1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Luật học: Đương sự trong vụ án dân sự

112 0 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đương sự trong vụ án dân sự
Tác giả Lâm Đức Mạnh
Người hướng dẫn PGS.TS. Trần Anh Tuấn
Trường học Trường Đại học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 9,52 MB

Nội dung

Trang 1

BQ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRUONG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

——-R-DUONG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

NỘI, NĂM 2022

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUAT HÀ NOI

" Ao has

DUONG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Chuyên ngành: Luật dân sự và tố tung dân sự

Mã số: 8380103

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Tran Anh Tuấn.

HÀ NỘI, NĂM 2022

Trang 3

LỜI CAM BOAN

Tôi xin cam đoan đây là công tình nghiên cứu độc lập của riêng tôi mà

không sao chép bat hợp pháp từ bat kỳ nguồn tài liệu nào đã được công bó Các thông tin sử dụng trong luân văn có nguôn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng quy

“ôi xin chiu trách nhiệm vẻ tính trung thực, chính xác của các thông tin sửdụng trong luận văn này.

“Tôi xin chân thành cảm on!

Hà Nội ngày 31 tháng 8 năm 2022

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Lâm Đức Mạnh

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHU VIET TAT

BLTTDS 'Bộ luật tổ tung dân sự TAND, Tòa án nhân dân.

CHXHCNVN Công hòa xã hội chủ ngiấa Việt Nam

NB Nha xuất ban

HĐTP Hội đông thẩm phan

Nghỉ quyết 48:NQ/TW - Nghỉ quyết Bô Chính trị vẻ Chiến lược xây

ngày 24/5/2005 dưng va hoàn thiện hệ thông pháp luật Viet Nam

đến năm 2010, định hướng dén năm 2020

Nghỉ quyết 46-NQ/TW - Nghỉ quyết Bồ Chính trị vẻ Chiến lược cãi cách.

ngày 02/6/2005 từ pháp đến năm 2020

UDHR Universal Declaration of Human Rights

ICCPR Intemational Covenant on Civil and Political

Rights

Trang 5

MỤC LỤC

MỞĐÀU 1

2 Tình hình nghiên cứu dé tài

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu.

4 Đối trong nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

5 Phương pháp nghiên cứu

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của dé tài 7 Bố cục của luận văn.

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VAN DE LÝ LUẬN VE ĐƯƠNG SỰ TRONG ‘vu ÁN DÂN SỰ 9

1.1 Khái niệm đương sự trong vụ án dân sự 9

1.2 Đặc điểm đương sự trong vụ án dân sự 7

13 Cơ sở của việc xây dung các quy định về đương sự trong vụ án dân sự.

KET LUẬN CHUONG L 3g Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HANH VE ĐƯƠNG SỰ TRONG VỤ ÁN DÂN SỰ 30 2.1 Quy định về năng lực chủ thé của đương sự trong vụ án dân sự 30

3.1.1 Năng lực pháp luật 16 nung din sự 303.12 Năng lực hành vỉ tỗ tụng dan sự 31

2.2 Quy định về tư cách đương sự trong vụ án dân sự 3

2.2.1 Tự cách nguyên đơn trong vụ án din sự 322.2.2 Tự cách bị đơn trong vụ án dan sự 35

Trang 6

2.2.3 Tự cách người có quyên lợi và nghia vu liên quan trong vụ án dan sie

2.3 Quy định về quyền và nghĩa vụ của đương sự 37

2.3.1 Quy định về quyên và nghia vu chung của cúc đương sự 37 23.2 Quy định về quyén và nghia vụ riêng của từng đương sự 50 2.3.3 Ony định về việc ké thừa quyén và nghĩa vu của đương si trong vụ an

dan sự 63

KET LUẬN CHƯƠNG 2 66 Chương 3: THỰC TIEN THỰC HIỆN CÁC QUY ĐỊNH VE ĐƯƠNG

3.1 Thực tiễn thực hiện các quy định về đương sự trong vụ án dân sự 67

3.1.1 Về kết quả dat được trong tlưực hiện cúc quy định về đương sự trong

vụ ân dan sự 67

3.1.2 Về ton tại, vướng mắc trong thực hiện các quy định về đương sự trong

vân dan sự 70

3.1.3 Nguyên nhân của những tôn tai, vướng mắc trong thực h định về đương suc trong vụ án dân sự.

3.2 Kiến nghị về đương sự trong vụ án dân sự 81

3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về đương sự trong vụ án dan sự 81 3.2.2 Kién nghị thực hiện các quy định về đương sự trong vụ án dan sịc 9U.

KET LUẬN CHƯƠNG 3 93KET LUAN CHUNG 94DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO

Trang 7

MỞĐÀU 1 Tính cấp thiết.

Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dung Nha nước pháp quyền zã hội chủ.

ngiĩa, bao dim và tôn trong quyển dân chủ, quyển va lợi ích hop pháp của

các cá nhân và tổ chức thông qua các hoạt đồng xây dựng lập pháp cũng như

nâng cao chất lượng hoạt động vả để cao trách nhiệm của các cơ quan tưpháp, Nha nước đã va đang có những hoạt đồng tích cực trong công cuộc cảicách từ pháp.

Điêu này được cụ thể hóa thông qua như Nghi quyết số 8-NQ/TW của

Bộ Chính tri ngày 02 tháng 01 năm 2002 vẻ “Một số nhiệm vụ trong tâm công,

ác từ pháp trong thời gian tới” đã được triển khai thực hiên va đạt được nhiễu

thành tựu Sau đó Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24 tháng 5 năm 2005 củaBộ Chính trị vé “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật ViệtNam đến năm 2010, định hướng đền năm 2020” và Nghỉ quyết số 49-NQ/TW.ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị vé “Chién lược cãi cách tư pháp

đến năm 2020” đã liên tục được triển khai thực hiện Vé việc tổng kết công,

tác dat được theo Nghị quyết số 40-NQ/TW có các Két luận số 79-KL/TWngày 28 tháng 7 năm 2010, số 92-KL/TW ngảy 12 tháng 3 năm 2014, số 84-KL/TW ngày 29 tháng 7 năm 2020 của B6 Chính tri, nhiễu chủ trương, nhiémđạt được đặc biệt trong ngành Tòa án nhân.dân Tuy nhiên, việc thực hiện cải cách từ pháp tai Tòa án nhân dân theo Nghỉvụ lớn của cải cách tư pháp

quyết số 40-NQ/TW vẫn con một số han ché, vướng mắc, một sổ vẫn để còn

có nhận thức không thống nhất!

‘Vn để quyên va lợi ích hợp pháp của các chủ thể ngày cảng được chú trong trong xu hướng hội nhập hiện nay Trong bối cảnh đó, Nhà nước ta cũng

"ema thin ta: ape dire tuum gov 7 ty

câp ng 077022

Trang 8

đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể thực hiện tôi đa các quyền va lợi ich của minh trong điều kiện xã hội hiện nay Nhưng có thể thay rằng sự phát triển của nên kinh tế thi luôn biến đổi

hàng ngày, hing giờ vây nên các văn bản pháp luật được ban hành đã bộc 16

nhiều bắt cập, chưa thể đáp ứng lap thời được nhu câu của xã hội.

Duong sự trong các vụ án dân sự la chủ thé đặc biết quan trong trong quá trình Tòa án giãi quyết vụ việc dân sự Từ đó cho thay việc xác định đúng

thành phần, từ cách đương sự trong vụ án dân sự có ý ngiĩa đặc biệt quantrong trong việc xác định quyển và nghĩa vụ té tung của ho Đây la tiến đểquan trọng giúp cho họ được thực hiên đúng và đẩy đã quyển và lợi ích củaminh trong vụ án, từ đó giúp cho quá trình Tòa án giải quyết vụ án dân sự mộtcách nhanh chóng, chính sác và khách quan.

Kế thừa va phát triển những quy định của văn bản pháp luật tô tung đân.

su trước đây (pháp lênh thủ tục giải quyết các vụ an dn sự 1989, pháp lênhthủ tục giải quyết các vụ ấn kinh tế 1994, Pháp lệnh giãi quyết các tranh chấplao động 1996, Bộ luật tổ tung dân sự 2004 ) Bộ luật tổ tung dan sự(BLTTDS) năm 2015 ra đời và đã được Quốc hội khóa XIII thông qua ngày

25/11/2015 Bô luật nay đã có những quy định cu thể về đương sự trong vụ án

dân sự tại Mục 1 Chương VI (từ Điều 68 đền Điều 74) Theo đó các quy định

trong bộ luật nay đã khắc phục đáng kể những hạn ché, bất cập các quy định

về đương sự trong vụ án dân sư của các văn bản pháp luật trước đó Tuy

nhiên, các quy định hiện hành vẫn còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cẩu vé tính day đủ, cụ thé và còn mâu thuẫn cân được nghiên cứu nhắm góp

phân hoàn thiền, tao cơ sở pháp lý cho việc thưc hiện có hiệu quả các quyền.của đương sự trong giải quyết các vụ án dân sự.

'Bên cạnh đó, trong thực tiễn giải quyết các tranh chap dân sự, kinh tế, lao déng, van còn tình trạng Tòa án áp đụng quy định về đương sự trong.

Trang 9

BLTTDS chưa chính sắc dẫn đến ty 1é án sai, phải sửa chữa còn nhiễu, thậm chi phải hủy án Một trong những nguyên nhân của tình trang nay bất đầu

ngay từ khâu đầu tiên của quá trình tổ tung: xác định không đúng thành phản.

và tư cách của đương sự trong vụ án dân sự Có thé thay, trong thời gian qua, tình trạng xác định sai thành phan va tư cách của đương sự trong vụ án dân sự: là tinh trạng chung ma nhiêu Tòa án mắc phải Điểu này không chỉ ảnh hưởng tới uy tin của Tham phán nói chung ma quan trọng hơn là đã vi phạm nghiêm trong tới quyền tổ tụng của người tham gia tổ tụng, Quá trình giải quyết các

vụ án dân sự thời gian qua đã cho thấy các đương sư còn rất hing ting, gấpnhiêu khó khăn trong việc tham gia tô tụng, thực hiện các quyển và ngiấa vụ

tổ tung của mình.

"Với những lý do trên, tác giả đã chon để tải “Đương sự trong vụ ándan sự” làm đề tài luân văn thạc sĩ của minh

2 Tình hình nghiên cứu đề tài

Trong quá trình thực hiện BLTTDS năm 2004 và BLTTDS sửa đải, bo

sung năm 2011, đã có khá nhiễu công trình nghiên cứu quan tâm đến vấn để

đương sự trong vụ án dân sự Cụ thể là một số công trình sau đây:

- Luận án tiền # luật học: “Béo đấm quyền bảo vệ của đương sư trong

TỔ tung đân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Công Bình thực hiện nim

- Luận án tién sĩ luật học: “Duong sự trong tổ tung dan sự - Một số van If luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Triều Dương thực hiện năm 2010, - Luận văn thạc sĩ luật hoc: “Đương sự trong vu án dân sự - Một số vẫn đề If luận và thực tiễn” của tác giả Nguyễn Triều Dương thực hiện năm 2005, - Luận văn thạc đ luật học: “Quyén và nghia vụ của đương sử theo quy ainh tại Bộ luật tỗ tung đân sự” của tac giã Cao Kim Oanh thực hiện năm.

30H;

Trang 10

- Luận văn thạc sf luật học: “Duong sự rong vụ án dân ste” của tác giả

Bao Thu Hai Yến thực hiện năm 2015,

én BLTTDS năm 2015 mới chỉ có một số công trình nghiên cứu một

cách gián tiếp hoặc các khia cạnh nhất định vẻ đương sự trong vụ án dân sự

- Luân văn thạc sĩ luật học “Nghia vụ của đương sue trong tỗ tung dân

suc Việt Nam và thực tiễn thực hién tại Tòa án” của tác giã Nguyễn Hữu Nam.

thực hiện năm 2017,

- Luận văn thạc sĩ luật hoc: “Xie đimhi te cách của đương sự trong vit

đán dân sự và thực tiẫn tại các Tòa án nhân dân 6 tinh Tuyên Quang” của tác

giả Triện Thùy Linh thực hiện năm 2010,

- Luận văn thạc sĩ luật hoc: “Nghia vụ chứng minh của đương sự trong

tổ tung dan sự và thực tiễn thực hién tại các Tòa đn nhân dân ở tinh Lang

“Sơn” của tac giả Ngõ Nam Toàn thực hiện năm 2020,

- Lun văn thạc sĩ luật học “Nghfa vụ 16 tung cũa đương sự trong giải quyét vụ dn dân sự và thực tiễn thực hién tại các Tòa án ở tinh Cao Bing’

của tác giả Hoàng Hồng Nga thực hiện năm 2021;

- Luân văn thạc sf luật hoc: "Quyển đố tung của đương sự trong giải“hyết vu án dân si” của tác giả Bui Tuần Anh thực hiện năm 2021,

- Các bai viết đăng trên tap chí co bai “Nguyên tắc quyên quyết định và the dink đoạt của đương sự trong Bộ luật tổ tung dân sự Việt Narn’ của tac giã Nguyễn Ngọc Khánh, đăng trên Tap chí Nhà nước va phảp luật, số 05/2005, năm 2005, “Người tham gia tô tung dân su của tác giã Nguyễn Việt Cường,

đăng trên Tạp chí Tòa án nhân dân, số 8/2005, năm 2005, "Đương sự trong vu

án đân sự” của tác gia Nguyễn Việt Cường, đăng trên Tạp chí Nghề luật, số 2/2006, năm 2006, “Quyén khối kiện và việc xác đình tư cách tham tô tung’

của tác gia Trần Anh Tuần, đăng trên Tạp chi Toa an nhân dân, số 23/2008,

Trang 11

năm 2008, “Quyển và nghĩa vụ của đương sự trong vụ dn dân sự theo quy đmh của Bộ luật 16 tung dan sự năm 2015” của tac giã Bùi Thi Huyễn, đăng trên tap chí Luật học so 7/2017, năm 2017, “Van dé xác định tư cách tham gia tô tung của đương sự trong vụ ám dân sự” của tác giã Pham Thị Thanh Huyền, đăng trên tap chi Kiểm sắt, số 19/2020, năm 2020,

Nov vậy, có thé khẳng định từ khi BLTTDS năm 2015 có hiệu lực đến.

nay thì đương sự trong vu án dân sự cũng đã được quan têm, nghiên cứu

nhưng các công trình nảy thường chỉ để cập đến một số quyền, nghĩa vụ của

đương sự don lẽ như quyển của đương sư trong tố tung dân sự, ngiễa vụ củađương sự trong tổ tung dân sự, quyển khởi kiến, quyên để nghỉ áp dung biến.

pháp khẩn cấp tam thời, quyển tự bão vệ hoặc nhờ người khác bao vệ hoặc

nghiên cứu về đương su trong vụ an dân sự theo BLTTDS năm 2004 ma chưacó một công trình nảo nghiên cứu một cách hệ thống, toàn điện, chuyên sâuvẻ đương sự trong vu án dân sự theo quy định của BLTTDS năm 2015 dưới

cả góc đô lý luân, luật thực đính và thực tiễn thực hiện.

3 Mục dich và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục dich của việc nghiên cứu dé tai là làm rõ khái niêm, đặc điểm của

đương sự trong vụ án dân su, quyển và ngiấa vụ của đương sự trong vụ ándân sự, từ đó liên hệ phân tích thực trang các quy định của pháp luật tổ tung

dân sự Việt Nam hiện hành về đương sự trong vụ an dân su vả thực tiễn thực

hiện các quy định này tai Tòa án trên cơ si đó đưa ra một số kin nghị về vẫn.để này,

Để hoàn thành được mục đích này, nhiệm vụ nghiên cứu được sắc định

như sau: Lâm rổ các khái niệm về từng đương s trong vụ án dân sự vì đây lảnội dung có liên quan trực tiếp dén việc sac định từ cách tham gia tổ tung của

đương sự, Đặc điểm của đương sự trong vụ án đân sự cũng như cơ sở của.

việc xây dựng các quy đính đương sư trong vu án dân sự, Phân tích thực trang

Trang 12

các quy định của pháp luật tổ tụng dân sự Việt Nam hiện bảnh về đương sự

trong vụ án đân sự, Tìm hiểu thực tiễn việc thực hiện các quy định pháp luật ‘én nghị hoàn tiện hành về đương sự trong vụ an dân sự vả đưa ra một số.

thiện pháp luật

4 Đối trợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khé của luận văn thạc sỹ, công trình này sẽ tập trung lâm rõ các khái niệm đương sự cụ thể trong vụ án dân sự, từ đó đi vảo phân tích các đặc điểm của đương sự trong vụ án dân sự va cơ sở của việc xây dựng các.

quy định vẻ đương sự trong vụ án dân sự Bên cạnh đó, luận văn sẽ đi sâu.nghiên cửu thực trang các quy định của pháp luật hiện hành vẻ các quyển,

ngiữa vụ của đương su trong vu an dan sự và đưa ra một sO bat cập về van dé nay Cuỗi cùng luận văn sẽ đưa ra một số kiến nghị để hoàn thiện pháp luật

cũng như việc thực hiện các quy định vẻ đương sự trong vụ án dân sự.

Do thời gian có han, luân văn không đi sâu nghiên cứu kinh nghiệm lậppháp một số nước trên thé giới vẻ đương sự đồng thời chủ yếu tập trung

nghiên cứu các quy định của Bộ luật tổ tung dân sư năm 2015 vẻ đương sự và thực tiễn thực hiện các quy định của Bộ luật tổ tung dân sự năm 2015 vẻ

đương sự trong những năm gân đây.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luân va phương pháp luận củachủ nghĩa Mác ~ Leenin với phép duy vật biển chứng trong mỗi tương quanvới tỉnh hình kinh tế, chính tri và xã hội của đắt nước Đông thời, trên cơ sỡ tư

tưởng Hồ Chí Minh về Nha nước và pháp luật, vận dụng những quan điểm, chủ trưởng, chính sách của Đảng, Nha nước ta trong sự nghiệp đổi mới va phat triển dat nước, xây dựng Nhà nước pháp quyên xã hội chủ nghĩa Việt

Nam va cải cách tư pháp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay Viếc nghiên cứucác quy định pháp luật vé đương sử trong vụ án dan sự được tiền hành trên cơ

Trang 13

sở hệ thống các quy định pháp luật tổ tung dân sự, pháp luật dân sự và các

quy định pháp luật nội dung có liên quan.

Bên canh đó, luên văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cửu khoahọc chuyên ngành như.

~ Phương pháp phân tích, tổng hợp để phân tích các quy định của pháp uất về đương sự trong vu án dân sự để làm rõ, giải thích vé nội dung của các quy định đó Đồng thời, tổng hợp nhằm ké thừa kết quả của những công trình.

nghiên cửu liên quan từ trước đến nay một cách có chọn lọc Trên cơ sé phân.

tích, tổng hợp bai viết thể hiện cái nhìn mới về nội dung nghiên cứu theo pháp

uất hiện hành.

- Phương pháp so sánh được sử dung trong luận văn để thực hiện việc

so sánh các quy định pháp luật hiện hành với các quy định trước đây từ đó

thấy được sự thay đổi của các quy định pháp luật về đương sự trong vụ án dân sự và đưa ra quan điểm của tác gia về van đề nghiên cứu.

- Phương pháp điển dich ding để

tác giả để lâm rõ các van dé từ các căn cứ vào việc nghiên cứu các quy định.

pháp luật tổ tung về đương sự trong vụ án dân sự.

- Phương pháp quy nạp được áp dung để dua vảo các dan chứng về én t va giải thích quan điểm của.

thực tiễn việc thực hiện các quy định về đương sự trong vụ án dan sự, tác giả đưa ra kết quả đạt được vả chỉ ra những tôn tại, vướng mắc trong việc thực

hiện các quy định nay.

6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Luận văn là công trình nghiên cứu có tính hệ thống, đẩy đủ về những

vấn để có liên quan đền đương sự trong vu án dân sự theo quy đính pháp luật hiên hành Két quả nghiên cứu góp phân bé sung, hoàn thiện ly luân vé đương, su trong vu an dân sự Từ đó có cơ sé lý luận để phân tích, đánh giá những ‘vat cập của các quy định của pháp luật hiện hành, thực tiễn thực hiện các quy.

Trang 14

định của pháp luật về đương sự trong vụ an dân sự để lam cơ sở thực tiễn chơ.

việc hoàn thiên các quy định của pháp luật trong linh vực từ phápLuận văn có những đóng góp mới sau:

- Luận văn luận gai rõ hơn những vẫn để lý luân vé đương sự trong vụán dân sự

- Phân tích, làm rõ những điểm bắt hợp lý, bat cập của các quy định

pháp luật hiện hành về đương sự trong vụ án dân sự.

- Đánh giá đúng thực trạng vả thực tiễn thực hiện các quy định của

pháp luật hiển hành vẻ kết quả đạt được cũng như tản tại, vướng mắc trong

việc thực hiện các quy định về đương sự trong vụ án dân sự.

- Đưa ra được một sổ kiến nghị về việc hoàn thiện va thực hiên các quy.định của pháp luật hiện hành về đương sự trong vụ an dân sự

Luận văn là tải liệu tham khảo cho việc sta đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật tổ tụng dân sự về đương sự trong vụ án dân sự và thực hiện

chúng tại các Toa án Ngoài ra, luận văn còn là tải liệu phục vu cho việcnghiên cứu, học tập vẻ pháp luật tô tung dân sự ở các cơ sỡ đào tao Luật hoctại VietNam

1 Bố cục của luận văn

'Ngoái phân mỡ đâu, phân kết luận và danh mục tải liệu tham khảo, luậnvăn được kết cầu gm 3 chương

Chương 1: Một số van đề lý luận vẻ đương sử trong vụ án dân sự

Chương 2: Thực trạng các quy định của pháp luật t6 tụng dân sự Việt

Nam hiện hành về đương sự trong vụ an dân sự

Chương 3: Thực tiễn thực hiện các quy định về đương sự trong vụ án dân sự va kién nghị hoan thiện.

Trang 15

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐẺ LÝ LUẬN VẺ ĐƯƠNG SỰ TRONG vu ÁN DÂN SỰ

1.1 Khái niệm đương sự trong vụ án dân sự

Trong các vụ án dân sự thi có một số người tham gia tổ tụng có quyển lợi, nghĩa vụ liên quan, tham gia vụ án dan sự với mục dich la bão vệ quyên,

lợi ich hợp pháp của mình Họ là đối tượng trong vụ việc được Tòa an giải

quyết Trong mốt số trường hop tuy ho không cỏ quyền, lợi ích liên quan đến ‘vu án dân sự nhưng lại tham gia tổ tụng dé bao vệ lợi ich công cộng, lợi ích của nha nước trong lĩnh vực được giao phụ trách Hoạt đông td tụng của họ có ảnh hưởng lớn đến quá trình giải quyết vụ án dân sự, có thé dẫn đến việc phát sinh, thay đổi hoặc đính chỉ vụ án Những người tham gia tổ tụng nảy được goi la đương sự trong vụ án dân sự, ho a một thành phan chủ yêu của vụ án dân su, nếu không có đương sự thì không có vụ án dân sự tại Toa án.

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự thi việc xác định thành phânđương sự, tư cách của đương sự có ý nghĩa vô cùng quan trong Việc sác định

đúng thành phân va tư cách của đương su là một bão dam để các đương sự

thực hiên được các quyền, nghĩa vụ tổ tung, bao dim việc giải quyết vụ án.đúng dn, Tòa án giãi quyết vu án dân sự thực chất lã việc gi quyết các quanhệ pháp luật nội dung giữa các đương sự, xác định quyển và nghĩa vụ trên cơ

sở bao vệ quyền va lợi ich hợp pháp của các đương sự là các bên trong quan

hệ pháp luật nôi dung Tuy nhiên, không phải mọi chủ thể của quan hệ pháp

luật nội dung déu có thé trở thảnh đương su trong các vụ an dân sự Khi các chủ thể trong các quan hệ pháp luật nội dung tôn trọng lợi ích của nhau, thực hiện day đủ các quyền, nghĩa vu pháp lý với nhau thì sẽ không dẫn đến việc khởi kiên và không có hoạt động tố tung giải quyết thì các chủ thể của các

quan hệ pháp luật nôi dung này không trở thành đương sự trong vụ án dân su.

Trang 16

‘Theo quy đính của BLTTDS hiện hành thi: "Đương sự trong vụ án dânsuid cơ quan, 18 chức, cá nhân bao gôm nguyên đơn, bi đơn, người có quyền

lợi nghĩa vụ liên quan” Như vay có thé biểu đương sự trong vụ án dân sự la cá nhân, cơ quan vả td chức.

Đương sư bao gồm công dân Việt Nam, người có quốc tích nước ngoài,

người không quốc tịch Điều nay đẳng ngiĩa với việc đương sự có thể la công

dân Việt Nam hoặc không

Đương sự là cơ quan bao gồm các cơ quan nha nước, đơn vi vũ trangnhân dân Cơ quan tham gia vụ án dân sự thông qua người đại diện theo phápluật hoặc đại điển theo ủy quyển Bên cạnh đó, theo quy định của BLTTDS

thì đương sự trong vu án dan sự còn là tổ chức.

Pháp nhân: La tổ chức có đũ bổn điều kiện quy đính tại Điều 74 của Bồluật Dân sự Theo quy định của Bộ luật Dên sự thi pháp nhân bao gồm phápnhân thương mại và pháp nhân phi thương mai tương ting tại Điểu 75 vàĐiều 76 của Bộ luất Dân sự Nhưng cân chú ý rắng pháp nhân bao gồm các

loại tổ chức chứ không phải tat cả các loại tổ chức đều là pháp nhân.

Tổ chức không phải pháp nhân: Là các tổ chức quy định tại Điều 1 BLTIDS năm 2015 nhưng không có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 74 Bồ luật dân sự Tuy nhiên, các tổ chức nay hoàn toàn đọc lập vẻ tai sin, có tư

cách riêng, nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập,được thảnh lập và hoạt động theo một quy tắc nhất định và được pháp luật

công nhân (công nhận tổ chức nhưng không công nhân là pháp nhân) Ví dụ như các loại hình doanh nghiệp tư nhân, công ty hop danh, tổ hop tác hoặc lả các hội cựu chiến binh, hội khuyến nông, khuyên ngư, khuyến học,

Nhu vậy, đương sie trong vụ da dân sự là các cá nhân, cơ quan tổ

chức cô quyển, ng]ữa vu được Tòa ẩn xem xét trong quá trình giải quyết vụ án

Trang 17

dan sự, tham gia tổ tung dé bảo vệ quyền và lợi ich hợp pháp của minh bao gém: Nguyên don, bị đơn, người có quyên lợi và nghĩa vụ liên quan

~ Về nguyên don trong vụ án dân sự.

“Xét vé mất lý luận, nguyên đơn có vai trò rất quan trọng trong vụ án dân sự vì ‘ho là người tham gia tổ tụng với vị trí là người khởi kiện yêu cầu Tòa an giải quyết vụ án dân sự nhằm bão vệ các quyển và lợi ích hợp pháp cia minh

hoặc bao vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nha nước thuộc lĩnh vực minhđược giao phụ trách.

Theo từ điển Luật học: “Nguyên đơn ia người được gid thất có quyền Hoặc lợi ich hợp pháp bi vi phạm hay tranh chấp nên khét hiện (hoặc được người khác khối kiên, khỏi tổ) theo quy Ämh của pháp luật nhằm bảo vệ những quyền lợi đó"? Từ hải niệm này, có thé xác định được điều kiện để

trở thành nguyên đơn trong vụ an dân sự là họ phải được suy đoán có quyền.hoặc lợi ich hợp pháp bi xâm pham Sự sâm phạm ở đây chỉ được "suy đoán.

hay giả thiét” vì khi chưa có quyết đính cuéi cùng của Tòa án thi chưa thé khẳng định chắc chấn quyên lợi của nguyên don có lả hợp pháp hay có bị xâm phạm bởi các chủ thể khác hay không Đồng thời, khái niệm trên cũng chỉ ra sang nguyên đơn trong vụ án dân sự rat đa dang Nguyên đơn có thể la người

khởi kiện vụ án dân sự khí đáp ứng các điều kiện luật định Nguyên don cũng

có thể là người được cá nhân, cơ quan, tổ chức được pháp luật trao quyền để khởi kiên thay Nhưng có thể thấy, khái niệm trên vấn chưa bao quất hết các chủ thé la nguyên đơn trong vụ án dan sự Dựa theo lý thuyết của pháp luật dân sự, Nhà nước cũng 1a một trong những chủ thể của quan hệ pháp luật dn

sự, khi bị sâm pham vé các lợi ích dân sự hợp pháp, Nha nước cũng có quyểnbảo vé mình Thông qua các cơ quan chuyên môn, Nhà nước sẽ trao quyển

‘Te đến Luật học C006), Bộ tr pháp Viện Moe học phip ý, Nob Te din Bình Khak — 28 Tephip,

566

Trang 18

cho những cơ quan nay có quyền khởi kiện để bao vệ lợi ich của Nha nước,

tương tư đối với trường hợp lợi ich công công bi xêm phạm thi Nhà nước

cũng có thé trao quyền cho một số cơ quan để khởi kiên nhằm bảo vệ lợi ich công công Khi đó các cơ quan, tổ chức được trao quyển cũng sé là nguyên đơn trong vụ án dan sư.

Nhu vay, có thể hiểu rằng, nguyên đơn trong vu án dân sự là chủ thé ham gia vào vụ đm dân sự khi suy đoán mình có quyễn và lợi ích hợp pháp bi

xâm pham nên đã te minh khôi Hiền hoặc được các chủ thé khác cũa Bộ luật

18 hing dân sự quy định knot kiện để yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền, lợi ích hop

pháp ciia mình bảo vệ lợi ich của Nhà nước, lợi ich cũa công công,

Từ đó có thé thay trong vụ án dân sự để trở thảnh nguyên đơn thì chủ thể đó phải đáp ứng đây đủ hai điều kiện sau:

- Các chủ thể nay cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của minh bị xâm pham Nhưng như ở trên đã phân tích thì việc các chủ thể nay có thật su bị xâm pham về quyên va lợi ích hay không thì phải được khẳng định trong các

‘ban án, quyết định của Toa an đã có hiệu lực pháp luật Khi chưa có bản án.hay quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật thì quyền va lợi ích hợp phápcủa nguyên đơn mới chỉ dừng lại ở việc giã thiết bị xâm pham.

- Bên cạnh đó thì các chủ thể này còn phải có đơn yêu câu Tòa án bao

vệ quyển và lợi ich hợp pháp của mình hoặc lợi ích công công, lợi ich của nhànước thuộc lĩnh vực mình phụ trách.

