Tính cấp thiết của đề tài
Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào phát triển du lịch luôn là vấn đề đáng quan tâm của các nhà nghiên cứu du lịch, các nhà hoạch định, tổ chức, các doanh nghiệp du lịch (DNDL) Nó được xem là một nhân tố quan trọng để phát triển du lịch bền vững, trở thành chủ đề được nghiên cứu rộng rãi cả trong và ngoài nước như nghiên cứu của Jamal, T.B & Getz, D (1995); Tosun, C & Timothy, D (2003); Sue Beeton (2006); Etsuko Okazaki (2008); Zhang, Y (2010); Long, P.H & Kalsom Kayat (2011); Phạm Hồng Long (2012); Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2012); Liedewij van Breugel (2013); Phạm Minh Hương (2013); Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016); Hoàng Thị Lan Hương, Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Đào Minh Ngọc,
Lê Thị Bích Hạnh và Phạm Thu Phương (2016); Nguyễn Đoàn Hạnh Dung, Trương Thị Thu Hà (2019); Hong, Hanh & Xuan, Nhan (2021)
Qua các nghiên cứu trên cho thấy các tác giả đã đề cập khá chi tiết phần khái niệm liên quan đến CĐĐP, vấn đề xác định khung nghiên cứu và hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP vào phát triển du lịch như ôi trường tham quan, cơ sở hạ tầng, văn hóa bản địa, điều kiện tự nhiên, giá cả du lịch,…
Là một tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và hấp dẫn, một trong 16 khu du lịch trọng điểm của cả nước, Ninh Bình đã và đang phục hồi những khó khăn trong du lịch sau đại dịch COVID – 19, đặt mục tiêu phát triển ngành du lịch mạnh mẽ trong tương lai Tăng cường sự đồng thuận và tham gia của CĐĐP được xem là một trong những hướng đi quan trọng để phát triển du lịch bền vững của tỉnh Người dân cần được tạo cơ hội để tham gia chủ động vào du lịch và được phân chia lợi ích nhiều hơn, công bằng hơn từ sự phát triển du lịch ngay tại địa phương; từ đó, thái độ của người dân đối với sự phát triển du lịch và nguồn tài nguyên được cải thiện, thậm chí làm tăng giới hạn chấp nhận của họ đối với du lịch Theo nhóm nghiên cứu, hiện chưa tìm thấy khái niệm nhất quán về sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương, nhưng điểm thống nhất của các nghiên cứu về vấn đề này là tính phức hợp của nó tùy thuộc vào bối cảnh riêng của từng địa phương Theo đó, phương pháp phân tích và đánh giá sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch cũng rất đa dạng Các nghiên cứu trước cho thấy có nhiều yếu tố bên trong lẫn bên ngoài cộng đồng ảnh hưởng tới sự tham gia của họ và từ đó cũng tác động không nhỏ đến phát triển du lịch ở các địa phương Điều này đặt ra yêu cầu đánh giá đúng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong từng địa phương để có những chính sách tác động phù hợp và kịp thời Tuy nhiên, có thể thấy trên thực tế chưa thực sự có phương pháp hay mô hình nào phù hợp để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP vào phát triển du lịch
Cùng với sự hỗ trợ của các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước, Ban Quản lý và chính quyền địa phương tỉnh Ninh Bình đã nỗ lực phát triển các sản phẩm, dịch vụ du lịch cũng như nguồn nhân lực tham gia vào phục vụ du lịch tại các điểm du lịch Ninh Bình Tuy nhiên, đến nay, tình hình phát triển du lịch ở đây vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng vốn có và còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập trong thu hút sự tham gia của người dân địa phương vào phát triển du lịch
Nghiên cứu này tập trung xây dựng khung nghiên cứu với các tiêu chuẩn, tiêu chí xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người dân tỉnh Ninh Bình vào hoạt động du lịch địa phương ở hiện tại và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của họ trong tương lai Trên cơ sở đó, đề xuất các hướng giải pháp nhằm thúc đẩy sự đồng thuận và tham gia tích cực của CĐĐP vào phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, nâng cao vị thế trong cơ cấu GRPD của tỉnh Bên cạnh đó có thể làm bài học khách quan cho việc phát triển du lịch của các tỉnh thành khách trong nước.
Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình từ đó nâng cao nhận thức người dân về phát triển du lịch của tỉnh.
Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu trên, những niệm vụ được đặt ra cụ thể như sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình sau đó xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
- Tiến hành nghiên cứu, khảo sát, phân tích tổng hợp và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, từ đó chỉ ra kết quả, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình tham gia của người dân địa phương với phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
- Đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài nghiên cứu được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương đến sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Chương 4: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM
Tổng quan nghiên cứu
1.1.1 Những nghiên cứu về phát triển du lịch
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đưa ra khái niệm về điểm đến du lịch như sau: “Điểm đến du lịch là một vị trí địa lý nơi khách du lịch lưu lại ít nhất một đêm Điểm đến du lịch bao gồm các sản phẩm du lịch như các dịch vụ hỗ trợ, các nguồn lực du lịch và các điểm tham quan có thể đi và về trong vòng một ngày, có ranh giới vật chất và hành chính xác định các hình ảnh, quan điểm, quản lý và lợi thế cạnh tranh trên thị trường” Các điểm đến du lịch bao gồm nhiều bên liên quan khác nhau như cộng đồng địa phương và có thể tạo thành các điểm đến lớn hơn nhờ liên kết mạng lưới Phát triển du lịch tại điểm đến du lịch khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, giá trị truyền thống văn hóa lịch sử nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách và đem lại lợi ích về kinh tế
Nghiên cứu về phát triển du lịch tại điểm đến du lịch, các nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá, các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tại điểm đến du lịch Cụ thể gồm:
Một là, khái niệm phát triển du lịch, hầu hết những nghiên cứu của World Conservation Union (1996), Go, F.M and Jenkins, C.L (1998), Cooper, C và nnk (2005), Rasoolimanesh và nnk (2017), Regina Scheyvens and Robin Biddulph (2018),… đều khẳng định rằng phát triển du lịch là sự tăng lên về quy mô hoạt động du lịch, nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch theo thời gian Ngoài ra, các khái niệm về phát triển du lịch tại điểm đến du lịch phải dựa trên tiềm năng tài nguyên du lịch, các nguồn lực và lợi thế sẵn có của địa phương, đồng thời phát triển du lịch đều phải hướng đến phát triển du lịch bền vững Ở Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Duy Mậu (2011), Dương Hoàng Hương (2017), Đặng Thanh Liêm (2018), Nguyễn Anh Dũng (2018)… đều cho rằng phát triển du lịch là sự tăng lên về thu nhập, quy mô của ngành du lịch cùng với sự thay đổi chất lượng, cơ cấu ngành du lịch theo hướng hiệu quả và tiến bộ Phát triển du lịch đáp ứng tốt nhu cầu của du khách, đem lại hiệu quả kinh tế, chính trị, xã hội ngày càng cao
Hai là, bàn về nội dung phát triển du lịch, các tác giả cho rằng: (1) Phát triển du lịch có kiểm soát về mặt kinh tế, đảm bảo chất lượng tăng trưởng Phương thức phát triển hướng đến sự cân đối, hài hòa giữa các khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường; giữa mục tiêu, lợi ích ngắn hạn và dài hạn trong quá trình phát triển (2) Phát triển bảo vệ tài nguyên du lịch, bảo vệ môi trường vừa là cơ sở giải pháp, vừa là mục tiêu sự phát triển (3) Phát triển đảm bảo công bằng về lợi ích đối với các chủ thể tham gia hoạt động du lịch (4) Phát triển dựa trên các nguyên tắc phù hợp, quán triệt xuyên suốt và tuân thủ nghiêm túc quá trình phát triển Đây cũng là quan điểm của các tác giả như: Peter Burns và nnk (1995), Go, F.M and Jenkins, C.L (1998), Per Ake Nilsson (2001), David L.Edgell (2006), Meredith (2010)… Ở Việt Nam, kế thừa từ những nghiên cứu trên thế giới nên nội dung về phát triển du lịch cũng đồng nhất trên cách thức thực hiện về quản lý khai thác tài nguyên du lịch, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật, xây dựng phát triển hệ thống sản phẩm du lịch, đẩy mạnh hoạt động xúc tiến quảng bá, đào tạo nguồn nhân lực, đẩy mạnh hoạt động liên kết phát triển du lịch điểm đến cấp tỉnh với các địa phương trong vùng…
Ba là, về tiêu chí đánh giá phát triển du lịch tại điểm đến du lịch John R Walker,
Josielyn T Walker (2011), Tourism Concepts and practices, Prentice Hall, New Jersy, tác giả cho rằng tiêu chí đánh giá bao gồm: Số lượt khách và tốc độ tăng trưởng khách du lịch; tổng thu và tốc độ tăng trưởng tổng thu từ khách du lịch; độ dài chương trình du lịch bình quân; mức chi tiêu bình quân của khách du lịch; mức độ hài lòng của khách du lịch; tỷ lệ quay trở lại của khách du lịch Hơn nữa, các tiêu chí đánh giá về phát triển du lịch tại điểm đến du lịch cũng đề cao về phát triển du lịch bền vững tại điểm đến du lịch Ở Việt Nam, những nghiên cứu của Lê Minh Hiếu (2017), Nguyễn Phước Quý Quang
(2018), Nguyễn Anh Dũng (2018)… các tác giả lựa chọn các tiêu chí sau: (1) Mức giá tăng lượng khách du lịch, mức tăng thu nhập từ du lịch, mức tăng quy mô cơ sở vật chất kỹ thuật, số lượng việc làm tăng từ phát triển du lịch; (2) Mức độ thay đổi phương thức tiến hành hoạt động du lịch theo hướng hiện đại, có chất lượng cao về sản phẩm, công nghệ, cơ sở hạ tầng du lịch…;(3) Hài hòa về lợi ích, tinh thần cộng đồng đối với sự tham gia của du khách, dân cư, chính quyền địa phương, các nhà kinh doanh;(4) Phát triển gắn với bảo vệ môi trường, tôn tạo tài nguyên du lịch
Bốn là, một số nghiên cứu đã xây dựng mô hình về phát triển du lịch và kiểm định mối quan hệ của các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch, đó là: Nghiên cứu của Hua và nnk (2009), Ortigueira và Gomez - Selemeneva (2011), Shan và Marn
(2013), Wang và Ap (2013), Rajesh, (2013), Hồ Thị Hương Lan (2009)… Các nghiên cứu về phát triển du lịch đã nêu là: Sự tăng lên về quy mô hoạt động du lịch, nâng cao chất lượng, hiệu quả du lịch theo thời gian Phát triển du lịch liên quan đến số lượng, chất lượng, cơ cấu Địa phương phát triển du lịch được đánh giá theo các tiêu chí: Số lượng khách du lịch, tổng thu từ du lịch, đóng góp của du lịch vào GRDP, tạo công ăn việc làm, thu hút vốn đầu tư, số doanh nghiệp được thành lập… Theo Phan Văn Phùng
(2021) các chỉ tiêu đánh giá phát triển du lịch được những nghiên cứu đề cập đến bao gồm: Hình ảnh điểm đến du lịch; sự hài lòng về chất lượng dịch vụ du lịch; năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch
Như vậy, qua việc tổng quan những công trình nghiên cứu về phát triển du lịch có thể thấy nguồn tài liệu về PTDL rất phong phú, đa dạng Về khái niệm, nội dung của PTDL được NCS kế thừa bao gồm: Phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu Các tiêu chí đánh giá PTDL và quan điểm PTDL bền vững theo bộ chỉ số của UNWTO là những căn cứ để luận án đưa vào trong nghiên cứu Về xây dựng mô hình phát triển du lịch và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch, hiện nay chưa có nhiều nghiên cứu kiểm định mối quan hệ
1.1.2 Những nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch
Tác giả Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2016) với nghiên cứu “Sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi Nghiên cứu điển hình tại Sa Pa, Lào Cai” đã chỉ ra 02 nhân tố ảnh hưởng đến dự định tham gia du lịch (bao gồm dự định tham gia kinh doanh du lịch và dự định tham gia các hoạt động du lịch khác) trong tương lai của người dân thị xã Sa Pa, tỉnh Lao Cai, đó là nhận thức về các tác động du lịch và kinh nghiệm tham gia du lịch
Hình 1.1 Mô hình nghiên cứu về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch miền núi Nguồn: Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2016
Dự định tham gia du lịch trong tương lai
Nhận thức về các tác động của du lịch Đặc điểm nhân khẩu học
Kinh nghiệm tham gia du lịch
Dự định tham gia kinh doanh du lịch trong tương lai
Dự định tham gia các hoạt động du lịch khác trong trương lai
Bằng phương pháp nghiên cứu hiện đại, kết hợp đồng thời phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, tác giả đã đưa ra kết luận nhận thức về tác động của du lịch, kinh nghiệm tham gia du lịch và đặc điểm nhân khẩu học của CĐĐP có ảnh hưởng đến dự định tham gia du lịch trong tương lai [1]
Nghiên cứu về sự tham gia của CĐĐP, bài nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong du lịch: Trường hợp thành phố Hà Tiên, Kiên Giang” của tác giả Nguyễn Trọng Nhân và tác giả Trương Trí Thông đã chỉ ra mô hình như sau (xem hình 1.2.)
Bằng phương pháp định lượng kết hợp định tính (phỏng vấn trực tiếp và câu hỏi dạng đóng mở), nghiên cứu đã chỉ ra được rằng sự tham gia trong du lịch của cộng đồng ở thành phố Hà Tiên có mối quan hệ đồng dấu (+) với kỹ năng du lịch, sự tự tin để làm du lịch, mong muốn tham gia trong du lịch, sở thích làm du lịch, sự cổ vũ của gia đình, cơ hội tham gia du lịch, sở hữu nghề truyền thống, cảm nhận lợi thế của ngành du lịch, chính sách thu hút của địa phương Điều này có nghĩa, 9 phương diện trên càng tốt/càng cao/càng thuận lợi/càng đúng đắn,… thì mức độ tham gia của cộng đồng trong du lịch càng cao và ngược lại
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong du lịch
Nguồn: Nguyễn Trọng Nhân, Trương Trí Thông (2021)
Bàn về sự tham gia của người dân địa phương trong phát triển du lịch, tác giả Nguyễn Trọng Nhân, tác giả Huỳnh Văn Đà và tác giả Đào Ngọc Cảnh với bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia phát triển của người dân địa phương: trường hợp tỉnh Kiên Giang” đã cho thấy sự tham gia của người dân địa phương đóng vai trò quyết định đối với sự phát triển du lịch nhanh, bền vững và việc hình thành các mô hình du lịch cộng đồng Tỉnh Kiên Giang có nhiều lợi thế để phát triển du lịch và đang chú trọng phát triển du lịch theo hướng dựa vào cộng đồng
Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về sự tham gia của cộng đồng địa phương
1.2.1 Các khái niệm liên quan
Thuật ngữ “Du lịch” được bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp với ý nghĩa là đi một vòng Thuật ngữ này được Latin hóa thành tornus và sau đó trở thành tourisme (tiếng Pháp), tourism (tiếng Anh), và nhiều biến thể khác Cho đến nay, có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm du lịch, trong đó có thể kể đến một số khái niệm như sau:
Theo Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO - United Nations World Tourism Organization): “Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư”
Theo I I Pirogionic (1985): “Du lịch là một dạng hoạt động của dân cư trong thời gian rỗi liên quan với sự di chuyển và lưu lại tạm thời bên ngoài nơi cư trú thường xuyên nhằm nghỉ ngơi, chữa bệnh, phát triển thể chất và tinh thần, nâng cao trình độ nhận thức văn hóa hoặc thể thao kèm theo việc tiêu thụ những giá trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.”
Theo Luật Du lịch do Tổng cục Du lịch Việt Nam ban hành năm 2017 có đưa ra định nghĩa: “Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác”
Tóm lại, để hiểu du lịch là gì, ta cần phải hiểu từ hai góc độ:
- Sự thay đổi về không gian: Du lịch là hình thức di chuyển tạm thời từ vùng này sang vùng khác, nước này sang nước khác trong một khoảng thời gian những không thay đổi nơi cư trú, làm việc
- Sự ảnh hưởng đối với nền Kinh tế: Du lịch là một ngành kinh tếm dịch vụ có nhiệm vụ phục vụ nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, chữa bệnh và nhiều nhu cầu khác
Trong phạm vi nghiên cứu này, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng khái niệm về du lịch theo như Tổng cục Du lịch Việt Nam (2017) đã đưa ra trong xuyên suốt bài nghiên cứu
1.2.1.2 Cộng đồng dân cư địa phương
Từ “cộng đồng” có nguồn gốc từ tiếng Latin “ Communitas”, Turner (1969) mô tả “Communitas” liên quan tới cộng đồng trong tiến trình - “một nhóm người có chung một ngưỡng và trong một thời gian và không gian giới hạn”
Theo Nguyễn Hữu Huân (2004): “ Cộng đồng là những cộng đồng được gọi tên như đơn vị làng, bản, xã, huyện những người chung về lý tưởng xã hội, lứa tuổi, giới tính, thân phận xã hội
Trong phạm vi bài nghiên cứu, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng khái niệm về thuật ngữ “Cộng đồng địa phương” là chỉ những người dân sống trong cùng khu vực địa lý (không phân biệt người dân đó có phải sinh ra tại địa phương đó hay không), trong một tổ chức xã hội (các xã), và chia sẻ những giá trị nhất định
1.2.1.3 Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
Sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch có thể hiểu là một quá trình từ khi cộng đồng địa phương nhận thức được vai trò, lợi ích của du lịch đối với bản thân và địa phương đến khi họ thực hiện các hoạt động du lịch theo các hình thức, mức độ và thời gian khác nhau
Bên cạnh đó, sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương có khả năng tìm kiếm và huy động các nguồn lực của cộng đồng để qua đó tăng lợi ích cho cộng đồng dân cư giảm các chi phí, tăng hiệu quả kinh tế và hiệu quả chính trị cho Nhà nước
Phát triển du lịch trước hết là việc đẩy mạnh và phát huy những tiềm lực du lịch sẵn có dựa trên sự tham gia chủ động của cộng đồng dân cư địa phương từ đó mang lại những lợi ích kinh tế - xã hội cho địa phương đồng thời nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho người dân và khách du lịch
Cùng với định hướng và kế hoạch cụ thể, phát triển và nhân rộng các mô hình du lịch mới góp phần làm phong phú thêm cho du lịch địa phương Phát triển du lịch gắn với nâng cao nhận thức cộng đồng, tập huấn cộng đồng về quản lý điều hành và thiết lập cơ chế quản lý cao hơn, cải thiện cơ sở vật chất ngày một tốt hơn
Trên phương diện địa lý: Điểm đến du lịch được xác định theo phạm vi không gian lãnh thổ Điểm đến du lịch là một vị trí địa lí mà một du khách đang thực hiện hành trình đến đó nhằm thoả mãn nhu cầu theo mục đích chuyến đi của người đó Với quan niệm này, điểm đến du lịch vẫn chưa định rõ còn mang tính chung chung, nó chỉ xác định vị trí địa lí phụ thuộc vào nhu cầu của khách du lịch, song chưa xác định được các yếu tố nào tạo nên điểm đến du lịch
Mô hình nghiên cứu đề xuất và khung nghiên cứu với các yếu tố ảnh hưởng đến sự
Kế thừa từ những nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình nghiên cứu
Mô hình này cho thấy sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình bị ảnh hưởng bởi Yếu tố cá nhân, Chất lượng CSHT và CSVCKTDL, Sự đầu tư từ phía Nhà nước, CQĐP, các tổ chức, doanh nghiệp, Năng lực tiếp cận du khách, Sự tác động từ những người xung quanh và Lợi ích nhận được từ việc tham gia du lịch
Hình 1.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Như vậy, với 6 yếu tố ảnh hưởng và 20 tiêu chí đánh giá cùng 1 yếu tố đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong sự phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình được đề xuất cụ thể như sau (xem bảng 1.1.):
Các tiêu chí, thang đo Mã hóa thang đo
Các tiêu chí (các biến quan sát độc lập
1 Yếu tố cá nhân CN (CN1 –
(1) Mức độ gắn bó với quê hương; (2) Thu nhập cá nhân; (3) Lợi ích nhận được khi tham gia; (4) Sở thích làm DL; (5) Trình độ văn hóa; (6) Sự am hiểu về giá trị TNDL địa phương
2 CSHT và CSVCKTDL tỉnh Ninh Bình
(1) Hệ thống giao thông thuận lợi; (2) Hệ thống điện, nước ổn định; (3) Hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng, thuận tiện;
(4) Hệ thống cơ sở lưu trú đầy đủ, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch
3 Sự hỗ trợ, đầu tư từ phía
Nhà nước, CQĐP, các tổ chứ, doanh nghiệp tại tỉnh
(1) Các chính sách phát triển DL tại địa phương; (2) Sự đầu tư vào phát triển DL địa phương; (3) Các chính sách khuyến khích CĐĐP tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
4 Năng lực tiếp cận du khách
(1) Khả năng sử dụng công nghệ thông tin; (2) Khả năng sử dụng ngoại ngữ; (3) Khả năng giao tiếp tốt
5 Tác động từ những người xung quanh
(1) Gia đình khuyến khích tham gia làm DL; (2) Bạn bè, hàng xóm tham gia làm DL; (3) Những thành công của những người dân ở địa phương khác tham gia vào du lịch
6 Lợi ích từ việc tham gia du lịch
(1) Học hỏi kiến thức; (2) Lợi ích tinh thần; (3) Tăng thêm thu nhập
Bảng 1.1 Khung nghiên cứu với các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Từ khung nghiên cứu đã được xác định, nhóm nghiên cứu đặt ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:
H1: Yếu tố cá nhân ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
H2: CSHT và CSVCKTDL ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
H3: Sự đầu tư từ phía Nhà nước, CQĐP, các tổ chức, doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
H4: Năng lực tiếp cận du khách ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
H5: Tác động từ những người xung quanh ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
H6: Lợi ích từ việc tham gia du lịch ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Có mô hình nghiên cứu với các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Hình 1.10 Mô hình nghiên cứu
Từ mô hình nghiên cứu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra các câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu như sau:
Câu hỏi nghiên cứu
- Yếu tố cá nhân có ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình không?
- CSHT và CSVCKTDL có ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch Ninh Bình không?
- Sự đầu tư từ phía Nhà nước, CQĐP, các tổ chức, doanh nghiệp có ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình không?
- Năng lực tiếp cận du khách có ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình không?
- Tác động từ những người xung quanh có ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình không?
- Lợi ích từ việc tham gia du lịch có ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong việc phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình không?
Kinh nghiệm sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch và bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình
du lịch và bài học rút ra cho tỉnh Ninh Bình
1.4.1 Kinh nghiệm của một số địa phương nước ngoài và địa phương cấp tỉnh
1.4.1.1 Kinh nghiệm của một số địa phương nước ngoài
(1) Kinh nghiệm của tỉnh ChiPhat - Campuchia
Thời gian đầu thế kỉ 21 tỉnh ChiPhat - Campuchia phải đối mặt với nạn phá rừng do làm nương rẫy, lấn chiếm đất công để xây dựng và sự xuống cấp của thế giới hoang dã đã bị tác động ảnh hưởng mạnh mẽ do buôn bán động vật trái phép Người dân sống hoàn toàn vào khai thác, chặt phá rừng Từ năm 2007, mô hình DLCĐ của ChiPhat được thành lập với sự hỗ trợ kỹ thuật và tài chsinh của Liên minh cứu hộ động vật hoang dã, chuyển đổi cơ cấu kinh tế sang hoạt động du lịch
Một số bài học thành công của tỉnh Chiphat về hoạt động marketing địa phương nhằm phát triển du lịch cụ thể như sau:
Tỉnh đã phát triển với các mục tiêu: bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn văn hóa địa phương; cải thiện sinh kế cho cộng đồng địa phương; trao quyền cho quản lý DLCĐ độc lập Thực tế, ChiPhat đã xây dựng các tổ công tác, lập kế hoạch, hoạch định chính sách, theo dõi, giám sát các nội dung công việc cần làm; triển khai kế hoạch công tác hướng tới đáp ứng tiêu chuẩn ASEAN về du lịch cộng đồng; tổ chức các cuộc hội thảo của thành viên cộng đồng; Đánh giá thử nghiệm kết quả thực hiện kế hoạch theo tiêu chuẩn ASEAN và tiếp tục phấn đấu đáp ứng cao nhất yêu cầu của tiêu chuẩn Cơ chế tài chính: Các nguồn thu tài chính cho mô hình DLCĐ của ChiPhat từ các tổ chức phi chính phủ và từ khách du lịch 20% tổng số đó được đóng góp cho quỹ phát triển DLCĐ, trong đó: Tiết kiệm 14%; Chi phí cho vận hành dự án, duy trì sản phẩm, hoạt động và thu gom rác thải 25%; Phát triển cộng đồng, đường xá, trường học, chùa, cầu và các công trình công cộng 2%; Hỗ trợ kiểm lâm 5%; Marketing 7%; Hỗ trợ người già và hoạt động từ thiện 1%; Hỗ trợ Ban quản lý DLCĐ 45%; Hỗ trợ quỹ tham gia phát triển du lịch sinh thái 1%
(2) Kinh nghiệm của đảo du lịch Maldives - Ấn Độ
Trong giai đoạn Covid hoành hành năm 2019, 2020; cả thế giới đều chật vật đặc biệt là ngành du lịch nhưng quần đảo này vẫn giữ được lượng du khách đáng ngưỡng mộ Quần đảo nằm trên biển Ấn Độ Dương trung bình mỗi năm đón 1,7 triệu lượt du khách ghé thăm Năm 2020, chỉ có hơn 555.000 lượt khách ghé thăm Mặc dù lượng khách giảm đáng kể, con số trên vẫn là một con số không ngờ khiến Maldives trở thành một trong những câu chuyện thành công nhất trong bối cảnh đại dịch
Một số bài học thành công của đảo Maldives về hoạt động marketing nhằm phát triển du lịch cụ thể như sau:
Thoyyib Mohamed, CEO Maldives Marketing & PR Corporation, cơ quan quản lý du lịch quốc gia, đồng tình với những quan điểm trên của CNN Mohamed nói rằng lợi thế lớn nhất là đặc điểm địa lý độc đáo của Maldives, quy trình vệ sinh nghiêm ngặt, sự phân cách du khách trên các hòn đảo khác nhau Tất cả tạo nên sự hấp dẫn đối với những du khách muốn tránh xa mọi thứ liên quan đến đại dịch "Chúng tôi quảng bá điểm đến như một nơi trú ẩn an toàn cho khách du lịch", ông Mohamed cho hay
Ngoài ra cơ sở hạ tầng cũng đóng vai trò quan trọng Nhiều khu nghỉ dưỡng có dịch vụ đưa đón bằng thuyền, máy bay tư nhân được tích hợp sẵn trong tour trọn gói Một điều kiện lý tưởng về mặt hạn chế tiếp xúc nhằm ngăn ngừa lây nhiễm đồng nghĩa với việc du khách có thể về thẳng nơi nghỉ dưỡng của mình mà không phải gặp quá nhiều du khách khác
(3) Kinh nghiệm của Tứ Xuyên (Trung Quốc)
Với hơn 4.500 năm lịch sử, Tứ Xuyên điểm đến văn hóa, lịch sử, với 3 di sản thế giới: Lạc Sơn Đại Phật, và đập Đông Phong Trong đó Lạc Sơn Đại Phật đã được liệt kê vào danh sách Di sản Thế giới hỗn hợp của UNESCO cùng với núi Nga Mi vào năm
1996, trở thành điểm đến linh thiêng, thu hút rất đông khách đi các tour Cửu Trại Câu - Lạc Sơn Đại Phật Bức tượng này cao đến 71m, được coi là tượng Phật bằng đá cao nhất thế giới Tỉnh Tứ Xuyên đã đưa ra những chính sách marketing để phát triển du lịch dựa trên những lợi thế về tài nguyên đặc sắc
Một số bài học thành công của Tứ Xuyên về MKTĐP nhằm phát triển du lịch cụ thể như sau:
Về việc hoạch định chiến lược MKTĐP nhằm PTDL: Một là, xác định tầm nhìn và mục tiêu MKTĐP, Tỉnh Tứ Xuyên đã xây dựng định hướng mang tính chiến lược: Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển du lịch bền vững; nâng cao chất lượng dịch vụ theo tiêu chuẩn quốc tế; thủ tục hành chính nhanh gọn; giao thông thuận lợi; giá cảhợp lý và sản phẩm du lịch theo chuyên đề rất đa dạng Hai là, xây dựng chiến lược MKTĐP: Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, nhiều hoạt động marketing đã được thực hiện Đặc biệt, việc xác định định vị sản phẩm trên thị trường mục tiêu đó là định hướng phát triển du lịch theo chuyên đề về lịch sử văn hóa
Việc triển khai các chính sách marketing địa phương nhằm PTDL: Tỉnh Tứ Xuyên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng để phục vụ cho khai thác các sản phẩm du lịch theo chuyên đề, đặc biệt về lịch sử văn hóa Tỉnh đã đầu tư xây dựng tuyến cáp treo quy mô lớn tại đỉnh núi Nga Mi để du khách chiêm ngưỡng cao nguyên Thanh Tạng từ trên cao Đường bộ cũng được chú trọng như việc du khách có thể ngắm vẻ đẹp của núi rừng khi đi ô tô trên những con đường uốn lượn quanh núi Hệ thống nhà hàng, khách sạn, vui chơi giải trí được xây dựng ngay trên đỉnh núi Các cửa hàng bán hàng lưu niệm được làm bởi người dân tộc bản địa bày bán các mặt hàng đặc sắc Điểm tham quan trên núi là các di tích lịch sử văn hóa, hệ thống chùa chiền
Việc tổ chức thực hiện MKTĐP nhằm PTDL: Sự phân công nhiệm vụ và phối kết hợp của các chủ thể được thể hiện như sau: Cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch Trung Quốc là Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc, dưới sự chỉ đạo của Quốc Vụ viện (Chính phủ) Đứng đầu Cục Du lịch Quốc gia là Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia chia làm 2 bộ phận chính là Bộ phận Hành chính và Bộ phận Marketing, mỗi bộ phận do một Phó Cục trưởng phụ trách Cục Du lịch Quốc gia Trung Quốc chỉ đạo phương hướng, phân công nhiệm vụ đối với Cục Du lịch Tứ Xuyên Từ đó, Cục Du lịch Tứ Xuyên hỗ trợ, tham vấn về chính sách phát triển của các doanh nghiệp du lịch; tổ chức, hướng dẫn các doanh nghiệp du lịch, cộng đồng địa phương ở Tứ Xuyên tuyên truyền, thực hiện MKTĐP nhằm PTDL cho tỉnh Tứ Xuyên Hơn nữa, hoạt động này đã phát huy tính chủ động tích cực của chính quyền địa phương, đặc biệt là cấp tỉnh trong việc phối hợp các lực lượng, phát triển mạnh du lịch các địa phương
(4) Kinh nghiệm của các nước quốc tế phát triển du lịch cộng đồng sau dịch Đối với Nicaragua, du lịch là ngành quan trọng để xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của người dân và góp phần bảo tồn bản sắc, văn hóa và di sản địa phương; vì vậy, Chính phủ nước này ban hành các chính sách hỗ trợ phát triển du lịch và nâng cao nhận thức của người dân về vai trò của du lịch, tạo điều kiện cho cộng đồng địa phương tiếp cận với tài chính và đầu tư, được đào tạo về công nghệ và quảng bá số
Malaysia nhấn mạnh tầm quan trọng của đào tạo năng lực để người dân địa phương trở thành những “người kể chuyện” và có các chính sách phù hợp khuyến khích người trẻ tuổi ở lại địa phương và tham gia vào ngành du lịch, thay vì dịch chuyển tới các thành phố lớn
Trong khi đó, Indonesia tập trung vào các chương trình cấp chứng nhận bền vững môi trường cho doanh nghiệp và điểm đến du lịch cộng đồng, thời gian gần đây tăng cường đào tạo cho cộng đồng về các quy trình, thủ tục mới bảo đảm an toàn sức khỏe trước đại dịch Covid-19
1.4.1.2 Kinh nghiệm của các địa phương trong nước
(1) Kinh nghiệm của tỉnh Thừa Thiên Huế Địa phương nằm trong vùng kinh tế trọng điểm của miền Trung, Thừa Thiên Huế từ lâu là một trung tâm văn hóa du lịch nổi tiếng của Việt Nam; cố đô Huế là nơi duy nhất còn giữ được gần như nguyên vẹn một tổng thể kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam với các công trình kiến trúc độc đáo, thực sự là kiệt tác nghệ thuật, tinh hoa văn hóa dân tộc được UNESCO công nhận cố đô Huế là “Di sản văn hóa thế giới”
Một số bài học thành công của Thừa Thiên Huế về marketing địa phương nhằm phát triển du lịch cụ thể như sau:
Về việc hoạch định chiến lược MKTĐP nhằm PTDL: Một là, phân tích cơ hội marketing của địa phương: Chính quyền địa phương đã tận dụng nguồn lực địa phương để phát triển du lịch, đó là hệ thống lăng tẩm, di tích lịch sử, lễ hội tôn giáo Thừa Thiên Huế đã tập trung phát triển du lịch văn hóa, vừa mang lại hiệu quả kinh tế vừa phát huy bản sắc vốn có của vùng đất cố đô Hai là, xác định tầm nhìn chiến lược và mục tiêu MKTĐP: Xác định đươc tầm nhìn, mục tiêu rõ ràng thể hiện qua Quy hoạch du lịch Phát triển du lịch phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội chung; mối quan hệ giữa phát triển du lịch với việc bảo vệ môi trường và phát triển văn hóa - xã hội của địa phương Ba là, xây dựng chiến lược MKTĐP: Chú trọng xây dựng các sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh Chính quyền địa phương luôn quan tâm mục tiêu của khách du lịch: thu hút du khách đến tìm hiểu di sản thế giới, tìm hiểu về lịch sử văn hóa của vương triều nhà Nguyễn Thừa Thiên Huế tận dụng lợi thế về sự hấp dẫn, độc đáo của các di sản văn hóa Quần thể khu di tích cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế…
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Quy trình nghiên cứu
Hình 2.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, kết hợp cả các kỹ thuật thu thập dữ liệu và thủ tục phân tích dữ liệu định tính và định lượng, sử dụng cả nguồn dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp
Trước hết nghiên cứu định tính được thực hiện nhằm kiểm tra xem tính phù hợp và điều chỉnh mô hình lý thuyết; đồng thời, giúp khám phá, điều chỉnh và bổ sung các biến quan sát dùng để đo lương các khái niệm, đảm bảo thang đo phù hợp với lý thuyết và điều kiện thực tế
Nghiên cứu định lượng sẽ được tiến hành tiếp theo Người trả lời sẽ được phỏng vấn và yêu cầu để hoàn thành một bảng hỏi để thu thập đặc điểm nhân khẩu học, hoạt động du lịch tham gia, và các yếu tố ảnh hưởng tới sự quyết định tham gia du lịch của họ
Quá trình nghiên cứu như sau:
Thời gian thực hiện: Tháng 10 năm 2022 Địa điểm: Các điểm, khu du lịch tỉnh Ninh Bình
Phương pháp nghiên cứu: Định tính và định lượng
Công cụ nghiên cứu: Phỏng vấn sâu và khảo sát bằng bảng hỏi
Thời gian thực hiện: Tháng 11 năm 2022 Địa điểm : Các điểm, khu du lịch tỉnh Ninh Bình
Phương pháp nghiên cứu: Định lượng
Công cụ nghiên cứu: Khảo sát bằng bảng hỏi
Việc sử dụng phương pháp hỗn hợp, lấy định lượng làm chính, cho phép thực hiện việc đối chiếu cũng như thu được một hình ảnh đầy đủ hơn và phong phú hơn về các trải nghiệm và cảm nhận đối với các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia phát triển du lịch Ninh Bình của cộng đồng dân cư địa phương.
Phương pháp thu thập dữ liệu
Nguồn dữ liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp lí luận về ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển Ninh Bình bao gồm sách chuyên khảo, đề tài NCKH các cấp, các bài báo cáo khoa học, bài báo có liên quan tại thư viện quốc gia Việt Nam, thư viện Đại học Thương mại, các số liệu thống kê của Tổng cục DL Việt Nam, Tổ chức DL thế giới (UNWTO) và một số trang điện tử trong nước
Dữ liệu thứ cấp thực tế về ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển Ninh Bình: các báo cáo và số liệu thống kê của UBND tỉnh Ninh Bình
Nguồn dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phỏng vấn sâu
08 chuyên gia, bao gồm 3 chuyên gia công tác tại Đại học liên quan đến DL, 02 chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực DL, 01 nhà quản trị lãnh đạo doanh nghiệp DL và 02 nhà quản lý địa phương Bên cạnh đó, nghiên cứu kết hợp điều tra bằng bảng hỏi cộng đồng dân cư địa phương tỉnh Ninh Bình, Việt Nam.
Phương pháp nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính là loại nghiên cứu được sử dụng để điều chỉnh, sửa đổi và thống nhất các biến quan sát để đo lường khái niệm nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên việc phỏng vấn sâu người dân tỉnh Ninh Bình Mục đích của nghiên cứu định tính trong bài nghiên cứu là nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, từ đó xây dựng khung nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình Sau đó, đưa ra mô hình nghiên cứu cuối cùng gồm các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Quy trình nghiên cứu định tính nhằm xây dựng khung nghiên cứu của đề tài như sau: (xem hình 2.1.)
Hình 2.2 Quy trình nghiên cứu định tính
- Thời gian thực hiện nghiên cứu định tính: Tháng 10 năm 2022
- Đối tượng phỏng vấn sâu: Đối tượng phỏng vấn sâu là 8 chuyên gia , bao gồm
03 chuyên gia công tác tại trường Đại học liên quan đến DL, 02 chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực DL, 01 nhà quản trị lãnh đạo doanh nghiệp DL và 02 nhà quản lý địa phương
- Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn sâu: Gồm hai phần: Phần 1 là giới thiệu về mục tiêu của cuộc phỏng vấn, Phần 2 là nội dung chính của cuộc phỏng vấn
- Thiết kế bảng hỏi phỏng vấn sâu: Tháng 10 năm 2022
- Nội dung phỏng vấn sâu: gồm 3 nội dung chính:
(1) Xác định các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
(2) Xác định yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quyết định tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
(3) Gợi ý một số giải pháp khuyến khích, thúc đẩy người dân địa phương tham gia vào hoạt động phát triển du lịch
- Cách thức thực hiện: Phỏng vấn sâu được tiến hành thông qua các cuộc hẹn gặp trực tiếp Tất cả các chuyên gia đều rất quan tâm, ủng hộ, sẵn sàng cung cấp thông tin, chia sẻ các quan điểm với các nội dung của phỏng vấn Toàn bộ nội dung phỏng vấn được ghi chép đầy đủ và lưu trữ trong máy tính
- Phân tích dữ liệu phỏng vấn sâu: Dữ liệu định tính thu thập từ các cuộc phỏng vấn được mã hoá thành các chủ đề lặp đi lặp lại nhiều lần cho đến khi bão hoà Các chủ đề sau đó được sắp xếp, phân loại để phục vụ cho quá trình phân tích và tổng hợp trong bài nghiên cứu
Kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình như sau:
TT Các yếu tố ảnh hưởng đề xuất
Số chuyên gia phỏng vấn sâu: 8
1 Yếu tố cá nhân (6 tiêu chí) 8 100
2 CSHT và CSVCKTDL (4 tiêu chí) 8 100
3 Sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, CQĐP, các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình (3 tiêu chí) 8 100
4 Năng lực tiếp cận du khách (3 tiêu chí) 7 87.5
5 Tác động từ những người xung quanh (3 tiêu chí) 7 87.5
6 Lợi ích từ việc tham gia du lịch (3 tiêu chí) 8 100 Yếu tố đo lường quyết định tham gia PTDL của CĐĐP tỉnh Ninh Bình
Quyết định tham gia PTDL của CĐĐP tỉnh Ninh Bình 8 100
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả phỏng vấn sâu các chuyên gia về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu
Tóm lại, kết quả phóng vấn sâu 8 chuyên gia được phân tích gồm 6 tiêu chí, 22 chỉ số đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình và Quyết định tham gia PTDL của CĐĐP là yếu tố đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến sự tham gia của CĐĐP trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình.
Phương pháp nghiên cứu định lượng
Mục đích của nghiên cứu định lượng là nhằm xác định được giá trị trung bình của các thang đo, kiểm định các thang đo đồng thời xây dựng mô hình để đo lường các tác động của các yếu tố đến quyết định tham gia phát triển du lịch của dân cư địa phương Ninh Bình Nói cách khác, đây là quá trình xác định hệ số tương quan của các yếu tố và kiểm định các số liệu đó có ý nghĩa thống kê hay không, sự tác động ở mức nào
2.4.1 Nghiên cứu định lượng sơ bộ
Mục đích chính của nghiên cứu sơ bộ là để phát hiện và khắc phục các lỗi có thể có trong thiết kế bảng câu hỏi trước khi tiến hành khảo sát chính thức (Cavana, Delahaye
& Sekaran 2001; Diamantopoulos & Winklhofer 2001; Litwin 1995; Malhotra 2004; Polit, Beck & Hungler 2005) và thường để sửa đổi các câu hỏi nhằm giúp đảm bảo độ tin cậy và giá trị của các thang đo (Flynn và cộng sự, 1990) Ngoài ra, nghiên cứu sơ bộ được sử dụng để ước tính tỷ lệ hồi đáp cho các phiếu khảo sát và xác định cỡ mẫu của nghiên cứu chính Do đó, nghiên cứu sơ bộ được công nhận rộng rãi như là một phần không thể thiếu trong sự phát triển của các công cụ khảo sát (Green và cộng sự, 1988) Hair và cộng sự (2010) nhấn mạnh rằng nghiên cứu sơ bộ là đặc biệt quan trọng khi các thang đo được lấy từ nhiều nguồn khác nhau và áp dụng trong một bối cảnh cụ thể Một số thang đo trong nghiên cứu này đã được áp dụng trong bối cảnh các nước có DL đã phát triển mạnh hoặc mới bắt đầu chú trọng đến phát triển DL Vì vậy, nghiên cứu sơ bộ cần phải được thực hiện để xem xét lại các thang đo trong bối cảnh của Việt Nam cụ thể là đặc điểm của cư dân địa phương cũng như điều kiện phát triển DL tại Ninh Bình
* Chọn mẫu nghiên cứu sơ bộ
Trong điều kiện của một mẫu nghiên cứu sơ bộ, Green và cộng sự (1988) cho rằng đối tượng nghiên cứu sơ bộ nên càng giống mẫu chính thức càng tốt, đại diện trả lời điển hình, hoặc ngắn gọn hơn, nên phản ánh các thành phần của cuộc điều tra chính Tuy nhiên, lấy mẫu thuận tiện cũng thường được sử dụng để tạo ra một mẫu cho nghiên cứu sơ bộ (Calder và cộng sự, 1981) với một kích thước mẫu đề nghị từ 12 đến 30 (Hunt và cộng sự, 1982) hoặc từ 25 đến 100 (Bolton, 1993) Như vậy, trong nghiên cứu sơ bộ của bài nghiên cứu này, để đảm bảo cho mẫu nghiên cứu chính thức và có thể đáp ứng yêu cầu xử lý của phần mềm SPSS thì đối tượng điều tra là các những người dân địa phương đã, đang và chưa tham gia phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Bình Cỡ mẫu được chọn là 30 Nhóm nghiên cứu đã phát đi 35 phiếu điều tra Kết quả thu về 28 phiếu hợp lệ và được đưa vào xử lý sơ bộ
* Thời gian thực hiện khảo sát, điều tra sơ bộ qua bảng hỏi đối với cộng đồng dân cư địa phương tỉnh Ninh Bình, Việt Nam: Tháng 10 năm 2022
Bảng hỏi được thiết kế căn cứ vào khung nghiên cứu và được điều chỉnh sau bước nghiên cứu sơ bộ của đề tài Để đo lường các biến quan sát trong Phiếu điều tra, bài nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ Dạng thang đo quãng Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối tượng điều tra; nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá Hoàn toàn không đồng ý đến Hoàn toàn đồng ý Thang đo 5 điểm là thang đo phổ biến để đo lường thái độ, hành vi và có độ tin cậy
Bảng hỏi được thiết kế làm hai phần, Phần A bao gồm các câu hỏi về thông tin cá nhân của cộng đồng dân cư địa phương Ninh Bình, Việt Nam (Họ tên, giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập) Phần B là phần nội dung các câu hỏi điều tra tập trung vào các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia phát triển du lịch của cộng đồng dân cư địa phương Ninh Bình, được đánh giá theo thang đo Likert 1-5 (1 là thấp nhất, 5 là cao nhất) Các câu hỏi đưa ra phải đảm bảo dễ hiểu, ngắn gọn nhưng vẫn đảm bảo thu thập được thông tin cần nghiên cứu
* Phương pháp phân tích thang đo sơ bộ Đánh giá độ tin cậy và giá trị của thang đo được thực hiện bằng việc phân tích hệ số tin cậy - Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá - EFA thông qua phần mềm SPSS 20.0 để sàng lọc, loại bỏ các biến quan sát không đáp ứng tiêu chuẩn (biến rác)
Trong bước này, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha được sử dụng để đánh giá chất lượng của thang đo xây dựng; phản ánh mức độ tương quan giữa các biến trong mỗi nhóm nhân tố (Hair và cộng sự, 1995) Bên cạnh đó, hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha sẽ xác định được các đo lường có liên kết với nhau không; việc sử dụng phương pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha trước khi phân tích EFA để loại các biến không phù hợp vì các biến này có thể tạo ra yếu tố giả (Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang,
Thang đo được đánh giá chất lượng tốt khi: (1) Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha có tổng thể >0.6; (2) Hệ số tương quan biến - tổng của các biến quan sát >0.3 (Nunnally và Bernstein, 1994)
Phân tích nhân tố khám phá (EFA): Phân tích nhân tố EFA - Exploratory Factor Analysis là tên chung của một nhóm các thủ tục được sử dụng chủ yếu để thu nhỏ, tóm tắt dữ liệu Sau khi kiểm tra độ tin cậy của các biến dựa vào hệ số Cronbach’s Alpha và loại các biến rác, kỹ thuật EFA được thực hiện nhằm đánh giá giá trị hội tụ và giá trị phân biệt của thang đo Nói cách khác, EFA giúp sắp xếp lại thang đo thành nhiều tập (các biến cùng một tập là giá trị hội tụ, việc chia các tập khác nhau là giá trị phân biệt)
Cơ sở của việc rút gọn này dựa vào mối quan hệ tuyến tính của các nhân tố với các biến quan sát Cụ thể các hệ số được quy định như sau:
KMO: 0.5≤KMO≤1: Phân tích nhân tố thích hợp với dữ liệu và ngược lại KMO≤0.5 thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với các dữ liệu (Hoàng Trọng và Chu Mộng Ngọc, 2008)
Tiêu chuẩn hệ số tải nhân tố (Factor loading) biểu thị tương quan đơn giữa các biến với các nhân tố, dùng để đánh giá mức ý nghĩa của EFA Theo Hair và cộng sự
(1998), Factor loading >0.3 được xem là đạt mức tối thiểu; Factor loading >0.4 được xem là quan trọng; Factor loading >0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn Trường hợp chọn tiêu chuẩn Factor loading >0.3 thì cỡ mẫu tối thiểu là 350; nếu cỡ mẫu khoảng 100 thì nên chọn tiêu chuẩn Factor loading >0.55 và nếu cỡ mẫu khoảng 50 thì Factor loading
>0.75 Ngoại lệ, có thể giữ lại biến có Factor loading 1 Chỉ số Cumulative (giá trị tổng phương sai trích) yêu cầu
≥50% cho biết nhân tố được trích giải thích được % sự biến thiên của các biến quan sát (Gerbing and Anderson, 1988; Nguyễn Đình Thọ và Nguyễn Thị Mai Trang, 2008)
THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THAM GIA CỦA CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ ĐỊA PHƯƠNG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Một số nét khái quát về du lịch của tỉnh Ninh Bình
3.1.1 Điều kiện phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Hồng Về phía Bắc, Ninh Bình giáp tỉnh Hà Nam, tỉnh Nam Định; phía Nam giáp tỉnh Thanh Hóa với ranh giới tự nhiên là dãy Tam Điệp chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam; phía Tây giáp tỉnh Hòa Bình; và phía Đông Nam giáp biển Đông Về mặt hành chính, tỉnh Ninh Bình có 8 huyện, thành phố là thành phố Ninh Bình; thành phố Tam Điệp; và các huyện Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn, Hoa Lư, Gia Viễn và Nho Quan), với diện tích tự nhiên là 1.386,79 km 2 , trong đó đất đồi núi và nửa đồi núi chiếm trên 70% (trên 1.100 km 2 ) Ninh Bình có kiểu địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, đồi núi, có vùng nửa đồi núi vừa có vùng trũng, vùng ven biển
Về tài nguyên, diện tích tự nhiên 1.386,79 km 2 , tuy là một tỉnh không lớn nhưng Ninh Bình có địa hình rất đa dạng gồm đồi núi, sông hồ, đồng bằng, vùng biển, mang đầy đủ sắc thái địa hình Việt Nam thu nhỏ Tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh bao gồm: Quần thể danh thắng Tràng An - Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; Khu Tam Cốc - Bích Động; Vườn quốc gia Cúc Phương (Vườn thực vật Cúc Phương, Trung tâm du khách Cúc Phương, Trung tâm cứu hộ, bảo tồn và phát triển sinh vật, Trung tâm cứu hộ thú linh trưởng Cúc Phương, Bảo tàng Cúc Phương); Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long; Nước khoáng nóng Kênh Gà; Biển Kim Sơn - Cồn Nổi; Hệ thống hồ (Hồ Đồng Chương, Hồ Yên Thắng,
Hồ Đồng Thái); Núi Dục Thúy (núi Non Nước)… Tài nguyên du lịch văn hóa trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có 1.499 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 346 di tích đã được xếp hạng, bao gồm: 79 di tích xếp hạng cấp quốc gia (trong đó có 2 di tích quốc gia đặc biệt), và 267 di tích xếp hạng cấp tỉnh Các di tích lịch sử - văn hóa: Cố đô Hoa Lư, Chùa Bái Đính; Chùa Bích Động; Chùa và động Địch Lộng; Chùa Non Nước; Nhà thờ đá Phát Diệm… Toàn tỉnh có 312 di sản văn hóa phi vật thể bao gồm đầy đủ các loại hình, trong đó có 225 lễ hội: Lễ hội Hoa Lư; Lễ hội đền Thái Vy; Lễ hội chùa Địch Lộng; Lễ hội chùa Bái Đính; Lễ hội Báo bản Nộn Khê; Lễ hội đền Nguyễn Công Trứ; Lễ hội Tràng An; các làng nghề truyền thống: Làng nghề thêu truyền thống Văn Lâm; Làng nghề chế biến cói mỹ nghệ Kim Sơn; Làng nghề chế tác đá mỹ nghệ Ninh Vân; Nghề gốm cổ Bồ Bát,…; các giá trị văn hóa dân tộc phong phú phục vụ khai thác phát triển du lịch
3.1.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số Ninh Bình chiếm 5,07% dân số vùng đồng bằng sông Hồng và chiếm 1,1% dân số của cả nước, mật độ dân số toàn tỉnh 664 người/km 2 Tổng sản phẩm xã hội (GRDP) năm 2020 của tỉnh đạt trên 42.517,2 tỷ đồng, tăng 6,35% so với năm 2019, cao thứ 4 vùng đồng bằng sông Hồng và cao thứ 10 toàn quốc
Báo cáo của Cục thống kê Ninh Bình năm 2020 đã công bố: Chỉ số phát triển công nghiệp (IIP) toàn tỉnh tăng 6,54% so với năm 2019 Trong đó tăng mạnh là công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 7,29%) Tổng vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh đạt 25.543,6 tỷ đồng (tăng 6,4% so với năm 2019) Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đạt 37.832,8 tỷ đồng (tăng nhẹ so với cả năm 2019) Tổng diện tích gieo trồng hàng năm toàn tỉnh đạt trên 95,1 nghìn ha (giảm 2,7%) Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2020 đạt trên 462,2 nghìn tấn Chỉ số giá tiêu dùng hoàng hóa và dịch vụ chung (CPI) trên thị trường toàn tỉnh tháng 12 giảm 0,23% so với tháng trước, đây là tháng giảm thứ 4 liên tiếp kể từ tháng 9/2020 Chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm 2020 tăng 3,74% so với bình quân cả năm 2019 Tổng giá trị xuất khẩu cả năm ước đạt gần 2.449 triệu USD (tăng 0,7% so với năm 2019) Trong năm 2020, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho trên 20,7 nghìn lao động; giải quyết cho 5,4 nghìn lao động được hưởng bảo hiểm thất nghiệp
3.1.1.3 Điều kiện về cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Ninh Bình có vị trí thuận lợi trong giao thông, trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có cả đường sắt và đường bộ thuộc hệ thống đường giao thông huyết mạch quốc gia, xuyên suốt từ Bắc vào Nam (trong đó có đường cao tốc Bắc - Nam) chạy qua Trong liên kết vùng, Ninh Bình nằm trên tuyến quốc lộ 1, quốc lộ 10, thuận tiện cho việc thông thương với các tỉnh, thành phố vùng duyên hải Đông Bắc; quốc lộ 45 thông thương với Thanh Hóa về phía Tây Nam; quốc lộ 12B thông thương với các tỉnh vùng Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên… về phía Tây Bắc Các tuyến đường sắt quốc gia Bắc - Nam góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Ninh Bình Địa phương đã phát triển giao thông đường thủy và kết nối với hệ thống thủy nội địa trong vùng đồng bằng sông Hồng Hệ thống bưu chính viễn thông, thông tin liên lạc, đặc biệt là cáp quang, internet đã được nâng cấp toàn diện, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo cho việc liên lạc nhanh chóng, thuận tiện giữa Ninh Bình với các địa phương, các vùng khác trong nước và quốc tế Mạng điện thoại di động đã phủ sóng hầu hết lãnh thổ Ninh Bình, đáp ứng tốt nhu cầu liên lạc của người dân và khách du lịch Cơ sở hạ tầng du lịch được đầu tư, nâng cấp, các khu du lịch trọng điểm như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng đế,…
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch của Ninh Bình đóng góp quan trọng trong quá trình phục vụ khách du lịch Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của năm 2020 của Sở Du lịch Ninh Bình cho thấy:
Hệ thống cơ sở lưu trú du lịch có sự phát triển mạnh mẽ, với hơn 689 cơ sở lưu trú, trong đó có 41 khách sạn xếp hạng từ 1 đến 4 sao Hiện nay có 287 cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh thực hiện khai báo tạm trú, lưu trú cho người nước ngoài, người Việt Nam trên mạng internet chiếm 44,2% tổng cơ sở lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh
Hệ thống nhà hàng trên địa bàn tỉnh có gần 800 nhà hàng với 2000 phòng ăn Toàn tỉnh có trên 20.000 cơ sở kinh doanh thương mại, khoảng 200 điểm kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí
Toàn tỉnh có 28 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành, trong đó có 13 doanh nghiệp đã được cấp phép (02 đại lý lữ hành quốc tế, 09 lữ hành nội địa), còn lại 15 doanh nghiệp lữ hành nội địa đang tiếp tục hoàn thiện các thủ tục để được cấp phép theo Luật Du lịch 2017
3.1.2 Tiềm năng và một số kết quả của du lịch tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2015 -
3.1.2.1 Tiềm năng du lịch tỉnh Ninh Bình
Ninh Bình là một tỉnh có diện tích không lớn, nhưng lại là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc bậc nhất, với nhiều địa danh nổi tiếng trong cả nước Ninh Bình có một vị trí quan trọng trong tam giác tăng trưởng du lịch Hà Nội - Quảng Ninh - Ninh Bình, khi đó Ninh Bình và Hạ Long sẽ trở thành các “đô thị du lịch vệ tinh” của Hà Nội với các sản phẩm du lịch hấp dẫn: “Hạ Long nước” và “Hạ Long cạn”; điểm đến quan trọng và hấp dẫn trong hành trình “kết nối các kinh đô cổ”, với các chương trình tham quan “du lịch về cội nguồn dựng nước và giữ nước, tìm hiểu văn hóa và lịch sử” của dân tộc Việt Nam
Ninh Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, tiêu biểu là Quần thể danh thắng Tràng An được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới cùng
400 hang động, lớn, nhỏ Ngoài ra, Ninh Bình còn sở hữu diện tích rừng lớn nhất so với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng; bên cạnh đó là hệ thống rừng đặc dụng núi đá Hoa Lư và rừng ngập mặn ven biển Kim Sơn với nhiều loài động, thực vật có tên trong Sách đỏ thế giới Những tiềm năng trên là điều kiện để Ninh Bình xây dựng nhiều loại hình và sản phẩm du lịch như du lịch tâm linh, văn hóa - lịch sử, sinh thái, nghỉ dưỡng, cộng đồng, di sản, MICE… Các sản phẩm du lịch của Ninh Bình được truyền thông quốc tế đánh giá cao như khu du lịch Tam Cốc được kênh truyền hình CNN giới thiệu là 1 trong 7 hang động đẹp nhất Việt Nam, tạp chí Buletin (Thụy Sĩ) bầu chọn Ninh Bình là 1 trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất Việt Nam…
Các khu du lịch, nghỉ dưỡng được khởi công nâng cấp, xây mới, cơ sở hạ tầng được chú trọng đầu tư, như khu du lịch sinh thái Tràng An, Tam Cốc- Bích Động, chùa Bái Đính, Sân golf Hoàng Gia, khách sạn Legend, khách sạn Hoàng Sơn, khách sạn Hidden Charm… Trong hệ thống tổng thể du lịch quốc gia và Vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc, Ninh Bình luôn chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống không gian, tuyến, điểm du lịch quốc gia và vùng
3.1.2.2 Kết quả hoạt động du lịch tỉnh Ninh Bình
(1) Số lượt khách du lịch
Theo Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Bình khóa XXI (nhiệm kỳ 2015 - 2020), lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2015 - 2020 đạt mức tăng trưởng trung bình 3,44%/ năm Do ảnh hưởng của dịch COVID - 19, số lượt khách du lịch đến địa phương giảm nhiều Tổng số lượng khách đến các điểm tham quan, du lịch trên địa bàn tỉnh năm 2021 đạt 1.325.000 lượt khách, đạt 50,47% so với cùng kỳ năm 2020 (xem bảng 3.1) Đơn vị: Lượt khách
Bảng 3.1 Số lượng khách du lịch đến Ninh Bình giai đoạn 2015 – 2020
Nguồn: Sở Du lịch tỉnh Ninh Bình
Khách du lịch quốc tế: Năm 2019, số lượt khách du lịch quốc tế là 915.000 lượt khách, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm trong thời kỳ 2015 - 2019 đạt 11,41%
Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương
3.2.1 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Trong những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã dành nhiều nguồn lực cho hạ tầng du lịch, tạo tiền đề cho du lịch địa phương hội nhập và phát triển Trong đó, chú trọng công tác vệ sinh môi trường, đánh giá tác động môi trường tổng thể về sức tải cho hoạt động du lịch tại các khu di sản để có các giải pháp quản lý, phục vụ du khách cho phù hợp Theo lãnh đạo Sở Du lịch Ninh Bình, thời gian qua, Ninh Bình đã quan tâm, dành nhiều nguồn lực cho hoạt động đầu tư, nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm các dịch vụ du lịch Đầu tư, cải tạo, xây dựng, hoàn thiện mạng lưới giao thông, hình thành nên hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối các khu, điểm du lịch trong tỉnh và giữa Ninh Bình với các trung tâm du lịch lớn của cả nước Nhiều công trình giao thông có quy mô lớn, mang tính đột phá đã được đầu tư, phát huy hiệu quả cao, tạo diện mạo mới cho quê hương Trong đó, nhiều dự án, công trình du lịch với số vốn hàng ngàn tỷ đồng được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, đơn cử như: Dự án xây dựng CSHT khu du lịch sinh thái Tràng An; Dự án tu bổ tôn tạo di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư; Dự án xây dựng quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế…Không dừng lại ở đó, tỉnh Ninh Bình cũng đã quy hoạch, đầu tư xây dựng phát triển các khu du lịch quốc gia: khu du lịch Tràng An và khu du lịch Kênh Gà - Vân Trình; các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng (Cúc Phương - hồ Đồng Chương, Vân Long, hồ Yên Thắng - Đồng Thái…); các điểm du lịch một cách đồng bộ, có chất lượng cao với các sản phẩm du lịch đa dạng mang thương hiệu Ninh Bình - Tràng An để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và đủ khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế
Hiện, Ninh Bình có gần 20 khu, điểm du lịch hấp dẫn, quy mô quốc gia và quốc tế, tiêu biểu như khu du lịch sinh thái Tràng An, khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa
Lư, khu du lịch Tam Cốc - Bích Động, chùa Bái Đính,… đặc biệt Khu du lịch sinh thái Tràng An được ghi danh trở thành di sản hỗn hợp đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á đã tạo nên động lực, diện mạo mới cho du lịch Ninh Bình Tính đến ngày 30/9/2022, tỉnh Ninh Bình có 706 cơ sở lưu trú, với 9.084 phòng ngủ, 40 khách sạn được xếp hạng từ 1 đến 4 sao và 01 khách sạn 5 sao Trong đó loại hình kinh doanh lưu trú nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê (homestay) là 265 cơ sở, chiếm 37,5% tổng số cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch, với 1.935 phòng nghỉ chiếm 21,3% tổng số phòng nghỉ tại các cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh, thu hút 838 lao động địa phương tham gia Nhiều hộ kinh doanh dịch vụ lưu trú homestay hoạt động hiệu quả cao, cụ thể như các xã: Ninh Hải, Ninh Xuân, Ninh Hoà, Trường Yên, huyện Hoa Lư; xã Gia Sinh, Gia Vân, Gia Hoà, huyện Gia Viễn; xã Sơn Hà, huyện Nho Quan,…
Với hạ tầng du lịch hiện nay, Ninh Bình cơ bản phục vụ khả năng nhu cầu của khách du lịch Nhiều sự kiện lớn của quốc gia, quốc tế đã được tổ chức thành công tại Ninh Bình như: Hội nghị quốc tế về du lịch tâm linh vì sự phát triển bền vững năm 2013, tổ chức Đại lễ Phật Đản liên hợp quốc năm 2014, Lễ đón bằng vinh danh Quần thể danh thắng Tràng An là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới năm 2015, năm 2021 tổ chức Năm du lịch Quốc gia “Hoa Lư - Cố đô ngàn năm”… Sở Du lịch đã thực hiện nghiên cứu, đánh giá tác động môi trường tổng thể về sức tải cho hoạt động du lịch tại Khu Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới - Quần thể danh thắng Tràng An để có các giải pháp quản lý, phục vụ khách cho phù hợp
3.2.2 Sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình
Những năm qua, để đẩy mạnh phát triển du lịch, Ninh Bình đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ và khuyến khích đầu tư như: Quyết định số 28/2012/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh về ban hành Quy định về chính sách ưu đãi và hỗ trợ đầu tư trên địa bàn tỉnh Ninh Bình; Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 13/7/2009 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển du lịch đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, Kế hoạch số 18/KH-UBND ngày 8/3/2017 của UBND tỉnh về tăng cường quản lý Nhà nước về du lịch và quản lý quy hoạch, khai thác có hiệu quả để phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Trên cơ sở đó, tỉnh đã chủ động đẩy mạnh việc thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hạ tầng giao thông kết nối đến các khu, điểm du lịch Hạ tầng kỹ thuật được đầu tư đồng bộ như điện, nước, giao thông, điểm vui chơi giải trí - mua sắm, Internet ; hệ thống bãi đỗ xe, các trạm dừng nghỉ, nhà vệ sinh đạt chuẩn tại các khu, điểm du lịch Cùng với đó, phát triển sản phẩm du lịch phù hợp, đa dạng, hấp dẫn Tại các khu du lịch trọng điểm của tỉnh như: Khu du lịch sinh thái Tràng An, Khu di tích lịch sử, văn hóa
Cố đô Hoa Lư, Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế , tính đến nay đã có 6 dự án được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước giao cho Sở Du lịch triển khai thực hiện với tổng mức đầu tư cơ sở hạ tầng là 9.145 tỷ đồng
Bên cạnh đó, các cấp, các ngành trong tỉnh cũng đã tạo điều kiện, hỗ trợ để các cơ sở lưu trú, dịch vụ ăn uống, nhà hàng dần đi vào hoạt động chuyên nghiệp, hướng tới sự phát triển bền vững và từng bước khẳng định thương hiệu du lịch Ninh Bình Ngoài ra, để thu hút các nguồn lực đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như các sản phẩm du lịch, ngành Du lịch Ninh Bình đã tích cực triển khai công tác quảng bá, xúc tiến du lịch Trong đó duy trì tốt hoạt động quảng bá, xúc tiến, hỗ trợ khách du lịch trên các trang thông tin điện tử của ngành bằng 3 ngôn ngữ (Tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp) và trang mạng xã hội facebook đạt hiệu quả rất tốt
Tuy đạt được những kết quả nhất định trong thu hút đầu tư vào lĩnh vực du lịch, nhưng đến nay các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực du lịch ở Ninh Bình vẫn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nguồn vốn, nhân lực, kinh nghiệm quản lý còn ít Bên cạnh đó, việc xã hội hóa trong hoạt động du lịch chưa phát triển để khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương, chưa thu hút được các nhà đầu tư du lịch chiến lược có thương hiệu, kinh nghiệm, uy tín trên thị trường quốc tế đầu tư vào Ninh Bình
3.2.3 Năng lực tiếp cận du khách
Quần thể danh thắng Tràng An đang tạo việc làm cho khoảng 10.000 lao động trực tiếp, 20 nghìn lao động gián tiếp Ngoài ra, người dân được tham gia vào việc bảo vệ, quản lý di sản, đóng góp ý kiến xây dựng cơ chế, chính sách, đảm bảo sự cân bằng giữa bảo tồn di sản với sinh kế bền vững cho người dân
Bên cạnh việc bảo tồn, đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch; xây dựng khu, điểm, các tour du lịch hấp dẫn du khách thì việc nâng cao năng lực cho người dân làm du lịch cũng là vấn đề được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm Theo thống kê, tổng số lao động hoạt động trong lĩnh vực du lịch là khoảng 18 nghìn người Tuy nhiên, thực tế số lượng lao động du lịch qua đào tạo, có trình độ vẫn còn ít, lao động chưa qua đào tạo còn nhiều Các ngành, các địa phương mới chỉ quan tâm đến đào tạo, nâng cao chất lượng lao động trực tiếp, việc đào tạo lao động gián tiếp còn bỏ ngỏ Lao động du lịch của tỉnh nhiều nơi còn thiếu chuyên nghiệp, yếu về kỹ năng giao tiếp, tinh thần, thái độ phục vụ; lao động có trình độ ngoại ngữ để giao tiếp với khách du lịch nước ngoài hầu như không có
3.2.4 Lợi ích từ việc tham gia du lịch
Trước đây, người dân sinh sống trong khu vực di sản QTDT Tràng An chỉ quen với nghề làm nông nghiệp, chăn nuôi, nghề thủ công thì nay hoạt động du lịch tác động làm ra nhiều ngành nghề mới như: kinh doanh lưu trú, nhà hàng ăn uống, chèo thuyền phục vụ du khách, chụp ảnh, hướng dẫn viên tại các điểm du lịch,bán hàng, dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch trang trại, vận chuyển khách…sự thay đổi này làm cơ cấu lao động theo hướng hợp lý hơn, người lao động có cơ hội dễ tìm việc làm và có thu nhập cao hơn trước; Nguồn lực con người thay đổi theo chiều hướng tích cực, dưới tác động của du lịch khi ruộng đất không còn là kế sinh nhai chính, đã dẫn đến thay đổi trong nhận thức của cư dân vung di sản là đầu tư cho công tác giáo dục cho con em để có kế sinh nhai tốt hơn trong tương lai và có thể quay lại làm ngành nghề mà du lịch mở ra; Tác động du lịch mang lại cho vùng di sản Tràng An một hệ thống cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đặc biệt là giao thông, đường điện, nước, thông tin liên lạc Người dân cũng được hưởng lợi khi giá đất tăng, tài sản cũng tăng do được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng của nhà nước Chất lượng cuộc sống của người dân được nâng lên rõ rệt.
Kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương trong phát triển du lịch Ninh Bình
3.3.1 Thống kê mô tả mẫu
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Bảng 3.2 Thống kê mô tả giới tính
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS
Hình 3.3 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khảo sát theo giới tính
Kết quả thống kê với 250 phiếu khảo sát, đối tượng khảo sát là cộng đồng dân cư địa phương tỉnh Ninh Bình tại các điểm, khu du lịch Trong đó người tham gia khảo sát giới tính nam là 137 người chiếm 54,8%; giới tính nữ là 113 người đạt 45,2% trên tổng số phiếu khảo sát Thống kê cho thấy tỷ lệ nam tham gia khảo sát chiếm nhiều hơn hơn tỷ lệ nữ
Frequency Percent Valid Percent Cumulative
Bảng 3.3 Thống kê mô tả độ tuổi
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS
Hình 3.4 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khảo sát theo độ tuổi
Trong quá trình tiến hành khảo sát, nhóm chúng tôi thu thập được 250 phiếu khảo sát theo độ tuổi như sau: Số lượng người dân từ 30 đến 50 tuổi tham gia khảo sát chiếm tỷ trọng lớn nhất 103 người tương ứng với 41,2% Tiếp đến là người dân dưới 30 tuổi với số phiếu là
101 chiếm 40,4% trên tổng số và cuối cùng là nhóm người trên 50 tuổi với 46 phiếu chiếm 18,4% trên tổng số phiếu Điều này cho thấy nhóm người từ dưới 30 đến 50 tuổi là độ tuổi mà người dân tham gia vào phát triển du lịch địa phương nhiều nhất, nhóm người trên 50 tuổi chỉ còn số lượng ít tham gia vào phát triển du lịch địa phương, còn lại không tham gia
3.3.1.3 Thống kê hoạt động du lịch tham gia
Cung cấp dịch vụ ăn uống
(nhà hàng, quán cà phê,…) 54 21.6 21.6 28.4 Cung cấp dịch vụ lưu trú
(khách sạn, homestay, nhà nghỉ,…)
Cung cấp quà lưu niệm 36 14.4 14.4 67.2
Hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống 53 21.2 21.2 88.4
Hướng dẫn viên du lịch tại điểm 29 11.6 11.6 100.0
Bảng 3.4 Thống kê mô tả hoạt động du lịch tham gia
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS
Hình 3.5 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khảo sát theo hoạt động du lịch
Qua khảo sát cho thấy, hoạt động du lịch phổ biến nhất tại địa phương Ninh Bình là cung cấp dịch vụ lưu trú (khách sạn, homestay, nhà nghỉ, ) chiếm tỷ lệ lớn nhất với
61 phiếu, chiếm 24,4% trên tổng số Tiếp đến là hoạt động cung cấp dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán cà phê,…) với 54 phiếu và hoạt động biểu diễn nghệ thuật truyền thống với 53 phiếu chiếm tỷ lệ tương đương là 21,6% và 21,2% Sau đó là dịch vụ cung cấp quà lưu niệm với 36 phiếu chiếm tỷ lệ 14,4% trên tổng số Hướng dẫn viên du lịch tại điểm là hoạt động tiếp theo với 29 phiếu, chiếm tỷ lệ 11,6% trên tổng số Cuối cùng là dịch vụ cho thuê thuyền chiếm tỷ lệ % ít nhất với 17 phiếu tương đương với 6,8% trên tổng số
Từ 5 triệu đến 10 triệu đồng 62 24.8 24.8 100.0
Bảng 3.5 Thống kê mô tả thu nhập Nguồn: Xử lý dữ liệu SPSS
Cung cấp dịch vụ ăn uống (nhà hàng, quán cà phê,…)
Cung cấp dịch vụ lưu trú (khách sạn, homestay, nhà nghỉ, )
Cung cấp quà lưu niệm
Hình 3.6 Biểu đồ thể hiện tỷ lệ khảo sát theo thu nhập
Qua khảo sát cho thấy, mức thu nhập chủ yếu >10 triệu đồng đạt 188 phiếu chiếm tỷ lệ lớn nhất 75,2% trên tổng số Tiếp đến là mức từ 5 đến 10 triệu đồng với 62 phiếu chiếm tỷ lệ 24,8% Điều này cũng phản ánh đúng thực trạng mức thu nhập mà ngành du lịch mang lại
3.3.2 Thống kê mô tả các biến
STT Tên biến Giải thích
1 CN1 Mức độ gắn bó với quê hương càng lớn khiến tôi càng muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
2 CN2 Thu nhập cá nhân càng cao càng thúc đẩy thôi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
3 CN3 Tôi sẽ tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương nếu lợi ích nhận lại được lớn
4 CN4 Nếu có sở thích làm du lịch, tôi sẽ tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
5 CN5 Trình độ học vấn, văn hóa cao thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
6 CN6 Tôi sẽ tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương nếu có sự am hiểu về giá trị tài nguyên du lịch địa phương
7 HTVC1 Hệ thống giao thông thuận lợi khiến tôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
8 HTVC2 Hệ thống điện, nước ổn định khiến tôi muôn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
9 HTVC3 Hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng, thuận tiện khiến tôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
Hệ thống cơ sở lưu trú đầy đủ, đáp ứng nhu câu của khách du lịch khiến tôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
11 SHT1 Các chính sách phát triển du lịch tại địa phương càng đa dạng càng thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
12 SHT2 Sự đầu tư vào phát triển du lịch tại địa phương càng mạnh càng khiến tôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch
CQĐP đưa ra các chính sách khuyến khích CĐĐP tham gia du lịch khiến tôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
14 NL1 Khả năng sử dụng công nghệ thông tin tốt thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch địa phương
15 NL2 Khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch địa phương
16 NL3 Khả năng giao tiếp tốt thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch địa phương
17 TĐXQ1 Gia đình càng khuyến khích làm du lịch, tôi càng muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
18 TĐXQ2 Bạn bè, hàng xóm tham gia làm du lịch khiến tôi muốn tham gia theo họ
Thấy được những thành công của người dân ở địa phương khác khi tham gia vào hoạt động du lịch thúc đẩy thôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch ở địa phương mình
20 LI1 Học hỏi thêm nhiều kiến thức thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
21 LI2 Đạt được những lợi ích về tinh thần thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
22 LI3 Đạt được những lợi ích về tinh thần thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương
23 QĐTG1 Tôi quyết định tham gia vào phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
24 QĐTG2 Tôi sẽ giới thiệu bạn bè người thân tham gia vào phát triển du lịch Ninh Bình
25 QĐTG3 Tôi sẽ tiếp tục tham gia vào phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Thang đo mức độ likert
Sử dụng thang đo 5 mức độ để lượng hóa mức độ đồng ý của CĐĐP đối với các yếu tố ảnh hưởng đến sự đồng tình:
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 3.6 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Yếu tố cá nhân đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS
Nhìn vào bảng thống kê ta có thể thấy tiêu chí CN5 “Trình độ học vấn, văn hóa cao thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương” được đa số người đồng ý với mức trung bình 4.64 Điều này chứng tỏ trình độ học vấn, văn hóa có ảnh hưởng lớn tới sự quyết định tham gia vào du lịch của những dân cư địa phương tham gia khảo sát Trong khi đó tiêu chí CN1 “Mức độ gắn bó với quê hương càng lớn khiến tôi càng muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương.” được ít người đồng tình nhất ở mức trung bình 4.45 Còn lại có thể thấy, các tiêu chí còn lại CN2 “Thu nhập cá nhân càng cao càng thúc đẩy thôi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương”, CN3 “Tôi sẽ tham gia vào hoạt động du lịch của địa phương nếu lợi ích nhận lại được lớn”, CN4
“Nếu có sở thích làm du lịch, tôi sẽ tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương” và
CN6 “Tôi sẽ tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương nếu có sự am hiểu về giá trị tài nguyên du lịch địa phương” có độ đồng tình khá cao Độ lệch chuẩn dao động trong khoảng 0.499 - 0.537 Dựa vào kết quả nghiên cứu cho thấy yếu tố cá nhân có ảnh hưởng lớn tới quyết định tham gia vào du lịch của cộng đồng dân cư địa phương
3.3.2.2 Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Bảng 3.7 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của CSHT và CSVCKTDL đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS
Từ bảng số liệu thống kê, có thể thấy tiêu chí HTVC2 “Hệ thống điện, nước ổn định khiến tôi muôn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương” và HTVC4 “Hệ thống cơ sở lưu trú đầy đủ, đáp ứng nhu cầu du lịch khiến tôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương” nhận dược mức độ đồng ý cao nhất của cộng đồng dân cư địa phương tham gia khảo sát với mức độ trung bình bằng nhau 3.76 Điều đó cho thấy hệ thống điện nước và cơ sở lưu trú ổn định là một trong những yếu tố thúc đẩy người dân quyết định tham gia du lịch Sau đó là tiêu chí HTVC3 “Hệ thống thông tin liên lạc nhanh chóng, thuận tiện khiến tôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương” với mức trung bình 3.64 Tiêu chí HTVC1 “Hệ thống giao thông thuận lợi khiến tôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương” có mức đồng ý thấp nhất, trung bình 3.46 Độ lệch chuẩn dao động trong khoảng 0.572 - 0.612
3.3.2.3 Sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 3.8 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS
Mức độ đồng ý trung bình đối với yếu tố sự hỗ trợ, đầu tư của nhà nước, chính quyền địa phương, các tổ chức doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình dao động từ 4.51 – 4.61 Độ lệch chuẩn dao động trong khoảng 0.544 - 0.547 Bảng thống kê giúp ta thấy được tiêu chí SHT2 “Sự đầu tư vào phát triển du lịch tại địa phương càng mạnh càng khiến tôi muốn tham gia vào hoạt động du lịch” có mức độ đồng ý trung bình cao nhất với mức độ trung bình là 4.61 Trong khi đó thì tiêu chí SGT1 “Các chính sách phát triển du lịch tại địa phương càng đa dạng càng thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch tại địa phương” có mức độ đồng ý trung bình thấp nhất là 4.51 Tuy nhiên thì với mức độ đồng ý đều >4,5 cho thấy sự hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương có tác động rất lớn đối với sự quyết định tham gia vào du lịch của cộng đồng dân cư địa phương
3.3.2.4 Năng lực tiếp cận du khách
N Minimum Maximum Mean Std Deviation
Bảng 3.9 Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của Năng lực tiếp cận du khách đến sự tham gia của cộng đồng địa phương trong phát triển du lịch tỉnh
Nguồn: Xử lý số liệu SPSS
Theo bảng thống kê, mức độ đồng ý trung bình đối với yếu tố giáo dục dao động từ 3.28 - 3.56 Độ lệch chuẩn dao động trong khoảng 0.575 – 0.786 Tiêu chí NL2 “Khả năng sử dụng ngoại ngữ tốt thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch địa phương” có mức độ đồng ý trung bình cao nhất là 3.56 Sau đó là NL3 “Khả năng giao tiếp tốt thúc đẩy tôi tham gia vào hoạt động du lịch địa phương” với mức đồng ý trung bình là 3.55 Điều này cho thấy, những cư dân địa phương tham gia khảo sát cảm thấy khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ giúp họ tự tin hơn khi tham gia du lịch Bên cạnh đó, tiêu chí NL1
MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM THU HÚT NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG THAM GIA VÀO PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH NINH BÌNH
Xu hướng và định hướng phát triển của du lịch Ninh Bình trong thời gian tới
4.1.1 Quan điểm phát triển du lịch ở Ninh Bình
Du lịch là ngành công nghiệp không khói đang dần trở thành yếu tố quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu GRDP toàn tỉnh, thúc đẩy nền kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển Trong bối cảnh và xu hướng phát triển mới với những cơ hội thách thức đan xen, đặc biệt cuộc cách mạng 4.0 trong những năm gần đây đã tạo ra những trở ngại và đực biệt là tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19 đã khiến ngành du lịch càng khó khăn hơn Vậy nên, các bộ ban ngành của Sở du lịch đã đưa ra những quan điểm nhằm hướng tới phát triển du lịch ở tỉnh Ninh Bình dưới đây:
Theo đề án của Sở Du lịch Ninh Bình "Phát triển du lịch Ninh Bình giai đoạn
2021 - 2030, định hướng đến năm 2045", quan điểm phát triển du lịch của tỉnh Ninh
- Nâng tầm thương hiệu du lịch tỉnh Ninh Bình, định hướng trở thành điểm đến du lịch hàng đầu Việt Nam và khu vực Xây dựng Ninh Bình thành trung tâm du lịch của cả nước
- Khai thác hiệu quả các lợii thế về tiềm năng phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình, tạo ra được sản phẩm du lịch mang nét đặc trưng, đặc thù, chất lượng cao, mang thương hiệu “Ninh Bình - Tràng An” Tạo được sự cạnh tranh cao nhưng vẫn đảm bảo được các trụ cột về kinh tế, văn hóa và môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững
- Tập trung phát triển nội địa, hướng tới các thị trường có khả năng chi trả cao (nghỉ dưỡng, sinh thái, văn hóa ); đồng thời chú trọng thu hút các thị trường quốc tế (ASEAN, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, )
- Kết hợp du lịch tỉnh Ninh Bình với các tỉnh, thành phố trong vùng đồng bằng sông Hồng và duyên hải Đông Bắc; các tinh vùng Bắc Trung Bộ và cả cả nước nói chung
- Phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình phải chú trọng đến lợi ích của cộng đồng dân cư - nơi có tài nguyên du lịch; đảm bảo cho cộng đồng được tham gia, làm chủ và hưởng lợi từ hoạt động cung cấp dịch vụ du lịch, từ đó nâng cao trách nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch
4.1.2 Phương hướng, mục tiêu phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình
Triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch “ Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” bảo vệ sức khỏe, tính mạng của người dân, song song thúc đẩy sự phát triển tối đa cơ hội để phục hồi và phát triển kinh doanh du lịch
Phát huy tối đa công suất hiện có của các nhà máy gắn với thu hút các dự án áp dụng công nghệ cao, công nghệ sạch và tạo nguồn góp lớn cho ngân sách nhà nước Phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, nông nghiệp xanh Cải tiến hình thức sản xuất mới, xây dựng mô hình nông thôn mới kiểu mẫu
Hoàn thành Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm
2050 đảm bảo chất lượng yêu cầu; rà soát , điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và hoàn thiện các quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết làm cơ sở hoạch địch , kiến tạo động lực; không gian phát triển, gắn với đổi mới cơ chế, chính sách quản lý và điều hành phá triển kinh tế- xã hội Đẩy mạnh công nghệ thông tin trong hoạt đọng của cơ quan hành chính nhà nước, xây dựng “ Chính quyền điện tử”, thúc đẩy chuyển đổi số; thực hiện hiệu quả việc cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến trên cổng Dịch vụ công và Hệ thống một của điện tử của tỉnh
Theo Quyết định số 1413/QĐ - TTg ngày 15/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Ninh Bình trở thành tỉnh phát triển về du lịch - dịch vụ chất lượng cao, có nền công nghiệp hiện đại, nông nghiệp thông minh; là tỉnh phát triển nhanh, bền vững dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Ninh Bình cần phát huy các tiềm năng, lợi thế và là cơ sở để xây dựng các kế hoạch, chương trình phát triển tỉnh Ninh Bình trở thành trung tâm du lịch của vùng và cả nước, có cơ cấu kinh tế tiên tiến; xứng đáng với vai trò là đầu mối giao lưu kinh tế - xã hội của khu vực phía nam vùng đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải Đông Bắc với các vùng Tây Bắc, vùng Bắc Trung Bộ
Về khách du lịch, Trong năm 2025, tỉnh dự đoán sẽ thu hút được 1,5 triệu lượt khách quốc tế (trong đó 500 nghìn lượt khách lưu trú) và 9,0 triệu lượt khách nội địa (trong đó 2,25 triệu lượt khách lưu trú) Đến năm 2030, tỉnh Ninh Bình phấn đấu đạt trên 2,1 triệu lượt khách quốc tế (trong đó 0,9 triệu lượt khách lưu trú) và 11,2 triệu lượt khách nội địa (trong đó 3,9 triệu lượt khách lưu trú)
Về doanh thu du lịch, năm 2025 dự đoán đạt trên 11.800 tỷ đồng (540 triệu USD); năm 2030 phấn đấu đạt trên 27.200 tỷ đồng (1.240 triệu USD)
Về cơ sở lưu trú; năm 2025 có 11.500 buồng lưu trú, trong đó có 2.300 buồng xếp hạng từ 3 đến 5 sao; năm 2030 có 22.800 buồng lưu trú, trong đó có 7.000 buồng xếp hạng từ 3 đến 5 sao
Về nhân lực, năm 2025 có 32.000 lao động du lịch, trong đó có 12.000 lao động trực tiếp; năm 2030 có 60.000 lao động du lịch, trong đó có 20.000 lao động trực tiếp
4.1.3 Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch Ninh Bình giai đoạn 2025
Dự báo mức độ tăng trưởng các chỉ tiêu chủ yếu của ngành du lịch tỉnh Ninh Bình trong những năm tới được dựa trên những căn cứ cụ thể sau:
- Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14/9/2005 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng (trong đó có Ninh Bình) đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Kết luận số 13-KL/TW ngày 28 tháng 10 năm 2011 của Bộ Chính trị tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 14 tháng 9 năm 2005 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020
- Nghị quyết số 08-NQ/TƯ ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn
Giải pháp nhằm thu hút người dân địa phương tham gia vào phát triển du lịch tỉnh
4.2.1 Nâng cao nhận thức cá nhân Để du lịch được phát triển thì bản thân người dân cần được nâng cao nhận thức về phát triển du lịch và sự tham gia của người dân trong phát triển du lịch là một vấn đề phải được chú trọng, cụ thể:
Thứ nhất, CQĐP cần tổ chức giáo dục cho cộng đồng cư dân địa phương để hiểu rõ hơn về phát triển du lịch tỉnh đồng thời nâng cao nhận thức về bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường Có thể tuyên truyền gián tiếp thông qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức thức tuyên truyền giáo dục trực tiếp (tờ rơi, tờ gấp, vận động trực tiếp ) Từ đó giúp người dân dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định tham gia hay không tham gia vào phát triển du lịch địa phương nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung
Thứ hai, CQĐP cần tập trung đào tạo nghề chuyên sâu, bài bản và phát triển rộng rãi các lớp tập huấn Việc này sẽ giúp người dân định hình được các công việc mà họ phải làm, những công cụ, trang thiết bị mà họ cần phải chuẩn bị khi tham gia vào phát triển du lịch Không những thế, việc tham gia đào tạo giúp người dân nâng cao nhận thức, tăng sự tự tin khi quyết định tham gia vào phát triển du lịch
Thứ ba, CQĐP cần tổ chức thường xuyên những cuộc thi, lễ hội, các hoạt động văn hoá văn nghệ góp phàn nâng cao trình độ văn hoá cho người dân Trong quá trình tham gia hoạt động, người dân không chỉ nâng cao hiểu biết, trình độ mà còn tăng thêm lòng tự hào và tình yêu đối với quê hương
4.2.2 Nâng cấp cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch
CSHT và CSVCKTDL ít nhiều gây nên sự lo ngại cho du khách khi đặt chân tới điểm du lịch Vì vậy, có thể đưa ra một số giải pháp sau:
Thứ nhất, hệ thống cơ sở lưu trú cần được đầu tư mạnh hơn Ninh Bình hiện nay là một địa điểm thu hút không ít khách tới tham quan du lịch Song, số lượng cơ sở lưu trú vẫn còn hạn chế nên vào thời điểm đông khách thường không đáp ứng được Vì vậy, để không mất đi khách hàng tiềm năng và cơ hội tăng thêm nguồn thu, CQĐP cần có những chính sách hỗ trợ tài chính và cả kĩ năng để mở rộng thêm số lượng cơ sở lưu trú, đẩy mạnh phát triển cơ sở lưu trú có hoạt động tốt để đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du khách
Thứ hai, các hệ thống như: hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống nước ăn và nước sinh hoạt cần phải duy trì ổn định và đảm bảo Hạn chế để xảy ra tình trạng hệ thống thông tin liên lạc không đảm bảo gây mất sóng điện thoại di động, điều này sẽ gây khó khăn cho du khách trong việc liên lạc cũng như chia sẻ thông tin, thậm chí tạo tâm lý lo lắng cho du khách nếu có tình huống không may mắn xảy ra, không liên lạc được với bên ngoài Vì vậy, cần phải bổ sung, nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc tại những khu tham quan mà du khách tới để góp phần hoàn thiện điều kiện để phát triển du lịch bền vững Cùng với đó cần đảm bảo hệ thống nước, tránh tình trạng nguồn nước không đảm bảo có mùi, có màu lạ, có thể gây ra nhiều bệnh cho du khách Điều này sẽ khiến khách có tâm lí không muốn quay lại Cũng như vậy, đối với nguồn điện cũng cần phải đảm bảo cung cấp đầy đủ để thắp sáng vào buổi tối, phục vụ các thiết bị điện khác và đáp ứng được các nhu cầu của khách
Thứ ba, CQĐP cần ưu tiên sửa chữa những tuyến đường chính dẫn đến điểm đến du lịch, tạo thuận lợi cho du khách khi đến tham quan du lịch tại Ninh Bình Hệ thống cầu đường và giao thông thuận lợi sẽ tạo sự yên tâm cho du khách, để du khách có trải nghiệm trọn vẹn nhất tại điểm du lịch Bên cạnh đó việc vận chuyển buôn bán của người dân cũng sẽ được thuận lợi, đảm bảo cho hoạt động phát triển du lịch
4.2.3 Đẩy mạnh hỗ trợ, đầu tư từ phía Nhà nước, cơ quan địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp tỉnh Ninh Bình
Thứ nhất, CQĐP cùng cơ quan Nhà nước cần tiếp tục phát huy sự đa dạng của chính sách phát triển du lịch Cụ thể, đẩy mạnh triển khai những chính sách, kế hoạch phát triển đem lại hiệu quả, lợi ích cao đồng thời cải thiện, bác bỏ những chính sách cũ, chính sách không đem lại hiệu quả cho phát triển du lịch Có chiến lược, kế hoạch tốt giúp người dân có lòng tin từ đó quyết định tham gia vào hoạt động du lịch Cùng với đó, CQĐP cần đưa ra nhiều chính sách khuyến khích người dân tham gia vào hoạt động du lịch, củng cố niềm tin và thúc đẩy người dân tham gia
Thứ hai, CQĐP cần gia tăng hỗ trợ, đầu tư cho điểm đến du lịch Không ngừng đổi mới điểm đến để đem đến cho du khách những trải nghiệm tốt nhất Có được sự hỗ trợ đầu tư từ phía CQĐP người dân sẽ thuận lợi hơn trong các hoạt động kinh doanh du lịch, tạo động lực tiếp tục tham gia và phát triển du lịch
Thứ ba, tỉnh cần phối hợp với Tổng cục Du lịch tổ chức các hoạt động quảng bá xúc tiến du lịch thông qua các hình thức như: Tổ chức các đoàn famtrip, presstrip, tham gia các hội trợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm du lịch, hỗ trợ các đoàn làm phim đến thực hiện phim giới thiệu du lịch tại địa phương Công tác xúc tiến quảng bá được đẩy mạnh đến các thị trường lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Nha Trang, Lâm Đồng, các tỉnh Bắc Trung Bộ; Quảng Ninh, Hải Phòng, Lào Cai, Sơn La, Điện Biên
4.2.4 Nâng cao năng lực tiếp cận du khách
Thứ nhất, để khắc phục những khó khăn trong giao tiếp giữa người dân địa phương, đặc biệt là khách du lịch nước ngoài, cần phải kết hợp đào tạo tiếng Kinh và tiếng Anh trong các chương trình đào tạo kỹ năng cho những hộ dân làm hoạt động du lịch Nhờ đó họ có thể tự tin giao tiếp hơn, dễ dàng mang vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa địa phương giới thiệu và quảng bá đến du khách
Thứ hai, cần đẩy mạnh tuyên truyền, đào tạo người dân trong việc sử dụng công nghệ thông tin để quảng bá du lịch CQĐP nên mở các lớp tập huấn, đào tạo kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản giúp việc quảng bá hình ảnh điểm đến du lịch được dễ dàng, rộng rãi và thuận tiện hơn
Thứ ba, liên kết với các địa phương và các công ty du lịch, lữ hành xây dựng, phát triển các chương trình du lịch, tuyến sản phẩm du lịch liên vùng và các sự kiện quảng bá du lịch, liên kết marketing điểm đến của vùng như: Tuyến du lịch chùa Bái Đính về đêm, các tuyến du lịch văn hóa tâm linh kết hợp du lịch biển Bắc Trung Bộ, các tuyến du lịch lễ hội tiêu biểu, tuyến du lịch hành trình qua các kinh đô cổ Ngoài ra, tỉnh Ninh Bình đã chỉ đạo ngành Du lịch liên kết với các hãng lữ hành và các địa phương tổ chức các sự kiện du lịch, tiêu biểu như Tuần du lịch sắc vàng Tam Cốc - Tràng An Ninh Bình cần tiếp tục chỉ đạo ngành Du lịch phối hợp với các tỉnh trong vùng xây dựng chương trình du lịch con đường hành hương kết nối di sản, bắt đầu từ Quần thể Danh thắng Tràng An - Cố đô Hoa Lư - Động Am Tiên - Khu Tâm linh núi chùa Bái Đính - Khu Bảo tồn đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình) - Khu Du lịch quốc gia Tam Chúc (Hà Nam) - chùa Hương (Hà Nội), có chiều dài gần 100 km
4.2.5 Nâng cao ảnh hưởng tích cực từ những người xung quanh
Trong các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định tham gia vào phát triển du lịch tỉnh Ninh Bình của người dân địa phương, yếu tố Tác động từ những người xung quanh có ảnh hưởng không nhiều tới quyết định tham gia vào phát triển du lịch của người dân địa phương Vì vậy, để thu hút được nhiều người dân tham gia vào phát triển du lịch, một số giải pháp được đưa ra như sau: