1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề tài sinh viên nghiên cứu khoa học: Giải pháp giải quyết tranh chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại quốc tế tại Việt Nam

105 5 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Giải pháp giải quyết tranh chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại quốc tế tại Việt Nam
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Xã hội
Thể loại Đề tài nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 66,02 MB

Nội dung

AAA ADR ADR AI APEC ASEAN B2B B2C BATNABLDS BLTTDS BRI CHNDTH CIEM CIETAC CISG Công ước New York e-ADR eBRAM EDI ESGNCA FAA FDI Ghi chú Kỹ thuật HIAC Hiệp hội Trọng tài Mỹ Phương thức gi

Trang 1

BAO CAO TONG KET

DE TAI THAM GIA XET GIAI THUONG

“SINH VIEN NGHIEN CUU KHOA HOC”

CUA TRUONG DAI HOC LUAT HA NOI NAM 2022

GIAI PHAP GIAI QUYET TRANH CHAP TRUC TUYENTRONG LINH VUC THUONG MAI QUOC TE TAI VIET NAM

Thuộc nhóm ngành khoa hoc: XH

NAM 2022

Trang 2

DANH MỤC BANG BIEU

DANH MỤC TU VIET TAT

PHAN MO DAU |

1 Tính cấp thiết của đề tài |

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu 2

3 Muc tiéu dé tai 7

4 Đối tượng va phạm vi nghiên cứu 7

5 Phương pháp nghiên cứu 7

6 Kết cấu đề tài 8PHẢN NỘI DUNG 9CHUONG I: TONG QUAN VE PHUONG THUC GIAI QUYET TRANH CHAPTRUC TUYEN 91.1 Khái quát về phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến 91.1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp trực tuyến 91.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp trựctuyến 121.1.3 Đặc trưng của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến so với các

phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án truyền thong 151.1.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến 171.1.5 Mục đích, ý nghĩa của việc sử dụng phương thức giải quyết tranh chấp trựctuyến 181.2 Các mô hình giải quyết tranh chap trực tuyến 191.2.1 Phân loại các mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyén 191.2.2 Đặc điểm của mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến tư nhân 211.3 Các nguyên tắc pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến 231.3.1 Tính hợp pháp của thỏa thuận giải quyết tranh chấp trực tuyến 231.3.2 Quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến 251.3.3 Thi hành kết quả giải quyết tranh chấp trực tuyến Py)TIEU KET CHUONG I 29

Trang 3

VÀ HE THONG CONG CỤ PHÁP LY DIEU CHỈNH PHƯƠNG THỨC GIẢI

QUYÉT TRANH CHAP TRỰC TUYẾN TREN THE GIỚI 302.1 Các mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến trên thế giới 30

2.1.1 Mô hình ODR tại Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ 30

2.1.2 Mô hình ODR tại Trung tâm giải quyết tranh chấp trực tuyến bên cạnh Ủyban Trọng tài kinh tế và thương mại quốc tế Trung Quốc 332.1.3 Mô hình ODR tại Nền tảng Trọng tài và Hòa giải điện tử eBRAM - Hong

Kông 37

2.2 Các công cụ pháp lý về ODR trên phạm vỉ quốc tế 402.2.1 Các công cụ pháp lý điều chỉnh trực tiếp và không mang tính ràng buộc 402.2.2 Các công cụ pháp lý điều chỉnh gián tiếp và không mang tính ràng buộc 432.2.3 Công cụ pháp lý điều chỉnh gián tiếp và có tính ràng buộc 44TIỂU KẾT CHƯƠNG II 53CHƯƠNG III: GIẢI QUYẾT TRANH CHAP TRỰC TUYẾN TRONG LĨNHVUC THUONG MẠI QUOC TE TẠI VIỆT NAM VÀ KIÊN NGHỊ MỘT SOGIẢI PHÁP 553.1 Thực tiễn giải quyết tranh chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại quốc tế

tại Việt Nam 55

3.1.1 Nhu cau giải quyết tranh chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại quốc tế

tại Việt Nam 55

3.1.2 Các mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại quốc

tế tại Việt Nam 573.1.2.1 Mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến HIAC 573.1.2.2 Mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến MedUp 593.2 Pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến tại Việt Nam 623.2.1 Về tính hợp pháp của thỏa thuận giải quyết tranh chấp trực tuyến 623.2.2 Về quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến 633.2.3 Về thi hành kết quả giải quyết tranh chấp trực tuyén 653.3 Một số kiến nghị va giải pháp về phát triển phương thức ODR tai Việt Nam

67

3.3.1 Yêu cầu đối với việc phát triển phương thức ODR tại Việt Nam 67

Trang 4

3.3.2.1 Đối với các nhà cung ứng nên tảng ODR 693.3.2.2 Đối với hệ thông pháp luật Việt Nam hiện hành và công tác quản lý nhà nướcđối với các nhà cung ứng ODR 743.3.2.3 Đối với cộng đồng doanh nghiệp 76TIỂU KET CHUONG III 71KET LUẬN VÀ KIÊN NGHỊ 78DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79PHỤ LỤC 87 PHU LUC 1: 87BIEN BAN PHONG VAN CHUYEN GIA - PGS TS NGUYEN BA BINH 87

CÔNG CỤ XÂY DỰNG THOA THUẬN GIẢI QUYET TRANH CHAP 95

TRUC TUYEN TU DONG ClauseBuilder 95

Trang 5

Hình 1 | Thông tin vê dịch vụ chữ ký SỐ tại giao diện eBRAM

Hình 2 | Thông tin về tiện ích hội nghị truyên hình tại giao điện eBRAM

Hình3 | Thông tin về tiện ích AI dịch thuật tại giao diện eBRAM

Hình 4 | Giao diện web của ClauseBuilder

Hình 5 | Lựa chọn loại tranh chấp và phương thức giải quyết tranh chấp cho thỏa

thuận giải quyết tranh chấp tại ClauseBuilder

Hình 6 | Thỏa thuận giải quyết tranh chap trực tuyến được xây dựng tự động tại

ClauseBuilder

Hình 7 | Các tùy chọn về nội dung thỏa thuận giải quyết tranh chap trực tuyên

được xây dựng tự động tại ClauseBuilder

Trang 6

AAA ADR ADR AI APEC ASEAN B2B B2C BATNA

BLDS BLTTDS

BRI

CHNDTH

CIEM CIETAC

CISG

Công ước New York

e-ADR eBRAM EDI

ESGNCA

FAA FDI Ghi chú Kỹ thuật

HIAC

Hiệp hội Trọng tài Mỹ

Phương thức giải quyết tranh chấp thay thếGiải quyết tranh chấp thay thé

Trí tuệ nhân tạo

Diễn đàn Hop tác Kinh tế châu A — Thái Binh DươngHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

Doanh nghiệp với doanh nghiệp Doanh nghiệp với người tiêu dùng

Sự lựa chọn thay thế tốt nhất cho cuộc thỏa thuận

Bộ luật dân sự

Bộ luật tố tụng dân sựSáng kiến Vành đai và Con đường

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ươngTrung tâm giải quyết tranh chấp trực tuyến bên cạnh Ủy banTrọng tài kinh tế và thương mại quốc tế Trung Quốc

Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Mua bán hànghóa Quốc tế 1980

Công ước New York về Công nhận và Thi hành các phánquyết trọng tài nước ngoài 1958

Electronic Alternative Dispute Resolution

Nền tang Trọng tai và Hòa giải điện tửTrao đổi dữ liệu điện tử

Đạo luật về Chữ ký điện tử trong Thương mại Quốc gia vàToàn cầu 2000

Luật Trọng tài Liên bang Hoa Kỳ 1925

Đầu tư trực tiếp nước ngoàiGhi chú kỹ thuật về ODR của Nhóm Công tác số III của

UNCITRAL

Trung tam Trong tai Quốc tế Hà Nội

Trang 7

ICANN ICT

IoT IT LCIA LTTTMLuật Mẫu về Hoà

giảiLuật Mẫu về Trọng

tài NCAIR

Nghị quyết

33/2021/QH15

ODR OECD PGS PRC SIAC Thông tư liên tịch 05

TS UAA UDRP UETA UNCITRAL

UNCTAD

UNGA USD VIAC VIAC

Tập đoàn Internet cấp số và tên miềnCông nghệ thông tin

Internet Vạn Vật

Công nghệ thông tin

Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn

Luật Trọng tài thương mại 2010

Luật Mẫu của UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc tế

2002, sửa đối 2018Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế

1985, sửa đổi 2006Trung tâm nghiên cứu thông tin tự động quốc giaNghị quyết 33/2021/QH15 về Tổ chức phiên tòa trực tuyến

Giải quyết tranh chấp trực tuyến

Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

Phó Giáo sư Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore

Thông tư liên tịch

05/2021/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BQP-BTP Quy định chỉ tiết và Hướng dẫn thi hành tôchức phiên tòa trực tuyến

Tiến sĩĐạo luật Trọng tài Thống nhất 1955, sửa đổi năm 2000Chính sách Giải quyết tranh chấp Tên miền Thống nhấtĐạo luật Thống nhất về Giao dịch điện tử

Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tếHội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triểnĐại Hội đồng Liên hợp Quốc

Đô la Mỹ

Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt NamTrung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

Trang 8

VMC

WIPO

WWW

Trung tâm Hoà giải Thương mại Quốc tế Việt Nam

Trung tâm Hoà giải Việt Nam

Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới

Mạng toàn câu

Trang 9

PHAN MO DAU

1 Tinh cấp thiết của đề tài

“Sự biến đổi từ phân tử thành bits là điều không thể trì hoãn hay né tránh ”

- Nicholas Negroponte, 1998 !

Cuộc Cách mang công nghiệp 4.0 anh hưởng sâu rộng đến cấu trúc và các mỗiquan hệ trong nền kinh tế toàn cầu cũng như với Việt Nam Trong thời đại mà lao độngđược thay bang tự động hóa, vốn được thay bằng tri thức và dir liệu, thói quen tiêu dùngcủa hàng tỷ người cũng như hành vi ứng xử của toàn xã hội cũng có sự thay đổi lớn.Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, ứng dụng mạng toàn cầu (World Wide Web -

WWW), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI), công nghệ thông tin viễn thôngnhư Gmail, Zoom Meeting, Microsoft Teams đã cho phép sự khả thi và thịnh hành

của phương thức ODR trên nhiều lĩnh vực tranh chấp ở phạm vi toàn cầu

Ứng dụng các tiễn bộ công nghệ thời đại công nghệ 4.0, giải quyết tranh chấptrực tuyến (Online Dispute Resolution - ODR) là lời giải cho nhiệm vụ tìm kiếm một cơchế giải quyết tranh chấp thích hợp với định hướng phát triển kinh tế mới của Việt Namtrong giai đoạn hiện nay Số liệu thống kê cho thấy, năm 2021 là năm đầu tiên triển khaiQuyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020 phêduyệt Kế hoạch tong thé phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 — 2025

đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử bán lẻ năm 2020 ổn định ởmức 18%, với doanh thu bán lẻ đạt 11,8 ty USD tại Việt Nam.” Tác động số hóa của thịtrường cũng kéo theo lượng lớn các giao dịch thương mại có tính chất phi truyền thống.Các tranh chấp phát sinh dự kiến sẽ có số lượng lớn, với nhiều mức giá trị, có liên hệchặt chẽ giới không gian số Dé đảm bảo sự phát triển ôn định và bền vững của thị trường

số, đòi hỏi một cơ chế phòng ngừa và giải quyết tranh chấp nhanh, linh hoạt, tiết kiệm,hiện đại — vốn là những đặc tính nổi bật của phương thức ODR

Dai dịch Covid-19 cũng là tac nhân quan trong khiến cho ODR trở thành mộtthực tế mới của hoạt động giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế Đặc biệt tại Việt

† Nicolas Negroponte, Being Digital 4, Hodder & Stoughton, 1998.

2 Bộ Công thương, Cục Thuong mai điện tử và kinh tế số, Sách trắng thương mại điện tứ Việt Nam 2021, truy

cập tại: https://idea.gov.vn/file/66d4f658-3e94-4abc-b50f-d9da0e616b82, truy cập: 1/3/2022.

Trang 10

Nam, tác động tiêu cực của dịch bệnh trong nhiều lĩnh vực có nguy cơ làm tram tronghơn tình hình tranh chấp giữa các chủ thé của nền kinh tế Mặt khác, da phát triển khaquan của một số lĩnh vực như Công nghiệp - xây dựng (tăng GDP 4,05%, chiếm 37,86%

cơ cau GDP) và Dich vụ (tăng GDP 1,22%, chiếm 40,95% co câu GDP) trong năm

2021 cũng đồng thời đòi hỏi năng lực giải quyết tranh chấp có sự phát triển tương xứng.Khi mà việc tiếp xúc và tiễn hành các sự kiện tập trung đông người cần phải hạn chế dobối cảnh dịch bệnh, các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống cần phải tự cảitiến dé đáp ứng nhu cầu pháp lý ở mức cao của thị trường, dẫn tới nhu cầu cao về cácnên tang cho phép thực hiện phương thức ODR

Phát biểu tại Hội thảo Khoa học cấp Quốc gia “Cách mạng công nghiệp lần thứ

tư và những van đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thong pháp luật ViệtNam” ngày 24/6/2019, tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhấn mạnh: “Việt

Nam chúng ta đang đứng trước một cơ hội rất lớn dé thực hiện khát vọng xây dựng quốcgia thịnh vượng, hùng cường nếu có thê ứng dụng hiệu quả công nghệ lõi của Cách

mạng công nghiệp 4.0 như trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗikhối, điện toán dam mây v.v ”.Š Trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp thương mại quốc

tế, đề xuất giải pháp ODR phù hợp và kịp thời cho tình hình Việt Namở thời điểm hiệntại là hành động phù hợp với tầm nhìn đã được Thủ tướng hoạch định Vì lẽ đó, nhómnghiên cứu quyết định lựa chọn đề tài: “Giải pháp giải quyết tranh chấp trực tuyếntrong lĩnh vực thương mại quốc tế tại Việt Nam”

2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Giải quyết tranh chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại quốc tế là đề tài đượcquan tâm và nghiên cứu bởi nhiều chuyên gia, học giả trên thế giới ké từ khi phươngthức này xuất hiện những năm cuối của thế ky XX° Xuyên suốt lich sử phát triển, ODR

có mối tương quan mật thiết với những tiến bộ nhanh chóng của Internet, đồng nghĩavới việc phương thức này không ngừng thay đổi và bộc lộ những tiềm năng mới Tình

3'T§.Trần Thi Hồng Minh, Kinh té Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022, Viện Nghiên cứu quản lý kinh

tế trung ương, truy cập tại: Kinh tế Việt Nam năm 2021 và triển vọng năm 2022 (ciem.org.vn), truy cập ngày

6 Ethan Katsh and Janet Rifkin, Online Dispute Resolution: Resolving Conflicts in Cyberspace, NXB

Jossey-Bass, May 2001.