Trong nguyên đơn còn có đồng nguyên đơn vả nhiễu nguyên đơn.

Đông nguyên đơn la trường hop trong vu án, có nhiễu người khỏi kiện đối với

cũng một cá nhân hoặc cing một cơ quan, tổ chức Vụ án có nhiễu nguyên.

đơn, theo quy đính của BLTTDS năm 2015 đối với vu an có nhiễu người có cũng yêu câu khởi kiên đổi với cùng mét cá nhân hoặc cùng một cơ quan, tổ

TY thảm ti Kin 2 Dab 69 Bộ hặtổ ng din nưuễm 2015

Trang 19

chức thi Tòa án có thể nhập các yêu cẩu của ho để giải quyết trong cùng một vụ án Trưởng hợp nay Thẩm phan được phân công giải quyết vụ án sẽ ban.

hành quyết định nhập vu an và việc giải quyết trong củng một vụ an bao dimđúng pháp luật Các nguyên đơn nay độc lập vẻ quyển lợi với nhau, nhưng

đưa vào giải quyết trong củng vụ án vì có củng bị đơn ~ Về bị đơn trong vụ án đân sự.

Bi đơn trong vụ án dân sự là người tham gia tó tụng để trả lời về việc

kiên do bị nguyên don hoặc bi người khác khối kiện theo quy định của phápluật Việc tham gia vào vụ án dân sự của bị đơn mang tính bị đồng chứ khôngchủ động như nguyên đơn Do bị nguyên đơn hoặc người dai điện của họ khối

kiện nên bi đơn buộc phải tham gia to tụng dé tra lời vẻ việc kiện Tuy nhiên, hoạt động tô tụng dân sự của bị đơn cũng có thể lam thay đổi qua trình giải quyết vụ án dân sự, khi ho thực hiện quyên đưa ra yêu câu phản tổ của minh, tuy nhiên diéu đó vẫn phụ thuộc vào đơn khối kiên của nguyên đơn.

‘Theo từ điển giải thích thuật ngữ Luật hoc: “BY đơn là người br kiên

Tham gia lỗ tung dân sự đễ trả lồi và việc kién’S Với cách tiễn nay thì dường

như khái niêm bị đơn mới chỉ được định nghĩa một cách chung chung, chưa

néu ra được bi đơn là người bị những chủ thé nào khối kiến hoặc ngoai việc tham gia td tụng để trả lời về việc bị kiện thi bi đơn thi bi đơn còn có thé có yêu câu ngược lại đối với nguyên đơn.

Co thé thay thi bi đơn sẽ 1a chủ thể đối lập với nguyên đơn Bị đơn xuất hiện gin như cing lúc với nguyên đơn, có nguyên đơn thi tắt yêu có bi don

Thực chất, bi đơn la người bi kiện vi họ bị cho ring đã xâm phạm hoặc cótranh chấp với nguyên đơn Vi bi kiện nên việc tham gia tổ tụng dân sự của họthường bị đông chứ không chủ động như nguyên đơn Mặc dit ho là người bị

© Nguấn Thị aah Vin C019, Ngyên đơn wong vụ in din se, Tp d Tôn ix, ti oan bas den rong a, cap ng 21/6023da ad

‘den gai thu inating Luật học (1099), Truong Đạihọc Luật Hà Noh Công anhin đt 177

Trang 20

kiện, bi động tham gia tổ tung dan sự nhưng ho vẫn cing địa vị pháp ly với nguyên đơn, bình đẳng với nguyên đơn vi thực chất họ chỉ bị coi là gia thiết

đã zâm pham quyền, lợi ich hop pháp của nguyên đơn 5

Trong qua trình giải quyết vụ án sẽ cỏ những trường hop giữa nguyên

đơn và bi đơn thay đổi địa vị tổ tụng cho nhau ngay trong cùng một vụ án, chẳng hạn như trong khi Tòa án giải quyết vụ án mà nguyên đơn có đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiên, nhưng bi don vẫn giữ nguyên yêu cầu phan tổ hoặc

chi rút một phan yêu cầu phản tổ thi trong trường hợp nay Téa án ra quyếtđịnh đính chỉ giải quyết với yêu cầu khỏi kiện của nguyên đơn, bị đơn tri

thành nguyên đơn, nguyên đơn tré thành bị don”

‘Nau vậy, có thể hiểu, b‡ đơn trong vụ án dân sự id chit thé bi nguyên đơn Rối liên hoặc bt cơ quan tổ ciuic, cá nhân khác do Bộ luật 16 tung dân sự qny dink khôi kiện đỗ yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án đân sự kit cho rằng.

qnyén và lợi ich hợp pháp của nguyên đơn bị chủ thé đó xâm pham trong một

số trường hop cụ thé do Bộ luật này quy định thi bi đơn có thé trở thành

"nguyên đơn và ngược lat

Để trở thành bị đơn trong vụ án dân sự thì chủ thể phải có đủ các điều

kiên sau

~ La người bi nguyên đơn khởi kiện theo quy định của BLLTTDS

- La người được gia thiết cho rằng đã sâm pham đến quyền, lợi ích củanguyên đơn hoặc có tranh chấp với nguyên đơn và được xác định cũng vớinguyên đơn khối kiên tại Tòa án.

Tương tự như đông nguyên đơn, trong một vụ án dân sự có thé có nhiều.

‘bi đơn, nhiên quan hệ pháp luật khác nhau.Đông bị don là những người có lợi

ích không mu thuấn nhau cùng bị nguyên đơn khởi kiên hoặc củng bi cá

"yin Anh Tan G017), Bb hệt Men lọc BLITDS cia tước CEOXHCNPN nm 2015, Web Te pip,

‘Yom Khoản 3 Babu 317 BLTTDSnim 2015,

Trang 21

nhân, cơ quan, tổ chức do BLTTDS quy định khởi kiện để yêu cầu Toa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyển và loi ích hợp pháp của nguyên đơn bi những người đó xâm phạm Đương sự là chủ thé của những quan hé

pháp luất nội dung nhất định, có quyền và nghĩa vụ trai ngược nhau Vì vay,

niểu nguyên đơn kiện nhiều bị đơn về cùng một van để không mâu thuẫn với nhau về quyền vả lợi ích thì đó la đồng bi đơn Còn nguyên đơn kiện nhiêu bị đơn vé nhiều van để khác nhau thì những bi đơn đó không phải lả đồng bi

đơn Hay nói cách khác, đổi với những vụ án dân sự ma giữa các bi đơn

không mâu thuẫn với nhau vẻ quyển vả Loi ích, các lợi ích của ho không chồng lại nhau, các phan yêu cầu của họ không loại trừ nhau thi can quy định

ho là déng bi đơn Ê

Các đồng bi don cũng tham gia tổ tung độc lập Họ được hưởng cácquyền va phải gánh chiu ngiĩa vụ như bị đơn Tuy nhiên, cũng như đối vớiđẳng nguyên đơn, BLTTDS năm 2015 lại chưa có quy đính thé nào la đồng biđơn trong vụ án dân sự vả các quyển, nghĩa vụ của đồng bi đơn trong khi thực

tiễn lại xuất hiện nhiều trường hợp nay, dẫn đến tinh trạng khi có van dé xảy

ra không có căn cứ pháp luật để xữ lý.

Về người có quyén lợi và ngiữa vụ liền quan trong vụ án đân sie

Nguyên đơn và bị đơn là các bên trong vụ án dân sự và cũng là những

chủ thể của quan hệ pháp luật vé nội dung đang bị tranh chấp Ngoài nguyên

đơn, bị đơn, thi trong vụ án dân sự còn có những trường hợp liên quan đến.

một vai chủ thể khác có quyển và nghĩa vụ liên quan đến vụ án, những chủ thể này được gọi chung là người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan So với thời điểm hình thành tư cách nguyên don, bi đơn thì người có quyển lợi và nghĩa

‘goin Madu Dương Q010),Đương sựtreng tổ tg dẫn sự Một s vẫn đồ ý hận vì ạt tốn, Luận án

Trên Luật học, Tương Đạ lọc Luật Hà Nộ 6 97

Trang 22

vụ liên quan thường xuất hiện sau, ho tham gia vảo vu án khi đã cỏ nguyễn.

đơn và bi đơn.

Theo quy đính tại khoản 4 Điểu 68 BLTTDS năm 2015: "Người cóquyễn lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người hp không Khối

kiện không bị Mên, niumg việc giải quyết vu dn đân sự có liên quan đốn quyén lợi ngiữa vụ của họ nên họ được tự mình đề nght hoặc các đương sự khác đồ nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia té ting với te

cách là người có quyén lợi, nghia vụ liên quan.

Trường hợp việc giãi ng vụ da dân sự có liên quan đến quyền iơi, nghĩa vụ của một người nào đó nà Rhông có ai đề nghị đưa họ vào tham gia 16 tung với tư cách là người có quyén lợi, nghia vụ liên quan thi Tòa án phat tea ho vào tham gia tổ tung với te cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên

‘Theo như khái niệm về người có quyén lợi và nghĩa vụ liên quan ð trên

thì dường như pháp luật đã quy định khái niệm nảy một cach khá chung

chung dẫn đến những khó khăn nhất định khi xác định và xử lý quyền, nghĩa vụ trên thực tế Bởi lẽ, trong vụ án dân sự người có quyên lợi, nghĩa vụ liên.

quan tham gia tổ tung để bão vệ quyên, lợi ich của minh béng cách đưa ra yêu.cầu độc lập của chính mình hoặc không đưa ra yêu cầu độc lập Khi họ đưa ra

yên câu độc lập thi họ có vị trí độc lập với nguyên đơn va bị đơn, có thể chong lại yêu cầu của nguyên đơn vả bị đơn Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vu liên quan không có yêu câu độc lập tức lả họ tham gia tố tụng theo

yên câu của nguyên đơn, bi đơn hoặc thậm chí 1a Tòa án thì thường họ chỉchống lai một bên nguyên đơn hoặc bi đơn vi thực chất yêu cầu của ho đã

nằm trong yêu cầu của nguyên đơn hoặc bị đơn Với đặc điểm nảy họ côn.

được gọi là người có quyển lợi, ngiấa vụ liên quan đứng vé phía nguyên đơn

hoặc đứng v phía bi đơn va vi đứng vẻ một bên đương sự nên họ không thé

Trang 23

khối kiện riêng thành một vụ án độc lập như người có quyển lợi va ngiễa vụ

liên quan có yêu cầu đốc lập được” Bên cạnh đỏ, cũng như bị đơn đối với

những người có quyển loi, nghĩa vụ liên quan có yêu câu độc va được Tòa án.

chấp nhận giải quyết trong cùng một vu an, tùy vao trường hợp cu thé ho cũng có thé thay đổi địa vị tổ tung trở thành nguyên đơn.

