1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Vận dụng lý thuyết để phân tích thực trạng và cam kết thực thi các thể chế kinh tế trong quản lý nhà nước đối với một ngành cụ thể hiện nay ở Việt Nam?

30 20 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân tích thực trạng và cam kết thực thi các thể chế kinh tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản hiện nay ở Việt Nam
Tác giả Hoàng Việt Dũng, Nguyễn Vũ Thọ, Nguyễn Công Thành, Bùi Minh Thái
Chuyên ngành Quản Lý Nhà Nước
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 5,52 MB

Nội dung

Bất động sản là một loại hàng hóa đặc biệt. Nó đặc biệt ở những đặc điểm sau: Thứ nhất, tính cố định, không thể di dời được, do đó, công tác quy hoạch đòi hỏi phải cực kỳ chuẩn xác, khoa học. Thứ hai, giá cả của bất động sản là giả cả đặc biệt, nó phụ thuộc vào thị trường và mục đích sử dụng. Thứ ba, tính khan hiếm của bất động sản, vì đất đai là có hạn, khả năng cung ứng của hàng hóa bất động sản là có hạn. Đặc điểm này đặt ra yêu cầu phải quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai có hiệu quả.

Trang 1

Sinh viên thực hiện : Hoàng Việt Dũng

Nguyễn Vũ Thọ Nguyễn Công Thành Bùi Minh Thái

Trang 2

MÔN:Quản Lý Nhà Nước

Đề bài: Phân tích thực trạng và

cam kết thực thi các thể chế kinh tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản hiện nay ở Việt Nam ?

Trang 3

MỤC

LỤC

1 Khái quát về quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản.

2 Thực trạng và cam kết thực thi các thể chế kinh tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản

3 Ưu nhược điểm của các thể chế kinh tế về quản lý nhà nước với hoạt động kinh doanh bất động sản

4 Định hướng,giải pháp hoàn thiện

Trang 4

1 Khái quát về quản lý nhà nước đối với

hoạt động kinh doanh bất động sản

1.1 Khái niệm về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản

Bất động sản được định nghĩa theo Điều 107 Bộ luật Dân sự năm

2015 gồm đất đai; nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai; tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng; và tài sản khác theo quy định của pháp luật Bất động sản là tài sản quý giá, thiết yếu và không thể thay thế trong đời sống con người

Quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh BĐS là hoạt

động của các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện trên thực tế các chính sách của Nhà nước về lĩnh vực kinh doanh bất động sản

Trang 5

1 Khái quát về quản lý nhà nước đối với hoạt

•Thứ ba, tính khan hiếm của bất động sản, vì đất đai là có hạn, khả năng

cung ứng của hàng hóa bất động sản là có hạn Đặc điểm này đặt ra yêu

cầu phải quản lý, quy hoạch và sử dụng đất đai có hiệu quả

Trang 6

Vì vậy, vai trò quản lý của Nhà nước là rất quan trọng, có thể thể

hiện ở những khía cạnh sau:

Nhà nước xây dựng, ban hành một hệ thống pháp luật nhằm tạo cơ

sở pháp lí cho việc ra đời và hoạt động của thị trường bất động sản

Nhà nước xây dựng chiến lược về nhà ở, xây dựng, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất nhằm tạo lập một lượng bất động sản đất đai hàng hóa để đáp ứng nhu cầu của xã hội

Nhà nước thành lập cơ chế kiểm soát hoạt động của thị trường bất động sản thông qua việc quy định điều kiện, năng lực tài chính, giấy

phép kinh doanh của các chủ thể đầu tư kinh doanh bất động sản; quy định về điều kiện chuyển nhượng dự án; quy định về điều kiện để bất

động sản được tham gia trên thị trường; ban hành các quy chế pháp lí để thành lập và hoạt động các tổ chức trung gian hỗ trợ phát triển thị

trường bất động sản như: môi giới bất động sản, định giá bất động sản, sàn giao dịch bất động sản

Xây dựng, củng cố và hoàn thiện hệ thống bộ máy cơ quan quản lí nhà nước về thị trường bất động sản

1.2 Vai trò quản lý của Nhà nước đối với thị trường bất động sản

Trang 7

2 Phân tích thực trạng và cam kết thực thi các thể chế kinh tế trong quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất

động sản hiện nay ở Việt Nam

Trang 8

2.1 Thể chế kinh tế là gì?

Khái niệm thể chế kinh tế

Thể chế kinh tế là “luật chơi” chính thức (Hiến pháp, các Bộ luật và Luật, các văn bản dưới Luật, các chính sách và cơ chế tổ chức thực thi các văn bản

đó do Nhà nước hiện thời đặt ra) và phi chính thức (các qui tắc bất thành văn, qui phạm, những điều cấm kị mà các nhóm người trong xã hội tham gia hoạt động trong nền kinh tế tự nguyện tuân thủ) được đặt ra đối với các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế của một quốc gia trong một giai đoạn lịch sử nhất định.

Trang 9

2.2 Phân tích các thể chế kinh tế về quản lý Nhà nước đối với hoạt động

kinh doanh bất động sản

 Quy định pháp luật về quản lý Nhà

nước đối với hoạt động kinh doanh

BĐS được thể hiện trong khá nhiều

các văn bản pháp luật, trong đó quan

trọng nhất là Luật Đất Đai, Luật Kinh

doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật

Xây dựng, Luật Đầu tư… và hàng loạt

các văn bản hướng dẫn Những văn

bản này điều chỉnh từ giai đoạn giao

đất, cho thuê đất, xây dựng, tạo lập

Trang 10

2.2 Phân tích các thể chế kinh tế về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản

Về nội dung quản lý

Nhà nước sẽ thực hiện vai trò quản lý dựa trên các hoạt động chủ yếu sau (Điều

76 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014):

•Ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về kinh doanh BĐS

•Xây dựng, ban hành chiến lược phát triển thị trường BĐS, kế hoạch thực hiện

các dự án bất động sản

•Xây dựng và công bố các chỉ số đánh giá thị trường bất động sản.

•Xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản

•Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản, tình hình triển khai thực hiện dự án bất động sản

•Phổ biến, giáo dục pháp luật về kinh doanh bất động sản

•Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật trong kinh doanh bất động

sản

Trang 11

Nhận Xét :

Có thể thấy hoạt động quản lý của Nhà nước khá toàn diện, xuyên suốt từ quá trình ban hành văn bản đến hoạt động triển khai thực thi, thanh tra, kiểm tra và giải quyết

khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm Bên cạnh đó, còn có hoạt động xây dựng cơ sở, hệ thống hỗ trợ thị

trường bất động sản, giáo dục,

tuyên truyền pháp luật về bất động sản.

Trang 12

2.2 Phân tích các thể chế kinh tế về quản lý Nhà nước đối với hoạt động

kinh doanh bất động sản

Về thẩm quyền quản lý

Hoạt động kinh doanh BĐS thuộc trách nhiệm quản lý của khá nhiều cơ quan quản lý nhà nước, tùy từng lĩnh vực Thẩm quyền này được quy định tại Điều 77, Điều 78 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 Cụ thể:

• Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản.

• Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản trên phạm vi cả nước với nhiệm vụ, quyền hạn được quy định chi tiết tại khoản 2 Điều 77 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014 và các văn bản hướng dẫn.

• Thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và môi trường được quy định tại khoản 3 Điều 77 Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014:

•Hướng dẫn việc bố trí quỹ đất cho phát triển thị trường bất động sản trong quy hoạch, kế hoạch

sử dụng đất;

• Quy định, hướng dẫn về các loại đất được tham gia thị trường bất động sản theo quy định của Luật đất đai và Luật này;

Trang 13

2.2 Phân tích các thể chế kinh tế về quản lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản

 Quy định, hướng dẫn việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền

sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trong kinh doanh bất động sản

 Ủy ban nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng có thẩm quyền

quản lý hoạt động kinh doanh bất động sản đối với các hoạt động liên quan

đến thị trường bất động sản trên địa bàn, cụ thể được quy định tại Điều 78

Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014

Ngoài ra :

Trang 14

Hoạt Động Kinh Doanh Bất Động

Sản Ở Việt Nam Hiện Nay

Trang 15

Thị trường bất động sản hiện nay

Những tín hiệu khởi sắc đến với thị trường bất động sản vẫn khá mờ nhạt Nguyên

do là bởi những khó khăn kéo đến từ khoảng nửa cuối năm 2022 đang để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường

Vấn đề tài chính vẫn là vấn đề nóng khi tín dụng bất động sản khó khăn, lãi suất tăng cao khiến cơ hội để cả doanh nghiệp lẫn người mua muốn tiếp cận nguồn vốn vay trở nên hạn hẹp, trong khi nhà đầu tư phụ thuộc nhiều vào đòn bẩy tài chính cũng chật vật để trả lãi hàng tháng

Tuy nhiên, thiếu vốn không phải là vướng mắc lớn nhất của thị trường bất động sản hiện nay mà pháp lý mới là điểm nghẽn lớn nhất khi chiếm 70% khó khăn của các

dự án bất động sản, nhà ở trong quá trình chuẩn bị đầu tư, xây dựng và kinh doanh Các thủ tục hành chính rắc rối, phức tạp, thiếu đồng bộ, liên thông đã làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục đối với dự án bất động sản, nhà ở thương mại (mất khoảng 3 – 5 năm)

Vì vậy, mọi người đều hi vọng rằng “sau cơn mưa trời lại sáng” Dù cho các khó khăn được dự báo vẫn còn tiếp diễn nhưng cả người mua thực, nhà đầu tư và doanh nghiệp đều kỳ vọng thị trường bất động sản sẽ dần khởi sắc trở lại

Trang 16

Hội nghị trực tuyến toàn quốc

chuyên gia, nhà đầu tư và các nhà

quản lý trong ngành để thảo luận

Trang 17

Vậy Hội nghị sẽ có tác động như thế nào đến thị trường bất động sản và nền kinh tế Việt Nam?

Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thị trường bất động sản sẽ có tác động tích cực đến thị trường bất động sản và nền kinh tế Việt Nam Nhờ vào việc đánh giá tình hình bất động sản hiện nay và đưa ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển bất động sản lành mạnh, bền vững, sự kiện này sẽ góp phần giải quyết những thách thức hiện tại của thị trường bất động sản, từ đó tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư và doanh nghiệp Điều này sẽ góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam, tăng cường sự ổn định và tạo ra nhiều cơ hội kinh doanh mới cho các doanh nghiệp

Trang 18

Ngoài ra, Hội nghị cũng có thể giúp tăng cường sự hiểu biết và đồng thuận giữa các bên liên quan đến thị trường bất động sản, từ đó cải thiện mối quan hệ giữa các chủ thể và tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, giúp thị trường bất động sản phát triển bền vững hơn trong tương lai Đồng thời, Hội nghị cũng có thể đưa ra các chính sách

và quy định mới để hỗ trợ và khuyến khích các hoạt động liên quan đến bất động sản, từ đó tạo ra sự phát triển bền vững và đóng góp vào

sự phát triển kinh tế tổng thể của Việt Nam

Trang 19

3 Ưu, nhược điểm của các thể chế kinh

tế về quản lý Nhà nước đối với hoạt

động kinh doanh bất động sản

Trang 20

3 Ưu, nhược điểm của các thể chế kinh tế về quản

lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất

động sản

Ưu Điểm

 Thứ nhất, quy định rõ vai trò quản lý của

Nhà nước trong những hoạt động cụ thể như

xây dựng quy hoạch xây dựng, quy hoạch sử

dụng đất, thực hiện đăng kí quyền sở hữu tài

sản nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt

động kinh doanh BĐS phát triển; cung cấp

dịch vụ và tư vấn pháp luật về bất động sản

nhằm hỗ trợ và thúc đẩy sự phát triển của thị trường bất động sản; quản lý hoạt động định giá bất động sản; thực hiện các chính sách vĩ mô nhằm thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường bất động sản

Trang 21

3 Ưu, nhược điểm của các thể chế kinh tế về quản

lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất

động sản

Ưu Điểm

 Thứ hai, tạo môi trường pháp lý cho thị trường bất động sản hoạt động có tổ chức Hệ

thống pháp luật về thị trường bất động sản phát triển mạnh mẽ với sự ra đời của các đạo luật: Luật Đất đai năm 2013, Luật Xây dựng năm 2014, Luật Nhà ở năm 2014 và đặc

biệt là Luật Kinh doanh bất động sản năm 2014

 Thứ ba, quy định này sẽ giúp chủ thể thực hiện hoạt động kinh doanh BĐS biết được

thẩm quyền quản lý các vấn đề liên quan đến bất động sản của các cơ quan nhà nước Từ

đó, giúp cho việc xử lý, giải quyết các vướng mắc dễ dàng hơn, hiệu quả hơn

Trang 22

Nhận Xét :

Việc ra đời của các đạo luật này đã xác lập cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường bất động sản thông qua chế định kinh doanh nhà, công trình xây dựng, chế định kinh doanh quyền sử dụng đất; chế định kinh doanh dịch

vụ bất động sản;… Điều này cho thấy nhà nước đã rất chú trọng đến việc tạo lập môi trường pháp lý cho việc xây dựng và quản lý thị trường bất động sản

có tổ chức thông qua việc ban hành một loạt các đạo luật điều chỉnh các quan

hệ về bất động sản

Trang 23

3 Ưu, nhược điểm của các thể chế kinh tế về quản

lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất

động sản

Nhược Điểm

 Thứ nhất, quy định về quản lý Nhà nước

đối với hoạt động kinh doanh BĐS tính rõ

ràng chưa cao, chưa đồng bộ và đủ mạnh,

do đó chưa phát huy nội lực và thu hút đầu

tư vào kinh doanh bất động sản; chưa tạo

điều kiện thuận lợi cho thị trường bất động

sản phát triển lành mạnh

Trang 24

Nhược Điểm

 Thứ hai, nhiều yếu tố quan trọng có tính quyết định cho việc hình thành và hỗ trợ, thúc đẩy thị trường bất động sản, tư vấn, định giá bất động sản, dịch vụ quản lý bất động sản, bảo hiểm rủi ro trong kinh doanh bất động sản… chưa có biện pháp quản lý hữu hiệu làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển lành mạnh và vận hành bình thường của thị trường bất động sản Sự tham gia của các tổ chức tài chính, tín dụng ngân hàng vào các giao dịch thị trường bất động sản còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng

 Thứ ba, chế định về đất đai còn thiếu đồng bộ, các quy định về thuế sử dụng đất, tiền sử dụng đất… dường như vẫn chưa phù hợp với thực tế và chậm được sửa đổi, bổ sung nên đã không ngăn chặn được tình trạng đầu cơ đất đai, mua bán, chuyển nhượng đất đai trái phép nhằm mục đích kiếm lời Thêm vào đó là

số lượng văn bản đồ sộ, khiến cho công tác quản lý gặp nhiều khó khăn

Trang 25

4 Định hướng, giải pháp hoàn thiện

Trang 26

4 Định hướng, giải pháp hoàn thiện

 Thứ nhất, Nhà nước cần tiến hành rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định mâu thuẫn, chồng chéo trong đăng ký bất động sản giữa Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Bảo vệ và phát triển rừng… đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật kinh doanh bất

động sản; sớm sửa đổi, bổ sung quy định về giải quyết mâu

thuẫn giữa các quy định pháp luật

 Thứ hai, đối tượng của hoạt động kinh doanh BĐS không phải

là bản thân bất động sản mà là các quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với bất động sản Vì vậy, Nhà nước muốn quản lý hoạt động kinh doanh BĐS thì phải thực hiện tốt công tác điều tra, quy hoạch, đo đạc xác định rõ ràng ranh giới, diện tích, nguồn gốc sử dụng của từng bất động sản cũng như xác lập đầy đủ hồ

sơ pháp lý của bất động sản

Trang 27

4 Định hướng, giải pháp hoàn thiện

 Thứ ba, thành lập trung tâm dữ liệu về hàng hóa bất động sản nhằm kiểm soát lượng cung và lượng cầu trên thị trường để có chính sách điều tiết hợp lí

• Thứ tư, hoàn thiện chính sách về tín dụng phục vụ yêu cầu phát triển của

thị trường bất động sản

Trang 28

4 Định hướng, giải pháp hoàn thiện

• Thứ năm, bên cạnh hoàn thiện những quy định pháp luật, để công tác quản lý

Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh BĐS được hiệu quả, chủ thể quản lý phải có hiểu biết chuyên sâu về nội dung công việc mang tính chất nghiệp vụ này, đảm bảo đưa ra những biện pháp tác động quản lý phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh BĐS

Nhận Xét :

Do đó, quy định về hoạt động xây dựng hệ thống thông tin về thị trường bất động sản phải được thể hiện chi tiết, rõ ràng, giúp công tác quản lý trên thực tế diễn

ra hiệu quả

Trang 29

Kết Luận

Như vậy Nhà nước không những có vai trò quản lí , hỗ trợ thị trường bất động sản mà còn có vai trò hình thành và định hướng thị trường này phát triển lành mạnh, chính quy phục vụ công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa của đất nước ta Do đó, việc xây dựng những thể chế kinh tế về quản

lý Nhà nước đối với hoạt động kinh doanh bất động sản cần được chú

trọng, giúp cho thị trường đặc biệt này hoạt động hiệu quả, mang lại lợi ích cho nền kinh tế nhưng cũng đảm bảo an sinh xã hội

Ngày đăng: 31/03/2024, 17:22

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w