A.Phần mở đầu: 1. Lý do về mặt lý luận: “Dạy văn, họcvăn là q trình khám phá, tìm hiểu, cảm nhận cái đẹp.Cái đẹp trong văn chương bao giờ cũng bắt đầu từ cuộc đời nhà văn đến tác phẩm, phong cách nghệ thuật, nhân cách con người…trong chương trình nhà trường phổ thơng, do mục tiêu đào tạo, u cầu của chương trình và lứa tuổi học sinh nên mỗi phong cách nghệ thuật, mỗi nhà văn-nhất là những tác giả tiêu biểu - thường được giới thiệu rải rác.Do đó, sự khám phá cái đẹp văn chương cũng như sự cảm nhận cái đẹp của những phong cách nghệ thuật, bị ngắt đoạn, rời rạc.” (Nhà văn và tác phẩm trong nhà trường). 2.Lý do về mặt thực tiễn: Vấn đề chúng tôi muốn đề cập trong bài viết này, là làm sao giúp các em ham thích học môn văn, cảm nhận được cái đẹp trong văn chương, từ đó rèn luyện nhân cách, nâng cao tâm hồn, có cuộc sống đẹp, giàu lòng nhân ái. 3.Lý do về mặt cấp thiết: Thực trạng chung của học sinh ngày nay là ít quan tâm đến việc học mơn văn, bởi thế vấn đề cấp thiết là phải quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy văn, làm thay đổi nhận thức của các em trong việc học mơn văn . 4.Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ thực tiển giảng dạy, tích hợp các kinh nghiệm của đồng nghiệp, tham khảo các dữ liệu điều tra trên báo chí, theo dõi, thống kê, cập nhật các kết quả đạt được qua ứng dụng… 5.Đối tượng khảo sát,ứng dụng đề tài: là học sinh thực dạy lớp 7 và lớp 9 6,Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu:Rút kinh nghiệm trong 32 năm giảng dạy B.Nội dung: 1.Đối diện với những vấn nạn trong thực tiễn dạy và học văn: Giảng dạy văn trong nhà trường hiện nay đang đối diện với những vấn nạn khá gay gắt, kĩ thuật thơng tin được mở rộng, văn hóa nghe, nhìn dần chốn ngơi văn hóa đọc, hs tỏ ra mệt mỏi khi phải đọc, nghiền ngẫm, khám 1 phá những kiến thức trừu tượng như ngôn từ, phong cách nghệ thuật, tính cách nhân vật…Nhất là những tác giả, tác phẩm thời trung đại xa xưa (ngay cả nhũng tác phẩm được chuyển thể thành phim ảnh, hs cũng tỏ ra thờ ơ ), mặt khác do đất nước ta đang chuyển mình hội nhập với quốc tế, văn hóa thực dụng của nước ngoài du nhập, hưởng thụ vật chất tăng cao, làm nảy sinh tư tưởng thực dụng, thích lựa chọn nghề nghiệp có thu nhập cao, phù hợp với mốt thời thượng…,trong đó các ngành nghề có liên quan đến văn chương, hầu như là lưạ chọn thứ yếu của hs, một vấn đề cũng cần đề cập ở đây là nhu cầu việc làm của xã hội dành cho người say mê văn chương quá ít, nói chi là làm giàu từ nghề văn. Phương tiện, thiết bị dành cho dạy văn thật khiêm tốn, thật khó chuyển tải niềm say mê họcvăn khi không có tối thiểu cái máy chiếu, không thể thúc ép hs cảm nhận cái “luồng run rẩy rung rinh lá”, “xương mỏng manh” ( “Đây mùa thu tới “của Xuân Diệu ) hay “Trong làn nắng ửng: khói mơ tan,” ( “Mùa xuân chín” của Hàn Mặc Tử ) khi hs Nam bộ chỉ có hai mùa mưa nắng, càng không thể cho hs thực hành làm thơ lục bát, thơ tám chữ ở trong bốn bức tường… Giáo trình, stk dành cho dạy văn thì quá xơ cứng, GV phải lệ thuộc hoàn toàn vào “Hướng dẫn giảng dạy” chỉ do một nhóm soạn giả biên soạn. Hội thảo, nói chuyện chuyên đề, sự giao thoa, cộng tác giữa “Hội nhà văn” tỉnh nhà và GV dạy văn hầu như là không có. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy văn mới khởi động. 2Mô tả kết quả giải pháp: Ở trên, chúng ta đã nói nhiều về thực trạng dạy văn trong nhà trường, bây giờ để việc họcvăn thật sự là nhu cầu bức thiết của hs, thiết nghĩ chúng ta cần hướng cho các em nhận ra những vấn đề ích lợi của học văn: Cần phải hiểu rằng vănhọc là môn công cụ trong giao tiếp, thông tin, bày tỏ suy nghĩ, họcvăn không phải là “ru với gió, đùa với mây”mà là học tiếng mẹ đẻ, là học lời hay ý đẹp, là mở rộng tâm hồn, là học làm người… Không có “chất văn”, trái tim chúng ta sẽ khộ héo, đầu óc mụ mị, không có hứng thú trong cuộc sống, thực dụng, đánh mất hoài bảo…Dù là bác sĩ, kĩ sư hay là chính khách, doanh nhân…người ta cũng cần có nhu cầu giao tiếp, thậm chí giao tiếp hay, cuốn hút người khác thì mới thành công, mà muốn như vậy thì không thể phủ nhận vai trò của văn chương, không thể lười họcvăn . -Cần chú trọng dạy nói trong học văn, trước bối cảnh phát triển của xã hội hiện nay thì vai trò của văn nói là cực kì quan trọng, người ta không mấy thích thú trước những bài diễn văn soạn sẵn, hay những baó cáo dài dòng văn tự, vì nó thiếu đi sự biểu cảm chân thành hay những thông tin cập nhật, chính xác, khả thi.Ở nhà trường khi đánh giá năng lực văn của hs thì kĩ năng 2 nói vẫn là ưu tiên hang đầu, vì nó phản ánh thực chất tri thức cảm thụ của các em. -Mỗi thời đại đều có dấu ấn riêng, để đi đến tương lai người ta không thể phủ nhận quá khứ, vănhọc là tấm gương phản chiếu trung thực hơi thở của thời đại, hơn thế nữa nó còn hướng đạo cho chúng ta phân biệt được thị phi, tránh những lỗi lầm của lịch sử.Học văn thời quá khứ có vẻ trúc trắc, khó liên tưởng nhưng bù lại nó dạy cho ta bao điều hay của tiền nhân, nó làm tươi mát tình cảm của ta bằng chính cuộc đời nhà văn đến những phong cách nghệ thuật của tác phẩm, thử hỏi trước những căng thẳng của đời sống công nghiệp: ngăm một câu Kiều, đọc một đôi câu thơ tình của Xuân Diệu sẽ nghe sướng mắt, sướng lòng biết bao ! Họcvăn là họccảm thụ, là cùng sống với mạch cảm xúc của nhà văn, nhưng cảm thụ văn không thể là một quá trình liên tưởng thiếu thực tế, làm sao có cái cảm hứng của”Thu sang” “Thu vịnh”, “Đây mùa thu tới” khi cả đời, hs không ra khỏi mảnh đất Nam bộ.Đến lúc cần chú ý đến cơ cấu chương trình phải có những tiết tham quan vùng miền (nhất là những vùng miền có liên đới đến tác phẩm văn chương). Cần khuyến khích những hình thức học nhóm theo chủ đề (cimena), các em được tự do bày tỏ ý kiến về một tác phẩm cụ thể hay một giai đoạn văn học, tất cả các phần việc chuẩn bị cho giờ thuyết trình các em đều tự lo liệu, diễn đàn là của các em, phản biện cũng là các em, các em được quyền bảo lưu ý kiến…GV chỉ đóng vai trị tư vấn mà thôi. Và vấn đề không kém quan trọng nữa là cần nhanh chóng đưa công nghệ thông tin vào dạy văn, phải đặt hs vào cư dân của mạng, các em có quyền nhận thông tin đa chiều, có quyền nêu ý kiến, thành lập các nhóm, tổ trên mạng….Hơn thế nữa trong lúc chưa có thể tham quan, đi thực tế thì việc học trên mạng là lựa chọn tối ưu nhất. Và cuối cùng là GV cần nâng cao kiến thức, tích cực hóa trong quá trình soạn giảng, sẵn sàng ứng chiến với những đòi hỏi mà hs sẽ đặt ra cho chúng ta…. 3.Tiểu kết: Mỗi tiết dạy văn, là mỗi lần chúng tôi trăn trở, tìm tòi những biện pháp hữu hiệu nhất để chyển tải đến các em những hứng thú thật sự trong học văn, những kinh nghiệm trên là quá trình trầm ngâm tích lũy trong hơn 32 năm giảng dạy môn văn, là những trải nghiệm, đối chứng, học hỏi từ đồng nghiệp, từ các chuyên gia giáo dục, các nhà nghiên cứu văn chương,….Tuy nhiên tất cả những điều kiện trên chỉ là phương tiện học văn, còn để cảm thụ được văn chương thì hs phải có sự rung động thật sư, vănhọc là nhân học, cảm thụ vănhọc phải là tiếng nói của trái tim đến trái tim…Khi họcvăn bản 3 “Những ngôi sao xa xôi”chẳng hạn, thì không gì thiết thực bằng tận mắt, tận tai đươc đặt chân đến mảnh đất Trường sơn anh hùng, được trực tiếp tham quan các điểm cao xưa kia là mục tiêu chiến đấu của các nữ thanh niên xung phong, từ đó mới gợi lên những rung cảm, suy tư về sự hi sinh tuổi thanh xuân của các cô gái cho sự nghiệp chống Mĩ, và cũng từ đây các em mới hướng đến những ước mơ, những cống hiến cho tổ quốc, cho xã hội…Những thu hoạch của các em sẽ là những tiếng nói chân thành, tâm quyết, kĩ năng sống sẽ được nâng dần lên và lẽ dĩ nhiên sự ham thích học môn văn sẽ hình thành một cách tự nhiên, nhiệm vụ của ngươi GV chỉ là mài, giũa cho nó thêm sáng, thêm lấp lánh. Trong các tiết luyện tập chúng tôi luôn hướng học sinh đến một cái đích, là biết nói và tiến đến là nói hay những gì mà các em đã phân tích trong giờ chính khóa, hơn thế nữa các em phải biết kết hợp các kĩ năng diễn đạt linh hoạt như biểu lộ nét mặt, cử chỉ, giọng nói, tư thế hùng biện hay biểu lộ xúc cảm…Mới đầu chưa quen còn bở ngở nhưng khi đã thành thục thì giờ họcvăn thực sự thu hút các em, vì nó đúng là diễn đàn cho các em tranh luận, phản biện vốn văn chương đã tích lũy được, nhân vật, phong cách nghệ thuật, tính cách, tư tưởng tác phẩm sẽ không là những vấn đề trừu tượng nữa và học sinh cảm thấy mình đúng là một chủ thể tiếp nhận, cùng đồng hành với tác phẩm. C.Kết luận: 1.Những kết luận quan trọng nhất của bài viết: Tất cả những vấn đề chúng tôi nêu ra ở trên là để đi đến những kết luận sau: +Học văn là tự nâng cao, tích lũy kĩ năng giao tiếp, là học làm người, là làm giàu thêm vốn sống, vốn tri thức nhân văn, xã hội, mở rộng và nâng cao tâm hồn, khoan hòa với mọi người. +Tích cực hóa dạy nói trong truyền thụ văn, nói từ cấp độ thông hiểu, tái hiện tiến đến nói lưu loát, mạch lạc, diễn cảm đi đôi với những kĩ năng diễn đạt của giọng nói, nét mặt, đôi mắt…, +Cần khuyến khích hs lựa chọn các văn bản, tác phẩm ưa thích để tự thuyết trình, tự bình phẩm giá trị văn chương. +Cơ cấu chương trình nên có nhiều tiết dã ngoại, hành trình về nguồn vv…để hs có trải nghiệm thực tế, nâng cao hứng thú họcvăn và tình cảm yêu quê hương, đất nước. +Các kết quả đối chứng: *Lớp 7/2 năm học 2006 – 2007: Cuối năm học có 12/ 26 ( đạt tỉ lệ 46,1% ) em có thể trình bày bài văn với những cảm xúc chân thành, những ý tưởng khá độc đáo và sáng tạo. 4 *Lớp 9/2 năm học 2009 – 2010 Cũng với những học sinh ấy nhưng kết quả đã có sự cải thiện đáng kể: có 20/26(đạt tỉ lệ 76,9% ) em có kĩ năng làm bài văn viết và văn nói rất lưu loát.Kết quả thi đỗ vào trường cấp 03 cũng thật khích lệ. 2.Ý nghĩa quan trọng nhất : Tham vọng của chúng tôi khi nêu lên những kinh nghiệm này là mong góp một phần nhỏ vào việc đánh động sự ham thích họcvăn ở các em hs. Người viết Lê Anh Dũng 5