Xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy tiết TNTH hóa học 8 có hiệu quả

13 2 0
Xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy tiết TNTH hóa học 8 có hiệu quả

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy tiết TNTH hóa học 8 có hiệu quả Xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy tiết TNTH hóa học 8 có hiệu quả Xây dựng kế hoạch dạy học và giảng dạy tiết TNTH hóa học 8 có hiệu quả

Trang 1

QUẢA PHẦN MỞ ĐẦU:

I Lí do chọn đề tài:1 Cơ sở lý luận:

Thực hiện công văn số 2556/SGDĐT – GDTrH Về việc hướng dẫn nhiệm vụ giáo dục trung học môn Hóa học năm học 2021 – 2022.

Thực hiện hiệu quả các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh Xây dựng kế hoạch bài dạy đảm bảo các yêu cầu về phương pháp dạy học, kĩ thuật dạy học, thiết bị dạy học và học liệu, phương án kiểm tra, đánh giá trong quá trình dạy học Tiến trình dạy học ở mỗi bài học được xây dựng thành các hoạt động học với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện và sản phẩm cụ thể để giao cho học sinh thực hiện trong lớp học, ngoài lớp học, ở trường, ở nhà, tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, tại di sản văn hóa và cộng đồng

Hóa học là khoa học thực nghiệm, việc dạy học hóa học phổ thông phải gắn liền với thí nghiệm mới đạt hiệu quả cao Phương pháp hướng dẫn thí nghiệm thực hành bao gồm các bài thí nghiệm mà giáo viên biểu diễn hoặc hướng dẫn học sinh thực hành trong phòng thí nghiệm Hình thành cho các em một kĩ năng, thói quen làm việc khoa học, đồng thời biết vận dụng kiến thức để góp phần giải quyết một số vấn đề đơn giản của cuộc sống thực tiễn Vì vậy để đạt được mục tiêu của bộ môn Hóa học giáo viên cần phải thực hiện tốt phương pháp dạy học, cũng như cách xây dựng kế hoạch bài dạy tiết thí nghệm thực hành trong dạy học hóa học cũng góp phần mang lại hiệu quả nâng cao chất lượng giáo dục.

Thông qua quá trình giảng dạy Hóa học THCS, qua việc thực hiện các thí nghiệm Hóa học tôi đã rút ra được một số phương pháp dạy học thí nghiệm thực hành Hóa học có hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn hóa học Cách thiết kế một kế hoạch bài dạy, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực, thiết kế bài dạy càng chi tiết càng làm tăng khả năng tiếp nhận kiến thức của học sinh Tôi trình bày trong bản sáng kiến kinh nghiệm này mong các đồng chí, đồng nghiệp cùng tham khảo và đóng góp ý kiến cho tôi để tôi hoàn thiện đề tài này, giúp cho việc thực hành, thí nghiệm môn Hóa học được thành công và làm cho học sinh tin tưởng vào chân lí khoa học, từ đó các em hứng thú học tập môn Hóa học.

2 Cơ sở thực tiễn:

Một vấn đề thực tế hiện nay tất cả giáo viên chúng ta đều nhận thấy là đa số các em học sinh có kĩ năng vận dụng những kiến thức đã học vào thực tế khách quan còn nhiều hạn chế và khả năng thích nghi với hoàn cảnh còn chậm, năng lực tư duy của học sinh còn rất yếu, khả năng vận dụng kiến thức bộ môn vào giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên còn hạn chế.

Do trước đây bản thân tôi đã thực hiện giảng dạy tiết thực hành chưa đạt hiệu quả, học sinh còn làm ồn, nhiều học sinh còn đùa giỡn gây mất trật tự, có khi còn làm hư hỏng dụng cụ thực hành Việc sắp xếp các nhóm học sinh thực

Trang 2

hành chưa khoa học, học sinh còn tự ý thay đổi chổ ngồi trong phòng thực hành vì chưa phân bổ quyền giám sát của từng nhóm học sinh…Tiến hành một số thí nghiệm cho kết quả chưa chính xác hoặc thiếu dụng cụ hóa chất trong quá trình thực hiện thực hành thí nghiệm, do giáo viên không có sự chuẩn bị và thực hành trước khi cho học sinh thực hiện.… Từ đó dẫn đến tiết học thực hành chưa đạt hiệu quả

II Giới hạn của đề tài:

Quá trình dạy học môn hóa học 8 ở trường THCS Đông Hiệp.

Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp thực hành thí nghiệm, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học.

B PHẦN NỘI DUNG:I Thực trạng của vấn đề:1 Thuận lợi:

Trường THCS Đông Hiệp vừa mới xây dựng xong có đủ các phòng học và phòng chức năng đặc biệt là phòng bộ môn khoa học tự nhiên với tương đối đầy đủ trang thiết bị dạy học, tạo điều kiện tốt cho các em tham gia học tập và khám phá thế giới tri thức đặt biệt là môn hóa học.

Phụ huynh học sinh tạo mọi điều kiện cho con em học tập như trang bị đầy đủ dụng cụ học tập, máy vi tính, điện thoại thông minh, giúp các em truy cập mạng internet tìm kiếm thông tin tài liệu học tập.

Đa số học sinh có niềm say mê, tìm kiếm kiến thức, thích nghiên cứu khoa học, hoàn thành các bài tập thầy cô giao cho.

Đây là môn học mới được đưa vào chương trình Hóa học lớp 8 Là môn học có nhiều điểm mới lạ, kích thích sự tìm tòi, sáng tạo của học sinh.

Đội ngũ giáo viên tận tụy, luôn trao dồi kinh nghiệm, đổi mới phương pháp dạy học hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục

2 Khó khăn:

* Về phía học sinh:

- Còn nhiều học sinh chưa chủ động trong học tập, nghiên cứu và chuẩn bị nội dung bài, bảng tường trình trước khi đến giờ học thí nghiệm thực hành.

- Ý thức tự giác học của học sinh chưa cao, còn làm ồn, chưa lắng nghe các yêu cầu, các nội quy, lưu ý khi thực hành.

- Học sinh còn rất lúng túng khi tiến hành thí nghiệm Các em làm thí nghiệm rất chậm đôi khi còn không theo đúng trình tự thí nghiệm dẫn đến kết quả thí nghiệm chưa được chính xác, làm mất nhiều thời gian, ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng của tiết học.

- Đa số các em rất thích được tự tay làm thí nghiệm nhưng không thích viết bảng tường trình thí nghiệm thực hành.

Trước những tình hình đó, tôi cố gắng phát huy những thuận lợi của nhà trường, đồng thời khắc phục khó khăn, tìm mọi biện pháp để các thí nghiệm Hóa học được thành công.

3 Yêu cầu cần đạt:

Trang 3

Bước đầu vận dụng được kiến thức khoa học và kỹ năng để giải quyết vấn đề của một số tình huống đơn giản trong thực tiễn; mô tả, dự đoán, giải thích dược các hiện tượng khoa học đơn giản Ứng xử thích hợp trong một số tình huống có liên quan đến vấn đề sức khỏe của bản thân, gia đình và cộng đồng Trình bày được ý kiến cá nhân nhằm vận dụng kiến thức đã học vào bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và phát triển bền vững.

Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; tránh áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung bồi dưỡng năng lực thực hành thí nghiệm, năng lực tự chủ và tự học để học sinh có thể tiếp tục tìm hiểu, mở rộng vốn tri thức, tiếp tục phát triển các phẩm chất, năng lực cần thiết sau khi tốt nghiệp THCS.

II Phương pháp thực hiện:

1 Mục đích, yêu cầu, tác dụng của thí nghiệm thực hành đối với học sinh:

- Đây là phần khá quan trọng bởi nó giúp cho học sinh hiểu được lý do tại sao phải làm thí nghiệm.

- Qua thí nghiệm giúp cho học sinh khẳng định tính đúng đắn của lý thuyết và chứng minh cho lý thuyết, là điểm tựa cho lí thuyết Đồng thời qua thí nghiệm cũng nắm được mức độ hiểu và nắm kiến thức lí thuyết của học sinh, tạo điều kiện phát triển nhân cách và phát huy tính sáng tạo của học sinh, có sự liên hệ giữa kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống Giúp cho các em tự mình có thể khám phá những điều mình đã học từ đó tạo nên sự hứng thú với bộ môn hóa học, đồng thời rèn luyện tư duy khoa học cho các em.

- Sau khi đã hiểu được ý nghĩa của tiết thí nghiệm thực hành thì chắc chắn học sinh sẽ có ý thức học tập hơn trong các tiết thực hành.

a Vai trò của việc dạy thực hành:

Đây là loại thí nghiệm do tự tay học sinh thực hiện trong quá trình học tập nhằm ôn tập, củng cố kiến thức đã học và rèn luyện kĩ năng, kỷ xảo thực hành

Bên cạnh đó, sự đánh giá một cách chính xác và công bằng của giáo viên cũng là một động lực giúp cho các em phấn khởi hơn, tự tin hơn và cố gắng hơn trong các giờ thực hành.

b Ưu điểm của thí nghiệm thực hành:

+ Thông qua thí nghiệm thực hành, dạy cho học sinh cách vận dụng kiến thức một cách độc lập để giải thích các hiện tượng quan sát được và rút ra kết luận trên cơ sở quan sát trực tiếp thí nghiệm của mình thực hiện.

+ Thí nghiệm thực hành là phương tiện giúp học sinh củng cố lại kiến thức, rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo thực hành.

+ Thông qua thí nghiệm thực hành góp phần vào việc tư duy, tăng cường sự hứng thú học tập của học sinh với bộ môn.

c Những yêu cầu của thí nghiệm thực hành:

Cần quan niệm thực hành là một phần của quá trình dạy học Vì vậy, nội dung của thí nghiệm thực hành là mối quan hệ, là cơ sở để tổ chức hoạt động thực hành, phương pháp tổ chức phải được xây dựng song song với lý thuyết,

Trang 4

đảm bảo nguyên tắc thực hành theo hệ thống từ dễ đến khó, gắn chặt với lý thuyết Nội dung thí nghiệm thực hành phải là sự phối kết hợp giữa lí thuyết với thực hành thí nghiệm Tùy theo đặc điểm tình hình chương trình, tình hình trường lớp mà xây dựng nội dung chương trình lý thuyết và thực hành một cách hợp lý.

2 Công tác chuẩn bị

a Đối với giáo viên:

- Soạn và chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, hóa chất của tiết thí nghiệm thực hành Đây là công việc đòi hỏi giáo viên phải có cái tâm với nghề, có lòng kiên trì nhẫn nại, chịu khó, nó chiếm rất nhiều thời gian của giáo viên.

- Ngay từ những tiết học đầu tiên giáo viên sau khi nhận lớp, tìm hiểu kĩ về tình hình học tập của lớp về bộ môn, sau đó phối hợp với giáo viên chủ nhiệm tiến hành việc phân học sinh lớp thành từng nhóm, trong nhóm phải có đủ các đối tượng học sinh theo năng lực học tập của bộ môn, có nhóm trưởng, nhóm phó để khi nhóm trưởng vắng thì nhóm phó thay thế, có thư kí để ghi chép hiện tượng xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm, ý kiến thống nhất trong phần giải thích hiện tượng và viết phương trình hóa học đối với mỗi thí nghiệm.

- Nhóm trưởng chịu trách nhiệm phân công, điều hành hoạt động của nhóm theo hướng dẫn của giáo viên, yêu cầu nhóm trưởng khi phân công các thành viên trong nhóm phải thường xuyên đổi vị trí làm việc của mỗi thành viên để tất cả học sinh trong nhóm đều được làm thí nghiệm, qua nhiều lần thí nghiệm mỗi học sinh sẽ có kĩ năng thực hành tốt hơn.

- Một trong những điều kiện giúp học sinh thực hiện thành công các thí nghiệm thực hành là giáo viên phải tổ chức cho học sinh, nhóm học sinh nghiên cứu trước bản hướng dẫn làm thí nghiệm thực hành do giáo viên soạn ra, học sinh phải biết trước về mục đích của thí nghiệm thực hành, học sinh cần làm gì và làm như thế nào? Giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm, rút ra kết luận đúng.

- Giáo viên cần xác định nội dung và phương pháp thực hiện các thí nghiệm thực hành sao cho phù hợp với đặc điểm, nội dung, thời gian cho

phép và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có liên quan của trường

Trang 5

- Căn cứ vào nội dung của thí nghiệm thực hành, giáo viên cần làm trước thí nghiệm để viết bản hướng dẫn cụ thể và chính xác, cố gắng chuẩn bị tốt các dụng cụ, hóa chất, phương tiện chuẩn bị cho thí nghiệm thực hành.

- Tất cả dụng cụ thí nghiệm phải được để trên bàn thí nghiệm, không để các em đi lại nhiều.

- Những thí nghiệm với chất độc, chất dễ nổ như KClO3, P, S, Cl2… hoặc axit đặc,… không nên cho học sinh làm hoặc nếu làm giáo viên cần căn dặn, hướng dẫn thật tỉ mĩ, cụ thể từng thao tác, hướng dẫn học sinh cách phòng tránh, cấp cứu tạm thời khi sự cố không hay xảy ra để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho học sinh.

- Giáo viên cần lưu ý các thí nghiệm thực hành trong giờ dạy lí thuyết hoặc trong tiết thực hành phải đơn giản, rõ ràng, đảm bảo tính chính xác cao, mỹ thuật, chú ý dùng lượng nhỏ hóa chất theo đúng hướng dẫn trong sách giáo khoa.

- Trong quá trình học sinh thực hành giáo viên phải giám sát công việc làm của học sinh nhóm, giữ trật tự chung, giúp đỡ kịp thời các nhóm khi cần thiết nhưng không được làm thay cho học sinh

b Đối với học sinh:

1/ Học sinh phải nghiên cứu trước ở nhà các thí nghiệm mà các em phải thực hiện trong giờ học hoặc trong tiết thực hành về những công việc cụ thể như: dụng cụ, hóa chất cho mỗi thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm, dự

3/ Thực hiện đúng nội quy phòng thí nghiệm, quy tắc phòng độc, phòng cháy và chú ý bảo quản dụng cụ, hóa chất thí nghiệm…

4/ Phải biết tiết kiệm hóa chất, hóa chất đã sử dụng không được đổ chung vào lọ hóa chất ban đầu.

Trang 6

5/ Trong khi làm thí nghiệm không được nói chuyện riêng, không đi lại làm mất trật tự chung, không tự động lấy dụng cụ, hóa chất ở bàn khác.

6/ Khi làm thí nghiệm xong phải rửa dụng cụ, lau dọn vệ sinh, sắp xếp dụng cụ, hóa chất đúng nơi quy định.

3 Một số kỹ năng cơ bản cần rèn luyện cho học sinh THCS:

Hướng dẫn một số thao tác cơ bản của thí nghiệm thực hành hóa học:

* Lấy chất lỏng từ lọ ra ống nghiệm hay dụng cụ khác, nếu lấy với lượng nhỏ ta dùng ống hút, lấy với lượng từ 1ml thì rót nhưng không để hóa chất chảy ra lọ và quay nhãn lên trên Nút lọ khi mở đặt ngửa và khi không lấy nữa thì đậy nút ngay để tránh nhầm lẫn Ống hút sau khi lấy hóa chất xong phải hút nước rửa sạch, để khi dùng hút hóa chất khác không bị trộn lẫn với hóa chất đã dùng.

* Lấy hóa chất rắn phải dùng thìa khô, sạch, lấy xong cũng rửa thìa lại cho sạch và để vào giá cho khô ráo Nếu làm thí nghiệm có sử dụng hỗn hợp các chất rắn thì các chất rắn phải lấy riêng biệt ra các dụng cụ để xác định tỉ kệ khối lượng đúng theo kĩ thuật rồi mới trộn đều bằng thìa hay dụng cụ thủy tinh như đũa hay thìa thủy tinh rồi mới cho vào dụng cụ thí nghiệm.

* Hòa tan hóa chất rắn vào chất lỏng: cho chất rắn vào chất lỏng từng lượng nhỏ và dùng đũa thủy tinh khuấy tan dần, tránh hiện tượng bỏ chất rắn quá nhiều không tan hết.

* Hòa tan chất lỏng vào chất lỏng; cho lượng chất lỏng này vào chất lỏng kia từng lượng nhỏ, nếu dụng cụ hòa tan là ống nghiệm thì khi cho lượng nhỏ

Trang 7

chất lỏng vào ta gõ nhẹ đáy ống nghiệm vào gan bàn tay hay ngón tay trỏ, tuyệt đối không dùng ngón tay bịt miệng ống nghiệm mà xóc lên, xóc xuống.

* Đun nóng các chất trong ống nghiệm hay bình cầu: Dùng đèn cồn hơ nóng nhẹ, đều ống nghiệm hay bình cầu rồi mới đặt đèn cồn cố định đun nóng tập trung, đun bình cầu thường ta để bình cầu lên lưới nung Các dụng cụ sau khi đun nóng không được để vào chổ có nước hoặc trên nền gạch men để tránh vỡ dụng cụ, điều đó cũng có nghĩa không được rữa dụng cụ khi còn nóng

4 Các bước tiến hành trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh:

Bước 1: Kiểm tra công tác chuẩn bị.

1/ Về công tác chuẩn bị của học sinh, nhóm học sinh.

Sau khi giáo viên nêu mục tiêu của bài học, bài thực hành, giáo viên yêu cầu học sinh các nhóm cho biết công tác chuẩn bị của học sinh, nhóm học sinh đối với các thí nghiệm gồm:

STT thí nghiệmTên Dụng cụ,hóa chất Cách tiến hànhthí nghiệm hiện tượngDự đoán 1

2

Sau khi học sinh báo cáo công tác chuẩn bị của mình, giáo viên nhận xét, chỉ ra những thiếu sót trong công tác chuẩn bị của học sinh trong từng thí nghiệm để học sinh bổ sung vào bản chuẩn bị thí nghiệm của mình cho phù hợp, sau đó giáo viên cho học sinh nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất trên bàn thực hành.

2/ Kiểm tra dụng cụ, hóa chất thí nghiệm.

Học sinh nhóm kiểm tra dụng cụ, hóa chất trên bàn thực hành của nhóm Báo cáo với giáo viên những dụng cụ, hóa chất còn thiếu hoặc dụng cụ bị hư hỏng để bổ sung kịp thời.

Bước 2: Giáo viên hướng dẫn chung:

Giáo viên nhắc lại nội dung, mục đích của toàn bộ công việc, hướng dẫn kĩ thuật lắp ráp dụng cụ thí nghiệm, cách tiến hành từng thí nghiệm.

Giáo viên không chỉ hướng dẫn làm những công việc gì, làm như thế nào? Mà còn giải thích cho học sinh vì sao lại làm như vậy.

Giáo viên cần báo trước cho học sinh một số sai lầm có thể mắc phải trong khi làm thí nghiện dẫn tới kết quả thí nghiệm sai hoặc gây nguy hiểm cho học sinh như:

+ Khi nung hỗn hợp trong ống nghiệm cần hơ đều ống nghiệm, sau đó tập trung ngọn lửa của đèn cồn vào hỗn hợp, chú ý ngọn lửa phải lớn để đủ nhiệt cho hỗn hợp phản ứng, nếu không phản ứng rất khó xảy ra.

+ Thí nghiệm điều chế khí hiđro và đốt dòng khí hiđro cần chờ khí hiđro tinh khiết, để tránh gây nổ vì khí hiđro và khí oxi là hổn hợp nổ.

Khi giáo viên hướng dẫn cần có một số thao tác thí nghiệm để minh họa nhưng không được tốn nhiều thời gian

Bước 3: Học sinh tiến hành thí nghiệm.

Trang 8

Trong quá trình làm thí nghiệm các thành viên phải thực hiện đúng phân công của nhóm trưởng, tập trung quan sát hiện tượng thí nghiệm, thảo luận để đi đến thống nhất về các hiện tượng xảy ra, đồng thời bàn bạc để đưa ra nhận xét thống nhất đúng với hiện tượng xảy ra và rút ra kết luận chung hợp lí

Bước 4: Viết tường trình thí nghiệm:

Sau khi hoàn thành các thí nghiệm, giáo viên yêu cầu các nhóm làm vệ sinh, rửa dụng cụ, thu dọn hóa chất để dụng cụ, hóa chất còn lại đúng theo quy định như lúc ban đầu, lưu ý hóa chất dễ cháy, nổ không để gần nhau sau đó học sinh tiến hành viết tường trình thí nghiệm theo cá nhân hoặc nhóm theo yêu cầu của giáo viên.

Mẫu báo cáo thực hành được giáo viên hướng dẫn ở tiết học trước theo mẫu sau:

Tên nhóm:…… BẢN TƯỜNG TRÌNH THÍ NGHIỆM

Họ tên học sinh:……… Tên bài thực hành:……… Lớp:……

STT nghiệmTên thí Dụng cụ,hóa chất Cách tiến hànhthí nghiệm quan sát đượcHiện tượng viết PTHHGiải thích,

Mục (1), (2), (3) học sinh chuẩn bị trước ở nhà, có điều chỉnh phù hợp sau phần hướng dẫn chung của giáo viên.

Học sinh chỉ viết nội dung các mục (4), (5) sau khi tiến hành thí nghiệm và được nhóm thảo luận đi đến thống nhất.

5 Một số vấn đề cần lưu ý trong việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho họcsinh:

Học sinh THCS mới bước đầu làm quen với môn hóa học nên việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học sinh phải thật tỉ mỉ, cẩn thận trong từng thao tác thí nghiệm Giáo viên phải soạn trước nội dung những yêu cầu, cách thức tiến hành của các thí nghiệm thực hành của học sinh trong việc dạy bài mới hoặc bài thực hành Điều quan trọng là trước khi soạn, giáo viên nhất thiết phải tiến hành thí nghiệm trước xem có thành công không, tìm hiểu kĩ những sự cố có thể xảy ra trong quá trình làm thí nghiệm, rồi từ đó mới định hướng những nội dung chuẩn bị của học sinh hoặc nhóm học sinh ở nhà trước khi làm thí nghiệm một cách phù hợp.

Trang 9

6 Thiết kế kế hoạch bài dạy:

Kế hoạch bài dạy Hóa học 8:

- Giúp các em rèn luyện bản thân phát triển các phẩm chất tốt đẹp, yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.

- Yêu thích bộ môn, tính làm việc tập thể

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Chuẩn bị cho 6 nhóm:

- Dụng cụ: Ống nghiệm, giá gỗ, ống thủy tinh L, đèn cồn, ống hút, kẹp gỗ.

- Hoá chất: KMnO4, dd Na2CO3, dd Ca(OH)2.

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

a Mục tiêu: Giới thiệu nội dung bài thực hành 3b Nội dung: Tìm hiểu hiện tượng vật lý và hóa học.c Sản phẩm dự kiến: Học sinh thực hành theo yêu cầu.d Tổ chức thực hiện:

Để giúp các em khắc sâu hơn kiến thức về hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học, và nhận biết dấu hiệu có phản ứng hóa học xảy ra, chúng ta cùng đi vào bài: Thực hành 3.

Hoạt động 2: Nghiên cứu, hình thành kiến thức

Hoạt động 2.1: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh, nêu lại nội dung thí nghiệm và các kiến thức liên quan (3 phút)

a Mục tiêu: Giúp học sinh nắm vững nội dung thí nghiệmb Nội dung: Khái niệm về hiện tượng vật lý và hóa học.

Trang 10

c Sản phẩm dự kiến: Bài làm của học sinhd Tổ chức thực hiện:

Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh ở nhà: Các bước tiến hành thí nghiệm 1,2 mẫu tường trình Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy nêu mục đích của bài thực hành? - Dựa vào dấu hiệu chính nào để phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học?

- Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng hóa học xảy ra?

Đại diện các nhóm báo cáo sự chuẩn bị của nhóm mình

- Củng cố các khái niệm về hiện tượng vật lý, hiệntượng hoá học - Phân biệt hiện tượng vật lý, hiện tượng hóa học.

- Dấu hiệu để nhận biết có phản ứng

hóa học xảy ra

- Có sinh ra chất mới hay không - Có sự tạo thành chất mới

Hoạt động 2.2: Tiến hành thí nghiệm (18 phút)a Mục tiêu: Học sinh tiến hành thí nghiệm

b Nội dung: Làm thí nghiệm 1,2

c Sản phẩm dự kiến: Bài làm của học sinh

- Giáo viên hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm Trả lời các câu hỏi: + Nêu hiện tượng quan sát được ở ống nghiệm 1?

+ Chất rắn ở ống nghiệm 2 có tan hết trong nước?

Giáo viên giải thích: Que đóm cháy do KMnO4 bị nhiệt phân hủy giải phóng Oxi.

- Hiện tượng ở ống nghiệm 1, 2 thuộc loại hiện tượng nào? Vì sao?

- Ống nghiệm, nút cao su, đèn cồn, tinh thể KMnO4, que đóm.

- Nhóm học sinh tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn, ghi chép hiện tượng dung dịch có màu xanh, và 1 phần chất rắn không tan trong nước có màu đen.

+ Ống nghiệm 1: Thuộc hiện tượng vật lý vì không sinh ra chất mới + Ống nghiệm 2: Thuộc hiện tượng hóa học vì sinh ra chất mới.

- Một học sinh đọc lớn, học sinh khác theo dõi.

- Ống nghiệm, giá đựng ống nghiệm, ống thủy tinh, kẹp gỗ, nước vôi trong,

Ngày đăng: 31/03/2024, 12:06

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan