.2.5 Đổi mới công tác giám sát, đánh giá việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường tiểu học 66

3.2.6 Đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin cho các trường Tiểu học 68

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 71

3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay 72

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 72

3.4.2 Khách thể và thời gian khảo nghiệm 73

3.4.3 Nội dung khảo nghiệm 73

3.4.4 Cách thức khảo nghiệm 73

3.4.5 Kết quả khảo nghiệm 74

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

2.1 Bảng phân bố cỡ mẫu theo các trường khảo sát 30 2.2 Cỡ mẫu khách thể giáo viên, cán bộ quản lý 30 2.3 Quy ước thang khoảng tính điểm trung bình 31 2.4 Thống kế giáo dục Tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum năm

2.8 Đánh giá của CBQL, GV về công tác bồi dưỡng năng lực ứng

dụng CNTT trong hoạt động dạy học 37 2.9 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thành thạo ứng dụng công

nghệ tin trong giảng dạy của GV 38

2.10

Đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện quản lý khai thác các dữ liệu thông tin trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học

40

2.11

Đánh giá của CBQL, GV về việc hiệu quả quản lý khai thác các dữ liệu thông tin trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học

42

2.12 Đánh giá của CBQL, GV về việc thực hiện quản lý ứng dụng

CNTT trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học 43 2.13 Đánh giá của CBQL, GV về hiệu quả quản lý ứng dụng CNTT

trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học 44 2.14 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện việc quản lý ứng

dụng CNTT trong thực hiện hoạt động dạy học 45 2.15 Đánh giá của CBQL, GV về mức độ hiệu quả việc quản lý ứng

dụng CNTT trong thực hiện hoạt động dạy học 47

2.16

Đánh giá của CBQL, GV về mức độ thực hiện việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

49

Trang 12

Số hiệu

2.17

Đánh giá của CBQL, GV về kết quả thực hiện việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

50

2.18 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến quản

lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 51 2.19 Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài đến quản

lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học 52

3.1

Biểu mẫu gợi ý đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng và thiết bị CNTT của trường tiểu học… huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum, tính đến tháng…./ năm 20…

68

3.2 Quy ước thang điểm trung bình 73

3.3

Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

74

3.4

Tính khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

75

Trang 13

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Cuộc cách mạng Công nghiệp lần thứ 4, đặc biệt là lĩnh vực công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ đến hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có giáo dục Ứng dụng công nhệ thông tin trong hoạt động dạy học trở nên có ý nghĩa quan trọng trong việc truyền tải các kiến thức, kỹ năng của người dạy cũng như việc lĩnh hội những điều này đối với người học Chính công nghệ thông tin đã góp phần rút ngắn khoảng cách cũng như trở thành “công cụ” hữu hiệu trong các hoạt động dạy học của giáo viên và học sinh

Nhận thức về tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của công nghệ thông tin trong công cuộc đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay, Chỉ thị số 58 - CT/TW ngày 17 tháng 10 năm 2000 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Đối với ngành GD&ĐT, Chỉ thị nêu rõ: “Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác GD&ĐT ở các cấp học, bậc học, ngành học” Đặc biệt, Quyết định số 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng chính phủ về Quyết định Phê duyệt Đề án “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” cũng đã khẳng định: “Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo” Mặt khác, từng năm học, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các Công văn chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục Công văn 4096/CNTT-BGDĐT ban hành ngày 20/9/2021 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021-2022 trong đó, nhiệm vụ “ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá” được xác định đầu tiên trong tất cả các nhiệm vụ Như vậy, việc ứng dụng CNTT trong giáo dục nói chung và trong dạy học nói riêng được các cấp Đảng, chính quyền quan tâm Do đó, ứng dụng CNTT trong dạy học ở cấp Tiểu học càng có giá trị và ý nghĩa trong giai đoạn hiện nay của bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông theo hướng hình thành phẩm chất và năng lực học sinh

Sa Thầy là một trong những huyện miền núi của tỉnh Kon Tum với 08 trường tiểu học Những năm qua, công tác ứng dụng CNTT trong giáo dục được các cấp chính quyền huyện Sa Thầy chú ý chỉ đạo thực hiện, chính vì vậy đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất lượng dạy học, đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức và kiểm tra đánh giá ở nhà trường tiểu học Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT nói chung, đặc

Trang 14

biệt công tác quản lý ứng dụng CNTT tại các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum nhằm đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh hiện nay vẫn chưa được chú ý quan tâm và chưa được xây dựng thành hệ thống với các biện pháp có tính cần thiết và khả thi Chính vì vậy, việc nghiên cứu quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học tại địa bàn này có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn quản lý nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay

Xuất phát từ những lý do nêu trên, đề tài “Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay” được tiến hành nghiên cứu

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở phân tích khái quát cơ sở lý luận và phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum góp phần nâng cao chất lượng dạy học trong giai đoạn hiện nay

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt đuọc mục tiêu nghiên cứu, đề tài có các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học

- Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum

- Đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay

4 Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu

4.1 Khách thể nghiên cứu:

Ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học

4.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay

5 Phạm vi nghiên cứu

5.1 Phạm vi không gian:

Đề tài tiến hành nghiên cứu, khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại 08 trường Tiểu học trên địa bàn huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum

5.2 Phạm vi thời gian nghiên cứu:

Thực hiện khảo sát trong giai đoạn 2016-2021 và đề xuất biện pháp cho giai đoạn 2022-2026

5.3 Chủ thể thực hiện biện pháp:

Biện pháp quản lý của Hiệu trưởng các trường Tiểu học

6 Giả thuyết khoa học

- Công tác quản lý ứng dụng công nghệ tin trong dạy học tại trường Tiểu học

Trang 15

huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum ở mức khá

- Có những yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ tin trong dạy học tại các trường Tiểu học huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum

- Có thể đề xuất các biện pháp có tính cấp thiết và khả thi cao nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý ứng dụng công nghệ tin trong tại Tiểu học huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết

Đề tài sử dụng các phương pháp hệ thống hoá, phân tích, tổng hợp, so sánh để nghiên cứu các tài liệu trong và ngoài nước nhằm xây dựng cơ sở lí luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại trường tiểu học

7.2 Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát được sử dụng nhằm tiến hành quan sát việc ứng dụng CNTT trong dạy học của giáo viên cũng như của học sinh tại các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi bao gồm các bảng hỏi cấu trúc để khảo sát giáo viên, học sinh và cán bộ quản lý (hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng chuyên môn) về thực trạng ứng dụng CNTT cũng như quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

- Phương pháp phỏng vấn được thực hiện nhằm phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý về thực trạng ứng dụng CNTT cũng như quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum nhằm làm sáng rõ hơn các kết quả nghiên cứu từ phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Phương pháp chuyên gia được sử dụng để trưng cầu ý kiến của các chuyên gia về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

7.3 Nhóm các phương pháp xử lý thông tin

Phương pháp thống kê toán học (tần số, tỉ lệ, điểm trung bình) được sử dụng để tính toán các kết quả nghiên cứu định lượng thông qua phần mềm SPSS 20

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phục lục, cáu trúc nội dung của luận văn gồm ba chương:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học

- Chương 2: Thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum

- Chương 3: Biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Sa Thầy tỉnh Kon Tum trong giai đoạn hiện nay

Trang 16

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

1.1.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Nghiên cứu của Wai Chung Ho (2004) đã chỉ ra rằng, khi việc ứng dụng CNTT được GV xây dựng kế hoạch cụ thể, được tích hợp vào các giờ học sẽ góp phần nâng

cao hiệu quả chất lượng học tập của học sinh [42]

Demir (2006) đã tiến hành tìm hiểu nhận thức của hiệu trưởng về hệ thống thông tin quản lý và cách quản lý hệ thống thông tin được sử dụng trong trường tiểu học ở Edime, Thổ Nhĩ Kỳ Kết quả chỉ ra rằng, mặc dù cơ sở hạ tầng công nghệ của các trường tiểu học còn thiếu thốn, nhưng hệ thống thông tin quản lý trường học đã góp phần quan trọng vào công tác quản lý trường học, đặc biệt là hoạt động dạy học [30] Nghiên cứu này cũng đồng hướng và quan điểm với nghiên cứu của nhóm tác giả

Muhammad (2018) [37]

Eric Chang và cộng sự (2012) trong nghiên cứu của mình đã điều tra các mối quan hệ giữa khả năng lãnh đạo công nghệ của hiệu trưởng, trình độ công nghệ của giáo viên và hiệu quả giảng dạy Đối tượng khảo sát bao gồm 1.000 giáo viên được chọn ngẫu nhiên từ các trường tiểu học của Đài Loan Cuộc khảo sát giáo viên nhằm đo lường hiệu quả của khả năng lãnh đạo công nghệ của hiệu trưởng, trình độ công nghệ của giáo viên và hiệu quả giảng dạy Ngoài ra, dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng mô hình phương trình cấu trúc để kiểm tra mối quan hệ giữa các đại lượng này Các phát hiện cho thấy, khả năng lãnh đạo công nghệ của hiệu trưởng cải thiện trình độ công nghệ của giáo viên và trực tiếp khuyến khích giáo viên tích hợp công nghệ vào giảng dạy của họ Hơn nữa, trình độ công nghệ của giáo viên ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả giảng dạy của họ Khả năng lãnh đạo công nghệ của hiệu trưởng

cũng làm cho trình độ CNTT của giáo viên hiệu quả hơn [32]

Trong khi đó nghiên cứu của Oralbekova và các cộng sự (2016) của mình lại tập trung nghiên cứu vấn đề ứng dụng CNTT trong dạy học hòa nhập cho học sinh khuyết tật tại trường tiểu học Các tác giả cho rằng, nhiều giáo viên tiểu học chưa được đào tạo đầy đủ để sử dụng công nghệ thông tin để giảng dạy học sinh khuyết tật hòa nhập Do đó, để giải quyết vấn đề này, nhóm tác giả đã xây dựng một khóa đào tạo đặc biệt dành cho sinh viên các cơ sở giáo dục đại học, cung cấp cơ sở lý luận và phương pháp luận chi tiết về giáo dục hòa nhập, các phương pháp sử dụng CNTT trong giảng

dạy các bài học khác nhau cho trẻ em tiểu học trong bối cảnh hòa nhập [38]

Nghiên cứu của Mona (2017) cũng nhấn mạnh rằng, các giáo viên tiểu học phải đối mặt với những thách thức trong bối cảnh kỹ thuật số Do sự bùng nổ và phát triển

Trang 17

nhanh chóng của các công nghệ thông tin có thể được sử dụng trong giáo dục, ngày càng có nhiều nhu cầu về việc áp dụng công nghệ trong giáo dục, nhằm tác động đến học sinh học tập tích cực và thúc đẩy họ đạt được quá trình học tập hiệu quả Ứng dụng thực tế tăng cường cho thấy tiềm năng tốt trong việc mang lại cho học sinh quá trình học tập tích cực, hiệu quả và có ý nghĩa hơn Mặt khác, nghiên cứu xem xét những lợi ích chính của việc sử dụng ứng dụng thực tế tăng cường trong giáo dục Đồng thời, tác giả của kiểm chứng sự chấp nhận của GV đối với các ứng dụng thực tế tăng cường trong môi trường học tập công nghệ ở các trường tiểu học, từ quan điểm của giáo viên, như một thử nghiệm ban đầu Mặt khhác, nghiên cứu cũng chỉ ra những

rào cản và lợi ích chính khi áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học [36]

Trong nghiên cứu của mình Sunaengsih và các cộng sự (2019) đã khẳng định vai trò của CNTT trong việc quản lý trường tiểu học Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả với phương pháp tiếp cận định lượng để khám phá thực tế của các yếu tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận công nghệ thông tin trong quản lý các trường tiểu học ở Indonesia Kết quả nghiên cứu cho thấy, các trường học sẵn sàng chấp nhận

CNTT trong quản lý nếu được cập nhật [41]

Maria và cộng sự (2020) cũng đã tiến hành nghiên cứu với các học sinh tiểu học lớp 4, những học sinh này được chia thành hai nhóm (thực nghiệm và đối chứng) về việc ứng dụng CNTT trong dạy học hình học Học sinh trong cả hai nhóm đã được kiểm tra trước và kiểm tra sau về thành tích của họ trong môn hình học Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng dạy và học thông qua CNTT là một quá trình tương tác đối với học sinh tiểu học và có tác dụng tích cực trong việc học hình học so với phương pháp

dạy học truyền thống [35]

Marthese (2020) và cộng sự đã tiến hành tổng quan các tài liệu về sự ảnh hưởng của các yếu tố đến việc sử dụng công nghệ số của GV tiểu học Theo các tác giả, công nghệ số được phổ biến rộng rãi trong trường học; tuy nhiên, kết quả từ các nghiên cứu quốc tế chỉ ra rằng chúng không hiệu quả đối với thành tích học tập của học sinh Tuy nhiên, giáo viên cần được đào tạo và hướng dẫn để phát triển chuyên môn của họ khi sử dụng công nghệ để dạy học Nếu không làm như vậy có thể dẫn đến việc học sinh thiếu các kỹ năng ứng phó cần thiết cho cuộc sống tương lai của các em trong thời đại thông tin Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu những yếu tố nào ảnh hưởng đến việc giáo viên tiểu học sử dụng công nghệ kỹ thuật số trong thực hành giảng dạy của họ, từ đó đề xuất hình thức đào tạo tốt hơn nhằm sử dụng công nghệ phù hợp hơn trong giáo dục của GV Sau khi áp dụng bản đồ khái niệm vào dữ liệu từ các nghiên cứu đã chọn, bốn yếu tố ảnh hưởng đã được xác định, bao gồm: kiến thức, thái độ và kỹ năng của giáo viên, văn hóa trường học Từ những phát hiện này, nhóm nghiên cứu đã đề xuất

các khuyến nghị về đào tạo giáo viên với công nghệ số [34]

Bàn về ưu điểm của CNTT trong việc dạy học tiếng Nga cho học sinh tiểu học, Darvanova (2022) đã chỉ ra rằng, việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

Trang 18

hiện đại ở các lớp tiểu học giúp học sinh suy nghĩ độc lập, mở rộng khả năng nghiên cứu sáng tạo và tư duy logic, cũng như kết nối những gì học trên lớp với cuộc sống và tăng hứng thú với bài học Chất lượng của quá trình giáo dục được bảo đảm bằng việc giáo viên sử dụng có hiệu quả các điều kiện cơ sở hạ tầng và tổ chức dạy học trên cơ

sở sư phạm và công nghệ thông tin và truyền thông tiên tiến [31] 1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu về ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT ở trường phổ thông nói chung và ở trường tiểu học nói riêng được các nhà nghiên cứu trong nước quan

tâm, chú ý Có thể kể đến các công trình tiêu biểu dưới đây

Trong nghiên cứu của mình, Trần Minh Hùng (2013) đã nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho đội ngũ GV trường trung học phổ thông Theo tác giả, với tư cách là người chịu trách nhiệm chính trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong dạy học của GV, hiệu trưởng nhà trường phải coi việc bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT cho GV là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác quản lý nhà trường, tạo điều kiện thuận lợi giúp họ chủ động, tự tin ứng dụng CNTT nhằm đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giảng dạy Để thực hiện tốt yêu cầu xây dựng đội ngũ GV có trình độ về CNTT, theo tác giả, hiệu trưởng cần tiến hành các nhiệm vụ sau: xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ ứng dụng CNTT; tổ chức bồi dưỡng tại trường theo các hình thức khác nhau; tạo điều kiện và cử GV tham gia các khóa bồi dưỡng về ứng dụng CNTT do các cấp ngành tổ chức; triển khai, phổ biến nội dung các buổi hội thảo, tập huấn về ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH ở từng bộ môn; chỉ đạo, định hướng việc tự bồi dưỡng, tự nghiên cứu để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ về CNTT; xây dựng các yêu cầu và chế độ chính sách ưu tiên cho GV trong việc nang cao trình độ ứng dụng CNTT [9] Tuy nhiên, nghiên cứu này với phạm vi ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường trung học phổ thông, song cũng có ý nghĩa nhất định để tác giả luận văn xem xét các

khía cạnh của biện pháp quản lý hoạt động này trên địa bàn nghiên cứu

Luận văn Thạc sĩ của Đỗ Đức Minh (2016) đã tiến hành phân tích thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các tr ờng tiểu học thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ Đồng thời, tác giả cũng đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học tại các tr ờng tiểu học tại địa bàn nghiên cứu như: nâng cao nhận thức cho CB-GV về tầm quan trọng, lợi ích của việc ứng dụng CNTT trong dạy học; tổ chức, bồi dưỡng cho GV về ứng dụng CNTT trong dạy học; chỉ đạo tăng cường việc ứng dụng các phần mềm giáo dục trong quản lý dạy học theo hướng tích hợp, khai thác và sử dụng có hiệu quả các ứng dụng trên mạng và Internet; chỉ đạo quy trình thiết kế và sử dụng giáo án dạy học tích cực có ứng dụng CNTT; quản lí hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại, xây dựng phòng học đa phương tiện; ban hành các quy định bằng văn bản cho việc ứng dụng CNTT trong dạy học [15]

Trang 19

Nghiê cứu của Nguyễn Mạnh Hưởng và cộng cự (2017) đã phân tích tầm quan trọng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử cho học sinh bậc tiểu học theo hướng phát triển năng lực cũng như thực trạng ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử ở bậc tiểu học Từ đó, các tác giả đã đề xuất một số biện pháp nhằm tăng cường ứng dụng CNTT trong dạy học lịch sử cho học sinh bậc tiểu học theo hướng phát triển năng lực [10] Nghiên cứu đã phân tích ứng dụng CNTT trong một môn học cụ thể và đề xuất được các hướng ứng dụng CNTT trong việc dạy học lịch sử cho HS tiểu học theo hướng phát triển năng lực là một trong những hướng nghiên cứu chuyên sâu, có ý nghĩa thực tiễn trong dạy học

Bài báo của Phạm Thị Quỳnh Như (2018) lại xem xét thực tiễn dạy học môn tiếng Anh trong trường Tiểu học ở Việt Nam hiện nay trước bối cảnh đổi mới giáo dục theo tiếp cận năng lực Qua đó, thấy được vai trò của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc phát triển năng lực tiếng Anh ở học sinh Tiểu học Trên cơ sở nhận định những hạn chế trong ứng dụng CNTT vào dạy học tiếng Anh ở Tiểu học hiện nay, bài viết đưa ra một số biện pháp dưới góc độ quản lý giáo dục nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới dạy học tiếng Anh ở Tiểu học theo tiếp cận năng lực, bao gồm: quản lý việc đào tạo và bồi dưỡng năng lực đội ngũ GV tiếng Anh tiểu học theo chuẩn nghề nghiệp; tổ chức, chỉ đạo đổi mới dạy học tiếng Anh ở tiểu học theo tiếp cận năng lực thông qua việc tăng cường ứng dụng CNTT; tăng cường kiểm tra, giám sát việc ứng dụng CNTT trong dạy học tiếng Anh ở tiểu học theo tiếp cận năng lực; nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý cơ sở hạ tầng, thiết bị CNTT phục vụ đổi mới dạy học tiếng Anh ở tiểu học theo tiếp cận năng lực [17]

Nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy (2019) đã đánh giá thực trạng hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh trên các phương diện như: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Thực trạng trình độ công nghệ thông tin của đội ngũ giáo viên; Thực trạng thực hiện nội dung ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của đội ngũ giáo viên và uản lí việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá Trong số các kết quả nghiên cứu, tác giả nhấn mạnh, hầu hết các trường tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh chưa chú trọng đến một số nội dung như: Tổ chức hội giảng chuyên đề liên quan đến CNTT; sử dụng phần mềm chấm thi, quản lí đề, đáp án; chưa đưa tiêu chí ứng dụng CNTT vào xét thi đua, khen thưởng Đồng thời, nghiên cứu của Đỗ Thị Thùy cũng đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học tại các trường tiểu học trên địa bàn quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh, bao gồm: Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lí, đội ngũ giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; xây dựng hạ tầng cơ sở vật chất, thiết bị hiện đại, đảm bảo điều kiện hỗ trợ cho hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Thu thập thông tin, tăng cường kiểm tra quá trình và kết quả

Trang 20

thực hiện việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trưởng tiểu học [24] Luận văn của Lưu Quý Phụng (2019) tập trung phân tích thực trạng quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, thành Phố Hồ Chí Minh trên các phương diện như: phân cấp quản lí hoạt động ứng dụng cntt trong học tập của học sinh ở trường tiểu học; thực trạng quản lý xây dựng kế hoạch có ứng dụng cntt; thực trạng quản lý ứng dụng cntt trong chuẩn bị bài học của hs; thực trạng quản lý kế hoạch học tập có ứng dụng cntt của hs; thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả ứng dụng cntt trong học tập của hs nghiên cứ cũng đã đề xuất một số biện pháp quản lí ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của học sinh ở các trường tiểu học huyện Bình Chánh, thành Phố Hồ Chí Minh [18]

Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Bích Thủy (2019) tập trung phân tích thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT và quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường Tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất một số biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học tại địa bàn nghiên cứu, bao gồm: nâng cao năng lực khai thác nguồn tài nguyên giáo dục, học liệu điện tử, thư viện điện tử qua website của bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục và đào tạo hà nội cho đội ngũ giáo viên; tổ chức cho giáo viên sử dụng trang “trường học kết nối” của bộ giáo dục và đào tạo phục vụ trao đổi chuyên môn, đổi mới nội dung, phương pháp dạy học; chỉ đạo giáo viên sử dụng các phần mềm dạy học theo môn học; nâng cao kĩ năng sử dụng phần mềm thiết kế bài giảng e-learning cho giáo viên; bồi dưỡng cho giáo viên kĩ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong khâu kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh [27]

Nguyễn Thị Minh Khánh (2019) trong Luận văn Thạc sĩ của mình đã phân tích thực trạng hoạt động ứng dụng CNTT và quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Biên Đông, tỉnh Điện Biên Từ việc phân tích thực trạng, tác giả cũng đã đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học tại các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia huyện Biên Đông, tỉnh Điện Biên, bao gồm: tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; tổ chức bồi dưỡng nâng cao trình độ và kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ quản lý, giáo viên; Có chế độ khuyến khích, khích lệ những giáo viên sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học; Tổ chức hội thảo, tập huấn và hội giảng phổ biến, chia sẻ các nguồn tài nguyên mạng và các phương pháp dạy học có ứng dụng CNTT; Huy động các nguồn lực, đầu tư hiện đại hoá cơ sở hạ tầng và các điều kiện đảm bảo cho ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Thường xuyên kiểm tra, đánh giá hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học [11]

Trên cơ sở đánh giá vai trò của CNTT trong họt động giáo dục, Bùi Thị Thanh Tâm (2019) cho rằng, xuất phát từ yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ

Trang 21

thông mới và từ vai trò của CNTT với hoạt động giáo dục đòi hỏi đội ngũ giáo viên cần có những chuẩn bị, bồi dưỡng, nâng cao năng lực chuyên môn nói chung và năng lực, kỹ năng sử dụng CNTT nói riêng để đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình giáo dục phổ thông mới Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất một số giải pháp bồi dưỡng, nâng cao năng lực CNTT cho đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông mới, bao gồm: Tổ chức các chuyên đề nâng cao kỹ năng sử dụng CNTT cơ bản và chuyên sâu; Sử dụng giải pháp nhóm nòng cốt; Nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT thông qua đổi mới hoạt động thao giảng; Tổ chức các cuộc thi giảng dạy có sử dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp Tác giả cũng nhấn mạnh rằng, để bồi dưỡng, nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong cho giáo viên nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục phổ thông, ngoài các điều kiện khách quan như cơ sở vật chất hạ tầng CNTT, chính sách kế hoạch của nhà Trường thì yếu tố quan trọng có tính chất quyết định vẫn là người giáo viên Việc tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng là cần thiết Việc duy trì nhóm các nòng cốt CNTT tập trung những giáo viên đam mê ứng dụng CNTT trong dạy học là giải pháp rất hiệu quả [21]

Qua việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu khẳng định vai trò của việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và đặc biệt là dạy học ở trường tiểu học Hơn nữa, các nghiên cứu cũng phân tích, đánh giá thực trạng việc ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học nói chung và ở một số địa phương cụ thể Đồng thời, có những nghiên cứu cũng đã đề xuất được một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong day học ở trường tiểu học Nhìn chung, các nghiên cứu về quản lý hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường tiểu học chủ yếu tập trung trong nước Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào phân tích, đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường tiểu học huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Khái niệm quản lý giáo dục

u

Quản lý là một khái niệm được hiểu ở các phương diện và góc độ khác nhau Tùy thuộc vào mục đích, nội dung của hoạt động, đối tượng được quản lý Do đó, mỗi nhà nghiên cứu lại có một quan điểm khác nhau về khái niệm này

Sergiovanni và cộng sự đề cập đến quản lý như là một quá trình làm việc cùng và thông qua những người khác để hoàn thành các mục tiêu của tổ chức một cách hiệu quả Bên cạnh đó, họ coi quản trị viên là những người có trách nhiệm hoàn thành các mục tiêu nhất định một cách hiệu quả coi quản trị là nghệ thuật và khoa học để hoàn thành công việc một cách hiệu quả [40]

Theo từ điển tiếng Việt, quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động theo những yêu cầu nhất định[19]

Trang 22

Theo Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức" [20]

Trong Đại cương khoa học quản lý, Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí đã đưa ra khái niệm quản lý tương tự: "Quản lý là tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích tổ chức" [13]

Tác giả Nguyễn Đức Trí cũng đề cập đến khái niệm quản lý trong “Quản lý quá trình giáo dục - đào tạo, Giáo trình tổ chức và quản lý công tác văn hóa – giáo dục” như một quá trình tác động có định hướng (có chủ định), có tổ chức, có lựa chọn trong số các tác động có thể có dựa trên các thông tin về tình trạng và môi trường, nhằm giữ cho sự vận hành của đối tượng ổn định và làm cho nó phát triển tới mục tiêu đã định" [28]

Như vậy, có thể hiểu khái niệm quản lý là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lý theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lý nhằm tạo sự thay đổi hay tạo ra hiệu quả cần thiết vì sự tồn tại, duy trì, ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động

u

Về quản lý giáo dục, theo Sergiovanni và cộng sự cho rằng “Quản trị và điều hành giáo dục là một ví dụ điển hình về bản chất và tầm quan trọng của hoạt động hành chính trong xã hội của chúng ta” Ngoài ra, cơ sở giáo dục được xếp hạng trong số các cơ sở giáo dục lớn nhất trong số các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân Vì vậy, các nhà quản lý giáo dục các cấp, từ giám thị đến chủ tịch đều thực hiện nghiêm túc vai trò của mình để xây dựng chất lượng giáo dục [40]

M.I Kônđacôp đưa ra khái niệm về quản lý giáo dục như sau: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và mục đích của chủ thể quản lý các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như những quy luật của quá trình giáo dục cho sự phát triển thể lực và tâm lí trẻ em” [12]

Theo tác giả Phạm Minh Hạc: "Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục và thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [8]

Theo quan điểm của Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý giáo dục là quá trình thực hiện có định hướng và hợp quy luật các chức năng kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục đã đề ra” [14]

Trang 23

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường xã hội, chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về vật chất” [20]

Tác giả Lê Thị Bích Thủy đánh giá quản lý lao động như là một loại lao động điều khiển lao động Quản lý giáo dục là một loại hình quản lý được hiểu là sự tác động có ý thức của chủ thể quản lý tới khách thể quản lý nhằm đưa hoạt động sư phạm của hệ thống giáo dục đạt tới kết quả mong muốn bằng cách hiệu quả nhất Trong tác động của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý có sự tác động của người đến người Đó là sự tác động qua lại tạo thành một loại quan hệ xã hội đặc biệt là quan hệ quản lý [26]

Như vậy, quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng

Quản lý giáo dục bao gồm: Chủ thể quản lý, khách thể quản lý và quan hệ quản lý

Chủ thể quản lý: Bộ máy quản lý giáo dục các cấp

Khách thể quản lý: Hệ thống giáo dục quốc dân, các trường học

Quan hệ quản lý: Đó là những mối quan hệ giữa người học và người dạy; quan hệ giữa người quản lý với người dạy, người học; quan hệ người dạy - người học Các mối quan hệ đó có ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo, chất lượng hoạt động của nhà trường, của toàn bộ hệ thống giáo dục Nội dung quản lý giáo dục bao gồm một số vấn đề cơ bản: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển giáo dục; ban hành, tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục, tiêu chuẩn nhà giáo, tiêu chuẩn cơ sở vật chất, thiết bị trường học; tổ chức bộ máy quản lý giáo dục; tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên; huy động, quản lý sử dụng các nguồn lực

u tr

Trong “Giáo dục học”, Phạm Viết Vượng đã định nghĩa quản lý trường học là hoạt động của các cơ quan quản lý nhằm tập hợp và tổ chức các hoạt động của giáo viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác, cũng như huy động tối đa các nguồn lực giáo dục để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nhà trường [29]

“Quản lý nhà trường là một bộ phận của quản lý giáo dục, quản lý nhà trường là một hệ thống những tác động sư phạm khoa học và có tính định hướng của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm làm cho nhà trường vận hành theo đúng đường lối và nguyên lý giáo dục

Trang 24

của Đảng trong thực tiễn Việt Nam”

1.2.2 Ứng dụng CNTT trong dạy học

Công nghệ được hình thành từ khi xuất hiện loài người Mỗi một mốc đánh dấu sự phát triển của loài người đều gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của một loại hình công nghệ nào đó Trong suốt thời gian dài phát triển lịch sử, con người đã có nhiều khái niệm về công nghệ thông tin

Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review bởi Harold J Leavitt và Thomas L Whisler Theo đó công nghệ thông tin được hiểu là một công nghệ bao gồm các kỹ thuật để xử lý một lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng và được máy tính tốc độ cao biểu tượng hóa, dụng thuật lập trình Toán học và các phương pháp nghiên cứu hoạt động để giải quyết vấn đề, đồng thời cũng bao gồm việc mô phỏng tư duy bậc cao thông qua các chương trình máy tính [33]

Theo từ điển Oxford, công nghệ thông tin được hiểu là nghiên cứu hoặc sử dụng các hệ thống (đặc biệt là máy tính và viễn thông) để lưu trữ, truy xuất và gửi thông tin [47]

Tuy nhiên hiện nay thuật ngữ công nghệ thông tin đã dần không còn phù hợp với bối cảnh hiện tại thay vào đó là thuật ngữ Công nghệ Thông tin và Truyền thông (ICT) Ngoài các môn học trong Công nghệ Thông tin (CNTT), CNTT-TT còn bao gồm các lĩnh vực như điện thoại , phương tiện quảng bá và tất cả các loại xử lý và truyền tải âm thanh và video

Từ các quan niệm khác nhau, có thể hiểu: Ứ CNTT ột t ố p ơ p p k ọ , ô , p ơ t ủ yếu ạ y tí , ạ truyề t ô v t ố k ữ u để k t , sử từ k âu uẩ ị ạy ọ đế qu trì ạy ọ ũ k ể tr , đ kết qu ạy ọ ằ đạt đ ợ t êu ủ ạt độ ạy ọ

Từ đó, có thể thấy ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học bao gồm: - Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị công nghệ thông tin đáp ứng nhu cầu sử dụng của cán bộ, giáo viên và học sinh;

- Sử dụng các thiết bị công nghệ thông tin, các phần mềm làm công cụ hỗ trợ việc dạy và học các môn học trong nhà trường, khai thác tốt các phần mềm thiết kế bài dạy;

- Tăng cường sử dụng mạng internet để khai thác thông tin, tham khảo và xây dựng giáo án điện tử có chất lượng

- Đồng thời, ứng dụng CNTT xuyên suốt các hoạt động của quá trình dạy học của giáo viên, học sinh

1.2.3 Quản lý Ứng dụng CNTT trong dạy học

Theo Ron Oliver, các chương trình giảng dạy được hỗ trợ bởi CNTT có xu hướng yêu cầu: Tiếp cận nhiều nguồn thông tin khác nhau; Truy cập vào nhiều dạng

Trang 25

và loại thông tin; Thiết lập học tập lấy người học làm trung tâm dựa trên truy cập thông tin và yêu cầu; Môi trường học tập tập trung vào các hoạt động lấy vấn đề làm trung tâm và dựa trên câu hỏi; Các ví dụ thực tiễn; Giáo viên với tư cách là huấn luyện viên và người cố vấn hơn là chuyên gia nội dung [39]

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành văn bản số 4116/BGDĐT, ngày 08/9/2017 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ công nghệ thông tin (CNTT) năm học 2017-2018 đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Trong đó quy định một số nhiệm vụ bao gồm: Ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động điều hành và quản lý giáo dục; Ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá; Triển khai hạ tầng và thiết bị công nghệ thông tin; Bồi dưỡng kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin cho giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục [7]

Có thể thấy rằng Nhà nước đã có sự quan tâm đến việc thúc đẩy chuyển đổi số trong quản trị, quản lý Giáo dục và Đào tạo, có sự hướng dẫn cụ thể trong việc quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ sở giáo dục Nội dung quản lý ứng dụng công nghệ thông tin bao gồm ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý trường học và cơ sở giáo dục, bồi dưỡng giáo viên, quản lý cơ sở hạ tầng và kiểm tra đánh giá hoạt động dạy và học

Từ những quan điểm trên, có thể hiểu qu ứ CNTT tr ạy ọ

- Mục đích quản lý: huy động họ tham gia, cộng tác trong các hoạt động của

nhà trường, giúp quá trình dạy học, giáo dục đạt tới các mục tiêu đề ra

1.3 Lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Tiểu học

Trong Công văn số 4096/BGDĐT-CNTT ngày 20 tháng 9 năm 2021 về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ ứng dụng CNTT và thống kê giáo dục năm học 2021 – 2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo có đề cập đến việc ứng dụng CNTT và chuyển đổi

Trang 26

số trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá Theo đó, việc ứng dụng CNTT trong dạy học bao gồm:

a) Tăng cường áp dụng hình thức dạy học trực tuyến theo quy định tại Thông tư số 09/2021/TT-BGDĐT ngày 30/3/2021 của Bộ GDĐT và phù hợp với điều kiện, nhu cầu của mỗi nhà trường, góp phần hoàn thành kế hoạch năm học trong điều kiện dịch COVID-19 còn phức tạp, trong đó hướng dẫn các cơ sở giáo dục lưu ý triển khai một số nội dung sau:

- Tổ chức lựa chọn giải pháp phần mềm dạy học trực tuyến phù hợp với nhu cầu, điều kiện thực hiện, để sẵn sàng áp dụng khi học sinh không thể đến trường do dịch COVID-19; sử dụng tối đa lợi ích phần mềm quản lý học tập (LMS) mang lại, giúp học sinh học chủ động hơn và giảm tác động khi đường truyền Internet quá tải

- Tổ chức tập huấn cho giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục kỹ năng quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến, tăng cường hình thức tập huấn trực tuyến, huy động đội ngũ giáo viên nòng cốt tham gia hỗ trợ, hướng dẫn đồng nghiệp; phối hợp với phụ huynh triển khai các hoạt động giáo dục trực tuyến, đặc biệt đối với học sinh tiểu học; đảm bảo tổ chức dạy, học trực tuyến an toàn và hiệu quả trên môi trường mạng

- Tận dụng tối đa nền tảng trực tuyến triển khai có hiệu quả các hoạt động như: hướng dẫn học sinh tự học, giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh, kiểm tra đánh giá và phối hợp với gia đình trong triển khai các hoạt động giáo dục

- Tăng cường nguồn học liệu số đảm bảo chất lượng hỗ trợ kịp thời cho giáo viên, học sinh, phụ huynh triển khai các hoạt động dạy học trực tuyến; khuyến khích giáo viên tham gia Cuộc thi Thiết kế bài giảng điện tử của ngành Giáo dục; huy động giáo viên tham gia đóng góp nguồn học liệu để chia sẻ dùng chung; phát huy vai trò của tổ chuyên môn trong đánh giá, lựa chọn học liệu số trước khi đưa vào sử dụng ở nhà trường; hướng dẫn giáo viên tham khảo các nguồn tài nguyên giới thiệu từ website Bộ, chuyên mục “Hỗ trợ dạy học trực tuyến”

- Có lộ trình xây dựng, triển khai nền tảng, giải pháp phần mềm quản lý, tổ chức dạy học trực tuyến theo hướng kết hợp, tích hợp các chức năng của các Hệ thống quản lý học tập trực tuyến, Hệ thống quản lý nội dung học tập với Phần mềm tổ chức dạy học trực tuyến trực tiếp; kết nối trao đổi dữ liệu với phần mềm quản lý trường học theo mã định danh và cơ sở dữ liệu ngành Giáo dục, hướng đến việc sử dụng phần mềm dạy học trực tuyến có sự thống nhất, đồng bộ cao trong mỗi nhà trường, trên mỗi địa bàn, trên nền tảng dùng chung của cả nước

c) Rà soát, phát triển hệ thống thư viện điện tử (bao gồm phần mềm quản trị thư viện và cơ sở dữ liệu số hóa sách và tài liệu phục vụ dạy học), kết nối liên thông với các kho học liệu số, chia sẻ tài liệu số hóa giữa các cơ sở giáo dục

d) Thí điểm triển khai các mô hình dạy - học tiên tiến trên nền tảng số (lớp học thông minh, nhóm học tương tác, tự học với trợ lý ảo) phù hợp với điều kiện, đặc thù, nhu cầu thực tế của mỗi nhà trường [4]

Trang 27

1.3.1 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học phụ thuộc nhiều vào nội dung bài học cũng như hình thức giảng dạy Do đó, việc thiết kế các môn học, soạn giáo án và tài liệu dạy học có ứng dụng CNTT có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 và đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học, thời đại kỹ thuật số và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Các hình thức dạy học mới (chính thức hoặc không chính thức trên nền tảng chia sẻ kiến thức và mang tính xã hội sâu rộng), được đặt trong một phạm trù khái quát là giáo dục số (Digital education), bao gồm một số nền tảng chính:

- E-learning (Electronic learning): Dạy học điện tử với khả năng tổ chức các không gian giáo dục, học tập mở, khả năng tương tác mạnh mẽ giữa các chủ thể tham gia và thông tin kiến thức (bao gồm các phương thức dạy học trực tuyến - Online learning và dạy học hỗn hợp hợp - Blended learning; dạy học đảo ngược - Flipped learning)

- M-learning (Mobile learning): Dạy học linh hoạt với khả năng đáp ứng tối đa các nhu cầu học tập, phát triển cá nhân

- U-learning (Ubiquitous learning): Dạy học linh hoạt tức thời (just in time) với khả năng đáp ứng, chia sẻ nhanh chóng tại bất kỳ thời điểm, không gian, địa điểm nào với bất kỳ nhu cầu học tập nào của người học

- Hệ thống khóa học trực tuyến mở rộng (Massive Online Open Courses - MOOCs), hệ thống khóa học đặc thù riêng cho cá nhân (Small Private Online Courses - SPOCs): là một nền tảng các khóa học trực tuyến miễn phí đáp ứng tối đa nhu cầu học tập theo năng lực, sở thích và điều kiện hoàn cảnh cá nhân; tăng cơ hội tiếp cận và sự tham gia của người học theo phương thức giáo dục mở và trực tuyến [22]

Mỗi nội dung giảng dạy khác nhau cũng cần lựa chọn các thức xây dựng bài giảng khác nhau, khai thác tư liệu phù hợp và sử dụng các ứng dụng hỗ trợ một cách hợp lý

Sau khi xác định nội dung và hình thức dạy học phù hợp với bối cảnh cụ thể, giáo viên có thể xây dựng bài giảng điện tử dựa trên các bước bao gồm:

