Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.Total Factor Productivity spillovers from FDI in manufacturing: the role of FDI’s market orientation, domestic firms’ absorption and provincial institution.
Trang 1………
HUỲNH QUỐC VŨ
LAN TỎA NĂNG SUẤT CÁC YẾU TỐ TỔNG HỢP TỪ FDI TRONG NGÀNH SẢN XUẤT: VAI TRÒ ĐỊNH HƯỚNG THỊ TRƯỜNG CỦA DOANH NGHIỆP FDI, KHẢ NĂNG HẤP THỤ CỦA DOANH NGHIỆP NỘI ĐỊA VÀ THỂ CHẾ CẤP TỈNH
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số: 9310101
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HỌC
HO CHI MINH CITY – 2023
Trang 2CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU
1.1 Lý do chọn đề tài
Thương mại và toàn cầu hóa mang lại nhiều cơ hội cho các nước mới nổi như Việt Nam Sau giai đoạn Đổi Mới bắt đầu vào năm 1986 và chính thức gia nhập WTO vào năm 2007, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua sự thay đổi đáng kể, tham gia mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế toàn cầu Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành yếu tố quan trọng trong việc nâng cao năng suất của các doanh nghiệp trong nước Mặc dù FDI toàn cầu giảm sút do đại dịch Covid-19, Việt Nam hiện vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư Thành công của Việt Nam được thể hiện qua việc thoát khỏi nhóm các nghèo, tăng thu nhập bình quân đầu người và giảm tỷ lệ nghèo đói
Tuy nhiên, Việt Nam cũng đối mặt với nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình, nâng cao năng suất là giải pháp quan trọng để tránh tình trạng đình trệ này Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) cần đặc biệt quan tâm trong nghiên cứu về năng suất vì thể hiện sự kết hợp cả yếu tố vốn và lao động Để cải thiện năng suất, việc tăng TFP trong các doanh nghiệp trong nước là điều cần thiết Tuy nhiên, tác động của yếu tố này khác nhau đối với mỗi quốc gia và vẫn còn nhiều tranh luận
TFP đo lường hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất ngoài hai yếu tố truyền thống vốn và lao động TFP có thể được hình thành và phát triển từ nguồn lực nội bộ của doanh nghiệp hoặc hấp thụ dưới dạng hiệu ứng lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI có ưu thế công nghệ (Le & Pomfret, 2011; Anwar & Nguyen, 2014; Kim & Xin, 2021) Sự lan tỏa TFP từ doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp nội địa là một cơ chế quan trọng giúp các quốc gia chủ nhà nâng cao năng suất và kích thích tăng trưởng kinh tế (Amann & Virmani, 2015) Đối doanh nghiệp địa phương thì hiệu ứng lan tỏa TFP được sử dụng để đánh giá tác động của việc chuyển giao công nghệ và kiến thức từ FDI (Javorcik, 2004; Girma et al., 2008; Ni et al., 2017)
Luận án cung cấp thêm luận chứng về hiệu ứng lan tỏa của FDI tới các doanh nghiệp sản xuất
nội địa Luận án "Lan tỏa của năng suất các yếu tố tổng hợp từ FDI trong ngành sản xuất: vai trò hướng thị trường của doanh nghiệp FDI, khả năng hấp thụ của doanh nghiệp nội địa và thể chế cấp tỉnh" Luận án mở rộng nội dung nghiên cứu thực nghiệm hiện tại thông qua xem xét ba lĩnh vực chính
trong bối cảnh Việt Nam Trước tiên, khám phá cách năng suất các yếu tố tổng hợp của doanh nghiệp nội địa có thể được cải thiện thông qua hiệu ứng lan tỏa từ doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài hướng vào nội địa (DFDI) và doanh nghiệp FDI hướng xuất khẩu (EFDI) Thứ hai, tìm hiểu sự gia tăng của năng suất các yếu tố tổng hợp của doanh nghiệp nội địa qua khả năng hấp thụ của của doanh nghiệp qua năng lực xuất khẩu Cuối cùng, phân tích ảnh hưởng của môi trường thể chế địa phương tới nâng cao năng suất các yếu tố tổng hợp của doanh nghiệp nội địa Thông qua các phân tích chi tiết
về 3 nội dung đã nêu, luận án góp đào sâu các kiến thức về tăng trưởng năng suất trong các doanh nghiệp sản xuất Việt Nam
Trang 3Luận án tìm hiểu tác động lan tỏa của FDI đối với các doanh nghiệp sản xuất trong nước, tập trung chủ yếu vào những tác động này góp phần làm thay đổi TFP ra sao Những hiểu biết chuyên sâu góp phần làm rõ thêm bức tranh tổng thể, từ đó các nhà hoạch định chính sách và doanh nghiệp có thể tham khảo trong nỗ lực nâng cao năng suất ở các quốc gia mới nổi như Việt Nam
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Luận án tập trung vào các vấn đề sau: (1) Thứ nhất, nghiên cứu tác động lan tỏa năng suất các yếu tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực chế tạo: vai trò định hướng thị trường của FDI (2) Thứ hai, đánh giá hiệu ứng lan tỏa năng suất các yếu tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực chế tạo: khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp nội địa (3) Thứ ba, phân tích hiệu ứng lan tỏa năng suất các nhân tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực chế tạo: vai trò của thể chế cấp tỉnh
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu trên, luận án cần trả lời một số câu hỏi như sau:
Mục tiêu 1: Nghiên cứu hiệu ứng lan tỏa năng suất các nhân tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực chế tạo: vai trò định hướng thị trường của FDI
Q 1.1: Tác động lan tỏa năng suất của hai loại hình doanh nghiệp FDI (hướng đến thị trường nội địa và định hướng xuất khẩu) đến doanh nghiệp trong nước thông qua cả liên kết ngang và liên kết dọc?
Q 1.2: Bản chất của các doanh nghiệp trong nước chịu ảnh hưởng như thế nào bởi tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI định hướng nội địa, định hướng xuất khẩu đến TFP?
Q 1.3: Vị trí của doanh nghiệp xuất khẩu trong nước ảnh hưởng như thế nào do tác động lan tỏa từ các doanh nghiệp FDI định hướng nội địa, định hướng xuất khẩu đến TFP ?
Mục tiêu 2: Xem xét hiệu ứng lan tỏa năng suất các yếu tố tổng hợp từ FDI trong ngành chế tạo: khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp nội địa
Q 2.1: Khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước thông qua tham gia xuất khẩu ảnh hưởng như thế nào đến lan tỏa năng suất từ FDI sang doanh nghiệp sản xuất trong nước?
Q 2.2: Mức độ hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước thông qua cường độ xuất khẩu ảnh hưởng như thế nào đến hiệu ứng lan tỏa năng suất từ FDI sang các doanh nghiệp sản xuất trong nước?
Mục tiêu 3: Phân tích tác động lan tỏa đến năng suất các nhân tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực chế tạo: vai trò của thể chế cấp tỉnh
Q 3.1: Thể chế cấp tỉnh ảnh hưởng như thế nào đến tác động lan tỏa TFP của FDI đối với doanh nghiệp trong nước thông qua liên kết ngang và dọc?
Trang 4Q 3.2: Tác động của thể chế cấp tỉnh đến lan tỏa TFP từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước phụ thuộc như thế nào vào vị trí TFP của các doanh nghiệp trong ngành?
Q 3.3: Tác động cụ thể từng cấu phần thể chế cấp tỉnh (sự tham gia, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, kiểm soát tham nhũng) của mỗi tỉnh đối tới các kênh lan tỏa năng suất là gì?
1.4 Đối tƣợng nghiên cứu
Luận văn tập trung vào 3 chủ đề:
Tác động lan tỏa đến năng suất các nhân tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực sản xuất: vai trò định hướng thị trường của FDI
Tác động lan tỏa đến năng suất các nhân tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực chế tạo: khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp nội địa
Tác động lan tỏa đến năng suất các nhân tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực chế tạo: vai trò của thể chế cấp tỉnh
1.5 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận án này phân tích ba bộ dữ liệu liên quan đến doanh nghiệp: (i) Điều tra Doanh nghiệp Việt Nam (VES) do Tổng cục Thống kê Việt Nam (GSO) thu thập hàng năm, bao gồm doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp ngoài nhà nước; (ii) Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI), một khảo sát xã hội học quy mô lớn tại Việt Nam đánh giá chính sách công và cung cấp dịch vụ ở cấp quốc gia và địa phương; (iii) Bảng dữ liệu đầu vào và đầu ra (I-O) của Tổng cục Thống kê năm 2012
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2017 Để giải quyết mục tiêu thứ nhất, luận án xem xét dữ liệu bảng cácdoanh nghiệp được thu thập từ năm 2011 đến năm 2014 Đối với mục tiêu thứ hai, phân tích sử dụng dữ liệu bảng các doanh nghiệp giai đoạn 2009 đến 2015 Để phân tích mục tiêu cuối cùng, nghiên cứu kết hợp dữ liệu bảng các doanh nghiệp từ năm 2012 đến 2017
1.6 Ý nghĩa thực tiễn của nghiên cứu
Luận án trình bày nghiên cứu các nội dung chính sau: (i) Xem xét tính không đồng nhất của FDI
và khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp địa phương khi hấp thụ hiệu ứng lan tỏa TFP thông qua cạnh tranh với các đối thủ DFDI (FDI hướng đến thị trường nội địa) hoặc cung cấp cho các doanh nghiệp EFDI (FDI định hướng xuất khẩu), phù hợp với lý thuyết của Melitz (2003); (ii) Phân tích tác động theo đặc tính của doanh nghiệp vừa và nhỏ, trình độ công nghệ và học hỏi theo khu vực đối với liên kết ngang và dọc; (iii) Đóng góp vào lý thuyết về hiệu ứng lan tỏa năng suất các nhân tố tổng hợp tại các thị trường mới nổi, do các nghiên cứu trước đây chủ yếu tập trung vào các nước phát triển; (iv) Phát hiện ra năng suất tổng hợp của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước tăng lên thông qua các liên kết ngang và ngược, trong đó liên kết ngược là một kênh lan tỏa quan trọng; (v) Cung cấp thông
Trang 5tin và hàm ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách tại các thị trường mới nổi, nhấn mạnh các chính sách hướng tới khả năng xuất khẩu của doanh nghiệp; (vi) Nhấn mạnh tầm quan trọng của thể chế trong nghiên cứu tác động lan tỏa của FDI tại các nền kinh tế mới nổi có bối cảnh thể chế phức tạp
và thay đổi nhanh chóng như Đông Nam Á; (vii) Vai trò của thể chế cấp tỉnh trong hấp thụ tác động lan tỏa từ khu vực FDI Phát hiện này phù hợp với các quốc gia như Việt Nam, đang chuyển đổi sang thể chế định hướng thị trường
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan lý thuyết
2.1.1 Định nghĩa
2.1.1.1 Năng suất các yếu tố tổng hợp
Năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) đo lường năng suất của cả lao động và vốn, phản ánh tác động của các yếu tố như tiến bộ kỹ thuật, chất lượng lao động và sự thay đổi nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ đối với sản lượng TFP ngày càng được tính toán ở cấp độ doanh nghiệp sử dụng phương pháp ước lượng của Levinsohn & Petrin (2003) để khắc phục vấn đề nội sinh
2.1.1.2 Định hướng thị trường đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI định hướng xuất khẩu chủ yếu tập trung vào các động cơ tìm kiếm tài nguyên, hiệu quả
và tìm kiếm tài sản chiến lược, trong đó các công ty hướng tới tiếp cận các nguồn lực, nâng cao hiệu quả chi phí và có được các tài sản chiến lược để có khả năng cạnh tranh toàn cầu Mặt khác, FDI định hướng nội địa nhắm mục tiêu đầu tư vào việc đáp ứng nhu cầu thị trường địa phương và mở rộng sang các thị trường lân cận, được thúc đẩy bởi các yếu tố như quy mô thị trường, lao động lành nghề và cơ
sở hạ tầng (Girma & Pisu, 2008)
2.1.1.3 Sự hấp thụ của doanh nghiệp nội địa
Mức độ hấp thụ của doanh nghiệp trong nước đề cập đến năng lực của các doanh nghiệp trong nước nhận biết, đồng hóa và áp dụng các thông tin có giá trị bên ngoài, chẳng hạn như kiến thức và công nghệ từ các doanh nghiệp FDI để nâng cao năng suất và năng lực cạnh tranh của chính họ, năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp đại diện cho năng lực này (Harris & Li , 2009; Kim, 2015)
2.1.1.4 Thể chế cấp tỉnh
Thể chế cấp tỉnh, bao gồm các quy tắc, quản trị và chính sách trong một khu vực, đóng vai trò quan trọng trong định hình môi trường kinh doanh và tác động đến hiệu quả lan tỏa năng suất và tăng trưởng kinh tế trong phạm vi quản lý của họ (Giang và cộng sự, 2017; Nguyễn và cộng sự, 2017 ; Kim, 2019; Pham và cộng sự 2022; Bach, 2022)
2.1.1.5 Lan tỏa năng suất nhân tố tổng hợp từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước
Trang 6Tác động lan tỏa năng suất tổng hợp, được hiểu là tác động lan tỏa công nghệ và tác động gián tiếp của doanh nghiệp FDI tới doanh nghiệp trong nước, đã được các nhà hoạch định chính sách nghiên cứu rộng rãi Đo lường sự hiện diện của FDI rất quan trọng để phân tích tác động lan tỏa, với các nghiên cứu trước đây thường sử dụng một trong ba biến số: (i) tỷ trọng doanh thu; (ii) tỷ lệ người lao động; hoặc (iii) tỷ trọng tài sản của doanh nghiệp FDI trong ngành Trong luận án này, tác động được đo lường bằng tỷ trọng doanh thu FDI trong ngành, xem xét các cơ chế đa dạng thông qua đó các doanh nghiệp FDI có thể tăng cường tác động lan tỏa năng suất tới các doanh nghiệp trong nước
Tác động lan tỏa theo chiều ngang: Tác động lan tỏa theo chiều ngang đề cập đến việc chuyển
giao kiến thức, công nghệ hoặc kỹ năng giữa các doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành Trong bối cảnh đầu tư trực tiếp nước ngoài , hiệu ứng lan tỏa theo chiều ngang xảy ra khi các doanh nghiệp trong nước được hưởng lợi từ sự hiện diện của các doanh nghiệp nước ngoài trong ngành của
họ Những lợi ích này có thể phát sinh từ nhiều kênh khác nhau, gồm: (i) Các doanh nghiệp trong nước
có thể học hỏi và bắt chước các kỹ thuật và công nghệ sản xuất mới từ cạnh tranh quốc tế, nâng cao hiệu quả và năng lực sản xuất của họ Kênh lan tỏa này đòi hỏi doanh nghiệp trong nước phải có khả năng “hấp thụ” nhất định và động lực học hỏi từ doanh nghiệp FDI; (ii) Cạnh tranh gia tăng từ các doanh nghiệp xuất khẩu có thể có những tác động ngắn hạn và dài hạn khác nhau Trong ngắn hạn, áp lực này có thể tác động tiêu cực đến các doanh nghiệp trong nước Tuy nhiên, về lâu dài, nó có thể thúc đẩy sự năng động và thích ứng, vì các doanh nghiệp buộc phải học hỏi và nâng cao năng lực sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh; (iii) Việc di chuyển lao động đã qua đào tạo từ các doanh nghiệp xuất khẩu sang doanh nghiệp trong nước có thể truyền bá các kỹ năng và kiến thức về công nghệ sản xuất, quản lý và kết nối khách hàng, góp phần vào tăng trưởng của ngành
Tác động lan tỏa theo chiều dọc: Tác động lan tỏa theo chiều dọc đề cập đến việc chuyển giao
kiến thức, công nghệ hoặc kỹ năng giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và các doanh nghiệp địa phương hoạt động trong các ngành khác nhưng vẫn duy trì quan hệ thương mại Hiệu ứng lan tỏa theo chiều dọc có thể xảy ra thông qua hai kênh chính:
(1) Liên kết ngƣợc: Điều này xảy ra khi các doanh nghiệp FDI đóng vai trò là khách hàng của
các nhà cung cấp địa phương, tìm nguồn cung ứng đầu vào từ họ Do đó, các nhà cung cấp trong nước
có thể nhận được kiến thức và chuyển giao công nghệ từ các công ty nước ngoài, giúp họ cải thiện quy trình sản xuất, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động Các công ty nước ngoài có thể cung cấp hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo hoặc hỗ trợ nâng cấp thiết bị, điều này có thể dẫn đến tăng năng suất cho các nhà cung cấp địa phương
(2) Liên kết xuôi: Những liên kết này diễn ra khi các doanh nghiệp FDI đóng vai trò là nhà
cung cấp đầu vào cho các doanh nghiệp địa phương Trong trường hợp này, các doanh nghiệp địa phương có thể hưởng lợi từ các công nghệ và kỹ thuật sản xuất tiên tiến được các nhà cung cấp nước
Trang 7ngoài sử dụng, điều này có thể dẫn đến những cải tiến trong hoạt động của họ Ngoài ra, các công ty địa phương có thể thu được những hiểu biết có giá trị về thị trường quốc tế, thực tiễn quản lý và tiêu chuẩn chất lượng, đồng thời nâng cao hơn nữa khả năng cạnh tranh
Theo các nghiên cứu của Javorcik (2004) và Newman và cộng sự (2015), hình dưới đây minh họa tác động lan tỏa từ khu vực FDI đến doanh nghiệp trong nước:
Nguồn: Tổng hợp của tác giả
2.2 Tổng quan lý thuyết về tác động tỏa của FDI đến doanh nghiệp trong nước
2.2.1 Lý thuyết tăng trưởng tân cổ điển
Mô hình tăng trưởng Solow, nền tảng của lý thuyết kinh tế tân cổ điển, nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy sản xuất và phát triển kinh tế, như tiết kiệm, mở rộng dân số và tiến bộ công nghệ Phương trình tăng trưởng cổ điển của Solow liên hệ sản lượng (Y) với vốn (K), lao động (L) và trình độ công nghệ (A(t)) Các nguyên lý chính của mô hình bao gồm tầm quan trọng của đầu tư cho tăng trưởng ngắn hạn, vai trò của đổi mới công nghệ đối với tăng trưởng dài hạn bền vững và nhu cầu tỷ lệ tăng trưởng dân số phải tương ứng với động lực kinh tế Ngoài ra, mô hình này gợi ý rằng các nước thịnh vượng có thể chuyển sản xuất sang các nước kém phát triển, giàu lao động, điều này có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế thông qua FDI và tiến bộ công nghệ, được hỗ trợ bởi nghiên cứu thực nghiệm
ở các nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam (Pham et al., 2022; Ni và cộng sự, 2017; Anwar & Nguyễn, 2014; Hoàng và cộng sự, 2010; Silajdzic & Mehic, 2016; Nistor, 2014; Colen và cộng sự, 2012; Roy & Berg, 2006)
Trang 82.2.2 Lý thuyết tăng trưởng nội sinh
Lý thuyết tăng trưởng nội sinh nhấn mạnh tác động gián tiếp hoặc tác động lan tỏa của FDI đến tăng trưởng kinh tế, bao gồm chuyển giao công nghệ, kiến thức và kinh nghiệm quản lý từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước (Mankiw và cộng sự, 1992; Winkler, 2010) FDI đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, năng lực công nghệ và năng suất của nước tiếp nhận đầu tư Lý thuyết thừa nhận tác động tích cực của xuất khẩu đối với năng suất khi chúng góp phần tích lũy kiến thức, đổi mới và vốn nhân lực, đồng thời thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu và phát triển (Javorcik, 2004)
2.2.3 Lý thuyết chiết trung
Lý thuyết chiết trung, hay mô hình OLI, giải thích các động lực đằng sau FDI của các doanh nghiệp đa quốc gia (MNE) (Dunning; 1979, 1991) Các công ty đa quốc gia phải sở hữu những lợi thế đáng kể để cạnh tranh với các công ty địa phương ở nước sở tại, bao gồm quyền sở hữu, địa điểm và lợi thế nội địa hóa Những lợi thế này cho phép các MNE tạo ra và chuyển giao tri thức và công nghệ xuyên biên giới, góp phần vào tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các nước sở tại Lý thuyết chiết trung vẫn là một khuôn khổ có giá trị để phân tích các quyết định và kết quả của FDI và đã được điều chỉnh cho phù hợp với nhiều bối cảnh khác nhau, bao gồm cả các thị trường mới nổi
2.2.4 Lý thuyết vòng đời sản phẩm
Thể hiện động cơ FDI thông qua ba giai đoạn của một sản phẩm: giai đoạn phát triển, giai đoạn chín muồi và giai đoạn tiêu chuẩn hóa Các công ty FDI có kinh nghiệm đáng kể trong hoạt động xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế trước khi thực hiện các dự án FDI, điều này mang lại cho họ lợi thế đáng kể trong hoạt động xuất khẩu và có thể có tác động lan tỏa đến khả năng xuất khẩu của các doanh nghiệp trong nước Lý thuyết cung cấp những hiểu biết sâu sắc về thời gian của các hoạt động FDI trong quá trình phát triển sản phẩm và có ý nghĩa thực tiễn đối với các hoạt động xuất khẩu và FDI
2.2.5 Lý thuyết thị trường không hoàn hảo
Lý thuyết thị trường không hoàn hảo, ban đầu được đề xuất bởi Hymer (1960) và được mở rộng bởi Kindleberger (1969), cung cấp một khuôn khổ để hiểu về quá trình quốc tế hóa của các công ty thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Lý thuyết nhấn mạnh rằng các doanh nghiệp địa phương
có thể có lợi thế thị trường trong nước, trong khi các doanh nghiệp nước ngoài có thể hưởng lợi từ việc chuyển nhượng vốn và tài sản vô hình Kindleberger xác định bốn sự không hoàn hảo của thị trường thúc đẩy quá trình quốc tế hóa: sự không hoàn hảo của thị trường sản phẩm, sự không hoàn hảo của thị trường yếu tố sản xuất, quy mô kinh tế và sự cạnh tranh không hoàn hảo về mặt chính trị Nhìn chung,
lý thuyết này giải thích các quyết định chiến lược của doanh nghiệp trên thị trường quốc tế, đặc biệt là liên quan đến FDI
Trang 92.2.6 Lý thuyết sản xuất và tiến bộ công nghệ
Các lý thuyết về sản xuất và thay đổi công nghệ được sử dụng để phân tích ở cấp độ vi mô những tác động lan tỏa của FDI tới các doanh nghiệp địa phương Trong khi các mô hình tăng trưởng nội sinh và tân cổ điển ở cấp độ vĩ mô nhấn mạnh đến tăng trưởng kinh tế tổng thể thì sự hiểu biết ở cấp độ doanh nghiệp về tác động lan tỏa lại quan trọng hơn Nhờ đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, các doanh nghiệp FDI, đặc biệt là các doanh nghiệp đa quốc gia, sở hữu công nghệ sản xuất phức tạp, trở thành nguồn truyền tải kiến thức và áp dụng công nghệ có giá trị cho các doanh nghiệp trong nước Những tác động lan tỏa này có thể giúp cải thiện năng suất hoạt động và khả năng cạnh tranh, cuối cùng góp phần vào sự phát triển lâu dài của các doanh nghiệp trong nước và nền kinh tế sở tại, đặc biệt
ở các nước đang phát triển đang phải đối mặt với những thách thức trong việc áp dụng công nghệ (Le
& Pomfret, 2011; Anwar & Nguyen, 2014; Kim & Xin, 2021)
2.3 Tổng quan tài liệu về hiệu ứng lan tỏa TFP từ FDI đến các doanh nghiệp trong nướcnội địa 2.3.1 Vai trò của định hướng thị trường của FDI
Mô hình Melitz (2003) và hiệu ứng lan tỏa TFP từ FDI sang các doanh nghiệp trong nước là những khái niệm liên kết với nhau để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa tính không đồng nhất của doanh nghiệp, thương mại quốc tế và tăng trưởng kinh tế Hiệu ứng Melitz làm nổi bật tầm quan trọng của các đặc điểm doanh nghiệp cụ thể trong việc tham gia xuất khẩu và FDI, trong khi hiệu ứng lan tỏa TFP cho thấy lợi ích tiềm năng đối với nước sở tại từ các doanh nghiệp nước ngoài (Melitz, 2003; Greenaway & Kneller, 2007) Các công ty có năng suất cao có nhiều khả năng tham gia vào các hoạt động xuất khẩu, vượt qua các rào cản gia nhập ngành và đóng góp vào năng suất chung của ngành và tăng trưởng kinh tế (Bernard & Wagner, 2001; Kneller & Pisu, 2008)
2.3.2 Vai trò khả năng hấp thụ của doanh nghiệp nội địa
Cơ chế 'học tập thông qua xuất khẩu' cho rằng các doanh nghiệp tăng năng suất bằng cách tiếp thu kiến thức và công nghệ từ các đối tác quốc tế khi tham gia vào các hoạt động xuất khẩu (Wagner, 2007) Các nhà xuất khẩu có thể hưởng lợi từ quy mô kinh tế, năng suất được cải thiện và chuyên môn hóa trong năng lực cốt lõi của họ do áp lực cạnh tranh trên thị trường toàn cầu (Feenstra & Ma, 2008; Nocke & Yeaple, 2007; Zhang & Zhu, 2017) Hơn nữa, người mua quốc tế, đặc biệt là từ các nước phát triển, sẵn sàng chuyển giao kiến thức và công nghệ cho các nhà xuất khẩu ở các quốc gia mới nổi
để đáp ứng các tiêu chuẩn bắt buộc, điều này có thể dẫn đến cải thiện năng suất hơn nữa (Pack & Saggi, 2001)
2.3.3 Vai trò của thể chế cấp tỉnh
Lý thuyết thể chế nhấn mạnh tầm quan trọng của một môi trường thể chế mạnh trong việc tác động đến năng suất nhân tố tổng hợp bằng cách hỗ trợ thị trường, bảo vệ quyền sở hữu và thực thi hợp đồng (Krammer, 2015) Một môi trường thể chế mạnh mẽ sẽ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư
Trang 10vào công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất và duy trì khả năng cạnh tranh, dẫn đến tăng năng suất (Aron, 2000) Ngược lại, chất lượng thể chế yếu kém có thể dẫn đến hoạt động kém hiệu quả và tăng chi phí cho doanh nghiệp, cản trở sự tăng trưởng và năng suất của họ (Farole & Winkler, 2012; Wu, Chen, & Chen, 2022)
2.4 Các nghiên cứu thực nghiệm
2.4.1 Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa năng suất nhân tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực chế tạo: vai trò định hướng thị trường của FDI
2.4.2 Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa năng suất nhân tố tổng hợp từ FDI trong ngành chế tạo: khả năng hấp thụ của doanh nghiệp nội địa
2.4.3 Các nghiên cứu thực nghiệm về hiệu ứng lan tỏa năng suất các nhân tố tổng hợp từ FDI trong ngành chế tạo: vai trò của thể chế cấp tỉnh
2.5 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Một số giả thuyết được đề xuất như sau
- H1: Tác động lan tỏa năng suất TFP từ cả hai loại hình doanh nghiệp FDI (trong nước và định hướng xuất khẩu) có thể có tác động khác nhau đến các doanh nghiệp trong nước thông qua các mối liên kết ngang và dọc
- H2: Bản chất của các doanh nghiệp trong nước có thể ảnh hưởng đến tác động lan tỏa đến TFP của
họ từ các doanh nghiệp FDI định hướng thị trường và định hướng xuất khẩu
- H3: Vị trí của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có thể ảnh hưởng đến tác động lan tỏa đến TFP từ các doanh nghiệp FDI định hướng thị trường và định hướng xuất khẩu
- H4: Khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước, thể hiện qua việc tham gia xuất khẩu, có thể ảnh hưởng đến lan tỏa năng suất từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp sản xuất trong nước
- H5: Khả năng hấp thụ của các doanh nghiệp trong nước, thể hiện qua cường độ xuất khẩu, có thể ảnh hưởng đến lan tỏa năng suất từ FDI sang các doanh nghiệp sản xuất trong nước
- H6: Thể chế cấp tỉnh có thể ảnh hưởng đến tác động lan tỏa TFP của FDI đối với doanh nghiệp trong nước thông qua liên kết ngang và dọc
- H7: Tác động của thể chế cấp tỉnh đến lan tỏa TFP từ doanh nghiệp FDI sang doanh nghiệp trong nước lớn hơn đối với các doanh nghiệp có mức TFP ban đầu thấp hơn trong ngành
- H8: Tác động cụ thể của các cấu phần thể chế cấp tỉnh, bao gồm sự tham gia, tính minh bạch, trách nhiệm giải trình và kiểm soát tham nhũng, khác nhau giữa các tỉnh và ảnh hưởng khác nhau đến các kênh lan tỏa TFP
Trang 11Hình 2.2 Khung nghiên cứu
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này đang áp dụng hai bước sau để tiến hành:
Từ phương trình sản xuất của hàm sản xuất Cobb-Douglass:
( ) ( ) (1)
Ln ( )= ln ( )+ α ln ( ln (
, và lần lượt là sản lượng, vốn, lực lượng lao động của doanh nghiệp trong nước
i ngành j tại thời điểm t 𝑖𝑗𝑝𝑡 đại diện cho một yếu tố được hình thành bởi các yếu tố doanh nghiệp
cụ thể và các yếu tố vô hình khác Lấy logarit và xác định năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) bằng thước đo giống như phương pháp Levinsohn-Petrin
Bước đầu tiên: Theo hàm sản xuất Cobb-Douglas, phương pháp bán tham số của Levinsohn & Petrin (2003) giúp ước tính TFP và giải quyết các vấn đề chung gặp phải với phương pháp OLS như nội sinh
Bước 2: Kiểm định giả thuyết - Sử dụng phương trình hồi quy để kiểm định giả thuyết bằng thực nghiệm
Trang 12( 𝑝𝑖𝑙𝑙𝑜𝑣 𝑟𝑠 𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 𝑝𝑖 )
3.2.Tác động lan tỏa đến năng suất các nhân tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực sản xuất: vai trò định hướng thị trường của FDI
3.2.1 Mô hình hồi quy và biến
Để giải quyết các giả thuyết này, các mô hình hồi quy như sau:
Bảng 3.1 Mô hình hồi quy
Hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng trong nghiên cứu, với thử nghiệm Hausman được sử dụng
để hướng dẫn lựa chọn giữa các mô hình tác động cố định và ngẫu nhiên Các lỗi tiêu chuẩn Kraay được sử dụng để giải quyết các vấn đề tiềm ẩn về phương sai thay đổi và tự tương quan trong
Driscoll-dữ liệu bảng Trọng tâm của phân tích hồi quy chỉ tập trung vào các doanh nghiệp trong nước (Sun, 2009), một chiến lược được thiết kế để tránh các vấn đề nội sinh có thể phát sinh từ sự hiện diện của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong các khoản đầu tư đa ngành Hơn nữa, các biến tương tác được
xử lý thông qua hiệu ứng lan tỏa (ngang, ngược, xuôi), tương quan với khoảng cách hiệu quả của doanh nghiệp (EGAP) Các hệ số , , , , và thể hiện tác động của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP ) tác động lan tỏa lên các doanh nghiệp trong nước thông qua các kênh khác nhau Cụ thể
và nắm bắt các hiệu ứng lan tỏa thông qua các kênh ngang, trong khi và thể hiện các hiệu ứng thông qua các kênh ngược Ngoài ra, δ6 nắm bắt các hiệu ứng lan tỏa thông qua các kênh chuyển tiếp Trong số các hệ số này, , và phản ánh tác động của DFDI trong khi và phản ánh tác động của EFDI
Bảng 3.2 Các biến được sử dụng trong nghiên cứu này
kể so với năng suất của doanh nghiệp dẫn đầu ngành (Girma và cộng sự, 2005; Girma & Görg, 2007; Kim, 2015; Jude, 2016, Benli, 2016; Duong, 2020; Moralles & Moreno , 2020) Đại diện cho tổng doanh thu nội địa của ngành j của tất cả các doanh nghiệp FDI trong năm
Trang 13t, chia cho tổng doanh thu của các doanh nghiệp này trong ngành j trong năm t (Kneller & Pisu, 2007)
Tổng xuất khẩu của ngành j của tất cả các doanh nghiệp FDI trong năm t, chia cho tổng doanh
số của ngành j trong năm t (Kneller & Pisu, 2007)
𝑘𝑤 𝑟 𝑜𝑚 𝑠 ∑ 𝑜𝑟𝑖𝑧𝑜𝑛𝑡 𝑙 𝑜𝑚 𝑠 là sự hiện diện của các
doanh nghiệp FDI trong các mối liên kết ngược của ngành định hướng thị trường trong nước
j jrt là tỷ lệ đầu ra của ngành r cung cấp cho ngành j Các giá trị của jrt từ 2011 đến
2014 dựa trên bảng tính toán đầu vào-đầu ra (I/O) từ Tổng cục Thống kê Việt Nam năm
2012
𝑘𝑤 𝑟 𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 ∑ 𝑜𝑟𝑖𝑧𝑜𝑛𝑡 𝑙 𝑥𝑝𝑜𝑟𝑡 là sự hiện diện của các
doanh nghiệp FDI trong các mối liên kết ngược của ngành định hướng thị trường trong nước
j jrt là tỷ lệ đầu ra của ngành r cung cấp cho ngành j (Kneller & Pisu, 2007) jrt là tỷ lệ đầu
ra của ngành r cung cấp cho ngành j Giá trị của jrt từ 2011 đến 2014 dựa trên bảng tính toán đầu vào-đầu ra (I-O) phù hợp với Tổng cục Thống kê Việt Nam năm 2012
Sự hiện diện của các doanh nghiệp FDI thông qua các liên kết xuôi của ngành j, được đo lường
bằng tỷ lệ đầu vào từ các doanh nghiệp FDI trên tổng đầu vào trong nước (Kim, 2015; Ni và cộng sự, 2017; Abegaz & Lahiri, 2020; Nguyen, 2021; Camino-Mogro và cộng sự, 2023) Khoảng cách về công nghệ, được đo bằng tỷ lệ khoảng cách về năng suất của doanh nghiệp i
trong ngành j ở năm t so với trung bình năng suất của các doanh nghiệp FDI trong cùng ngành j ở năm t
Chất lượng lao động, được thể hiện bằng chi phí đào tạo và huấn luyện bình quân cho mỗi
nhân viên của doanh nghiệp
HHI Chỉ số Herfindahl, được sử dụng để đo lường khả năng cạnh tranh (hoặc mức độ tập trung)
của các công ty trong ngành xijt là doanh số của hãng i trong ngành j tại thời điểm t X jt là doanh số ngành j tại thời điểm t ∑ (
) biến giả
3.2.2 Dữ liệu
Nghiên cứu này sử dụng hai bộ dữ liệu, Điều tra doanh nghiệp hàng năm và Bảng đầu vào-đầu
ra (I-O) do Tổng cục Thống kê cung cấp, để xem xét tác động lan tỏa TFP của các doanh nghiệp FDI đối với các ngành sản xuất tại Việt Nam từ năm 2011 đến năm 2014
Trang 143.3 Tác động lan tỏa đến năng suất các nhân tố tổng hợp từ FDI trong lĩnh vực chế tạo: năng lực hấp thụ của doanh nghiệp nội địa
3.3.1 Mô hình và các biến
Giai đoạn hai, để ước tính chính xác tác động của tác động lan tỏa liên quan đến FDI lên TFP, xác định một mô hình thực nghiệm trong đó tác động lan tỏa liên quan đến FDI và các biến khác xuất hiện dưới dạng các biến độc lập
Để kiểm định giả thuyết H3, H4, phương trình sau được sử dụng như sau:
Mô
hình
Phương trình hồi qui
2 LnTFPijt =δ0 + δ1Laborqualityijt + δ2Expijt + δ3Horizontaljt + δ4Backwardjt + δ5Forwardjt
+ δ6Expijt*Horizontaljt + δ7Expijt*Backwardjt + δ8Expijt*Forwwardjt +
δ9Technologygapijt + δ10Scaleijt + δ11HHIjt + αi + αt + αj + μijt (2)
3 LnTFPijt = δ0 + δ1Laborqualityijt + δ2ExIijt + δ3Horizontaljt + δ4Backwardjt + δ5Forwardjt
+ δ6ExIijt*Horizontaljt + δ7ExIijt*Backwardjt + δ8ExIijt*Forwardjt +
δ9Technologygapijt + δ10Scaleijt + δ11HHIjt + αi + αt + αj + μijt (3)
Mô hình 2 giải thích vai trò của khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước thông qua tham gia xuất khẩu tác động như thế nào đến tác động lan tỏa từ FDI đến TFP của họ Các hệ số δ3, δ4 và δ5 thể hiện tác động lan tỏa năng suất các nhân tố tổng hợp thông qua các kênh ngang, ngược và xuôi tương ứng đối với TFP của các doanh nghiệp trong nước Các hệ số δ2, δ6, δ7 và δ8 phản ánh tác động của khả năng hấp thụ của doanh nghiệp trong nước đối với tác động lan tỏa của TFP
Bảng 3.4 Các biến sử dụng trong nghiên cứu
Exp Biến giả về xuất khẩu nhận giá trị bằng 1 nếu hãng i trong ngành j xuất khẩu trong năm t; mặt khác, giá
trị 0 khả dụng (Harris & Li, 2009; Kim, 2015, Benli, 2016) ExI tỷ trọng tương đối của hàng xuất khẩu của công ty i trong ngành j trong năm t (Harris & Li, 2009; Anwar &
Nguyen, 2011; Kim, 2015; Benli, 2016)
Horizontal tỷ trọng sản lượng do các công ty nước ngoài chiếm trong ngành đó j (Javorcik & Spatareanu, 2011; Ni và
cộng sự, 2017; Orlic và cộng sự, 2018; Abegaz & Lahiri, 2020; Nguyen, 2021; Camino-Mogro và cộng sự , 2023)
Backward ∑ 𝑜𝑟𝑖𝑧𝑜𝑛𝑡 𝑙 Tỷ lệ sản lượng của ngành r cung cấp cho ngành j các giá trị của
từ năm 2009 đến 2015 dựa trên bảng đầu vào - đầu ra (IO) năm 2012 do Tổng cục Thống kê Việt Nam tính
Trang 15toán (Javorcik & Spatareanu, 2011; Orlic và cộng sự, 2018; Abegaz & Lahiri, 2020; Nguyen, 2021; Camino- Mogro và cộng sự, 2023)
Forward ∑ 𝑜𝑟𝑖𝑧𝑜𝑛𝑡 𝑙 là tỷ lệ sản lượng của ngành j cung cấp cho ngành r giá trị của từ
năm 2009 đến 2015 dựa trên bảng đầu vào - đầu ra (IO) năm 2012 do Tổng cục Thống kê Việt Nam tính toán (Javorcik & Spatareanu, 2011; Orlic và cộng sự, 2018; Abegaz & Lahiri, 2020; Camino-Mogro và cộng
sự , 2023)
Technologygap Khoảng cách công nghệ, được đo bằng tỷ lệ chênh lệch năng suất của doanh nghiệp i với năng suất trung
bình của các doanh nghiệp FDI trong ngành (Le & Pomfret, 2011; Farole & Winkler, 2015)
HHI HHI= ∑
trong đó xij t là doanh thu của hãng nội địa i trong ngành j; Xjt biểu thị tổng doanh số của ngành j Giá trị cao hơn của chỉ số Herfindahl cho thấy mức độ tập trung ngành cao, dẫn đến ít cạnh tranh hơn (Ni và cộng sự., 2017)
Scale doanh số bán hàng của từng doanh nghiệp trong nước i so với tổng doanh số bán hàng của ngành j trong
giai đoạn t ( Le & Pomfret, 2011, Ha và cộng sự., 2020)
𝑖𝑗𝑡
các biến giả Sai số
Chất lượng lao động được thể hiện bằng bình quân chi phí đào tạo, huấn luyện cho mỗi lao động
của doanh nghiệp (Le & Pomfret, 2011; Orlic và cộng sự, 2018)
Tổng doanh thu của ngành j của tất cả các doanh nghiệp FDI năm t chia cho tổng doanh thu
của doanh nghiệp ngành j năm t (Javorcik, 2004; Javorcik & Spatareanu, 2011; Nit et al., 2017; Abegaz & Lahiri, 2020; Nguyen, 2021; Camino- Mogro và cộng sự, 2023)
𝑟𝑡𝑖 𝑙 𝑟𝑡𝑖 𝑙 ∑ 𝑜𝑟𝑖𝑧𝑜𝑛𝑡 𝑙 Sự có mặt của doanh nghiệp FDI phù hợp với xu
thế liên kết đi xuống của ngành j jrt (0 jrt 1) là tỷ lệ g sản lượng công nghiệp r cung cấp với công nghiệp j Giá trị jrt từ 2012 đến 2017 dựa trên Bảng I-O 2012 do Tổng cục Thống
kê của Việt Nam lập (Ni et al., 2017)
Trang 16Chỉ số Papi từ khảo sát hàng năm của Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hỗ trợ Cộng đồng; Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam; Phân tích theo thời gian thực và theo chương trình của Tổ chức Phát triển Liên hợp quốc (Nguyễn, 2022; Giang và cộng sự, 2017)
Khoảng cách về công nghệ, được đo bằng tỷ lệ giữa chênh lệch năng suất của doanh nghiệp i
với trung bình năng suất của các doanh nghiệp FDI trong cùng ngành j (Anwar & Nguyen, 2011; Le & Pomfret, 2011; Farole & Winkler, 2015)
tỷ lệ doanh thu của công ty i trên tổng doanh thu của ngành (Le & Pomfret, 2011; Ha et al.,
CHƯƠNG 4: TỔNG QUAN VỀ FDI VÀ DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
4.1 Tổng quan FDI
4.1.1 FDI đăng ký tại Việt Nam
Sự phát triển kinh tế của Việt Nam đã được thúc đẩy bởi chiến lược thu hút vốn FDI thành công, phần lớn nhờ vào Luật Đầu tư nước ngoài và sự tham gia vào các tổ chức toàn cầu Đứng thứ ba
ở Đông Nam Á về FDI, Việt Nam mang đến một môi trường bền vững và thân thiện với nhà đầu tư, tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài
4.1.2 Vốn FDI vào công nghiệp
Vốn FDI là công cụ thúc đẩy tăng trưởng và đa dạng hóa trong các lĩnh vực nông nghiệp, dịch
vụ và chế tạo của Việt Nam, trong đó các lĩnh vực sau chiếm phần lớn vốn đăng ký Khi các động lực toàn cầu thay đổi, vị trí chiến lược, môi trường đầu tư và lực lượng lao động lành nghề của Việt Nam sẵn sàng tiếp tục thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy tiến trình kinh tế bền vững
4.1.3 Thu hút FDI theo vùng
Sáu vùng kinh tế của Việt Nam, mỗi vùng có thế mạnh và cơ sở hạ tầng riêng, đã thu hút các mức độ đầu tư trực tiếp nước ngoài khác nhau, trong đó khu vực Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng hiện đang là trung tâm chính Những nỗ lực của chính phủ nhằm khuyến khích đầu tư và tạo môi trường kinh doanh thuận lợi được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hơn nữa FDI và thúc đẩy phát triển kinh tế trên các vùng đa dạng của đất nước
4.1.4 Đóng góp của FDI vào GDP