1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Sinh vật ngoại lai ở việt nam, tác hại của chúng đến sinh vật bản địa và thiệt hại đối với người dân địa phương

30 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sinh vật ngoại lai ở Việt Nam, tác hại của chúng đến sinh vật bản địa và thiệt hại đối với người dân địa phương
Tác giả Dương Thành Luân, Lâm Đức Trí, Nguyễn Hoàng Nhật Anh, Trần Thu Hà, Trảo An Công Bằng, Thái Ngọc Phương Anh, Đặng Quốc Vinh, Võ Minh Tiến
Người hướng dẫn PGS.TS. Đào Thanh Sơn
Trường học Trường Đại học Bách khoa Môi trường và Tài nguyên
Chuyên ngành Sinh thái học
Thể loại Báo cáo môn học
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP.HCM
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 2,65 MB

Cấu trúc

  • I. SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM (4)
    • 1.1. Khái niệm sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam (4)
    • 1.2. Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại theo pháp luật Việt Nam (4)
    • 1.3. Những con đường mà động vật ngoại lai xâm nhập vào một nơi ở mới (5)
  • II. ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TẠI VIỆT NAM (5)
    • 2.1 Đặc điểm sinh vật ngoại lai xâm hại (5)
    • 2.2 Phân loại sinh vật ngoại lai xâm hại (6)
  • III. TÁC HẠI CỦA SINH VẬT NGOẠI LAI (10)
    • 3.1. Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sinh sống (10)
    • 3.2. Ăn thịt các loài bản địa (10)
    • 3.3. Phá huỷ hoặc làm thoái hóa môi trường sống bản địa, phá hoại mùa màng (11)
    • 3.4. Truyền bệnh và ký sinh trùng cho các loài bản địa cũng như cư dân địa phương (11)
  • IV. TÌNH HÌNH SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM (12)
    • 4.1. Cây mai dương( Mimosa pigra) (12)
      • 4.1.1. Đặc tính chung (12)
      • 4.1.2. Sự xâm hại và phát triển (13)
      • 4.1.3. Tác hại (15)
      • 4.1.4. Biện pháp phòng trừ (15)
    • 4.2. Ốc bươu vàng (16)
      • 4.2.1. Đặc tính chung (16)
      • 4.2.2. Sự xâm nhập và tác hại (17)
      • 4.2.3. Biện pháp phòng trừ (18)
    • 4.3. Bèo tây( Pontederia crassipes) (19)
      • 4.3.1. Đặc tính chung (19)
      • 4.3.2. Tác hại (19)
      • 4.3.3. Biện pháp phòng trừ (20)
    • 4.4. Cá lau kiếng (Hypostomus punctatus) (21)
      • 4.4.1. Đặc tính chung (21)
      • 4.4.2. Tác hại (22)
      • 4.4.3. Biện pháp phòng ngừa (24)
    • 4.5. Bọ cánh cứng hại dừa( Brontispa longissima) (24)
      • 4.5.1. Đặc điểm (24)
      • 4.5.2. Sự xâm hại và phát triển (25)
      • 4.5.3. Tác hại (26)
      • 4.5.4. Biện pháp (27)

Nội dung

Trong nhiều nguyên nhân gây tổn thất đa dạng sinh học, các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được xem là một trong những mối đe dọa nguy hiểm nhất.. Sự xuất hiện và hoạt động của những loà

SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM

Khái niệm sinh vật ngoại lai xâm hại ở Việt Nam

Sinh vật ngoại lai xâm hại: Theo quy định tại khoản 18, 19 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học năm 2008 thì có thể hiểu: Sinh vật ngoại lai xâm hại là sinh vật xuất hiện và phát triển ở khu vực vốn không phải là môi trường sống tự nhiên của chúng, lấn chiếm nơi sinh sống hoặc gây hại đối với các loài sinh vật bản địa, làm mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển.

Hình 1.1.1: Một số sinh vật ngoại lai ở Việt Nam

Tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại theo pháp luật Việt Nam

Theo quy định Khoản 2 Điều 1 Thông tư 35/2018/TT-BTNMT có 2 tiêu chí và chỉ cần đáp ứng một trong hai tiêu chí thì được xem là loài ngoại lai xâm hại:

“a) Đang lấn chiếm nơi sinh sống, cạnh tranh thức ăn hoặc gây hại đối với các sinh vật bản địa, phát tán mạnh hoặc gây mất cân bằng sinh thái tại nơi chúng xuất hiện và phát triển ở Việt Nam; b) Được đánh giá là có nguy cơ xâm hại cao đối với đa dạng sinh học và được ghi nhận là xâm hại ở khu vực có khí hậu tương đồng với Việt Nam hoặc qua khảo nghiệm, thử nghiệm có biểu hiện xâm hại.”

Những con đường mà động vật ngoại lai xâm nhập vào một nơi ở mới

Do con người chủ động mang vào nơi ở mới (cây trồng làm cảnh, dùng làm nguyên liệu trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, nghiên cứu khoa học…).

Theo sự vận chuyển hàng hóa/ dịch vụ đi lại của con người (hàng hóa trên tàu, xe, thuyền, máy bay; nước dằn tàu, vật liệu xây dựng công trình, sinh vật bám trên phương tiện vận chuyển…).

Do sinh vật (thú, chim,…) mang từ nơi này sang nơi khác trên đường di chuyển của sinh vật (động vật ngoại lai bám trên/ trong của sinh vật di cư).

Phát tán theo gió hoặc theo dòng nước tự nhiên (sông ,suối).

ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI TẠI VIỆT NAM

Đặc điểm sinh vật ngoại lai xâm hại

Có khả năng sinh trưởng, phát tán mạnh mẽ (đối với thực vật: mầm, chồi, cành chiết hoặc ghép,… và đối với động vật là khả năng di chuyển).

Có khả năng sinh sản mạnh mẽ (sinh nhiều con hay nhiều cây con hoặc nuôi ít con nhưng hiệu quả cao) Khả năng thích nghi, chống chịu tốt trong nhiều môi trường Khả năng cạnh tranh với các loài sinh vật bản địa về nhu cầu thức ăn, không gian hoạt động, nước uống, ánh sáng.

Phân loại sinh vật ngoại lai xâm hại

Nhóm vi sinh vật: Nấm gây bệnh thối rễ; Vi khuẩn gây bệnh dịch hạch ở chuột và động vật; Virus gây bệnh chùn ngọn chuối; Virus gây bệnh cúm gia cầm.

Hình 2.2.1: Bệnh thối rễ Hình 2.2.2: Bệnh dịch hạch

Hình 2.2.3: Bệnh chùn ngọn chuối

Nhóm động vật không xương sống: Bọ cánh cứng hại lá dừa; Ốc bươu vàng; Ốc sên châu Phi; Tôm càng đỏ.

Hình 2.2.4: Bọ cánh cứng hại dừa Hình 2.2.5: Ốc bươu vàng

Hình 2.2.6: Ốc sên châu Phi Hình 2.2.7: Tôm càng đỏ

Nhóm cá: Cá ăn muỗi; Cá tỳ bà bé (cá dọn bể); Cá tỳ bà lớn (cá dọn bể lớn)

Hình 2.2.8: Cá ăn muỗi Hình 2.2.9: Cá tỳ bà ( cá dọn bể)

Nhóm thực vật gồm: Bèo tây (bèo Lục bình, bèo Nhật Bản); Cây ngũ sắc (bông ổi); Cỏ lào; Cúc liên chi; Trinh nữ móc; Trinh nữ thân gỗ (mai dương).

Hình 2.2.10: Bèo lục bình Hình 2.2.11: Cây ngũ sắc ( bông ổi)

Hình 2.2.12: Cỏ lào Hình 2.2.13: Cúc liên chi

Hình 2.2.14: Trinh nữ móc Hình 2.2.15: Trinh nữ thân gỗ ( mai dương)

Nhóm lưỡng cư - Bò sát có: Rùa tai đỏ.

Nhóm chim - thú có: Hải ly Nam Mỹ.

Hình 2.2.17: Hải ly Nam Mỹ

TÁC HẠI CỦA SINH VẬT NGOẠI LAI

Cạnh tranh với các loài bản địa về thức ăn, nơi sinh sống

Các loài sinh vật ngoại lai xâm hại được coi là một trong những mối đe dọa nguy hiểm Phần lớn các loài du nhập không sống được tại những nơi mới đến do môi trường không phải lúc nào cũng phù hợp với điều kiện sống của chúng Dù vậy, vẫn có một tỷ lệ nhất định các loài nhập cư thiết lập được cuộc sống trên vùng đất mới và nhiều loài trong đó còn vượt trội, xâm lấn các loài bản địa Các loài du nhập này thậm chí còn cạnh tranh với các loài bản địa để có được nguồn thức ăn và nơi ở. Ngoài ốc bươu vàng, sự xuất hiện của cây mai dương, còn gọi là trinh nữ thân gỗ (Mimosa pigra) ở vườn quốc gia Tràm Chim đã làm số lượng sếu đầu đỏ giảm mạnh 600-800 cá thể vào giữa năm 1990 đến chỉ còn dưới 100 cá thể vào năm 2003 do cây mai dương xâm lấn, làm mất nhiều vùng cỏ năng (Eleocharis sp.) là thức ăn của sếu đầu đỏ.

Bèo lục bình (bèo Nhật Bản, bèo tây) được du nhập vào Việt Nam từ Nhật Bản vào năm 1902 với mục đích làm cảnh Trong điều kiện thuận lợi, loài này có thể phát triển gấp đôi diện tích trong khoảng mười ngày và hiện đã phát triển phân bố rộng khắp các thủy vực nước ngọt ở Việt Nam Lục bình che phủ mặt nước, thối mục làm giảm ô-xy hòa tan trong nước, dẫn đến làm chết cá và các loài thủy sinh khác.

Ăn thịt các loài bản địa

Các loài du nhập còn ăn thịt các loài bản địa cho đến khi chúng tuyệt chủng, hoặc làm thay đổi nơi cư trú đến mức nhiều loài bản địa không thể nào tồn tại được nữa Nhiều loài trong số những thực vật này không chỉ cạnh tranh với loài bản địa, chiếm ưu thế và làm biến đổi các hệ thảm thực vật, và gây ra sự suy thoái môi trường - mà còn giải phóng các chất có tác dụng hạn chế hoặc hoàn toàn làm mất khả năng nảy mầm và sinh trưởng của các loài thực vật khác.

Cá ăn muỗi là loài sống ở đáy, không có đặc tính di cư, sống trong các thủy vực nước ngọt và nước lợ có pH từ 6 - 8 và ở nhiệt độ thường từ 12-290C Cá ăn muỗi là một loại cá có khả năng chịu đựng cao: có thể sống sót ở môi trường ít oxy, nồng độ muối cao và nhiệt độ có thể lên đến 42 độ C Cá ăn muỗi ưa thích sống trong các thủy vực nước chảy chậm và trong các ao hồ Thức ăn của cá ăn muỗi là động vật nguyên sinh, côn trùng nhỏ và mảnh vụn hữu cơ Cá ăn muỗi trưởng thành hung dữ và đôi khi tấn công giết chết các loài cá khác Ở một số thủy vực cá ăn muỗi tiêu diệt muỗi không tốt bằng các loài cá bản địa và trong quá trình cạnh tranh đã loại bỏ mất các loài cá bản địa Cá ăn muỗi không có tính chọn lọc thức ăn nên có tác động làm thay đổi quần thể một số loài động vật phù du, côn trùng và giáp xác.

Cá hổ (Pygocentrus nattereri): Là loài cá dữ, ăn động vật và phàm ăn Có răng khỏe, thính giác rất phát triển, cá săn mồi tích cực vào ban ngày Cá đẻ trứng ở rễ của các cây thủy sinh và trứng được cá bố mẹ bảo vệ Trung bình, mỗi lần cá đẻ được khoảng 2.000 - 4.000 trứng Cá hổ cạnh tranh về thức ăn và nơi ở, tiêu diệt các loài cá bản địa, làm thay đổi cấu trúc thành phần loài của hệ sinh thái Hiện nay,nước ta đã cấm nuôi loài cá này.

Phá huỷ hoặc làm thoái hóa môi trường sống bản địa, phá hoại mùa màng

Các loài cá ngoại lai lấn át hoàn toàn các loài bản địa và gây ra nhiều vấn đề vì chúng ăn tạp các loài thực vật nước ngọt, động vật không xương sống và động vật có xương sống bậc thấp hơn như lưỡng cư, cá nhỏ và cá chưa trưởng thành Điều này làm giảm tính đa dạng của các HST thủy sinh, lây lan các bệnh do cá ngoại lai gây ra và các sinh vật ký sinh cho các loài bản địa, làm giảm lượng cá và số lượng loài cá là thức ăn cho con người Tất cả các loài thực vật thủy sinh đã di chuyển khắp nơi trên thế giới và nhiều loài trong số đó đã trở thành loài NLXH và gây ra những biến đổi lớn trong thảm thực vật, sự đa dạng của các loài thủy sinh và chất lượng nước.

Truyền bệnh và ký sinh trùng cho các loài bản địa cũng như cư dân địa phương

Việc du nhập các loài sinh vật khác đã mang lại cho chúng ta nguôn gene khổng lồ, góp phần tích cực trong việc đa dạng hóa sinh học Tuy nhiên, việc du nhập các loài sinh vật cũng đã di nhập một số mầm bệnh vào nước ta gây ảnh hưởng tới các sinh vật bản địa và sức khỏe của con người.

Chuột hải ly được nhập khẩu nuôi thử nghiệm Tuy nhiên, với khả năng sinh sản

3 lứa/năm và mỗi lứa đẻ từ 4-11 con, loài chuột hải ly đã mang các mầm bệnh như lao, lao tủy, lao da gây bệnh cho người và vật nuôi, ảnh hưởng xấu đến các loài sinh vật bản địa khác.

Sau chuột hải ly, năm 2010 loài SVNL rùa tai đỏ đã xuất hiện ngay tại Hồ Gươm (Hà Nội) Theo Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, loài rùa tai đỏ này bị xếp vào danh sách 100 loài xâm hại nguy hiểm nhất thế giới Ngoài việc tận diệt môi sinh, rùa tai đỏ còn có khả năng mang vi khuẩn salmonenlta gây bệnh cho động vật và con người như bệnh thương hàn rất nguy hiểm.

Các tác động của sinh vật ngoại lai xâm hại, không những chỉ làm suy giảm ĐDSH, mà còn ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác về sức khoẻ, kinh tế, xã hội của con người Để giải quyết vấn đề này, biện pháp phòng ngừa được ưu tiên hàng đầu vì một khi sinh vật ngoại lai xâm hại đã thích nghi và phát triển thì chi phí để tiêu diệt chúng là rất lớn và hầu như rất khó tiêu diệt hoàn toàn Khu vực sông LaNgà (Đồng Nai) nông dân đã phải chi 1,8 triệu đồng/ha cho việc chặt cây mai dương trong mỗi vụ gieo trồng Nhiều công trình xây dựng sử dụng cát để san lấp mặt bằng, nhưng không lâu sau đó, cây mai dương đã mọc kín toàn bộ mặt bằng,gây khó khăn cho việc thi công, tăng chi phí xử lý trước khi tiến hành xây dựng.Hiện nay, cây mai dương đã có mặt ở hầu hết các địa phương trong toàn quốc.

TÌNH HÌNH SINH VẬT NGOẠI LAI XÂM HẠI Ở VIỆT NAM

Cây mai dương( Mimosa pigra)

Có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mĩ Là loài cây bụi, mọc dày đặc và rất nhiều gai cứng Là loài cỏ dại nguy hiểm nhất đối với vùng đất ngập nước vùng nhiệt đới Thuộc họ cây bụi, đa niên, mọc nơi trống, đất ẩm ướt vùng nhiệt đới. Thân có thể cao 6m, phân thành nhiều nhánh, thân và nhánh có nhiều gai (dài 6mm) Lá có dạng lá kép lông chim 2 lần, mỗi lá chét có 20- 42 cặp lá chét con, co lại khi bị tác động nhưng chậm hơn các loài mắc cỡ khác Từ lúc nẩy mầm đến khi ra hoa khoảng 6- 8 tháng, hoa có màu vàng hay hồng, mỗi chùm có khoảng 100 hoa,được thụ phấn chủ yếu nhờ côn trùng hay nhờ gió.

Hình 4.1: Hoa mai dương Hình 4.2: Trái mai dương

Trái có màu nâu, dài 3- 8cm, thân trái có nhiều lông và có từ 14- 26 đốt Mỗi đốt có 1 hạt, khi chín có màu nâu hoặc xanh oliu và dài 4- 6mm Mỗi cây có thể sản sinh được đến 9.000 hạt Từ khi cây ra hoa đến lúc trái chín kéo dài khoảng 5 tuần, đốt trái rất nhẹ, có lông nên rất dễ phát tán, hạt có sức nẩy mầm rất tốt và vẫn có khả năng nẩy mầm sau 23 năm Ở vùng ngập nước, mai dương sinh sản quanh năm.

4.1.2 Sự xâm hại và phát triển

Xuất hiện ở Việt Nam giữa thế kỉ XX Đầu thập kỉ 80, xuất hiện lác đác dọc sông một số tỉnh miền Tây Nam bộ, ven bờ hồ Trị An( Đồng Nai) và hồ Đồng Mô( Hà Tây) Đầu những năm 90, mai dương bắt đầu bùng phát mạnh và gây hại ở nhiều nơi. Ở vườn quốc gia Tràm Chim( Đồng Tháp), cây mai dương bắt đầu xuất hiện vào năm 1984- 1985, đến năm 1999, diện tích bị nhiễm chiếm 150ha Năm 2000,diện tích bị xâm nhiễm lên đến 490ha( theo bản đồ phân bố của Bộ môn thực vật- sinh môi, thuộc trường ĐH Khoa học- Tự nhiên thành phố Hồ Chí Minh) và hiện nay đã lên đến con số 1000ha.

Hình 4.3: Bản đồ mai dương xâm lấn mạnh vườn quốc gia Tràm Chim

Kể từ thời điểm xuất hiện, nó đã có mặt ở khắp nơi trên cả nước, đặc biệt xâm lấn mạnh vào Tràm Chim, khu bảo tồn nổi tiếng cả nước Chúng mọc thành từng đám rộng và rậm rạp, lấn át dần các bãi cỏ năn( Eleocharis spp) là nguồn thức ăn quan trọng của sếu đầu đỏ( Grus antigone sharpii), một loài chim quý hiếm đã được đưa vào sách đỏ thế giới.

Cây mai dương được xem là mối đe dọa chính của sếu đầu đỏ ở Tràm Chim. Mật độ phát triển theo cấp số nhân, năm 1995 chúng chiếm cứ đến 150 ha, năm

2000 là 800 ha và đến năm 2004 hơn 2.000 ha.Theo đánh giá của Bộ nông nghiệp Autralia: Nếu không tiến hành diệt trừ một cách có hiệu quả, trong một vài năm tới, nó sẽ bao phủ toàn bộ vườn quốc gia Tràm Chim.

Hiện nay mai dương cũng đang xâm lấn mạnh vùng trung và hạ lưu sông ĐồngNai Ở Gia Viễn, Cát Tiên, Lâm Đồng có một cánh đồng rộng 100ha bị xâm lấn mạnh.Tại vườn quốc gia Cát Tiên, nó đã xâm nhập vào vườn và bao phủ 100ha củaBàu Chim Từ đây, nó lan sang Bàu Cá và nhiều khả năng lan sang Bàu Sấu, là một điểm du lịch của vườn nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời Mỗi năm vườn đã chi 50- 100 triệu đồng cho công tác phòng trừ nhưng vẫn không đạt được hiệu quả cao.

Tác hại chính của mai dương là làm thay đổi thảm thực vật, gây tác hại đến hệ động vật ở những vùng nó xâm lấn.

Có rất ít loài thực vật khác có thể mọc bên dưới tán mai dương và hầu như không có loài động vật nào ăn được nó.

Các bụi mai dương dày đặc làm cản trở việc đi lại của con người, động vật mà đặc biệt là gia súc, nó còn phủ kín các hồ nước cạn, tuy không sinh sản vô tính nhưng lại nẩy tược rất mạnh từ gốc đã chặt ngang thân.

Nơi nó phát triển thì mật độ chim, bò sát, thực vật thân thảo… giảm đi rất nhiều so với thảm thực vật bản địa.

Mai dương còn cạnh tranh rất mạnh với những đồng cỏ, ảnh hưởng lớn đối với chăn nuôi và dòng chảy của sông. Đặc biệt, lá cây mai dương có chứa độc tố mimosine (là một loại acid amin), với hàm lượng 0.2% so với trọng lượng khô của lá, có thể gây nguy hiểm cho động vật bản địa.

4.1.4 Biện pháp phòng trừ Đối với mai dương, rất khó khăn và tốn kém để diệt trừ vì chúng mọc rất khỏe, không kén đất, sinh sản và phát triển rất mạnh sau khi bị cháy, nảy chồi mạnh trên các gốc đã bị chặt.

Hiện nay, người ta áp dụng một số biện pháp sau đây để phòng và diệt trừ mai dương:

Phương pháp vật lí-cơ học: nhổ bằng tay hoặc dùng các công cụ thô sơ hay máy móc.

Dùng lửa: biện pháp này có hiệu quả cao trong việc tiêu diệt cây con và làm giảm một lượng hạt đáng kể.

Dùng đồng cỏ cạnh tranh: cây non rất dễ bị lấn át bởi các loài cỏ Các loài cỏ cạnh tranh hiệu quả là Calopo (Calopogonium mucunoides), Koronivia (Brachiaria humidicola), Hymenachne và Oryzaaustraliensis Một số cây họ đậu cũng có khả năng cạnh tranh tốt với mai dương.

Phương pháp sinh học: biện pháp này sử dụng các loài thiên địch đối với mai dương để tiêu diệt và kiểm soát mai dương như một số loài côn trùng, động vật chân đốt…( phần này sẽ được giới thiệu rõ hơn ở mục 2, chương VI).

Phương pháp hóa học: dùng các hóa chất diệt cỏ rải vào đất, phun vào cây đã lột vỏ hay phun trên lá cây.

Phương pháp phòng trừ tổng hợp: kết hợp tất cả các phương pháp trên, biện pháp này đạt hiệu quả tốt nhất nhưng chi phí để thực hiện lại rất tốn kém nên không thể áp dụng rộng rãi.

Ốc bươu vàng

Có nguồn gốc từ Trung và Nam Mĩ Ốc trưởng thành cỡ lớn, mập tròn Đầu có hai đôi xúc tu ( 1 đôi dài, 1đôi ngắn), chân rộng hình đĩa, mặt lưng của chân có vỏ.Ốc bươu vàng là sinh vật đơn tính, tuy nhiên có thể xảy ra sự thay đổi giới tính mà không cần qua giai đoạn ngủ nghỉ( theo Keawjam, 1987).

Thụ tinh trong, con cái có khả năng giữ tinh trùng trong vài tháng nên vẫn có khả năng đẻ trứng hữu thụ trong thời gian này mà không cần giao phối Ốc thường đẻ vào lúc chiều tối, đẻ trên giá thể cao trên mặt nước, trứng bám thành chùm, màu hồng.

Mỗi lần ốc có thể đẻ từ 120- 500 trứng, bắt đầu nở sau 12- 15 ngày và nở hết sau 2-7 ngày từ lúc bắt đầu nở Tỉ lệ nở khoảng 70%, tỉ lệ sống sót của con non sau

10 ngày tuổi là 80%, và có thể sống từ 2- 3 năm Trong quần đàn, tỉ lệ ốc đực: ốc cái là 1: 4 Là đối tượng hại lúa mà đặc biệt là mạ dưới 3 tuần có thể bị ăn hết 100%.

4.2.2 Sự xâm nhập và tác hại Được đưa vào Việt Nam bằng nhiều đường không chính thức, thông qua kiểm dịch từ Mĩ, Pháp, Ấn Độ… lúc đầu, ốc được nuôi nhỏ lẻ ở các hộ gia đình, sau bắt đầu được nuôi với quy mô lớn ở Kiên Giang và Củ Chi Khi phát triển với mật độ cao, nó ăn và tàn phá rất mạnh các ruộng lúa non giai đoạn từ mới cấy đến lúc đẻ nhánh.

Hình 4.5: Ốc bươu vàng đang hại lúa Ốc bươu vàng thường cắn ngang cây lúa non hoặc chồi lúa từ ngay sau khi sạ cho đến khi lúc đước 30 ngày làm khuyết dảnh, khuyết khóm trên ruộng lúa, dẫn đến thiệt hại về năng suất Chúng hoạt động chủ yếu vào sáng sớm, chập tối và ban đêm Nghiên cứu cho thấy, 1 con ốc bươu vàng (mật độ 2 – 3 con/m2) gây hại trong giai đoạn 3 – 20 ngày sau sạ sẽ làm giảm 15 – 20% năng suất lúa Nếu mật độ ốc tăng lên 6 – 10 con/m2 thì ruộng lúa có thể bị mất trắng sau một đêm.

Ngoài lúa, ốc bươu vàng còn hại cả tảo, rau muống, khoai sọ, trứng… gần đây, nó còn chuyển sang gặm cả vỏ cây tràm gây chết cây ở nhiều vùng Ốc bươu vàng còn có thể gây dịch hại ở lúa và khoai môn, ảnh hưởng đến năng suất thu hoạch, gây thiệt hại về kinh tế, cạnh tranh và có khả năng tiêu diệt các loài ốc bươu bản địa, dẫn đến việc xáo trộn môi trường và gây suy giảm đa dạng sinh học.

Hình 4.6: Bảng thiệt hại do ốc bưu vàng gây ra tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Bến Tre

Cũng như mai dương, công tác phòng và diệt trừ ốc bươu vàng gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém do khả năng sinh sản rất mạnh của loài ốc này Nhưng khác mai dương ở chỗ, hiện nay nó đã đạt được những hiệu quả đáng khích lệ, tỉ lệ nhiễm ốc trên cả nước đã giảm đáng kể Những biện pháp được áp dụng ở đây là.

Biện pháp canh tác: biện pháp này sử dụng việc điều khiển nước, luân phiên tháo cạn nước và luân canh lúa với các loại cây trồng cạn như: ngô, lạc…

Biện pháp thủ công: bắt bằng tay,đặc biệt có một phương pháp được nông dân Malaysia sử dụng rộng rãi và rất có hiệu quả là dùng vỏ xơ mít làm bẫy để dụ ốc.

Biện pháp sinh học: kết hợp nuôi cá chép, cá trắm cỏ ở nơi ruộng trũng để chúng ăn ốc mới nở hay còn nhỏ.

Biện pháp dùng thuốc hóa học: phun thuốc chọn lọc ở những nơi có mật độ ốc cao, biện pháp này cần kết hợp với điều tiết nước để có hiệu quả lâu dài.

Biện pháp dùng thuốc thảo mộc: dùng thuốc CE- O2, an toàn và thân thiện với môi trường, thuốc phân hủy nhanh nhưng hiệu quả chậm và nhanh giảm hiệu lực Ngoài ra, chúng ta cần thực hiện tốt công tác kiểm dịch thực vật, sử dụng hàng rào bao quanh khu vực trồng lúa, khoai môn để hạn chế sự di chuyển và lây lan của ốc Chủ động tìm bắt ốc và trứng ốc trên diện tích canh tác của mình là biện pháp hiệu quả nhất.

Bèo tây( Pontederia crassipes)

Thân mọc cao khoảng 30cm, lá có hình tròn, màu xanh lục, láng và nhẵn mặt.

Lá cuốn vào như cánh hoa, cuống lá nở phình ra như bong bóng, ruột xốp giúp cây nổi trên mặt nước Rễ như lông vũ, có màu đen rũ xuống nước, rễ có thể dài đến 1m. Mùa hè bèo bắt đầu nở hoa, hoa bèo tây có màu tím nhạt, điểm nhiều chấm màu lam, cánh hoa trên có một đốt vàng, hoa có 6 nhụy( 3 nhụy dài và 3 nhụy ngắn).

Bèo tây sinh sản rất nhanh và mạnh nên dễ làm nghẽn ao, hồ, kênh rạch… gây rất nhiều khó khăn cho việc đi lại, sinh sống cũng như đánh bắt thủy sản của người dân sống lệ thuộc vào các nguồn lợi của sông ngòi.

Một cây mẹ có thể sản sinh cây con với số lượng tăng gấp 2 mỗi 2 tuần.Mật độ bèo quá nhiều sẽ xuất hiện hiện tượng bèo chết số lượng lớn gây thiếu lượng oxi hòa tan trong nước và gây ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng xấu đến hệ động thực vật trên sông.

Hình 4.8: Bèo tây phát triển với mật độ cao

Mặc dù giá trị kinh tế mà bèo tây mang lại là rất lớn nhưng việc trồng và quản lí sự phát triển của cây bèo như thế nào để hạn chế những tác hại là nhiệm vụ quan trọng nhưng vẫn chưa có câu trả lời thích đáng Vì vậy cần có sự quản lí chặt chẽ hơn của các cơ quan có thẩm quyền.

Bên cạnh đó, nhằm ngăn ngừa sự lây lan và gia tăng về số lượng của bèo tây cần quản lí chặt chẽ khu vực nước đầu nguồn, hạn chế sự xâm nhập quá mức của các chất dinh dưỡng vào trong ao hồ, đặc biệt là photpho và nitơ Đó là hai chất điển hình làm gia tăng sự phát triển của các thực vật bậc thấp, trong đó có bèo tây, gây nên hiện tượng được gọi là phú dưỡng hóa.

Ngoài ra, chúng ta có thể diệt trừ bèo bằng một số phương pháp thủ công như tách chúng khỏi mặt nước, sau vài ngày bèo sẽ chết Hoặc có thể phun một vài loại thuốc diệt cỏ, nhưng biện pháp này ít được sử dụng vì có thể gây ô nhiễm nguồn nước.

Hình 4.9: Thu gom bèo tây trên sông bằng tàu chuyên dụng

Cá lau kiếng (Hypostomus punctatus)

Cá lau kiếng hay cá lau kính, cá dọn bể, cá tỳ bà, có tên khoa học Hypostomus punctatus (Linnaeus, 1758) Loài cá này dã dược xếp vào danh mục loài ngoại lai, xâm hại Nguồn gốc phân bố ở Trung và Nam Mỹ, được nhập nội vào nước ta 1980 từ Nam Mỹ qua đường kinh doanh cá cảnh, sống chủ yếu sống ở dáy các thủy vực nước ngọt, nước lợ Cá dọn bể có chiều dài lên đến 70cm và trọng lượng có thể tới vài kilôgam Chúng có thân hình nâu sẫm, da cứng, sần sùi, thô ráp, miệng to giống như miệng bát Một con cá mỗi lần đẻ 5.000-6.000 trứng, gặp điều kiện thuận lợi một con có thể đạt đến chiều dài 50cm Cá có khả năng sinh sản quanh năm, tỷ lệ cá con sống khoảng 70% và có thể sống mà không cần đến thức ăn suốt 1 tháng.Thức ăn chính là các loài rong, tảo bám trên bể mặt thực vật hoặc nền đáy, dây là loài ăn tạp, cạnh tranh thức ăn với các loài khác, sinh sản nhanh khi phát tán ra ngoài thủy vực tự nhiên.

Cá lau kiếng dễ thích nghi với môi trường tự nhiên,chúng cạnh tranh thức ăn, lấn át các loài cá bản địa và sinh sản rất nhanh làm mất cân bằng sinh thái, giảm đa dạng sinh học thủy vực Ngoài ra còn đào hang gây xói mòn, sạc lỡ dọc bờ sông, kênh, rạch.

Khi cá lau kiếng xuất hiện làm mất dần thức ăn tự nhiên trong ao (tảo, thực vật phù du và chất lơ lừng trong nước) kế cả trứng của những loài cá bản địa khiến một số loài cá có khả năng bị tuyệt chủng (nhất là các loài cá có khả năng sinh sản thấp, vòng đời ngắn) ảnh hưởng rất lớn đến nguồn lợi thủy sản của địa phương.

Nguy hiềm hơn, cá lau kiếng có thể tiếp cận loài cá khác hút nhớt làm giảm khả năng phát triền, làm cá bị chết Ngoài ra cá lau kiếng còn làm hư hỏng ngư lưới cụ của người dân đánh bắt thùy sản ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của người dân.

Hình 4.11: Cá lau kính tràn ngập trong ao cá của người dân

Theo phản ánh của nhiều nông dân, thời gian qua ở hầu hết các kênh, rạch, ao, hồ… trên địa bàn tỉnh đều xuất hiện cá lau kiếng với mật độ dày Cá lau kiếng chiếm tỷ lệ cao trong sản phẩm thu hoạch của ngư dân qua các ngành truyền thống như: Chất chà, cất vó, chài, kéo lưới…

Thậm chí, các mô hình nuôi thủy sản nước ngọt, tỷ lệ cá lau kiếng khoảng 10% trong tổng sản lượng thu hoạch Đáng lưu ý là kể từ lúc cá lau kiếng xuất hiện, cũng là lúc lượng cá đồng bản địa giảm đi rõ rệt.

Chưa có nghiên cứu cụ thể

Cá lau kiếng phân bố khá rộng và trong nhiều loại hình thủy vực khác nhau ở khu vực đồng bằng sông Cừu Long (ĐBSCL), tuy nhiên phạm vi phân bố và mức độ phong phú của chúng như thế nào vẫn chưa có báo cáo khoa học chính thức. Ngoài ra, tác động của cá lau kiếng như thế nào đối với các loàì cá bàn dịa vẫn còn là một câu hỏi chưa có giải dáp cụ thế không những cho các nhà khoa học nghề cá, mà còn cả cho những người làm công tác quản lý thủy sản địa phương, cũng như người dân sống dựa vào nguồn lợi thủy sàn ở tình hình trên.

Tuyên truyền sâu rộng đến người dân về tác hại của cá lau kiếng; người dân ở các nơi phát hiện thấy cá lau kiếng thì loại chúng ra khỏi các vực nước càng nhiêu càng tốt.

Các cấp có thẩm quyền hỗ trợ kinh phí đánh bắt cá lau kiếng cho người dân hoặc liên kết với nhà máy chế biến thức ăn thu mua cá để làm bột cá.

Bên cạnh đó,cần có những nghiên cứu xác định vùng phân bố chính và mức độ phong phú cùa cá lau kiếng; nghiên cứu tác động cùa cá lau kiếng đến da dạng sinh học đối với các loài cá bản địa, kinh tế, xây dựng kịch bản về tác động của cá lau kiếng và để xuất các giải pháp giảm thiều; thí nghiệm kiềm chứng tác động của cá lau kiếng đối với một vài loài cá bản địa là đối tượng nuôi cơ bản trong vùng nghiên cứu.Từ đó có những giải pháp quản lý phù hợp, góp phần bảo vệ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái.

Bọ cánh cứng hại dừa( Brontispa longissima)

Thuộc Họ ánh kim, bộ cánh cứng Bọ cánh cứng hại dừa có nguồn gốc từ đảoSamoa, là loài sâu hại chuyên tính, có khả năng di chuyển và phát tán rất nhanh.Con trưởng thành có đầu nhỏ màu đen, cánh cứng hơi có ánh kim Khoảng 2/3 chiều dài cánh về phía cuối màu đen, phần gốc cánh và ngực màu vàng nâu Chiều dài thân khoảng 9-10 mm, chiều rộng 2 mm, trên đầu có 2 râu, khi bò râu luôn hoạt động.

Trưởng thành cái đẻ trứng trong các kẽ lá của đọt non chưa bung ra (một con cái có thể đẻ 120 trứng), trung bình một năm có khoảng 3 lứa gối nhau Trứng hình bầu dục, màu nâu, dài khoảng 1,5 mm, nhiều trứng được kết dính lại với nhau và kết chặt trên bề mặt lá, thời gian phát dục của trứng khoảng 4-5 ngày Ấu trùng có 4 tuổi, dài khoảng 20-25 ngày, mới nở có màu trắng ngà, sau chuyển dần sang vàng nâu, đẫy sức dài khoảng 8-9 mm, mình hơi dẹt và hẹp dần từ ngực về phía đuôi Trên mình có nhiều lông tơ, di chuyển chậm và sợ ánh sáng Ấu trùng hóa nhộng trong các kẽ lá, thời gian nhộng 5-6 ngày Cả ấu trùng và trưởng thành đều sống trong các kẽ lá của đọt non, chúng thải phân (màu vàng đậm) lên bề mặt của lá giống như lớp bột cám, khi mở kẽ lá ra ấu trùng dễ rơi xuống đất do cơ thể dính một lớp bột phân Gặp mưa hoặc thời tiết ẩm ướt, lớp phân sẽ tạo ra một môi trường dơ bẩn nơi chúng cư trú.

4.5.2 Sự xâm hại và phát triển

Từ tháng 4 năm 1999, Trung tâm Bảo vệ thực vật phía Nam đã có thông báo đầu tiên ghi nhận về sự hiện diện của bọ cánh cứng trên cây cau cảnh và cây dừa tại Đồng Tháp Sau đó các Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh thành phía Nam đã tổ chức điều tra sự hiện diện và phân bố của bọ cánh cứng, năm 2001 bọ cánh cứng hại dừa đã xuất hiện trên 21 tỉnh thành vùng đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam bộ,diện tích nhiễm 6.200 ha, nhiễm nặng 1.500 ha Cao điểm vào năm 2002 diện tích nhiễm bọ cánh cứng hại dừa lên tới 42.000 ha, nặng nhất ở Bến Tre, Đồng Tháp,Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Thành phố Hồ Chí Minh, Kiên Giang và Cà Mau.Năm 2016 diện tích nhiễm bọ cánh cứng hại dừa trên 22.000 ha, trong đó diện tích nhiễm nhẹ-trung bình trên 21.000 ha, nhiễm nặng khoảng 1.000 ha (diện tích nhiễm giảm 12.000 ha so với năm 2015) Riêng ở tỉnh Kiên Giang trong năm 2016 với tổng số diện tích bị hại do bọ cánh cứng là 1.189 ha, trong đó diện tích bị gây hại nhẹ 940 ha, mức gây hại trung bình 214 ha, mức gây hại nặng 35 ha, phân bố ở các huyện Giồng Riềng, Châu Thành, U Minh Thượng, An Minh, Vĩnh Thuận, PhúQuốc, Rạch Giá và Tân Hiệp Trước tình hình trên cần phải nắm rõ quy luật phát sinh, phát triển của bọ cánh cứng để có biện pháp quản lý hiệu quả.

Hình 4.13: Thiệt hại về sản lượng dừa trái do Bọ cánh cứng tại huyện Tiểu Cần, tỉnh Bến Tre

4.5.3 Tác hại Ấu trùng và thành trùng phá hại bằng cách cạp biểu bì của lá, tạo ra những vết màu nâu đen chạy song song với gân lá Nếu bi hại lá đọt sẽ có màu nâu đen, khi đọt mở ra, lá chét đã bi chết khô, tua rua và rủ xuống Lúc này con trưởng thành di chuyển xuống cuống lá hay bẹ lá chờ lá đọt kế tiếp xuất hiện sẽ di chuyển đến phá đọt mới này Nếu mật số bọ cao, lá mới mọc ra đến đâu sẽ bị bọ cắn phá và chết dần đến đó, cây dừa sẽ bị còi cọc, cho năng suất rất thấp, hoặc không cho trái,nếu nặng cây có thể bi chết Cây dừa còn nhỏ thường bị bọ cánh cứng gây hại nhiều hơn cây dừa già, vào mùa khô bọ cánh cứng gây hại nhiều hơn mùa mưa, giai đoạn bọ non phá hại nhiều hơn trưởng thành.

Hình 4.14: Triệu chứng bọ dừa gây hại

Biện pháp cơ học: Chăm sóc tốt cây dừa để rút ngắn thời gian nở bung bó lá ngọn, hạn chế môi trường sinh sản của bọ cánh cứng và tăng sức đề kháng cho cây, cắt bỏ, tiêu hủy lá bị bọ cánh cứng tấn công.Trước khi vân chuyển cây dừa giống hoặc những cây thuộc họ cau dừa (cau vàng, cau trắng, cau đỏ, …) từ vùng này sang vùng khác cần kiểm tra kỹ các lá đọt, nếu phát hiện có bọ phải diệt trừ ngay tại chỗ không để chúng phát tán ra diện rộng.

Biện pháp sinh học : dùng ong ký sinh Asecodes hispinarum để phòng trừ bọ cánh cứng hại dừa, cùng với Bọ đuôi kìm đây được xe là thiện địch của bọ cánh cứng hại dừa.

Hình 4.15: Ong ký sinh ấu trùng bọ dừa

Biện pháp hóa học: Bọ dừa khá nhạy cảm với thuốc trừ sâu, các loại thuốc thuộc các nhóm lân, carbamate.

PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận

Thông qua những vấn đề đã được đề cập, có thể nhận ra được mức độ nguy hại của các SVNLXH có thể gây ra đối với môi trường , ĐDSH, kinh tế, xã hội, đời sống con người Vấn đề hiện nay của chúng ta là làm thế nào để có thể thác một số lợi ích, đồng thời có những biện pháp quản lý, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả SVNL.

Nâng cao nhận thức về tác hại của SVNLXH đối với ĐDSH, sức khỏe con người và kinh tế- xã hội ở các nước phát triển và các nước dang phát triển Ưu tiên cho công tác ngăn chặn sự du nhập của các loài SVNL ở quy mô cấp quốc gia.

Giảm thiểu sự du nhập vô tình- nhập lậu SVNL, xem xét kĩ các tác động của một loài sinh vật trước khi nhập, khi nhập cần nuôi trồng thử nghiệm hạn chế, có kiểm soát để đánh giá.

Tăng cường khung luật pháp cũng như hợp tác quốc tế trong việc phòng ngừa, kiểm soát và tiều diệt các loài SVNLXH.

Khuyến khích và thực hiện các biện pháp kiểm soát và tiêu diệt các loài SVNLXH cũng như nâng cao hiệu quả của các biện pháp.

Khi xuất hiện những đặc tính không mong muốn và có nguy cơ phát triển nhanh,cần nhanh chóng khoanh vùng và tiêu diệt sớm để tránh tốn kém và kéo dài thời gian xử lý.

Ngày đăng: 01/04/2024, 14:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w