- Xác định mục tiêu bài giảng;

- Xác định kiến thức cơ bản và trọng tâm; Lựa chọn tư liệu bổ sung ( video, ảnh,…) từ internet;

- Thiết kế kịch bản bài giảng;

- Soạn slide bài giảng: nhập nội dung, tư liệu, định dạng văn bản, hiệu ứng,…; - Đóng gói bài giảng;

- Viết lời giải thích, trình tự điều khiển, các nội dung cần chuẩn bị trước tiết học;

- Rút kinh nghiệm sau buổi học

Trang 28

Bên cạnh đó, việc thiết kế bài giảng cũng yêu cầu giáo viên có những tư liệu phù hợp với nội dung bài học Trong trường hợp này, Internet tỏ rõ vai trò là một thư viện khổng lồ, có thể cung cấp tương đối đầy đủ nguồn học liệu cho giáo viên sử dụng, cũng như các tài nguyên về hình ảnh, video, âm thanh, phục vụ cho việc thiết kế bài giảng Tuy nhiên, thông tin trên Internet là nguồn thông tin không được kiểm duyệt, do đó giáo viên cần có sự cân nhắc trong quá trình lựa chọn tư liệu sử dụng trong bài dạy của mình

1.3.2 Ứng dụng CNTT trong thực hiện các hoạt động dạy học

Theo trích dẫn của Hoàng Anh và Vũ Kim Thanh, hoạt động dạy học của giáo viên là một mặt của hoạt động sư phạm [1] Theo quan điểm lý thuyết về dạy học hiện đại, hoạt động dạy học bao gồm hoạt động của thầy và trò Nhà tâm lý học A.Mentriskaia viết: “Hai hoạt động của thầy và trò là hai mặt của một hoạt động” [1]

Việc ứng dụng CNTT trong thực hiện các hoạt động dạy học nghĩa là sử dụng CNTT để hỗ trợ cho quá trình tương tác của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy và học

Có thể phân chia mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học thành các mức độ như sau:

Mức độ 1: Sử dụng CNTT hỗ trợ giáo viên một số thao tác đơn giản: soạn giáo án, in tài liệu, sử dụng mạng Internet để thu thập tài liệu hoạt động dạy học nhưng chưa sử dụng CNTT cho bài giảng trên lớp

Mức độ 2: Ứng dụng CNTT để hỗ trợ mảng hoặc pha trong dạy học Biết viết, trình bày bằng phần mềm Powerpoint và biết sử dụng một số thiết bị điện tử đơn giản Có thể tham gia một số trang web để trao đổi nội dung bài giảng hoặc tài liệu giảng dạy Đây được coi là một trong những ứng dụng phổ biến của CNTT trong dạy học hiện nay Hầu hết giáo viên THCS hiện nay đều có thể làm được ở mức độ này

Mức độ 3: Biết sử dụng và tận dụng nhiều phần mềm dạy học nghiệp vụ, phần mềm dựng phim, âm thanh, đồ họa để tổ chức dạy học Biết sử dụng phòng học đa phương tiện và thiết bị CNTT

Mức độ 4: Tích hợp CNTT trong dạy học của giáo viên được sử dụng ở tất cả các khâu từ soạn giáo án, soạn giảng, tổ chức thực hiện trên lớp và kiểm tra, đánh giá Internet Theo hình thức này, giáo viên phải được trang bị đầy đủ thiết bị công nghệ thông tin hiện đại và có năng lực công nghệ thông tin cao

Cấp độ 5: Trường học thông minh là môi trường học tập với trang thiết bị hiện đại Máy tính bảng của mỗi học sinh kết nối với giáo viên, bảng tương tác, phần mềm quản lý học tập, hệ thống web tạo môi trường lớp học thông minh giúp học sinh và giáo viên kết nối phương pháp giảng dạy Dạy học mới với sách giáo khoa điện tử Mức học này đang được áp dụng làm mô hình điểm ở một số trường và dự kiến sẽ triển khai rộng rãi tại các trường trên cả nước

Trang 29

Như vậy, trong hoạt động dạy học của GV, HS việc ứng dụng CNTT được thể hiện ở các phương diện sau đây:

- Các phần mềm thực hiện việc dạy học như: MSTeams, Google meet, Zoom, Trans,…

- Các phần mềm hỗ trợ tương tác trong quá trình dạy học như: Zalo, Facebook, Line,…

- Các thiết bị công nghệ hỗ trợ việc dạy học như: điện thoại thông minh, máy tính bảng, máy tính,…có kết nối mạng Internet

1.3.3 Ứng dụng CNTT trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Công tác kiểm tra đánh giá là một bộ phận không thể thiếu trong quá trình giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng dạy và học cũng như là nền tảng để cải tiến nội dung, hình thức và phương pháp giảng dạy trong nhà trường Việc đánh giá học sinh cần được hiểu như một quá trình trong đó kiểm tra là một hình thức cơ bản, là một khâu trong quá trình đánh giá Việc kiểm tra sẽ cung cấp dữ liệu, thông để làm cơ sở để đánh giá học sinh

Trong quá trình dạy học thường bao gồm những hình thức kiểm tra như sau: kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, kiểm tra tổng kết Các hình thức kiểm tra nêu trên được thực hiện bằng các phương pháp: kiểm tra miệng, kiểm tra viết và kiểm tra thực hành Đánh giá là quá trình hình thành những nhận định, phân đoán về kết quả của công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được, đối chiếu với những mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải tạo thực trạng, điều chỉnh nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc

Việc đánh giá học sinh là một quá trình bao gồm các bước: Đánh giá chẩn đoán, Đánh giá từng phần, Đánh giá tổng kết và cuối cùng là ra quyết định Dựa vào những định hướng của đánh giá, giáo viên ra quyết định những biện pháp cụ thể để giúp học sinh hoặc giúp đỡ cả lớp về những thiếu sót

Hiện nay, do có ưu điểm về lưu trữ, thống kê, sắp xếp và lọc dữ liệu nên công nghệ thông tin được sử dụng rộng rãi để đánh giá chất lượng và hiệu quả giáo dục, đặc biệt là kiểm tra đánh giá kết quả dạy học Ứng dụng CNTT giúp xây dựng ngân hàng đề thi đảm bảo tính công bằng và khoa học Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin nên việc đánh giá kết quả dạy học từng bài, từng chương, từng câu hỏi được kịp thời, hiệu quả, đảm bảo khách quan, chính xác

Phần mềm chấm thi trắc nghiệm trên máy tính hỗ trợ xây dựng ngân hàng câu hỏi, tạo câu hỏi, kiểm tra, chấm điểm tự động, in kết quả, thống kê kết quả Đặc biệt, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá kết quả dạy học, điều tra, đánh giá chất lượng giáo dục theo hình thức kiểm tra, đánh giá hiện nay đã cho thấy sự xuất sắc và hiệu quả về mặt tổ chức, khách quan, tính toàn diện của đánh giá

Trang 30

1.4 Lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở

trường Tiểu học

1.4.1 Quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học

Công tác quản lý ứng dụng CNTT trong thiết kế nội dung bài dạy có thể hiểu là việc quản lý việc sử dụng CNTT của giáo viên trong việc soạn giáo án và bài giảng

Giáo án thường được hiểu là: “Kế hoạch và dàn ý giờ lên lớp của giáo viên, bao gồm bài học của giờ lên lớp, mục đích giáo dục và giáo dưỡng, nội dung, phương pháp, thiết bị, những hoạt động cụ thể của thầy và trò, khâu kiểm tra đánh giá Tất cả được ghi ngắn gọn theo trình tự thực tế sẽ diễn ra trong giờ lên lớp Giáo án được GV biên soạn trong giai đoạn chuẩn bị lên lớp và quyết định phần lớn sự thành công của bài học.” Giáo án có ứng dụng CNTT hay còn gọi là giáo án điện tử là việc đưa giáo án truyền thống của giáo viên vào máy vi tính, giáo án truyền thống nhưng được lưu trữ, thể hiện ở dạng điện tử (trên máy tính) Giáo án điện tử không bao hàm có hay không việc ứng dụng CNTT&TT trong tiết học mà giáo án đó thể hiện Do đó, trước hết, quản lý việc khai thác các dữ liệu, thông tin trong việc thiết kế môn học, soạn giáo án và tài liệu dạy học, bao gồm:

- Lập kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu, thông tin; - Tổ chức thực hiện ứng dụng CNTT trong khai thác dữ liệu, thông tin; - Chỉ đạo xây dựng các hệ thống hỗ trợ học tập và đào tạo trực tuyến; - Chỉ đạo xây dựng các nguồn học liệu phục vụ dạy và học;

- Chỉ đạo xây dựng các hệ thống văn bản quy định về khai thác, sử dụng thông tin;

- Công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng việc khai thác dữ liệu, thông tin phục vụ hoạt động giảng dạy

Về phần bài giảng điện tử, đó là việc bài giảng của giáo viên được thể hiện trên lớp nhờ sự hỗ trợ của các thiết bị điện tử và phương tiện CNTT&TT

Theo đó, việc quản lý ứng dụng CNTT trong thiết kế môn học, soạn giáo án, tài liệu dạy học bao gồm:

- Lập kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT để thiết kế chương trình môn học, soạn

giáo án và tài liệu dạy học (Xác định các mục tiêu cần đạt như: thiết kế giáo án, thiết kế các hình thức kiểm tra, đánh giá học sinh …)

- Tổ chức việc quản lý ứng dụng CNTT để thiết kế chương trình môn học, soạn giáo án và tài liệu dạy học (phân phối và sắp xếp nguồn lực, hiện thực hóa các mục tiêu đã lập …)

- Chỉ đạo việc ứng dụng CNTT để thiết kế chương trình môn học, soạn giáo án và tài liệu dạy học (Thực hiện quyền chỉ huy, điều hành và hướng dẫn triển khai kế hoạch ứng dụng CNTT trong dạy học)

- Kiểm tra đánh giá việc quản lý ứng dụng CNTT để thiết kế chương trình môn

Trang 31

học, soạn giáo án và tài liệu dạy học (xem xét thực tiễn để đưa ra các quyết định điều chỉnh kịp thời)

1.4.2 Quản lý ứng dụng CNTT trong thực hiện các hoạt động dạy học

Chúng ta đều biết rằng quản lý giáo dục là hành động có ý thức của người quản lý nhằm đạt được các mục tiêu quản lý Các nhà quản lý cùng với đội ngũ đông đảo giáo viên, học sinh, các lực lượng xã hội bằng hành động của mình biến mục tiêu này thành hiện thực

Hoạt động chính của trường là giảng dạy và giáo dục Tất cả các hoạt động đa dạng và phức tạp khác của trường đều hướng tới mục tiêu này Vì vậy, quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình sư phạm của giáo viên, các hoạt động học tập và tự giáo dục chủ yếu diễn ra trong quá trình dạy học

Như vậy, quản lý hoạt động dạy và học thực chất là sự tác động qua lại của chủ thể quản lý đối với quá trình dạy học (do tập thể giáo viên và học sinh lãnh đạo, có sự hỗ trợ đắc lực của các lực lượng xã hội) nhằm góp phần hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh phù hợp với mục tiêu đào tạo của Nhà trường Theo đó, quản lý ứng dụng CNTT trong thực hiện các hoạt động dạy học bao gồm:

- Xây dựng kế hoạch quản lý ứng dụng CNTT trong thực hiện chương trình giảng dạy ở nhà trường, tổ bộ môn;

- Tổ chức việc xây dựng quy định, yêu cầu riêng cho giáo án dạy học có ứng dụng CNTT;

- Tổ chức xây dựng và phổ biến chuẩn đánh giá đối với giờ dạy có ứng dụng CNTT;

- Tổ chức hội thảo chuyên đề “ứng dụng CNTT trong đổi mới PPDH;

- Tổ chức hiện thực hóa các mục tiêu đã đề ra về ứng dụng CNTT trong thực hiện chương trình giảng dạy;

- Chỉ đạo GV hướng dẫn HS ứng dụng CNTT trong học tập, tự học;

- Chỉ đạo sử dụng hiệu quả ứng dụng CNTT trong thực hiện chương trình giảng dạy;

- Kiểm tra, đánh giá kịp thời việc ứng dụng CNTT trong thực hiện chương trình giảng dạy Động viên, khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong việc ứng dụng CNTT thực hiện chương trình giảng dạy

Việc quản lý ứng dụng CNTT trong thực hiện các hoạt động dạy học là việc quản lý các việc sử dụng CNTT của giáo viên trong công tác tổ chức hoạt động dạy học hay còn có thể hiểu là việc quản lý tổ chức bài giảng của giáo viên Trong đó, yêu cầu người quản lý đánh giá việc ứng dụng CNTT của giáo viên trong tiết dạy theo các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn về nội dung (3 tiêu chí): Chính xác về khoa học bộ môn, về quan điểm tư tưởng; Đủ nội dung cơ bản và đáp ứng đầy đủ mục tiêu bài học; có tính hệ thống; nhấn mạnh đúng trọng tâm; Liên hệ thực tế phù hợp và có tính giáo dục; có sử

Trang 32

dụng tài liệu minh họa cho bài giảng điện tử (phương tiện multimedia: văn bản, phim, âm thanh, phần mềm hỗ trợ…) chính xác, có ý nghĩa, sát với nội dung bài học, đúng lúc, đúng liều lượng

- Tiêu chuẩn về phương pháp (2 tiêu chí): Phương pháp dạy học phù hợp với đặc trưng bộ môn, với nội dung của kiểu bài lên lớp; Kết hợp tốt các phương pháp trong hoạt động dạy và học; kết hợp tốt việc ứng dụng CNTT với các phương pháp dạy học phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp

- Tiêu chuẩn về phương tiện và kỹ thuật (2 tiêu chí): Kết hợp tốt việc sử dụng phương tiện cho bài giảng điện tử và các phương tiện, thiết bị dạy học khác phù hợp với nội dung của kiểu bài lên lớp (khi cần thiết); Thiết kế các slide đẹp, khoa học, phù hợp với đặc trưng bộ môn; màu sắc hài hòa, phối màu giữa phông nền và chữ hợp lý, phù hợp với nội dung; hình và cỡ chữ, kiểu chữ rõ; các hiệu ứng hình ảnh, màu sắc, âm thanh được sử dụng hợp lý, không lạm dụng; bài trình chiếu có hệ thống, dễ theo dõi, có cấu trúc rõ ràng; học sinh ghi được bài

- Tiêu chuẩn về tổ chức lớp học (2 tiêu chí): Thực hiện linh hoạt các khâu lên lớp, phân phối thời gian hợp lý ở các phần, các khâu; Tổ chức và điều khiển học sinh học tập tích cực, chủ động phù hợp với nội dung của kiểu bài; đảm bảo tính tương tác giáo viên-học sinh, học sinh-giáo viên, học sinh-học sinh

- Tiêu chuẩn về kết quả, hiệu quả (1 tiêu chí): Việc ứng dụng CNTT&TT giúp giáo viên tổ chức tốt hoạt động dạy học, tạo hứng thú trong học tập của học sinh, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Học sinh ghi được bài, đa số học sinh hiểu bài, nắm vững trọng tâm, biết vận dụng kiến thức [42]

1.4.3 Quản lý ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

Theo lý thuyết dạy học, kiểm tra thuộc phạm trù phương pháp và có vai trò phản tương quan trong quản lý dạy học Từ những thông tin về kết quả hoạt động của hệ thống dạy học, điều này góp phần quan trọng và quyết định vào việc điều khiển tối ưu các hoạt động của hệ thống dạy học (đối với giáo viên và học sinh) Trong dạy học - kiểm tra đánh giá là một vấn đề rất phức tạp và dễ dẫn đến sai sót nếu không cẩn thận Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy học, vừa theo phương thức tự đánh giá, sử dụng công nghệ ngày càng tiên tiến, đáng tin cậy, vừa cung cấp cho học sinh công cụ kiểm tra đánh giá để các em tự kiểm tra đánh giá kết quả của chính mình Đạt được kết quả của kiến thức của riêng bạn, từ đó điều chỉnh và định hình việc học của riêng bạn

Việc ứng dụng CNTT cần được quản lý sao cho đảm bảo được mục tiêu dạy học mục đích học tập - cơ sở của việc đánh giá kết quả học tập cũng như tuân thủ theo những nguyên tắc lý luận dạy học cần tuân thủ khi kiểm tra- đánh giá

Nhà quản lý cần quản lý về nội dung, hình thức kiểm tra đánh giá học sinh CNTT được sử dụng như một công cụ để xây dựng hoạt động kiểm tra học sinh, việc xây dựng bài kiểm tra và lựa chọn phần mềm, công cụ kiểm tra hợp lý cần được kiểm duyệt sao cho khâu thực hiện quy định, triển khai hình thức và phương pháp cần phải

Trang 33

phù hợp với đối tượng, năng lực người học Theo đó, công tác quản lý ứng dụng CNTT trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS bao gồm:

- Lập kế hoạch thực hiện quản lý và đánh giá kết quả dạy học dựa trên ứng dụng CNTT;

- Tổ chức thực hiện việc quản lý và đánh giá kết quả dạy học dựa trên ứng dụng CNTT;

- Chỉ đạo việc quản lý và đánh giá kết quả dạy học dựa trên ứng dụng CNTT; - Công tác kiểm tra, đánh giá, thi đua khen thưởng quản lý và đánh giá kết quả dạy học dựa trên ứng dụng CNTT

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học ở trường Tiểu học

1.5.1 Yếu tố khách quan

Cơ ế, í s ủ ớ , về ứ ô t ô t trong ạy ọ

Cơ chế, chính sách của nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học là cơ sở pháp lý nhằm đảm bảo phát triển công nghệ thông tin và ứng dụng vào hoạt động giảng dạy của giáo viên cũng như đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia và hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của giáo viên chịu nhiều tác động từ phía cơ chế và chính sách của nhà nước Đối với các nội dung ở Thông tư 22 trên cơ sở bổ sung, hoàn thiện Thông tư 30 về quy định đánh giá học sinh tiểu học, vai trò của ứng dụng công nghệ thông tin rất quan trọng Việc ứng dụng công nghệ thông tin là tiền đề quan trọng trong việc xây dựng cơ sở dữ liệu Giáo dục tập trung, phục vụ công tác hoạch định chính sách, quản lý và triển khai chính phủ điện tử Chủ trương đưa các ứng dụng CNTT vào các hoạt động quản lý trong nhà trường theo tôi là phù hợp, đáp ứng được nhu cầu cấp thiết hiện nay Khi triển khai ứng dụng CNTT cho Thông tư 22 nhà trường sẽ được rất nhiều lợi ích Cụ thể các sổ sách, báo cáo sẽ được in ra từ phần mềm, ví dụ như sổ tổng hợp kết quả giáo dục, học bạ học sinh, báo cáo chất lượng giáo dục,… Ngoài ra một số nội dung như tổng hợp đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ về môn học, năng lực phẩm chất hay khen thưởng sẽ được thực hiện tự động bằng phần mềm dựa trên các tiêu chí đánh giá của thông tư 22 đã được lượng hóa theo các mức

Quyết định số 1282/QĐ-BGDĐT Quyết định Ban hành kế hoạch tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2020 - 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng xác định rõ mục đích nhằm xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2022-2025 [5] Đồng thời là căn cứ để các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng chương trình, dự án

Trang 34

triển khai cụ thể, tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quyết định số 131/QĐ-TTg ngày 25/01/2022; Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020; Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/03/2022; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/06/2021 Điều đó có thể thấy rằng, cơ chế chính sách của nhà nước có ảnh hưởng không nhỏ nhỏ đến quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động dạy học của hệ thống giáo dục hiện nay

Sự p t tr ể ủ k ọ , kỹ t uật v ô t ô t

Trong thời đại chuyển đổi số hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin có ảnh hưởng sâu rộng đến tất cả các ngành nghề trong số đó bao gồm cả giáo dục Công nghệ và các công cụ kỹ thuật số đang góp phần tăng sự tương tác, khơi dậy sự đổi mới và khả năng học tập của học sinh Đó là lý do mà công nghệ đã thay đổi giáo dục, giúp tối đa chức năng của lớp học

Đầu tiên có thể nhận thấy rằng, công nghệ cho phép truy cập tốt hơn các nguồn tài nguyên Giờ kết nối Công nghệ học sinh có thể truy cập thông tin từ mọi người dữ liệu và ứng dụng giáo dục, tuy nhiên cần được định hướng bởi giáo viên Bên cạnh đó công nghệ cải thiện sự tham gia của học sinh thông qua việc giúp bài học trở nên hấp dẫn hơn và công tác dễ dàng hơn Học sinh có thể tham gia vào các hoạt động nhóm ở bất kỳ đâu thông qua các ứng dụng như Google Chat, Zoom… Công nghệ thông tin cũng hỗ trợ mở rộng ranh giới lớp học Đồng thời, hỗ trợ học sinh theo kịp tiến độ lớp học, đặc biệt là trong bối cảnh đại dịch vừa qua

Khái niệm Big Data, Điện toán đám mây đã và đang dần trở nên phổ biến Chúng đem đến những lợi thế vượt bậc trong giáo dục như chương trình giảng dạy tùy chỉnh, cải thiện hệ thống đánh giá, định hướng nghề nghiệp cho sinh viên và đề xuất phương pháp học phù hợp Sự bùng nổ của Big Data giúp các trường học kiểm soát thông tin học viên Phương thức học và giảng dạy sẽ càng thay đổi khi ứng dụng của Big Data trong mảng giáo dục Chính vì thế, Big Data đang trên con đường thay đổi và xây dựng lại hệ thống giáo dục toàn cầu

Ở mức độ cao hơn, AI trí tuệ nhân tạo cũng đang dần tác động làm thay đổi hoàn toàn ngành giáo dục.Trong tương lai gần có thể chưa có sự xuất hiện của robot hình người đóng vai trò như một giáo viên đứng trên bục giảng nhưng thực sự đã có nhiều dự án là các tác phẩm sử dụng “trí thông minh của máy móc” để giúp giáo viên và học sinh có những trải nghiệm học tập tốt hơn Đơn giản từ việc tự động hóa các hoạt động giáo dục đến điều chỉnh tự động phần mềm giáo dục theo nhu cầu của học sinh Trong tương lai, việc học sinh được hỗ trợ bởi gia sư AI sẽ không còn xa lạ AI cung cấp những phản hồi thường xuyên hơn, phương thức tìm kiếm cũng như tương tác thông tin hiệu quả hơn AI xuất hiện đưa ra cách nhìn mới về ngành giáo dục Hình thức giáo dục truyền thống được cải tiến và thay thế để phù hợp với mong muốn của con người

Trang 35

Trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, việc ứng dụng tri thức và công nghệ hiện đại đã làm thay đổi toàn bộ nền sản xuất xã hội Từ đó kéo theo những biến đổi căn bản của thị trường lao động quốc gia Điều đó đòi hỏi ngành giáo dục cần có những sự thay đổi phù hợp với với bối cảnh hiện tại

c Yêu cầu đổ ớ p ổ t ô

Quyết định 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” đã nhấn mạnh mục tiêu tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh triển khai chính phủ điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong hoạt động quản lý điều hành của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở trung ương và các địa phương; đổi mới nội dung, phương pháp dạy - học, kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học và công tác quản lý tại các cơ sở giáo dục đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân góp phần hiện đại hóa và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Đề án cũng nhấn mạnh, nhiệm vụ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin đổi mới nội dung, phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá và nghiên cứu khoa học, trong đó có các nhiệm vụ liên quan đến ứng dụng CNTT trong dạy học ở bậc phổ thông nói chung và cấp tiểu học nói riêng, bao gồm: a) Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật kho học liệu số dùng chung phục vụ giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên trong toàn ngành, gồm: Bài giảng điện tử, học liệu số đa phương tiện, sách giáo khoa điện tử, phần mềm mô phỏng và các học liệu khác b) Tiếp tục xây dựng và thường xuyên cập nhật hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến của các môn học và phần mềm kiểm tra, đánh giá tập trung qua mạng phục vụ học sinh, giáo viên giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên c) Ứng dụng dạy - học thông minh ở các cơ sở giáo dục và đào tạo, địa phương có đủ điều kiện trên nguyên tắc thiết thực, hiệu quả

Đặc biệt, trong bối cảnh đổi mới toàn diện giáo dục và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học ở bậc phổ thông nói riêng và cấp tiểu học nói chung đang trở nên cấp thiết Với quan điểm đổi mới tiếp cận theo hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, sách giáo khoa được xem là tài liệu tham khảo, giáo án của GV được xem là tài liệu cơ bản để dạy học có hiệu quả, do đó, GV cần phải không ngừng ứng dụng CNTT để “đầu tư” các bài giảng sinh động, khoa học và giúp HS dễ dàng hình thành được một cách nhanh chóng nhất năng lực và phẩm chất Bởi vậy, để đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018, đòi hỏi các nhà trường không nhừng nâng cao hiệu quả công tác quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học

d Đạ ị C v -19

Trong thời điểm cả nước phòng chống dịch bệnh Covid-19, với phương châm “tạm dừng đến trường, không dừng việc học”, học sinh các cấp học đã được tiếp cận

Trang 36

với kiến thức, với giáo viên qua môi trường mạng Các cơ sở giáo dục đã tổ chức việc dạy học qua internet, trên truyền hình cho tất cả đối tượng học sinh, đảm bảo mọi học sinh đều được học Các sở GDĐT tích cực đóng góp bài giảng, tham gia xây dựng nội dung dạy học trên truyền hình Bộ tiến hành thẩm định, lựa chọn nội dung dạy học phát sóng trên các kênh sóng của VTV: VTV7 và K+, thông báo để các Đài truyền hình địa phương tiếp sóng Đã có đến 324 bài học đã được phát trên kênh VTV7 và kênh K+ Các thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu về tỷ lệ học sinh học qua internet (86,5%) và trên truyền hình (87,5%) Tiếp đó là các địa phương khu vực đồng bằng sông Hồng, Tây Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên Tỷ lệ học sinh học qua internet và trên truyền hình dưới 50% chủ yếu do khó khăn về hạ tầng, cơ sở vật chất là khu vực miền núi phía Bắc, trung du phía Bắc và Bắc Trung Bộ [44] Có thể thấy, đại dịch COVID-19 đã tác động lớn đến hoạt động giáo dục của mỗi nhà trường và trong toàn ngành giáo dục Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà các nhà trường tăng cường, phát huy giá trị và tạo chuyển biến mạnh mẽ trong ứng CNTT

Ngày 30 tháng 3 năm 2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã ra Thông tư Quy định về quản lý và tổ chức Dạy học trực tuyến trong cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên Theo điều 1 chương 1, thông tư này quy định về quản lý và tổ chức dạy học trực tuyến chương trình giáo dục phổ thông, chương trình giáo dục thường xuyên cấp trung học cơ sở và cấp trung học phổ thông (sau đây gọi chung là chương trình giáo dục phổ thông), bao gồm: tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục (sau đây gọi chung là dạy học) trực tuyến; hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan [3] Điều này cho thấy Nhà nước đã công nhận Dạy học trực tuyến là một phương thức dạy học chính thức nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn

Có thể nói rằng đại dịch covid 19 đã đã học đã hoàn toàn thay đổi phương thức giáo dục từ trước đến nay Hiện nay, dạy học trực tuyến nói riêng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học nói chung là một phần không thể thiếu của hoạt động giáo dục hiện nay

1.5.2 Yếu tố chủ quan

N ậ t ứ v t độ ủ CB L, GV, HS đố vớ ứ CNTT tr ạy ọ

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học yêu cầu cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh còn cần có sự thay đổi về phương pháp học tập cũng như phương pháp giảng dạy Để đạt được điều này, cả người dạy và người học cần có nhận thức và thái độ đúng đắn tôi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học

Với xu hướng hiện nay, quá trình dạy học học đang hướng cho người học làm quen với các chương trình học mới bao gồm cả học trực tiếp và học trực tuyến Với nhiều sự thay đổi trong hoạt động giảng dạy, người học cần có sự lựa chọn chọn cách thức, chương trình học sao cho phù hợp nhất với bản thân ăn dựa trên năng lực cá nhân

Trang 37

cũng như sở thích và nhu cầu của bản thân Đồng thời yêu cầu học sinh chủ động rèn luyện, trang bị những kỹ năng học tập tập sao cho phù hợp nhất với hình thức thức dạy học mới Việc học với ai, học cái gì, thời điểm nào, cũng cần bố trí sắp xếp một cách khoa học và hợp lý

Với những ứng dụng các công nghệ mới hiện nay trong lĩnh vực giáo dục, người học có thể kết nối với các nguồn thông tin đa dạng về lĩnh vực, phong phú về định dạng, ngôn ngữ cũng yêu cầu đội ngũ giáo viên phải liên tục cập nhật, tìm hiểu và triển khai áp dụng những công nghệ mới đang thay đổi hàng ngày hàng giờ để đáp ứng được nhu cầu của học sinh Trên nền tảng công nghệ, người dạy thực hiện vai trò hướng dẫn, truyền tải, kết nối người học với nguồn dữ liệu, học liệu; Giáo viên là người dạy số, phải làm chủ được công nghệ để sẵn sàng hỗ trợ người học cách tiếp cận, chấp nhận sử dụng, truyền cảm hứng cho người học để có thể sử dụng công nghệ, khai thác được tối đa nguồn tài nguyên vô giá này [16]

Đối với đội ngũ quản lý, để thực hiện tốt công tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học thì đầu tiên cần phải coi trọng quản lý chất lượng, chuẩn hóa các điều kiện đảm bảo chất lượng và quản lý quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; xây dựng hệ thống kiểm tra đánh giá chuẩn xác, công bằng

Trì độ t ọ ơ v kỹ ă t ọ ứ tr ạy ọ ủ GV

Quyết định Số 698/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã nêu rõ phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng CNTT Phát triển nguồn nhân lực CNTT phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chú trọng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ cao Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực CNTT phải gắn kết chặt chẽ với quá trình đổi mới giáo dục và đào tạo, đặc biệt là đổi mới giáo dục đại học Đổi mới cơ bản và toàn diện đào tạo nhân lực CNTT theo hướng hội nhập và đạt trình độ khu vực và quốc tế, tạo được chuyển biến cơ bản về chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu phát triển CNTT của đất nước, của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế [23] Đặc biệt Quyết định 117/QĐ-TTg ngày 25/01/2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án “tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hỗ trợ các hoạt động dạy - học, nghiên cứu khoa học góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2025” đã thể hiện yêu cầu cấp thiết nâng cao trình độ CNTT của GV

Điều này cho thấy rằng nhân lực luôn là yếu tố mang tính then chốt đối với công tác quản lý ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy Kỹ năng sử dụng CNTT, kỹ năng an toàn thông tin, kỹ năng khai thác, sử dụng hiệu quả các ứng dụng phục vụ công việc dạy - học là những ký năng cơ bản mà GV cần có trong quá trình ứng dụng CNTT trong hoạt động giảng dạy Những kỹ năng này sẽ giúp quá trình giảng dạy dựa vào CNTT được thực hiện hiệu quả, linh hoạt và đa dạng

Trang 38

Trì độ CNTT ủ CB L

Công nghệ thông tin có sức mạnh thay đổi việc quản lý giáo dục thông qua các ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng dẫn của ban giáo dục và các cơ quan có thẩm quyền Cụ thể hơn là tin học hóa việc quản lý trường học, trung tâm giáo dục theo hướng ứng dụng các công cụ trực tuyến, công cụ quản lý của cơ quan chủ quản ( Quản lý giáo viên, sinh viên, quản lý thi, xếp thời khóa biểu, sổ liên lạc điện tử, sổ điểm điện tử, ) Để thực hiện tốt việc quản lý ứng dụng CNTT trong nhà trường thì đầu tiên, cán bộ quản lý phải là người nắm chắc các kiến thức về tin học Đội ngũ cán bộ quản lý không chỉ thực hiện công tác quản lý việc ứng dụng CNTT trong nhà trường mà còn là lực lượng chính tổ chức bồi dưỡng, tập huấn CNTT cho giáo viên, cán bộ nhà trường CBQL là đội ngũ chịu trách nhiệm trực tiếp trong tất cả các hoạt động quản lý nhà trường, bao gồm cả quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học Do đó, năng lực quản lý của người cán bộ quản lý trường học là yếu tố quyết định đến hiệu quả, chất lượng của mọi hoạt động quản lý, điều hành

Cơ sở vật ất p v ứ CNTT tr ạy ọ

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sẽ chỉ đạt hiệu quả tốt nhất khi mà điều kiện cơ sở vật chất đạt tiêu chuẩn, trang thiết bị đầy đủ, đường truyền internet ổn định…Cơ sở vật chất và hạ tầng là nền tảng để ứng dụng giảng dạy dựa trên CNTT, đây có thể được xem là tư liệu sản xuất của giáo viên trong quá trình giảng dạy bằng CNTT Đồng thời cũng quyết định mức độ khai thác tiềm năng CNTT nhằm thỏa mãn nhu cầu công việc Chính vì vậy, hiệu quả ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật

Cơ sở vật chất cho ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học có thể hiểu bao gồm hệ thống các trang thiết bị, máy móc, hệ thống mạng… như máy tính, máy in, máy quét, mạng LAN, mạng internet, wifi, mạng Truyền số liệu chuyên dùng,… nhằm phục vụ cho việc vận hành các phần mềm ứng dụng trong hoạt động giảng dạy trong nhà trường .Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin được định nghĩa tại Khoản 3 Điều 3 Thông tư 09/2017/TT-BTNMT quy định kỹ thuật xây dựng, cập nhật cơ sở dữ liệu viễn thám quốc gia do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành như sau: Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin là tập hợp thiết bị tính toán (máy chủ, máy trạm), thiết bị kết nối mạng, thiết bị an ninh an toàn, thiết bị ngoại vi và thiết bị phụ trợ, mạng nội bộ, mạng diện rộng [6] Tất cả những yếu tố này phải được đầu tư trang bị một cách cụ thể, hợp lý để tạo ra những công cụ tốt phục vụ yêu cầu ứng dụng CNTT đặt ra Vì vậy, các nhà trường cần phải xây dựng kế hoạch đầu tư trang bị hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả theo quy mô, yêu cầu phát triển của đơn vị

đ C t ứ ỉ đạ v tr ể k ạt độ ứ CNTT tr ạy ủ CB L

Cách thức chỉ đạo và triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trong

Trang 39

giảng dạy của cán bộ quản lý có ảnh hưởng nó đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy của giáo viên trường

Ở cấp sở, triển khai triển khai ứng dụng thông tin trong quản lý ngay từ đầu mỗi năm học giao tiếp và Đào tạo cần phải ban hành các văn bản chỉ đạo đơn vị trực thuộc, thúc đẩy việc đổi mới ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy hiện nay Ở cấp trường, cán bộ quản lý nhà trường cần phải cụ thể hóa những chỉ đạo từ phía các sở, phổ biến cho giáo viên Nhà trường cũng nhân tổ chức hướng dẫn, tập huấn cho giáo viên để nắm rõ quan điểm chỉ đạo từ cấp trên Nhà trường cần phải quán triệt cho đội ngũ giáo viên về vai trò của công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học Quan điểm chỉ đạo là khai thác tối đa thiết bị dạy học hiện đại kết hợp với ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ và góp phần đổi mới các phương pháp dạy học

Phương pháp triển khai hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin đặc nhiệm của nhà trường cũng cần phải phù hợp với tình hình thực tế Việc chỉ đạo công tác bồi dưỡng và công nghệ thông tin cho giáo viên và đầu tư cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phải dựa trên năng lực tin học của giáo viên và cơ sở hạ tầng hiện tại mà nhà trường sở hữu

e C t ứ k ể tr , đ v ứ CNTT tr ạy ọ

Kiểm tra đánh giá kết hợp với việc theo dõi thường xuyên giúp cho cán bộ quản lý nắm được cách cụ thể và chính xác về năng lực của nhân trực thuộc của giáo viên trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học từ đó có những biện pháp cụ thể và thích hợp để có hơn pháp bồi dưỡng cho giáo viên một cách kết hợp

Qua kiểm tra đánh giá giáo viên của hiệu quả của những cải tiến trong nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học có ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường

C ì t ứ độ v ê , k e t ở đố vớ v ứ CNTT tr ạy tạ tr

Chỉ thị về tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục tại nhiệm vụ thứ tư, đẩy mạnh một cách hợp lý việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy và học ở từng cấp học đã đang cập tín hiệu khuyến khích giáo viên, soạn bài trình chiếu, bài giảng điện tử và giáo án trên máy tính Khuyến khích giáo viên, giảng viên trao đổi kinh nghiệm giảng dạy qua website của các cơ sở giáo dục và qua Diễn đàn giáo dục trên Website Bộ Trong mục công tác thi đua, đánh giá kết quả ứng dụng công nghệ thông tin đã đề cập đến việc bộ giáo dục và đào tạo chính thức đưa chỉ tiêu thi đua và ứng dụng công nghệ thông tin trở thành mục tiêu chí để đánh giá và biểu dương các cơ sở giáo dục và các cá nhân đã có nhiều đóng góp tích cực vào ứng dụng công nghệ thông tin trong giáo dục Theo đó, bộ và sở ở tổ chức đánh giá, xếp hạng và khen thưởng các đơn vị cơ sở giáo dục, các cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc ứng dụng công nghệ thông tin

Trang 40

và đánh giá xếp hạng website của các cơ sở giáo dục [2] Có thể nhận thấy rằng, ở cấp bậc quản lý vĩ mô, các hình thức động viên khen thưởng đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy của nhà trường được đánh giá rất cao và được xem như một biện pháp để thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giảng dạy

Động viên, khen thưởng không phải nội dung chính của hoạt động ứng dụng CNTT trong dạy học Nhưng đó là động lực để đội ngũ CBQL, GV của nhà trường để từ đó tham gia tích cực vào việc ứng dụng CNTT trong công tác giảng dạy Tuy nhiên để hoạt động viên khen thưởng phát huy vai trò tốt nhất cần có sự đánh giá hợp lý và cân bằng từ phía lãnh đạo nhà trường Việc động viên khen thưởng cần phải tải phải gắn liền với nhu cầu, mong muốn của đội ngũ giáo viên cũng như cán bộ nhân viên Nhà trường

Tiểu kết Chương 1

Thông qua việc tìm hiểu về tổng quan các nghiên cứu về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học, đề tài đã đưa ra những khái niệm có liên quan, trong đó có khái niệm cốt lõi của đề tài là quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.Quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học là quản lý việc sử dụng CNTT trong hoạt động dạy học một cách có mục đích, có kế hoạch của người quản lý đến tập thể giáo viên, học sinh, các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia, cộng tác trong các hoạt động của nhà trường, giúp quá trình dạy học, giáo dục đạt tới các mục tiêu đề ra

Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường Tiểu học bao gồm nhiều yếu tố chủ quan và khách quan Trong có các yếu tố khách quan có thể kể đến: Cơ chế, chính sách của nhà nước, ngành về ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học; Sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin; Đại dịch Covid-19 Tuy nhiên các yếu tố chủ quan mới là yếu tố mang tính quyết định đối với công tác quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Trong đó có thể kể đến: Nhận thức và thái độ của CBQL, GV, HS đối với ứng dụng CNTT trong dạy học; Trình độ tin học cơ bản và kỹ năng tin học ứng dụng trong dạy học của GV; Trình độ CNTT của CBQL; Cơ sở vật chất phục vụ cho ứng dụng CNTT trong dạy học; Cách thức chỉ đạo và triển khai hoạt động ứng dụng CNTT trong giảng dạy của CBQL; Cách thức kiểm tra, đánh giá việc ứng dụng CNTT trong dạy học; Các hình thức động viên, khen thưởng đối với việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy tại nhà trường

Ngày đăng: 02/04/2024, 17:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan