Ngành da giày Việt Nam phát triển rất nhanh và được coi là một trong những động lực của nền kinh tế Việt Nam. Những năm gần đây, sản lượng giày dép Việt Nam xuất khẩu đang ngày càng tăng, nói lên Việt Nam đang là quốc gia uy tín trong thiết kế, gia công và đóng giày. Trong số các thị trường xuất khẩu của Việt Nam, có một khu vực, một thị trường mà luôn có những quy định gắt gao đối với sản phẩm da giày nói riêng và toàn bộ mặt hàng xuất khẩu nói chung, đó chính là EU. Vậy EU là khu vực nào mà lại khiến Việt Nam luôn ước ao đặt quan hệ thương mại quốc tế?, thị trường này khó tính như thế nào?, những quy định và yêu cầu kỹ thuật đối với mặt hàng da giày của Việt Nam là gì?, và Việt Nam đã làm gì để thỏa mãn được những yêu cầu khắt khe đó?, tất cả đều có trong nội dung bài thảo luận mà nhóm 8 lớp Khoa học hàng hóa 232_ITOM1612_02 của cô Mai Thanh Huyền trình bày qua đề tài mang tên “Thực trạng vượt rào cản kỹ thuật của mặt hàng da giày sang thị trường EU”. Rất mong sau khi thầy cô và các bạn đọc được nội dung và thảo luận này có thể có cho mình những thông tin hữu ích.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Khái niệm rào cản kỹ thuật trong thương mại
Không có khái niệm hay định nghĩa cụ thể về hàng rào kỹ thuật, tuy nhiên có thể hiểu
“rào cản kỹ thuật là một nhóm các biện pháp yêu cầu về mặt kỹ thuật áp dụng đối với hàng hóa nhằm bảo vệ cuộc sống và sức khỏe của con người, của động thực vật, môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá và ở mức độ phù hợp”.
Trong Hiệp định TBT cũng chỉ đưa ra cách hiểu về Hàng rào kỹ thuật trong thương mại như sau: “Không một nước nào có thể bị ngăn cản tiến hành các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho chất lượng hàng hoá xuất khẩu của mình hoặc để bảo vệ cuộc sống hay sức khoẻ con người, động vật và thực vật, bảo vệ môi trường hoặc ngăn ngừa các hoạt động man trá, ở mức độ nước đó cho là phù hợp và phải đảm bảo rằng, các biện pháp này không được tiến hành với cách thức có thể gây ra phân biệt đối xử một cách tuỳ tiện hoặc không thể biện minh được giữa các nước, trong các điều kiện giống nhau hoặc tạo ra các hạn chế trá hình đối với thương mại quốc tế, hay nói cách khác, phải phù hợp với các quy định của hiệp định này.
Một số ví dụ về rào cản kỹ thuật - TBT:
- Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm
- Kiểm dịch động thực vật (gạo, cà phê…)
- Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu (bia Sài Gòn)
- Ghi chú hướng dẫn sử dụng sản phẩm (thuốc tây nhập khẩu)
- Điều kiện lao động, nhân quyền (Nike)
Quy định của WTO về TBT
1.2.1 Phân loại rào cản kỹ thuật
Hiệp định về rào cản kỹ thuật đối với thương mại WTO được phân biệt làm 3 loại sau đây:
- Các quy định về tiêu chuẩn Đây là quy định về đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý làm chuẩn để phân loại, đánh giá, sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ, nhưng không bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn trở thành “hàng rào” khi hệ thống này quy định quá chi tiết, quá khác biệt, không có căn cứ khoa học gây khó khăn cho hàng hóa lưu thông trên thị trường.
Ví dụ: Một số loại rau củ quả muốn xuất khẩu sang Mỹ phải đáp ứng các quy định về phẩm cấp kích thước, chất lượng, độ chín,
- Các quy định về Quy chuẩn kỹ thuật Đây là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm - hàng hóa - dịch vụ… phải tuân thủ, bắt buộc áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật là hình thức của hàng rào kỹ thuật trong thương mại, bởi vì: nếu có quy định chặt chẽ hơn mức cần thiết để đạt được một mục tiêu đã định hoặc khi nó không đạt được một mục tiêu hợp pháp
Ví dụ: Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu sang các nước trên thế giới
- Quy trình đánh giá sự phù hợp Đây là việc sử dụng một bên trung lập thứ ba (không phải người bán, và cũng không phải người mua) để xác định các tiêu chuẩn hoặc quy định kỹ thuật có được đáp ứng hay không Thủ tục này có thể trở thành trở ngại không cần thiết đối với thương mại khi các thủ tục gây mất nhiều thời gian hơn hay chặt chẽ hơn mức cần thiết để đánh giá xem liệu một sản phẩm có tuân thủ với pháp luật trong nước hay với pháp luật của quốc gia xuất nhập khẩu.
1.2.2 Nội dung cơ bản của TBT:
Thừa nhận các nước có quyền sử dụng TBT bao gồm:
- Các quy định về tính chất sản phẩm.
- Các quy định về phương pháp và quy trình sản xuất ảnh hưởng đến tính chất sản phẩm
- Các quy định về biểu tượng và thuật ngữ.
- Các quy định về bao gói, nhãn hiệu…
1.2.3 Mục đích của hàng rào kỹ thuật:
- Do yêu cầu an ninh quốc gia.
- Bảo vệ sức khỏe của con người, động thực vật và môi trường.
- Ngăn ngừa các hành động man trá.
- Không phân biệt đối xử:
Giống như các hiệp định khác của WTO, nguyên tắc không phân biệt đối xử của hiệp định TBT được thể hiện qua hai nguyên tắc là nguyên tắc đối xử tối huệ quốc (MFN) và nguyên tắc đãi ngộ quốc gia (NT) MFN và NT được áp dụng cho cả các quy định kỹ thuật và các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn.
- Không gây trở ngại không cần thiết đối với hoạt động thương mại:
Theo đó, trước hết các cản trở khi đưa ra phải phục vụ cho một mục đích chính đáng. Mục đích chính đáng đó có thể là nhằm bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ an ninh quốc gia hay bảo vệ môi trường Khi đưa ra các cản trở, quốc gia đó cũng phải xem xét đến sự khác biệt về thị hiếu, thu nhập, vị trí địa lý và các nhân tố khác giữa các quốc gia, từ đó lựa chọn sử dụng những cản trở có tác động đến hoạt động thương mại ít nhất Về phía Chính phủ, tránh các cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại, có nghĩa là: khi Chính phủ đưa ra một quy định kỹ thuật liên quan đến các sản phẩm như về thiết kế sản phẩm hay các tính năng, công dụng của sản phẩm phải tránh những cản trở không cần thiết đến hoạt động thương mại quốc tế Nguyên tắc này cũng áp dụng cho các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn Theo đó, các thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn khi đưa ra không được quá khắt khe và tốn quá nhiều thời gian so với mức cần thiết để đánh giá một sản phẩm phù hợp với luật lệ trong nước và các quy định của nước nhập khẩu.
Bản thảo các quy định kỹ thuật của các nước thành viên WTO phải được gửi đến Ban thư ký WTO trước khi gửi bản chính thức 60 ngày Thời gian 60 ngày là để WTO xin ý kiến các nước thành viên WTO khác.
Ngay khi hiệp định TBT có hiệu lực, các nước tham gia phải thông báo cho các nước thành viên khác về các biện pháp thực hiện và quản lý các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật của nước mình, cũng như cá thay đổi sau này của các biện pháp đó.
Khi các nước thành viên WTO tham gia ký kết các hiệp định song phương và đa phương với các quốc gia khác có liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn; nếu các hiệp định này có ảnh hưởng về thương mại đến các nước thành viên khác thì phải thông qua Ban thư ký WTO thông báo về các sản phẩm thuộc phạm vi điều chỉnh của hiệp định, kèm theo 1 bản mô tả vắn tắt hiệp định.
Ngoài ra, theo nguyên tắc minh bạch, các nước thành viên WTO còn phải thành lập
"Điểm trả lời các câu hỏi liên quan đến các quy định, tiêu chuẩn, thủ tục kiểm tra kỹ thuật – inquiry points".
Cuối cùng, để tăng thêm sự đảm bảo tính minh bạch trong thực thi hiệp định TBT, WTO cũng đã thành lập một cơ quan chuyên trách đó là Ủy Ban TBT Ủy ban này sẽ cung cấp cho các thành viên WTO các thông tin liên quan đến hoạt động của hiệp định và việc xúc tiến thực hiện các mục đích của hiệp định.
- Các nước tích cực tham gia quá trình công nhận lẫn nhau: Để chứng minh được sản phẩm của mình đáp ứng được các quy định kỹ thuật của nước nhập khẩu, nhà xuất khẩu sẽ phải tiến hành các thủ tục khác nhau đòi hỏi một chi phí nhất định. Những chi phí này sẽ nhân lên nhiều lần khi nhà xuất khẩu phải tiến hành các thủ tục này tại các nước nhập khẩu khác nhau Tuy nhiên, khi các nước công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau thì nhà xuất khẩu, nhà sản xuất sẽ chỉ phải tiến hành kiểm tra, chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật ở một nước; kết quả kiểm tra và chứng nhận tại quốc gia đó sẽ được các nước khác công nhận.
Trước hết, hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong xuất khẩu, các tiêu chuẩn quốc gia (toàn bộ hoặc một phần) trừ khi việc sử dụng đó không phù hợp, làm mất tính hiệu quả trong thực hiện một mục đích nào đó Tiếp theo, hiệp định TBT khuyến khích các nước thành viên tham gia vào các Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế như OIE, FAO, WHO, IPPC Là những tổ chức đã thiết lập những bộ tiêu chuẩn kỹ thuật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi hoạt động của các tổ chức này Trong nguyên tắc hài hòa hóa, hiệp định TBT còn đề cập đến vấn đề đối xử đặc biệt và khác biệt với các thành viên WTO là các nước đang và chậm phát triển
WTO khuyến khích các nước thành viên hợp tác để công nhận các quy định, tiêu chuẩn kỹ thuật và thủ tục đánh giá sự hợp chuẩn của nhau
Một số ví dụ về rào cản kỹ thuật được các nước sử dụng
Hoa Kỳ: Luật an toàn sản phẩm tiêu dùng Consumer Product Safety Act (CPSA). Nguyên tắc chung là nhà sản xuất là đối tượng của quy định này phải phát hành giấy chứng nhận khẳng định hàng phù hợp với các tiêu chuẩn quy định và phải dán nhãn trên sản phẩm ghi rõ ngày và nơi sản xuất, tên và địa chỉ nhà sản xuất, chứng nhận tuân thủ các luật lệ áp dụng và mô tả ngắn gọn các luật lệ đó
EU: Giấy chứng nhận EN plus với hàng viên nén gỗ, là một chương trình chứng nhận chất lượng toàn châu Âu cho viên nén gỗ, dựa theo tiêu chuẩn ISO 17225-2 Giấy chứng nhận ENplus là kết quả của quá trình đánh giá chứng nhận toàn bộ dây chuyền sản xuất viên nén gỗ – từ sản xuất đến giao hàng cho khách hàng cuối cùng đảm bảo chất lượng cao cũng như tính minh bạch Giấy chứng nhận ENplus viên nén gỗ có hiệu lực 3 năm Trong 3 năm hiệu lực sẽ có các cuộc đánh giám sát định kỳ, không quá 12 tháng/lần.
THỰC TRẠNG VƯỢT RÀO CẢN KỸ THUẬT CỦA MẶT HÀNG
Tình hình sản xuất, gia công và xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam
Vào năm 2021, chỉ số IIP của da và sản xuất các sản phẩm liên quan giảm mạnh vào tháng 2, tháng 7 và tháng 8 khi Covid-19 trở nên nghiêm trọng hơn ở các tỉnh có nhiều KCN. Sản lượng giày, dép da giảm vào năm 2020 do dịch Covid-19 ảnh hưởng đến nhu cầu của các nước trên thế giới và tình hình sản xuất của các nhà máy tại Việt Nam, cũng như khiến chuỗi cung ứng bị đình trệ, gặp nhiều khó khăn Năm 2021, sản lượng sản xuất được cải thiện rất nhiều, đạt số lượng cao hơn năm 2019 và đạt mức tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2018 Đặc biệt sản lượng sản xuất giày, dép da năm 2021 tăng gần 10% so với năm 2020 và ngành da đang dần được phục hồi sau khi bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.
Chỉ số CPI xuất khẩu giày dép năm 2021 tăng mạnh so với các năm sau khi giảm liên tục từ năm 2018 đến năm 2020 Chỉ số CPI nhập khẩu nguyên vật liệu giảm vào năm 2020 nhưng tăng trở lại vào năm 2021, tuy nhiên không đáng kể Ngành da giày Việt Nam vẫn phải nhập khẩu nguyên phụ liệu tới 60% Chỉ số CPI nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may và giày dép tăng trở lại trong năm 2021 dẫn đến tăng giá thành sản phẩm.
2021, Việt Nam đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu da giày, chỉ sau Trung Quốc Cụ thể, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu hơn 1 tỷ đôi giày các loại sang hàng trăm quốc gia trên thế giới. Trong đó, xuất khẩu giày dép sang châu Âu chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Đến cuối năm 2021, cả nước có khoảng 2.200 doanh nghiệp sản xuất giày dép, tập trung chủ yếu quanh Thành phố Hồ Chí Minh.
● Năm 2022 - Khởi sắc cho ngành da giày, sản xuất và xuất khẩu tăng
Hiệp hội Da giày – Túi xách Việt Nam (LEFASO) cho biết, tháng 7/2022, sản xuất da giày chỉ tăng nhẹ 3,2% so với tháng 6 nhưng tăng 25,5% so với cùng kỳ năm 2021 tính chung 7 tháng đầu năm Sản xuất toàn ngành tăng 15,1% so với cùng kỳ năm trước Chỉ số việc làm tháng 7/2022 cũng tăng 1,1% so với cùng kỳ tháng 6 và tăng mạnh 21,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu nửa đầu năm tăng 14,2% so với cùng kỳ, đạt 13,81 tỷ USD, trong đó xuất khẩu giày dép đạt 11,79 tỷ USD, tăng 13,3%; xuất khẩu vali – túi – cặp đạt 2,02 tỷ USD, tăng20% Trong số các thị trường xuất khẩu da giày của Việt Nam, Bắc Mỹ tăng trưởng mạnh nhất với 24,5%, châu Âu 15,7% và Nam Mỹ 10,8% Kim ngạch xuất khẩu tại khối thị trường châu Á giảm âm 6% Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, tính riêng tháng 8, kim ngạch xuất khẩu giày dép các loại đạt 2,293 tỷ USD, tăng 0,9% so với tháng 7 Tính chung 8 tháng, xuất khẩu giày dép các loại đạt 16,368 tỷ USD, tăng 29,7% so với cùng kỳ Như vậy, bình quân mỗi tháng,xuất khẩu giày dép đạt trên 2 tỷ USD
Mỹ vẫn là thị trường nhập khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam, đạt 6.029,7 triệu USD,
Bỉ là thị trường lớn thứ hai với 866,6 triệu USD, trong khi Trung Quốc tụt xuống vị trí thứ ba với 863,2 triệu USD.
Theo LEFASO, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang các thị trường có hiệp định thương mại tự do tiếp tục có sự phục hồi tích cực Trong đó, xuất khẩu sang các thị trường thành viên Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) tăng 18,2% và thị trường Anh thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Anh (UKVFTA) tăng 10,9% Ngược lại, khối thị trường của Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á – Âu vẫn bị ảnh hưởng bởi xung đột giữa Nga và Ukraine nên tăng trưởng xuất khẩu giảm rất nhiều xuống âm 57,7%.
Chỉ trong những tháng đầu năm 2023 tại Việt Nam, số doanh nghiệp gặp khó khăn phải cắt giảm lao động là hơn 8,600 doanh nghiệp (chiếm 1% tổng số doanh nghiệp) Trong đó, 27.4% là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài; 72.18% doanh nghiệp ngoài nhà nước; 0.39% doanh nghiệp nhà nước.
Sản lượng giày dép sản xuất trong nước giảm gần 5% trong quý 1 năm 2023 Sản lượng hầu hết các mặt hàng giày dép (giày dép thường, giày dép thể thao) sản xuất trong nước đều giảm so với cùng kỳ năm trước Điều này phần nào phản ánh hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành đang phụ thuộc tương đối lớn vào đơn hàng xuất khẩu, vốn đang sụt giảm rõ rệt trong Quý 1 năm 2023
Hình 1: Sản lượng giày dép sản xuất trong nước thống kê Quý I/2020-2023
Hình 2: Cơ cấu sản xuất giày dép theo loại thống kê Quý I/2023
Các doanh nghiệp sản xuất giày dép tập chung khu vực phía Nam Các vùng tập trung nhiều nhà máy sản xuất da – giày hiện nay là ở phía Nam – khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam
Bộ Trong đó, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Long An, thành phố Hồ Chí Minh là các địa phương có sản lượng giày dép lớn nhất cả nước Ở phía Bắc, sản xuất da – giày chỉ tập trung tại một số tỉnh Thanh Hóa, Hải Phòng, Hải Dương.
Hình 3: Sản lượng giày dép tại Đồng Nai và Thanh Hóa thống kê Quý I/2020-2023
Quy mô sản xuất của các doanh nghiệp ngành giày dép tại Việt Nam đã vượt quá quy mô tiêu thụ tại thị trường nội địa, đa số sản phẩm giày dép sau khi được sản xuất tại Việt Nam sẽ được xuất khẩu sang các thị trường khác Vì vậy, hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp trong ngành phụ thuộc rất lớn vào các đơn đặt hàng xuất khẩu. Đầu năm 2023, theo Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam (LEFASO), ngành da giày đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu 27 tỷ USD cả năm, tăng khoảng 10% so với năm trước.Tuy nhiên, từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, kinh tế toàn cầu suy yếu, tổng cầu tiêu dùng sụt giảm, lạm phát tăng cao ở các nước phát triển, nhất là ở các nước là thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam như Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc… Cùng với đó, việc duy trì chính sách tiền tệ thắt chặt và hàng tồn kho ở mức cao khiến đơn hàng nhập khẩu hàng hoá từ các thị trường này sụt giảm, ảnh hưởng mạnh đến hoạt động xuất khẩu của nhiều ngành hàng, trong đó có da giày.
Hình 4: Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam thống kê quý I/2019-2023
Kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam giảm 18.3% trong Quý 1 năm 2023 Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép ước đạt khoảng 4.33 tỷ USD, giảm 18.3% so với cùng kỳ năm 2022 Nhu cầu tiêu thụ của người dân dành cho các sản phẩm giày dép tại nhiều thị trường xuất khẩu của Việt Nam đang có dấu hiệu suy yếu bởi ảnh hưởng của lạm phát khi giày dép không phải là mặt hàng thiết yếu cho sinh hoạt hàng ngày.
Mỹ và EU là hai thị trường xuất khẩu chủ lực của mặt hàng giày dép Việt Nam, với tổng cơ cấu chiếm tỷ trọng gần 70% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam Vì vậy, hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi sức mua của hai thị trường này Trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây, Mỹ vẫn luôn là thị trường xuất khẩu giày dép lớn nhất của Việt Nam với tỷ trọng chiếm khoảng 40-45% tổng giá trị xuất khẩu giày dép Trong quý 1 năm 2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang Mỹ đã giảm sút rõ rệt, chỉ đạt 1.42 tỷ USD, giảm 36.9% so với cùng kỳ năm 2022 EU là thị trường xuất khẩu giày dép lớn thứ hai của Việt Nam, sau Mỹ Kể từ thời điểm tháng 8/2020, Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực và đã đem lại nhiều lợi thế cho ngành giày dép Việt Nam Tuy nhiên, dưới ảnh hưởng của lạm phát, trong quý 1 năm
2023, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU cũng đã giảm mạnh, chỉ đạt 1.06 tỷUSD, giảm 16.5% so với cùng kỳ năm 2022.
Hình 5: Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường Mỹ
Hình 6: Giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang thị trường EU
Lạm phát gia tăng tại Mỹ và các nước EU đã tác động tiêu cực đến hoạt động xuất khẩu giày dép của Việt Nam Tình trạng lạm phát tăng cao tại Mỹ và các nước EU đã khiến nhu cầu tiêu dùng giảm sút, sức mua giảm với các sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam đang gây không ít ảnh hưởng đến đơn hàng và đơn giá của các doanh nghiệp da giày trong năm 2023 khi số lượng đơn hàng đang giảm rõ rệt so với cùng kỳ năm trước Ngoài ra, trước đây, doanh nghiệp da giày có thể nhận đơn hàng trước từ 5-6 tháng, tuy nhiên, với những biến động thị trường như thời điểm đó, doanh nghiệp chỉ có thể nhận đơn hàng trước 2-3 tháng
Doanh nghiệp FDI đóng góp trên 80% kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam. Doanh nghiệp FDI chiếm khoảng hơn 18% số lượng doanh nghiệp ngành nhưng lại chiếm trên 80% giá trị xuất khẩu giày dép của Việt Nam Những doanh nghiệp FDI hầu như có 100% vốn nước ngoài đến từ các quốc gia như Đài Loan và Hàn Quốc, tiêu biểu như tập đoàn Yuan Chi, Pou Chen Group, Feng Tay… Các doanh nghiệp này thực hiện gia công giày dép cho các thương hiệu lớn như Nike, Adidas, Decathlon, New Balance, Asics, Puma, Salomon, Clarks…
Thị trường EU và các rào cản kỹ thuật đối với mặt hàng da giầy
2.2.1 Giới thiệu chung về thị trường EU
European Union (EU) là một tổ chức liên chính phủ của các nước châu Âu, ta hay bắt gặp với tên gọi khối Liên Minh Châu Âu hoặc EU, gồm 27 nước (Bỉ, Đức, Hà Lan, Luxembourg, Pháp, Ý, Đan Mạch, Ireland, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Áo, Phần Lan, Thụy Điển, Ba Lan, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Séc, Síp, Slovakia, Slovenia, Bulgaria, Romania, Croatia) với dân số khoảng 516 triệu người, thu nhập GDP mỗi người dân trên 35.000$/năm, đây là thị trường có nhu cầu nhập khẩu số lượng hàng hóa, đặc biệt là mặt hàng da giày để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước Đây được xem là tổ chức thương mại quốc tế lớn nhất và có quyền lực nhất trên thế giới EU gồm các thành viên có nền kinh tế hùng mạnh như Đức, Anh, Pháp, Tây Ban Nha… với mức thu nhập bình quân đầu người cao, EU là thị trường mơ ước của nhiều ngành hàng xuất khẩu trên toàn thế giới.
EU là thị trường nhập khẩu lớn nhất nhì thế giới với kim ngạch nhập khẩu hàng năm khoảng 5.015 tỷ USD năm 2020, năm 2022 đạt 2,3 nghìn tỷ EUR Xuất khẩu của Việt Nam sang
EU đạt khoảng 40 tỷ USD, chiếm thị phần rất khiêm tốn so với tiềm năng nhập khẩu EU Năm
2021, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa sang thị trường EU tăng 14,2% so với năm 2020, đạt 40,12 tỷ USD Trong đó, Hà Lan và Đức là 2 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam Khoảng hơn 42% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU được hưởng mức thuế 0% theo Chương trình ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
Các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn của Việt Nam sang EU, bên cạnh các mặt hàng của khối các doanh nghiệp FDI lớn như điện thoại, máy móc, máy vi tính, có nhiều mặt hàng quan trọng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ta như: dệt may, giày dép, túi xách vali, thủy sản, cà phê, gỗ và sản phẩm gỗ…
Nhu cầu tiêu dùng xanh: Người tiêu dùng EU ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường và bền vững.
Chuyển đổi số: Các doanh nghiệp EU đang đẩy mạnh chuyển đổi số, dẫn đến nhu cầu cao về các sản phẩm công nghệ cao.
Cạnh tranh gay gắt: Thị trường EU có sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà cung cấp từ khắp nơi trên thế giới.
● Mặt hàng da giày tại thị trường EU:
Theo thống kê của Trung tâm Thương mại quốc tế (ITC), năm 2020, EU-27 nhập khẩu 58,72 tỷ USD hàng giày dép (Mã HS 64), chiếm 46,97% thị phần nhập khẩu thế giới (tức là cứ
10 đôi giày xuất khẩu của thế giới có 4,6 đôi xuất khẩu sang EU Trong đó, Trung Quốc là nguồn cung ứng chính chiếm 20,23% Việt Nam đứng thứ 2 với kim ngạch xuất khẩu vào EU đạt 7,65 tỷ USD, chiếm thị phần 13,03% Các đối thủ cạnh tranh trong top 5 tại thị trường này gồm có Indonesia và Ấn Độ, có thị phần thấp hơn hẳn và ít có cơ hội để vượt lên trên Việt Nam trong xuất khẩu vào EU, đặc biệt khi EVFTA có hiệu lực tạo thuận lợi về thuế quan cho mặt hàng giày dép của Việt Nam.
EU là thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất thế giới với giá trị nhập khẩu hơn 80 tỷ USD vào năm 2023, chiếm 40% tổng giá trị nhập khẩu da giày toàn cầu Trong đó Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha và Anh là những thị trường nhập khẩu da giày lớn nhất trong EU, chiếm hơn 50% tổng giá trị nhập khẩu của khu vực EU là thị trường có dung lượng lớn với mức sống cao vào loại nhất thế giới và có nhu cầu tiêu thụ giày dép cao, bình quân 6 - 7 đôi/người/năm Đây là một thị trường tiêu thụ giày dép rất ổn định và đầy tiềm năng, 50% giày dép tiêu thụ ở khu vực này được nhập khẩu theo các đơn đặt hàng.
Tại thị trường EU, ngoài giá cả, chất lượng là yếu tố được quan tâm hàng đầu đối với phần lớn các mặt hàng tiêu thụ, trong đó có giày dép, với các chủng loại giày dép rất đa dạng, phong phú, bao gồm nhiều loại vật liệu (dệt, nhựa, cao su và da), các sản phẩm từ giày dép nam, nữ, trẻ em đến các loại sản phẩm chuyên dụng như giày trượt tuyết, giày bảo hộ…
- Các phân khúc chính trong thị trường da giày EU bao gồm:
+ Giày dép thời trang: chiếm hơn 60% thị phần.
+ Giày dép thể thao: chiếm khoảng 20% thị phần.
+ Giày dép công sở: chiếm khoảng 10% thị phần.
+ Giày dép chuyên dụng: chiếm khoảng 10% thị phần.
Phân khúc giày dép chiếm phần lớn thị trường (70%), tiếp theo là đồ da (20%) và phụ kiện da (10%).
Các phân khúc cao cấp và trung cấp chiếm tỷ trọng lớn trong thị trường da giày EU
Dân số EU vượt qua 500 triệu người, làm cho đây là một trong những thị trường lớn nhất thế giới với tiềm năng lớn đối với mặt hàng da giày Trong năm 2021, doanh số bán lẻ giày dép ước tính đạt khoảng 110 tỷ Euro, cho thấy sức mua mạnh mẽ của thị trường EU là thị trường tiêu thụ da giày lớn thứ hai thế giới sau Mỹ, với giá trị thị trường ước tính đạt 84 tỷ USD vào năm 2023.
Mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt 130 USD/năm, cao hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới Một số quốc gia trong EU có nhu cầu mua giày da cao cấp cao, như Đức, Pháp và Ý.
-> Thị trường da giày đang phát triển, và dự kiến tăng trưởng sẽ tiếp tục tăng và cũng ngày càng khó tính do:
+ Tăng trưởng dân số và thu nhập bình quân đầu người.
+ Nhu cầu về sản phẩm da giày chất lượng cao, giá cả hợp lý
+ Nhu cầu về sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường.
Những năm gần đây xuất khẩu trong lĩnh vực may mặc xuất khẩu nói chung và da giày nói riêng của Việt Nam có bước phát triển nhanh, thị phần trên thị trường thế giới cũng tăng đáng kể Việt Nam vẫn luôn là nước dẫn đầu về lợi thế nhân công, nguồn nguyên liệu thô dồi dào, cơ cấu đầu tư hiệu quả Theo số liệu của Hiệp hội Da giày Việt Nam, trị giá kim ngạch xuất khẩu mặt hàng Da giày trong vài năm gần đây vào khoảng hơn 3 tỷ USD, tăng trưởng bình quân 10-15%/năm Thị trường châu Âu vẫn là thị trường chính của da giày Việt Nam với thị phần 54%, chưa kể tỉ lệ xuất khẩu vào châu Âu qua nước thứ 3 Thành công của ngành Da giày Việt Nam vẫn còn khiêm tốn so với tiềm năng, vấn đề là phải cụ thể hoá được tiềm năng đó Thời gian tới, việc tận dụng quy tắc xuất xứ hàng hóa (C/O) trong EVFTA đối với mặt hàng da giày của Việt Nam và giải pháp tốt cho hàng da giày xuất khẩu sang thị trường này
2.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật của thị trường EU đối với mặt hàng da giày
Mặt hàng da giày khi xuất khẩu vào thị trường EU phải đối mặt với nhiều rào cản kỹ thuật để đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu Dưới đây là một tóm tắt về những rào cản kỹ thuật quan trọng Tất cả những rào cản này đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng da giày khi muốn thâm nhập thị trường EU, nhưng cũng là cơ hội để nâng cao chất lượng và bền vững trong sản xuất. a) Chất Lượng và An Toàn:
Yêu cầu về Chất Lượng: EU đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cao cho mặt hàng da giày, bao gồm đường may chắc chắn, da không có chất cấm, và đặc biệt là sự thoải mái cho người tiêu dùng Đối với giày, các tiêu chuẩn như EN ISO 20345, EN ISO 20346 và EN ISO 20347 liên quan đến giày an toàn có thể được áp dụng.
- EN ISO 20345 - Giày An Toàn: Tiêu chuẩn này áp dụng cho giày an toàn và bảo hộ chân có chức năng chống đâm xuyên và chống va đập ở đầu chân.
Chức Năng Chính: EN ISO 20345 tập trung vào giày an toàn, đặc biệt là những chiếc giày được thiết kế để bảo vệ chân khỏi các nguy cơ như đâm xuyên và va đập ở vùng đầu chân.
Ngành da giầy xuất khẩu thành công sang thị trường EU
Các tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật của EU mà VN đã đạt được là gì, có các thông số kỹ thuật liên quan đi kèm thì càng tốt
Những cải tiến mà mình đã làm để đạt tiêu chuẩn vd trong thiết kế, chất liệu, phương thức gia công/may, yêu cầu về nhân công
2.3.1 Tình hình xuất khẩu giày dép Việt Nam sang thị trường EU
Khu vực EU là một trong hai thị trường xuất khẩu da giày chủ lực của Việt Nam Xuất khẩu giày dép các loại sang thị trường này liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân 4,74%/ năm trong giai đoạn 2015-2020 Theo số liệu từ thống kê của Trung tâm thương mại quốc tế(ITC), năm 2020 kim ngạch xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam sang EU đạt 7,65 tỷ USD,tăng 59% so với mức 4,80 tỷ USD của năm 2015 Trong năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịchCovid 19, khiến cho kim ngạch xuất khẩu da giày sang các thị trường đều bị sụt giảm Tuy nhiên, Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ ngày 01/8/2020 được coi là động lực lớn nhất cho tăng trưởng của ngành giày dép trong thời gian qua Theo số liệu của Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng như: Các loại giày, dép có đế ngoài và mũ (HS 6403); các mặt hàng giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da (HS 6404); các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ (HS 6402) Năm 2020, xuất khẩu Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt (HS 6404) đạt kim ngạch 2.157 ty USD, chiếm 48,41% kim ngạch xuất khẩu hàng da giày sang EU và chiếm 25,58% tổng kim ngạch xuất khẩu HS 6404 của Việt Nam Đứng thứ hai là mặt hàng (HS 6403) Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc, năm 2020 đạt kim ngạch 1.443 tỷ USD, chiếm 32,39% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng HS 6403 sang EU và chiếm 28,03% tổng kim ngạch nhóm hàng này của Việt Nam Đứng thứ ba là mặt hàng (HS
6402) Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ, năm 2020 đạt kim ngạch 696 triệu USD chiếm 15,62% kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng HS 6402 sang EU và chiếm 24,55% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang các thị trường thành viên khối EU trong năm 2020 tăng ở các thị trường như Bỉ, Đức, Hà Lan, Pháp, Italia, Anh Trong đó, Bỉ trở thành thị trường nhập khẩu nhiều hàng da giày nhất của Việt Nam trong khối
EU với tỷ trọng 22,15% Tiếp đến là thị trường Đức nhập khẩu hàng da giày lớn thứ 2 với tỷ trọng 20,20% Thị trường Hà Lan nhập khẩu hàng da giày đứng thứ 3, chiếm 15,33%.
Số liệu từ Tổng Cục Hải quan cũng cho thấy, kể từ tháng 8/2020 đến tháng 3/2021 đã có
6 tháng xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng (trừ tháng 2/2021 giảm do nghỉ Tết Nguyên Đán) Đáng nói, so với thời điểm trước đại dịch COVID-19 xảy ra, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU tăng mạnh Cụ thể, quý 1/2021 đã tăng 19,2% so với cùng kỳ năm 2020; trong khi quý 1/2020 chỉ tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước; quý 1/2019 tăng 11,9%.
Về thị trường, giày dép Việt Nam xuất khẩu sang các thị trường trong khối EU đều tăng, thậm chí một số thị trường tăng ở mức 2 con số, như: Bỉ tăng 37,0%, Hà Lan tăng 23,4%, Italia tăng 14,3%, Tây Ban Nha tăng 39,2%
Kết quả khả quan trên là nhờ các doanh nghiệp sản xuất giày dép trong nước đã đáp ứng tốt quy tắc xuất xứ và được hưởng ưu đãi thuế quan từ EVFTA Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) tính từ ngày 1/8/2020 đến ngày 31/12/2020, kim ngạch xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU được cấp c/o mẫu EUR.1 là 1,37 tỷ USD Con số này tăng nhanh trong quý 1/2021 với 1,17 tỷ USD, đạt 98,98% tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu.
Về cơ cấu mặt hàng, giày thể thao của Việt Nam đã tận dụng rất tốt ưu đãi này, khi kim ngạch xuất khẩu sang EU tăng mạnh và là chủng loại được xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường này Theo thống kê,xuất khẩu chủng loại giày thể thao: giày tennis, giày bóng rổ, giày thể dục, mũ giày bằng vật liệu dệt sang EU trong quý 1/2021 đạt 370,48 triệu USD (chiếm 34,1% tổng kim ngạch xuất khẩu giày dép sang EU), tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2020.
Năm 2021 tổng kim ngạch xuất khẩu da giày đạt 20,78 tỷ USD (tăng 4,6% so với năm
2020) Trong đó xuất khẩu giày dép đạt 17,77 tỷ USD (tăng 6,1%);xuất khẩu vali, túi, cặp đạt gần 3,01 tỷ USD (giảm 3,2%) so với năm 2020
2.3.2 Những cải tiến và nỗ lực của ngành da giày Việt Nam với những tiêu chuẩn kĩ thuật của thị trường EU
Thị trường EU là thị trường khó tính với các yêu cầu về môi trường gắt gao đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam đang có những hành động để thích ứng với các tiêu chuẩn xanh của EU. Thực tế chỉ ra, nhà nước, các hiệp hội và các doanh nghiệp đã thực hiện một số biện pháp quyết liệt để đáp ứng yêu cầu của thị trường này.
● Sản xuất xanh hướng tới phát triển bền vững, nền kinh tế tuần hoàn
Sử dụng năng lượng xanh là hướng đi phát triển bền vững, mở ra nhiều cơ hội bức phá, giúp doanh nghiệp gia tăng sức cạnh ở cả thị trường trong và ngoài nước Với một số tiêu chuẩn xanh, phát triển bền vững như chính sách về sản phẩm sinh thái, trách nhiệm mở rộng với nhà sản xuất, truy xuất chuỗi cung ứng có thể được các thị trường nhập khẩu giày dép lớn của Việt Nam áp dụng ngay trong năm 2024 và một vài năm tới sẽ tác động tới xuất khẩu của ngành, bà Xuân cho rằng, việc tuân thủ là bắt buộc
Doanh nghiệp đã phải thích ứng với việc sử dụng sợi tái chế trong sản xuất, điều này là bắt buộc Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã sử dụng hóa chất an toàn, không gây hại cho môi trường và sức khỏe người lao động Bên cạnh đó sử dụng nguyên liệu da thuộc đạt chứng nhận REACH, không chứa hóa chất độc hại Như đã biết, hóa chất thuộc, nhuộm, xử lý hoàn tất rất độc hại và gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường Nếu như quá trình thuộc da không được kiểm soát cẩn thận, các chất độc trong khâu thuộc da như crom, chì, asen và các loại axit sẽ bị xả xuống nguồn nước sẽ gây sạt lở đất, đầu độc nguồn nước và làm hại đến sức khỏe người dân sinh sống xung quanh Hầu hết các tác nhân thuốc, nhuộm, xử lý da như crom, formaldehyde, thuốc nhuộm azo, các parafin clo hóa, nonyl phenol và etoxylat, chì, asen,
…nằm trong danh sách hóa chất bị hạn chế theo Quy định EU 1907/2006 (REACH), đặc biệt nằm trong danh sách các chất được quan tâm rất cao (SVHC).
Sử dụng sản phẩm thiên nhiên như năng lượng mặt trời, đầu tư cho điện áp mái Tuân thủ những đòi hỏi của nhãn hàng, trong đó có việc không sử dụng nồi hơi đốt bằng than, dầu Cuối cùng là tạo tính liên kết chuỗi, bắt tay để đạt các chuẩn mực, yêu cầu của nhãn hàng toàn cầu. Thời gian vừa qua, đã có một số doanh nghiệp ngành da giày Việt Nam tiên phong lắp đặt điện mặt trời trên mái xưởng để ưu tiên sử dụng tối đa nguồn năng lượng sạch vào hoạt động sản xuất Các DN như Sài Gòn Tantec, Green Tech, Công ty thuộc da Đặng Tư Ký,…đã áp dụng từng phần công nghệ thân thiện môi trường, tiết kiệm nước và năng lượng, giảm CO2 thải ra môi trường, giảm lượng hóa chất tiêu thụ trong quá trình sản xuất Nhiều doanh nghiệp đã bắt đầu đầu tư vào các dự án phát triển xanh Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã khởi tạo các khu công nghiệp xanh với tiêu chuẩn cao để đảm bảo chuỗi cung ứng bền vững Các công nghệ xử lý nước thải ngành da giày hiện có đang được áp dụng phổ biến bao gồm công nghệ bùn hoạt tính truyền thống, công nghệ xử lý sinh học hiếu khí Aerotank và một số công nghệ khác.
Trong những năm gần đây, Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) đã đẩy mạnh triển khai mô hình sản xuất xanh, thân thiện với môi trường cho các doanh nghiệp thành viên Cụ thể, các doanh nghiệp phải giảm chất thải phát sinh, thay đổi thói quen và công nghệ sử dụng năng lượng hóa thạch sang nguồn năng lượng sinh học, năng lượng tái tạo… Bên cạnh đó, Vitas cũng phối hợp với Tổ chức Quốc tế về bảo vệ thiên nhiên (WWF) triển khai dự án “Xanh hóa ngành Dệt
May Việt Nam thông qua cải thiện quản lý nước và năng lượng bền vững” nhằm thúc đẩy cải thiện chất lượng nguồn nước và sử dụng năng lượng bền vững Đồng thời, hỗ trợ được nhiều hơn cho các khu công nghiệp trong việc tiếp cận gói “tín dụng xanh” để đầu tư khu công nghiệp dành riêng cho ngành Dệt May Hiện đã có hơn 70 doanh nghiệp trong ngành, trong đó có nhiều doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài tham gia cùng ký cam kết chung để đạt được tầm nhìn và mục tiêu bền vững ngành Dệt May Việt Nam.
Tập đoàn Dệt may Việt Nam đã tập trung tuyên truyền nhằm thay đổi nhận thức, đào tạo nhân sự cho chiến lược phát triển bền vững, tổ chức sản xuất thử nghiệm mặt hàng đạt tiêu chuẩn xanh, bền vững Bên cạnh đó chương trình hành động phát triển bền vững của Chính phủ đã có tiêu chí rõ ràng, đồng thời cần đi kèm chính sách tài khóa, ưu đãi thuế thu nhập để DN yên tâm đầu tư vào phát triển bền vững.
Những thiếu sót của mặt hàng da giày tại Việt Nam đối với hàng rào, quy định của thị trường EU
Thời gian qua, EU vốn được xem là thị trường truyền thống và trọng điểm của ngành da giày nước ta Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp Việt đã đã tận dụng tốt ưu đãi để đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường tiềm năng này Bên cạnh những chuyển biến tích cực về xuất khẩu mà EVFTA mang lại, song mặt hàng da giày của Việt Nam xuất khẩu sang EU còn tồn tại những hạn chế và thiếu sót đối với quy định ngày càng nghiêm ngặt của thị trường EU:
- Tiêu chuẩn kỹ thuật: Trong quá trình thực hiện EVFTA nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật bao gồm tiêu chuẩn an toàn và tiêu chuẩn môi trường do: Trình độ công nghệ, máy móc thiết bị sản xuất và chế biến của doanh nghiệp chưa hiện đại (phần lớn máy may của Việt Nam nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, trong đó khoảng 58% nhập khẩu từ Trung Quốc), kỹ năng thiết kế sản phẩm còn hạn chế để có thể tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu và nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm da giày Đồng thời, trình độ chuyên môn, tay nghề của người lao động thấp, dẫn đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm chưa cao, ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của sản phẩm da giày xuất khẩu
Ngoài ra rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật chúng ta thường gặp phải đó là vấn đề năng lực của doanh nghiệp Việt Nam Việt Nam đang đứng trước rất nhiều khó khăn, thách thức vì chỉ có khoảng 300 doanh nghiệp có đủ khả năng để tham gia vào chuỗi cung ứng nhưng chỉ là cung ứng thay thế, gia công lắp ráp là chính chứ không phải ở khâu sản xuất - công đoạn tạo ra giá trị gia tăng cao Trong số đó, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp lớn chỉ chiếm 2% Mặc dù, mặt hàng da giày của Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thông qua các doanh nghiệp FDI, nhưng thiếu tính lan tỏa về công nghệ cũng như năng suất lao động từ các doanh nghiệp FDI đến các doanh nghiệp vốn trong nước
- Quy tắc xuất xứ (RoO): Chính phủ các nước đưa ra một số hạn chế đối với việc sử dụng các sản phẩm da và một số nguyên liệu để sản xuất sản phẩm giày Yêu cầu kỹ thuật, chất lượng đối với mặt hàng da giày ngày càng tăng, đặc biệt là các yêu cầu liên quan đến nguyên liệu đầu vào.
Theo EVFTA, để được hưởng ưu đãi thuế quan 0%, sản phẩm da giày xuất khẩu sang EU phải có RVC (Regional Value Content - Hàm lượng giá trị khu vực) tối thiểu 40% Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang gặp khó khăn trong việc đáp ứng tỷ lệ này do: Hiện nay, chỉ có 30 - 40% doanh nghiệp trong ngành da giày tự chủ được nguyên liệu, sản xuất của ngành da giày vẫn chủ yếu theo hình thức gia công xuất khẩu (có tới 60%-70% doanh nghiệp trong tổng số doanh nghiệp da giày sản xuất theo hình thức gia công) với nguồn cung ứng nguyên liệu phụ đầu vào theo chỉ định của khách hàng nhập khẩu, do đó, giá trị gia tăng của sản phẩm thấp và phụ thuộc nhiều vào nguồn cung cấp từ nước ngoài khiến RVC của sản phẩm da giày xuất khẩu bị giảm, hàng năm, Việt Nam tiêu tốn hàng tỉ USD để nhập khẩu nguyên phụ liệu sản xuất giày dép Tỉ lệ nội địa hóa ngành da giày của Việt Nam còn thấp, chưa đủ để đáp ứng các yêu cầu xuất khẩu của các FTA mà Việt Nam đã tham gia Đối với sản phẩm giày dép da, tỉ lệ nội địa hóa thậm chí còn thấp hơn do phụ thuộc vào nguồn da thuộc nhập khẩu Ngoài ra việc chứng minh xuất xứ theo EVFTA khá phức tạp và đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống quản lý hồ sơ, chứng từ chặt chẽ Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có đủ năng lực để đáp ứng yêu cầu này. Theo các cam kết kèm theo Hiệp định EVFTA, các doanh nghiệp có thể gặp phải khó khăn khi đáp ứng các yêu cầu về quy tắc xuất xứ nội khối
- Phát triển bền vững: EVFTA yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu da giày sang EU phải tuân thủ các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, bao gồm: Bảo vệ môi trường, Trách nhiệm xã hội, Điều kiện lao động an toàn, hợp lý Việt Nam chưa thể đáp ứng hoàn toàn tiêu chuẩn này do nguồn lực đầu tư và sự hỗ trợ của Nhà nước cho các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ quá ít ỏi, chưa đủ mạnh và hiệu quả, chưa tương xứng với quy mô và vai trò của các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và công nghiệp hỗ trợ Nhận thức về vai trò của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo trong việc nuôi dưỡng nguồn thu, xây dựng nội lực và tự cường đất nước trong dài hạn còn hạn chế Cách thức cân đối nguồn lực bao gồm bố trí nguồn lực và xây dựng chính sách cho phát triển công nghiệp còn mang tính ngắn hạn, không bền vững, chưa thực sự phù hợp với các định hướng phát triển Mặt khác, việc phối hợp thực hiện các chính sách giữa các bộ, ngành và địa phương còn chưa thống nhất, chưa đáp ứng với yêu cầu phát triển thực tiễn, hiệu quả chưa cao Năng lực của đội ngũ cán bộ nhiều nơi còn hạn chế, thiếu tính chủ động, sáng tạo; khả năng phân tích, dự báo, thống kê còn bất cập
- Quy định về quyền sở hữu trí tuệ: EVFTA cũng bao gồm các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ Điều này có thể đặt ra thách thức đối với các doanh nghiệp trong ngành giày do trình độ, năng lực thiết kế mẫu mã để đáp ứng nhu cầu của thị trường nước ngoài còn hạn chế Hầu hết các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hay các doanh nghiệp gia công làm hàng cho các hãng nước ngoài vẫn phải sử dụng thiết kế được làm từ nước ngoài Các doanh nghiệp chỉ sản xuất theo mẫu thiết kế Tuy nhiên, trong một vài năm gần đây, một số doanh nghiệp đã đầu tư hoành chỉnh hệ thống tự động hóa thiết kế, ứng dụng CAD, CAM trong tạo mẫu và quản lý sản xuất, đáp ứng nhanh yêu cầu của khách hàng.
Bên cạnh đó, những thay đổi, điều chỉnh trong chính sách quản lý nhập khẩu, tăng cường bảo hộ sản xuất trong nước và bảo vệ người tiêu dùng, nhất là các quy định, tiêu chuẩn nhập khẩu rất nghiêm ngặt và thay đổi theo hướng ngày càng khắt khe hơn của thị trường EU về chất lượng, an toàn, quy tắc xuất xứ, các quy định về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và quyền của người lao động, đã gây ra những thách thức và cản trở không nhỏ đối với phát triển xuất khẩu mặt hàng da giày của Việt Nam, khi mà khả năng ứng phó, vượt rào cản của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn hạn chế.
Cơ hội và thách thức cho ngành da giày VIệt Nam đối với quy định của các nước EU và thị trường toàn Châu Âu
và thị trường toàn Châu Âu
2.5.1 Cơ hội cho ngành da giày Việt Nam
Cơ hội ưu đãi về thuế qua Hiệp định EVFTA: Với những cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu lên tới gần 100% biểu thuế trong EVFTA, cơ hội gia tăng xuất khẩu của Việt Nam vào EU là rất lớn, đặc biệt là đối với mặt hàng da giày Khi mức thuế đối với giày dép Việt Nam giảm xuống 0%, mặt hàng này sẽ được hưởng mức thuế thấp hơn 3,5 - 4,2% so với các sản phẩm giày dép Trung Quốc khi xuất khẩu sang thị trường EU và điều này giúp tạo ra lợi ích tài chính cho các doanh nghiệp, tăng khả năng cạnh tranh của Việt Nam so với các nước khác
Cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm, từ đó khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của Việt Nam trong sản xuất: Trên cơ sở những quy định về chủng loại, chất lượng sản phẩm… Việt Nam sẽ ngày càng tăng cường xây dựng, hoàn thiện quy trình sản xuất và quản lý tốt chuỗi cung ứng sản phẩm Bên cạnh đó, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải được nâng lên mức 60% để đáp ứng được điều kiện về quy tắc xuất xứ trong các FTA nhờ đó Việt Nam sẽ tận dụng được và chủ động về nguồn nguyên liệu trong nước, các doanh nghiệp cũng sẽ được lợi từ nguồn hàng hóa, nguyên liệu nhập khẩu với chất lượng tốt và ổn định với mức giá hợp lý hơn từ EU để đảm bảo quy tắc xuất xứ.
Cơ hội mở rộng thị trường: EU là một trong những thị trường lớn và có tiềm năng tăng trưởng lớn nhất thế giới Việc xuất khẩu giày dép vào EU mở ra cơ hội tiếp cận hàng triệu người tiêu dùng Với những yêu cầu đặc thù của mỗi thị trường cụ thể thuộc Liên minh EU sẽ tạo động lực khai thác những phân đoạn thị trường phù hợp nhằm thúc đẩy xuất khẩu hàng da giày của Việt Nam
Cơ hội thu hút các nhà đầu tư nước ngoài: nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác cũng đang có động thái tìm hiểu khả năng đầu tư sản xuất giày dép tại Việt Nam đón đầu các FTA để hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu Với dân số trẻ, lương tối thiểu thấp hơn Trung Quốc và năng suất lao động trong ngành da giày tại Việt Nam tương đối ngang bằng so với các nước trong khu vực, cộng với việc nhìn thấy lợi ích từ EVFTA, Việt Nam có điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài Đó là cơ hội thu hút đầu tư từ các nước EU vào các lĩnh vực máy móc thiết bị, thuộc da vốn là điểm mạnh từ các nước EU tạo nền tảng cơ sở hạ tầng cho ngành có cơ hội tiếp cận công nghệ sản xuất giày cao cấp lâu đời
Cơ hội phát triển an sinh xã hội, nâng cao năng lực cho người lao động: Thông qua việc thực hành và tuân thủ các quy định của thị trường EU về mặt hàng nhập khẩu, các doanh nghiệp Việt Nam trở nên quen thuộc và chắc chắn với các cam kết an toàn, bảo vệ môi trường… cùng với việc tiếp nhận các tiến bộ khoa học công nghệ giúp năng lực của người lao động được nâng cao, EVFTA không chỉ mang đến cơ hội cho người lao động mà còn có khả năng tăng tiền lương của người lao động thông qua hoạt động của thị trường hiệu quả hơn và tác động lan tỏa về tiền lương của các doanh nghiệp FDI.
2.5.2 Thách thức cho ngành da giày Việt Nam Đáp ứng các rào cản kỹ thuật áp đặt từ phía EU: EU áp đặt nhiều quy định về chất lượng và an toàn sản phẩm, trách nhiệm xã hội và bảo vệ môi trường, yêu cầu các doanh nghiệp phải đáp ứng nghiêm ngặt Cùng với đó việc tuân thủ các thủ tục để được hưởng lợi thế FTA làm tăng chi phí cho doanh nghiệp
Chứng minh xuất xứ, nguyên liệu đầu vào: Thị trường EU có quy định nguồn gốc xuất xứ với giá trị nguyên phụ liệu sản xuất nội địa là 55%, ngành da giày Việt Nam mới tự chủ được khoảng 50% nguyên phụ liệu, vì vậy, tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm được sản xuất bởi các doanh nghiệp Việt Nam phải được nâng lên bằng mức yêu cầu để đáp ứng được điều kiện về quy tắc xuất xứ trong hiệp định, giúp giảm chi phí logistics và nâng sự chủ động của doanh nghiệp Việt
Cạnh tranh trong ngành: Ngành sản xuất giày dép tại Việt Nam phải cạnh tranh với nhiều đối thủ trên thị trường EU, bao gồm cả các sản phẩm nội địa và nhập khẩu từ các quốc gia khác. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải duy trì sự cải tiến liên tục, không ngừng phát triển.
Yêu cầu quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả: Doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý về những thay đổi của thị trường, tự nâng cấp rất nhiều cho năng lực nội tại để tham gia vào chuỗi cung ứng và tuân thủ chặt chẽ những quy định của thị trường EU.
Hạn chế về ưu đãi thuế quan: Chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu nào đạt yêu cầu theo quy định mới được hưởng mức thuế suất thấp và ngược lại, sẽ phải chịu mức thuế cao Việt Nam không đơn giản chỉ đi theo xu hướng thương mại thế giới mà còn cần chuẩn bị kỹ càng cho các doanh nghiệp của mình kể cả lớn hay nhỏ đảm bảo tự chủ nguồn nguyên liệu, nâng cao quy mô,năng lực sản xuất nội tại… để đáp ứng được các điều kiện tận dụng cơ hội về thuế này.
Giải pháp của ngành da giày trong việc đáp ứng các hàng rào kỹ thuật đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh
2.6.1 Đối với cơ quan quản lý nhà nước
- Ngành da giày cần xây dựng và hoàn thiện một hành lang pháp lý kỹ thuật cho các sản phẩm và hàng hoá Da Giầy
- Tăng cường minh bạch hóa thông tin cho mọi đối tượng áp dụng
- Tăng cường các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp mà không vi phạm các nguyên tắc cơ bản của các Hiệp định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
- Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp thông qua các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) song phương, khu vực và đa phương
- Nhà nước đổi mới đồng bộ chính sách và cơ chế quản lý theo hướng kinh tế thị trường để tăng sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp
2.6.2 Giải pháp cho ngành da giày (Hiệp hội, Viện)
- Thiết lập đầu mối thu thập, cập nhật và phổ biến thông tin về hàng rào kỹ thuật toàn diện tại các thị trường xuất khẩu đích và các thị trường mà ngành hướng tới Bộ phận này phải hoạt động thường xuyên và đều đặn
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về hệ thống hàng rào kỹ thuật của các nước đối với sản phẩm Da Giầy và CSDL về hệ thống hàng rào kỹ thuật của Việt nam
- Tổ chức các khóa đào tạo, hội thảo hướng dẫn doanh nghiệp về áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp của EU và Việt Nam đặc biệt là cập nhật thường xuyên Quy định REACH
- Hỗ trợ nghiên cứu công nghệ thích ứng cho quá trình sản xuất thân thiện môi trường và áp dụng sản xuất sạch hơn vào quá trình sản xuất của doanh nghiệp
- Xây dựng và thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật hài hoà với các quy chuẩn hiện hành trên thế giới
- Tư vấn và chủ động tham gia xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp, phù hợp với thực tế của Việt Nam và không trái với thông lệ quốc tế
- Phối hợp với Bộ Công Thương để xây dựng các biện pháp kỹ thuật cho ngành Da - Giày trong khuôn khổ dự án do Bộ Công thương chủ trì (Dự án nâng cao năng suất chất lượng, dự án “Xây dựng các biện pháp kỹ thuật để triển khai áp dụng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu bảo đảm sự phù hợp với quy định của Hiệp định TBT và pháp luật Việt Nam, không gây ảnh hưởng tới an toàn cho người, động vật, thực vật, bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng”…)
- Chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng để có thể sẵn sàng đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu và hội nhập kinh tế quốc tế của Ngành Da Giầy
- Thực hiện vai trò điều phối, liên kết giữa các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực thi Hiệp định TBT của ngành Da Giầy
- Tăng cường các hoạt động hợp tác quốc tế để nâng cao năng lực tổ chức cho toàn ngành
2.6.3 Đối với doanh nghiệp sản xuất gia công da giày
- Lựa chọn chiến lược sản phẩm phù hợp với điều kiện của từng doanh nghiệp;
- Đáp ứng đầy đủ yêu cầu về chất lượng sản phẩm, tiêu chuẩn môi trường, các yêu cầu về thực hiện tốt Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp;
- Thực hiện đầu tư mở rộng theo quy hoạch, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành;
- Đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của toàn ngành;
- Chú trọng đào tạo đội ngũ thiết kế và phát triển sản phẩm, đội ngũ cán bộ quản lý, đội ngũ kinh doanh giỏi;
- Chủ động trong việc tìm kiếm các thông tin liên quan đến sản phẩm hàng hoá của mình, cũng như việc nghiên cứu và cập nhật các quy định TBT
- Chủ động tham gia tích cực vào quá trình xây dựng, ban hành và áp dụng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Quy trình đánh giá sự phù hợp
- Chủ động áp dụng Tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật và Quy trình đánh giá sự phù hợp cho các sản phẩm hàng hoá của mình
- Tham gia áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, phong trào năng suất chất lượng
- Đổi mới công nghệ và phát triển bền vững
- Đào tạo nguồn nhân lực.