"Như vậy Người có quyên lợi, nghĩa vụ liên quan trong và án dân sự làngười tp không Riot kiện Không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sie

có liên quan đến quy lợi, nghĩa vụ của ho nén ho được tr mình đỗ nght

hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tổ tung với tư cách ia người có quyền lợi, ngÌữa vu liên quan Trong mét số trường hợp cụ thể do Bộ luật này quy định thì người có quyên lợi ngiữa vụ liên quan có thé trở thành nguyên đơn

Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan dén quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đồ nghĩ đưa họ vào thara gia 16 hung với he cách là người có quyên lợi, nghĩa vụ liền quan thi Téa án phải dua họ vào tham gia tỗ ting với he cách là người có quyễn lợi nghia vụ liên quan

Người có quyên lợi và ngiấa vụ liên quan gém có hai loại là: người cóquyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu câu độc lập và người có quyền lợi, nghĩavụ liên quan không có yêu câu độc lập hay còn goi lả người có quyển lợi,nghữa vụ liên quan tham gia té tụng đứng về phía nguyên đơn hoặc bi don.

1.2 Đặc điểm đương sự trong vụ án dân sự

~ Thông thường đương sự là chai thé của quan hộ pháp luật ni ngTrên thực tế cho thay rằng trước khi trở thành đương sự trong vụ án.

dân sự thì các chủ thé đã phải tham gia vào một hoặc nhiéu quan hệ pháp luật

ˆ Xem tôm tị Trần Anh Trấn G017), nn biệt Bo học 3LTTDS ca ước CHSVECNYNnim 2015 Wo.

‘ephip,t 177

Trang 24

nội dung như quan hệ dân sự, hôn nhân gia định, kinh doanh thương mai, laođông Khi xy ra các tranh chấp phát sinh tir các quan hệ pháp luật nội dung

liên quan đến quyên nhân thân hoặc quyển tải sản của mình, các chủ thé sẽ tiến hành nộp đơn khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của minh tại

Tòa án Cùng với đó là đưa ra những căn cứ chứng minh cho việc quyển valợi ích hợp pháp của mình bi xâm phạm, quả trình giải quyết vụ án dên sự

thực chất lả qua trình giải quyết các quan hệ pháp luất nội dung giữa các chit thể, nhằm xac định quyển và nghĩa vụ của các chủ thể trong những quan hệ

~ Duong sự là chủ thé tham gia vào quá trình giải quyết vụ dn đân sự đỗ bao vệ quyền, lợi ich hợp pháp của minh.

Đương sự có thể mong muốn tham gia hoặc buộc phải tham gia vào

hoạt động tô tụng do việc khối kiện vu án của nguyên đơn và được Tòa án thu

ly giãi quyết Các đương sự khi tham gia vào qua trình giải quyết vụ án dân sự trước hết là để bão vệ quyển và lợi ích hợp pháp của cá nhân mình, bên canh: đó cũng có một số trường hop dé bao vệ lợi ich của pháp nhân hoặc lợi ích của những chủ thể đặc biết không có tư cách pháp nhân như tổ hợp tác hay doanh nghiệp tư nhân Đối với cá nhân, tổ chức hay các chủ thể khác khởi kiện thì người khối kiện tham gia tổ tung với từ cảch là đại diện của đương sự

trong vụ án, còn đương su trong vu án là người được bao vệ quyên và lợi ich

‘hop pháp.

~ Đương sue là chủ thể bình đẳng với nhan trong tổ tung có thé tham

gia tổ hing độc lập hoặc thông qua người đại điện trong tổ ting đâm sự.

Các đương sự trong vụ án dan sự la các chủ thể bình đẳng với nhau trong tổ tung về các quyển va nghĩa vụ Pháp luật tố tung dan sw quy định rét

16 các quyển và nghĩa vu chung của đương sự Bat cứ đương sự nao cũngđược dim bao có các quyên và nghĩa vụ do pháp luật quy định Bên cạnh đó,

Trang 25

từng tư cách đương sự khác nhau thi cũng cỏ một số quyển, ngiĩa vụ khác

nhau Đây chính là cơ sở để các đương sư cĩ điều kiện thuận lợi, bình ding

như nhau khi tham gia vào qua tình giải quyết vụ án dân sự nhằm giúp đương

sự cĩ thé bao vệ quyên, lợi ich hợp pháp của minh.

Đương sự cĩ thể tham gia tổ tung độc lập nếu họ cĩ đã điều kiện vẻ năng lực chủ thể hoặc thơng qua người đại diện trong tổ tung dân sư trong trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hanh vi tổ tụng, đương sự lả người chưa thành nién hộc đương sự la tỗ chức cĩ tư cách pháp nhân thì người đại điện của đương su cĩ thé thay mặt đương sự để tham gia vao quả trình giải

quyết vu án dân sự hoặc vì một lý do nào đĩ đương sự khơng trực tiếp tham

gia tơ tung, họ cĩ thể ủy quyên cho người khác thay mặt minh tham gia to tung trử một số trường hợp pháp luật quy định khơng được ủy quyền.

~ Duong sự là chủ thé duy nhất cĩ quyền tự định đoạt đối với yêu câu của mình, đây là cơ sở nhằm phát sinh thay đơi, chẩm ditt vụ dn đân sự

Khác với các chủ thể té tụng khác, chỉ đương sw mới cĩ quyển tự định

đoạt trong việc thực hiện các quyển và nghĩa vụ về dan sử và tổ tụng dân sự.

Các chủ thể tổ tụng khác cĩ ngiấa vụ tơn trong va bao dim quyền tự định đoạt

chung của đương sự Việc thực hiện các quyển va nghĩa vụ chung của đương

sự trong tơ tụng cĩ thé lm phát sinh, thay đổi hoặc châm đứt hoạt động tơ.

tung Dựa vào cĩ yêu câu của đương sư thơng qua đơn khối kiện vậy nên mớiphát sinh vụ án dân sự, vậy nén việc Téa án giải quyết vụ an dân sự bản chất1a Tịa án đang giải quyết các yêu câu của đương sự hoặc người dai diện của

đương sự Chính vì thé chỉ khi các chủ thể này cĩ đưa ra yêu cầu thì Tịa án mới giải quyết, ngược lại khi các chủ thể đĩ thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu.

cầu một cách hợp pháp va tự nguyện hay đưa ra ý kién của mình thì hoạt động

tổ tung cĩ thé bị thay đổi hoặc chấm đứt.

Trang 26

13 Cơ sở của việc xây dung các quy định về đương sự trong vụ án

dân sự

~ Quyén và ngiữa vu cũa đương sự trong vu án dân sue được cụ thé hỏa.Từ quyễn con người

Trong qua trình giãi quyết vụ án dân sự,đảm bao cho đương sự cóđiểu kiện bao về quyển va lợi ich hợp pháp của mảnh trước Tòa án, đẳng thờiđầm bảo việc giải quyết vu án dân sw nhanh chóng, chỉnh sắc, pháp luật tổ

tụng dan sự đã quy định cụ thể về các quyền va nghĩa vụ của đương sự Việc quy đính các quyển va nghĩa vụ của đương sự là rất cần thiết xuất phát từ

những cơ sỡ sau

+ Trong hệ thống pháp lý quốc tế như Tuyên ngén thé giới, các Côngtước quốc té đã ghi nhận về để cao quyển con người Quyển được xét xử bởimột Téa án độc lêp, khách quan trong tổ tung dân sự đã được ghỉ nhận taiĐiều 10 Tuyên ngôn thé giới về nhân quyển (UDHR) Theo đó, “Mọi người

déu binh đẳng về quyên được xét xử công bang va công khai bởi một Tòa an độc lap va khách quan dé xắc định các quyển va nghĩa vụ của ho ” Khoản 1

Điều 14 ICCPR (Công ước về các quyển dân su, chính tri 1966) nêu ra 03

thuộc tinh cân thiết của một cơ quan tư pháp, do la có thẩm quyền, độc lập,

không thiên vi và được lập ra trên cơ sở pháp luật: “Moi người đều có quyền.

được xét xử công bằng và công khai bởi một Tòa án có thẩm quyền, đốc lập, không thiên vị va được lập ra trên cơ sở pháp luật để sác định quyền và

nghĩa vụ của người đó trong các vụ việc phí hình sự”

+ Quyền được xét xử với một thời hạn hợp ly đã được Liên Hợp Quốc

khẳng định trong Các nguyên tắc cơ bản vẻ tính độc lập của Tòa án, Liên Hop Quốc Theo đó, * Công ước về các quyển dân sư và chính trị còn bao đầm

quyền được sét xử ngay ma không bi tì hoấn vô lý” Các quy định về quyền

tố tung nảy trong Công ước vẻ các quyền dân sự va chính trị đã được quan

Trang 27

tâm nghiên cửu vả triển khai thực hiện tại Châu Âu Các nhả tổ tụng học của Pháp nhận định rằng, Điêu 14 Khoản 3 Công ước quốc tế về các quyền dân sự: vả chính trị năm 1966 và Điều 6 Khoản 1 Công ước Châu Âu về nhân quyền đã nhắn mang đến quyển được xét xử trong một thời han hợp lý của đương sự"

+ Quyển con người đều đã được ghi nhân ở pháp luật của các quốc gia,

cu thể tại Việt Nam, Điểu 50 Hiển pháp năm 1992 đã quy định: “Ở nước

Công hòa zã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyển con người về chính trị, dân

sự, kinh tế, văn hóa vả xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân.

và được quy định trong Hiển pháp va luật" Như vậy, trên cơ sở quy định về

quyền con người của Hiển pháp năm 1992, pháp luật tổ tung dân sự đã cụ thể

hóa cơ chế bảo vệ quyền dân sự của con người bằng phương thức bảo vệ cácquyền dân sự bằng con đường Tòa án.

'Việc ghi nhận các quyền và nghĩa vụ tổ tung dân sự cia đương sự trong‘vu án dân sự đầu tiên phải dựa trên sự ghi nhân và bảo đảm quyển con ngườivề dân sự Một khi tranh chấp xây ra, các chủ thể của quan hệ pháp luật dân.

sự yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án và được Tòa án thụ lý thi các chủ thể nay

trở thành đương sự trong vụ án dân sự Khi đó ho không chỉ có các quyển và

nghia vụ về dan sự ma còn có thêm các quyên vả nghia vụ tổ tung dân sự để

bảo vệ các quyên dân sự hợp pháp của mình Biéu đó cho thay các quyền và

nghĩa vụ tổ tung dân sự của đương sự có mỗi liên hệ mật thiết với quyền va

nghĩa vụ dân su của đương su Hay nói cách khác, các quyền và nghĩa vụ dân.

sự của đương sự chính la nên tảng phát sinh các quyển va nghĩa vụ td tung dân sự của đương sự Dé đương sự có được các quyền vả nghĩa vụ tổ tụng dân.

sự thi họ phải chứng minh được minh là chủ thể của các quyền va lợi ích dân

`" Bùn Anh Tl (2018), “Qua được sốt bột một Tờ pip dẫn rc ip khích gun vớ một

‘ngitan iy uangher nh ch tre li die ae, Tp duLuithaesd 1 G25),2 49-61

Trang 28

sự đang có tranh

quyên khởi kiên hoặc các yêu câu khác để bat đầu vụ án dân sự nếu họ không, , vi phạm trong vu an dân sự Đương sự không thé có co quyển dân sự liên quan trừ trường hợp ho khởi kiện để bao vệ quyển và lợi ích hợp pháp cho chủ thể khác Bên cạnh đó là trách nhiệm của Téa án, của người tiền hanh tổ tụng trong việc dim bảo sự công bang, vô tư, khách quan trong việc giải quyết vụ án Vậy nên có thể thấy việc quy định về đương sw trong vụ án dân sự trong pháp luật tổ tụng dan sự phải được cụ thé hoa từ

quyền cơn người thông qua những quy định của pháp luật trong nước và quốc

tế, để từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự được thực hiện day đủ va

hiệu quả các quyển và ngiấa vu của mình trong vụ án dân sự

= Quên và ngiữa vụ của đương sự trong giải quyết vụ án dân sự được hủ nhân đáp tng yêu cầu trong các đường lỗi chính sách của Dang.

"Trong những văn ban trước đây Bô Chính trị đã nêu ra nhiều chiến lượcquan trọng trong việc sây dựng va hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cáchtừ pháp Như tai, Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trịvề chién lược xây dựng vả hoàn thiện hệ thông phép luật Việt Nam đền năm.2010, đỉnh hướng đến năm 2020 có nêu ra “Trong tâm là hoàn thiện pháp

uật vé tổ chute và hoạt động của toà án nhân dân, bảo đâm toà án xét wie độc lập, đúng pháp luật kip thời và nghiêm minh; phân đình thẩm quyén xét xứ của toà án sơ thẩm và toà án phúc thẩm phit hợp với nguyên tắc hai cấp xét xử: Hoàn thiền cơ chế quấn If toà án nhân dân địa phương theo hướng bảo cm tính độc lập giữa các cáp toà ân trong hoạt động xét wie" Cũng trong

Nghĩ quyết có nêu ra đường lỗi của Đăng trong vấn dé xây dựng và hoàn.thiện pháp luật về bao đâm quyển con người, quyển tự do, dân chủ của công

én trong lĩnh vực tổ tung nói riêng "đoàn thiên chế độ bão hộ cũa Nhà nước đồi với các quyén, lợi ích hop pháp của công dân, chế độ trách nhiệm của cơ quan nhà nước, nhất là toà án trong việc bảo vệ các quyền đó; xử If nghiêm

Trang 29

ninh mot hành vi xâm pham quy%

canh đó là việc bao dm sự thuận tiện cho nhân dân trong các thủ tuc tổ tung,

và giám sát hoạt đồng tu pháp “Cit cách manh mế các thủ tục tỔ tung ti pháp

và lợi ích hợp pháp của công dân ” bến

theo hướng dân chủ bình đẳng, công khai, minh bạch chất ché, nhweng thuận

tiện, bdo dam sự tham gia và giảm sát của nhân dân đối với hoạt động he Bhp.”

"Ngay sau đó, đến Nghị quyết 40-NQ/TW ngay 02/6/2005 của Bộ Chính.trì vẻ chiến lược cdi cách từ pháp đến năm 2020 cũng co đưa ra mục tiêu

“Kay dung nén tr pháp trong sạch, vitng manh, dân chủ, nghiêm minh bdo vệ công if, từng bước hiện đại phuc vụ nhân dân, phụng sự Tổ quốc Viet Nam

xã lội chủ ngiữa, hoạt động tư pháp me trong tâm là hoạt đông xét xứ được

tiến hành có hiệu quả và hiệu lực cao” Trong Nghị quyết cũng có nêu ra một số nhiệm vụ để hoàn thiện chính sách, pháp luật hình sự, pháp luật dân sự và thủ tục tư pháp trong đó “Tiếp tục hoàn thiện thủ tục tổ tung dan sue Nghiên cửa thực hiện và phát triển các loại hinh dich vụ từ phía nhà nước để tạo điều

ên cho các đương sw chủ động tìm thập chứng cứ cứng minh, bảo vệ quyên

và lợi ích hợp pháp cũa minh Đỗi mới thủ tuc hành chính trong các cơ quan tự pháp nhằm tao điều kện thuận lợi cho người dân tiếp cân công I> người din chỉ nộp đơn đến tòa ám, tòa án cô trách nhiệm nhân và tìm Ip đơn Kiuyén khich việc giãi quyết một số tranh chấp thông qua thương lương hoa

giải, trong tài tòa án hỗ tro bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó".

Két quả nghiên cửu cũng cho thấy Bao cáo chính tri của Ban chấp hành.

trung ương Dang khóa XII tại Đại hội đại biểu toản quốc lan thứ XIII của Đăng đã sác định nội dung cu thể đổi với lĩnh vực tư pháp dân sự Theo đó,

` Bộ chan, Bn cấp hành Tang Vong Ding công sin Vt Mea Wn 1 2005), Np dt sd 40

_NQ/DW cia Bộ chin ona 2457205 vẻ Chuẩn have so dong i hn điển 8 Đẳng phép it Tie Noe

rent 2010 nd ting rnin 2020

Bộ Chih tr, Ban chip bình Tang Vong Ding công sin Vt Nam kab Dể (2005), ee got s 49 —LMOVTW een 30 chin nis 216205 và Chaba cổ cach php a nd 2020

Trang 30

cẩn "Tiếp tục xây dưng nén tư pháp Việt Nam chuyên nghiệp, hiện đại, công,` phục vụ nhân dân Hoạt

động từ pháp có trong trách bảo vệ công ly, bảo vệ quyền con người con ‘bang, nghiêm minh, liêm chính, phụng su Tổ q

người, quyển công dân, bao vệ chế đô xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của

Nha nước, quyển và loi ích hop pháp, chỉnh đang của tỗ chức, cả nhân Nghiên cửu, ban hành Chiến lược hoàn thiên nha nước pháp quyên x hội chit

nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chiến

lược pháp luật và cãi cách tư pháp Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao chat lượng hiệu lực, hiệu quả hoạt động vả uy tin của Tòa án nhân dân, Viện kiểm.

sát nhân dân, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hành án và các cơ quan, tổ chức

tham gia vao quá trình tổ tung tư pháp; giải quyết kịp thời, đúng pháp luật các loại tranh chấp, khiểu kiện theo luật định ”

Dinh hướng nay đặt ra nhiệm vụ xây dựng các quy định vé quyển tổ

tung của đương sự để đáp ứng yêu câu về một nên tư pháp công bang, nghiêm.

minh, liêm chính, phục vụ nhân dân.

Báo cáo chính tri của Ban chấp hành trùng ương Đăng khóa XII tai Đại

tội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Dang đã khẳng định cân phải tiếp tục.

“Nghiên cứu, ban hảnh Chiến lược hoàn thiên nha nước pháp quyển sã hội

chủ nghĩa Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045, trong đó có Chién lược pháp luật va cải cách tư pháp Tiếp tục đổi mới tổ chức, nâng cao.

chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt đông va uy tin của Tòa án nhân dân, Viện.

kiểm sat nhân dan, Cơ quan điều tra, Cơ quan thi hảnh án va các cơ quan, tổ

chức tham gia vảo quả trình tô tung từ pháp, giải quyết kip thei, đúng phápTuật các loại tranh chấp, khiéu kiên theo luật đính, phòng ngửa va đâu tranh có

© 3m thảm hin Anh Tain G020, on tôn pip hắt pháp dân sỡ Vit Nama to th thin Nghịgyất Đạt Rội đt bận toện quéc lin D11 của Đăng, Dum hàn hi tảo do Bộ replat hức

Trang 31

hiệu quả với hoạt động của tội phạm vả vi pham pháp luật'!* Báo cáo đã đòi

hỏi phải ghí nhân va bão dam quyển, nghĩa vụ của đương sự phù hợp với

chiến lược cải cách từ pháp, cải cách tư pháp dân sự trong tỉnh hình đỗi mỗi, bảo dim quyển được giải quyết kip thời, đúng pháp luật tổ tung dân sự.

Co thể thay rằng trước đây trong các đường lối, chính sách của Đảng.

tất quan têm tới việc cải cách từ pháp, đảm bao quyển lợi va ngiĩa vụ của các

đương sự khi tham gia tổ tụng tại Tòa án Chính vi thé những đường 16i, chính sách này cần được ghỉ nhân, kế thừa va phát trién trung viếc hoàn thiên các quy định về đương sự trong vụ án dân sự, cu thể như trong Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính tị vẻ “tao điển hiện min lợi cho người dân tiếp cận công If” trong tô tung dân sự dé đáp ứng yêu câu về quyền được “giải quyết kịp thời, ding pháp luật các loại tranh chấp, khién kiện theo Iuật đinh".

= Các quy dinh về đương sự trong vụ dn dân sự được thiết lập trên cơ sở mỗi quan hệ gitta luật nội ding — tổ tung về năng iực cỉ thể

PGS.TS Trin Anh Tuần có quan điểm học thuật của các tổ tụng gia Phap về “Méi quan hệ giữa iuật nội cing và luật 16 ting” như sau “Khi nghiên cứu về mối liên hệ giữa nat nội ding và luật tố hing giáo sw NERICERO cho rằng “Mối liên hệ giữa tô quyền và quyền lợi (quyén chủ.

quan) là không thé phủ nhân: quyền lơi (quyển chủ quan) là đối tương của tố “quyền và học if phân loại các tổ quyền căn cứ vào đối tượng này: tổ quyền động sản có đối tương là một quyền lợi động sản, tổ quyền bắt động sản ia một quyền lơi bắt động sản, tô quyền đối nhân đìng cho một quyên lợi đốt

nhân, và quyễn lợi đối vật được sinh ra từ một hành vi pháp Is” Như vậy,

quyên lợi gẵn liền với quan hệ pháp luật dân su hôn nhân gia đình thương,

“Bio cáo chí cin Bea chấp hùh trưng wong Đồng hót Olt: Đạibội đi bẩn toàn quốc n tứ XT,em Vin liên Bạthộidụ bu toàn quốc Bn SSO, tp Tự 171-178

"Ben Chip hành meng wong Đăng hóa 20, 054,0 177-178

Trang 32

‘mat, lao động chính là đốt tương của quyền khối kiện và là cơ số của quyển

Trong Bộ luật dân sự năm 2015 và BLTTDS năm 2015 có quy đính vẻnăng lực chủ thể thống qua năng lực pháp luật va năng lực hành vi dân sự củacá nhân như sau:

Điều 16 Bộ luật dân sư năm 2015 quy định vẻ năng lực pháp luật dân.sử của cả nhân như sau:

“1 Măng lực pháp luật dân sự cũa cá nhân là kha năng cũa cá nhân cô“uyên dân sieve nghĩa vu dân sie

2 Mới cá nhân đều cô năng lực pháp luật dân sự nhưc ahaa

3 Năng lục pháp luật đân sự của cá nhân cô từ Rat người đô sinh ra và

chẩm chet ki người đó chết”

Điều 19 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định vẻ năng lực ảnh vi dân sự

của cá nhân như sau: “Nang lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của

cá nhân bằng hành vi cha mình xác lập, tec hiên quyền, nghĩa vụ dân sue Điều 69 BLTTDS năm 2015 quy định vẻ năng lực pháp luật tổ tụng dân.

sử và năng lực hành vi tổ tụng dân sự của đương sự như sau:

“1 Năng lục pháp luật tổ tung dan sự là kha năng có các quyên, nghĩa vụ trong tổ tuig dan sự do pháp luật quy dink Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tổ tung dân sự như nha trong việc yêu cẩu Téa ám bảo vệ quyén và lợi ich hop pháp của mình:

2 Măng lực hành vi tổ tung dân sự là khả năng tee mình thực hiện quyền, ngiữa vụ tổ ting dân sự hoặc ty quyền cho người đại điện tham gia tổ

hung đân sue

"rin Anh Tuẫn (2005), pin Đời at và rc ade nd cca Đơn gia tổ ng, Tap ci Ton ini

dân số 23a 1, ng 12

Trang 33

Co thé thay rằng một cá nhân khi có đẩy đủ năng lực pháp luật vả năng.

lực hảnh vi dân sự theo quy định của Bộ luật dan sự năm 2015 thì khi đó sẽ có

đủ điều kiên để tham gia một cách hợp pháp vào các quan hệ như dân sự, hôn.

nhân gia đình, kinh doanh thương mai, lao đông, va khi tham gia vào những

loại quan hệ này, các chủ thể bi xêm pham đến quyển va lợi ích hợp pháp thì chủ thé nay sẽ được trao cho các quyển tó tung và sử dụng quyển tổ tung

đười tư cách đương sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong vụ

án dân sự trước Tòa án Như vay, giữa năng lực chủ thể trong luật nội dung là cơ sử của năng lực chủ thể trong luật tô tung Tùy thuộc vào tinh chất, mức độ của việc vi phạm quyên va lợi ích, tùy theo thời điểm tổ tụng mà các chủ thể đó được pháp luật cho phép thực hiện các quyền td tụng tương ứng dé bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mảnh

- Vide ghi nhận quyễn và ngiữa vụ của đương sự trong vu ám dân sue

phải dua trên cơ sở mỗi quan hề quyền và nghĩa vụ về dân sue

Dé các đương sự có thé thực hiện các quyền, nghĩa vụ khi tham gia một vụ án dân sự thì trước hết đương sư phải chứng minh được ho lả chủ thể của các quyển, lợi ích về dân sự đang có tranh chap hoặc vi phạm hoặc can được

xác định trong vu án dân sự Cac chủ thể sẽ không có quyển khối kiến hoặc

yên cầu để lam khởi đông thủ tục của một vụ án dân sw khi họ không có quyền lợi là cơ sở để thực hiên quyên nảy, trừ trường hợp họ khỏi kiên, yêu câu để bảo vệ quyền va lợi ich cho các chủ thể khác.

Bên cạnh đó các quyền thé hiện quyên tự định đoạt của đương sự trong.

vụ án dân sự được xây dựng trên cơ sở của các quyển định đoạt của các chit

thể trong quan hệ pháp luật dn sự, hôn nhân va gia đính, kinh doanh thương mại, lao động Có thể thay các chủ thể trong quan hệ dan sự vừa nêu ra nảy độc lập với nhau về tổ chức va tai sản, bình đẳng với nhau trong việc hưởng, quyền và binh đẳng trong việc thực hiện nghĩa vụ cũng như trách nhiệm dân

Trang 34

sự trong quan hệ mã minh tham gia Chính vi thể nên các chủ thể nảy có toanquyền tw định đoạt về việc lựa chọn quan hệ minh tham gia hay lựa chon chữ

thể tham gia quan hệ với mình, và khi có tranh chấp xảy ra thì các chủ thể đó cũng có quyển quyết định việc có hay không yêu cầu cơ quan có thẩm quyển giải quyết tranh chấp, vi phạm đó bằng việc khối kiện vụ an dân su, đưa ra

yêuàu phân tổ, rút đơn khối kiện,

Hon nữa, các chủ thể trong quan hệ dân sự độc lập với nhau vẻ td chức, tải sản, bình đẳng với nhau vẻ địa vị pháp lý, nên sẽ binh đẳng trong việc hưởng quyển va bình đẳng trong việc thực hiên nghĩa vụ, cũng như chiu trách nhiệm dân sự trong các quan hệ dân su ma minh tham gia Vì thế, việc ghi

nhận quyền và ngiãa vu của đương sựtrong vu án dân sự cũng phải trên cơ sở

bão dim các đương sự bình đẳng với nhau về quyển và nghĩa vụ Sự bình đẳng về quyền vả nghĩa vụ tổ tung của các đương sự trong vụ án dan sự

không đồng ngiãa với việc các đương sự đều có những quyển, ngiữa vụ giống

nhau ma được hiểu là ngoài những quyền, nghia vụ giống nhau của đương sự thi mỗi đương sự ỡ những vị tr khác nhau lại có những quyển, ngiãa vụ khác

nhau.

Trang 35

KET LUẬN CHUONG 1

(Qua phân tích ở trên có thé thay rằng đương sự là chủ thé có vai trò đặc

biệt quan trong trong vu án dân sự bởi ho lá nguyên nhân va mục đích của quátrình tổ tụng, Việc Téa án gidi quyết vu án dân sự thực chất là việc giải quyết

các quan hệ pháp luật nội dung giữa các đương su, sác định quyền và nghĩa

vụ trên cơ sở bao vệ quyển và lợi ich hợp pháp của các đương sự là các bên

trong quan hệ pháp luật nội dung Nêu không có đương sự thì không thé có chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung và quan hệ pháp luật tổ tụng

Trên cơ sỡ nghiên cửu có hệ thống các khái niệm liên quan, luận văn đã

đưa ra được cách hiểu day đủ vả hoàn chỉnh về khái niệm nguyên đơn, bi don

và người có quyển lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ an dân sự Chương 1 củaluận văn cũng đã đi séu vào việc luận giải va phân tích về cơ sở của việc xâydựng các quy định về đương sự trong vụ án dân sự xuất phát từ đương lốichính sách của Đăng, quyển con người, mỗi quan hệ giữa luật néi dung và tổtụng về năng lực chủ thé và mối quan hệ giữa quyên và ngiĩa vụ dén sự Kết

quả nghiên cửu lý luân vẻ đương sự trong vụ án dân sự la cơ sở lý luận để phan tích, đánh giá các quy định của pháp luật tố tung dân sự Việt Nam hiện.

hành về đương sự trong vu án dân sự (Chương 2), đồng thời la cơ sở quantrọng để luôn văn đưa ra những dé sat, kién nghị sau khi đã tổng kết về thực

tiến thực hiện các quy định vé đương sự trong vu án dân sự (Chương 3)

Trang 36

Chương 2: THỰC TRẠNG CÁC QUY ĐỊNH CUA PHÁP LUẬT TO TUNG DAN SỰ VIỆT NAM HIEN HANH VE ĐƯƠNG SỰ TRONG VU

ÁN DÂN SỰ.

2.1 Quy định về năng lực chủ thé của đương sự trong vụ án dân sự

'Năng lực pháp luật tổ tung dan sự và năng lực hành wi tổ tung dân sư là

hai yêu tô cầu thành năng lực chủ thể của quan hệ pháp luật tổ tung dân sw La một loại chủ thể của quan hệ pháp luật tổ tụng dân sự nên để tham gia vao

quan hé pháp luật tổ tụng dân sự thì thông thường đương sự phải có năng lựcpháp luật tổ tung dân sự và năng lực hành vi tổ tung dan sự.

3.1.1 Năng lực pháp luật tô tụng dan sự.

"Năng lực pháp luật tổ tung dân sự của đương sw là khả năng pháp luậtquy định cho các cá nhân, tổ chức có các quyển và nghĩa vụ té tung dan sự

Năng lực pháp luật tổ tụng dân sự được coi là điều kiện đâu tiến (điều kiện cần) để một chủ thé tham gia vào quá trình giải quyết vu án dân sự Một chủ thể chỉ có quyển tham gia vào vu án dân sự khi được pháp luật thừa nhân có

năng lực pháp luất tổ tụng dân sư Năng lực pháp luật tổ tung dân sự có mỗiquan hệ mật thiết với năng lực pháp luật dân sự, năng lực pháp luật tổ tung

dân sự của đương sự là biểu hiện quyền năng của các chủ thé quan hệ pháp.

luật dan sự trong việc bao vệ các quyên, lợi ích hợp pháp của minh trước Tòaán Nội dung của năng lực pháp luật tô tung dân sự của đương sự bao gồm toàn.bộ các quyên và nghĩa vụ tổ tụng dân sự ma đương sư có được theo quy định

của pháp luật tổ tung dân su.”

Do năng lực pháp luật dân sự của cá nhân thường xuất hiện khi cả nhân

sinh ra và mắt di khi chết, năng lực pháp luật dân sự của tổ chức xuất hiện khi tổ chức được thảnh lập va mất đi khi chấm đứt hoạt động Vì vậy, năng lực

Xem thêm Ngyẫn Công Binh chỉ bền 2019), Gio inh Lute TẾ nog đất sự Việt Man, No Công

ann din, HT

Trang 37

pháp luật tô tụng dân sự của cá nhân xuất hiện khi cả nhân sinh ra vả mắt đi

khi ca nhân chết, năng lực pháp luật tô tụng dân sự của t chức xuất hiện khi tỗ chức được thành lập và mat đi khi tổ chức chấm đứt hoạt động,

Để bảo đâm việc giải quyết đúng đắn các vụ an dân su, pháp luật quy định moi cá nhân, tổ chức có năng lực pháp luật tổ tung dân sự như nhau, có

quyển và ngiĩa vụ ngang nhau trong việc yên câu Tòa an bảo về quyển va lợi íchhợp pháp cia mình (Khoản 1 Điểu 69 BLTTDS năm 2015), Việc pháp luậthi nhân năng lực pháp luật tô tụng dân sự là nhằm bao dim cho đương sự có

điểu kiện tốt nhất, thuận lợi nhất để tham gia tô tụng nhằm bảo vệ các quyền.

và lợi ich hợp pháp vé nội dung của mình.

2.1.2 Năng lực hành vi tô tung dâu sự.

"Nếu năng lực pháp luật tô tung dân sự là điều kiên cẩn thi năng lực hành.

vi tổ tụng dân sự là điều kiện đủ để một chủ thé tự mình tham gia vao quan hệ

pháp luật tổ tụng dân sự Khác với năng lực pháp luật tổ tung dân sự, năng lực

hành vi tổ tung dân sự của đương sự là yêu tổ biển động nhất của năng lực chủ thé Tuy vây, năng lực hanh vi tổ tung dân s cũng có mỗi quan hệ mật thiết

với năng lực hảnh vi dân sự như năng lực pháp luật tổ tung đân sự Thông

thường một chủ thể chỉ được zác định La có năng lực hành vi tổ tung dân sự niễu chủ thé đó có năng lực hanh vi dan sự.

"Năng lực hảnh vi tô tung dân sự của đương sự lả cả nhân được xác định.

'bởi khả năng nhận thức va điều khiển hanh vi của họ vả bởi tính chất, yêu cầu

của việc tham gia quan hệ pháp luật tổ tụng dân sw Trên thực tế, quá trình giãiquyết vụ việc dân sự và thí hanh án dan sự rat phức tap Muôn bão vệ đượcquyển, lợi ich hop pháp của mình được sự không những phải có khả năngnhận thức và lâm chủ được hanh vi của mình như việc tham gia vao các quan

‘hé pháp luật khác ma còn phải có sự hiểu biết sâu sắc vẻ pháp luật, trong đó.

có cả pháp luật tổ tung dân sự Ngoài ra, việc bao về quyền và lợi ích hợp

Trang 38

pháp của đương sư sẽ tốt hơn nêu họ có những kinh nghiệm tham gia tổ tungnhất định Do vậy, thông thường cá nhân chỉ được coi là có năng lực hành vi

tổ tung dân sự khi từ đủ I8 tuổi trở lên, không bị mat năng lực hành vi dân su, Đôi với những người chưa đủ 18 tuổi, bị mat năng lực hành vi dân sự thì

không có năng lực hành vi tô tung dân sự Việc bao vệ quyền, lợi ích hợppháp của các đương sự nảy trước Tòa án phải do người đại diện hợp pháp cũa

họ thực hiện."

Hiện nay, năng lực hảnh vi tổ tung dân sự được quy định tại khoản 2

Điều 60BLTTDS năm 2015 : "Năng luc hành vi tổ tung dân sự là khả năng

cho người

đại điện tham gia té tung dan sự” Điễu luật này về cơ ban đã thể hiện được khá đây đủ các nôi dung cơ bản của năng lực bảnh vì t tụng dân sự Tuy rằng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ tổ tụng dân sự hoặc ty quy

năng lực hành vi dân sự là cơ sỡ của năng lực hanh vi tô tung dan sư nhưngnăng lực hành vi tổ tung dn sự có sw độc lập tương đổi vì quan hệ pháp luật tổtang dân sự và quan hệ pháp luật dân sự là các quan hệ pháp luật khác nhau, cónội dung và yêu cầu khác nhau Như theo quy định trên gân như đồng nhấtphạm trù năng lực hành vi tổ tung dân sự với phạm tri năng lực hành vi dân sự,

lây điển kiện tham gia vao các quan hệ pháp luật dân sự lam điều kiện tham.

gia vào quan hệ pháp luật tổ tung dân sự là chưa hop ly Nên chăng cân sửaquy dinh tại khoản 2 Biéu 69 BLTTDS năm 2015 theo hướng một người chỉ

được coi là có năng lực hành vi tổ tung dân sư khi từ đũ 18 tuổi trở lên, không

bi mắt năng lực hành vi dân sự.

2.2 Quy định về tr cách đương sự trong vụ án dân sự

2.2.1 Tí cách nguyên don trong vụ ân dan sieKhodn 2 Điều 68 BLTTDS năm 2015 quy định:

`° xem thêm NgyỄn Công Bàn dt bền (2019), Giáo mùi Lute TẾ nog đết sự Fife Mau, Nh Công

ania din, 11

Trang 39

“Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khối kiện, người được cơ

tức, cá nhân Khác do Bồ luật này quy ãmh khỏi kiên đã yên cầu Tòa vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người

46 bi xâm phạm

Cơ quan, 18 chức do Bộ luật này quay đmh khối kiện vụ án dân sự đỗ

‘you cầu Tòa án bão vệ lợi ich công công, lợi ich của Nhà nước túc lĩnh vựcmình phụ trách cfing là nguyễn don

Co thể nhận ra rằng nguyên đơn có vai trò quan trọng trong vu án dân.

sur so với các đương sự khác Tuy vay, theo quy định trên thì mới chỉ quy đính.

nguyên tắc chung để xác định nguyên đơn thông qua việc nguyên đơn khởi

kiên vụ án dân sử vì cho rằng quyển, lợi ích hợp pháp bi xâm phạm hay tranh.

chấp Trong vụ án dân sự để trở thanh nguyên don thì các cá nhân, cơ quan, tổ

chức cân đáp ứng những yêu cầu sau:

~ Các chủ thể nay cho rằng quyển và lợi ích hợp pháp của mình bị xêm

hai Điều nay cho thấy việc nguyên đơn tham gia tổ tung mang tinh chủ động,

khi nhên thấy quyển lợi của ban thân bị sâm hai chủ thể tự mảnh yêu cầu cơ

quan chức năng bao vê quyển lợi cho mình Điều nay trái ngược hoàn toàn vớitính bị động của bi đơn khi tham gia tổ tung, Việc yêu cầu bảo vệ quyển lợi bịxâm hại xuất phát từ ý chí chủ quan của nguyên đơn Vi việc zác định quyền lợi

của chủ thể có bị xâm hai hay không phai được khẳng định trong các bản an,

quyết định của Tòa án có hiệu lực Khi bản án, quyết định của Tòa án chưa có

‘hiéu lực pháp luật khẳng định vé van dé đó, thì quyền va lợi ích hợp pháp của

nguyên đơn mới chỉ đừng lại ở việc giả thiết bi xâm phạm Vẻ nguyên tắc,

quyển lợi chỉ có thé bị xâmphạm khi các chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật dân sự mả nguyên đơn là mốt bên chủ thể

- Tự mảnh khối kiện vụ án dân sự phải có năng lực pháp luật và năng

Tực hanh vi tổ tung dan sự.

Trang 40

Để tu minh tham gia vào quan hệ pháp luật tổ tụng dén sự thì nguyên đơn phải có năng lực pháp luật va năng lực hảnh vi tổ tung dan sự Vi ngoài.

việc có khả năng pháp luật quy định thi nguyên đơn côn phải tự mình thựchiện quyển và nghĩa vụ tô tụng dân sự hoặc ủy quyền cho người đại diện tham.

gia tô tụng lúc đó họ tré thành người đại điện theo ủy quyển của nguyên đơn - Các chủ thể trở thành nguyên đơn khi yêu cầu Tòa án bảo vệ quyển va

lợi ích hop pháp của mình hoặc loi ich công công, lợi ích thuộc lĩnh vực mình.

phụ trách Đối với chủ thé là cá nhân có năng lực hành vi tổ tung dân sự đây đủ hoặc cơ quan, tổ chức thông qua người đại điện hợp pháp khởi kiện vụ án dân sự được Tòa án thụ lý thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức đó trở thành nguyên đơn Trường hợp cá nhân không có năng lực hảnh vi tổ tung dan sự đây đủ mà có người dai điện hop pháp thì người được bão vệ quyền lợi cũng

được sác định là nguyên đơn.

- Để khởi kiện và được xác định tư cách lả nguyên đơn thì chủ thể phải

có đơn khối kiện va va gửi đơn khỏi kiện tới Tòa án Đơn khối kiến phải đẩyđũ nội dung được quy đính tại khoăn 4 Điều 189BLTTDS năm 2015

Trong trường hop cả hai bên chủ thể của một quan hệ pháp luật nội dung trong tranh chấp ma cùng khối kiện để yêu câu Téa án giãi quyết quan

hệ nội dung tranh chấp đó thì Toa án thụ lý đơn khỏi kiện của bên nao trướcthi bên đó được xác định là nguyên đơn.

Ngoài nguyên đơn là người có đơn khởi kiên, yêu cầu Tòa án bảo vềquyển lợi của cá nhân, loi ích công công thỉ bi don và người có quyển lợi,nghĩa vụ liên quan cũng tré thánh nguyên đơn trong trường hop

+ Trưởng hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khỏi kiên, nhưng bị đơn

‘van giữ nguyên yêu cầu phản tổ của minh thi bị đơn trở thành nguyên đơn.

+ Trong trường hop nguyên đơn rút toàn bộ yêu câu khỏi kiện nhưng

người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập van giữ nguyên yêu

Ngày đăng: 30/03/2024, 16:44

w