Trang 11

hình nghiên cứu phương thức ODR trên thé giới gan liền với những biến động kinh tế

-pháp lý của lĩnh vực này như sau:

Một trong những nghiên cứu đầu tiên về phương thức ODR được thực hiện vàonăm 1995, công bồ tại bài viết: Computer-Assisted Negotiation and Mediation: Where

We Are and Where We Are Going, đăng trên tạp chí Negotiation Journal Số 117, 121,

về phương thức thương lượng va hòa giải thực hiện dưới sự hỗ trợ của máy tính Năm

1996, bài viết đầu tiên về ODR được đăng tải trên một tạp chí luật học”, cùng với đó làhội nghị đầu tiên về dé tài ODR được tổ chức bởi Trung tâm nghiên cứu thông tin tựđộng quốc gia (National Center for Automated Information Research - NCAIR), dự ánODR đầu tiên được phát triển thử nghiệm với một số nền tảng như Virtual Magistrate,

Online Ombuds Office tại Đại học Massachusetts và Maryland, Hoa Kỳ.Š Vào năm

1997, Tổ chức Hop tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperationand Development - OECD) phát hành ấn phẩm Online Dispute Resolution as a Solution

for Cross-border E-disputes: An Introduction to ODR do Esther van den Heuvel chu

biên, cũng là nghiên cứu day đủ đầu tiên về phương thức ODR trong lĩnh vực thươngmại trực tuyến xuyên biên giới

Sự xuất hiện và thịnh hành của hơn một trăm nhà cung ứng nền tảng ODR đầutiên trên toàn thế giới đầu những năm 2000? đã đặt ra nhiều câu hỏi mới cho các nhanghiên cứu ODR Tác giả nỗi bật về ODR trong thời ky này có thể kế đến Ethan Katsh

va Janet Rifkin, với cuốn Online Dispute Resolution: Resolving Conflicts inCyberspace (2001) Đây là công trình nghiên cứu toàn cảnh về ODR được thực hiện

t!°, giới thiệu khái niệm “bên thứ tư” (“fourth party”) tham gia cung ứng nềnsớm nhấ

tảng kỹ thuật và hỗ trợ bên thứ ba trung lập truyền thống trong quy trình giải quyết cáctranh chấp giữa các bên.!! Các khía cạnh khác của ODR, như là ứng dụng dành chodoanh nghiệp tham gia giải quyết tranh chấp, hay các thách thức đối với việc thực thicác biện pháp từ ODR, đều đã được các bàn luận bởi các học giả như Colin Rule,

Kaufmann-Kohler, Schultz

7 E.Katsh,“Dispute Resolution in Cyberspace”, Connecticut Law Review, 1996, tr 953.

8 Ethan Katsh, ODR: A look at history, https://www.mediate.com/pdf/katsh.pdf , tr 1.

° NITI Aayog, Designing the future of Online Dispute Resolution - The ODR Policy Plan for India, 10/2021, tr

12.

19 Zheng Jie, Online Resolution of E-commerce Disputes (Perspectives from the European Union, the UK, and

China), 2020, tr 4

11 Ethan Katsh and J anet Rifkin, sdd, 2001, tr 93 Thuật ngữ “bên thứ ba trung lập” (“third-party neutral”) có thê

được sử dung thay thê bởi các khái niệm khác trong cuôn sách là “adjudicator” hoặc “decision maker”.

Trang 12

Đánh dấu băng sự kiện Ủy ban Liên Hợp Quốc về Luật Thương mại Quốc tế(United Nations Commission On International Trade Law - UNCITRAL) thành lậpNhóm Công tác số III nghiên cứu về tiêu chuẩn thực hành ODR vào năm 2010, sự hìnhthành khung pháp lý về ODR ở nhiều nơi trên thế giới phản ánh tầm ảnh hưởng ngày

một rộng rãi của phương thức này Các nghiên cứu từ giai đoạn này thường mô tả

phương thức ODR gan liền với việc ứng dụng những tiễn bộ công nghệ nên tang, cũngnhư với nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày một tăng của thị trường thương mại điện tử Cácnghiên cứu đi sâu vào khía cạnh ứng dụng công nghệ thông tin ở thời kỳ này có thể kếđến cuốn sách Online Dispute Resolution: Technology, management and legal practice

from an international perspective của tác giả Fangfei Wang nam 2009, nghiên cứu Online Dispute Resolution for low value civil claims do Tòa án Công ly Dan su, EU

công bố năm 2015 Về ứng dụng của ODR trong lĩnh vực thương mại điện tử, có cácnghiên cứu của tác giả Pablo Cortés và Hornle về giải pháp ứng dụng công nghệ thôngtin cho ODR trong tranh chấp với người tiêu dùng !? hay quy tắc tô tụng kiến nghị sửdụng cho phương thức ODR.!3 Khia cạnh này cũng được báo cáo bởi Đại Hội đồng Liênhợp Quốc (United Nations General Assembly - UNGA) với dé tài Online dispute

resolution for cross-border electronic commerce transactions Vienna, United Nations Commission on International Trade Law Working Group nam 2015.

Năm 2018, hai nha khoa học Katsh và Rabinovich-Einy phát hiện những tiềmnăng mới của ODR và nhận thay phương thức này không còn giới hạn trong các giaodịch thương mại trực tuyến.! Cho tới những năm gần đây, tác động của dịch bệnhCovid-19 cũng góp phan tạo động lực không nhỏ cho sự phát triển của phương thứcODR trên thế giới Tai Hồng Kông, kế hoạch sử dụng ODR để giải quyết các tranh chapphát sinh từ đại dịch Covid-19!5 đã ra đời năm 2020 Tại An Độ, nghiên cứu toàn cảnhnhằm đề xuất xây dựng chính sách quốc gia về ODR cũng được công bố vào tháng10/2021.!° Lĩnh vực ODR trong thương mại điện tử tiếp tục được chú trọng bởi nhiều

nghiên cứu quy mô lớn, như PPD on Promoting Consumer Protection in the Dispute

Resolution and Redress Mechanisms of eCommerce (2021), thực hiện bởi Ủy ban

12 Pablo Cortés, “Online Dispute Resolution for Consumers in the European Union”, Routledge, Oxon, 2011.

13 Hörnle J, Cross-border Internet Dispute Resolution, Cambridge University Press, 2009.

1 Katsh E, Rabinovich-Einy O, Digital Justice: Technology and the Internet of Disputes, Oxford University

Press, 2017.

15 Hong Kong's COVID-19 ODR Scheme, truy cập tại: Hong Kong’s COVID-19 ODR Scheme| odr.info

16 NITI Aayog, sdd, 10/2021.

Trang 13

Thương mại và đầu tu của Diễn dan Hop tác Kinh tế châu A — Thái Binh Duong

(Asia-Pacific Economic Cooperation - APEC), báo cáo Consumer trust in the digital economy:

The case for online dispute resolution (2021) của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thươngmại và Phát triển (United Nations Conference on Trade and Development - UNCTAD).Ngoài ra, tac giả Zheng Jie cũng xuất bản cuốn sách di sâu vào thực trạng sử dụng ODRcho tranh chấp thương mại điện tử ở một số hệ thống pháp luật cụ thể có tựa đề Online

Resolution of E-commerce Disputes (2020) (Perspectives from the European Union, the

UK, and China) Nghiên cứu với góc độ tong quan hon và một số dự báo về tương laicủa ODR tiếp tục được thực hiện bởi tác giả Colin Rule: Online Dispute Resolution and

the Future of Justice (2020).

Tại Việt Nam, một trong những nghiên cứu sớm nhất về ODR chỉ được thựchiện cho tới năm 2014, đăng tải trên Tạp chí Tòa án nhân dân Số 13/2014 với tựa đềMột số hình thức giải quyết tranh chấp trực tuyến về giao dịch điện tử tại Hoa Ky vakinh nghiệm cho Việt Nam của tác giả Đoàn Quỳnh Thương Kê từ thời điểm “Ghi chú

kỹ thuật về ODR" (Technical Notes on ODR) được UNCITRAL hoàn thiện và thôngqua, các nghiên cứu về ODR mới bắt đầu gia tăng về số lượng Điền hình trong số đó

có thé kế đến nghiên cứu toàn cảnh của Dự án EU-MUTRAP: Báo cáo đánh giá vai tròcủa hệ thong giải quyết tranh chấp trực tuyến với thương mại điện tử của Việt Namtrong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Hà Nội (6/2016) Cùng với đó là bài đăng trênTạp chí Kinh tế đối ngoại, số 93 của tác giả Hà Công Anh Bảo và Lê Thị Mỹ Hạnh: Giảiquyết tranh chấp trực tuyén- khả năng áp dụng ở Việt Nam (12/2017); Luận văn Thạc

sĩ luật học của Nguyễn Hương Ly: Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến: Kinhnghiệm quốc tế va dé xuất cho Việt Nam (2020) Đi sâu hơn vào ứng dung trong lĩnhvực thương mại điện tử, có thê kế đến các ấn phẩm của tác giả Phan Thị Thanh Thủynhư Giải quyết tranh chấp thương mại trực tuyến: Những van dé pháp lý đặt ra cho ViệtNam (Luật học, tập 32, số 4/2016); Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu ding vàthương nhân bằng phương thức trực tuyến ở Liên minh Châu Au và một số gợi mở choHiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3/2017); tác giả

TS Nguyễn Văn Cương với Đặc san “Giải quyết tranh chấp thương mại điện tử bằngphương pháp trực tuyến (Online Dispute Resolution - ODR” (2018) Các bài viết vềODR cũng được công bố tại các hội tiến hành ở cấp cơ sở và quốc gia, gồm: Gidi quyếttranh chấp trực tuyén (Online Dispute Resolution - ODR) — Kinh nghiệm quốc tế và khả

Trang 14

năng áp dung tại Việt Nam của ThS Trần Phương Anh, công bồ tại Hội thao cấp Khoa

“Phương thức giải quyết tranh chấp thay thế trong thương mại quốc tế” của Trường Đạihọc Luật Hà Nội (tháng 9/2018); và bài viết Đề xuất phát triển các hình thức giải quyếttranh chấp trực tuyễn ngoài tô tụng tại Việt Nam trong thời kỳ cách mạng công nghiệplan thứ tư hiện nay, của tác giả Hoàng Thế Liên và Trần Anh Huy, đăng trong Kỷ yếuHội thảo khoa học cấp quốc gia về: “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn

đề pháp lý đặt ra cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam” (2019).Nội trong năm 2021, nhiều nghiên cứu về ODR đã được tiến hành trong bối cảnh nhucầu dich vụ pháp lý trước bối cảnh dich bệnh Covid-19 tăng cao Nghiên cứu tổng quan

về ODR được thực hiện bởi TS Đỗ Đức Hồng Hà, ấn phẩm Về hiện thực hóa phươngthức xét xử trực tuyến trong bối cảnh đại dịch Covid-19 (24/09/2021) Trong lĩnh vựcthương mại điện tử, Dự án “Thúc đây giải quyết tranh chấp trực tuyến trong Thươngmại điện tử nham bảo vệ người tiêu dùng” do Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trungương (CIEM) phối hợp cùng Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) được thựchiện từ tháng 3/2021, ngoài ra còn có bài viết Giải quyết tranh chấp thương mại điện tửbằng phương thức trực tuyến do ThS Nguyễn Duy Thanh thực hiện, đăng tại Tạp chíPháp luật và thực tiễn (30/6/2021) Tiếp cận từ góc độ ứng dụng công nghệ thông tin kếthop với các phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, hiện chỉ có bài viết 7cday giải quyết tranh chấp trực tuyến ngoài Tòa án trong thương mại điện tử tại Việt

Nam của tác giả Nguyễn Thành Minh Chánh, đăng trên Tạp chí Tòa án Nhân dân điện

tử (21/06/2021).

Trước tình hình nghiên cứu về ODR tại Việt Nam như hiện nay, nhóm nghiên cứunhận thấy lĩnh vực thương mại điện tử của ODR đã được khai thác tương đối chỉ tiết bởinhiều học giả lớn trong nước Tuy nhiên, sự phát triển không ngừng của nền kinh tế số

và công nghệ thông tin đã mở ra những cơ hội mới, ứng dụng mới cho phương thức

ODR tại nhiều lĩnh vực tranh chấp khác ngoài thương mại điện tử Tuy nhiên, hướngtiếp cận đa lĩnh vực này đường như chưa được khai thác triệt để bởi các nghiên cứutrong nước, nguy cơ dẫn tới sự thiếu hụt nền tang lý luận vững chắc cho việc dé đạt cácgiải pháp thời sự và hiệu quả cho sự phát triển phương thức ODR trong bối cảnh hiệnnay Đề tài nghiên cứu tiếp cận phương thức ODR từ góc độ là sự kết hợp những tiến

bộ ICT vào các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế truyền thống nhằm giải quyếttranh chấp thương mại quốc tế đa lĩnh vực, với hy vọng đề xuất một giải pháp mang tính

Trang 15

toàn diện, bám sát thực tiễn, vận dụng hiệu quả những thế mạnh của phương thức ODR

và phù hợp với tình hình Việt Nam.

3 Mục tiêu đề tài

Bài nghiên cứu hướng đến mục tiêu kiến nghị một số giải pháp phát triển phương

thức ODR tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Dé góp phần giúp cho mục tiêu trên được hiện thực hoá, bài nghiên cứu có các nhiệm

vụ cụ thé bao gồm: (i) Làm rõ các van dé lý luận tổng quan về giải quyết tranh chấp trựctuyến; (ii) Tìm hiểu các mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến và hệ thống công cụpháp lý điều chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trên thế giới; (iii) Tìmhiểu thực trạng giải quyết tranh chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại quốc tế tạiViệt Nam và kiến nghị một số giải pháp về ứng dụng và pháp luật điều chỉnh phươngthức giải quyết tranh chấp trực tuyến cho việc phát triển phương thức này tại Việt Nam

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu

Bài nghiên cứu tập trung vào các đối tượng là các mô hình ODR tiêu biểu đến từcác quốc gia, khu vực trên thế giới là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông và tại Việt Nam.Bên cạnh đó, hệ thống các quy định pháp luật quốc tế và quốc gia điều chỉnh phươngthức ODR cũng là đối tượng được nghiên cứu

Phạm vi của bài nghiên cứu giới hạn ở những vấn đề lý luận và thực tiễn liênquan hoạt động của các mô hình ODR tại Hoa Kỳ, Trung Quốc, Hồng Kông, Việt Nam,các công cụ pháp lý điều chỉnh phương thức này, đặc biệt là trong lĩnh vực thương mạiquốc tế

5 Phương pháp nghiên cứu

Đối với phương pháp thực hiện đề tài, nhóm nghiên cứu xác định sử dụng kết hợpnhững phương pháp nghiên cứu, thu thập và xử lý thông tin khác nhau, bao gồm:

- Phương pháp lịch sử nhăm tra cứu các tài liệu từ trước đến nay đề cập đến thực tiễn vàpháp luật điều chỉnh phương thức ODR;

- Phương pháp phân tích nhằm làm rõ các van đề đảm bảo thực hiện mục tiêu của dé tài,đặc biệt đối với thực trạng ứng dụng phương thức ODR và pháp luật điều chỉnh phươngthức này trên thế giới và tại Việt Nam dé trên cơ sở đó rút ra nhận xét về những kinhnghiệm trên thế giới mà Việt Nam có thể tiếp thu;

Trang 16

- Phương pháp chứng minh nhằm đưa ra các dẫn chứng về quy định, tài liệu, làm rõnội dung lý luận, thực trạng ứng dụng phương thức ODR và pháp luật điều chỉnh phương

thức này;

- Phương pháp so sánh nhằm đối chiếu, đánh giá sự khác nhau giữa thực tiễn ứng dụng

và các quy định pháp luật trên thế giới và ở Việt Nam liên quan đến phương thức ODR;

- Phương pháp tong hợp được sử dung trong việc rút ra những nhận định, ý kiến đánhgiá và kết luận sau quá trình phân tích;

- Phương pháp tiễn hành khảo sát lấy ý kiến một số chuyên gia có nhiều kinh nghiệmtrong lĩnh vực giải quyết tranh chấp để nắm được quan điểm của các chuyên gia vềnhững van đề liên quan đến phương thức ODR đặc biệt là ở Việt Nam Trên cơ sở đó,nhóm rút ra những nhận xét và kiến nghị một số giải pháp giúp cho việc phát triển

phương thức ODR tại Việt Nam.

6 Kết cau đề tài

Ngoài các phần như Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, , nội dung của bài nghiêncứu bao gồm ba chương:

Chương I: Tổng quan về phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến

Chương này trình bày khái niệm, lịch sử hình thành, các đặc trưng của phương thức

giải quyết tranh chấp trực tuyến, các mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến, mục đích

và ý nghĩa của việc sử dụng các giải pháp ODR và các nguyên tắc pháp luật về ODR.Chương II: Các mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến và hệ thống công cụpháp lý điều chỉnh phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến trên thế giớiChương này trình bày thực tiễn hoạt động của các mô hình ODR tại ba quốc gia vàkhu vực là Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hồng Kông cùng với các công cụ pháp luật điềuchỉnh ODR trên thế giới Qua đó, rút ra một số nhận xét về xu hướng chung và các bàihọc thực tiễn, pháp lý giá trị về phương thức ODR

Chương III: Giải quyết tranh chấp trực tuyến trong lĩnh vực thương mại quốc tếtại Việt Nam và kiến nghị một số giải pháp

Chương này trình bày thực tiễn về nhu cầu thị trường, hoạt động của các mô hìnhODR và pháp luật điều chỉnh phương thức này tại Việt Nam Trên cơ sở đó, đề ra cácyêu cầu và kiến nghị một số giải pháp đối với việc phát triển phương thức ODR tại Việt

Nam trong giai đoạn hiện tai.

Trang 17

CHUONG I: TONG QUAN VE PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYET TRANH CHAPTRUC TUYEN

1.1 Khái quát về phương thức giải quyết tranh chap trực tuyến

1.1.1 Khái niệm giải quyết tranh chấp trực tuyễn

Phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến (Online Dispute Resolution ODR), có thé hiểu đơn giản là các phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống đượcthực hiện trên môi trường trực tuyến nhờ ứng dụng của Internet và các tiện ích côngnghệ thông tin Định nghĩa này được tiếp cận từ rất nhiều góc độ khác nhau bởi các họcgiả trên thế giới và tại Việt Nam, tùy thuộc vào xu thé phát triển và nhu cầu sử dụngODR của từng khu vực, từng giai đoạn khác nhau Theo nghĩa khái quát nhất, ODR baogồm tất cả các phương thức giải quyết tranh chấp trong và ngoài tòa án, có sự kết hợp,

-hỗ trợ, hoặc được thực hiện thông qua các nền tảng công nghệ.!” Theo đó, ODR baogồm tòa án trực tuyến (cybercourt) và các phương thức giải quyết tranh chấp thay thé(Alternative Dispute Resolution - ADR)!’ được thực hiện theo phương thức trực tuyến(e-ADR) Ở hướng tiếp cận này, Nhóm đặc nhiệm ABA về thương mại trực tuyến (TheABA Task Force on E-Commerce) đưa ra định nghĩa về ODR như sau:!° “ODR /à kháiniệm chỉ các phương thức ADR và tô tung tòa án tích hợp công nghệ Internet, sử dụngwebsite, liên lạc qua email, đa phương tiện trực tuyến và các ứng dụng công nghệ thôngtin khác trong các bước của quy trình tô tụng Các bên tham gia ODR không cần gặp

gỡ trực diện mà có thể hoàn toàn thông qua các công cụ trực tuyến ” Đây cũng là quanđiểm tiếp cận của các nhà nghiên cứu ODR sớm nhất là Ethan Katsh, Janet Rifkin vàFangfei Wang.”° Cũng cùng hướng tiếp cận nay tại Việt Nam, tác giả Hà Công Anh Bao

và Lê Hằng Mỹ Hạnh cũng định nghĩa ODR “đưới góc độ là một quá trình diễn ra trong

môi trường trực tuyến, bao gôm những hình thức cua ADR và toà án mà có sử dụng

17 Colin Rule, Online dispute resolution for business: B2B, E-commerce, consumer, employment, insurance and

other commercial conflicts Jossey-Bass, San Francisco, 2002.

18 ADR là phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, gồm các phương thức co bản như thương lượng

(negotiation), hòa giải (mediation), và trọng tài (arbitration), xem: Trường Đại học Luật Hà Nội,

Giáo trình Pháp luật về giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, Hà Nội, 2017, tr 22-25.

19 American Bar Association, Report on Mediator Credentialing and Quality Assurance, truy cập tại

http://www.abanet.org/dispute/taskforce report 2003.pdf, truy cap ngay: 1/3/2022.

0 Theo đó, ODR được định nghĩa là các quy trình giải quyết tranh chấp được tiến hành trực tuyến, gồm e-ADR

và tòa án trực tuyến, xem chỉ tiết tai: Ethan Katsh và Janet Rifkin, sdd, 2001; Fangfei Wang, Online Dispute

Resolution: Technology, management and legal practice from an international perspective, 2009, tr 25

Trang 18

công nghệ thông tin trong một phan hoặc toàn bộ quá trình giải quyết tranh chap"?!Góc độ tiếp cận theo nghĩa rộng phần lớn tập trung nghiên cứu sự khác biệt nhờ ứngdụng của công nghệ thông tin vào các quá trình giải quyết tranh chấp, do đó không đặt

ra van dé phân biệt giữa phương thức giải quyết tranh chap trong hay ngoài tòa án, mức

độ trực tuyến một phần hay toàn bộ Thực té các nghiên cứu tiếp cận ODR theo nghĩarộng thường có quy mô phô quát, hoặc được sử dụng bởi các du án ODR của co quan

tư pháp quốc gia nhằm phát triển nền tảng tòa án trực tuyến, ví dụ như tại Anh”? vàTrung Quốc.”

Theo nghĩa hep hơn, ODR chỉ gồm các phương thức ADR ngoài tòa án được tiếnhành với sự hỗ trợ của công nghệ Nhóm Công tác số II về ODR của Uy ban Liên HopQuốc về Luật Thương mại Quốc tế (United Nations Commission on International TradeLaw - UNCITRAL) định nghĩa: ODR có phạm vi bao trùm các phương thức giải quyếttranh chấp, bao gồm nhưng không giới hạn thương lượng, trung gian, hòa giải, trọngtài, mà không bao gồm các phương thức tài phán tại tòa Đây cũng là hướng tiếp cậnđược sử dụng trong các nghiên cứu nồi bật trên thế giới về ODR của các tác giả Zheng

Jie,” Maria Mercedes Albornoz va Nuria Gonzdler Martin,?° Colin Rule “” Các hoc giả

Việt Nam như Phan Thi Thanh Thuỷ,?° Nguyễn Huong Ly”? cũng lựa chọn hướng tiếpcận tương tự Theo đó, ODR đơn giản là các phương thức ADR được “chuyền vị trí” từđịa điểm thực (physical place) sang môi trường ảo (virtual place).°° Theo cách hiểu nay,ODR là một thuật ngữ ghép (collective term) giữa trực tuyến (online) và ADR.3! Nếu

?† Hà Công Anh Bảo và Lê Thị Mỹ Hạnh, “Giải quyết tranh chấp trực tuyến- khả năng áp dụng ở Việt Nam”,

Tạp chí Kinh tê đôi ngoại, sô 93, 12/2017.

?2 Lord Justice Brigg’s Civil Courts Structure Review: Interim Report, 75 & Online Dispute Resolution Advisory

Group on Online Dispute Resolution for Low Value Civil Claims, truy cập tại:

https://www judiciary gov.uk/reviews/online-dispute-resolution, truy cập ngày 1/3/2022.

3 Tòa án công nghệ dau tiên tai Trung Quốc được thành lập vào ngày 18/8/2017 để giải quyết các tranh chap

thương mại điện tử, sở hữu trí tuệ Xem tại: http://www.netcourt.gov.cn/portal/main/ domain/index.htm

2 United Nations Commission on International Trade Law, Working Group III (Online dispute resolution),

Thirty-third session, AUCN.9/WG III/WP 140, đoạn 2.

?5 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 35.

26 Maria Mercedes Albornoz va Nuria Gonzdler Martin, “Feasibility Analysis of Online Dispute Resolution in

Developing Countries”, University of Miami Inter-American Law Review, Vol 44, No 2, 2013.

Z7 Colin Rule, Online Dispute Resolution For Business, Jossey-Bass, California, 2003, tr 13.

28 Phan Thi Thanh Thủy, “Giải quyết tranh chấp thương mai trực tuyến: Những van đề pháp lý đặt ra cho Việt Nam”, Tap chi Khoa học PHOGHN, tập 32, số 4, 2016, tr 39

2° Nguyễn Hương Ly, Giải quyết tranh chap thương mại trực tuyến: Kinh nghiệm quốc tế và dé xuất cho Việt

Nam, Luận văn Thạc sĩ luật học, Hà Nội, 2020, tr 19

3° Faye Fangfei Wang, sdd, 2008, tr 25

31 Esther van den Heuvel, Online Dispute Resolution as a Solution to Cross-border E-disputes: An Introduction

to ODR, truy cap tai: www.oecd.org/internet/consumer/1878940.pdf, truy cap ngay: 1/3/2022.

Trang 19

như ADR bao gồm các phương thức cơ bản như thương lượng, hòa giải, trọng tài thìODR cũng sẽ bao gồm thương lượng trực tuyến, hoà giải trực tuyến hay trọng tài trựctuyến Như vậy, theo nghĩa hep thì ODR đơn giản là ADR trực tuyến?2 (ElectronicAlternative Dispute Resolution hay e-ADR) Do diễn biến của quy trình giải quyết tranhchấp được tiễn hành trên không gian số, các bên tranh chap không nhất thiết phải gặpmặt tại một vị trí địa lý cụ thể Các nghiên cứu về phương thức ODR theo nghĩa hẹp có

số lượng lớn hơn han so với các nghiên cứu tiếp cận theo nghĩa rộng Nhóm tác gia chorằng, có hai lý do giải thích cho thực tế này Lý do thứ nhất là các phương thức ODRđược phát triển lần đầu tiên bởi các tổ chức tư nhân như SquareTrade, WIPO*’, trở nênthành công và sau đó mới được các học giả, nhà nghiên cứu sử dụng cho mô hình tôtụng tòa án Thứ hai, các nghiên cứu về ODR ngoài tòa án có tính ứng dụng cao đối vớikhu vực tư nhân của nền kinh tế, bao gồm các sàn thương mại điện tử, nhà cung ứng nêntảng ODR, trung tâm ADR phát triển các dịch vụ trực tuyến Các nghiên cứu nàythường tập trung phân tích các vấn đề thực tiễn và pháp lý giúp các quy trình ODR đượcthực hiện ngoài tòa án bảo toàn giá trị hiệu lực về mặt pháp lý, đồng thời không mất đicác đặc trưng thế mạnh về mặt kinh tế, tính đơn giản, nhanh gọn Nghiên cứu về giảipháp ODR phù hợp trong lĩnh vực thương mại quốc tế, tiếp cận ODR theo nghĩa hẹpvới các phương thức ngoài tòa án là phương án có ưu điểm hơn, do các phương thức nàycung cấp giải pháp hạn chế tối đa sự thiên vị liên quan tới yếu tố quốc tịch của các bên,hơn nữa sự hỗ trợ của công nghệ thông tin truyền thông còn tiết kiệm đáng kể chi phí dichuyên, thậm chí không chịu ảnh hưởng bởi các cản trở vật lý gây ra bởi dịch bệnh,thiên tai, chiến tranh

Ngoài ra, khi nghiên cứu về khái niệm ODR, một van đề nữa được đặt ra là “mức

độ trực tuyến", hay mức độ sử dụng công nghệ của các phương thức giải quyết tranhchấp phải đạt đến tỷ lệ nào thì mới được coi là ODR Theo Maria Mercedes Albornoz

và Nuria Gonzdler Martin, trong phương thức ODR thì hầu hết quy trình tố tụng đượcdiễn ra trực tuyến, và "các hoạt động ngoại tuyến chỉ diễn ra khi nguyên nhân chínhđáng buộc phải làm như vậy để bảo đảm tính hiệu quả và chất lượng của quá trình giảiquyết tranh chấp."3 Đồng tình với quan điểm này, nhóm tác giả cho rằng tiêu chí để

32 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 35.

33 Faye Fangfei Wang, Online Arbitration, Routledge, Oxon, 2018 mục 4.2.

34 Maria Mercedes Albornoz va Nuria Gonzdler Martin, t/dd, 2013, tr 12.

Trang 20

phân biệt hai phương thức giải quyết tranh chấp ADR và ODR có thé được xác địnhthông qua nền tảng mặc định (default platform) nơi quy trình giải quyết tranh chấp đượctiễn hành là ngoại tuyến hay trực tuyến Việc xác định phạm vi của phương thức ODR

là cần thiết dé có thé áp dụng chính xác các nguyên tắc pháp ly, bảo đảm tính hiệu lựccủa kết quả giải quyết tranh chấp trực tuyến, quyền và lợi ích chính đáng của các bêntranh chấp

Từ những phân tích nêu trên, khái nệm ODR được nhóm tác giả sử dụng trong bài nghiên cứu như sau:

Giải quyết tranh chấp trực tuyến là quy trình giải quyết tranh chấp ngoài tòa

án gồm các bước của quy trình tô tụng được mặc định thực hiện thông qua Internet

và các cơ chế hỗ trợ của công nghệ số mà không đòi hỏi các bên tham gia phải gặp

gỡ trực diện trong một không gian vật chất nhất định

1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của phương thức giải quyết tranh chấp trựctuyến

Giải quyết tranh chấp trực tuyến đã ra đời được khoảng ba thập kỷ, bắt đầu xuấthiện từ những năm 1990 của thé kỷ XX.35 Có thé chia quá trình hình thành và phát triểncủa ODR thành bốn giai đoạn chính: Giai đoạn trước năm 1995; Giai đoạn 1995 - 1998,Giai đoạn từ 1998 - 2010 và Giai đoạn từ 2010 đến nay

Ở giai đoạn trước năm 1995, không gian mạng dần định hình và tư duy pháp lývới môi trường đặc biệt này đã có những thay đổi đáng kể Mạng lưới toàn cầu (World

Wide Web - WWW) được phát minh vào năm 1989 bởi nhà khoa học người Anh Tim

Berners-Lee*5, cho phép công nghệ ISPs và những trình duyệt mang đầu tiên ra đời Sựtiện lợi và hiệu quả của việc giao tiếp và tìm kiếm thông tin trên các trang mang đã giatăng số lượng người sử dụng và các hoạt động trực tuyến kể từ thời điểm đó Một vài

năm sau, không gian mạng nhanh chóng được đánh giá là một môi trường đặc thù và

phức tạp, đòi hỏi cần phải có các công cụ, nguồn lực và các chuyên gia dé có thé xử lýcác tranh chấp có thê xảy ra

Giai đoạn phát triển tiếp theo của ODR kéo dài từ năm 1995 đến năm 1998.Khoảng thời gian này cũng là lúc Internet phát triển mạnh mẽ và trở thành một công cụ

35 Ethan Katsh, tldd, 1/3/2022.

38 CERN, The birth of the Web, truy cập tai: https://home.cern/science/computing/birth-web, truy cập ngày

18/01/2022.

Trang 21

đắc lực cho thương mại quốc tế Vào năm 1996, những bài viết đầu tiên về ODR đã xuấthiện trên các tạp chí pháp luật Cùng năm đó, hội thảo đầu tiên về ODR và các dự ánđầu tiên nghiên cứu về phương thức này được Trung tâm Nghiên cứu quốc gia về Tự

động hóa Thông tin (National Center for Automated Information Research — NCAIR)

tổ chức va cấp tài trợ Nối tiếp sau đó, Trung tâm Công nghệ Thông tin và Giải quyếttranh chấp (Center for Information Technology and Dispute Resolution) được thành lập

và tô chức Tuần lễ không gian mạng (Cyberweek), một phiên họp trực tuyến hoàn toànbao gồm hàng trăm người đến từ các quốc gia khác nhau tham gia bàn luận về ODR.Trong thời kỳ này, các cuộc thử nghiệm liên quan đến ODR chủ yếu được tài trợ bởi cácviện nghiên cứu và tổ chức phi lợi nhuận.37

Trong giai đoạn 1998 - 2010, các chủ thể hoạt động trong lĩnh vực thương mạiquốc tế bắt đầu quan tâm tới các lợi ích mà ODR mang lại Cuối thế kỷ XX, khi giaiđoạn “Bong bóng Internet" (Internet bubble) bùng nô, rất nhiều doanh nghiệp đã sử dụngInternet như nền tảng chính của hoạt động kinh doanh, một sỐ lượng lớn các nhà khởinghiệp ODR (ODR start-ups) đã xuất hiện và rồi biến mat nhanh chóng.°3 Một số íttrong những nhà khởi nghiệp ODR nói trên, như SquareTrade, vẫn tiếp tục tồn tại, tuynhiên các nền tảng này đa phần chuyên môn hóa trong lĩnh vực giải quyết tranh chấpcủa người tiêu dùng Mặt khác, sự gia tăng trong số lượng tên miền được sử dụng trênnên tảng Internet đã dẫn đến sự ra đời tất yêu của Chính sách Giải quyết tranh chấp Tênmiền Thống nhất (Uniform Domain-Name Dispute-Resolution Policy - UDRP), do Tậpđoàn Internet cấp số và tên miền (Internet Corporation for Assigned Names andNumbers - ICANN) thiết lập để xử lý những tranh chấp tên miền đặc thù trên khônggian mạng, không thuộc quyên tài phán của bat cứ quốc gia, tổ chức nào trên thế giới.Vào năm 2003, một thí nghiệm về các trang web ODR đã được tiễn hành và kết quả chothay sự phát triển trên quy mô rộng của dịch vụ ODR ở thời kỳ này Tính đến giữa năm

2004, trên thé giới đã có ít nhất 115 dich vụ ODR được ra mắt.3? Sự thành công của cácnên tảng ODR đã thu hút sự quan tâm của các chính phủ vào thời điểm này Từ đó,những nền tảng ODR được phát triển bởi cơ quan nhà nước đầu tiên đã được thành lập,điển hình như nền tảng Cybersettle tai New York Đây được coi là giai đoạn thăm dò va

37 Colin Rule, sdd, Jossey-Bass, 2003, tr 21

38 Ethan Katsh, ddd, 1/3/2022.

3° The NITI Aayog Expert Committee on ODR, sdd, 2021, tr 12

Trang 22

bước đầu các tổ chức thương mai và các tô chức chính phủ tiếp cận với phương thức

ODR.

Trong khoảng thời gian từ năm 2010 đến nay, ODR thực sự đã bước sang mộtgiai đoạn phát triển mới, nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng cũng như các tôchức chính phủ Ngày càng nhiều các nhà cung ứng ODR xuất hiện, dẫn đầu trong việccung cấp các dịch vụ liên quan đến ODR Vấn đề về khung pháp lý dành cho ODR bắtđầu nhận được sự chú ý của các chính phủ và tổ chức quốc tế Vào năm 2010,UNCITRAL đã thành lập một nhóm công tác dé xây dựng các tiêu chuẩn cho ODR Kếtquả là đến năm 2016, UNCITRAL đã hoàn thiện và thong qua Ghi chú Kỹ thuật về ODR

(Technical Notes on ODR) nhưng văn ban này không mang tính ràng buộc pháp lý.

Cũng trong thời gian này, Liên minh châu Âu (EU) đã chính thức cho ra đời nền tảngODR thống nhất ở cấp độ Liên minh để giải quyết các tranh chấp B2C Sự phát triểncủa kỹ thuật công nghệ ngày một tân tiễn với các ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (ArtificialIntelligence - AI), thực tế ảo “° được cung cấp bởi các công ty công nghệ như Modria,Juripax, đã có thê hỗ trợ ODR diễn ra hoàn toàn trực tuyến Nhiều tổ chức ADR cũng

tự xây dựng cho mình nền tảng ODR hỗ trợ giải quyết tranh chấp hoàn toàn trực tuyếncũng như bộ quy tắc hướng dẫn tiễn hành thủ tục ODR như Toà án Trọng tài của PhòngThương mại quốc tế ICC, Tòa án Trọng tài Quốc tế Luân Đôn (London Court ofInternational Arbitration - LCIA), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Singapore (SingaporeInternational Arbitration Center - SIAC), Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam

(Vietnam International Arbitration Center - VIAC)

Nhìn vào các giai đoạn phát triển của ODR có thé nhận thấy phương thức này rađời và phát triển gắn liền với sự phát triển của Internet nói riêng và khoa học công nghệnói chung Cũng chính vì lý do này mà ngày càng có nhiều nền tảng ODR được ra đờicùng với sự can thiệp ngày một sâu sắc của công nghệ vào quá trình giải quyết tranhchấp Trải qua thời gian, ODR ngày càng chứng tỏ được tính ưu việt của mình so vớimột số phương thức giải quyết tranh chấp truyền thống khác ODR với các ứng dụngngày một tân tiến của công nghệ thông tin đã mở ra những tiềm năng mới để phươngthức này không còn bó hẹp trong định nghĩa là ADR được tiến hành trực tuyến Mặc dùODR tại Việt Nam là phương thức còn khá mới mẻ và chưa có nhiều thành tựu, lịch sử

40 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 38.

Trang 23

phát triển lâu dài của ODR trên thế giới có ý nghĩa học hỏi quan trọng trong công cuộcnghiên cứu phát triển các giải pháp ODR phù hợp với tình hình Việt Nam.

1.1.3 Đặc trưng của phương thức giải quyết tranh chấp trực tuyến so với các

phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án truyền thống

Với định nghĩa và lịch sử hình thành như trên, phương thức ODR vay mượn các

nguyên tắc của ADR truyền thống, kết hợp với những tiện ích mà Internet và công nghệthông tin mang lại dé tao ra một quy trình giải quyết tranh chấp đặc thù.*! So với cácphương thức ADR, ODR có những đặc trưng nỗi bật như sau:

Thứ nhất, ODR là phương thức giải quyết tranh chấp có sự tham gia mặc định

của “bên thứ tz” “Bên thứ tư” là một trong những khái niệm trung tâm của lĩnh vực

ODR3, ban đầu được hiểu là sự ân dụ cho vai trò của công nghệ thông tin hay mangInternet trong quá trình giải quyết tranh chấp ,*3 song cũng có thé hiểu là các nhà cungứng nền tảng ODR cung cấp hạ tầng kỹ thuật cho quy trình giải quyết tranh chấp.* Hạtang kỹ thuật này là không gian chính đề tiến hành các hoạt động giải quyết tranh chấp,quản lý hồ sơ, chứng cứ, và đôi khi cũng là nơi các kết quả giải quyết tranh chấp đượcthi hành Do sự thâm nhập sâu sắc và đồng bộ của các yếu tố kỹ thuật số, quy trình ODRthường chỉ tiến hành một số hoạt động ngoại tuyến trong trường hợp thực sự cần thiết

Thứ hai, ODR có tính hiện đại Từ ứng dụng ở mức thấp của các ứng dụng thôngtin viễn thông như Gmail, Zoom Meeting, Skype, trong khâu trao đôi thông tin, liênlạc giữa các bên tranh chấp, ODR đã có những bước đột phá mới đi kèm với sự pháttriển không ngừng của công nghệ thời đại 4.0 Theo đó, công nghệ blockchain, hợp đồngthông minh, mạng lưới 5G được ứng dụng sâu rộng giúp đây nhanh tiến độ, củng có tính

chính xác và độ tin cậy của các quy trình ODR Suy luận theo phương pháp lịch sử với

những tiễn bộ công nghệ đã liên tục được ứng dụng vào ODR kế từ khi xuất hiện tớinay, có thể nhận thấy tiềm năng của lĩnh vực này là vô cùng to lớn trước những ứng

dụng công nghệ tương lai như máy tính lượng tử, AI, học máy *

41 Ethan Katsh, “Online Dispute Resolution: Some Lessons from the E-Commerce Revolution”, Northern

Kentucky Law Review, 28 N Ky L REV 810, 821, 2001, tr 815.

42 Colin Rule, ddd, 10/2020, tr 5.11.

43 Ethan Katsh, t/dd, 2001, 821.

44 Xem Ha Công Anh Bảo và Lê Thi Mỹ Hanh, ¢/dd, 12/2017, tr 3; Nguyễn Huong Ly, tldd, 2020, tr 20.

45 Colin Rule, “Online Dispute Resolution and the Future of Justice”, Annual Review of Law and Social Science,

10/2020, tr 5.14.

Trang 24

Thứ ba, ODR có tỉnh phi biên giới Các bên tranh chấp trong phương thức ODRkhông cần gặp gỡ trực diện dé có thé tiến hành quy trình giải quyết tranh chấp, do đây

là phương thức diễn biến trên nền tảng số, cho phép các bên tham gia từ bất cứ địa điểmnảo trên thế giới Nếu như các quy trình giải quyết tranh chấp băng phương thức ADRluôn có một địa điểm vật lý cụ thé nơi quy trình tố tụng được tiến hành,“ và trong một

số trường hợp là một địa điểm về mặt pháp lý”, thì các quy trình ODR được tiễn hànhtrên nền tảng WWW thường chỉ có địa điểm về mặt pháp lý và không có một địa điểmvật lý cố định.“ Chính vi thế, về địa điểm vật lý, ODR sẽ cho phép các bên có sự lựachọn nhà cung ứng phong phú hơn, phù hợp hơn do không còn phải cân nhắc yếu tốkhoảng cách Về địa điểm pháp lý, vi dụ điển hình là phương thức ODR giải quyết tranhchấp tên miền”? thường không chịu ảnh hưởng bởi yếu tố biên giới, lãnh thé mà hoàntoàn nằm dưới sự điều chỉnh của quy định do cơ quan quản lý tên miền đưa ra

Thứ tư, ODR có tính minh bạch và chính xác cao nhờ khả năng lưu trữ và khôi

phục thông tin gôm dau thời gian (timestamp) ODR được thực hiện thông qua việc sửdụng các công cụ kỹ thuật số, do đó luôn lưu lại các dau vết số Với tính chất đó, các hồ

sơ trong quy trình ODR có khả năng truy xuất nguồn gốc cao, thông tin và hành vi củacác bên tham gia tô tụng có thé dé dang được ghi nhận, lưu trữ và giám sat.°° Quy trình

tố tung tự động hóa cũng dem lại độ chính xác cao,°! giúp hạn chế xảy ra lỗi trong quytrình tố tụng

Cuối cùng, ODR là phương thức có tính rủi ro Do quy trình tố tụng được tiễnhành trên môi trường ảo, việc xác định danh tính và năng lực của các bên tranh chấp,tính nguyên bản của hồ sơ, tài liệu, chứng cứ có thể gặp khó khăn Ngoài ra, dữ liệutruyền tải qua các phương tiện điện tử kết nỗi vào mạng toàn cầu luôn đối diện với rủi

ro bị phá hoại, tan công bởi tin tặc.°2 Hệ quả là các kết quả ODR luôn tiềm ân nguy cơ

bị hủy, không được công nhận, không được thi hành bởi các tòa án quốc gia Đây cũng

46 Vị dụ như địa điểm trọng tai (place of arbitration) trong tố tụng trọng tài.

* Vị dụ như địa điểm địa điểm về mặt pháp lý trong phương thức trong tai (seat of arbitration), xem chỉ tiết tại

Nigel Blackaby, Constantine Partasides, Alan Redfern and Martin Hunter, Redfern and Hunter on International Arbitration, Oxford University Press, 2015, doan 3.55.

48 Dia điểm này có thê do các bên thỏa thuận hoặc nêu không sẽ là nơi nhà cung ứng ODR đặt trụ sở.

*9 Tên miền và những tranh chấp phát sinh từ tên miền có cơ quan quản lý không thuộc phạm vi quyền tài phán của bất cứ quốc gia nào như WIPO, hoặc cơ quan quản lý tên miên có quyên tự mình thi hành kết quả giải quyết

tranh chấp về tên miền mà không cần thông qua tòa án quốc gia.

50 Hà Công Anh Bao và Lê Thi Mỹ Hạnh, ¢/dd, 12/2017, tr 3.

51 Hà Công Anh Bảo và Lê Thị Mỹ Hạnh, ¢/dd, 12/2017, tr 3.

52 Hà Công Anh Bảo và Lê Thị Mỹ Hạnh, #/dd, 12/2017, tr 3; Colin Rule, t/dd, 10/2020, tr 5.14.

Trang 25

là lý do mà các quan ngại về van dé quản lý, giám sát, bảo mật trong tố tụng ODR vanluôn là nút thắt cần được tháo gỡ bởi pháp luật, hoạt động của tòa án, và các bộ quy tắc

thực hành.

1.1.4 Cơ chế giải quyết tranh chấp bằng phương thức trực tuyến

Cơ chế giải quyết tranh chap băng phương thức ODR gồm các phương thức phổbiến là thương lượng trực tuyến, hòa giải trực tuyến, và trọng tài trực tuyến

Thương lượng trực tuyến có cùng mục đích với thương lượng truyền thống, nhằmgiup các bên có thể vượt qua tình trạng mâu thuẫn hiện tại để chia sẻ lợi ích và đạt đượcmục đích cuối cùng mà mỗi bên mong muốn Một trong những cách tiến hành thươnglượng trực tuyến là thông qua phần mềm cho phép các bên cung cấp thông tin và quyềnlợi mong muốn của mình cho hệ thống Các thông tin này được giữ bí mật với bên cònlại, và các thuật toán tính toán một phương án chung có lợi nhất cho các bên, hoặc tiếptục đưa ra các yêu cầu cung cấp thông tin nếu giải pháp hiện tại chưa thỏa mãn BATNATM

mà các bên đã xác dinh.*4 Giải pháp công nghệ này có thê khai thác được nhiều thôngtin làm chất liệu cho phương án giải quyết tranh chấp, trong khi các bên vẫn có thé bảotoàn quyền lợi của mình thông qua một quy trình thông tin khép kín với hệ thống, điều

mà những cuộc thương lượng “mặt đối mặt” khó có thể thực hiện được

Hòa giải trực tuyến là quy trình mà trong đó bên thứ ba trung gian tham gia điềutiết các cuộc đàm phán trên nền tang trực tuyến dé giúp các bên đạt được một phương

án thong nhất Tương tự như hòa giải truyền thống, hòa giải viên không đưa ra các phánquyết ràng buộc mà lắng nghe nguyện vọng của các bên, phác thảo các phương án giảiquyết, soạn thảo biên bản hòa giải dựa trên phương án đã được các bên đồng thuận Khiphiên hòa giải được tô chức trực tuyến, các bên tranh chấp có thé giao tiếp qua nhiềukênh: hòa giải tại “kênh đàm phán” chung hay gửi thông điệp riêng cho từng bên cụ thé.Các kênh giao tiếp da dạng như vậy có thé cho phép quy trình hòa giải được diễn ra tíchcực hơn, cho phép các bên được giải đáp khúc mắc và trình bày nguyện vọng của mìnhmột cách phù hợp và nhanh chóng nhất Hòa giải trực tuyến cũng có thê được tiễn hànhmột cách không đồng thời giữa các bên tranh chấp (asynchronous communication), cho

°3 BATNA - Best Alternative to a Negotiated Agreement, tam dich: sự lựa chọn thay thé tốt nhất cho cuộc thỏa

thuận, Trường Dai học Luật Hà Nội, sdd, Hà Nội, 2017, tr 295.

5 Colin Rule, z/Zz, 10/2020, tr 5.9-5.10.

Trang 26

phép các bên có thời gian nghiên cứu và cân nhắc chín chắn trước khi đưa ra quyết định,cũng như có nhiều lựa chọn hơn về mặt thời gian.

Trọng tài trực tuyến là phương thức được sử dụng cudi cùng trong số các phươngthức ODR, theo đó các bên sẽ đồng thuận tham gia vào quy trình tố tụng trọng tài trựctuyến và chịu ràng buộc bởi phán quyết của hội đồng trọng tài Tiến hành trên môitrường trực tuyến, thử thách lớn nhất đối với các phiên trọng tài là khả năng bảo mật cácnội dung tố tụng, ngoài ra là kỹ năng công nghệ của nhân viên vận hành, sự ồn định củanên tảng số, tốc độ đường truyền dif liệu giữa các bên °° Trọng tài trực tuyến được sửdụng lần đầu tiên trong các tranh chấp về tên miền, với nhà cung ứng ODR tiêu biểu cóthé kê đến là ICANN.* Tranh chấp thương mại điện tử, thương mại quốc tế xuyên biêngiới và rất nhiều lĩnh vực tranh chấp khác hiện cũng được lựa chọn giải quyết thông qua

lý do trì hoãn, kéo dài thời gian và chỉ phí tố tụng là thực tế không hiếm gặp Tình trạng

này ảnh hưởng đặc biệt tiêu cực tới các doanh nghiệp vừa, nhỏ, siêu nhỏ, hay với các

tranh chấp thương mại quốc tế vốn đã có sự phức tạp về mặt tố tụng Sử dụng phươngthức ODR chính là giải pháp cho thực tế nói trên, do đây là phương thức có tính hiệnđại, tính phi biên giới cho phép các quy trình giải quyết tranh chấp diễn ra theo cáchnhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm và hạn chế tối đa sự trì hoãn không cần thiết Mặt khác,tính minh bạch, chính xác của nền tảng kỹ thuật nơi tiến hành các quy trình ODR có ýnghĩa quan trọng đối với hoạt động quản lý, giám sát và hỗ trợ của các thiết chế công,hạn chế tinh trạng sai phạm, thiên vị dẫn đến bất bình đăng trong tố tụng ODR có théđược coi là bước tiến tiếp theo của các phương thức giải quyết tranh chấp thay thế với

công cụ hỗ trợ tân tiên nhất dé bảo vệ quyên và lợi ich của các bên tranh chap

°5 Oglinda Bazil, “Online Arbitration - Solution for Commercial Disputes during and after the Crisis”,

Innovation and Development in Business Law, Vol 1, 2021, tr 42-43

56 http://www.icann.org/udrp/udrp-policy-24oct99.htm.

Trang 27

Thứ hai, ODR tạo cơ hội cho nhiễu tinh hung tranh chấp khác nhau được giảiquyết Về mặt không gian, các giải pháp giải quyết tranh chấp trực tuyến thường khôngchịu ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại tuyến như bối cảnh dịch bệnh, chiến tranh, thiêntai Về mặt thời gian, các nền tảng ODR vận hành trên nền tảng web thường trực 24/7,

có tính năng gửi nhận thông điệp dữ liệu trong thời gian thực cho phép các bên tranh

chấp ở mọi nơi trên thế giới đều có thể sắp xếp thời gian tham gia các quy trình giảiquyết tranh chấp Đây là những tiện ích bước đầu, mở ra những tiềm năng rộng lớn,những giải pháp giải quyết tranh chấp thông minh và hiệu quả hơn trong tương lai

Thứ ba, phương thức ODR phát huy các thế mạnh của lĩnh vực công nghệ thôngtin và viễn thông tại Việt Nam vào nhiệm vụ giải quyết các tranh chấp thương mại quốc

té Xét riêng trong lĩnh vực ICT, hiện Việt Nam có khoảng 45.500 doanh nghiệp danghoạt động Tổng doanh thu của các doanh nghiệp này ước tính khoảng 126 tỷ USD,trong đó bao gồm cả đóng góp các doanh nghiệp FDI Tỷ trọng xuất khẩu Công nghệthông tin và Truyền thông hiện chiếm khoảng 30% tông giá trị xuất khâu quốc gia.”Việc phát triển và ứng dụng các thành tựu ICT nhằm tạo ra các giải pháp ODR ưu việt,tân tiễn không chỉ mở ra một hướng phát triển mới cho lĩnh vực ICT tại Việt Nam, màcòn nâng cao chất lượng và đây nhanh tốc độ phát triển của lĩnh vực ODR nhằm đápứng các nhu cầu dịch vụ pháp lý ngày một tăng Theo TS Đặng Xuân Hợp, ODR là dịch

vụ pháp lý có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế nêu được đầu tư và phát triểntới một trình độ nhất dinh.5® Đây là một đặc trưng xuất phát trừ tính chất phi biên giớicủa phương thức ODR, cho thấy tiềm năng kinh tế không nhỏ của lĩnh vực mới mẻ này

tại Việt Nam.

1.2 Các mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến

1.2.1 Phân loại các mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến

Phương thức ODR được các chủ thể cung ứng và thực hiện thông qua các môhình giải quyết tranh chấp trực tuyến Trên thực tế, có thể phân loại mô hình giải quyếttranh chấp trực tuyến dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau Một số tiêu chí phân loại phổbiến có thể kê đến như: (i) Chủ thé sở hữu và xây dựng nên tang; (ii) Mức độ ứng dụng

công nghệ: (11) Vai trò của bên thứ ba trung lập.

°7 Hiền Minh, Hiện thực hóa khát vọng chuyển đổi số của Việt Nam, Báo Chính phủ, 16/12/2020, truy cập tại: Ban

1n bài việt | Hiện thực hóa khát vọng chuyên đôi sô của Việt Nam (baochinhphu.vn), truy cập ngày 8/12/2021.

58 Xem Phụ lục 2: Biên bản phỏng van chuyên gia - TS Đặng Xuân Hop.

Trang 28

(i) Căn cứ vào chủ thé sở hữu và xây dung nền tang, các mô hình ODR được chia

thành ba loại”:

Thứ nhất, nên tảng ODR của chính phú (Government-run ODR platform) Môhình này do các cơ quan của Chính phủ xây dựng dé đảm bảo tranh chấp trong các lĩnhvực do các cơ quan này quản lý được giải quyết một cách hiệu quả Ví dụ điển hình choloại nền tảng này là mô hình ODR do Liên minh Châu Âu thành lập, chuyên giải quyếtcác tranh chấp về thương mại điện tử và tranh chấp khác liên quan đến người tiêu dùng

Thứ hai, nên tảng ODR của tòa án (Court-annexed ODR platform) Day mà môhình ODR do các tòa án quốc gia thành lập, nhằm tiến hành các quy trình tố tụng tòa án

trên nền tảng trực tuyến Ví dụ điển hình cho loại hình ODR này là tòa án trực tuyến

thành phố Hàng Châu - Trung QuécTM

Thứ ba, nên tảng ODR tư nhân (Private ODR platform) Mô hình này được xâydựng và phát triển bởi các nhà cung ứng ODR tư nhân như các trung tâm giải quyếttranh chấp tư nhân, các công ty công nghệ hay các sàn thương mại điện tử Các nềntảng ODR tư nhân có thê cung cấp các giải pháp giải quyết tranh chấp gồm Chân đoán

(Diagnosis), Thương lượng (Negotiation), Trung gian - Hòa giải (Mediation), Lượng giá (Evaluation), Kháng cáo (Appeal) hay Trọng tài (Arbitration) theo phương thức trực

tuyến.5! Trong số các loại hình ODR được phân loại theo các tiêu chí này, chỉ có nềntảng ODR tư nhân thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tai”

(ii) Căn cứ vào mức độ ứng dụng công nghệ, các mô hình ODR bao gồm: ODR

có sự trợ giúp của công nghệ (Technology-assisted ODR) và ODR hoàn toàn trên nềntảng công nghệ (Technology-based ODR).53 Nếu như ở mô hình trước yếu tố công nghệ

chỉ đóng vai trò hỗ trợ và có sự tham gia của con người là bên thứ ba trung lập thì ở mô

hình sau, yếu t6 công nghệ và thuật toán được sử dụng gần như dé thay thé hoàn toànhoặc giảm thiểu nhiều nhất có thể vai trò của bên thứ ba trung lập là con người

(iii) Can cứ vào vai trò của bên thứ ba trung lập, các mô hình ODR được phan

loại giống như cách phân loại phương thức ADR truyền thống." Theo đó, các phươngthức giải quyết tranh chấp trực tuyến bao gồm: Thương lượng trực tuyến (Online

°° The NITI Aayog Expert Committee on ODR, sdd, 2021, tr 19

6° Xem chỉ tiết tại: The litigation platform of Hangzhou Internet Court

51 Colin Rule, z/đz, 10/2020, tr 5.8.

62 Như đã nêu tại mục 1.1.1 của chương này, dé tài có phạm vi là các phương thức ODR ngoài tòa án.

®3 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 41

64 Zheng Jie, sdd, 2020, mục 3.1.3.1, tr 39

Trang 29

Negotiation); Hoà giải trực tuyến (Online Mediation); Trọng tài trực tuyến (OnlineArbitration); ODR lai (Hybrid ODR) bao gồm nhiều “tầng” của quy trình giải quyếttranh chấp, là sự kết hợp của nhiều phương thức ODR nói trên.

1.2.2 Đặc điểm của mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến tư nhân

Trong số các tiêu chí phân loại, nhóm nghiên cứu mô hình ODR tư nhân đượcphân loại theo tiêu chí (1) dé tiép tục làm rõ các đặc điểm về mặt chủ thé; mối quan hệgiữa các chủ thể; các loại tranh chấp được giải quyết; và kết quả giải quyết tranh chấp

như sau:

Vé chủ thể, mô hình ODR do tư nhân vận hành gồm các chủ thé tham gia sau: (i)nhà cung ứng nên tảng ODR; (ii) nhà vận hành ODR; (iii) các bên tranh chấp; (iv) ngườitrung gian; và (v) tòa án và cơ quan quản lý nhà nước Theo đó, nhà cung ứng nền tảngODR chịu trách nhiệm chính về mặt kỹ thuật của mô hình ODR, cung ứng các giải phápcông nghệ và nền tảng số cho các quy trình giải quyết tranh chấp, cho phép các hoạt

động tạo lập, gửi nhận, lưu trữ, trao đôi thông tin, liên lạc giữa các bên được diễn ra một

cách thuận tiện và bao đảm an ninh dit liéu.® Nhà vận hành ODR là chủ thé điều phối

về mặt hành chính các quy trình ODR, có thé độc lập với nhà cung ứng nền tảng ODRhoặc hoạt động như một bộ phận của chủ thé nay.® Các bên tranh chấp gồm “nguyênđơn” là bên khởi động quy trình ODR, và “bị đơn” là bên được yêu cầu tham gia giảiquyết tranh chấp bởi nguyên đơn, tương tự như trong các phương thức giải quyết tranhchấp ngoài tòa án ngoại tuyến truyền thống.” Người trung gian là các cá nhân tham gia

hỗ trợ các bên giải quyết tranh chấp, thường là hòa giải viên, trong tài viên trực tuyến.Š

Trong hoạt động của các mô hình ODR do tư nhân vận hành, tòa an và các co quan quản

lý nhà nước là các thiết chế quyền lực công, giám sát, quản lý và hỗ trợ việc tiến hànhcác quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến

Về moi quan hệ giữa các chủ thể, mô hình ODR do tư nhân vận hành có ba nhómquan hệ đặc trưng: (i) quan hệ giữa nhà cung ứng nên tang ODR với nhà vận hành ODR;(ii) quan hệ giữa các bên tranh chấp với nhà cung ứng nền tảng và nhà vận hành ODR;(iii) quan hệ giữa nhà cung ứng nền tảng và nhà vận hành ODR với tòa án va cơ quanquan ly nhà nước Ở nhóm quan hệ (i), nhà cung ứng nền tảng ODR có thể bao gồm

65 Phần V, đoạn 26, Ghi chú Kỹ thuật về ODR của Nhóm Công tác số IIT UNCITRAL.

86 Phần V, đoạn 27, Ghi chú Kỹ thuật về ODR của Nhóm Công tác số II UNCITRAL.

®7 Phần V, đoạn 25, Ghi chú Kỹ thuật về ODR của Nhóm Công tác số IIT UNCITRAL.

68 Phần V, đoạn 25, Ghi chú Kỹ thuật về ODR của Nhóm Công tác số IIT UNCITRAL.

Trang 30

hoặc độc lập với nhà vận hành ODR Trường hợp nhà cung ứng nền tảng ODR đã baogồm chức năng vận hành các quy trình ODR có thể thấy tại các trung tâm, nền tảng hòagiải trực tuyến như CIETAC, AAA, eBRAM, MedUp, HIAC ° Trường hợp nhà cungứng nền tảng ODR độc lập với nhà vận hành ODR, một thỏa thuận hợp tác thường đượclập giữa hai chủ thé này dé tiễn hành các quy trình ODR trên cơ sở quản lý hành chính

và hạ tầng kỹ thuật được cung cấp độc lập bởi từng bên Đây là mô hình thường thấytrong các nên tảng ODR của sàn thương mại điện tử, những ví dụ điển hình là Alibaba,eBay, SquareTrade Ở nhóm quan hệ (ii), các bên tranh chấp tham gia quy trình ODRphan lớn trao đổi thông tin, tài liệu, chứng cứ thông qua nền tang công nghệ của nhàcung ứng nền tảng ODR, do đó nhà cung ứng sẽ có nghĩa vụ thi hành các biện pháp bảođảm an ninh thông tin cho dit liệu được trao đổi, lưu trữ trong quá trình giải quyết tranhchấp Sự tham gia của yếu tố công nghệ cũng đòi hỏi nhà vận hành ODR tích cực hỗ trợcác bên trong các vấn đề kỹ thuật, bảo đảm quy trình giải quyết tranh chấp trên môitrường trực tuyên diễn ra phù hợp với quy định pháp luật và có khả năng cao được côngnhận va thi hành Ở nhóm quan hệ (iii), hoạt động của các mô hình ODR góp phan lamgiảm áp lực của các vụ kiện lên hệ thống tư pháp, nâng cao năng lực giải quyết tranhchấp của nền tư pháp quốc gia và quốc tế Ở chiều ngược lại, tòa án quốc gia có trách

nhiệm giám sát và hỗ trợ các quy trình ODR, các cơ quan nhà nước có chức năng quản

lý sự thành lập và hoạt động của các nhà cung ứng nền tảng ODR, nhà vận hành ODR,người trung gian trong các quy trình ODR, nhằm đảm bảo quy trình này được thực hiệnhợp pháp, tránh sự trì hoãn không cần thiết, bảo đảm tốt nhất quyền và lợi ích cho cácbên tranh chấp

Về các loại tranh chấp được giải quyết tại mô hình ODR do tư nhân vận hành,trước đây thường là các tranh chấp về tên miền, tranh chấp thương mại điện tử do cáctranh chấp gồm các yếu tô trực tuyến, giá trị nhỏ, được trực tiếp thi hành bởi tô chức tưnhân, phi chính phủ cung cấp dịch vụ ODR như WIPO, CIETAC, eBay ” Ngày nay,hầu như tất cả các loại tranh chấp, từ hàng hóa, dịch vụ, tranh chấp thương mại xuyênbiên giới đều có thể được yêu cầu giải quyết tại các nền tảng ODR tư nhân

Về kết quả giải quyết tranh chấp do mô hình ODR tu nhân ban hành, kết quả giảiquyết tranh chấp có thê không mang tính ràng buộc (kết quả thương lượng), hoặc có tính

6° Các nhà cung ứng ODR đã nêu sẽ được phân tích cụ thé tại Chương II và Chương III.

a0 Faye Fangfei Wang, sdd, 2018, muc 4.2.

Trang 31

ràng buộc (kết quả hòa giải thành trực tuyến, phán quyết trọng tài trực tuyến) Tính ràngbuộc được thể hiện qua việc tòa án công nhận và cưỡng chế thi hành các kết quả giảiquyết tranh chấp trực tuyến, với điều kiện các kết quả này được đưa ra phù hợp với quyđịnh pháp luật về tố tụng Ngoài ra, một số kết quả giải quyết tranh chấp có thé đượcchính các tổ chức tư nhân cung ứng dịch vụ ODR tự mình thực hiện.

1.3 Các nguyên tắc pháp luật về giải quyết tranh chấp trực tuyến

1.3.1 Tính hợp pháp của thỏa thuận giải quyết tranh chấp trực tuyến

Tính hợp pháp của thỏa thuận ODR hiện được điều chỉnh bởi số lượng công cụpháp lý rất hạn chế, và thường được kết hợp giữa các công cụ điều chỉnh trực tiếp vàgián tiếp.”!

Công cụ điều chỉnh trực tiếp tính hợp pháp của thỏa thuận ODR thường đượcchứa đựng trong các nguồn luật ADR truyền thống Trong lĩnh vực trọng tài, Công ướcNew York về Công nhận và Thi hành các phán quyết trọng tài nước ngoài 1958 (Côngước New York) và Luật Mẫu UNCITRAL về Trọng tài thương mại quốc tế 1985, sửađổi 2006 (Luật Mẫu về Trọng tai) là hai nguồn luật quan trọng nhất Trong lĩnh vực hòagiải, Luật Mẫu của UNCITRAL về Hòa giải thương mại quốc tế 2002, sửa đổi 2018(Luật Mẫu về Hoà giải), một nguồn luật mềm cung cấp hướng dẫn về quy trình thủ tụcnhưng hầu như không có quy định về tính hợp pháp của thỏa thuận hòa giải Tính hiệulực của thỏa thuận giải quyết tranh chấp được xác lập nếu đáp ứng hai yêu cầu: (i) vềhình thức của thỏa thuận (Formal Validity Requirement), và (ii) về nội dung ý chí của

các bên (Substantive Validity Requirement) ”

Thứ nhất, về mặt hình thức của thỏa thuận Trong lĩnh vực trọng tài, thỏa thuậntrọng tài phải được lập “dưới dạng văn bản” là một điều kiện để phán quyết được côngnhận và cho thi hành.” Quy định về hình thức văn bản của thỏa thuận trọng tài hướngtới hai mục đích Thứ nhất, hình thức văn bản xác nhận ý chí đồng thuận của các bên vềthỏa thuận trọng tài của mình, từ đó thiết lập thắm quyền của hội đồng trọng tài và loạitrừ quyền khởi kiện ra toà án Thứ hai, hình thức văn bản sẽ hỗ trợ các bên chứng minh

sự ton tại của thỏa thuận trọng tài có hiệu lực khi cần viện tới các thủ tục tố tụng có liênquan Thêm vào đó, Điêu IV Công ước New York cũng yêu câu các bên cung câp thỏa

71 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 67.

72 Faye Fangfei Wang, sdd, 2018, muc 5.3.

T3 Điều II, Công ước New York.

Trang 32

thuận trọng tài bản gốc cùng bản sao có chứng thực nhằm đạt được sự công nhận và chothi hành phán quyết trọng tài có tính xuyên biên giới Như vậy, hình thức văn bản củathỏa thuận trong tài không chỉ có ý nghĩa đối với việc khởi động thủ tục tố tụng trọngtài, mà còn cần thiết cho quá trình công nhận và cho thi hành phán quyết trọng tài.

Đối với lĩnh vực hòa giải, thỏa thuận hòa giải (agreement to mediate) cũng có théđược lập như một điều khoản của hợp đồng chính hoặc thỏa thuận độc lập trước hoặcsau khi tranh chấp phát sinh.” Các quy định về hình thức của thỏa thuận hòa giải có théđược tham khảo tại nguồn luật điều chỉnh hợp đồng, các quy chế trung tâm giải quyết

tranh chấp, tại Luật Mẫu về Hòa giải, hoặc kết hợp các nguồn luật trên Thực tiễn giải

quyết tranh chấp cho thấy thỏa thuận hòa giải không bắt buộc phải được lập dưới dạngvăn bản nhưng hình thức này thường được coi là cơ sở tốt dé các bên tránh mắc phảihiểu lầm không đáng có khi tiến hành hòa giải.75 Thỏa thuận hòa giải cũng có thé đượcxác lập thông qua phương tiện điện tử, hoặc được yêu cầu bằng phương thức trực tuyến

và được xác nhận bởi đại diện hợp pháp của các bên Trong cả hai trường hợp, tính xác

thực của thỏa thuận hòa giải đều có thé được thừa nhận như cơ sở dé tiễn hành quy trìnhgiải quyết tranh chấp các bên đã lựa chọn

Công cụ điều chỉnh gián tiếp tính hợp pháp của các thỏa thuận ODR thường có ýnghĩa cầu ni giữa hình thức văn ban trong các nguồn luật điều chỉnh ADR truyền thốngvới dang tồn tại kỹ thuật số của thỏa thuận Trên thực tế, thỏa thuận giải quyết tranhchấp có thể được lập thông qua các phương tiện điện tử như email, website, hệ thống tựđộng Các phương tiện này có chức năng tương đương với thỏa thuận băng hình thứcvăn ban trong việc thé hiện ý định giao kết của các bên, song môi trường ảo nơi cácphương thức này được sử dụng cần được quản lý chặt chẽ để đảm bảo tính nguyên bản,chính xác của dữ liệu Một số công cụ có thé hỗ trợ cho công cuộc quản lý có thé kế đếnchữ ký điện tử, dấu điện tử (electronic seal), hay dấu thời gian điện tử (electronictimestamp), cũng đã được phát triển các chế định pháp luật của riêng mình

Thứ hai, về nội dung ÿ chí của các bên Khi xác lập các thỏa thuận giải quyết

tranh chấp, sự nhận thức của các bên về việc tham gia vào một thỏa thuận trọng tài là

điêu đặc biệt quan trọng, nhat là trong bôi cảnh xã hội công nghệ với các điêu khoản và

74 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 77.

75 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 78.

Trang 33

hợp đồng được xác lập thông qua phương tiện điện tử.” Bài kiểm tra về sự nhận thức(the “awareness” test) của các bên khi tham gia vào thỏa thuận trọng tài được coi là đãđáp ứng nếu có cơ sở cho thấy các bên đã có sự chú ý hợp lý tới điều khoản được xáclập Nếu thỏa thuận trọng tài được lập thông qua phương tiện điện tử, cần được diễn giảidưới hình thức phù hợp để bảo đảm tính rõ ràng của ý định được đề đạt Ví dụ như trong

vụ Golden Valley Grape Juice and Wine, LLC v Centrisys Corporation et al, đề nghị bỗsung trong đó có điều khoản giải quyết tranh chap được gửi qua email cùng ba tệp đínhkèm, một mặt phù hợp với quy định tại Công ước của Liên Hợp Quốc về Hợp đồng Muabán hàng hóa Quốc tế 1980 (Công ước Viên 1980 - CISG), một mặt được cơ quan giảiquyết tranh chấp xác định là đáp ứng bài kiểm tra về sự nhận thức hợp lý của các bênđối với việc tham gia thỏa thuận Một ví dụ khác trong vụ Manasher v NECC Telecomcho thấy thỏa thuận trọng tài không được coi là có hiệu lực do nguyên đơn đã không thê

nhận thức rõ ràng về sự tồn tại của thỏa thuận tại hợp đồng do bị đơn cung cấp Các

bang chứng cho thấy thỏa thuận trọng tài đã được đính kèm trong điều khoản sửa đổihợp đồng trực tuyến, được dẫn chiếu ở đoạn thứ năm của trang thứ hai trong hóa đơncủa nguyên đơn với ngôn ngữ rất mơ hồ Như vậy, thỏa thuận giải quyết tranh chấp trựctuyến không chỉ cần đáp ứng về mặt hình thức mà còn cần đáp ứng sự nhận thức hợp lýcủa các bên tham gia xác lập điều khoản giải quyết tranh chấp

1.3.2 Quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến

Về mặt lý thuyết, các tiêu chuẩn tối thiểu đối với quy trình tố tụng dân sự đã dầnđược hình thành trên nguyên tắc công bang (fair) và đúng trình tự (due process).”” Bất

kế những khác biệt trong truyền thống tổ tụng thâm van của các nước Dân luật và truyềnthống đối tụng của các nước Thông luật, các quy trình tố tụng đều hướng tới giá trịchung là tính hiệu quả và công bang cho các bên tranh chấp.”8 Cụ thé hơn, các giá trịchung này có thé được xác định dựa trên bốn nguyên tac trụ cột (corner-stones) trong tốtụng dân sự, gồm: (i) khả năng tiếp cận công lý; (ii) bảo đảm tính công bằng của quytrình tố tung; (iii) duy trì quy trình nhanh chóng và hiệu qua; (iv) ban hành kết quả giảiquyết tranh chấp công bang và hiệu quả ”? Ba nguyên tac đầu tiên có thé được sử dung

76 Faye Fangfei Wang, sdd, 2018, mục 5.3.

T7 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 216.

78 Gélinas F, Camion C, Bates K, Anstis S, Piché C, Khan M, Grant E, Foundations of civil justice, Springer,

Berlin, 2015, tr 115-118.

79 Andrew N, Fundamental principles of civil procedure: Order out of chaos Civil litigation in a globalising

world, Springer, Berlin, 2012, tr 19-38

Trang 34

như tiêu chuẩn dé đánh giá tính hiệu qua của quy trình t6 tụng dân sự, trong khi nguyêntắc cuối cùng có giá trị đánh giá hiệu quả thi hành kết quả giải quyết tranh chấp Banguyên tắc về quy trình tố tụng gồm các yếu tố cụ thé như sauŠ°:

(i) Kha năng tiếp cận công ly: Các bên có thé tiếp cận công lý, có quyền lựa chọnluật sư, và các tư vẫn pháp luật phải được bảo mật Một bên được bảo hộ trước các cáobuộc hay phản bác phi pháp, được khuyến khích và tạo điều kiện tiễn hành các phương

thức ADR, đặc biệt là hòa giải và trọng tài.

(ii) Bao đảm tinh công bằng của quy trình tố tụng: Các bên được hưởng sự độclập, công tâm trong các hoạt động tư pháp, được bình dang trong tố tung, được đối xửcông bằng Thiết chế tư pháp có nghĩa vụ tránh gây bất ngờ cho các bên, tôn trọngnguyên tắc công bang trong tiếp cận thông tin, bao gồm việc thông báo, trao đổi, giao

nộp thông tin, chứng cứ giữa các bên.

(iii) Duy trì quy trình nhanh chóng và hiệu quả: Thiết chế tư pháp phân bổ nguồnlực trong t6 tụng, phòng tránh những trì hoãn không cần thiết

Như vậy, với tư cách là một trong những giải pháp giải quyết tranh chấp ngoàitòa án, các quy trình ODR cũng cần đáp ứng các nguyên tắc nền tang của tô tung dân sựvới sự vận dụng cụ thê các nguyên tắc như sau:

Nguyên tắc (i) về khả năng tiếp cận công lý của các bên được bảo hộ bởi Điều

47 Hiến chương về Quyền cơ bản của Liên minh châu Âu, Điều 6 và Điều 13 Công ướcchâu Âu về bảo vệ Quyền Con người và Quyền Tự đo cơ bản.Š! Nguyên tắc này có mụcđích “tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các chủ thé thực hiện quyền của mình thông quacác phương thức thiết thực và hữu hiệu”.32 Khái niệm “tiếp cận công lý” thể hiện ở việcchủ thê nhận được phán quyết về vấn đề pháp lý trong một khoảng thời gian và mức chỉphí hợp lý “Công lý” hay một phiên xét xử công bằng đồng thời bao hàm những đòi hỏi

về sự bình đăng trong đội ngũ, quyền đối chứng, quyền kháng nghị, và về sự độc lậpcủa hội đồng xét xử

Nguyên tắc (ii) về tính công bang của quy trình tô tụng có phạm vi rat rộng, gồm

sự tiép cận công lý với mức chi phí hợp ly, thông báo vê yêu câu khởi kiện, cơ hội được

80 Andrew N, ¢t/dd, 2012, tr 33.

81 Hiến chương về Quyền cơ ban của Liên minh châu Au, 2012, OJ C326/02.

82 Nguyên van: Access to justice aims to mitigate “any type of hindrances for citizens to have a practical and

usable way to realize their legal rights.”, Zheng Jie, sdd, 2020, tr 217.

83 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 217-218.

Trang 35

lắng nghe trong phiên đối chất nhân chứng, việc chỉ định bên trung gian trung lập, quytrình tổ tụng minh bạch, yêu cầu đưa quan điểm hợp lý, biên bản giải quyết tranh chấpdưới dang văn bản hoặc tương đương, được phát hành công khai, quyền khiếu nại Tácgiả Zheng Jie đã chỉ ra một vài yếu tố cho thay sự thỏa mãn của chủ thể trước một quytrình tổ tụng công bằng, bao gồm quyền được biện hộ của các bên và tính trung lập, tincậy và công bằng của người trung gianŠ*.

Nguyên tắc (iii) về việc duy trì quy trình tố tụng nhanh chóng và hiệu quả, đòihỏi quy trình t6 tụng được thực hiện trong một khoảng thời gian hợp lý Một mặt, nguyêntắc cho phép các bên tranh chấp đồng thuận xây dựng một quy trình tố tụng với khungthời gian cố định và công bằng cho các bên Mặt khác, nguyên tắc đòi hỏi quy trình tốtụng phải được tiến hành trong một khoảng thời gian hợp ly.*®

Về mặt thực tiễn, hiện không có văn bản pháp ly điều chỉnh các quy tắc t6 tungODR trên phạm vi toàn cầu Ghi chú Kỹ thuật về ODR là khung tiêu chuẩn phố biếnnhất về tố tụng ODR, song chỉ đưa ra một số nguyên tắc cơ bản về tiêu chuẩn tố tụngODR quốc tế nhưng không mang tính ràng buộc pháp lý Trên thực tế, khung tiêu chuẩnnày được một số nền tảng ODR tư nhân cắt giảm một số nội dung với lý do bảo toàntính nhanh chóng và tiết kiệm của quy trình tổ tung.®° Tuy nhiên, sự cắt giảm này cầnđược cân nhac dé không ảnh hưởng đến giá trị thi hành của kết quả giải quyết tranhchấp

1.3.3 Thi hành kết quả giải quyết tranh chấp trực tuyến

Kết quả của quá trình giải quyết tranh chấp trực tuyến có thé là một thỏa thuận

sau khi các bên thương lượng thành công, một thỏa thuận hay biên bản hoà giải thành,

hoặc cũng có thê là một phán quyết trọng tài được đưa ra bởi hội đồng trọng tài Kếtquả giải quyết tranh chấp trực tuyến có thé được thi hành thông qua hai phương thứcchính: (i) Thi hành kết quả giải quyết tranh chấp bằng quyền lực công và (ii) Thi hànhkết quả giải quyết tranh chap thông qua các tổ chức tư

(i) Thi hành kết quả giải quyết tranh chấp bằng quyền lực công (PublicEnforcement) là cơ chế công nhận dựa trên sự hỗ trợ hoặc can thiệp của chủ thể côngnhư tòa án quốc gia, các cơ quan hành chính, văn phòng công chứng Mặc dù ODR là

84 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 220.

85 Zheng Jie, sdd, 2020, tr 223-224.

86 [ odder và Zeleznikow, “Enhanced dispute resolution through the use of information technology”, Cambridge

University Press, Cambridge 2010, tr 21.

Trang 36

phương thức giải quyết tranh chấp ngoài tòa án, sự can thiệp của các chủ thể công đôikhi vẫn là điều cần thiết để các kết quả ODR được thi hành trong trường hợp các bên

không tự nguyện tuân thủ.

(ii) Thi hành kết quả giải quyết tranh chấp thông qua các tô chức tu (PrivateEnforcement) là việc các tổ chức tư nhân tự mình thi hành kết quả giải quyết tranh chấptrực tuyến Day là phương thức đặc biệt phổ biến đối với tranh chấp tên miền, các tranhchấp tại nền tảng thương mại trực tuyến

Khung pháp lý cho việc thi hành phán quyết trọng tài cũng như văn bản về kếtquả hoà giải thành được thiết lập tại Công ước New York, Luật Mẫu về Trọng tài vàLuật Mẫu về Hòa giải Ngoài ra, thi hành kết quả giải quyết tranh chấp bằng quyên lựccông cũng đòi hỏi các bên tham gia giải quyết tranh chấp tiễn hành quy trình phù hợpvới quy định của pháp luật quốc gia nơi kết quả được thi hành

Trang 37

TIỂU KET CHƯƠNG INhóm nghiên cứu tiến hành tìm hiểu và đề xuất các giải giải quyết tranh chấptrực tuyến dưới góc độ tiếp cận khái niệm ODR như sau: Giải quyết tranh chấp trựctuyến là quy trình giải quyết tranh chấp ngoài tòa án gom các bước của quy trình tốtụng được mặc định thực hiện thông qua Internet va các cơ chế hỗ trợ của công nghệ

số mà không đòi hỏi các bên tham gia phải gặp gỡ trực diện trong một không gian vậtchất nhất định Xuyên suốt lịch sử phát triển, phương thức ODR thể hiện sự khác biệt

so với “người tiền nhiệm” ADR của mình ở sự tham gia của bên thứ tư hỗ trợ khía cạnh

công nghệ, tính hiện đại, tính phi biên giới, tính mình bạch, chính xác ở mức độ cao, và

là phương thức có tính rủi ro Tương tự như ADR, ODR được tiến hành thông qua các

cơ chế thương lượng, trung gian - hòa giải và trọng tài, diễn ra trên môi trường trựctuyến và cung cấp cho các bên tham gia giải quyết tranh chấp nhiều tiện ích và tính nănghữu ích của công nghệ số Việc khuyến khích và sử dụng các phương thức ODR có ba

ý nghĩa chính: (i) ODR là giải pháp giải quyết tranh chấp tiết kiệm, tiện lợi giúp bảo vệquyên và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chap; (ii) ODR tạo cơ hội cho nhiễu tìnhhuống tranh chấp khác nhau được giải quyết; và (iii) phương thức ODR phát huy cácthé mạnh của lĩnh vực công nghệ thông tin và viễn thông tại Việt Nam vào nhiệm vụ giảiquyết các tranh chấp thương mại quốc tế Các phương thức ODR được thực hiện thôngqua các mô hình ODR, được vận hành bởi các chủ thể tư Nhằm đạt được những mụcđích nêu trên, các phương thức ODR cần được thực hiện phù hợp với tiêu chuẩn phápluật hiện hành liên quan đến các van dé: (i) tính hợp pháp của thỏa thuận giải quyết tranhchấp trực tuyến; (ii) quy trình giải quyết tranh chấp trực tuyến; va (iii) thi hành kết quagiải quyết tranh chấp trực tuyến Đây đều là các nội dung tiền đề cho các nghiên cứu sâuhơn nhăm đề xuất giải pháp phát triển phương thức ODR phù hợp với tình hình thực

tiễn và pháp luật tại Việt Nam

Trang 38

CHUONG II: CÁC MÔ HÌNH GIẢI QUYÉT TRANH CHAP TRỰC TUYẾN

VÀ HE THONG CONG CỤ PHÁP LÝ DIEU CHỈNH PHƯƠNG THỨC GIẢI

QUYÉT TRANH CHAP TRỰC TUYẾN TREN THE GIỚI

2.1 Các mô hình giải quyết tranh chấp trực tuyến trên thế giới

2.1.1 Mô hình ODR tại Hiệp hội Trọng tài Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là cái nôi cho sự ra đời của Internet, đồng thời là quốc gia tiên phong trongcác phát kiến về công nghệ thông tin trên thế giới.Š” Cũng chính vi thế, những tranh chapliên quan đến môi trường trực tuyến đầu tiên cũng đã xuất hiện tại đây Điều này đặt rayêu cầu phải có các cơ chế giải quyết tranh chấp trên môi trường này ra đời Ngoài lý

do trên, phần lớn sự phát triển ban đầu của ODR được đặt tại Hoa Kỳ là bởi Hoa Kỳ làquốc gia áp dụng sớm các quy trình ADR và có sự cạnh tranh mạnh mẽ mang tính đổimới của thị trường ADR tại day.** Vào những năm cuối của thé kỷ XX, những dự ánđầu tiên về ODR đã được tiến hành bởi Đại học Massachusetts và Đại học Michigan tạiHoa Kỳ Cũng trong khoảng thời gian này, một số các nhà cung ứng nền tảng ODR đầutiên đã xuất hiện tại Hoa Kỳ như Cybersettle, eBay, Từ đó cho đến nay, ODR đã dầnđạt được sức hút đáng ké tại Hoa Ky.*® Không khó dé có thể tim thay một nhà cung ứngnên tảng ODR tại Mỹ ngày nay, với đa dạng các thành phần như các doanh nghiệp ICTđóng vai trò là “bên thứ tư" như đã được dé cập ở Chương I, hay các tổ chức có chuyênmôn trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp, đặc biệt là các tổ chức trọng tài và hoà giải

Được thành lập từ những nam 1920s, Hiệp hội Trọng tài Mỹ (American Arbitration

Association - AAA) là một trong những tô chức đứng đầu về cung ứng các dịch vụ giảiquyết tranh chấp và đã đi đầu trong việc phát triển giải quyết tranh chấp trực tuyến.AAA đã được ghi nhận là tổ chức giải quyết các van đề tranh chấp trực tuyến duy nhấttham gia vào quy trình quản lý các xung đột trực tuyến thông qua Dự án Tham phán ảovào năm 1995 Vào những năm đầu của thế kỷ XXI, cùng với sự phát triển của thị trườngtrực tuyến, AAA đã có một bước đột phá bằng việc xây dựng nên tảng giải quyết tranhchấp của riêng mình, sử dụng cho các tranh chấp B2B trong lĩnh vực thương mại điện

87 Lé Phuong Thảo, Trần Hồng Linh, Nhân lực trong quá trình chuyển đổi số: Bài học kinh nghiệm từ Hoa Kỳ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội, 2021, xem tại https://congnghiepcongnghecao.com.vn/tin-tuc/t24162/nhan-

luc-trong-qua-trinh-chuyen-doi-so-bai-hoc-kinh-nghiem-tu-hoa-ky.html, truy cập ngày 13/02/2022

88 1.6 Xuân Tùng, Giải quyết tranh chấp thương mai bằng trọng tài và hòa giải trực tuyến ở Hoa Kỳ, 2021, truy

cập tại https://tapchitaichinh giai-truc-tuyen-o-hoa-ky-337485.html, truy cập ngày 5/3/2022.

vn/tai-chinh-phap-luat/giai-quyet-tranh-chap-thuong-mai-bang-trong-tai-va-hoa-89 Amy J Schmitz and Jan Martinez, “ODR and Innovation in the United States”, Online Dispute Resolution:

Theory and Practice: A Treatise on Technology and Dispute Resolution, Wahab, Katsh and Eds., 2021

Trang 39

tử Từ năm 2001, AAA đã cho ra mắt AAA Webfile, một khung quản lý hồ sơ trực tuyến

và giao tiếp giữa các bên với AAA Ké từ đó, số lượng các vụ tranh chấp mà các bêngửi hồ sơ trực tuyến đến cho AAA dé giải quyết ngày càng tăng Từ năm 2012, AAA đãcho phát trién công cụ ClauseBuilder có thé giúp các bên xây dựng thỏa thuận trọng tàihiệu quả ngay trên môi trường trực tuyến Khi đại dich COVID-19 bùng phát, AAA đưa

ra lời khuyên cho các doanh nghiệp nên gửi hồ sơ vụ việc và tiễn hành thanh toán trựctuyến thông qua nền tang AAA WebFile dé có thé không làm gián đoạn đến công việckinh doanh Hiện nay, AAA cung cấp dịch vụ ODR cho đa dạng các lĩnh vực như tranhchấp thương mại, tranh chấp xây dựng, tranh chấp người tiêu dùng

AAA chủ yếu cung cấp dịch vụ hoà giải trực tuyến và trọng tài trực tuyến AAAWebFile cung cấp các chức năng trực tuyến hỗ trợ cho việc giải quyết tranh chấp như:gửi hồ sơ vụ việc; lựa chọn bên thứ ba giải quyết tranh chấp; trao đôi giữa các bên vàquản lý vụ việc thông qua bang tin; tải tài liệu; thanh toán các chi phí; xem xét tiến độ

vụ việc; theo đõi các vụ việc được thực hiện bang phương thức giải quyết tranh chấp

truyền thống Người quản lý hồ sơ vụ việc (Case manager) sẽ trợ giúp các bên thực hiệncác công việc trên Đối với những phiên xét xử trực tuyến (virtual hearing), AAA đã cónhững hướng dẫn chỉ tiết về việc sử dụng nền tảng của một bên thứ ba (điển hình làAAA đã ban hành hướng dẫn chi tiết sử dụng nền tang Zoom phục vụ cho các phiên xét

xử trực tuyến) cho các bên cũng như các trọng tài viên hay hoà giải viên

AAA có đóng góp rất lớn khi là tổ chức đi đầu trong việc phát trién ODR.°? Khi

dịch bệnh Covid-19 bùng phát, AAA là một trong những trung tâm trọng tài đã có động

thái chú trọng vào giải quyết các tranh chấp trên môi trường trực tuyến, đồng thời khuyếnkhích các bên tiễn hành theo phương thức này Mặc dù các phiên xét xử tại đây bị hoãn

ít nhất cho đến đầu tháng 6/2020, nhưng AAA đã nhấn mạnh răng, trong bối cảnh đó,

họ hoàn toàn có thé sử dụng các công cụ dé hỗ trợ các phiên xét xử từ xa Bên cạnh đó,AAA cũng đã ban hành những hướng dẫn cụ thể liên quan đến việc tiễn hành giải quyếttranh chấp trực tuyến, trong đó đề cập cả những vấn đề liên quan đến an ninh mạng và

bảo mật thông tin dữ liéu.”!

% Kohler & Schultz, Online dispute resolution: challenges for contemporary justice, 2004, truy cập tại

https://books google.com.vn/books?printsec=frontcover&vid=LCCN2005280877&redir_esc=y#v=onepage&q& f=false, truy cập ngày: 5/3/2022.

#1 Mark Shope,”The International Arbitral Institution Response to COVID-19 and Opportunities for Online

Dispute Resolution”, Contemporary Asia Arbitration Journal, 2020, tr 69

Trang 40

Quy tắc tố tụng AAA

Quá trình ODR được bắt đầu bằng việc nguyên đơn gửi yêu cầu hay hồ sơ vụviệc đến AAA WebFile và bắt đầu quá trình giải quyết tranh chap.°” Đối với các tranhchấp có giá trị lớn hơn 75.000 đô la, AAA yêu cầu các bên phải tiến hành hòa giải trướcvới nhau hoặc song song với quá trình trọng tài AAA có thé tô chức các cuộc họp từ

xa mang tính hành chính để giải quyết các van đề liên quan đến sắp xếp trọng tài viên,lịch phiên xét xử và một số thủ tục hành chính khác.°° Về địa điểm trong tài, các bên cóthê thỏa thuận lựa chọn hoặc do AAA xác định." Trước phiên xét xử, trọng tài viên cóquyền yêu cầu các bên cung cấp, trao đổi tài liệu, chứng cứ cần thiết của mình ở dướidang bản mềm cho bên còn lại dé thúc day sự công bằng về cơ hội được trình bày cáclập luận của minh.” Trong quá trình giải quyết tranh chấp, trọng tài viên nếu thấy hợp

lý có thể cho phép việc trình bày chứng cứ được diễn ra thông qua môi trường trựctuyến; đồng thời, các hình thức trực tuyến này phải đảm bảo tao cơ hội công bang chocác bên đưa ra băng chứng cũng như cơ hội cho việc thâm vấn chéo được diễn ra khi cónhân chứng tham gia.” Trong suốt cả quá trình giải quyết tranh chap, AAA, trọng tàiviên và các bên có thể gửi và nhận các thông báo của nhau thông qua các phương tiện

1.°8 Kết thúc, phán quyết trọng tài phải được lập dưới dang văn

điện tử như fax hay emai

bản và được ký bởi đa số các trọng tài vién.°® Tương tự đối với trong tài, ở phương thứchòa giải, các bên cũng có thê gửi yêu cầu hòa giải thông qua AAA WebFile.! Hoà giảiviên cũng có quyền tiến hành các buổi gặp mặt hay liên hệ với các bên thông qua cáchình thức trực tuyến.!0!

Pháp luật Hoa Kỳ về ODR

Mặc dù là một trong những khu vực di tiên phong trong lĩnh vực ODR nhưng

cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, Hoa Kỳ có sự thiếu vắng của các công cụtrực tiếp điều chỉnh phương thức ODR Là một quốc gia thuộc dòng họ Thông luật,

2 Điều R-4 (0), Điều M-2 Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hoà giải Thương mại 2013 của AAA

3 Điều R-9 Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hoà giải Thương mai 2013 của AAA

% Điều R-10 Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hoà giải Thương mại 2013 của AAA

®Š Điều R-11 Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hoà giải Thuong mại 2013 của AAA

° Điều R-22 Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hoà giải Thương mại 2013 của AAA

97 Điều R-32 (c) Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hoà giải Thương mại 2013 của AAA

®8 Điều R-43 Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hoà giải Thương mai 2013 của AAA

9 Điều R-46 Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hoà giải Thương mại 2013 của AAA

100 Điều M-2 Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hoà giải Thương mại 2013 của AAA

101 Điều M-7 (ii) Quy tắc Trọng tài và Thủ tục Hòa giải Thương mại 2013 của AAA

Ngày đăng: 31/03/2024, 00:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w